Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản ảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.48 KB, 5 trang )

GIAO DỊCH DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN ẢO
Phạm Ngọc Quyền
Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

TĨM TẮT
Những năm gần đây, trong các q trình góp ý kiến về Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, vấn đề luật hóa
tài sản ảo đang được quan tâm và có nhiều ý kiến. Viêc cơng nhận loại tài sản đặc biệt này có được pháp
luật dân sự bảo hộ hay không đang gây khá nhiều tranh luận và thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia.
Trên thực tế, tài sản ảo và các giao dịch liên quan đang tồn tại mà không cần sự công nhận hay không
của pháp luật. Điều này đà gây khơng ít khó khăn cho Tịa án khi giải quyết các tranh chấp dân sự liên
quan đến tài sản ảo. Bởi lẽ, trong Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 và luật liên quan khơng có quy định về vấn
đề này.
Việc công nhận loại tài sản mới – tài sản ảo trong giao dịch dân sự rất cần thiết trong thời buổi cơng
nghiệp hóa 4.0 hiện nay. Đây là vấn đề có ý nghĩa rát lớn đối với kinh tế và đang được các quốc gia trên
thế giới quan tâm. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất về việc có cơng nhận hay khơng
cơng nhận giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản ảo. Trong bài viết này tác giả phân tích những vấn
đề sau: các vấn đề trong giao dịch dân sự liên đến tài sản ảo, hành lang pháp lý điều chỉnh vấn đề đó và
kiến nghị cá nhân.
Từ khóa: Cơng nhận, giao dịch dân sự, luật hóa,, tài sản ảo, tranh chấp.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều 105 BLDS 2015 quy định:“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; 2. Tài sản bao gồm
bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong
tương lai.”. Như vậy, Điều luật này đưa ra các đối tượng có thể trở thành tài sản nhưng khơng đưa ra tiêu
chí để làm căn cứ xác định đối tượng đó có phải là tài sản hay khơng. Trên thực tê, pháp luật Việt Nam
không thừa nhận tài sản ảo và các giao dịch liên quan đến nó. Thơng qua thực tiễn, tài sản ảo là đối
tượng trong khá nhiều giao dịch kinh tế. Ý nghĩa kinh tế của nó được thừa nhận qua các hoạt đông giao
dịch dân sự. Việc xem xét tài sản ảo có phải là tài sản hay khơng phải xét trên nhiều khía cạnh. Khái niệm
tài sản được hiều rất rộng và theo nhiều nghĩa. Theo tính chất pháp lý, tài sản ảo được hiểu là tên miền
intenet, địa chỉ hộp thư điện tử, các loại tài khoản game online,… Nhưng phổ biến nhất là tài sản ảo trong
trò chơi trực tuyến, tên miền. Xét theo nghĩa hẹp, tài sản ảo là các đối tượng ảo trong thế giới ảo. Theo


nghĩa rộng, tài sản ảo được hiểu là những tài nguyên trên mạng máy tính được xác định bằng giá trị tiền
và có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự. Khái niệm này được hình thành thơng qua lý luận
quyền tài sản quy định tại Điều 115 BLDS 2015 “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm
quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”
Về bản chất, tài sản ảo là hình ảnh thể hiện ra bên ngồi của các thơng tin tồn tại dưới dạng các đoạn mã
máy tính. Các đoạn mã khác nhau tạo nên những loại tài sản ảo khác nhau. Chính vì vậy, tài sản ảo cũng
có sự thống nhất của tính chất nội tại và hình ảnh bên ngồi như bất kỳ tài sản thông thường nào khác.
Tuy nhiên, trong hệ thống mạng ảo, do các đoạn mã máy tính khơng tồn tại độc lập hồn tồn nên khơng
thể thực hiện quyền chiếm hữu như tài sản thông thường mà chỉ có thể thực hiện được quyền này thơng
qua giá trị bằng tiền của tài sản ảo đó.
Về mặt giá trị, tài sản ảo có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng vì nó đáp ứng những nhu cầu của con người.
Trò chơi trực tuyến đáp ứng nhu cầu về giải trí; tên miền cung cấp một hình thức đại diện cho doanh
nghiệp, cơ quan, thương hiệu,… Với lẽ đó, việc thừa nhận tài sản ảo là các đoạn mã ghi nhận quyền của
131


người sở hữu sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ và khai thác các lợi ích của tài sản ảo, đồng
thời giải quyết được nhiều vấn đề về tài nguyên mạng đã gây tranh chấp hiện nay.

2. THỰC TRẠNG VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN ẢO
Tồn tại dưới nhiều hình thức, tài sản ảo là hình thức giao dịch dân sư trong hệ thống thế giới ảo. Giao
dịch dân sự theo Điều 116 BLDS 2015 “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Từ khi xuất hiện trên các sàn giao dịch, ngay khi đồng Bitcoin (đơn vị tiền ảo, tài sản ảo) mới xuất hiện ở
Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông báo khẳng định, tiền ảo Bitcoin không phải là tiền tệ và
khơng phải là phương tiện thanh tốn hợp pháp tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có cảnh báo
nhiều lần về hình thức huy động vốn đa cấp tiền ảo. Cơ quan quản lý cũng nhấn mạnh việc những đồng
tiền ảo như Bitcoin hay iFan không phải là đồng tiền thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Đồng nghĩa với
việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán
là hành vi bị cấm. Từ 01/01/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh tốn

khơng hợp pháp, bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm
2017). Đồng thời, cơ quan này cảnh báo, nếu rủi ro xảy ra, người sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền
ảo hoàn toàn không được pháp luật Việt Nam bảo vệ3. Bên cạnh đó, theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ
Cơng Thương), do các hoạt động mua bán tiền ảo thường được thực hiện và giao dịch trên trang tin điện
tử với máy chủ đặt tại nước ngoài, nên việc tham gia hoạt động kinh doanh này tiểm ẩn nhiều rủi ro. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, đã xuất hiện những hoạt động giao dịch đồng tiền ảo theo mơ hình kinh doanh
đa cấp. Trong hoạt động này, nhà đầu tư bỏ một khoản tiền để tham gia hệ thống và sở hữu đồng tiền ảo,
sau đó phải tuyển dụng người đầu tư mới đặt ở tuyến dưới của mình để được hưởng các khoản hoa
hồng, tiền thưởng. Hàng loạt dự án tiền ảo đổ vỡ, lừa đảo; hàng nghìn nhà đầu tư bị trắng tay là những
câu chuyện cũng đang diễn ra tại Việt Nam. Tình trạng này khơng chỉ ảnh hưởng tới nhà đầu tư mà quan
trọng hơn là ảnh hưởng đến cơ hội phát triển công nghệ này tại Việt Nam. Trong 5 năm trở lại đây, số vốn
được huy động cho các dự án tiền mã hóa đã lên 20 tỷ USD và số lượng dự án tăng gấp nhiều lần qua
từng năm. Điển hình là tháng 04/2018, tại TP. Hồ Chí Minh, hàng chục người tham gia vào mơ hình đầu
tư tiền ảo iFan, Pincoin đã kéo đến trụ sở Công ty cổ phần Modern Tech tố cáo bị lừa đảo chiếm đoạt trên
15.000 tỷ đồng. Bằng những thủ đoạn tinh vi, các thành viên của Công ty Modern Tech đã mời gọi
khoảng 32.000 nhà đầu tư tham gia dự án tiền ảo iFan. Điều đáng nói, sau khi nhà đầu tư góp vốn 15.000
tỷ đồng, họ khơng được Cơng ty Modern Tech hồn trả vốn, lãi và biến mất7.
Trước đó, vào năm 2016, tại tỉnh Gia Lai, mơ hình giao dịch tiền ảo đa cấp với tên gọi “Ngân hàng cộng
đồng Bitcoin” đã giúp một số đối tượng lừa đảo lợi dụng sự tin tưởng của người dân để chiếm đoạt trên
22 tỷ đồng5. Trong khi đó, các giao dịch Bitcoin chủ yếu diễn ra trên mạng internet nên cơng tác điều tra
vơ cùng khó khăn. Vì thế, khi mơ hình này bị sập, người dân khơng thể rút được tiền đầu tư vào hệ thống.
Ngoài việc là phương tiện cho các đối tượng lừa đảo, các đồng tiền ảo khác cịn có khả năng tạo điều
kiện cho tội phạm tin tặc, rửa tiền lộng hành. Vì tính ẩn danh của tiền ảo và khơng bị ai kiểm sốt, tội
phạm hồn tồn có thể sử dụng đồng tiền này như một phương thức giao dịch. Tin tặc có thể tìm cách
tấn cơng nhiều sàn giao dịch để đánh cắp tiền ảo với số lượng lớn và nạn rửa tiền có thể xảy ra một cách
dễ dàng. Những năm gần đây, Công ty An ninh mạng Bkav đã bỏ ra 2,3 tỷ đồng để mua lại tên miền
Bkav.com8; doanh nhân Phạm Trường Sơn, Giám đốc Công ty kinh doanh đồ ảo Market4gamer mạnh
tay chi 1,8 tỷ đồng mua lại 02 tài khoản game của game thủ Hắc Điểu6; anh Nguyễn Thanh Hùng đã đầu
tư vào nhân vật Đường Mơn của mình trong game Võ lâm truyền kỳ 1 ở sever Lương Sơn số tiền 700

triệu đồng cho việc sắm đồ hoàng kim, chơi event, nạp thẻ4…
Từ thực tế trên, ông Nguyễn Thanh Hưng, Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại) cho rằng:
“Dù không được thừa nhận thì trên thực tế, việc mua bán, trao đổi tài sản trong các trò chơi điện tử vẫn
diễn ra. Thậm chí, ở ngồi đời thực, thị trường nhà đất có đóng băng thì những giao dịch địa ốc ảo vẫn
rất sôi động. Bộ Thương mại ủng hộ việc công nhận tài sản ảo khơng phải vì đã có vài doanh nghiệp cung
132


cấp game làm thế mà bởi vì thực tế cần như vậy. Quan trọng là Bộ Thương mại cần phải đưa ra quy định
phù hợp nhất cho việc mua bán tài sản ảo”.

3. HÀNH LANG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ TÀI SẢN ẢO
Phát triển nhanh chóng, thay đổi liên tục là đặc tính của các loại tài sản ảo trên nền tảng cơng nghệ.
Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia không đưa ra một khung pháp luật cứng và mang tính tồn diện mà
thường đưa ra những quy định từng phần linh hoạt theo những biến động của loại hình tài sản này, đồng
thời, áp dụng những hình thức quản lý xã hội đa dạng hơn. Tài sản ảo, tiền ảo được giao dịch dưới nhiều
hình thức khác nhau. Ngồi việc mua bán, nhiều người cịn thiết lập hệ thống máy tính, máy chủ để đào
tiền mã hóa. Trong thời gian qua đã xuất hiện nhiều vụ việc lừa đảo gây mất trật tự an toàn xã hội.
Thực tiễn xét xử đã xảy ra một số vụ trộm cắp, lừa đảo “tài sản ảo” khiến cơ quan tố tụng phải đau đầu.
Đơn cử như vụ bị cáo Lê Quý Hải là nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng và game Master tại Công ty
Quang Minh DC, một doanh nghiệp độc quyền phát hành trò chơi trực tuyến Thế giới hoàn mỹ tại Việt
Nam, đã truy cập vào máy chủ và “hack” đồ (vật phẩm có giá trị trong game online) gồm 1.000 viên long
châu trong game trực tuyến Thế giới hoàn mỹ. Hải đã bán được 600 viên, thu về 91 triệu đồng. Tuy
nhiên, theo đơn trình báo cơ quan điều tra của Quang Minh DC thì chỉ tính 878 viên “long châu cấp 12” bị
trộm đã có giá hơn 4 tỷ đồng. Cơ quan tố tụng không thể buộc tội Hải trộm cắp tài sản trị giá 4 tỷ đồng vì
đây là loại hình “tài sản ảo”, không thể định giá, các văn bản quy phạm pháp luật cũng chưa đề cập đến
vấn đề quản lý giá của loại tài sản này9. Chính vì thế, việc đưa ra các quy định trong vấn đề giải quyết,
xử lý tài sản ảo là rất cần thiết.
Việc luật hóa vấn đề tài sản ảo là chủ đề được thảo luận ở hội thảo "Tài sản ảo, tiền ảo - Kinh nghiệm
quốc tế và một số vấn đề pháp lý" diễn ra ngày 16/09/2018. Dưới sự chủ trì của Bộ Tư pháp, đây là diễn

đàn đa chiều cho việc thiết kế khung pháp luật cho tài sản ảo, tiền ảo tại Việt Nam. Tại hội thảo, các
chuyên gia pháp lý đều nhận định, tài sản ảo, tiền ảo nói chung hay tài sản mã hóa, tiền mã hóa nói riêng,
là vấn đề mới và rất phức tạp đối với các nước, trong đó có Việt Nam. Cũng như phần lớn các nước,
khung pháp luật của Việt Nam về quản lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo còn rất sơ khai. Nhiều vấn đề pháp lý
liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa nền tảng công nghệ chuỗi khối của tiền ảo,
tiền mã hóa; bản chất; sàn giao dịch tiền ảo; huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO); thực trạng
đầu tư kinh doanh tiền ảo ở Việt Nam và công tác phòng ngừa đấu tranh tội phạm cũng như kinh nghiệm
quản lý tiền ảo của một số quốc gia trên thế giới. Cơ quan chủ trì nhấn mạnh vai trị của khung khổ pháp
luật trong thúc đẩy các thành tựu cách mạng cơng nghệ 4.0, trong đó có cơng nghệ liên quan đến tài sản
ảo, tiền ảo. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, nhiều vấn đề pháp lý liên quan lĩnh vực này
chắc chắn phải tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hướng hoàn thiện.
Liên quan tới định hướng quản lý đối với tiền ảo tại Việt Nam, ngày 21/08/2017, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với
các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Ngày 11/04/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị 10/CT-TTg
yêu cầu tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Trong
đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tơt chức tín dụng, tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh tốn khơng được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật;
.
tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ liên quan tới tiền ảo theo quy định pháp luật
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/04/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban
hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN qui định về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động
liên quan tới tiền ảo. Trong đó yêu cầu các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
tốn khơng được cung ứng các dịch vụ thanh tốn, thực hiện giao dịch thẻ, cấp tín dụng qua thẻ, hỗ trợ
xử lý, thanh toán, chuyển tiền, bù trừ và quyết toán, chuyển đổi tiền tệ, thực hiện giao dịch thanh toán,
chuyển tiền qua biên giới liên quan tới giao dịch tiền ảo cho khách hàng hàng do có thể phát sinh những
rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế. Trong Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng cũng có đề
cập tới hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO), đặc biệt là hoạt
động sử dụng tiền ảo để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy
cơ ảnh hưởng đến sự ổn định thị trường tài chính, trật tự an tồn xã hội và có thể gây rủi ro lớn đối với tổ
133



chức, cá nhân tham gia. Trên thế giới, các nước cũng chưa chính thức thừa nhận tài sản ảo trên các văn
bản pháp luật, nhưng đã có những hành vi thực tế để dần “luật hóa” tài sản ảo, đó là: Thụy Điển chính
thức tuyên bố khẳng định sự hiện diện ngoại giao của mình trong thế giới ảo (trị chơi Second Life), Công
ty truyền thông Linchtenstein Creative Media ở Cambridge (Mỹ) thực hiện chương trình truyền thơng định
kỳ phát sóng trực tuyến cho cộng đồng ảo mỗi tuần 1 giờ từ tháng 8/2006 với trên 250 lần phát
sóng,…Tại châu Âu, EU thống nhất là chưa đưa ra luật nào ngay. Các nhà lập pháp còn xem xét tiềm
năng, lập sơ đồ định hướng. Theo kinh nghiệm của các nước để xây dựng khung pháp lý cho tài sản ảo,
tiền ảo do nhóm chuyên gia của Bộ Tư pháp tham khảo, thì hiện thế giới có 3 xu hướng tiếp cận với tài
sản ảo, tiền ảo: Thả nổi, chưa quản lý nhưng có một số khuyến cáo rủi ro; Khơng thừa nhận, cấm sử
dụng và giao dịch; Cho phép sử dụng, giao dịch nhưng quản lý chặt chẽ trong không gian kinh doanh như
các sàn giao dịch.
Việc có một hành lang pháp lý sớm và rõ ràng hiện đang là một trong những mong mỏi lớn nhất từ phía
các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Ông Lưu Thế Lợi, Giám đốc điều hành Kyber Network – doanh
nghiệp từng gây xôn xao khi huy động thành công 52 triệu USD bằng tiền ảo12 cho rằng, doanh nghiệp
hiện rất cần sự hỗ trợ liên quan đến khung pháp lý do Chính phủ xây dựng. Chính phủ có thể tạo ra một
mơi trường thử nghiệm cho doanh nghiệp cùng thực hiện để làm sao có thể tiếp tục phát triển và ứng
,
dụng cơng nghệ Blockchain đồng thời có thể phát hiện ra các hạn chế và các nguy cơ tiềm năng có thể
xảy ra. Blockchain là một công nghệ hiện đại mà hiện tại cịn nhiều quan điểm khơng thực sự tích cực vì
có nhiều tin tức liên quan đến lừa đảo xung quanh. Thế nhưng, Blockchain có một vai trị vơ cùng quan
trọng và đã được minh chứng là có thể mang lại các tiềm năng và chuyển đổi to lớn cho nhiều lĩnh vực
như tài chính, quản lý tài sản hay thông tin giao dịch... Những động thái pháp lý quá gắt gao sẽ làm giảm
cơ hội cũng như những ảnh hưởng tích cực của cơng nghệ và các doanh nghiệp phát triển công nghệ
đúng nghĩa.

4. KIẾN NGHỊ
Công nhận tài sản ảo là một xu hướng mới, trên thực tế vấn đề này gặp phải rất nhiều tranh cãi. Tuy
nhiên, đây là một đòi hỏi của thực tiễn, các giao dịch về tài sản ảo vẫn diễn ra hằng ngày. Chính vì thế,

tác giả thấy việc cơng nhận và có một quy định rõ ràng về vấn đề giao dich dân sự liên quan đến tài sản
ảo là rất cần thiết. Việc thừa nhận tài sản ảo là tài sản trong BLDS sẽ giải quyết được các vấn đề còn
vướng mắc trên thực tế như: tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xác định các giao dịch liên quan đến tài sản
ảo với tư cách là tài sản trong giao dịch dân sự, xác lập quyền sở hữu; tạo cơ sở để giải quyết các hành
vi phạm tội đối với tài sản ảo khi các vụ án hình sự đối với hành vi trộm cắp, lừa đảo tài sản ảo ngày càng
gia tăng.
Với thời buổi xã hội phát triển như hiện nay, thị trường trực tuyến phát triển ngày càng nhanh chóng, hệ
thống mạng ảo là nơi thực hiện các giao dịch tinh vi, gây khó khăn cho việc xét xử, nếu có một hệ thống
pháp luật quy định về loại hình tài sản mới này sẽ giúp ích rất lớn cho các cơ quan xử lý vụ án. Tiền đề là
những vụ án liên quan đến hành vi trộm cắp tài sản, lừa đảo được quy định trong các Bộ luật, văn bản
luật và văn bản khác liên quan, nếu công nhận tài sản ảo là một loại tài sản thì vấn đề giải quyết tranh
chấp trong giao dịch dân sự sẽ có đủ các căn cứ để áp dụng chế tải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Bộ luật Dân sự năm 2015.

[2]

Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 11/04/2018 yêu cầu tăng cường
quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.

[3]

Chỉ thị số 02/CT-NHNN ban hành ngày 13/04/2018 của Ngân hàng Nhà nước quy định về biện
pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.

[4]


Icnews “Game thủ nói gì về tài sản
/>
134

ảo?”,

tạp

chí

Thơng

tin

Cơng

nghệ


[5]

Phóng viên Cơng Quang ” Hàng chục người dân Gia Lai xuống TPHCM tố ông chủ sàn tiền ảo”,
báo Dân trí />
[6]

Phóng viên Đăng Khoa “Một account được mua giá hơn 1,2 tỷ đồng?”, báo Tiền phong
/>
[7]


Phóng viên Gia Hưng “Cú lừa tiền ảo IFan: Đường đi của hàng ngàn tỷ đồng”, báo Vietnamnet
/>
[8]

Phóng viên Hải Yến “Bkav chi 2,3 tỷ đồng để mua tên miền quốc tế Bkav.com”, báo mới
/>
[9]

Phóng viên Ly Ly “Vụ trộm 1.000 viên ngọc”, báo Thanh niên />
[10]

Quyết định số 1255/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ban hành ngày 21/8/2017 phê duyệt Đề án
hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.

[11]

Tài liệu hội thảo khoa học quốc tế “Tài sản ảo, tiền ảo: Kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề pháp
lý đặt ra” của Bộ Tư pháp ngày 16/9/2018 />
[12]

Vụ việc “Bằng tiền ảo, một startup vừa huy động xong 52 triệu USD”, tin công nghệ
/>
135



×