Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ vận động viên ném tạ xích lứa tuổi 15-16, Trung tâm huấn luyện đào tạo vận động viên Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.03 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH
TỐC ĐỘ CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN NÉM TẠ XÍCH
LỨA TUỔI 15- 16, TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠO
VẬN ĐỘNG VIÊN ĐÀ NẴNG
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ly
Khoa HLTT
TÓM TẮT
Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường qui đề tài tiến hành đánh giá thực
trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ (SMTĐ) cho các nữ VĐV ném tạ xích. Trên
cơ sở lý thuyết và thực trạng lựa chọn được 23 bài tập nhằm phát triển SMTĐ cho nữ VĐV
ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 Trung tâm huấn luyện đào tạo vận động viên Đà Nẵng.
Từ khóa: Nghiên cứu, lựa chọn, bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, ném tạ xích nữ, lứa tuổi
15- 16, trung tâm huấn luyện và đào tạo VĐV Đà Nẵng…

ABSTRACT
By using the regular science methods, the thesis have implemented to assess the current
situation to use the training exercises of the strength and speed for the female hammer athletes.
On the basis of theory and reality to select the suitable 23 exercises to develop the strength
and speed for the female athletes at the age of 15-16 at the Danang Center of Training and
Educating Athletes.
Keywords: Study, select, the exercises of developing the speed and strength, female athletes,
at the ages of 15-16, Danang Center of Training and Educating Athletes.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ném tạ xích là một nội dung thi đấu trong môn ném đẩy, kỹ thuật ném tạ xích
rất phức tạp, địi hỏi VĐV phải hồn thiện các tố chất thể lực và kỹ thuật mới có thể
thực hiện được. Để đạt được thành tích cao trong mơn này địi hỏi VĐV phải trải qua
q trình tập luyện với hệ thống bài tập được chọn lọc có khoa học, nhưng tính đến


nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào giải quyết được việc phân phối chương trình tập
luyện và khối lượng tập luyện. Đặc biệt là lựa chọn bài tập huấn luyện SMTĐ cho nữ
VĐV ném tạ xích, hầu hết các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đều áp dụng theo
chương trình huấn luyện của các mơn ném đẩy nói chung mà khơng có chương trình
tập luyện phát triển SMTĐ dành riêng cho nội dung này.
2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp
tham khảo tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương
pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống kê.

195


3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1

Thực trạng sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung
tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng

Để đánh giá thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện SMTĐ của các nữ VĐV ném
tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng, đề tài đã tiến hành phỏng vấn
20 HLV, chuyên gia trực tiếp huấn luyện các nữ VĐV ném tạ xích ở địa phương và
các tỉnh, thành, ngành trên cả nước. Qua kết quả phỏng vấn cho thấy, bài tập được sử
dụng cho các VĐV nữ ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng

nói riêng và ở các tỉnh, thành, ngành nói chung hiện nay là rất ít, các loại hình bài tập
chưa có phù hợp với các nữ VĐV ném tạ xích, mà các bài tập đang sử dụng được các
HLV cho là hầu hết được áp dụng phương pháp huấn luyện ném đẩy nói chung và các
bài tập dựa theo kinh nghiệm cá nhân để huấn luyện.Với kết quả phỏng vấn về thực
trạng ít bài tập được lựa chọn chiếm 75%, bài tập chưa phù hợp chiếm 70%.
Tiếp theo đề tài tiến hành đánh giá thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức
mạnh tốc độ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng.
Bằng phương pháp quan sát sư phạm và tìm hiểu kế hoạch huấn luyện của tổ ném đẩy
Bộ môn Điền kinh Trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng, đề tài đã tiến hành quan sát sư
phạm 20 buổi tập của các nữ VĐV ném tạ xích và thu được ở bảng 1
Bảng 1: Kết quả quan sát các bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV ném tạ xích
lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

TÊN BÀI TẬP
Bật xa tại chỗ
Bật 5- 7 bước
Chạy 30m
Đạp sau
Cử đẩy liên tục

Gánh tạ ngồi xổm ½
Cử giật
Cị liên tục đổi chân
Đứng ngồi tạ bình vơi 15kg
Cơ lưng- bụng

Lượng vận động
Khối lượng
Quãng nghỉ
(phút)
(số lần)
3- 5
Luân phiên
3- 5
3- 5
3- 4
5x 30m
4- 6
5x 5 tổ
5
5x 5 tổ
5
5x 5 tổ
5
5x 5 tổ
4- 5
5x 5 tổ
4- 5
5x 5 tổ
3- 4


YÊU CẦU
100% sức
100% sức
95-100% sức
95-100% sức
95-100% sức
95-100% sức
95-100% sức
95-100% sức
95-100% sức
95-100% sức

Qua kết quả ở bảng 1 cho thấy các bài tập được sử dụng để phát triển sức mạnh
tốc độ trong ném tạ xích phù hợp với trình độ và lứa tuổi các VĐV, nhưng bên cạnh
đó vẫn cịn một số tồn tại sau:
Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cịn ít so với điều kiện sân bãi, hình thức
các bài tập còn đơn giản làm cho việc chuyển các kỹ năng kỹ xảo cịn hạn chế ảnh
hưởng đến tính chính xác của chi tiết động tác và tính liên tục trong quá trình thực
hiện kỹ thuật của VĐV.

196


Các bài tập áp dụng chỉ khắc phục trọng lượng cơ thể mà chưa sử dụng các bài
tập với trọng lượng phụ. Khối lượng các bài tập được sử dụng để phát triển sức mạnh
tốc độ trong buổi tập còn ít.
Các bài tập này được sử dụng trong nhiều năm huấn luyện mà vẫn chưa có sự
thay đổi nào, mặt khác các bài tập được sử dụng dựa theo kinh nghiệm cá nhân chứ
chưa được nghiên cứu kiểm chứng khoa học, nên tính hiệu quả của các bài tập chưa

thể dự báo được. Và việc huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa
tuổi 15- 16 chưa có sự thống nhất, mỗi HLV tự đưa ra những bài tập khác nhau để
huấn luyện cho VĐV của mình.
Sau đó, đề tài tiến hành phỏng vấn lựa chọn 4 test đánh giá SMTĐ của các VĐV
nữ lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng, gồm các test: Chạy 30m XPC; Bật
xa tại chổ(m); Bật xa 3 bước (m); Tung tạ 3kg trước mặt (m). Qua kết quả kiểm tra,
xây dựng bảng điểm và phân loại cho thấy SMTĐ của các VĐV đạt loại trung bình là
8 VĐV chiếm 80%, 2 VĐV đạt loại trung bình khá chiếm 20%.
3.2

Lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 1516 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng

Để lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ của nữ VĐV ném tạ xích
lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng, trước hết chúng tôi tiến hành tổng
hợp, phân tích các tài liệu có liên quan đến huấn luyện sức mạnh tốc độ cho các vận
động viên ném đẩy và quan sát các buổi tập tại trung tâm huấn luyện, các băng hình
kỹ thuật, bài tập bổ trợ của các vận động viên ném đẩy trong nước và trên thế giới,
qua đó thống kê các bài tập được sử dụng trong thực tiễn huấn luyện sức mạnh tốc độ
cho nữ VĐV lứa tuổi 15- 16. Đồng thời đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 HLV,
chuyên gia và cán bộ quản lý đang trực tiếp giảng dạy và huấn luyện ném tạ xích và
qua đó lựa chọn được 23/ 40 bài tập nhằm phát triển SMTĐ cho nữ VĐV ném tạ xích
lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng.
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn để lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ (n = 20)
TT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13

TÊN BÀI TẬP
TĐC 30m (s) V= 90% Vmax
XPC 30m (s) V= 90% Vmax
XPC 60m (s) V=93- 95% Vmax
Đạp sau nhanh 20m (s)
Bật cóc 15m (s)
Hít đất 10 lần -> chạy tốc độ 15m
Bật nhảy trên hố cát
Tập cơ lưng- cơ bụng- cơ lườn
Chạy biến tốc 50x 50
Bật cao gối
Nâng cao đùi tại chổ
Bật bục đổi chân
Bật xa

Lựa chọn

Tỷ lệ %

19
18
5

19
7
12
3
18
4
15
8
10
16

95
90
25
95
35
60
15
90
20
75
40
50
80

Không
lựa
chọn
1
2

15
1
13
8
17
2
16
5
12
10
4

Tỷ lệ %
5
10
75
5
65
40
85
10
80
25
60
50
20
197


TT


TÊN BÀI TẬP

Lựa chọn

Tỷ lệ %

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Bật xa 3 bước
Bật xa 10 bước
Nằm sấp chống đẩy (lần)
Chạy đạp sau 30m
Chạy lên khán đài
Cò 3 bước đổi chân
Chạy nâng cao đùi 30s
Tung tạ 3kg trước mặt (m)

Tung tạ 3 kg sau đầu (m)
Đứng ngồi tạ bình vơi 15kg (lần)
Gánh tạ nặng ngồi 1/2 - 1/3 (kg/ lần)
Cử đẩy nhanh tạ đòn (kg/ lần)
Cử giật tạ địn (kg/ lần)
Chạy 30- 50m có lực kéo (s)
Quay vịng tạ xích khơng ném từ 5kg3kg
Vặn lườn với bánh tạ mô phỏng động
tác ra tay (kg/ lần)
Gánh tạ nhảy bật cổ chân (kg/ lần)
Co tay xà đơn (lần)
Bật cao gối qua rào (lần)
Gập cơ lưng- bụng- lườn với bánh tạ
(lần)
Co gập cổ tay với đòn tạ
Động tác chèo thuyền với đòn tạ
Nằm đẩy đòn tạ
Quay 1 vòng ném bóng đặc (lần)
Tung bắt tạ bình vơi (5 kg)
Tung tạ qua 2 bên lườn 3kg
Kéo dây cao su

16
9
18
4
10
16
7
18

19
17
19
19
18
12

80
45
90
20
50
80
35
90
95
85
95
95
90
60

Không
lựa
chọn
4
11
2
16
10

4
13
2
1
3
1
1
2
8

19
16

95
80

1
4

5
20

18
2
16

90
10
80


2
18
4

10
90
20

11
2
17
17
15
2
14
2

55
10
85
85
75
10
70
10

9
18
3
3

5
18
6
18

45
90
15
15
25
90
30
90

28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

3.3


Tỷ lệ %
20
55
10
80
50
20
65
10
5
15
5
5
10
40

Tổ chức thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm: Là 10 nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm
HLĐTVĐV Đà Nẵng, được chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên gồm nhóm 05 VĐV thực
nghiệm (TN) và nhóm 05 VĐV đối chứng (ĐC). Thời gian thực nghiệm được tiến
hành trong 5 tháng với 2 lần kiểm tra.
3.4

Đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển SMTĐ trong quá trình thực
nghiệm, đề tài đã tiến hành so sánh kết quả kiểm tra giữa 2 nhóm TN và ĐC về năng
lực sức mạnh tốc độ trong giai đoạn trước và sau thực nghiệm.


198


Bảng 3: So sánh kết quả kiểm tra SMTĐ giữa 2 nhóm trước thực nghiệm: ( n A = nB = 5)

TT

Test

Nhóm Thực
nghiệm
x

1
2
3
4

Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (m)
Bật xa 3 bước (m)
Tung tạ 3kg trước mặt (m)

4.28
2.32
6.95
9.12


0.13

0.03
0.10
0.24

Nhóm Đối
chứng

x



4.32
2.32
6.95
9.14

0.09
0.06
0.15
0.28

t (t bảng =
2,306)

p

1.179
0.576
0.049
0.242


>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

Qua bảng 2 ta thấy: kết quả so sánh giá trị trung bình của thành tích nhóm TN
và nhóm ĐC có sự khác nhau khơng nhiều. Hệ số t tính từ 0.049 đến 1.179, chứng tỏ
sự khác biệt giữa 2 nhóm TN và ĐC là khơng có ý nghĩa. (P > 0,05)
So sánh giá trị trung bình của 4 Test kiểm tra đánh giá tố chất SMTĐ ta nhận
thấy tất cả 4 giá trị đều có ttính < tbảng = 2.306. Như vậy điều đó chứng tỏ rằng trình độ
giữa hai nhóm TN và ĐC là tương đối đồng đều trước thực nghiệm.
Sau khi phân nhóm đề tài tiến hành thực nghiệm cả 2 nhóm ĐC và TN đều tập
cùng với số giờ, số buổi theo đúng chương trình huấn luyện của bộ mơn.
Nhóm thực nghiệm sử dụng các bài tập phát triển SMTĐ đề tài đã lựa chọn.
Mỗi giáo án được sử dụng từ 3 - 4 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.
Nhóm đối chứng sử dụng các bài tập thông thường trước đây.
Bảng 4: So sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ giữa 2 nhóm sau thực nghiệm ( n A = nB = 5)

TT
1
2
3
4

Test
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (m)
Bật xa 3 bước (m)
Tung tạ 3kg trước mặt (m)


Nhóm Thực
nghiệm

x



4.19
2.40
7.08
9.48

0.11
0.02
0.11
0.42

Nhóm Đối
chứng

x
4.28
2.36
6.99
9.19


0.09
0.05

0.15
0.30

t (t bảng =
2,306)

p

2.822
3.375
2.128
2.432

<0,05
<0,05
>0,05
<0,05

Sau quá trình thực nghiệm 5 tháng đề tài sử dụng 4 Test như kiểm tra ban đầu
để đánh giá sự khác biệt về trình độ sức mạnh tốc độ của 2 nhóm TN và ĐC. Sau thực
nghiệm thành tích của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC. Số giây chạy 30m XPC thấp hơn
và các thành tích tính bằng mét cao hơn nhóm ĐC. Sự khác biệt về thành tích này có
ý nghĩa ở 3 trên 4 test, t tính từ 2.432 đến 3.375. Thành tích Bật xa 3 bước (m) tuy có
sự khác biệt lớn nhưng chưa có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P=5% (t = 2.128).
Kết quả tính nhịp độ tăng trưởng các chỉ số đánh giá sức mạnh tốc độ của hai
nhóm thu được, được trình bày ở biểu đồ 3.1.

199



Thực nghiệm

Đối chứng

16.00
13.50

14.00
12.00
10.00
8.00
6.00
3.71

4.00
1.47

2.00

0.65

0.75 0.30

1.23

2.08

0.00
Chạy 30m XPC (s) Bật xa tại chỗ (m) Bật xa 3 bước (m) Tung tạ 3kg trước
mặt (m)


Biểu đồ 3.1: Nhịp độ tăng trưởng sau 5 tháng thực nghiệm
của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (%)

Độ tăng trưởng của thành tích cả hai nhóm đều đạt tốt ở tất cả các chỉ tiêu.
Độ chênh lệch thành tích d từ 0.16 đến 1.79. Nhịp độ tăng trưởng từ 0.3 đến 13.50.
Tốc độ tăng trung bình của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC ở tất cả các chỉ tiêu. Nhóm
TN có W từ 0.75 đến 13.50 trong khi nhóm ĐC có W từ 0.30 đến 2.08.
4.

KẾT LUẬN

Bằng phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu đề tài đã tìm hiểu được đặc điểm
của mơn ném tạ xích, đặc điểm tâm - sinh lý nữ lứa tuổi 15- 16 và thông qua phương
pháp phỏng vấn đề tài đã lựa chọn được 23 bài tập phát triển SMTĐ cho nữ VĐV ném
tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng bao gồm:
1. TĐC 30m (s) V= 90% Vmax
2. XPC 30m (s) V= 90% Vmax
3. Đạp sau nhanh 30m (s)
4. Tập cơ lưng- cơ bụng- cơ lườn
5. Bật cao gối
6. Bật xa
7. Bật xa 3 bước
8. Nằm sấp chống đẩy (lần)
9. Quay 1 vịng ném bóng đặc (lần)
10. Cò 3 bước đổi chân
11. Tung tạ 3kg trước mặt (m)
12. Tung tạ 3 kg sau đầu (m)
200



13. Đứng ngồi tạ bình vơi 15kg (lần)
14. Gánh tạ nặng ngồi 1/2 - 1/3 (kg/ lần)
15. Cử đẩy nhanh tạ đòn (kg/ lần)
16. Cử giật tạ đòn (kg/ lần)
17. Quay vịng tạ xích khơng ném từ 5kg- 3kg
18. Vặn lườn với bánh tạ mô phỏng động tác ra tay (kg/ lần)
19. Gánh tạ nhảy bật cổ chân (kg/ lần)
20. Bật cao gối qua rào (lần)
21. Động tác chèo thuyền với đòn tạ
22. Nằm đẩy đòn tạ
23. Tung tạ qua 2 bên lườn 3kg
Qua quá trình thực nghiệm sư phạm với thời gian là 5 tháng, đề tài đã xác định
hiệu quả rõ rệt của bài tập đã lựa chọn trong việc phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ
VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng và có độ tin cậy cao
với ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0,05 và đạt hệ số tương quan (r) từ 0.8 đến 0.99.
Độ chênh lệch thành tích d từ 0.40 đến 1.79. Nhịp độ tăng trưởng từ 0.75 đến 13.50.
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá, bảng điểm đánh giá và đánh giá phân loại đã xây
dựng đề tài tiến hành đánh giá tổng hợp sức mạnh tốc độ của nữ VĐV ném tạ xích lứa
tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng dựa vào kết quả kiểm tra của 4 test cho
thấy hiệu quả huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nhóm TN đạt cao. Sự tiến bộ của VĐV
ở hai nhóm mang tính đồng đều. Thành tích của nhóm TN tốt hơn thành tích nhóm
ĐC. Nhóm TN có 2 VĐV xếp loại TB, 2 VĐV xếp loại TB khá và 1 VĐV xếp loại
Tốt. Nhóm ĐC có sự tiến bộ ít hơn, có 4 VĐV xếp loại TB và 1 VĐV xếp loại TB
khá. Điều này chứng tỏ hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập trong quá trình nâng
cao tố chất SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Aulic. I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.


2.

PGS. TS Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn
luyện thể thao, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

3.

PGS. TS Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb
TDTT Hà Nội.

4.

PGS. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.

5.

PGS. TS Dương Nghiệp Chí, PGS. TS Nguyễn Kim Minh (2000), Sách giáo khoa Điền
kinh, Nxb TDTT, Hà Nội.

6.

Dietrich Harre (1996), Học thuyết huấn luyện, dịch Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, Nxb
TDTT, Hà Nội

7.

Ts Bùi Quang Hải (2014), Tuyển chọn vận động viên thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.

201




×