Contents
ĐỀ TÀI 1:..............................................................................................................................................1
I.
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
II.
NỘI DUNG...........................................................................................................................1
1.
Định nghĩa cơ bản về Hiến pháp và Sửa đổi bổ sung hiến pháp..........................................1
2.
Tổ chức chính quyền địa phương phương tây và bài học cho Việt Nam.............................2
3. Mơ hình bảo hiến của các nước châu Âu và gợi ý thành lập Toàn án Hiến pháp cho Việt
Nam................................................................................................................................................3
III.
KẾT LUẬN...........................................................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................5
ĐỀ TÀI 2 :.............................................................................................................................................6
I.
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................6
II.
NỘI DUNG...........................................................................................................................6
1.
Khái niệm về “chế định nguyên thủ quốc gia”.....................................................................6
2.
Chế định tổng thống mỹ........................................................................................................7
3.
Chế định tổng thống Pháp ....................................................................................................8
4 . Một số điểm khác nhau trong các chế định..........................................................................9
5. Thực tiễn hiện nay khi các chế định Tổng thống được áp dụng ở các nước............................9
III.
KẾT LUẬN.........................................................................................................................10
ĐỀ TÀI 1:
I.
MỞ ĐẦU
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, có tính pháp lí cao nhất, là hệ
thống các quy tắc gốc, cơ bản và quan trọng nhất giúp kiểm soát quyền lực Nhà
nước, bảo vệ quyền con người. Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế
chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt
các quyền lợi của người dân. Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia.
Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các
chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế. Hiến pháp là cơng cụ pháp lí đầu tiên và
quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Người dân được tự do thực
hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó,
sự phát triển chóng mặt của con người, kinh tế, xã hội,.. đã mang đến nhiều vấn đề,
nhiều cách hiểu, góc nhìn mới về ngữ cảnh nói riêng và luật pháp nói chung, cụ thể
ở đây là Hiến pháp, việc thay đổi, cập nhật Hiến pháp khơng cịn là q xa lạ khi
Việt Nam kể từ 1946 đã tu chính Hiến pháp 5 lần, việc học tập kinh nghiệm Hiến
pháp các nước khác để áp dụng vào nước ta là một điều hết sức cần thiết. Sau đây là
một số đánh giá khách quan của tôi về việc học tập các quan điểm Hiến pháp của
các nước bạn.
II.
NỘI DUNG
1. Định nghĩa cơ bản về Hiến pháp và Sửa đổi bổ sung hiến pháp
“Cùng với sự phát triển của dân chủ và xu hướng tăng cường sự can thiệp của nhà
nước vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đối tượng điều chỉnh của
Hiến Pháp ngày càng được mở rộng sang các lĩnh vực khác như quyền nghĩa vụ của
con người và của công dân. Khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời, Hiến
pháp của các nước đó đã mở rộng phạm vi điều chỉnh sang lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, giáo dục, an ninh quốc phịng. Với sự ảnh hưởng của hiến pháp xã hội chủ
nghĩa các nước khác cũng mở rộng phạm vi điều chỉnh của hiến pháp nước mình
sang các lĩnh vực khác. Tóm lại, Hiến pháp là hệ thống quy phạm pháp luật có hiệu
lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh những mối quan hệ cơ bản giữa con người, xã hội
với Nhà nước, cũng như điều chỉnh tổ chức và hoạt động của chính nhà nước”
“Hiến pháp và lịch sử phát triển của Hiến pháp là những phạm trù pháp lý - chính
trị - xã hội gắn với một giai đoạn phát triển mới của loài người, giai đoạn chuyển từ
nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất công nghiệp. Sự ra đời của Hiến pháp
khẳng định thắng lợi của giai cấp tư sản đồng thời đánh dấu sự rút lui khỏi vũ đài
chính trị của giai cấp phong kiến. Cho đến ngày nay hầu hết các nước trong số hơn
200 nước trên thế giới đều có Hiến pháp. Tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận, mỗi
nước có những định nghĩa khác nhau về Hiến pháp.”
Vì những định nghĩa khác nhau ấy, khác biệt giữa những tư tưởng, quan điểm của
các nước là khơng thể tránh khỏi.
2.
Tổ chức chính quyền địa phương phương tây và bài học cho Việt Nam
Về tổ chức chính quyền địa phương, ở nước Anh, đặc điểm rõ rệt của mơ hình chính
quyền địa phương là trung ương không phải là cơ quan quản lý cấp trên đối với địa
phương, khơng điều khiển địa phương. Các cấp chính quyền địa phương được độc
lập, không trực thuộc lẫn nhau. Trong phạm vi quyền hạn của mình, các chính
quyền đều có quyền tổ chức hoạt động chỉ phụ thuộc vào pháp luật mà không phụ
thuộc vào bất cứ một sự chỉ đạo nào của cấp trên. Trong trường hợp có mâu thuẫn,
tranh chấp hoặc có hiện tượng vi phạm pháp luật sẽ chịu sự phân giải của tồ án.
Cịn ở Mỹ, mơ hình hành chính địa phương của nước Mỹ áp dụng nguyên tắc phân
quyền một cách đậm đặc nhất. Địa phương ở Mỹ được tồn quyền giải quyết các
cơng việc của mình mà khơng cần thiết có sự bảo trợ từ trung ương. Sự phục tùng
trung ương, cũng như việc giám sát trung ương đối với địa phương chủ yếu bằng
pháp luật và thông qua hoạt động xét xử của tòa án, việc phân quyền tuyệt đối được
thể hiện trước hết bằng việc các địa phương thoải mái trong việc lựa chọn các mơ
hình tổ chức và hoạt động của mình.
Việc phân quyền rạch rịi giữa trung ương và địa phương trong mơ hình tổ chức
chính quyền địa phương ở các nước tư sản điển hình là biểu hiện rõ nét nhất của
nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. Chính quyền địa phương có sự độc lập
rất lớn với chính quyền trung ương tạo điều kiện cho địa phương có sự tự chủ, năng
động, sáng tạo trong việc hoạch định chính sách phát triển, phát huy hết vai trò của
địa phương.
Còn cơ quan chính quyền địa phương Việt Nam được tổ chức theo mơ hình 3 cấp
tỉnh - huyện - xã. Ưu điểm lớn nhất của mơ hình này là khơng bỏ lọt vấn đề cần
quản lý, việc tổ chức hội đồng nhân dân ở 3 cấp để đảm bảo cho sự đại diện quản lý
nhân dân ở ba cấp và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên các hạn chế
vẫn tồn tại như việc tổ chức chính quyền ba cấp dẫn đến sự trùng lặp trong quản lý
xã hội như cùng một vấn đề mà cả ba cấp chính quyền đều phải đưa ra giải pháp để
giải quyết. Việc tổ chức và hoạt động các cấp chính quyền không tạo điều kiện cho
sự chủ động sáng tạo của chính quyền cấp dưới, quan trọng hóa về việc cấp dưới
phải xin ý kiến chỉ đạo hoặc xây dựng của cấp trên. Tơi nghĩ việc tạo điều kiện cho
chính quyền địa phương cấp dưới được độc lập, không dựa dẫm vào chính quyền
cấp trên, địa phương hiểu rõ chính mình để gia tăng năng suất thi đua giữa các địa
phương nói riêng, thúc đẩy nền kinh tế nói chung, tùy vào vị trí địa lý, khu vực,
kinh tế từng địa phương mà phát triển theo cách riêng là hoàn toàn cần thiết. Tuy
nhiên cần phải đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, tự chủ nhưng phải trong
khuôn khổ nhất định để chắc chắn tính xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương,
đảm bảo ổn định chính trị, xã hội và tình hình phát triển chung của đất nước.
3.
Mơ hình bảo hiến của các nước châu Âu và gợi ý thành lập Toàn án Hiến pháp
cho Việt Nam
Về mơ hình bảo hiến, các nước châu Âu như Áo, Ý, Pháp,.. khơng trao cho Tịa án
tư pháp thẩm quyền giám sát Hiến pháp mà thành lập cơ quan chuyên trách để thực
hiện chức năng này, được gọi là Tòa án Hiến pháp, Hội đồng bảo hiến ( mơ hình
bảo hiến tập trung ) . Các cơ quan này không phải là cơ quan tư pháp mà là một
thiết chế đặc biệt, tồn tại tương đối độc lập với các cơ quan nhà nước. Mơ hình này
hoạt động chủ yếu thông qua cơ quan bảo hiến chuyên trách như: Hội đồng bảo
hiến, Tòa án Hiến pháp…và các cơ quan này có vị trí độc lập với các cơ quan lập
pháp, hành pháp, tư pháp, linh hoạt giữa giám sát cụ thể và giám sát trừu tượng,
giám sát trước và giám sát sau. Thẩm quyền giám sát Hiến pháp được thực hiện
theo một thủ tục đặc biệt, khác với thủ tục giải quyết các vụ việc thông thường
khác. Phán quyết của cơ quan bảo hiến là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối
với các chủ thể khi một quy phạm, một chế định hoặc một văn bản nào đó bị tun
là vi hiến.
Mơ hình bảo hiến ở nước ta là mơ hình bảo hiến phi tập trung nhưng khơng hề
giống mơ hình bảo hiến phi tập trung của bất kì quốc gia nào trên thế giới. Mọi
hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý. “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác
của nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp” ( Điều 119
Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013). Tuy nhiên với cơ chế
bảo hiến như hiện nay, trong đó cơ quan lập hiến đồng thời là cơ quan bảo hiến là
thiếu hợp lý và không hiệu quả vì cơ chế này khơng qn triệt được quan điểm của
Đảng là “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong các hoạt
động lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Chỉ có Tịa án, cơ quan thực hiện quyền tư
pháp mới có quyền phán quyết. Việc Quốc hội vừa là cơ quan lập hiến, vừa là cơ
quan giải thích Hiến pháp, vừa là cơ quan bảo hiến sẽ khiến xảy ra tình trạng tự
giám sát chính mình.
Với ý kiến thành lập Tịa án Hiến pháp độc lập, không phụ thuộc vào Quốc hội,
thực hiện quyền bảo hiến tất cả hoạt động của các cơ quan nhà nước, kể cả Quốc
hội là đáng học tập từ hiến pháp châu âu. Việc thành lập Tòa án Hiến Pháp là mơ
hình phổ biến ở các nhà nước pháp quyền trên thế giới. Tính độc lập của cơ quan
bảo vệ Hiến pháp được đảm bảo bởi tính cân bằng trong quan hệ quyền lực giữa các
cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Mô hình Tịa
án Hiến pháp tồn tại trong các chính thể nghị viện, ghi nhận luật thành văn ở Châu
âu lục địa, nó có nhiều điểm tương đồng với hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì vậy
Việt Nam phù hợp với việc hình thành một Tịa án Hiến pháp. Nếu Tịa án Hiến
pháp được thành lập thì thẩm quyền Tịa án Hiến pháp sẽ là: xem xét tính hợp hiến
của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, các văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch
nước, Chính phủ, Thủ tướng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao…; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền hiến định giữa các cơ quan nhà
nước ở trung ương, giữa chính quyền trung ương với địa phương; giải thích Hiến
pháp; thẩm quyền liên quan đến việc bảo vệ các quyền hiến định của công dân; …
Ở nước ta, việc giám sát và phán quyết vi phạm Hiến pháp không được giao cho
một cơ quan chuyên trách nào. Yêu cầu bảo hiến đã trở thành một yêu cầu cần thiết
trong đời sống chính trị và pháp lý của chúng ta. Vì vậy, q trình xây dựng mơ
hình bảo hiến phải có cách nhìn đổi mới về nhận thức, đặt trong mối quan hệ trên cơ
sở vận dụng sáng tạo mơ hình các nước trên thế giới, cụ thể ở đây là mơ hình bảo
hiến của các nước châu Âu, phù hợp với xu thế thời đại và nhu cầu thực tiễn đặt ra.
Có như vậy mới đem lại cơ chế bảo hiến mới, có hiệu quả, góp phần xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
III.
KẾT LUẬN
Song song với sự phát triển của xã hội, việc đảm bảo các quyền tự do và
nhân quyền cơ bản là điều không thể bỏ qua, bản Hiến pháp phải liên tục đáp ứng
được các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Việt Nam với tư cách là một quốc gia thành
viên của các điều ước quốc tế về nhân quyền. Học tập kinh nghiệm từ Hiến pháp
nước ngoài là điều mà quốc gia nào muốn đạt được thịnh vượng đều phải tiếp nhận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật hiến pháp nước ngồi - PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng
2. Trần Văn Độ – Tạp chí Khoa học pháp lý số 03(115)/2018 – 2018
3. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013
ĐỀ TÀI 2 :
I.
MỞ ĐẦU
Khơng quốc gia nào có thể phát triển nhanh, ổn định và bền vững nếu quyền lực
nhà nước khơng được kiểm sốt và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Trên
thực tế, tình trạng lạm quyền, tha hóa quyền lực vẫn ln tiềm ẩn và thường xuyên
xảy ra. Một số cá nhân, thậm chí bao gồm cả các cơ quan nhà nước thực hiện quyền
lực nhà nước nhưng lại lợi dụng quyền lực được giao vào mục đích cá nhân hoặc lợi
ích cục bộ. Mỗi quốc gia đều có những đặc trưng riêng trong việc tổ chức kiểm soát
quyền lực này tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm của quốc gia đó. Bài luận này sẽ
đề cập đến chế định của Tổng thống Mỹ và Tổng thống Pháp trên phương diện pháp
luật và thực trạng hiện nay của hai nước.
II.
NỘI DUNG
1. Khái niệm về “chế định nguyên thủ quốc gia”
“Nguyên thủ quốc gia” là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho đất nước về đối
nội và đối ngoại. Các quốc gia trên thế giới đều có ngun thủ của mình. Tuy nhiên,
tùy theo biến đổi của lịch sử, tùy vào hình thức chính thể, chế độ chính trị của mỗi
nước ở từng thời kỳ mà chế định nguyên thủ quốc gia có cách gọi, danh xưng, địa vị
pháp lý, thẩm quyền khác nhau, như Vua, Hoàng đế, Quốc trưởng, Tổng thống, Chủ
tịch...Nhiều nguyên thủ quốc gia có quyền lực tuyệt đối (trong nhà nước quân chủ
chuyên chế, hay trong chế độ độc tài), có những nguyên thủ chủ yếu nắm quyền
hành pháp (Cộng hòa tổng thống và Cộng hịa hỗn hợp), song cũng có những
nguyên thủ chỉ giữ vai trò đại diện quốc gia và mang tính biểu tượng quyền lực nhà
nước.
“Chế định” là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để
điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc
nhiều ngành luật. Chế định có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Nghĩa
chung và rộng là các yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội, nghĩa hẹp
là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý.
Như vậy có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về “Chế định nguyên thủ quốc
gia” là: Tập hợp nhóm quy phạm pháp luật quy định về người đứng đầu nhà nước.
Tùy theo hình thức nhà nước khác nhau mà chế định nguyên thủ quốc gia quy định
về nguyên thủ quốc gia có tên gọi, vị trí, vai trị, trách nhiệm khác nhau. Khái niệm
này chứa đựng rất nhiều nội dung khá rộng liên quan đến cách thức tổ chức nguyên
thủ quốc gia trong bộ máy nhà nước; vai trị, vị trí, chức năng; trình tự hình thành;
mối quan hệ của nguyên thủ quốc gia trong hệ thống chính trị; cách thức thực thi
quyền lực nhà nước của nguyên thủ quốc gia. Và vì nguyên thủ của Mỹ và Pháp là
tổng thống nên nội dung sau sẽ đề cập đến 2 chế định tổng thống của Mỹ và Pháp.
2. Chế định tổng thống mỹ
Với chính thể Cộng hịa tổng thống tại Mỹ, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống.
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và nắm toàn bộ quyền quản lý, điều hành quốc
gia, là người đứng đầu nhà nước và cũng là người đứng đầu cơ quan hành pháp.
Đối với quyền hành pháp: Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người
đứng đầu hành pháp. Tổng thống là người duy nhất quản lý đất nước và không phải
chia sẻ với bất cứ cơ quan nào hay cá nhân nào. Với vị trí là người đứng đầu hành
pháp, Tổng thống có tồn quyền trong việc thi hành các chính sách, luật pháp được
Quốc hội thơng qua trên phạm vi tồn quốc. Tổng thống có quyền bổ nhiệm các
quan chức cao cấp của việc hành pháp và lãnh đạo hoạt động hành pháp. Tổng
thống điều hòa sự phối hợp hoạt động của tất cả các bộ và các cơ quan này nhằm
tạo ra sự nhất quán trong việc hoạch định và thực thi chính sách. Tổng thống Mỹ
cũng là tổng tư lệnh quân đội, đồng thời là nhà ngoại giao hàng đầu của quốc gia.
Đối với quyền lập pháp: Về nguyên tắc, hành pháp khơng có quyền lập pháp.
Nhưng theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Hiến pháp Mỹ, Tổng thống Mỹ có
quyền tác động đến q trình lập pháp của Quốc hội, từ giai đoạn đầu tiên đến khi
dự luật có thể thành luật. Bằng các quyền hạn đó, Tổng thống Mỹ buộc Quốc hội
phải lắng nghe ý kiến của Tổng thống và thông thường các gợi ý lập pháp trong các
thông điệp mà Tổng thống đưa ra đều được Quốc hội xem xét thảo luận trước. Tổng
thống cũng có quyền phủ quyết bất kỳ dự luật nào được Quốc hội thơng qua trừ khi
có hai phần ba thành viên trong mỗi viện phủ quyết để gạt bỏ sự phủ quyết của
Tổng thống. Tổng thống cũng có quyền triệu tập Quốc hội trong những trường hợp
khẩn cấp hoặc Tổng thống cũng có thể triệu tập riêng từng viện của Quốc hội. Theo
Điều 2 khoản 3 Hiến pháp Mỹ thì trong trường hợp “nếu hai Viện bất đồng về thời
gian hoãn họp, Tổng
thống sẽ quyết định về thời gian hoãn họp đến thời điểm mà Tổng thống cho là
thích hợp”.
Với quyền tư pháp, tất cả các thẩm phán liên bang đều do Tổng thống bổ nhiệm và
thượng viện phê chuẩn. Tổng thống cịn có quyền ban bố lệnh ân xá hồn tồn hay
có điều kiện cho bất kỳ ai đã bị kết tội vi phạm luật pháp liên bang, quyền ân xá của
Tổng thống còn bao hàm cả quyền rút ngắn thời gian chấp hành hình phạt tù và
giảm bớt tiền phạt do tòa án áp dụng.
Những quyền hạn to lớn trên đây đã tạo nên một vị thế quan trọng của Tổng thống
trong bộ máy nhà nước Mỹ, Tổng thống là trung tâm quyền lực của nhà nước, là
nhà chính trị duy nhất được bầu trên phạm vi toàn quốc, đại diện cho toàn thể Hợp
chủng quốc cả về đối nội lẫn đối ngoại. Bởi vậy, chức vụ Tổng thống có vị trí trung
tâm trong hệ thống chính trị Mỹ.
3 . Chế định tổng thống Pháp .
Theo Hiến pháp năm 1958 của Pháp quy định vị trí chính thể là mơ hình Cộng hịa
hỗn hợp, kết hợp giữa chính thể cộng hịa tổng thống và chính thể cộng hịa đại
nghị. Tổng thống được bầu cho nhiệm kì 5 năm theo nguyên tắc phổ thông, trực
tiếp. Với tư cách là người đứng đầu nhà nước, Tổng thống bổ nhiệm, miễn nhiệm
Thủ tướng. Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi
nhiệm các thành viên khác của Chính phủ. lập pháp thuộc về nghị viện, hành pháp
thuộc về tổng thống và chính phủ, cịn quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án.
Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp, vị trí của Tổng thống hiện tại là
mơ hình kết hợp giữa vị trí của Tổng thống Mỹ và Tổng thống Đức. Tổng thống có
quyền hoạch định chính sách quốc gia, chủ tọa đồng bộ trưởng để thơng qua chính
sách này, có quyền ân xá, bổ nhiệm thủ tướng, các đại sứ, các chức vụ dân sự. Tổng
thống có nhiều quyền hành trong việc quản lý nhà nước và là đại diện hành pháp
duy nhất. Tổng thống lãnh đạo tuyệt đối Chính phủ và có quyền phủ quyết các
chính sách của Chính phủ. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, chỉ đạo Chính
phủ thực thi chính sách của Tổng thống. Tổng thống chủ trì các phiên họp Hội đồng
Bộ trưởng. Chính phủ Pháp chịu trách nhiệm trước Nghị viện, không chịu trách
nhiệm trước Tổng thống. Thủ tướng điều hành hoạt động của Chính phủ, tổ chức
thực thi chính sách quốc gia do Tổng thống quyết định. Khi Thủ tướng và nội các tổ
chức thực thi chính sách quốc gia yếu kém, Quốc hội Pháp sẽ chất vấn, bỏ phiếu bất
tín nhiệm Chính phủ.
4 . Một số điểm khác nhau trong các chế định
Các khác biệt về hình thức chính thể dẫn đến các khác biệt rõ rệt về quyền hành của
nguyên thủ từng quốc gia. Ngoài các khác biệt về chế định Tổng thống Mỹ và Pháp
( mặt pháp luật) đã đề cập ở trên thì cịn có những khác biệt về:
- Hiến pháp: Tổng thống Hoa kỳ khơng có quyền chỉnh sửa, thay đổi, viết lại Hiến
pháp và chỉ có thể quản lý hoạt động của cơ quan hành pháp của chính phủ bằng các
mệnh lệnh hành pháp. Tổng thống và các cơ quan hành pháp phải tuân thủ Hiến
pháp và khơng thể tự thay đổi. Trong khi ở Cộng hịa Pháp, tổng thống Pháp cùng
với thủ tướng có thể đưa ra các đề xuất sửa đổi để được đa số trong cả hai viện của
quốc hội Pháp thông qua. Đề xuất chính thức đó sau đó phải được phê chuẩn bằng
trưng cầu dân ý hoặc bằng ba phần năm phiếu bầu của một đại hội gồm các thành
viên từ cả hai viện của Nghị viện.
- Bầu cử: Việc bầu cử của hai thể chế này cũng có những điểm khác biệt rõ rệt dù
cả hai đều được bầu theo ý kiến số đông người dân. Nhưng không như tổng thống
Mỹ, tổng thống Pháp là quan chức quốc gia duy nhất được bầu trực tiếp bởi tất cả
các cử tri của Pháp. Tại Hoa Kỳ, cả tổng thống và phó tổng thống đều được bầu trên
tồn quốc, tuy nhiên họ khơng được bầu phổ biến và trực tiếp như tổng thống Pháp,
họ được bầu bởi một nhóm cử tri ưu tú được gọi là Đại cử tri Đồn ( nhóm các đại
cử tri tổng thống được Hiến pháp Hoa Kỳ quy định cứ 4 năm một lần được lập nên
để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ ). Tổng thống Hoa Kỳ có thể được
bầu hai lần với nhiệm kỳ bốn năm, tổng thống Pháp thì có thể phục vụ không quá
hai nhiệm kỳ năm năm.
5. Thực tiễn hiện nay khi các chế định Tổng thống được áp dụng ở các nước
Sau khi chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, ông Joe Biden sẽ phải
đối mặt với những thách thức lớn. Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang hoành hành khắp
nước Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ gia tăng, nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn,
nội bộ nước Mỹ chia rẽ, vị thế “lãnh đạo thế giới” của Mỹ đang suy yếu, nhiều đồng
minh và đối tác mất niềm tin vào Chính phủ Mỹ. Khó khăn, thách thức này địi hỏi
chính quyền mới của Mỹ phải nỗ lực mới có thể sớm vượt qua để “xây dựng lại tốt
hơn” (“Build back better”).
Chủ Nhật 07/05/2017, hơn 66% cử tri Pháp đã quyết định chọn Emmanuel Macron,
39 tuổi, lãnh đạo phong trào trung dung En Marche! làm tổng thống thứ 8 của Đệ
Ngũ Cộng Hòa. Đây cũng là vị tổng thống trẻ tuổi nhất từ 58 năm qua. Bên cạnh
những quyền hành quan trọng, Tổng thống Pháp có những đặc quyền mà khơng một
đồng nhiệm nào tại châu Âu có: quyền một mình quyết định việc sử dụng vũ khí
nguyên tử, đàm phán các hiệp định quốc tế và là người đứng đầu phái đoàn Pháp
trong các cuộc gặp quốc tế và toàn quyền giải tán Quốc Hội sau khi trao đổi, tham
khảo ý kiến của thủ tướng. Tuy nhiên đây là những quyền lực bị hạn chế một cách
cụ thể, để đảm bảo tính cơng bằng và rành mạch. Tổng thống ln ln có vai trị
tác động đến chính sách đối ngoại và trong trường hợp xảy ra khủng hoảng nghiêm
trọng thì tổng thống đóng vai trò hòa giải, tạo thuận lợi giải quyết khủng hoảng.
III. KẾT LUẬN
Với các chế định khác nhau, vai trò và quyền lực của các Tổng thống từng quốc gia
cũng khác nhau. Với tư tưởng lãnh đạo xuất chúng, các vị Tổng thống sẽ có những
hướng đi riêng để phát triển đất nước một cách tối ưu, đương nhiên là đi cùng với
hệ thống pháp lí của từng quốc gia. Và phải đảm bảo sự phát triển ấy nhanh, ổn định
và bền vững phù hợp, tuân thủ với sự nghiêm minh của pháp luật.
1. Hiến pháp Hoa Kỳ
2. Hiến pháp Pháp
3. Những điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách đối ngoại của
chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và người tiền nhiệm – Lê Lâm
4. Về chế định nguyên thủ quốc gia trên thế giới hiện nay - ThS, NCS
Nguyễn Thị Phương Thủy
5. Vai trò hiến định của nguyên thủ quốc gia – TS. Đỗ Minh Khôi
6. Nước Mỹ: Những thách thức sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ - Tạp chí
Cộng Sản
7. Tổng thống Pháp: Siêu nguyên thủ ở châu Âu – Tạp chí xã hội