Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật di chuyển cho sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.46 KB, 5 trang )

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO
KỸ THUẬT DI CHUYỂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU
CẦU LÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
ThS. Châu Hoàng Cầu
Trường Đại học Cần Thơ
TĨM TẮT
Thơng qua nghiên cứu, bài viết lựa chọn được các bài nhằm nâng cao kỹ thuật di
chuyển cho sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học Cần Thơ.
Từ khóa: Lựa chọn, bài tập, nâng cao, kỹ thuật di chuyển, sinh viên chuyên sâu, môn cầu lông.

ABSTRACT
Through research, the article has selected articles to improve the movement
technique for specialized badminton students of Can Tho University.
Keywords: Choices, exercises, advanced, movement techniques, advanced students,
badminton.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cầu lông là một trong những môn thể thao được giảng dạy trong nhà trường
Đại học Cần Thơ, đó là một trong những mơn thể thao được nhiều sinh viên yêu
thích, lựa chọn tham gia tập luyện và thi đấu. Qua thực tiễn công tác giảng dạy môn
cầu lông cho sinh viên chuyên sâu cầu lông Trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi
nhận thấy hầu hết các em sinh viên bộc lộ nhiều điểm yếu về kỹ thuật di chuyển.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu để tài
“Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật di chuyển cho sinh
viên chuyên sâu cầu lông Trường Đại học Cần Thơ”.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài
liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp toán
học thống kê.


2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Đề tài tiến hành lựa chọn các bài tập kỹ thuật di chuyển trong chương trình
giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu cầu lông nhằm phát triển các kỹ thuật di chuyển
của các em trong tập luyện và thi đấu cầu lông. Quá trình lựa chọn được tiến hành
theo các bước sau:
Bước 1: Tổng hợp các bài tập từ các nguồn tài liệu chun mơn có liên quan,
tham khảo thực tiễn cơng tác GDTC tại trường ĐHCT và các CLB cầu lông trên
phạm vi Thành Phố Cần Thơ.
Bước 2: Xác định mức độ ưu tiên các bài tập ứng dụng trong chương trình
giảng dạy cho sinh viên chun sâu cầu lơng tại trường ĐHCT và lựa chọn bằng
phương pháp phỏng vấn qua phiếu hỏi.
54


Qua nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được 12 bài tập, các bài tập này nhằm nâng
cao kỹ thuật di chuyển cho sinh viên chuyên sâu cầu lông trường ĐHCT.
Bảng 2.1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật di chuyển cho
sinh viên chuyên sâu cầu lông Trường ĐHCT (n=20)
TT
A
1
2
3
4
5
6
7

8
B
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
B
21
22
23
24

Các bài tập kỹ thuật di chuyển
Nhóm bài tập di chuyển đơn bước
Di chuyển ngang trái đánh cầu 10 lần/s x 2 tổ,
QN = 45’’
Di chuyển ngang trái đánh cầu 15 lần/s x 2 tổ,
QN = 45’’
Di chuyển ngang phải đánh cầu 10 lần/s x 2 tổ,
QN = 45’’
Di chuyển ngang phải đánh cầu 15 lần/s x 2 tổ,
QN = 45’’

Di chuyển tiến lên trước đánh cầu 10 lần/s x 2
tổ, QN = 45’’
Di chuyển tiến lên trước đánh cầu 15 lần/s x 2 tổ,
QN = 45’’
Di chuyển lùi về sau đánh cầu 10 lần/s x 2 tổ,
QN = 45’’
Di chuyển lùi về sau đánh cầu 15 lần/s x 2 tổ,
QN = 45’’
Nhóm bài tập di chuyển nhiều bước
Di chuyển tiến lùi 6 lần/s x 2 tổ, QN = 45’’
Di chuyển tiến lùi 8 lần/s x 2 tổ, QN = 45’’
Di chuyển ngang phải, trái sân đơn 6 lần/s x 2
tổ, QN = 45’’
Di chuyển ngang phải, trái sân đơn 8 lần/s x 2 tổ,
QN = 45’’
Di chuyển từ giữa sân ra 4 góc 3 lần/s x 2 tổ,
QN = 45’’
Di chuyển từ giữa sân ra 4 góc 5 lần/s x 2 tổ,
QN = 45’’
Di chuyển tới 6 điểm trên sân 2 lần/s x 2 tổ,
QN = 45’’
Di chuyển tới 6 điểm trên sân 4 lần/s x 2 tổ,
QN = 45’’
Di chuyển 3 bước đánh cầu cao sâu liên tục 1
phút x 2 tổ, QN = 45’’
Di chuyển 3 bước đánh cầu cao sâu liên tục 2
phút x 2 tổ, QN = 45’’
Di chuyển đánh cầu toàn sân 1 phút x 2 tổ,
QN = 45’’
Di chuyển đánh cầu toàn sân 2 phút x 2 tổ,

QN = 45’’
Nhóm bài tập di chuyển bật nhảy
Di chuyển lùi 2 bước bật nhảy đập cầu 5 lần/s
x 2 tổ, QN = 45’’
Di chuyển lùi 2 bước bật nhảy đập cầu 7 lần/s x 2
tổ, QN = 45’’
Tại chỗ nhảy đập cầu liên tục 1.5 phút x 2 tổ,
QN = 45’’
Tại chỗ nhảy đập cầu liên tục 2 phút x 2 tổ,
QN = 45’’

Mức độ đánh giá (n = 20)
Rất cần
Cần
Không cần
SL
%
SL
%
SL
%
15

88.24

1

5.88

1


5.88

9

52.94

2

11.76

6

35.29

14

82.35

1

5.88

2

11.76

10

58.82


1

5.88

6

35.29

16

94.12

0

0.00

1

5.88

7

41.18

2

11.76

8


47.06

14

82.35

2

11.76

1

5.88

8

47.06

0

0.00

9

52.94

14
6


82.35
35.29

1
4

5.88
23.53

2
7

11.76
41.18

15

88.24

0

0.00

2

11.76

9

52.94


0

0.00

8

47.06

16

94.12

1

5.88

0

0.00

8

47.06

1

5.88

8


47.06

15

88.24

0

0.00

2

11.76

6

35.29

1

5.88

10

58.82

5

29.41


1

5.88

11

64.71

16

94.12

1

5.88

0

0.00

14

82.35

1

5.88

2


11.76

8

47.06

2

11.76

7

41.18

15

88.24

1

5.88

1

5.88

9

52.94


1

5.88

7

41.18

17

100.00

0

0.00

0

0.00

10

58.82

0

0.00

7


41.18

55


Qua bảng 2.1 trên cho thấy: Trong 3 nhóm bài tập với 24 bài tập đưa ra phỏng
vấn, kết quả thu được 12 bài tập được phỏng vấn trả lời ở mức “Rất cần” chiếm tỷ lệ
từ 82.35% đến 100% (Nhóm bài tập di chuyển đơn bước có 4 bài: Bài tập 1, Bài tập
3, Bài tập 5, Bài tập 7; Nhóm bài tập di chuyển nhiều bước có 6 bài: Bài tập 9,
Bài tập 12, Bài tập 14, Bài tập 16, Bài tập 19, Bài tập 20; Nhóm bài tập di chuyển
bật nhảy có 2 bài: Bài tập 21, Bài tập 23). Còn lại 12 bài tập được đánh giá không
đồng thuận bao gồm: Bài tập 2, Bài tập 4, Bài tập 6, Bài tập 8, Bài tập 12, Bài tập
14, Bài tập 16, Bài tập 17, Bài tập 20, Bài tập 22, Bài tập 24 chiếm tỷ lệ thấp và
khơng sử dụng.
- Nhóm bài tập di chuyển đơn bước (Di chuyển đơn bước là sự di chuyển chỉ
thay đổi vị trí của một chân, cịn chân kia vẫn giữ nguyên, kỹ thuật này được sử
dụng nhiều trong các trường hợp cầu đối với phương đánh cầu sang ở gần người bên
phải, trái hoặc trước, sau, sát người. Kỹ thuật di chuyển này thường được áp dụng
phối hợp với các kỹ thuật phịng thủ của cầu lơng).
Bài tập 1: Di chuyển ngang trái đánh cầu 10 lần/s x 2 tổ, QN = 45’’
Chuẩn bị: Đứng ở tư thế chuẩn bị ở đường giới hạn chính giữa sân. Mặt quay
vào giữa sân.
Thực hiện: Khi có hiệu lệnh chân trái trụ, xoay người di chuyển chân phải
sang ngang bên trái 1 bước chân đánh cầu, sau đó trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Yêu cầu: Di chuyển lặp lại 10 lần/ 1 tổ (tính cả sang trái và về là 1 lần) cường
độ tối đa.
Bài tập 3: Di chuyển ngang phải đánh cầu 10 lần/s x 2 tổ, QN = 45’’
Chuẩn bị: Đứng ở tư thế chuẩn bị ở đường giới hạn chính giữa sân. Mặt quay
vào giữa sân.

Thực hiện: Khi có hiệu lệnh chân trái trụ, di chuyển chân phải sang ngang bên
phải 1 bước chân đánh cầu, sau đó trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Yêu cầu: Di chuyển lặp lại 10 lần/ 1 tổ (tính cả sang trái và về là 1 lần) cường
độ tối đa.
Bài tập 5: Di chuyển tiến lên trước đánh cầu 10 lần/s x 2 tổ, QN = 45’’
Chuẩn bị: Đứng ở tư thế chuẩn bị ở đường giới hạn chính giữa sân. Mặt quay
vào giữa sân.
Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, di chuyển chân phải lên trước 1 bước chân đánh
cầu, sau đó trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Yêu cầu: Di chuyển lặp lại 10 lần/ 1 tổ (tính cả tiến lên và về là 1 lần) cường
độ tối đa.
Bài tập 7: Di chuyển lùi về sau đánh cầu 10 lần/s x 2 tổ, QN = 45’’
Chuẩn bị: Đứng ở tư thế chuẩn bị ở đường giới hạn chính giữa sân. Mặt quay
vào giữa sân
Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, di chuyển chân phải lùi về sau 1 bước chân đánh
cầu, sau đó trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
56


Yêu cầu: Di chuyển lặp lại 10 lần/ 1 tổ (tính cả tiến lùi và về là 1 lần) cường
độ tối đa.
- Nhóm bài tập di chuyển nhiều bước (Di chuyển nhiều bước là sự di chuyển
có sự thay đổi vị trí của hai chân và thường là hai bước trở lên. Kỹ thuật này được sử
dụng thường xuyên và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của kỹ thuật các động
tác tay, cũng như việc thực hiện các dạng chiến thuật. Đây cũng là một kỹ thuật rất
đa dạng và phong phú, là động tác để phối hợp với các kỹ thuật tấn cơng và phịng
thủ cơ bản không thể thiếu được trong tập luyện và thi đấu cầu lông).
Bài tập 11: Di chuyển ngang phải, trái sân đơn 6 lần/s x 2 tổ, QN = 45’’
Chuẩn bị: Đứng ở tư thế chuẩn bị ở đường giới hạn chính giữa sân. Mặt quay
vào giữa sân.

Thực hiện: Khi có hiệu lệnh thực hiện các bước di chuyển ngang hai bên biên
dọc liên tục.
Yêu cầu: Di chuyển lặp lại 6 lần/s 1 tổ (tính cả ngang phải và trái là 1 lần)
cường độ tối đa.
Bài tập 13: Di chuyển từ giữa sân ra 4 góc 3 lần/s x 2 tổ, QN = 45’’
Chuẩn bị: Đứng ở vị trí giữa sân trong tư thế chuẩn bị cơ bản. Mặt quay vào
giữa sân.
Thực hiện: Di chuyển 2 bước ra 4 góc (2 góc gần lưới và 2 góc cuối sân). Sau
mỗi lần di chuyển ra 1 góc lại phải trở về vị trí chuẩn bị ở giữa sân rồi mới di
chuyển ra góc khác.
Yêu cầu: Di chuyển lặp lại 4 lần/s 1 tổ (tính cả 4 góc là 1 lần) cường độ tối đa.
Bài tập 15: Di chuyển tới 6 điểm trên sân 2 lần/s x 2 tổ, QN = 45’’
Chuẩn bị: Đứng ở vị trí giữa sân trong tư thế chuẩn bị cơ bản. Mặt quay vào
giữa sân.
Thực hiện: Di chuyển 2 bước ra 6 điểm khác nhau trên sân (hai góc gần lưới,
hai góc cuối sân, hai điểm trên hai biên dọc ngang).
Yêu cầu: Di chuyển lặp lại 2 lần/s 1 tổ (tính cả 6 góc là 1 lần) cường độ tối đa.
Bài tập 18: Di chuyển 3 bước đánh cầu cao sâu liên tục 2 phút x 2 tổ,
QN = 45’’
Chuẩn bị: Đứng ở tư thế chuẩn bị cơ bản ở vị trí cách đường biên ngang
2-2,5m trong sân.
Thực hiện: Di chuyển lùi về sau 3 bước đánh cầu cao sâu (Sau mỗi lần di
chuyển lùi đánh cầu cao sâu và sau đó di chuyển 3 bước về vị trí ban đầu rồi lại tiếp
tục lùi đánh quả tiếp theo)
Yêu cầu: Thực hiện liên tục 2 phút/ 1 tổ (tính cả 2 lần lùi và lên là 1 lần).
Bài tập 19: Di chuyển đánh cầu toàn sân 1 phút x 2 tổ, QN = 45’’
Chuẩn bị: Đứng ở vị trí giữa sân trong tư thế chuẩn bị cơ bản.

57



Thực hiện: Di chuyển trên toàn bộ phần sân của mình và thực hiện những kỹ
thuật đánh cầu.
Yêu cầu: Thực hiện liên tục 1 phút/ 1 tổ.
- Nhóm bài tập di chuyển bật nhảy (Là kỹ thuật di chuyển rất quan trọng trong
phối hợp phịng thủ và tấn cơng, bao gồm di chuyển bật nhảy về trước, di chuyển bật
nhảy có bước đệm, bật nhảy lên cao).
Bài tập 21: Di chuyển lùi 2 bước bật nhảy đập cầu 5 lần/s x 2 tổ, QN = 45’’
Chuẩn bị: Đứng ở vị trí giữa sân trong tư thế chuẩn bị cơ bản.
Thực hiện: Di chuyển lùi 2 bước bật nhảy đập cầu rồi lại về vị trí chuẩn bị.
Yêu cầu: Thực hiện liên tục 5 lần.
Bài tập 23: Tại chỗ nhảy đập cầu liên tục 1.5 phút x 2 tổ, QN = 45’’
Chuẩn bị: Đứng ở vị trí giữa sân trong tư thế chuẩn bị cơ bản.
Thực hiện: Người thực hiện đứng tại chỗ thực hiện bật nhảy đập cầu liên tục
không có cầu.
Yêu cầu: Thực hiện liên tục 1.5 phút/ 1 tổ/ 2 tổ.
3.

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn được 12 bài tập đảm bảo
các yêu cầu về lý luận và thực tiễn đặt ra để ứng dụng vào quá trình giảng dạy cho
sinh viên chun sâu cầu lơng trong chương trình đào tạo Giáo dục Thể chất tại
Trường Đại học Cần Thơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn, Đo lường thể
thao, 2004.


2.

D. HARRE, Học thuyết huấn luyện, 1996.

3.

Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn, Tuyển tập các bài toán thống kê – đo
lường, 2007.

4.

Đồng Văn Triệu, Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học, NXB
TDTT, Hà Nội, 2000.

5.

Trần Văn Vinh, Đào Chí Thành, Cầu lơng, NXB TDTT, Hà Nội, 1998.

6.

Trần Văn Vinh, Đào Chí Thành, Phan Thế Đệ, Hệ thống bài tập huấn luyện cầu lông,
2003.

7.

Trịnh Hữu Lộc, Trần Văn Lạc, Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của đội tuyển
cầu lông nữ trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long, NXB ĐHQG TP. HCM, 2016.

58




×