Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.63 KB, 4 trang )

ĐIỀU KHOẢN LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM CỦA LUẬT KINH
DOANH BẢO HIỂM 2000 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2010
Trần Thị Ngọc Diệu
Khoa Luật, Trường Đại học Cơng Nghệ TP.Hồ Chí Minh, HUTECH

TĨM TẮT
Trong cuộc sống, những rủi ro mang tính khách quan như thiên tai, lũ lụt, tai nạn,… là không thể tránh
khỏi. Quan trọng hơn là những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của con người là vơ cùng nặng
nề. Vì những ngun nhân đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh bảo hiểm là
sản phẩm để hoạt động cho doanh nghiệp mình. Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cùng với việc quy
định các chế tài của các văn bản quy phạm pháp luật thì các quy định về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
cũng vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp. Pháp luật điều chỉnh trực
tiếp điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của ngành Luật kinh doanh bảo hiểm đuợc quy định tại điều
16 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010. Bài viết đưa ra một vài bình luận về quy định tại
điều 16 của tác giả về và kiến nghị hồn thiện pháp luật..
Từ khóa: Bảo hiểm,hợp đồng, kinh doanh, loại trừ, rủi ro.

1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM
1.1 Thế nào là loại trừ trách nhiệm bảo hiểm?
Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm có thể hiểu là phần loại trừ phạm vi bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm
35
không phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra . Việc xác định thiệt hại
khơng được bảo hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm.

1.2 Nội dung cơ bản của loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là một trong những điều khoản bắt buộc phải có của hợp đồng
bảo hiểm nói chung và đã được quy định trong điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung
2010. Điều khoản đặt ra nhằm mục đích cho phép các doanh nghiệp từ chối bồi thường thiệt hại trong
trường hợp bên mua bảo hiểm có ý định trục lợi và đảm bảo chi phí cho bên mua bảo hiểm phải trả để
được bảo vệ trong hợp đồng bảo hiểm ở mức độ chấp nhận được, cân bằng quyền lợi giữa bên mua bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong


hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp
36
đồng.
Thông thường điều khoản loại trừ bảo hiểm bao gồm các trường hợp sau:
– Sự kiện bảo hiểm xảy ra khi có lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc người được hưởng quyền lợi
bảo hiểm.
– Bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm khi biết trước sự kiện bảo hiểm sẽ xảy ra.
– Sự kiện bảo hiểm xảy ra mang tính chất thảm họa.

35

Khoản 1 điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 Luật số 12 VBHN-VPQH ngày
23 tháng 7 năm 2013.
36
Khoản 2 điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 Luật số 12 VBHN-VPQH ngày
23 tháng 7 năm 2013.
173


– Thiệt hại tài sản do bị trộm cắp trong tai nạn hoặc tài sản mang theo không được kê khai trong hợp
đồng bảo hiểm.
– Các rủi ro, sự kiện bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm đã có trên thị trường.
Ta có thể nhận ra rằng các điều khoản loại trừ bảo hiểm thông thường được chia thành hai nhóm: do lỗi
cố ý của bên mua bảo hiểm và trong trường hợp thiên tai, thảm họa làm mất khả năng thanh toán của
doanh nghiệp bảo hiểm. Và các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm này có ý nghĩa bảo vệ giá trị
đạo đức, xã hội; bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệo bảo hiểm khỏi việc mất khả năng thanh toán; đảm
bảo sự cơng bằng giữa mức phí phải đóng và quyền lợi nhận được khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

2. BÌNH LUẬN VỀ CÁC TRƢỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM
Ta có thể nhìn nhận các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra với

cách tiếp cận khá “mở” và tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên khi giao kết hợp đồng. Nếu các bên
khơng có sự thỏa thuận thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khơng trả tiền bảo hiểm trong các trường
hợp: người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu
tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực; người được bảo hiểm chết hoặc bị thương
tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng; người được bảo hiểm
37
chết do bị thi hành án tử hình. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết
hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm
38
cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trong những trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của
hợp đồng bảo hiểm hoặc tồn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan;
39
nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trừ khi các bên tự thỏa thuận với nhau các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, có thể nói các
trường hợp loại trừ được quy định tại điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sưa đổi bổ sung 2010 còn
chung chung và khó hiểu mà lại khơng bao qt hết được các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
cụ thể:
Thứ nhất, sự kiện bảo hiểm được quy định tại khoản 10 điều 3 Luật kinh doanh bao hiểm 2000 sửa đổi bổ
sung 2010 giải thích là sự kiện khách quan do các bên tự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự
kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm.
Với việc quy định theo phương pháp trừu tượng hóa thì khái niệm của sự kiện bất khả kháng và việc áp
dụng nó là rất khó. Việc hợp đồng bảo hiểm rút khỏi quy định của Bộ luật dân sự 2015 có thể thấy rằng
hợp đồng bảo hiểm không giống như quy định về một số hợp đồng khác do đó Luật kinh doanh bảo hiểm
là nguồn luật cơ bản nhất về hợp đồng bảo hiểm. Ở Việt Nam, quốc gia chỉ thừa nhận một nguồn luật duy
nhất là văn bản quy phạm pháp luật, không thừa nhận án lệ như các quốc gia khác thì cách giải thích
hoặc hiểu theo khía cạnh thực tiễn chỉ có giá trị tham khảo. Trong khi đó, sự kiện bảo hiểm chính là yếu tố
quan trọng trong việc xác định doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm hay
không, mà khi tiếp cận khái niệm của sự kiện bảo hiểm, đa phần người mua bảo hiểm chưa nắm rõ hết ý
nghĩa của sự kiện bảo hiểm mà thay vào đó là những ý nghĩ mơ hồ về khái niệm này, không biết khi nào

sự kiện đó đã xảy ra hay chưa xảy ra. Ngồi ra, điều 16 nói chung sự kiện bảo hiểm là điều kiện để được
loại trừ trách nhiệm nhưng chưa nêu được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và sự kiện bảo
hiểm.

37

Khoản 1 điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 Luật số 12 VBHN-VPQH ngày 23 tháng 7
năm 2013.
38
Khoản 2 điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 Luật số 12 VBHN-VPQH ngày 23 tháng 7
năm 2013.
39

Khoản 3 điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 Luật số 12 VBHN-VPQH ngày 23 tháng 7
năm 2013.

174


Thứ hai, tại khoản 2 điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 quy định điều khoản
loại trừ phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho
bên mua khi giao kết hợp đồng. Quy định có vẻ như chưa phù hợp với thực tế, vì khi bên mua bảo hiểm
muốn mua bảo hiểm cho mình hoặc người thân, mục đích là tìm một sản phẩm bảo hiểm bảo vệ mình khi
có rủi ro, thế nên họ không thể hiểu rõ bản chất của điều khoản loại trừ mà cùng thảo luận với doanh
nghiệp bảo hiểm và cùng thống nhất ý kiến. Luật không quy định là khi giao kết hợp đồng, ngoài bên
doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thì cần có bên thứ ba, họ có thể là người của các cơ quan
hay tổ chức nào khác, nghĩa vụ của họ là chứng kiến sự giao kết hợp đồng của hai bên để đảm bảo tính
khách quan của buổi giao kết. Vì theo như quy định của pháp luật, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích
rõ cho bên mua bảo hiểm, nếu như khơng có sự chứng kiến của bên thứ ba thì phía doanh nghiệp bảo
hiểm có thể khơng làm đúng nghĩa vụ với khách hàng, và với bên mua bảo hiểm họ có thể khơng hiểu

những lời giải thích của doanh nghiệp bảo hiểm, điều này sẽ là bất lợi cho bên mua bảo hiểm.
Thứ ba, tại khoản 3 điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010 quy định không áp
dụng điều khoản loại trừ bảo hiểm trong các trường hợp: bên mua bảo hiểm vi phạm do lỗi vơ ý; bên mua
bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thơng báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự
kiện bảo hiểm. Nội dung của luật nghe có vẻ khá hợp lý và theo hướng có lợi với người mua bảo hiểm,
nhưng luật khơng quy định rằng ai là người có thẩm quyền để xác định người mua bảo hiểm có rơi vào
các trường hợp trên hay không, hay việc xác định là do doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy quy định này
dường như chỉ hợp lý về mặt lý thuyết mà về thực tế thì khó có thể mà áp dụng nếu chưa xác định được
ai là người xem xét quy định này.

3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG
Ngay như tên gọi, điều khoản loại trừ bảo hiểm hẳn sẽ có yếu tố loại trừ một vài tình huống trong hợp
đồng bảo hiểm. Thế nhưng, chúng sẽ loại trừ những yếu tố nào, mức độ ảnh hưởng đến quyền lợi của
bên mua bảo hiểm ra sao? Chắc hẳn những tổ chức, cá nhân đã tham gia hợp đồng bảo hiểm có những
ý kiến thiết thực về vấn đề này. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự xuất hiện nhằm bảo vệ bạn và
gia đình trước những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống, nhưng bảo hiểm khơng có nghĩa vụ bảo vệ chúng ta
trong những trường hợp rủi ro như: thiên tai, khơng mang tính ngẫu nhiên, trái với chuẩn mực đạo đức,…
Như trường hợp của chị Nguyễn Thị Ngọc Bích (35 tuổi, trú ở thôn Thủy Yên Thượng, xã Lộc Thủy,
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được phản ánh trên báo Sài Gịn Giải Phóng Online. Theo lời kể
của chị, chị và gia đình cùng mua bảo hiểm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam. Con
trai của chị (sinh năm 2009) tham gia với mức bảo hiểm chính trong 25 năm là 370 triệu đồng, chị Bích
cùng chồng tham gia gói bảo hiểm bổ sung có tên thương mại là “Bảo hiểm tai nạn toàn diện nâng cao”
với mức bảo hiểm trong thời hạn hợp đồng 25 năm là 150 triệu đồng/người. Tham gia bảo hiểm được 2
năm thì chồng của chị gặp tai nạn và tử vong vào ngày 15/10/2016, nhưng cho đến 1 năm sau chị vẫn
không nhận được tiền chị trả bảo hiểm từ Cơng ty. Ý kiến của phía Cơng ty, chồng chị Bích tử vong do tai
nạn giao thơng, nhưng khi đó trong người anh có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép (vi
phạm pháp luật) nên công ty miễn bồi thường theo điều khoản loại trừ trách nhiệm. Luật có quy định rõ,
khi giao kết hợp đồng phía doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm, thế nhưng
khi nhân viên mời chị tham gia hợp đồng bảo hiểm thì nhân viên không thông tin cho chị về điều khoản
này (lời kể của chị Bích), trong hợp đồng cũng khơng ghi rõ điều khoản loài trừ trách nhiệm. Trong hàng

chục trang hợp đồng bảo hiểm Dai-ichi Việt Nam, chỉ có 1 dòng ghi chú sơ sài nhắc nhở khách hàng tham
khảo thêm về quy tắc, điều khoản, điều kiện liên quan đến quyền lợi sản phẩm, mà không ghi rõ trường
hợp nào khách hàng không được hưởng bồi thường.

4. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Những bất cập mà Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 cần được làm rõ tạo nên một
hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm.
Đồng thời bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia cũng như tạo một niềm tin khi khách hàng muốn tham

175


gia bảo hiểm để bảo vệ bản thân cũng như gia đình. Do đó, để giải quyết một cách tồn diện và thấu đáo
những hạn chế, bất cập tồn tại đã đề cập ở trên tác giả có một số kiến nghị như sau:
Một là, cần phải quy định rõ khái niệm của sự kiện bảo hiểm và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và sự
kiện bảo hiểm nhằm giúp cho khách hàng biết được sự kiện bảo hiểm đó có xảy ra hay chưa và sự kiện
bảo hiểm đó có phải thuộc trong điều khoản loại trừ bảo hiểm hay không.
Hai là, cần bổ sung quy định về giới hạn của các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm mà doanh
nghiệp bảo hiểm đưa vào hợp đồng nhằm giúp bên mua kiểm sốt được tính hợp pháp cũng như bên
doanh nghiệp bảo hiểm trốn tránh nghĩa vụ chi trả bảo hiểm.
Hai là, các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cần được chia làm hai loại: điều khoản chung và
điều khoản riêng. Điều khoản chung áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm và điều khoản riêng
áp dụng cho từng loại bảo hiểm riêng biệt.
Bốn là, hợp đồng bảo hiểm khi được ký kết phải có sự chứng kiến (có mặt) của bên thứ ba là cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo tính khách quan của buổi giao kết.
Năm là, việc xác định không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm tại khoản 3 điều 16 Luật
Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 cần được giao trách nhiệm cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác định để bảo đảm tính khách quan và lợi ích cho phía khách hàng khi mua bảo hiểm.
Tóm lại, trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng có giải pháp hồn thiện hơn về hệ thống pháp luật của
Luật kinh doanh bảo hiểm, để giảm thiểu rủi ro trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm các bên tham gia

hợp đồng cần thỏa thuận cụ thể về điều khoản loại trừ bảo hiểm. Ngoài ra, trong các điều khoản loại trừ
bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải hạn chế các nội dung loại trừ, mục đích chính là đảm bảo
ngun tắc cơng bằng và chính trực, phịng tránh các trường hợp cố tình trục lợi bảo hiểm, đảm bảo chi
phí khách hàng phải trả để được bảo đảm trong hợp đồng bảo hiểm ở mức độ chấp nhận được, cân bằng
giữa quyền lợi khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Khi doanh nghiệp bảo hiểm giao kết hợp đồng với
khách hàng, cần tránh tình trạng chơi chữ của các doanh nghiệp khiến cho khách hàng mập mờ, chưa
hiểu hết ý của hợp đồng nên cần sự phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Bộ luật dân sự 2015 Luật số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.

[2]

Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 Luật số 12 VBHN-VPQH ngày 23 tháng 7
năm 2013.

[3]

Nhật Tín, “Thua thiệt vì điều khoản miễn trừ bảo hiểm (2017)”, Tạp chí Sài Gịn Giải phóng Online
truy cập ngày
08/04/2019.

[4]

ThS. Đỗ Phương Thảo, “Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm
(2018)”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử truy cập ngày 01/04/2019.

176




×