Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

VĂN HÓA LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.92 KB, 33 trang )

VĂN HÓA LÀNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN…………………………………………………………………...1
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu:
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Dự kiến những kết quả sau khi nghiên cứu
II. NỘI DUNG……………………………………………………………………..3
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn………………………………………..3
I. Cơ sở lý luận
1. Làng ở Việt Nam
2. Khái niệm văn hóa làng
3. Nguồn gốc hình thành và cách đặt tên làng
3.1. Sự hình thành và phát triển của làng
3.2. Hệ thống và cơ cấu tổ chức làng
II. Cơ sở thực tiễn
1. Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ
2. Văn hóa làng vùng Đồng bằng Bắc bộ hiện nay
Chương 2: Đặc tính của làng dân gian Bắc Bộ……………………………………9
I. Những đặc tính cơ bản
II. Một số biểu tượng – cấu trúc đặc trưng:
Chương 3. Văn hóa dân gian ở làng Bắc bộ………………………………………20
1. Văn học, nghệ thuật
2. Hội làng
2.1. Lễ tiết ở làng: lễ tế, nghi thức uy nghiêm
2.2. Lễ hội: Gồm hệ thống các trị chơi
3. Tín ngưỡng và phong tục làng


3.1. Một số tín ngưỡng
3.2. Một số phong tục làng
III. KẾT LUẬN…………………………………………………………………..30


1

I. TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Làng vốn đã khơng cịn là điều xa lạ trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam.
Hình ảnh làng xưa đã được đưa vào thơ ca, văn học hay các tác phẩm điện ảnh,
truyền hình. Bên cạnh đó những sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt
Nam cịn được xuất phát chủ yếu từ văn hóa nơng thơn mà đặc biệt là ở vùng Bắc
Bộ, nơi văn hóa làng đã hình thành và phát triển đầu tiên. Từ thuở sơ khai, đây đã
là vùng đất đai trù phú và từng là cái nơi của Văn hóa Đơng Sơn thời thượng cổ và
văn hóa Đại Việt thời trung cổ với thành tựu rất phong phú về mọi mặt. Hơn nữa
văn hóa làng ở vùng Bắc Bộ có lịch sử hình thành và phát triển trước tiên đã trở
thành cái nôi và gốc gác, góp phần ảnh hưởng khơng nhỏ đến văn hóa của nước ta
hiện nay nói chung và có ảnh hưởng đến văn hóa làng Nam Bộ và làng Trung Bộ
nói riêng.
Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ đóng vai trò to lớn đối với việc hun đúc nên
cốt lõi, tâm hồn đất Việt, các giá trị đạo đức, nhân văn. Tuy nhiên, văn hóa làng
vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng có những hạn chế, khơng phù hợp với yêu cầu của
việc xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Vì thế ta cần nghiên cứu và tìm
hiểu về văn hóa làng Bác Bộ để có cái nhìn đa chiều và sâu hơn, biết được những
ưu điểm cần phát huy và những điểm đã mất đi hoặc mai một theo năm tháng,
những điều chỉ còn lại trong dân gian đến nay khơng cịn nữa.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu về văn hóa làng Bắc Bộ sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc
hình thành cùng quá trình phát triển của làng xưa ở nước ta. Nhờ đó mà ta biết

được các đặc trưng điển hình, biết rõ hơn về từng ý nghãi của mỗi một biểu tượng
đặc trưng cho làng cũng như những phong tục, tín ngưỡng và lối sống, sinh hoạt
của người dân Việt trong dân gian xưa.
Việc nghiên cứu về đặc trưng văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ giúp chúng ta
nhận thức sâu hơn về các giá trị cốt lõi của văn hóa dân gian từ xưa để từ đó làm
cơ sở cho việc xây dựng, gìn giữ và phát triển làng văn hóa ở nơng thơn vùng đồng
bằng Bắc Bộ hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về làng ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ cùng và địa lí khu vực, cơ
sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức, phong tục, tập quán, tâm lý, quan niệm, tính cách và cả


2

“hương âm”, "thổ ngữ" tức "giọng làng" riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định
trong quá trình lịch sử.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua việc đọc sách, báo, thu thập tài liệu đồng thời tìm hiểu qua phóng sự,
nguồn video và các câu truyện dân gian để có thể đưa ra lí thuyết.
Bên cạnh đó là nguồn hình ảnh cùng quan sát thực tế để kiểm chứng tính đúng đắn
của lí thuyết.
5. Dự kiến những kết quả sau khi nghiên cứu
- Tìm hiểu thêm được những tục lệ cũng như tín ngưỡng trong dân gian. Thấy
được phong cách sinh hoạt hằng ngày cũng như các mùa lễ hội, lễ tết của người
bình dân trong xã hội xưa.
- Nhận biết những tục lệ văn hóa nào cần được phát huy nhưng đang trong tình
trạng báo động dần biến mất, từ đó có những biện pháp cùng như cách để lưu giữ
lại những nét đặc sắc trong văn hóa.
- Bên cạnh đó nhận biết những tục lệ khơng cịn phù hợp trong hoàn cảnh thời đại
đổi mới, nhunwg đồng thời vẫn phải hiểu được ý nghĩa của những tục lệ ấy, hiểu

được tâm tư tình cảm cũng như thế giới quan người bình dân xưa.
- Chung tay gìn giữ và phát triển văn hóa làng, gìn giữ bản sắc dân tộc cũng như
loại bỏ những yếu tố khiến văn hóa làng xã theo hướng bảo thủ.


3

II. NỘI DUNG:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:
I. Cơ sở lý luận
1. Làng ở Việt Nam
Làng là đơn vị cư trú và là một hình thức tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn
các quốc gia ở châu Á. Theo đó, “Làng xã là điểm tụ cư của những người cùng
huyết thống, sau đó để phù hợp với sự phát triển của xã hội và lịch sử, làng xã còn
là điểm tụ cư của những nhóm người cùng nghề nghiệp, bao gồm nhiều dịng họ
khác nhau. Khi nhà nước ra đời, làng xã là một đơn vị hành chính cơ sở và là một
tổ chức tự quản, qn sự và văn hóa khá hồn chỉnh.” (Thùy Trang, Văn hóa làng
xã-tín ngưỡng, tục lệ, làng xã, 2009)
Làng còn được hiểu là một cộng đồng cư dân của người Việt trên vùng đồng bằng
sông Hồng, sông Mã, sơng Cả… đã có lịch sử từ lâu đời qua bao ngàn năm. Trải
qua thời kì chiến tranh loạn lạc, đôi khi nước đã đã bị chiếm mất nhưng làng vẫn
cịn đó tồn tại theo thời gian. Làng vẫn luôn được giữ vững, phục hồi, tái lập trên
khắp đồng bằng châu thổ sông Hồng, rồi tái sinh phát triển trên dải đất miền trung
và đồng bằng sông Cửu Long, cái gì đã làm cho làng có sức mạnh bền vững và dẻo
dai như thế. Chính là văn hố làng và cơ sở vật thể và phi vật thể của văn hố làng
là cái đình, luỹ tre, cây đa, ao làng, cổng làng,…
Mặc dù đã có nhiều mơ hình làng xã, nhưng một ngơi làng điển hình thường khá
nhỏ, có thể có từ 5 đến 30 gia đình. Nhà trong làng được xây dựng gần kề nhau để
cùng hợp tác và bảo vệ, mỗi nhà đều có một mảnh vườn, mảnh đất xung quanh nhà
cho riêng mình để trồng trọt và chăn nuôi.

Làng ở đồng bằng Bắc Bộ tập hợp những người cùng huyết thống hay cùng
phương kế sinh nhai sinh sống trên một địa bàn nhất định. Sự gắn bó giữa con
người ở làng q, khơng chỉ ở quan hệ sở hữu đất đai, những di sản kiến trúc
chung của làng, mà còn là sự gắn kết cộng đồng trong đời sống tâm linh, duy trì
nếp sống cùng các chuẩn mực xã hội.
2. Khái niệm văn hóa làng
Cùng với việc xuất hiện làng xã trong lịch sử, văn hóa làng cũng ra đời, trở thành
nét đặc trưng của văn hóa dân tộc.


4

“Văn hóa làng là những đặc trưng văn hóa đặc thù, được bảo lưu lâu dài trong
từng cộng đồng dân cư làng và tạo nên sự khác biệt giữa các làng. Những đặc
trưng đó được thể hiện trên các phương tiện phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tâm
lí, lối sống, phương thức hoạt động ứng xử của con người với môi trường tự nhiên
và với xã hội.” (Nguyễn Văn Mạnh, Văn hóa làng và làng văn hóa ở Quảng Ngãi)
Từ định nghĩa đó, văn hóa làng dù thể hiện ở chỗ nào, khía cạnh nào, dù phân loại
theo kiểu nào cũng khó đồng nhất với các cộng đồng văn hóa khác, kể cả những
cộng đồng đặc biệt như thôn, xã.
3. Nguồn gốc hình thành và cách đặt tên làng
3.1. Sự hình thành và phát triển của làng
Làng Việt Bắc Bộ có lịch sử tồn tại từ rất lâu đời. Cách ngày nay khoảng 4000 năm
về trước, trên đất Bắc đã diễn ra q trình tan rã của cơng xã thị tộc và thay vào đó
là cơng xã nơng thơn. Đây chính là q trình hình thành làng Việt cách trực tiếp.
Và như vậy quá trình hình thành làng Việt Nam nói chung và làng Bắc Bộ nói
riêng được diễn ra vào thời kỳ tiền Đông Sơn (gắn liền với văn hóa Phùng
Ngun). Đó là thời kỳ tan rã của cơng xã thị tộc thay vào đó là cơng xã nơng thôn.
Theo sự phát hiện khảo cổ, các làng Việt được hình thành theo nhiều dạng:
- Hình thành từ những cộng đồng thị tộc, bộ tộc xa xưa ở miền núi và trung du

đi xuống đồng bằng, hay từ ngoài biển bào đất liền, cùng sinh sống, liên hệ
với nhau dần dần thành chỗ định cư ổn định. Những địa điểm cùng tụ cư như
vậy dần dần có nhiều biến đổi do ddieuf kiện tự nhiên (gần sông, gần biển,
thuận tiện gioa thơng); do khả năng nghề nghiệp và sở thích lẫn thói quen
sinh hoạt mà cthành từng phường hay một vùng tách dần ra nhiều làng khác
nhau.
- Do một người khởi xướng, tìm được đất để làm ăn sinh sống, kéo thêm cả họ
vào. Cũng có thể là những thành phần trong gia tộc cùng quây quần lại trên
cơ sở cùng chung huyết thống để đỡ bần, bảo vệ nhau. Do đó xuất hiện các
làng thơn có tên như Trịnh xá, Bùi Xá, Nguyễn Xá,….
- Từ những vùng đất được nhà vua lấy để ban cho những người hoàng tộc
hoặc những quan lại có cơng như kiểu thái ấp, lộc điền theo chế độ ân sủng
của triều đình phong kiến. Khi quan lại hết thời, những nơi tụ cư này thộc
vào các phủ huyện và trở thành làng.


5

Xét theo cơ cấu hình thành này, tên làng cũng là một thành phần quan trọng
trong nguồn gốc hình thành làng. Tên có thể đặt đồng thời với việc lập làng, có
thể đặt sau nhưng bao giwof cũng mang ý nghĩa:
- Gắn với thiên nhiên, hoàn cảnh địa lý, với núi sông, cây cỏ
- Gắn với những đặc sản là thành quả lao động riêng của người dân trong làng
hoặc với cơng trình kiến trúc, tên chợ,…
- Gắn với những truyền thuyết hay sự kiện lịch sử, những chiến công diệt giặc
ngoại xâm.
- Nói lên được ước vọng của người dân: muốn sống thanh bình, thịnh vượng,
đặc biêt là muốn có những thành tích trong học hành, khoa cử.
Đặt tên làng là một biểu hiện thấm nhuần sâu sắc văn hóa làng. Trong kho tàng
dân gian Việt Nam, có nhiều giai thoại về điểm này (như chuyện Lê Lợi đặt tên

cho các làng) có ý nghĩa rất cao về văn hóa mà lâu nay chưa được quan tâm
thỏa đáng
3.2. Hệ thống và cơ cấu tổ chức làng
Làng chính là trung tâm sinh hoạt độc lập tự chủ của người dân, và cũng là nơi
xuất phát sức mạnh của dân tộc ta về mọi phương diện. Làng ở Bắc Bộ hình thành
từ rất lâu đời, trên cơ sở tan rã của cơng xã nơng thơn. Vì thế mà có cơ cấu tổ chức
ổn định, bền vững, khép kín và chặt chẽ. Làng ở Bắc bộ được cấu thành trên cơ sở
của các luật lệ buộc như lệ tộc của mỗi dòng họ, lệ làng. Bởi thế mà dù cho làng có
nhiều hình thức tổ chức khác nhau nhưng vẫn gây sức ảnh hưởng và áp lực lên
từng thành viên trong cộng đồng làng. Người nơng dân nơi đây sống gắn bó chặt
chẽ với xóm giềng, dịng tộc, gia đình, quanh quẩn với những biểu tượng làng của
mình.
Có nhiều ngun tắc khác nhau, nhiều cách để tổ chức làng xã một cách chặt chẽ,
vì thế tạo nên được nhiều loại hình, nhiều cách tập hợp người khác nhau, nhưng
vẫn ln hịa đồng trong phạm vi làng. Về cơ bản, cơ cấu làng Việt (cổ truyền và
hiện đại) được biểu hiện bởi những hình thức tổ chức (liên kết, tập hợp người) sau
đây:
- Tổ chức theo địa vực (khu đất cư trú) với mơ thức phổ biến: Làng phân
thành nhiều xóm, xóm phân thành nhiều ngõ, mỗi ngõ gồm một hay nhiều
nhà thành những khối dọc bờ sông, bờ đê hay đường cái, hay theo khối bàn


6

-

-

-


-

cờ ô vuông, xen kẽ với ruộng đồng,… Mỗi làng, xóm, ngõ có cuộc sống
tương đối riêng.
Tổ chức làng xã theo huyết thống (gia đình), dịng họ: một làng có thể gồm
nhiều dịng họ cịn có làng chỉ một họ duy nhất và khi đó làng và dịng họ
đồng nhất với nhau. Mức độ liên kết huyết thống trong phạm vi làng hết sức
rạch ròi, chi li với những tên gọi cụ thể (cố - cụ - ông - cha – con - cháu –
chắt – chút – chít ….)
Tổ chức làng theo nghề nghiệp, theo sở thích và lịng tự nguyện ( thường
được gọi là phe – hội hay phường): ngồi yếu tố huyết thống, phường – hội
cịn là mối dây ràng người trong làng. Phường và hội là tập hợp những
người cùng sở thích và cùng nghề nghiệp. Mỗi làng có thể có nhiều hội
nhiều phe.
Tổ chức làng xã theo lớp tuổi (truyền thống nam giới): tổ chức giáp, hiện rất
mờ nhạt. Là tổ chức dành riêng cho nam giới, nữ giới không được vào, được
tiến thân theo tuổi. Giáp gắn chặt với làng, từ khi bé trai được vào giáp ngay
từ khi vừa chào đời, rồi lên đinh, ngồi chiếu giữa làng, dần dần địa vị được
nâng lên cho đến khi lên lão,…
Tổ chức làng theo cơ cấu hành chính: Theo nhiều tác phẩm trong văn học
xưa như Chí Phèo, Vợ nhặt, làng được chia theo hai loại là dân chính và ngụ
cư (nội tịch và ngoại tịch). Tuy nhiên dân ngụ cư có thể trở thành dân chính
cư nếu như sống ở làng từ 3 đời trở lên và có điền sản. Dân cư trong làng
được phân thành nhiều hạng khác nhau: chức sắc ( đỗ đạt hoặc có phẩm hàm
vua ban); chức dịch (có chức vụ trong bộ máy hành chính), lão, đinh, ty, ấu,
người già, trai đinh, trẻ con (trong các giáp)…

Làng là một thiết chế xã hội của nơng thơn Bắc bộ có cơ cấu tổ chức phong phú
nhưng không kém phần chặt chẽ, ln mang tính cộng đồng và tự trị cao. Làng cịn
là nơi gìn giữ và lưu truyền văn hóa làng chống lại sự xâm lăng, đồng hóa của văn

hóa ngoại lai.

II. Cơ sở thực tiễn:
Từ xa xưa, làng đã là một tổ chức cộng đồng khép kín: đình làng thờ Thành
Hoàng, tổ chức lễ hội. Lũy tre và cổng làng là điển hình của biên giới tách biệt
làng với thế giới bên ngoài với những luật lệ riêng của mỗi làng. Gia đình, dịng
tộc cũng góp phần cho sự phong phú thêm cho truyền thống làng. Vì thế mà khi về
vùng quê Bắc bộ, thường hay thấy bất kể già trẻ đều phải thưa gửi ông trưởng tộc
dù tuổi đười cịn rất trẻ. Khơng những thế dù con cái có ăn khoai sắn thay cơm


7

nhưng nhà thờ họ, giỗ họ, mộ tổ đều phải lo cho đầy đủ chu đáo, phải làm thật to.
Trong làng xã chứa đựng những điều tốt đẹp và cả bất cập. Mọi sự phát triển, tụt
hậu, chiến thắng hay thất bại đều dựa vào truyền thống ấy.
1. Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất nằm giữa lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình và
sơng Mã, nơi tụ cư lâu đời nhất của người Việt (Kinh). Trong quá trình chinh phục
tự nhiên và chống xâm lược, người dân ở đây đã sống quần tụ thành làng. Xét về
hình thức, làng là một điểm tụ cư, nhưng thực chất nó là một hình thức tổ chức xã
hội nơng nghiệp. Một mặt, nó được hình thành trên cơ sở nền sản xuất nông nghiệp
tiểu nông tự cấp, tự túc, mặt khác, nó là mẫu hình xã hội phù hợp đảm bảo sự cân
bằng và bền vững của xã hội nơng nghiệp ấy.
Nói đến văn hóa là nói đến những “nét riêng biệt” có tính đặc trưng, tức là cái hồn,
cái chất của một người, một vùng miền hay một dân tộc. Văn hóa bộc lộ tư duy,
tình cảm của con người và biểu hiện ở quan niệm sống, hành vi ứng xử của họ. Với
Việt Nam nói chung, đồng bằng Bắc bộ nói riêng, cái hồn này thể hiện trong văn
hóa làng.
Vậy điều gì đã làm cho làng có sức mạnh bền vững và dẻo dai như thế? Đó là văn

hóa làng. Văn hóa làng chính là cái gốc của văn hóa dân tộc đồng thời là hằng số
không đổi đồng hành cùng người dân Việt theo thời gian từ xưa đến nay. Khẳng
định vị trí của làng trong việc hình thành nền văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu
Nguyễn Từ Chi viết: “Làng là tế bào sống của xã hội Việt Nam. Xã hội Việt Nam
là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt trồng
trọt. Hiểu được làng Việt là có trong tay cơ sở tối thiểu và cần thiết để tiến lên tìm
hiểu xã hội Việt nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung, trong sức năng động lịch
sử của nó, trong ứng xử cộng đồng và tâm lý tập thể của nó, trong các biểu hiện
văn hóa, cả trong những phản ứng của nó trước những hình thái mà lịch sử đương
đại đặt vào nó”
Văn hóa làng Bắc Bộ được thể hiện ở những điểm chính: ý thức cố kết cộng đồng
rất cao, từ ý thức đó mà hình thành nên những phong tục, tập quán, nếp sống dân
chủ. Thông qua các hương ước, lệ làng, thể hiện rõ ý thức tự cai quản, tơn ti trật tự
trong các dịng họ và trong từng làng. Ngoài những đặc điểm chung, mỗi làng cịn
có những nét riêng, làm nên sự độc đáo, sự ràng buộc tự nhiên. Ngồi ra, văn hóa
làng Bắc bộ còn được thể hiện ở sự đa thần giáo trong đời sống tín ngưỡng của
làng.


8

2. Văn hóa làng vùng Đồng bằng Bắc bộ hiện nay
Ngày nay, trước sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp và thời đại công
nghệ 4.0, đã và đang có rất nhiều giá trị quý báu của văn hóa làng vùng Đồng bằng
Bắc bộ dần mất đi, khơng cịn nữa mà chỉ còn xuất hiện trong dân gian, trong
những bài thơ, cao dao, tục ngữ hay những bài hát, bài vè. Làng Bắc Bộ ngày nay
đã có những bước tiến mới về văn hóa, tinh thần do sự phát triển của cuộc cách
mạng khoa học – cơng nghệ.
Tìm hiểu, xây dựng và lưu giữ văn hóa làng dân gian Bắc Bộ chính là góp phần
tích cực vào cơng cuộc bảo tồn và lưu giữu cùng phát triển văn hóa nước nhà, vì

một nền văn hóa đầm đà bản sắc dân tộc.


9

Chương 2: Đặc tính của làng dân gian Bắc Bộ
I. Những đặc tính cơ bản
Vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động sinh sống và sản xuất của
người dân trồng lúa nước, đồng thời cũng là khơng gian sinh hoạt, gìn giữ và phát
huy các giá trị văn hóa. Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ được hình thành và
phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Làng là một thành tố quan trọng
trong cơ cấu xã hội Việt kể cả xưa và nay (nổi lên là gia đình (nhà) – làng – nước),
với hai đặc tính cơ bản là tính cộng đồng và tính tự trị.
1. Tính cộng đồng
Tính cộng đồng là đặc tính cơ bản nhất của văn hóa làng Việt Nam. Một cộng đồng
là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường
là có cùng các mối quan tâm chung. Mục đích thành lập làng là do nhu cầu cùng
nhau đối phó với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bên ngồi nên làng dân
gian mang tính cộng đồng.
Tính cộng đồng của làng được nhấn mạnh vào sự đồng nhất, có một điểm chung
nào đó liên kết mọi người trong cùng một làng lại với nhau. Sự đồng nhất đó có thể
là cùng một hội, cùng một thuyền, cùng cảnh ngộ, địa bàn cư trú hay cùng huyết
thống. Từ những sự đống nhất ấy mang mọi người trong làng lại với nhau, khiến
họ gắn bó cùng giúp nhau vượt qua cảnh ngộ, cùng giúp nhau để đối chọi với thiên
nhiên và cùng phấn đấu tạo ra của cải vật chất. Tình cộng đồng được thể hiện qua
những biểu tượng tiêu biểu như sân đình, bến nước, cây đa, là những nơi dân trong
làng thường tụ tập, trao đổi, thăm chuyện lẫn nhau.
Tính cộng đồng được thể hiện tiêu biểu trong quan hệ huyết thống: gia đình và
dịng họ. Người Việt, đặc biệt ở vùng Bắc Bộ, rất coi trọng gia đình. Thành viên
trong gia đình ln sống vì nghĩa vụ và trách nhiệm với các thành viên còn lại

trước, đồng thời, họ lấy gia đình làm nịng cốt để tạo lập kỷ cương xã hội. Với ý
nghĩa đó, gia đình Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ vừa là đơn vị sinh hoạt, đơn
vị kinh tế, cũng là đơn vị giáo dục và là tế bào của xã hội. Trong dân gian đã có
quan niệm “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” nên người cùng một họ ln có
trách nhiệm phải đùm bọc cưu mang lẫn nhau, giúp đỡ nhau về nhiều phần trong
cuộc sống. Vào những ngày lễ tết, đám giỗ, cả họ sẽ cùng nhau họp bàn việc tổ
chức đám và các nghi lễ. Cùng vì đó mà tinh thần cộng đồng ở gia đình và dịng họ
ln được gìn giữ và tiếp tục phát triển cho đến tận bây giờ. Như vậy, sức mạnh


10

của gia đình và dịng họ thể hiện trước hết ở tinh thần đùm bọc, đoàn kết, yêu
thương nhau giữa các thành viên, giữa các thế hệ.
Tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ cịn được thể hiện qua
địa bàn cư trú. Nghĩa là những người sống gần nhau, cùng làng, cùng xóm ln
bên cạnh giúp đỡ nhau khi cần thiết, do đó mà dân gian có câu hàng xóm “tối lửa
tắt đèn có nhau”.
Khơng những thế, tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ thể
hiện tiêu biểu qua việc thờ Thành hoàng làng và tổ chức lễ hội hàng năm. Đối với
dân làng, “Thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng
hi vọng chung của cả làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc
vơ hình, khiến cho làng thành một đồn thể có tổ chức và hệ thống chặt chẽ”. Qua
việc cả làng cùng thờ một vị thần cho thấy được sự liên kết cộng đồng về mặt tinh
thần của người dân. Do vậy, các loại lễ hội thờ cúng cũng góp phần tăng cường
mối đồn kết tương thân. Có thể nói, đặc trưng tính cộng đồng của văn hóa làng
vùng đồng bằng Bắc Bộ khơng chỉ tìm thấy trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn
thể hiện rõ trong đời sống tinh thần.
Nhờ làng có tính cộng đồng nên người dân trong làng là những người ở gần với
nhau, họ ln có tinh thần đồn kết, tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ nhau

khi cần. Và cũng vì vậy mà người dân làng có được tính tập thể cao, ln hịa đồng
với nhau theo như câu ca dao “Bán anh em xa mua láng giềng gần” mà người dân
Bắc Bộ thường hay nói đến. Việc tất cả mọi người trong làng cùng hỗ trợ nhau như
thế đã tạo nên một nếp sống dân chủ bình đẳng, ai cũng như ai, ai cũng có thể giúp
nhau và ai cũng cần được giúp đỡ. Những hệ quả của tính cộng đồng này đã phần
nào ăn sâu và trở thành nịng cốt của văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay.
Tuy vậy, tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ được hình
thành trên cơ sở nền kinh tế tiểu nơng, khép kín, khơng khoa học, nên cũng có
những hạn chế nhất định. Một khi tính cộng đồng đã quá cao thì mọi cá nhân đều
nghĩ đến cộng đồng mà quên mất vai trò của cá nhân, của bản thân. Do đó mà họ
chỉ biết lo “việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng” hay thậm chí nặng hơn nữa
người dân thường có thói ỷ lại, dựa dẫm vì đinh ninh rằng trong làng rồi sẽ có
người giúp nên khơng việc gì phải lo.
2. Tính tự trị
Nói đến đặc tính văn hóa làng dân gian xưa, ngồi tính cộng đồng khơng thể khơng
nói đến tính tự trị. Từ bao lâu nay đã có câu nói“Phép vua thua lệ làng” thể hiện


11

sức mạnh của tính tự trị diễn ra trong làng dân gian xưa như thế nào. Chính tính tự
trị đã xác định sự độc lập của làng, tự bản thân làng có thể cai quản trơng coi mọi
việc trong làng.
Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre và cổng làng. Mỗi làng ở đồng
bằng Bắc Bộ xưa thường có lũy tre kiên cố bao bọc làng, tách biệt làng với thế giới
bên ngoài. Cùng với lũy tre là cổng làng. Trước đây vào làng rất khó, nhiều khi chỉ
có một lối đi vào duy nhất là qua cổng làng, cổng được làm chắc chắn, bên trên có
mảnh chai làm vũ khí tự vệ, hai bên đường có ao. Từ xa xưa, làng Việt đã được
bảo vệ một cách có ý thức. Ngày nay, tình hình an ninh đảm bảo hơn, lũy tre đã
dần vắng bóng, nhiều cổng làng đã biến mất nhưng ý thức tự trị trong tư duy con

người thì vẫn cịn lưu lại.
Có thể nói, làng ở đồng bằng Bắc Bộ có tính tự quản cao, nhìn chung, mỗi làng là
một đơn vị hành chính tương đối độc lập được quản lý chặt chẽ trong một kết cấu
xã hội phân tầng theo chức tước, theo khoa mục, theo tuổi tác, theo trật tự thân tộc.
Đó là điều mà các triều đại, nhà nước phong kiến ln tìm cách xóa bỏ nhưng đều
thất bại.
Tính tự trị của làng thể hiện ở việc: mỗi làng có một luật pháp riêng (thể hiện qua
hương ước), có một tiểu triều đình riêng, trong đó hội đồng kì mục là cơ quan lập
pháp, lí dịch là cơ quan hành pháp. Tính tự trị của làng cịn được biểu hiện ở lệ
làng. Lệ làng là những quy tắc ứng xử trong đời sống xã hội và tín ngưỡng địi hỏi
dân làng phải tuân theo. Lệ làng có thể được chép thành văn bản, được gọi là
hương ước.
Tính tự trị được tạo nên bởi cơ sở nhấn mạnh sự khác biệt giữa cộng đồng làng này
so với cộng đồng làng khác. Từ đó tạo nên được tình thần tự lập cộng đồng, mỗi
cộng đồng, mỗi làng phải tự lo liệu việc, có luật pháp riêng của mình. Vì lối sống
tự lo liệu như thế nên dần hình thành nếp sống tự cung tự cấp: mỗi làng tự lo nhu
cầu cho cuộc sống làng mình, mỗi nhà tự có vườn trồng rau, chăn gà, nuôi lợn để
tự đảm bảo nhu cầu ăn uống cũng như chỗ ở. Do đó mỗi làng nói chung hay mỗi
người dân trong làng nói riêng thường có tính siêng năng, cần cù để có thể tự lo
liệu, cung cấp đủ những nhu cầu thiết yếu cho chính gia đình và cho cả làng của
mình.
Trái với những điều ấy, tính tự trị cịn khiến cho làng cũng như những người dân
có óc tư hữu, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân và đơi khi nghĩ khơng phải việc của
mình thì mình khơng cần phải lo. Bởi thế mới có câu trong dân gian:


12

“Ai có thân người nấy lo
Ai có bị người nấy giữ”

Bên cạnh đó, tính tự trị cịn có thể khiến người dân mang óc bè phái, địa phương
cục bộ do thói quen tự lo liệu. Làng nào chỉ việc lo cho riêng làng nấy, lo chu đáo
cho cục bộ làng địa phương của mình. Dân gian xưa có câu:
“Trống làng nào làng nấy đánh,
Thánh làng nào làng nấy thờ”
Ngoài ra, tính tự trị cịn khiến người dân có óc gia trưởng, tơn ti nặng nề. Tính tơn
ti tự thân nó không hề xấu do xuất phát từ nguyên tắc tổ chức nống thơn theo huyết
thống, tuy nhiên do tính tơn ti khi đi cùng với óc gia trưởng đã gây nên tâm lý cậy
quyền, áp đặt những suy nghĩ, ý muốn của mình lên người khác như câu “Sống lâu
lên lão làng”. Những suy nghĩ nhưu vậy sẽ làm cản trở sự phát triển của xã hội vì
đâu cứ phả người cao tuổi là sẽ đúng hết, sẽ có lúc người trẻ hơn nhưng có những
suy nghĩ hợp lí hơn.
3. Chức năng
Đặc điểm mơi trường sống quy định tính cách và tư duy của dân tộc. Dân tộc Việt
ta gốc nơng nghiệp cùng lối tư duy biện chứng đã hình thành nên ngun lí âm
dương và cúng với đó là lối ứng xử nước đơi trái ngược nhưng hài hịa với nhau.
Làng dân gian Bắc Bộ xưa cho đến nay vẫn ln mang trong mình cả hai tính cách,
vừa đồn kết tương thân tương ái, vừa có óc tư hữu ích kỉ; vừa có tính tập thể hịa
đồng trong cộng đồng làng lại vừa có óc bè phái, địa phương; vừa có nếp sống dân
chủ lại vừa có óc gia trưởng tôn ti;… Tùy lúc tùy nơi mà mặt tốt và mặt xấu được
thể hiện ra. Tuy nhien những tính chất cơ bản này của làng dân gian Bắc Bộ góp
phần hình thành nên tính cách của làng Việt Nam và ăn sâu vào tính cách đặc trưng
của văn hóa Việt Nam.

II. Một số biểu tượng – cấu trúc đặc trưng:
1. Cây đa
Từ bao đời nay cây đa đã được xem là một trong những biểu tượng đặc trưng của
làng quê truyền thống vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói
chung. Cây đa tượng trưng cho sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Năm tháng trôi



13

qua nhưng cây đa vẫn luôn sừng sững, chứng kiến những thăng trầm đổi thay của
đất trời và của bao thế hệ con người.

Hình ảnh cây đa đầu làng rất quen thuộc với nhiều người (Nguồn:
)
Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường
ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của
làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân q, gốc đa là nơi bình
đẳng nhất, khơng có sự phân biệt ngơi thứ.
Khơng tiền ngồi gốc cây đa
Có tiền thì hãy lân la vào hàng
Gốc đa cịn gắn liền với sinh hoạt hằng ngày của người dân xưa với những hình
ảnh họp chợ hay là chỗ chơi thoải mái nô đùa, nhặt lá hái hoa của trẻ nhỏ hay
chúng có thể chơi những trị chơi dân gian nơi đây. Gốc đa còn là nơi để người
người nghỉ chân tránh nắng sau những giờ làm việc mệt nhọc ngồi đồng. Ngồi
ra, gốc đa cịn là chốn hị hẹn thân quen của những cặp đôi yêu nhau
Em đang dệt vải quay tơ
Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà
Hẹn giờ ra gốc cây đa
Phượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao.
Khơng những thế, hình ảnh cây đa cịn có ý nghĩa tâm linh với người dân trong
làng. Cây đa có thể có ở nhiều vị trí nhưng khơng thể thiếu ở đình làng hay chùa.
"Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề"


14


Hay:
"Cây thị có ma, cây đa có thần"
Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây
đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các
di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lịng tơn kính các vị thần
linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi
lang thang quấy nhiễu dân làng.
Cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng:
vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm
yếu tố tâm linh.
2. Ao làng
Bên cạnh hình ảnh cây đa, ao làng cũng là hình ảnh khơng thể thiếu trong mỗi làng
quê Việt Nam nói chung và làng quê xưa Bắc Bộ nói riêng. Ao làng là hình ảnh
thân thương, gần gũi và ăn sâu vào kí ức thời thơ ấu cho đến về già với mỗi người
xưa.
Ao làng là nơi diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, náo nhiệt của cả làng như vào dịp
giáp tết Nguyên đán, người trong làng thường tát cạn ao và chia từng phần cá cho
nhau. Và một số người còn vớt từ dưới ao lên những cây gỗ ngâm từ trong bùn để
chuẩn bị sửa nhà hoặc làm nhà. Có khi cả làng có hiều người cùng chung nhau một
con lợn và mổ ngay bên bờ ao, chia thịt, luộc lòng, người ta rửa lá dong để gói
bánh chưng và làm cỗ chung vui tại đây.
Ao làng còn là nơi cư dân gặp gỡ trò chuyện, đặc biệt với gốc đa cạnh ao làng là
nơi lý tưởng để người nơng dân cùng xóm làng với nhau sau giờ làm mệt nhọc có
thể cùng ngồi trò chuyện thăm hỏi qua lại. Đặc biệt hơn nữa, hình ảnh ao làng cũng
là một chốn hẹn hị, gặp gỡ gần gũi mà lý tưởng của các cặp gái trai trong làng.
Không những thế, hoạt động giặt giũ khi xưa cũng diễn ra ở ao, việc các chị em
cùng nhau ra ao vừa giặt đồ vừa trò chuyện mang lại khơng khí tươi vui cũng nhưu
thể hiện tính cộng đồng gắn kết thân thiết giữa người trong cùng một làng với
nhau.



15

3. Lũy tre:

Hình ảnh lũy tre xanh làng quê xưa (Nguồn: baolaocai.vn)
Làng trong dân gian bắc bộ thường được bao kín xung quanh bởi lũy tre rất kiên cố
như bức tường thành tách biệt làng với thế giới bên ngoài. Cây tre là biểu trưng
cho sự dẻo dai, kiên cường bất khuất hệt như tính cách của người nơng dân Việt
nam dù nhỏ bé yếu đuối nhưng bất cứ ở đâu tre cũng tốt tươi và bền vững. Tre khi
mọc cùng nhau thành lũy, từng lũy tre cùng nhau bao quanh làng tạo thành một
hành lũy kiên cố bất khả xâm phạm để bảo vệ làng: “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Bởi thế mà lũy tre kiên cường cho dù có đốt cũng khơng thể cháy, trèo qua cũng
khơng thể được mà đào hầm thì lại vướng rễ. Vậy nên tre hay thường xuất hiện
trong các câu ca dao tục ngữ dân gian và xuất hiện trong cả văn học.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)


16

Bài thơ Tre Việt Nam rất phổ biến miêu tả rõ hình ảnh cây tre, qua đó thể hiện tính
cách và ý chí của con người Việt Nam.

Hơn nữa người trong dân gian xưa cịn thường dung tính chất của tre để nói về
những chân lí trong đời sống như “Tre già măng mọc” hay “Tre non dễ uốn”
Và cũng có ca dao tục ngữ thể hiện hình ảnh làng xưa gắn với lũy tre xanh
“Làng tơi có lũy tre xanh
Có song Tơ Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải, nhãn hai hang
Dưới sống cá lội từng đàn tung tăng.”
Từ đó có thể hiểu ra được hình ảnh cây tre rất thân thuộc và luôn gắn liền với làng
cũng như văn hóa sinh hoạt của làng dân gian xưa và còn kéo dài đến nay ở một số
nơi.
4. Cổng làng

Cổng vào làng cổ Đường Lâm, Hà Nội. (Ảnh: hanoimoi.com.vn)
Dù không phơ tưởng, khơng to hay đẹp nhưng bất kì ngơi làng trong dân gian nào
cũng đều có cổng để đi vào làng và đó là đặc điểm khơng thể thiếu của làng người
Việt xưa. Cổng làng được người xưa xem như bộ mặt của làng, không cần phải vào
làng mà chỉ cần nhìn thấy cổng làng, người ta đã phần nào đốn được ngơi làng ấy
hay tính cách người trong làng như thế nào. Người trong dân gian có câu “Ăn trơng
nồi, ngồi trơng hướng”, vì thế việc xây cổng làng rất quan trọng với làng và mỗi
người dân trong làng. Làng lớn thì cổng có thể lớn, rồng chầu, hổ phục. Tuy nhiên


17

xây cổng cũng phải ý tứ nhìn sang làng bên, trông lên cao hơn. Thuở xưa, danh giá
của làng quyết định tầm cỡ cổng làng vì dù chỉ là cái ổng nhỏ nhưng cũng phần
nào quyết định danh giá của làng. Cũng vì thế mà thời ấy, làng nào có nhiều người
đỗ đạt, làm quan to thường được vua ban cho quyền xây cổng lớn nhưng dĩ nhiên
thể vượt qua những luật lệ nghiêm ngặt. Ở những vùng quê nghèo, cổng làng rất
mộc mạc, hai bên trụ gạch thấp nhỏ, khiêm nhường đỡ một tấm xà cũng bằng gạch,

vậy là thành chiếc cổng làng. Dù vậy, cổng làng vẫn gắn bó mật thiết với mỗi phần
đời của người trong làng.
Cổng làng thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất, dễ nhìn thấy nhất và thường
chỉ có một cửa chính nhưng ở nhiều nơi cịn có hai cửa phụ thấp và nhỏ hơn, được
xây dựng trang trí hài hịa với cổng chính, gọi là cổng “tam mơn”, tạo thành kiến
trúc thống nhất tựa như những ngôi tam quan của chùa, hay những bức mã ở đùnh
làng.
Cạnh cổng làng thường có cây đa và nép sau thường là quán nước nho nhỏ với
chiếc chõng tre trỏng chơ vài hũ kẹo bột, kẹo vừng hay vài tấm bánh nếp, bánh gai
và lèo tèo vài củ khoai lang, khoai sọ. Do đó mà cổng làng cũng là nơi để mọi
người dừng chân đặt gánh, gác vai bó lúa để làm vài chén trà cùng dăm ba câu
chuyện, mấy lời góp nhặt. Như thế thôi cũng đủ quên đi mọi cực nhọc ngày mùa
cực nhọc.
Khơng những thế, cổng là loại cơng trình kiến trúc mang tính bảo thủ. Cổng làng là
nơi ra vào, song cổng làng Việt thường hướng vào nhiều hơn hướng ra bởi đảm
nhiệm phận sự gìn giữ những truyền thống và dị biệt của làng ấy. Dị biệt tạo nên
sức sung, sức sung tạo nên đề kháng của mỗi làng, mỗi vùng và của văn hóa Việt.
Chẳng thế mà theo lời kể, làng Hồ và làng Bưởi ở Hà Thành xưa chỉ cách nhau có
vách tường mà tiếng nói lại khang khác. Chẳng thế mà dân làng này lại hay nói
làng khác có những tập tục lạ.
Cổng làng nói đúng hơn được dùng như một qui ước không gian hơn là một giới
hạn địa lý của làng. Nó như một dấu hiệu đánh mốc trong làng – ngoài làng, đây
cũng là một phần của văn hóa Việt Nam.
5. Chợ làng
Nói đến văn hóa làng dân gian, khơng thể khơng nói đến chợ làng, nó như một
phần khơng thể thiếu trong đời sống của những người dân quê. Chợ làng không
những là nơi bn bán, trao đổi mà cịn là nơi thăm hỏi chuyện trị, mời gọi, nói


18


chuyện con trâu, cái cày, chuyện ruộng vườn, đồi núi,… Đối với một người nơng
dân Bắc bộ, có thể nói chợ làng đã trở thành một địa chỉ giao lưu văn hóa.
Chợ thường được họp ở giữa sân đình, cạnh một cái quán nước hay bên gốc cổ thụ
như cây đa, cây bàng, cây đề… với vài cái mái che được làm từ tre, nứa, lá. Chợ
làng có phiên chính, phiên phụ, cứ mỗi vài ngày lại có vài phiên, được họp từ sớm
tinh mơ đến 8 – 9 giờ sáng. Các phiên chợ được sắp xếp luân phiên để không trùng
nhau, thuận tiện cho người dân thuận tiện giao lưu, buồn bán và trao đổi. Ảnh
hưởng bởi tính tự trị của làng mà chợ làng mang tính tự cung tự cấp. Người dân
trong một làng tự đem bán bó rau nhà trồng được, trứng, thịt gà, thịt heo nhà tự
nuôi cùng các loại hoa quả trái cây trong vườn nhà, cũng có khi thêm ít hàng xén.
Hồng hóa có khi ít có khi nhiều nhưng khơng thể thiếu được hàng quà bánh như
bánh khúc, bánh giờ, bánh cuốn, bún cuộn… vừa rẻ tiền lại dễ mua làm quà mà
cũng dễ sà xuống ngồi ăn.
Vì tính chất khép kín của làng xưa mà đi khắp chợ từ đầu đến cuối chỉ tồn người
quen, tạo nên khơng gian ấm áp, thân thương. Người dân trong làng dường như ai
cũng thích đi chợ, khơng mua sắm thì đi ngắm, đi chơi, đi bình phẩm và trị
chuyện. Vừa mua bán hàng hóa lại vừa mua bán thông tin cho nhau về cuộc sống
riêng tư, cuộc sống đời thường. Khơng những thế, chợ cịn là chốn hẹn hị, khơng
hiếm các đơi trai gái nên vợ nên chồng bắt đầu từ những phiên chợ này.
6. Đình làng
Đình làng là một nơi rất quan trọng mà hầu hết làng dân gian Bắc bộ nào cũng có.
Đó là một “ngôi nhà” to, cao rộng trong làng được dựng bằng những cây cột to
tròn thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng
làm tồn bằng những gỗ q. Đình có tường xây bằng gạch, đơi khi khơng xây
tường, mái đình lợp ngói mũi hài, bốn góc có bốn đầu cong vút như hình đơi chim
Phượng uốn cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt (lưỡng long chầu
nguyệt). Mái đình như ơm ấp cả làng q cịn sân đình được lát gạch. Trước đình
có hai trụ cột cao vút, trên đỉnh được tạc hình con nghê lúc nào cũng nhe răng như
cười. Cũng vì thế mà đình thường được xây ở trung tâm làng, nơi thuận tiện dễ tụ

hợp và qua lại cho mọi người dân trong làng.


19

Đình làng 150 năm ở khu làng Việt cổ (Nguồn: )
Đình thứ nhất được xem như một trung tâm - trụ sở hành chính, giải quyết mọi vấn
đề cấp bách, là nơi họp và đưa ra các quyết định quan trọng của cả làng. Đặc biệt
trong các câu chuyện cổ tích về dân gian xưa cũng thường đề cập đến đình là nơi
xử lí các vụ kiện tụng, giải quyết việc làng.
Đình thứ hai được cho là trung tâm văn hóa của làng, nơi tổ chức lễ hội vui chơi
ngày lễ, nơi tổ chức tiệc làng hay có những buổi diễn chèo, văn nghệ cho cả làng.
Sân đình đã trở thành một sân khấu nghệ thuật vào những ngày mở hội làng. Đó là
một nét đẹp riêng của làng quê Bắc Bộ nói riêng và làng quê Việt Nam nói chung.
Già, trẻ, gái, trai trong ngày hội ăn mặc những bộ quần áo đẹp nhất tụ tập ở sân
đình xem hát chèo, hát tuồng, xiếc, dân ca, dân vũ,… Sân khấu dân gian nhưu một
“nhà hát nhân dân” nho nhỏ giữa làng q. Ở đó, dân làng cịn được xem đấu vật,
chọi gà, đánh đu, kéo co, thi thổi cơm,….
Thứ ba, Đình cịn là trung tâm về mặt tơn giáo, tâm linh của người dân trong làng.
Đây là thiết chế văn hóa tín ngưỡng của làng xã thời xưa, nơi dân làng đến để bái
cầu mưa thuận gió hịa, xóm làng n ổn. Khơng những thế, đình cịn là nơi thờ
Thành hoàng – một vị thần bảo trợ cho làng, thường là các nhân vật lịch sử có
cơng với làng, với đất nước hoặc những người có cơng dựng xây làng.
Cuối cùng, đình làng cịn là trung tâm về mặt tình cảm, là chốn hẹn hị khơng kém
phần lý tưởng của những cặp đôi yêu nhau trong làng. Trong dân gian xưa đã câu
“Qua đình ngả nón trơng đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”


20


Chương 3. Văn hóa dân gian ở làng Bắc bộ
1. Văn học, nghệ thuật
Làng Việt là nơi lưu giữ rất nhiều giá trị cũng như tài liệu về dân gian đặc biệt là
làng vùng Bắc Bộ
a) Ca dao, dân ca
Ca dao dân ca như những làn điệu và khúc thức dân ca và là phương tiện biểu lộ
tâm hồn tình cảm của những người dân gian xưa. Cũng vì thế mà nhiều nơi dân ca
mang màu sắc, âm điệu độc đáo, chỉ có ở đó chứ khơng ở đâu khác có. Ngay cả
trong từng câu hát chung cho một làng, một vùng, một xứ vẫn có nhiều cách luyến
láy khác nhau. Do đó mà có thể ở làng này là hát xoan, hát chèo, nhưng làng kia lại
là hát dặm, hát quan họ,… Ca dao dân ca đa dạng và ln thấm đượm tâm tư tình
cảm của người dân gian, của làng dân gian và của hồn quê Việt Nam.
b) Truyện kể
Người dân gian xưa ở các làng bản thường rất thích truyện kể. Và từ đó ta có thể
nói truyện kể là loại hình văn học dân gian phổ biến nhất ở nơng thơn từ xưa.
Truyện kể có thể là những câu truyện cổ tích quen thuộc thường được những người
già như cụ bà, những bà mẹ thông thuộc kể cho con cho cháu nghe. Hoặc đó có thể
là những truyện dã sử về địa phương (làng, tỉnh, huyện, các gia đình, các dịng họ)
hoặc những truyện lưu truyện trên phạm vi cả nước, phần nhiều là các giai thoại
hay các huyền tích về vua quan, tướng lĩnh,… Do lưu truyền trong dân gian,
thường không rõ về nguồn gốc nên nhiều địa phương đã nhận những nhân vật lịch
sử là danh nhân q hương mình. Vì thế mà đơi khi dù làng không phải là nơi đã
diễn ra sự kiện đó nhưng vẫn rất tự hào là có dấu tích của danh nhân.
Hoặc truyện kể cũng là những câu truyện ngụ ngôn. Ngụ ngôn trong làng quê
không phải chỉ dùng để răn dạy trẻ em như sách giáo khoa mà là để cho người dân
dùng trong ứng xử. Không những thế ngụ ngơn cịn dành để nói về chuyện đời và
được người lớn kể cho con cháu nghe. Hầu hết truyện ngụ ngơn có những lí thuyết
răn dạy hay những câu nói, tên truyện được người dân xưa ln dùng trong văn nói
như những câu thường nghe “Thầy bói xem voi” hay “Lợn cưới áo mới”,…

Ngoài ra, truyện kể cịn có thể là truyện tiếu lâm hay truyện hài. Người làng xưa
thường hay thích kể truyện và nhất là có một số người có khiếu hài hước, “bịa”


21

chuyện rất duyên dáng nhưng lại gây cười cho người nghe, để rồi những câu
chuyện dí dỏm ấy được kể ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào. Khơng khí làng q dân
gian thoải mái, phóng khống nên đa số các truyện tiếu lâm có tính cách dâm tục
cũng đều ra đời ở các làng. Truyện kể có rất nhiều loại nhưng bất kể là loại nào, nó
cũng có phần tác động vào tư tưởng, lời nói và hành động của người dân gian xưa.
c) Vè
Cũng là loại truyện kể, nhưng ở làng cịn có hình thức kể chuyện bằng thơ thường
hay gọi là vè. Vè chính là những truyện kể nhưng lại mang vần vè và nội dung rất
gắn bó với làng. Những câu vè thường phản ánh lại tình hình xã hội, phong tục và
cả những tin tức thời sự của làng. Vì thế vè được xem như một dạng “khẩu báo”
sinh động. Nhờ đó mà ta có thể biết được mọi câu chuyện từ xưa đến nay của làng
và qua đó cịn hiểu được hình thức, ý vị, dí dỏm, nghịch ngợm của người dân làng
đó. Vè địa phương và vè lịch sử có thể cung cấp nhiều tài liệu giá tị về làng, thôn,
xã cũng như về con người dân gian xưa. Những làng có nghề nghiệp khác nhau có
hàng loạt bài vè khác nhau về nhiều lĩnh vực như khoa học tự nhiên, động vật như
cá hay chim, thực vật như cây cỏ hoa lá,… giúp cho việc mở mang kiến thức.
d) Tục ngữ, phương ngôn
Tục ngữ là một “kho sách” bằng lời khổng lồ được người dân xưa dùng để giáo
dục con cháu thay cho sách vở vì ngày xưa đa số các làng thường khơng có trường
có lớp và khơng phải ai cũng có thể đi học được. Vì thế àm có tục ngữ như một
quyển sách giáo khoa để dạy phép tu thân xử thế, truyền đạt lại những kinh nghiệm
của đời trước để tồn tại và phát triển.
Cịn phương ngơn thường là đê giới thiệu những nét riêng của làng trong một
vùng, một địa phương: ca ngợi nghề nghiệp, sản vật hoặc đánh giá con người (tập

thể hay cá nhân). Một số câu phương ngôn, tục ngữ là những câu ghép đặc điểm
của làng này với làng khác để gây được sự chú ý bằng lối quan sát song hành. Điều
chủ yếu là người ta muốn nhắc đến những gì gây sự chú ý về một làng, một địa
phương ấy. Chính vì thế mà người xưa gọi đó là phương ngơn.
e) Thơ ca dân gian
Dân tộc ta từ xưa đã rất thích thơ ca đến nỗi hầu như người dân nào, kể cả các bà,
các cô đều rất ham làm thơ, đặt câu hát để có thể thường bắt gặp những nhà thơ bất
chợt. Bât kể làng nào cũng có người sáng tác ra bài hát, làm vè nên kho tàng ca
dao, dân ca cũng phong phú do đó. Thơ ca giân dan không chỉ là những bài ca vè


22

lục bát mà cịn là những bài thất ngơn tứ tuyệt và thường rất phổ biến. Như khi
nâng chén quên sầu, người ta có thể hát vang câu
“Uống rượu cho quên giấc mộng mơ
Rượu vơi, tình vẫn chưa phai mờ
Tình sao tình q ư tê tái
Một bóng em, anh ... vẫn đợi chờ”
(trích “Nhớ”, Nguồn: />Bên cạnh đó, ở làng còn rất phổ biến các tác phẩm văn chương bác học. Dù
không mấy người biết chữ những chẳng hiểu sao đại đa số dân trong làng đều
thuộc Truyện Kiều hay cấc bài gia huấn ca, các truyện Nôm và cả nhiêu fbaif thơ
của Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… Họ đã lưu truyền bằng miệng các tác phẩm ấy
mà không nhắc đến tên tác giả, họ chỉ đọc những gì họ nhớ, họ nghe được hơn thể
đó chính là tác phẩm do chính họ sáng tác ra. Một số vùng có thể sẽ thay đổi hay
chữa những câu hay ý để phù hợp với hoàn cảnh quê hương, với sự tiếp thu,
thưởng thức của cá nhân mình hay do lưu truyền bằng miệng qua nhiều thế hệ,
đơi lúc có vài từ ngữ bị lệch đi so với bản gốc. Vì thế mà thơ của tác giả vì thế mà
trở thành thơ ca dân gian được lưu truyền bằng miệng trong cộng đồng làng, từ
thế hệ này sang thế hệ khác.

f) Trò chơi dân gian của người lớn và trẻ em
Trò chơi cũng là một trong những yếu tố biểu hiện văn hóa sinh động của làng dân
gian xưa. Trị chơi khơng chỉ dành cho trẻ em mà còn dành cho người lớn để giải
tỏa sau những ngày lao động mệt nhọc. Cha ông ta từ xưa đã nhận thức rõ về tầm
quan trọng của trị chơi nên trong văn hóa làng đã xuất hiện rất nhiều hình thức giải
trí của trị chơi khác nhau nhưng đến nay một số nơi đã và đang mai một dần. Trò
chơi cũng là một trong những sáng tạo thẩm mỹ, giúp con người phát triển năng
lực ở nhiều lĩnh vực. Trò chơi dơn giản thường là thả chim thi, đánh đu, trồng cây
cảnh, kéo co, bơi chải, thả diều,… còn ở mức cao hơn là những trị chơi mang tính
nghệ thuật hoặc trị chơi mang tính thượng võ. Những trò chơi này được người dân
trong làng bất kể độ tuổi cực kì thích thú và thường được tổ chức trong hội làng.
Còn về trò chơi của trẻ em nông thôn Việt Nam là biểu hiện sinh động nhất của
văn hóa làng: vừa đơn giản lại vừa gần gũi với thiên nhiên mà lại còn hồn nhiên và
gắn với cuộc sống ruộng đồng, thích ứng với xóm làng. Một số trò chơi tiêu biểu là
Nu na nu nống, Rồng rắn lên mây, Chi chi chành chành, Ô ăn quan,… đều rất dồi
dào khả năng tưởng tượng, có ý nghĩa giáo dục tập thể thấm đậm tình quê. Đó là


23

những phương tiện để trẻ con trong cùng một làng giao lưu và gắn kết với nhau
thời xưa. Ngày nay, những trò chơi nhưu thế đang dần mờ nhạt và khơng cịn được
quan tâm nhiều nhưu trước nên một số trị chỉ cịn lại trong dân gian. Do đó ý
nghĩa sâu xa của trò chơi trẻ em của làng quê là nối tiếp giá trị văn hóa dân tộc để
hình thành nhân cách Việt Nam vân chưa được nhiều người biết đến.
g) Tri thức phương thuật
“Phương thuật là những điều con người hằng tin tưởng và làm theo, lâu dần trở
thành những phương thức truyền miệng qua nhiều thế hệ. Hầu hết phương thuật
đều khơng có cơ sở khoa học kiểm chứng, ví dụ như cách chữa nấc cục, chữa bong
gân, cách cầu cây sai trái, hoặc đọc thần chú mỗi khi lo lắng hoặc sợ hãi. Chủ yếu

phương thuật là những tín điều thiên về tâm linh, những cổ tục được người xưa tin
tưởng và làm theo mỗi khi muốn cầu mong một điều gì đó.” (Theo Tú Ngơ,
Phương thuật trong văn hóa truyền thống Việt, 2019)
Và theo đó, người dân gian xưa rất tin những vấn đề thuộc phạm vi phương thuật
như xem giờ lành tháng tốt, xem tuổi, bốc mộ, hướng nhà,… Ở làng xưa thường có
những người được gọi là thầy bói rành về xem tử vi, tướng số,.. đều là những việc
cần thiết với cuộc sống tâm linh của người xưa. Thậm chí người trong dân gian
ln tin những điều như “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu” hay “Đất có
tuần, dân có vận”. Tất cả đều là những tri thức do người xưa quan sát và đúc kết
thành kinh nghiệm truyền miệng từ đời này sang đời khác. Bởi đó mà người dân
xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nhờ có tri thức về phương thuật
mà ln mong muốn sống phúc đức, thấm nhuần vào văn hóa làng dân gian xưa.

2. Hội làng
Với văn hóa làng, việc “trẩy hội” đã khơng cịn là một thứ gì đó quá xa lạ trong
dân gian xưa khiến tất cả mọi người trong làng xưa đều ln phấn khích và đều
muốn tham dự hội làng.
Hội làng có thể do vua tổ chức hoặc do một hay nhiều làng đứng ra tổ chức và tồn
tại dưới nhiều hình thức: hội chùa, hội vui chơi, hội thi tài, hội giao duyên, hội lịch
sử, hội tín ngưỡng,… Bên cạnh đó cũng có những hội dồi dào tinh thần thượng võ
(hội Phật, hội tung cù,…). Khơng những thế cịn có nhiều loại hình nghệ thuật
được phô diễn trong các lễ hội như vũ đạo (hội Xuân Phả), âm nhạc (hội Lim),…
Hội làng được chia làm hai phần là Lễ tiết bao gồm những nghi thức, lễ tế uy
nghiêm và Lễ hội gồm hệ thống các trò chơi.


×