Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.95 KB, 24 trang )

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MƠ 2
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT-NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 - 2019

Nhóm

: 1

Lớp

: Kinh tế vĩ mơ 2 – KTE402.4

Khóa

: 57

Giảng viên hướng dẫn

: Ths. Nguyễn Thị Hồng

Hà Nội, tháng 3 năm 2020

Trang 1




KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC
Nhóm 1:
STT
1. 1.

Thành viên
Phạm Quỳnh Anh

MSV

Cơng việc

1810110058 Trưởng nhóm: PCCV, theo dõi tiến độ, liên
lạc với giáo viên hướng dẫn.
Biên tập lại nội dung, kiểm tra tính đúng sai,
viết kết luận, kiểm tra chính tả.

2.

Võ Mai Anh

1811110071 Chương 2: 2.2.Chính sách tỷ giá năm 2012 –
2015.


3.

Phạm Nữ Tâm

1811110518 Chương 3: 3.3. Tìm hiểu về đề xuất giải pháp
đối với Chính phủ và các bộ, ban ngành.

4.

Nguyễn Vũ Anh
Thư

1811110563 Kiểm chứng các phần và số liệu, biên tập đồ
thị.
Viết phần mở đầu, tài liệu tham khảo.

5.

Đỗ Thu Hằng

1811120052 Chương 1:
1.2. Chính sách tỷ giá hối đối.
1.3. Tác động của tỷ giá, chính sách tỷ giá đến
hoạt động xuất nhập khẩu .
Chương 2: 2.4. Đánh giá hiệu quả.

6.

Trần Thu Doan


1811120028 Chương 3: 3.1. Tìm hiểu đề xuất các giải pháp
đối với Ngân hàng Nhà nước.

7.

Nguyễn Thị
Hương Giang

1811120041 Chương 1:
1.1. Khái niệm và phương pháp đo lường.
1.2. Cơ sở xác định tỷ giá hối đoái .
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái .

8.

Trần Văn Thanh

1814410193 Chương 3: 3.2 Tìm hiểu, đề xuất các giải pháp
đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

9.

Trần Thị Ngọc
Mai

1811120103 Chương 2: 2.1.Chính sách tỷ giá năm 2008 –
2011.

10.


Nguyễn Trần
Ngọc Linh

1814410128 Chương 2: 2.3.Chính sách tỷ giá năm 20162019.

Trang 2


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

MỤC LỤC
Chương 1
1.1

: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

6

Khái niệm và phương pháp đo lường

6

1.1.1

Khái niệm và phương pháp đo lường

6


1.1.2

Cơ sở xác định tỷ giá hối đoái

6

1.1.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đối

6

1.2

Chính sách tỷ giá hối đối

7

1.2.1

Khái niệm chính sách tỷ giá

7

1.2.2

Các cơng cụ của chính sách tỷ giá hối đoái

7


1.3

Mối quan hệ giữa tỷ giá và xnk

8

Chương 2 : TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐỐI ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT-NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
9
2.1

Chính sách tỷ giá năm 2008 - 2011

9

2.1.1

Bối cảnh áp dụng và nội dung chính sách

9

2.1.2

Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu

10

2.2


Chính sách tỷ giá năm 2012 - 2015

12

2.2.1

Bối cảnh áp dụng và nội dung chính sách

12

2.2.2

Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu

13

Chính sách tỷ giá giai đoạn 2016 - 2019

15

2.3

2.3.1

Bối cảnh áp dụng và nội dung chính sách

15

2.3.2


Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu

16

2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng chính sách tỷ giá trong điều tiết hoạt động xuất nhập
khẩu 17
2.4.1

Những kết quả đã đạt được

18

2.4.2

Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

18

Trang 3


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

Chương 3 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG ĐIỀU TIẾT HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM
19
3.1


Đối với Ngân hàng nhà nước

19

3.2

Đối với doanh nghiệp

20

3.3

Đối với Chính phủ và các bộ, ban ngành

21

3.3.1

Đề xuất đối với Quốc hội và Chính phủ

21

3.3.2

Đề xuất đối với Bộ Cơng thương

21

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Hình 1.1: Thay đổi của cán cân thương mại theo thời gian......................................................................8
Hình 2.1: Tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do từ năm 2009 – 2011 (VND/USD)..........................................9
Hình 2.2: Biểu đồ xuất nhập khẩu và tỷ giá theo từng năm.....................................................................11
Hình 2.3: Tỷ trọng các mặt hang xuất khẩu chính của Việt Nam............................................................11
Hình 2.4: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2012 – 2015.............................................................................12
Hình 2.5: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại giai đoạn 20062015 ..........................................................................................................................................................13
Hình 2.6: Biến động các tỷ giá hối đoái trong năm 2015........................................................................14
Hình 2.7: Mức giảm giá so với đồng USD của các đồng tiền trong khu vực năm 2016.........................15
Hình 2.8: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2018.....................................................................................16
Hình 2.9: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong 9 tháng đầu năm,
giai đoạn 2011-2019..................................................................................................................................17

BẢNG TRA CỨU TỪ VIẾT TẮT


CSTT: Chính sách tiền tệ



NH: Ngân hàng



NHNN: Ngân hàng nhà nước



NHTM: Ngân hàng thương mại




TCTD: Tổ chức tín dụng



TGHD: Tỷ giá hối đối



TPCP: Trái phiếu chính phủ

Trang 4


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu - một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt
động đầu tiên của thương mại quốc tế, đang vận động một cách mạnh mẽ và trở thành những cú
hích cho nền kinh tế của các nước trên tồn thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Ngồi tác dụng phân cơng lao động quốc tế, xuất nhập khẩu được coi là những tố tạo đà, thúc
đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, tạo ra nguồn vốn để thanh tốn những
món nợ quốc tế.
Đối phó với sự trở mình khơng ngừng của xu hướng xuất nhập khẩu trong thời kỳ toàn cầu hóa,
các quốc gia khao khát thúc thẩy hoạt động xuất nhập khẩu xem tỷ giá hối đoái là một cơng cụ
có vai trị đặc biệt quan trọng trong tối ưu hóa lợi ích. Trong thực tế, tỷ giá hối đoái thường
xuyên biến động trên thị trường và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc nghiên
cứu, tìm hiểu bản chất, các nhân tố ảnh hưởng, các chính sách về tỷ giá, đồng thời phân tích sự

biến động của tỷ giá được ví như việc nắm được câu lời cho bài tốn hóc búa “làm sao để thúc
đẩy xuất-nhập khẩu”.
Vậy tỷ giá hối đối có tác động như thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia
đang phát triển và của Việt Nam qua từng thời kỳ? Việc nghiên cứu biến số kinh tế vĩ mô nhạy
cảm này là vô cùng cấp thiết. Để làm rõ vấn đề này và đề ra những đường hướng cho Việt Nam,
trong khuôn khổ môn học Kinh tế vĩ mô 2, chúng em xin chọn đề tài: “Tác động của tỷ giá hối
đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam”.
Dưới đây là nội dung chính của tiểu luận:
Chương I : Tỷ giá hối đoái.
Trang 5


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

Chương II : Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất-nhập khẩu của Việt
Nam qua từng giai đoạn.
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tỷ giá trong điều tiết
hoạt động xuất nhập khẩu.

NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1 : TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1 Khái niệm và phương pháp đo lường
1.1.1 Khái niệm và phương pháp đo lường
● Khái niệm
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh về mặt giá trị giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau.
Do đó, tỷ giá hối đối được định nghĩa là giá cả mà tại mức giá đó đơn vị tiền tệ được đổi lấy được số
đơn vị tiền tệ khác. Ví dụ về tỷ giá hối đối giữa Bảng Anh và Đô la Mỹ là 1,8235. Tức là về giá trị giữa
hai đồng tiền 1 Bảng Anh bằng 1,8235 Đô la Mỹ hay 0.5484 Bảng Anh tương ứng 1 Đô la Mỹ.

● Phương pháp đo lường
- Yết giá gián tiếp: số ngoại tệ/1 đơn vị nội tệ (e). Tỷ giá tăng đồng nội tệ lên giá và ngược lại.
- Yết giá trực tiếp (thường được dùng hơn e): số nội tệ/1 đv ngoại tệ (E). Tỷ giá tăng đồng ngoại tệ
tăng giá và ngược lại.

1.1.2 Cơ sở xác định tỷ giá hối đoái
● Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai loại tiền tệ theo một tiêu chuẩn nào đó.
Trong chế độ bản vị vàng: Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh giữa hai đồng tiền vàng của hai
nước hoặc là mối quan hệ so sánh giữa hàm lượng vàng của hai đồng tiền giữa hai nước.Ví dụ về
tỷ giá hối đối trong chế độ bản vị vàng: Hàm lượng vàng của 1 đô la Mỹ là 0,778621 gam. Hàm
lượng vàng của 1 bảng Anh là 2,398592 gam. Quan hệ so sánh giữa GBP và USD là 1 GBP = 2,9
USD.
Trong chế độ lưu thông tiền giấy: Việc so sánh giữa hai đồng tiền được thực hiện qua phép so
sánh sức mua của hai tiền tệ với nhau.
● Ví dụ về tỷ giá hối đối trong chế độ lưu thơng tiền giấy: 10 tấn lúa loại 2 ở Anh có giá là
1000 GBP, giá ở Mỹ là 1780 USD. Giả sử cả 2 nước có nền kinh tế phát triển ngang nhau. Vậy
ngang giá sức mua hay 1 GBP = 1,78 USD là tỷ giá hối đối giữa bảng Anh và đơ la Mỹ.

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
● Chênh lệch lạm phát: Theo nguyên tắc chung, khi một đất nước duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức
thấp, giá trị của đồng tiền nước này sẽ tăng lên, bởi sức mua trong nước tăng lên tương đối so
với các đồng tiền khác. Còn đồng tiền của những nước có lạm phát cao hơn thường mất giá so

Trang 6


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ












Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

với với đồng tiền của các đối tác thương mại của mình. Hiện tượng này cũng thường đi kèm với
lãi suất cao hơn.
Chênh lệch lãi suất: Lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đối có mối tương quan chặt chẽ. Bằng
cách kiểm soát lãi suất, các ngân hàng trung ương sẽ gây ảnh hưởng đến cả lạm phát và tỷ giá
hối đối. Ngồi ra, lãi suất thay đổi sẽ tác động đến lạm phát và giá trị tiền tệ. Một nền kinh tế có
lãi suất cho vay cao sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho chủ nợ so với các nền kinh tế khác. Do đó,
lãi suất cao thu hút vốn đầu tư nước ngoài và làm tỷ giá hối đoái tăng. Tuy nhiên, tác động của
lãi suất cao sẽ trở nên tiêu cực, nếu lạm phát trong nước cao hơn nhiều so với các nước khác,
hoặc nếu có thêm những yếu tố khác làm giảm giá trị đồng tiền. Ngược lại, lãi suất giảm có xu
hướng làm giảm tỷ giá hối đoái.
Thâm hụt tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai là cán cân thương mại giữa một quốc gia và
các đối tác thương mại của nó, phản ánh tất cả các khoản thanh toán giữa các nước liên quan đến
hàng hoá, dịch vụ, lãi và cổ tức. Thâm hụt tài khoản vãng lai cho thấy một quốc gia đang chi tiêu
cho ngoại thương nhiều hơn việc thu nhập từ xuất khẩu, và rằng nước này đang vay vốn từ các
nguồn nước ngoài để bù đắp thâm hụt. Nói cách khác, đất nước cần nhiều ngoại tệ hơn những gì
nhận được thơng qua xuất khẩu, và cung cấp nội tệ cho nước ngồi nhiều hơn những gì họ cần để
mua hàng hóa. Nhu cầu ngoại tệ dư thừa làm giảm tỷ giá hối đoái của nước này cho đến khi giá
của hàng hóa, dịch vụ trong nước đủ rẻ đối với người nước ngoài và các tài sản nước ngoài quá
đắt để tạo ra doanh số bán hàng trong nước.
Nợ công: Do thâm hụt ngân sách, một quốc gia sẽ tài trợ quy mô lớn cho các dự án nhà nước và

hoạt động của chính phủ bằng hình thức vay nợ. Mặc dù hoạt động này kích thích nền kinh tế
trong nước, nhưng các quốc gia có thâm hụt ngân sách và nợ công lớn sẽ trở nên kém hấp dẫn
trong mắt các nhà đầu tư nước ngồi. Lý do là vì một khoản nợ lớn thường dẫn đến lạm phát, và
nếu lạm phát lên cao, chính phủ phải trả lãi cho các khoản nợ này và cuối cùng trả hết nợ với
đồng đô la rẻ hơn trong tương lai.
Tỷ lệ trao đổi thương mại: Là tỷ lệ so sánh giá xuất khẩu với giá nhập khẩu. Tỷ lệ trao đổi
thương mại có liên quan đến tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán. Nếu tốc độ tăng giá xuất
khẩu của một quốc gia nhanh hơn tốc độ tăng giá nhập khẩu, thì tỷ lệ trao đổi thương mại đã
được cải thiện tích cực. Tỷ lệ trao đổi thương mại tăng cho thấy nhu cầu về hàng xuất khẩu của
nước đó đang tăng, dẫn đến doanh thu từ xuất khẩu tăng, và nhu cầu cho nội tê tăng lên (và giá
trị của đồng nội tệ tăng). Nếu tốc độ tăng trưởng của giá xuất khẩu chậm hơn so với nhập khẩu,
giá trị của đồng nội tệ sẽ giảm tương đối với các đối tác thương mại.
Độ ổn định chính trị và hoạt động của nền kinh tế: Các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn
muốn đầu tư vào những quốc gia có nền chính trị ổn định với nền kinh tế hoạt động mạnh mẽ.
Một đất nước có những đặc điểm này sẽ thu hút được nhiều đầu tư hơn so với các nước có rủi ro
chính trị và kinh tế cao hơn. Ví dụ, bất ổn chính trị có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư dành
cho một đồng tiền và họ sẽ chuyển luồng vốn vào đồng tiền của các nước ổn định hơn.

1.2 Chính sách tỷ giá hối đối
1.2.1 Khái niệm chính sách tỷ giá




Chính sách tỷ giá hối đối là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ biện pháp được Nhà nước
vận dụng để tác động tới cung cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
trong một thời kỳ nhất định.
Mục tiêu: ổn định tỷ giá trong phạm vi biên độ dao động nhất định góp phần ổn định thương
mại, đầu tư và cán cân thanh toán quốc tế, chủ động với sự di chuyển của các nguồn vốn; góp
phần vào thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mơ

khác, đảm bảo ổn định dữ trữ quốc gia để thực hiện các nghĩa vụ tài chính quốc tế.

Trang 7


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

1.2.2 Các cơng cụ của chính sách tỷ giá hối đối
● Các cơng cụ trực tiếp
- Ngân hàng Nhà nước thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định
hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra.
Hoạt động can thiệp trực tiếp của ngân hàng trung ương tạo ra hiệu ứng thay đổi cung tiền có
thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiếu phát không mong muốn cho nền kinh tế. Vì vậy đi kèm
hoạt động can thiệp này của Ngân hàng Nhà nước thì phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường
mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ ở lưu thông.
- Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ: việc NHNN tham gia mua bán ngoại tệ trên thị trường
ngoại hối. Một nghiệp vụ mua ngoại tệ trên thị trường của NHNN làm giảm cung ngoại tệ do
đó làm tăng tỷ giá hối đối và ngược lại. Đây là cơng cụ có tác động mạnh lên TGHĐ.
- Nghiệp vụ thị trường mở nội tệ: việc NHNN mua bán chứng từ có giá. Tuy nhiên việc này
chỉ tác động gián tiếp đến tỷ giá mà lại có tác động trực tiếp đến các biến số kinh tế vĩ mô
khác (lãi suất, giá cả). Nó được dùng phối hợp với nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ để khử
đi sự tăng, giảm cung nội tệ do nghiệp vụ thị trường mở gây ra.
-

Ngoài ra Chính phủ có thể sử dụng các biện pháp can thiệp hành chính như quy định hạn chế
đối tượng được mua ngoại tệ, mục đích sử dụng, số lượng mua, thời gian mua,… nhằm giảm
cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và giữ cho tỷ giá ổn định.
● Các công cụ gián tiếp

- Lãi suất tái chiết khấu là công cụ hiệu quả nhất trong nhóm các biện pháp gián tiếp can thiệp
vào tỷ giá hối đoái. Lãi suất chiết khấu thay đổi kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất
trên thị trường. Từ đó tác động đến xu hướng dịch chuyển của dòng vốn quốc tế làm thay đổi
tài khoản vốn hoặc ít nhất làm cho người sở hữu vốn trong nước chuyển đổi dịng vốn của
mình sang đồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm thay đổi tỷ giá hối đoái.
Cụ thể: lãi suất sẽ tăng dẫn đến xu hướng là một dòng vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế
giới sẽ đổ vào trong nước và người sở hữu vốn ngoại tệ trong nước sẽ có xu hướng chuyển
đồng ngoại tệ của mình sang nội tệ để thu lãi suất cao hơn do đó tỷ giá sẽ giảm (nội tệ tăng)
và ngược lại muốn tăng tỷ giá sẽ giảm lãi suất tái chiết khấu.
- Ngồi ra NHNN có thể sử dụng một số biện pháp khác như điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc
bằng ngoại tệ với ngân hàng thương mại, quy định mức lãi trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi
bằng ngoại tệ. Mục đích là phịng ngừa rủi ro tỷ giá, hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp
lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối.

1.3 Mối quan hệ giữa tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu
● Tỷ giá hối đoái là một loại giá, cơ chế tác động của nó đối với xuất nhập khẩu thể hiện qua sự
tương tác của quan hệ cung cầu về hàng hóa – dịch vụ xuất nhập khẩu với tỷ giá trên thị trường.
Trước hết, tỷ giá và những biến động của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến mức giá cả hàng hóa –
dịch vụ xuất nhập khẩu của một nước.

Trang 8


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

Hình 1.1: Thay đổi của cán cân thương mại theo thời gian
● Khi tỷ giá thay đổi theo hướng làm giảm sức mua của đồng nội tệ, thì giá cả hàng hóa – dịch vụ
của nước đó sẽ tương đối rẻ hơn, có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với hàng hóa – dịch vụ của

nước ngồi ở cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế dẫn đến cầu về xuất khẩu hàng hóa –
dịch vụ của nước đó sẽ tăng, cầu về nhập khẩu hàng hóa – dịch vụ nước ngồi của nước đó sẽ
giảm và cán cân thương mại dịch chuyển về phía thặng dư. Kết quả sẽ ngược lại khi tỷ giá hối
đoái biến đổi theo hướng làm tăng đồng nội tệ, có tác dụng làm tăng giá tương đối hàng hóa –
dịch vụ của một nước so với nước ngoài sẽ dẫn đến làm giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu và cán
cân thương mại chuyển dịch về phía thâm hụt.
● Người ta thường thấy cán cân thương mại của một nước xấu đi ngay sau khi có sự giảm giá thực
tế của một đồng tiền và chỉ bắt đầu được cải thiện sau đó một vài tháng hoặc một năm. Người ta
cũng thấy nhiều khi lại xảy ra hiện tượng có sự thay đổi rất mạnh mẽ trong tỷ giá hối đoái nhưng
chỉ có những sự thay đổi rất ít trong cán cân thương mại. Thực tế này được các nhà kinh tế khái
quát trong lý thuyết kinh tế quốc tế của đường cong “J”.

Chương 2 : TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐỐI ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT-NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1

Chính sách tỷ giá năm 2008 - 2011

2.1.1 Bối cảnh áp dụng và nội dung chính sách
● Giai đoạn năm 2008 – 2009 ghi nhận nhiều nhất những biến động của chính sách tỷ giá trên thị
trường tiền tệ Việt Nam (đầu năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO). Từ quý II/2008, lạm phát bắt
đầu tăng nhanh và cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu dần lộ diện đã tác động trực tiếp đến nền
kinh tế Việt Nam. Từ giữa năm 2008, cùng với suy thoái kinh tế, luồng đầu tư gián tiếp vào Việt
Nam đã bắt đầu đảo chiều.
● VND liên tục mất giá so với USD, xu hướng này kéo dài đến hết năm 2009. Cho đến cuối năm
2009, tỷ giá chính thức VND/USD đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008. Nếu như trong năm
2008, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại (NHTM) biến động liên tục, đầu năm cịn có
giai đoạn thấp hơn tỷ giá chính thức, thì trong năm 2009 lại là một năm mà tỷ giá niêm yết tại
các NHTM luôn ở mức trần của biên độ giao động mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố.
Trong cả năm, áp lực về cung cầu trên thị trường ngoại hối cùng với áp lực tâm lý đã khiến tỷ

giá trên thị trường tự do ngày càng rời xa tỷ giá chính thức. Tình trạng nhập siêu kéo dài và ngày
càng tăng từ tháng 3 đến cuối năm 2009.

Trang 9


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

Hình 2.1: Tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do từ năm 2009 – 2011
(VND/USD)
● Bên cạnh đó, chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế đã khiến cho nhu cầu
về USD càng tăng để phục vụ việc nhập khẩu vàng. Giá vàng và giá USD đều đã tăng mạnh.
Người dân đẩy mạnh mua ngoại tệ trên thị trường tự do, giá USD trên thị trường chợ đen tăng
cao. Do khan hiếm nguồn cung USD, các doanh nghiệp cũng phải nhờ đến thị trường chợ đen
hoặc phải cộng thêm phụ phí khi mua ngoại tệ tại các NHTM. Tâm lý hoang mang mất lòng tin
vào VND làm tăng cầu và giảm cung về USD đã đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng lên hàng ngày.
Vào ngày 26/11/2009, NHNN đã phải chính thức phá giá VND lên mức 5,4% (tỷ lệ phá giá cao
nhất trong một ngày kể từ năm 1998) để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường, đồng
thời thu hẹp biên độ dao động xuống còn +/-3% (trước đó cuối tháng 12/2008, NHNN đã phá giá
VND ở mức 3%).
● Cùng với chính sách điều chỉnh tỷ giá, vào thời điểm này, NHNN đã nâng lãi suất cơ bản từ 7%
lên 8%/năm. Những chính sách này được cho là hợp lý nhưng không kịp thời. VND tiếp tục mất
giá thể hiện qua việc tỷ giá trên thị trường tự do vào thời điểm cuối năm 2009 vẫn đứng vững ở
mức cao, khoảng 19.400 VND/USD và các NHTM tiếp tục giao dịch ở mức trần. Vào cuối năm
2009, kỳ vọng mất giá của VND vẫn còn rất lớn.
● Do các áp lực buộc phải phá giá VND, đến ngày 11/02/2010, NHNN đã phải tăng tỷ giá chính
thức từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD, tương đương với việc phá giá 3,3%.
Cùng với việc nâng tỷ giá này, NHNN đã thực hiện hàng loạt các biện pháp hành chính nhằm

giảm áp lực lên thị trường ngoại hối như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở
rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt việc giao dịch vàng trên các tài khoản ở nước ngoài
của các NHTM và các tổ chức tín dụng, đóng cửa các sàn vàng, tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm.
● Vào ngày 17/08/2010, NHNN lại đột ngột tăng tỷ giá thêm 2,1% lên 18.932 VND/USD mặc dù
lúc đó áp lực thị trường vẫn chưa rõ ràng và khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá
chính thức vẫn đang ở mức thấp khoảng 500 VND/USD.
 Ngay lập tức, các NHTM tăng tỷ giá của họ lên kịch trần. Động thái của NHNN có thể đã giúp
giảm áp lực và ổn định tỷ giá nếu khơng có nhiều những yếu tố bất lợi diễn ra trong những tháng
cuối của năm 2010. Yếu tố đầu tiên và có lẽ là yếu tố quan trọng nhất là việc giá vàng quốc tế
tăng cao kỷ lục dẫn đến giá vàng trong nước còn tăng cao hơn do đầu cơ. Kết quả của sự dư cầu
ngoại tệ là tỷ giá thị trường tự do bắt đầu tăng từ tháng 9/2010 lên 20.500 VND/USD vào giữa
tháng 10 và lên đến mức kỷ lục là trên 21.500 VND/USD vào cuối tháng 11. Không thể tiếp tục
duy trì tỷ giá, NHNN đã tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch sử (9,3%) vào đầu tháng


Trang 10


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

2/2011, nâng tỷ giá chính thức lên 20.693 VND/USD và giảm biên độ xuống cịn +/-1%. Nỗ lực
này đã khơng có kết quả ngay lập tức. Tỷ giá thị trường tự do vọt lên trên 22.100 VND/USD
trong vòng vài ngày kể từ sau lần phá giá này. Sau đó, trong năm 2012, thành công lớn nhất của
NHNN là giữ được tỷ giá ổn định khơng có những diễn biến bất thường.

2.1.2 Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu
● Năm 2008: Trong năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng
29,5% so với năm 2007. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng cơng

nghiệp nặng và khống sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nơng sản chiếm 16,3%. Kim
ngạch hàng hố nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007.
● Năm 2009: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009 là 127,05 tỷ USD, giảm 11,4%
so với năm 2008, cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt 12,85 tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu.
● Năm 2010: Hết năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 157
tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 72,19 tỷ USD, tăng 26,4%
và nhập khẩu là 84,8 tỷ USD, tăng 21,2%. Nhập siêu là 12,61 tỷ USD, bằng 17,5% kim ngạch
xuất khẩu của cả nước.
● Năm 2011: Tính đến hết tháng 12 năm 2011 tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả
nước đạt 203,66 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hố xuất
khẩu đạt 96,91 tỷ USD, tăng 34,2% và thực hiện vượt 22% mức kế hoạch của cả năm 2011;
trong khi đó, trị giá hàng hóa nhập khẩu là 106,75 tỷ USD, tăng 25,8% và vượt 14,2% kế hoạch
của cả năm. Với kết quả trên thì cán cân thương mại hàng hố của Việt Nam trong năm 2011
thâm hụt 9,84 tỷ USD, bằng 10,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
● Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn 2008-2011 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không
ngừng gia tăng theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt xuất khẩu của Việt Nam đạt ngưỡng 96,91 tỷ
USD vào năm 2011, tăng đến 54% so với năm 2008. Ta cũng có thể thấy rõ trên biểu đồ, đồng
nội tệ của Việt Nam liên tục giảm giá trị so với USD. Điều này trong thực tế đã giúp thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa, rút ngắn khoảng cách thâm hụt thương mại, nâng cao sức cạnh tranh của
hàng hóa xuất khẩu do việc giảm giá đồng nội tệ khiến hàng hóa của Việt Nam rẻ một cách
tương đối so với hàng hóa nước ngồi, giúp nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng vượt qua khủng
hoảng kinh tế vào những năm 2007-2008 để phát triển ổn định, khẳng định vị thế của hàng hóa
Việt Nam trên trường quốc tế.

Trang 11


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2


Hình 2.2: Biểu đồ xuất nhập khẩu và tỷ giá theo từng năm
● Nhưng bên cạnh đó, một số hàng hóa chủ lực xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, gạo, dầu thơ
là những mặt hàng có cầu của thế giới tương đối ổn định và sẽ không tăng đột biến nếu giá của
những hàng hóa này giảm, vì cầu của thị trường thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam có
độ co giãn thấp về giá. Việt Nam là nước chấp nhận giá, không phải là người định giá cho các
hàng hóa trên thị trường thế giới.

Hình 2.3: Tỷ trọng các mặt hang xuất khẩu chính của Việt Nam
● Ngoài ra, giá thế giới tăng cao, cầu nước ngồi đối với hàng hóa của chúng ta tăng thì chúng ta
cũng khó tăng được lượng cung vì việc mở rộng sản xuất chỉ có thể hồn thành trong dài hạn,
trong khi chúng ta đã đạt đến sản lượng tiềm năng trong một số lĩnh vực chính trong xuất khẩu
(gạo, dầu thô, cao su…). Đây là yếu tố mà phá giá tiền tệ khó tác động được.

2.2

Chính sách tỷ giá năm 2012 - 2015

2.2.1 Bối cảnh áp dụng và nội dung chính sách
● Mặc dù giai đoạn 2012-2015, NHNN vẫn tiếp tục điều hành theo cơ chế tỷ giá thả nổi có quản
lý, hàng ngày thực hiện việc cơng bố tỷ giá bình qn liên ngân hàng giữa VND và USD nhưng
từ năm 2012, NHNN đã chủ động công bố định hướng điều chỉnh tỷ giá hàng năm (từ 1-3%)
nhằm tăng cường tính minh bạch, định hướng và dẫn dắt thị trường, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Song song với việc điều chỉnh linh
hoạt tỷ giá, NHNN thực hiện các biện pháp mua, bán ngoại tệ can thiệp thị trường khi cần thiết,
kết hợp giữa điều hành tỷ giá với các công cụ CSTT để giảm áp lực lên tỷ giá và thị trường
ngoại tệ, duy trì chênh lệch giữa lãi suất VND và USD để khuyến khích doanh nghiệp và người
dân nắm giữ VND. Thu hẹp trạng thái ngoại tệ từ +/-30% xuống còn +/-20% theo Thông tư
07/2012/TT-NHNN. Tổ chức, sắp xếp lại thị trường vàng, qua đó hạn chế tác động bất lợi đến
thị trường ngoại tệ.


Nguồn: />
Trang 12


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

Hình 2.4: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2012 – 2015
● Với việc điều hành tỷ giá mang tính chủ động và linh hoạt hơn, tỷ giá và thị trường ngoại tệ
trong giai đoạn này đã ổn định hơn so với giai đoạn trước, tỷ giá giao dịch của các NHTM diễn
biến linh hoạt trong biên độ cho phép. Thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam
được cải thiện, lòng tin vào giá trị của đồng Việt Nam được củng cố, tình trạng đơ la hóa giảm
mạnh, các TCTD có xu hướng mua rịng ngoại tệ từ khách hàng và bán lại cho NHNN, cán cân
thanh toán cải thiện dần và đang thặng dư ở mức cao. NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ
sung tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.
● Năm 2015, được coi là một năm đầy biến động, nhiều thách thức trong chính sách tiền tệ và
chính sách tỉ giá trước bối cảnh USD liên tục lên giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và
Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, kéo theo làn sóng giảm giá mạnh
của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Ở trong nước, việc huy động
trái phiếu Chính phủ (TPCP) để bù đắp thâm hụt ngân sách không thành công đã đẩy lãi suất
TPCP tăng cao, tạo áp lực kép lên thị trường tiền tệ. Dư thừa thanh khoản trong ngắn hạn trong
khi lãi suất tăng cao trong dài hạn, qua đó gián tiếp cản trở mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho
vay và ổn định tỷ giá. Trước tình hình đó, ngay sau khi NH Trung ương Trung Quốc phá giá
đồng Nhân dân tệ vào ngày 11/8, ngày 12/8, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỉ giá giữa VNĐ và
USD tăng từ +/-1% lên +/-2%. Tiếp đó, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Fed tăng lãi
suất và biến động của thị trường tài chính thế giới, ngày 19/8, NHNN đã điều chỉnh tỉ giá bình
quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD thêm 1%, đồng thời mở rộng biên độ tỉ giá từ +/-2% lên
+/-3%. Như vậy, tính chung trong năm 2015, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỉ giá 3% và

nới biên độ thêm 2% từ mức +/-1% lên +/-3%./.
● Ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết định 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá
trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số
ngoại tệ khác. Cơ chế tỷ giá mới sẽ cho phép tỷ giá phản ứng linh hoạt hơn, kịp thời hơn với
diễn biến trong nước và quốc tế. Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu

2.2.2 Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu
● Năm 2012, lần đầu tiên sau 19 năm Việt Nam đã có thặng dư cán cân thương mại 780 triệu USD
(trong khi năm 2011 thâm hụt 9,8 tỷ USD). Giá trị xuất khẩu 114,57 tỷ, tăng 18,2% và giá trị
nhập khẩu 113,79, tăng 6,6% so với năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đã
chậm lại so với 2 năm trước, một nguyên nhân là do giá thế giới giảm. Trong các năm tiếp theo,
kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng và Việt Nam có xu hướng xuất siêu.
● Đến năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10%
so với năm 2014, trong đó xuất hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm
trước và nhập khẩu hàng hóa là 165,65 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân
thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,54 tỷ USD (tương đương khoảng 2,2% kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa của cả nước) và ngược lại so với xu hướng thặng dư 2,37 tỷ của năm trước. Như
vậy, so với năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng hơn 124
tỷ USD (từ 203,7 tỷ năm 2011 lên 327,76 tỷ USD năm 2015) nhưng xét về tốc độ tăng thì năm
2015 có tốc độ tăng thấp nhất cả giai đoạn và thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân
15,8%/năm giai đoạn 2012-2015

Trang 13


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

Hình 2.5 : Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại

giai đoạn 2006-2015 (Nguồn: Tổng cục hải quan)
Năm 2015, với đặc thù Trung Quốc là đối tác chiếm tỷ trọng thương mại lớn của Việt Nam thì
việc phá giá đồng nhân dân tệ có tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam. NHNN ngay lập tức
đã có sự điều chỉnh tỷ giá để tạo sự chủ động, linh hoạt cho tỷ giá trước các tác động bất lợi trên
thị trường quốc tế nêu trên, đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên
những biến động của đồng Nhân dân tệ và USD đã không được dự báo một cách đầy đủ và chính
xác để tạo sự chủ động trong chính sách tỷ giá. Kết quả là cam kết tỷ giá của NHNN đã không
được giữ vững, gây nên những biến động bất ngờ trên thị trường ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến
hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc tăng lên do giá rẻ hơn, trong khi xuất khẩu lại gặp khó, nhất là nơng sản khi đây là thị
trường tiêu thụ chính của Việt Nam. Chỉ riêng trong 7 tháng đầu năm 2015 Việt Nam đã nhập
khẩu từ Trung Quốc 28,8 tỷ USD nhưng chỉ xuất khẩu được 9,3 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam
nhập siêu từ Trung Quốc gần 20 tỷ USD, trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung
Quốc.

Hình 2.6: Biến động các tỷ giá hối đoái trong năm 2015
● Ảnh hưởng tới cơ cấu mặt hàng nhập khẩu:
- Máy móc, thiết bị, máy vi tính, điện thoại, linh kiện, phụ tùng… chiếm phần lớn tỷ trọng nhập
khẩu.
- Mặt hàng máy móc thiết bị phụ tùng tăng mạnh từ 13,7 tỷ USD lên 22,4 tỷ USD (chiếm 15,2% tỉ
trọng).
Trang 14


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

-


Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng từ 5,2 tỷ USD lên 18,7 tỷ USD
Đối với nhóm các mặt hàng phục vụ sản xuất: nguyên liệu dệt may, da giày tăng từ 2,6 đến 4,7 tỷ
USD, vải các loại tăng từ 5,4 lên 9,4 tỷ USD…
● Ảnh hưởng tới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
2010-2012
(Tỷ giá liên tục tăng mạnh)

2012-2015
(Tỷ giá giai đoạn này ổn định với mức tăng nhẹ)

Nhóm hàng dệt may giảm từ 15,5%
xuống chỉ còn 13,2%; hàng thủy sản
giảm từ 6,9% xuống 5,3%; gạo giảm
1,3% (từ 4,55 xuống 3,2%)…
● Nhóm hàng điện thoại, linh kiện tăng từ
6,8% lên 11,1%; dầu thô tăng từ 6,8%
lên 7,2%


Hàng dệt may tăng trở lại với mức tăng
nhẹ từ 13,2%-13,9%
● Hàng thủy sản giữ ở mức ổn định 5,2%
● Mặt hàng điện thoại và linh kiện tăng từ
11,1% lên 15,7%
● Máy móc và thiết bị tăng nhẹ từ 6,8% 7,6%...


2.3 Chính sách tỷ giá giai đoạn 2016 - 2019
2.3.1


Bối cảnh áp dụng và nội dung chính sách

● Cuối năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có cuộc họp kín với các chun gia kinh tế
trong và ngồi nước
về chính sách tỷ giá
mới sẽ được triển
khai trong năm 2016.
Chính sách tỷ giá mới
được áp dụng theo
hướng linh hoạt theo
hướng có tăng, có
giảm.
● Trong năm 2016, tỷ
giá hối đối và thị
trường ngoại tệ cơ
bản ổn định. Chỉ số
giá
USD
tháng
12/2016 chỉ tăng
0,8% so với cuối năm
Hình 2.7: Mức giảm giá so với đồng USD của các đồng tiền trong
2015 và chỉ số giá USD
khubình
vựcquân
năm năm
20162016 chỉ tăng 2,23% so với bình quân năm 2015.
● Chỉ số giá USD so với tháng trước có 7 lần tăng và 5 lần giảm trong năm 2016 với biên độ dao
động hẹp, trong đó giảm mạnh nhất là 0,64% vào tháng 2/2016 và tăng cao nhất là 1,52% vào
tháng 12/2016.

● Năm 2017, NHNN tiếp tục chính sách neo tỷ giá. Tính đến tháng 12/2017, tỷ giá trung tâm ước
tăng khoảng 1,5-1,7% so với đầu năm. Trong khi đó, tỷ giá ngân hàng thương mại giảm khoảng
0,2%, tỷ giá thị trường tự do giảm khoảng 1,5 % so với đầu năm. số liệu cập nhật gần cuối năm
2017 của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2017 tăng 0,02% so với tháng trước
và giảm 0,05% so với cùng kỳ năm 2016; bình quân năm 2017 tăng 1,40% so với năm 2016.

Trang 15


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

● Năm 2018 được cho là năm tỷ giá biến động nhiều. Trong năm, tỷ giá trung tâm do NHNN công
bố đã tăng khoảng 1,6%, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 2,7% so với
đầu năm.

Áp lực lên tỷ
giá trong năm nay chủ
yếu đến từ thị trường
quốc tế, trong đó hai yếu
tố chính là kinh tế Mỹ
tăng trưởng ấn tượng
(GDP năm 2018 ước
tăng 2,9% so với mức
tăng 2,2% năm 2017)
cùng với việc Ngân hàng
Dự trữ liên bang Mỹ
Hình
2.8:

Diễn
biến
tỷ
giá
USD/VND
năm
2018
(Fed) tiếp tục nâng lãi suất đồng USD thêm 4 lần trong năm khiến USD tăng giá 4,8% khiến các
ngoại tệ khuNguồn:
vực mất
giáKinh
tương
ứng; vốn
và cuộc
chiến
tranh thương mại Mỹ-Trung khiến lo ngại rủi
Ban
doanh
và Tiền
tệ BIDV
ro chính sách tăng, giảm đà tăng trưởng của nhiều nền kinh tế châu Á, khiến các đồng tiền trong
khu vực mất giá khá nhiều (CNY mất giá -5,9%,.KRW -5,5%, MYR -3,3%, SGD -2,6%,... –
Biểu đồ 2), trong khi đây là những đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tính tỷ giá trung tâm của
NHNN.
● Đối với tỷ giá VND, trong 5 tháng đầu năm, diễn biến tỷ giá USD/VND tương đối bình lặng,
thậm chí NHNN còn mua vào được USD do thị trường dư nguồn cung. Nhưng đến cuối tháng
6/2018, khi đồng CNY mất giá mạnh (-4% chỉ trong vòng 3 tuần) và Fed nâng lãi suất USD lần
thứ hai trong năm, áp lực lên tỷ giá USD/VND đã rõ nét hơn. Sau đó, tỷ giá USD/VND tiếp tục
chịu áp lực lớn và chỉ bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt vào giữa tháng 8/2018, khi mà tỷ giá
USD/CNY cũng bắt đầu tạo đỉnh ngắn hạn. Từ giữa tháng 8 đến hết năm, tỷ giá USD/VND cơ

bản ổn định.


2.3.2

Năm 2019, chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung leo thang đã đẩy
NDT chính thức xuyên thủng
ngưỡng hỗ trợ tâm lý 7 NDT/USD
lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ
vào đầu tháng 8 và tiếp tục lao dốc
kể từ đó. Tính chung, NDT đã
giảm 4% so với USD trong tháng
8.
Thương chiến cũng khiến nhiều
đồng tiền tại các nền kinh tế mới
nổi ở Châu Á giảm giá mạnh như
đồng Won của Hàn Quốc giảm 8,6% kể từ đầu năm; Rupee của Ấn Độ giảm 3,6%...Thế nhưng,
tỷ giá trong nước vẫn được duy trì ổn định. Theo đó, mặc dù tỷ giá trung tâm trong tháng 8 được
điều chỉnh tăng/giảm xen kẽ nhau và chỉ tăng 0,26% so với cuối tháng 7, song tỷ giá giao dịch
tại các ngân hàng vẫn ổn định.
Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu

● Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong tháng 9/2019, tổng trị giá xuất nhập
khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 9/2019 đạt 45,11 tỷ USD, giảm 6,7% so với tháng trước.
Trang 16


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

Tháng 9/2019, trị giá xuất khẩu đạt 23,36 tỷ USD, giảm 9,8% so với tháng trước (tương ứng
giảm 2,53 tỷ USD); nhập khẩu đạt 21,75 tỷ USD, giảm 3,1% (tương ứng giảm 701 triệu USD).
● Kết thúc 9 tháng tính từ đầu năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt
382,16 tỷ USD, tăng 8,4% (tương ứng tăng 29,55 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó









trị
giá hàng
hóa ngạch,
xuất khẩu
194,65
USD,nhập
tăngkhẩu
8,4%vàvàcán
nhập
đạt mại
187,5
tỷ USD,
tăng
Hình
2.9: Kim

tốc đạt
độ tăng
xuấttỷkhẩu,
cânkhẩu
thương
trong
9 tháng
8,4%.
đầu năm, giai đoạn 2011-2019
Trong tháng 9/2019, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,61 tỷ USD. Kết quả này đã góp
phần đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước trong 9 tháng/2019 đạt thặng dư 7,15
tỷ USD.
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 9/2019 đạt 29,22 tỷ USD, giảm 5,8% so với tháng trước, đưa
trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 9 tháng/2019 đạt 242,28 tỷ USD, tăng
5,1%, tương ứng tăng 11,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 16,21 tỷ USD,
giảm 8,3% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong 9 tháng/2019 lên 133,42
tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối
doanh nghiệp FDI trong tháng 9/2019 đạt 13 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng trước, đưa trị giá
nhập khẩu của khối này trong 9 tháng/2019 đạt 108,85 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm
2018.
Tính tốn của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp
FDI trong tháng 9/2019 có mức thặng dư trị giá 3,21 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 9
tháng từ đầu năm 2019 lên mức thặng dư trị giá 24,57 tỷ USD.

2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng chính sách tỷ giá trong điều tiết hoạt động xuất nhập
khẩu

Trang 17



KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

2.4.1 Những kết quả đã đạt được










Thực hiện tích cực đường lối ngoại thương của Đảng và nhà nước: tăng xuất khẩu thu ngoại tệ,
tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu để góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu
nhập quốc dân đầu người, mở rộng quy mô thương mại quốc tế.
Giữ ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng bản tệ, ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ
trên thị trường, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, chống lạm phát,
tạo thêm nhiều công ăn việc làm, giữ ổn định chung toàn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nước, sử
dụng tốt nhất mọi khả năng, tiềm năng sản xuất, thúc đẩy q trình sản xuất kinh doanh
Tăng uy tín của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới là phát triển kinh tế đối ngoại, cải thiện cán
cân thanh toán, thu hút đầu tư nước ngồi tăng khá nhanh
Tính thị trường được thừa nhận. Quyền tự chủ ngân hàng thương mại được đề cao, ngân hàng
nhà nước tôn trọng thể chế thị trường, chủ động việc điều hành tỷ giá phù hợp với mục tiêu
chính sách tiền tệ tăng trưởng kinh tế
Bảo hộ một cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa

quốc nội, tạo nên uy tín và thương hiệu cho hàng hóa trong nước.
Giữ ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng bản tệ, giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị
trường, tác động tích cực đến tâm lý của người dân, tâm lý của thị trường tài chính. Người dân,
giới đầu tư tin tưởng vào sự ổn định của đồng Việt Nam, giảm hẳn tình trạng người dân cất trữ
tài sản bằng việc mua ngoại tệ, góp phần đẩy lùi tình trạng đơ la hóa trong xã hội; hạn chế việc
găm giữ ngoại tệ trên tài khoản của các doanh nghiệp.

2.4.2 Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân




Thứ nhất, hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với rất nhiều quốc gia trên thế giới, và có
tiếng là một nước xuất khẩu. Tuy nhiên cán cân thương mại của Việt Nam thường có xu hướng
thâm hụt, nghiêng về nhập siêu.
Nguyên nhân:
- Xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam thấp nên tuy xuất nhiều, nhưng chủ yếu là mặt
hàng ngun liệu thơ, hàm lượng trí tuệ thấp, lợi nhuận trên một đơn vị thường không cao
như vàng thơ, dầu thơ, bơ-xít, hàng nơng sản, dệt may,… nên mặc dù xuất nhiều, nhưng
lượng ngoại tệ thu được lại ít. Trong khi đó, Việt Nam lại nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng
như dây chuyền công nghệ, máy móc, xăng dầu, sắt thép, mỹ phẩm,… Đó là những mặt hàng
thiết yếu khơng tự sản xuất được, có hàm lượng trí tuệ cao, giá thành đắt. Việc chênh lệch
này gây nên thiếu hụt cán cân thương mại thường xuyên, tạo áp lực điều chỉnh tỷ giá đảm
bảo nhu cầu ngoại tệ.
- Ngoài ra, theo số liệu thống kê, trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, có đến 93% các
mặt hàng xuất khẩu sử dụng các tư liệu sản xuất từ nhập khẩu. Ví dụ như ngành dệt may,
theo Hiệp hội dệt may, trong khi kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 đạt được con số
khá ấn tượng là 6,16 tỷ USD nhưng đã phải nhập tới 5,76 tỷ USD nguyên phụ liệu, do đó giá
trị gia tăng tạo ra chưa đầy 500 triệu USD.
- Để đáp ứng những quy định về tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường khác nhau trên thế

giới thì việc sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu là điều cần thiết, nhất là khi nguồn
nguyên liệu trong nước chưa thể đáp ứng cả về mặt số lượng và chất lượng. Đó là một trong
những nguyên nhân mặc dù cán cân thương mại bị thâm hụt, nhưng Ngân hàng Nhà nước
không thể mạnh tay điều chỉnh tăng tỷ giá theo lý thuyết vì cũng sẽ làm tăng chi phí sản xuất,
gây khó khăn cho cả các doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ hai, vẫn cịn có sự xuất hiện của thị trường chợ đen về ngoại tệ. Đây chính là nguồn cơ tiếp
tay cho các hoạt động kinh tế bất hợp pháp như bn lậu, tham nhũng, rửa tiền,… Ngồi ra, sự
tồn tại của thị trường chợ đen còn dẫn đến việc chảy máu ngoại tệ. Lấy ví dụ, theo con số thống
Trang 18


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ



Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

kế, lượng ngoại tệ bị thất thoát do nhập lậu vàng vào năm 2009 tương đương 9 tỷ USD, vào năm
2010 con số này là 3 tỷ USD.
Nguyên nhân: Do các doanh nghiệp không thể mua trực tiếp ngoại tệ từ hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, thị trường ngoại hối có vai trị bơi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền
kinh tế. Đối với những nhà xuất khẩu nhận được ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa cho nước ngồi,
thường phải bán số ngoại tệ thu được trên thị trường ngoại hối để nhận nội tệ, dùng nó để trang
trải các chi phí đầu vào cho xuất khẩu và hạch toán lãi kinh doanh. Tương tự, đối với những nhà
nhập khẩu, thường phải dùng nội tệ để mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để thanh tốn cho
nhà xuất khẩu nước ngồi. Như vậy, chỉ khi thị trường ngoại hối có tính thanh khoản cao, hoạt
động hiệu quả và thơng suốt mới kích thích hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Tuy nhiên, ở
Việt Nam thì:
Doanh số mua vào của các Ngân hàng thương mại thường thấp hơn khoản thu từ xuất khẩu của
nền kinh tế. Doanh số bán ra của các Ngân hàng thương mại cũng thường thấp hơn khoản chi

cho nhập khẩu của nền kinh tế.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên duy trì số dư ngoại tệ cho hoạt động của mình
theo phương thức “tự cung tự cấp”. Cụ thể là, đối với các khoản thu ngoại tệ từ xuất khẩu, các
đơn vị khơng bán tồn bộ cho Ngân hàng thương mại, mà duy trì ở dạng tiền gửi để chi cho nhu
cầu nhập khẩu của mình.
Nguyên nhân: Đối với Việt Nam thì thị trường ngoại hối vẫn cịn non trẻ, chưa thực sự tạo môi
trường thanh khoản về ngoại tệ, cũng như mơi trường chu chuyển vốn nhanh chóng và hiệu quả.

Chương 3 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG ĐIỀU TIẾT HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1 Đối với Ngân hàng nhà nước
● Giải pháp về chuyển đổi mơ hình tỷ giá: Neo tiền đồng vào một rổ tiền tệ thay vì chỉ neo với
USD. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại thương với nhiều nước trên thế giới nên việc neo
tiền đồng vào rổ tiền với trọng số của từng đồng tiền phản ánh xu hướng mậu dịch quốc tế của
Việt Nam cho phép đánh giá chính xác hơn sức mua của tiền đồng và tác động của nó đối với
sức cạnh tranh xuất nhập khẩu với các đối tác thương mại chủ yếu. Vì thế, điều hành chính sách
tỷ giá nên ngày càng giảm bớt sự lệ thuộc của tiền đồng vào đồng đô la Mỹ.
● Giải pháp về lãi suất: Hạ lãi suất nội tệ. Việc lãi suất tiền đồng tăng cao đã đặt các doanh
nghiệp Việt Nam vào một tình thế kinh doanh bất lợi – phải vay vốn đầu tư sản xuất với lãi suất
cao. Với mức lãi suất đi vay cao thì một số doanh nghiệp đã phải giảm vay, đầu tư cho sản xuất
hàng xuất khẩu bị thu hẹp, gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích tồn nền kinh tế. Giải pháp hạ lãi
suất sẽ kích cầu tiêu dùng, tăng cầu đầu tư, tạo điều kiện cho tái sản xuất mở rộng, tạo môi
trường thuận lợi cho giá VND vận động phù hợp với xu thế chung về tỷ giá trên thế giới hiện
nay.
● Giải pháp về biên độ dao động tỷ giá: Nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND để khuyến khích
xuất khẩu. Việc tăng tỷ giá có lợi cho hoạt động xuất khẩu, kích thích nền sản xuất, tiêu thụ hàng
hóa, vì mỗi đồng USD bán hàng xuất khẩu khi quy đổi sang tiền Việt Nam sẽ thu được nhiều tiền
hơn. Nới rộng biên độ tỷ giá tiền đồng so với USD để thị trường có khả năng ứng phó linh hoạt
với các biến động khơng dự báo trước trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá

lại ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động nhập khẩu, vì sẽ phải bỏ ra nhiều tiền Việt Nam hơn để
quy đổi sang đồng USD phục vụ cho việc mua hàng của nước ngoài. Việc sử dụng công cụ dao
động của biên độ dao động của tỷ giá cũng cần hết sức thận trọng.
Trang 19


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

● Giải pháp về kiểm soát giá trị đồng nội tệ: Không tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ
Mặc dù về lý thuyết, chính sách đồng nội tệ yếu có thể tác động nâng cao năng lực cạnh tranh
cho hàng hóa xuất khẩu của một nước. Tuy nhiên, chính sách tỷ giá không nên chỉ thiên vị và
chủ yếu hướng về mục tiêu xuất khẩu, nó phải đảm bảo lợi ích tổng thể của nền kinh tế, trong đó
doanh nghiệp sản xuất cung cấp hàng trong nước cũng phải được hỗ trợ như doanh nghiệp xuất
khẩu. Phá giá mạnh sẽ có tác động rất lớn đến sự ổn định của sản xuất trong nước, nhất là đối với
những doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, phá giá mạnh sẽ khiến chi phí sản xuất
tăng. Phá giá mạnh cũng đẩy rủi ro và gánh năng tỷ giá cho các doanh nghiệp có vay bằng ngoại
tệ, gánh nặng nợ nần nước ngồi của chính phủ cũng tăng lên.
● Giải pháp về dự trữ ngoại hối: NHNN nên xem xét việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền
gửi ngoại tệ. Dự trữ bắt buộc cao như vậy sẽ hạn chế các NHTM trong việc bán ngoại tệ và cho
vay tiền gửi ngoại tệ, giảm lợi nhuận kinh doanh của các NHTM do tiền gửi bằng ngoại tệ ra
nước ngồi giảm, từ đó hạn chế khả năng mở rộng vốn, khả năng cho vay của NHTM đối với các
doanh nghiệp trong nước, gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động đầu tư, xuất - nhập khẩu.

3.2 Đối với doanh nghiệp
● Doanh nghiệp cần lựa chọn đồng tiền và tỷ giá thanh toán kỹ lưỡng.
Việc lựa chọn đồng tiền thanh tốn là một nhân tố quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp doanh
thu của doanh nghiệp. Nguyên tắc phổ biến đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại
thương chính là nếu nhập khẩu, khi thanh tốn nên chọn đồng tiền có xu hướng xuống giá cịn

nếu xuất khẩu, nên thanh tốn bằng đồng tiền có xu hướng lên giá, tuyệt đối tránh những đồng
tiền biến động thất thường trong khoảng thời gian ngắn, không theo chu kỳ, khó dự đốn hoặc
đồng tiền của các quốc gia đang trong tình trạng bất ổn về kinh tế, chính trị.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên cân nhắc xem mình sẽ áp dụng mức tỷ giá như thế nào khi
thanh tốn và cần có một đội ngũ am hiểu về những biến động tiền tệ, biết triển khai công tác dự
báo từ đó áp dụng lựa chọn loại tỷ giá nhất định cho mỗi hợp đồng xuất nhập khẩu nhằm tăng lợi
nhuận và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
● Doanh nghiệp đa dạng hóa ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tiến hành đa dạng hóa tài khoản tiền gửi, nhất là trong xu
thế biến động của hệ thống tiền tệ thế giới, việc phụ thuộc quá nhiều vào một đồng tiền duy nhất
sẽ gây nên những rủi ro lớn. Ngoài ra, đa dạng hóa ngoại tệ sẽ giúp các doanh nghiệp không phải
bỏ tiền ra mua ngoại tệ nhập khẩu nào đó khi ngoại tệ ấy đang tăng giá, thay vào đó là sử dụng
những loại ngoại tệ vốn đã có sẵn trên tài khoản, lúc này chi phí mua ngoại tệ sẽ giảm bớt, doanh
nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất hơn.
● Doanh nghiệp tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Doanh nghiệp tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng cách tham gia các hợp đồng phái sinh về tiền
tệ bao gồm: hợp đồng kì hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.
Để hình dung rõ về cơ chế, tác dụng của những cơng cụ trên chúng ta xét ví dụ sau: doanh
nghiệp vay NHTM 1 triệu USD, tỷ giá 22.000 đồng/USD, lãi suất 10%/năm (tương đương vay
22 tỷ đồng). Nếu tỷ giá giữ nguyên, đến cuối năm doanh nghiệp chỉ phải trả lãi vay 100.000
USD, tương ứng 2,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tỷ giá tăng lên 23.000 đồng/USD, số tiền doanh
nghiệp phải trả lãi vay vẫn là 100.000 USD nhưng tính theo tiền VND sẽ tăng lên 2,3 tỷ đồng, và
giá trị khoản gốc vay cũng tăng lên 23 tỷ đồng. Trong trường hợp này, để tránh rủi ro đồng USD
tăng giá, doanh nghiệp sau khi vay 1 triệu USD chỉ cần bỏ thêm chi phí để mua hợp đồng quyền
chọn: Vẫn chuyển đổi với tỷ giá 22.000 đồng/USD khi tới hạn trả lãi vay. Với hợp đồng quyền
chọn này, dù tỷ giá có tăng lên bao nhiêu thì doanh nghiệp vẫn chỉ phải trả 22.000 đồng cho 1

Trang 20



KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

USD. Trong khi đó, nếu tỷ giá giảm xuống 21.000 đồng/USD, doanh nghiệp sẽ sử dụng tỷ giá đó
mà khơng cần phải thực hiện hợp đồng quyền chọn.


Một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy hoạt động ngoại thương chính là các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu. Mọi biện pháp phát triển ngoại thương sẽ trở nên vô nghĩa nếu hoạt động
của bản thân các doanh nghiệp gặp khó khăn. Những giải pháp về tỷ giá sau chủ yếu nhằm hạn
chế những ảnh hưởng tiêu cực cũng như làm tăng tính hiệu quả của tỷ giá hối đối lên hoạt động
xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp khi nền kinh tế có những biến động.

3.3 Đối với Chính phủ và các bộ, ban ngành
3.3.1 Đề xuất đối với Quốc hội và Chính phủ
● Tạo mơi trường thuận lợi để tỷ giá hối đoái được phát huy: Là một phạm trù kinh tế quan
trọng, tỷ giá hối đoái cần được điều chỉnh theo hướng có lợi cho sự tăng trưởng chung của nền
kinh tế. Để thực hiện được điều này, Quốc hội và Chính phủ cần tạo được mơi trường mà ở đó,
tỷ giá hối đối được phát huy một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Môi trường này chính là mơi
trường kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, chính trị được ổn định, các rào cản thuế quan, phi thuế
được hạn chế ở mức tối đa và tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu.
● Kiểm sốt và dần tiến tới xóa bỏ thị trường chợ đen: Cùng với sự phát triển bền vững của nền
kinh tế, Việt Nam cần duy trì chỉ một thị trường tỷ giá nhằm kiểm soát tiền tệ tốt hơn. Khi khơng
cịn sự tồn tại của thị trường chợ đen, mọi nguồn thu được tập trung về một thị trường thì NHNN
sẽ có thể cân đối mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý và cân bằng cán cân thanh toán. Để có thể làm
được điều đó, NHNN cần giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép tổ chức và kinh doanh của
các bàn trao đổi ngoại tệ, trong khi Chính phủ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp bán ngoại
tệ thu được cho NHTM.
● Kết hợp với NHNN hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối, cơ chế điều chỉnh tỷ giá hối đối

và hồn chỉnh thị trường: Nhằm quản lý tốt nền kinh tế, tạo điều kiện để đất nước hội nhập,
Việt Nam cần tiết kiệm chi ngoại tệ để tích một lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn, đồng thời có chính
sách quản lý ngoại hối và cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của quốc gia. Để
có thể kiểm sốt cung tiền chủ động hơn, hướng đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì
Chính phủ nên để tỷ giá biến động linh hoạt. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần hoàn thiện thị
trường ngoại hối để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách ngoại hối có hiệu quả. Việt Nam
nên nới lỏng và tự do hoá hơn nữa thị trường ngoại hối và giao dịch ngoại hối, giúp NHNN có
thể phối hợp, điều hồ giữa các khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thơng
thống.

3.3.2 Đề xuất đối với Bộ Cơng thương
● Tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu: Để thực hiện được việc này, Bộ
Công thương cần khơng ngừng cải cách thủ tục hành chính, bổ sung những thủ tục được coi là
"động lực" cho sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra chiến lược
kinh doanh hợp lý nhờ vào các thơng tin chính xác từ Bộ về thị trường mới và các hoạt động hỗ
trợ xúc tiến thương mại ra thị trường nước ngoài. Đồng thời, Bộ cũng nên tiến hành rà soát, quy
hoạch để lựa chọn được những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển. Từ đó, Bộ đưa ra các chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới kỹ thuật sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đồng thời phối
hợp với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính để có cơ chế hỗ trợ, ưu đãi về vốn cho doanh
nghiệp.
● Đưa ra những chiến lược tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam: Bên
cạnh việc các doanh nghiệp chủ động tìm các chiến lược nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hố
thì Bộ Cơng thương cũng nên đề xuất các chiến lược để các doanh nghiệp tham khảo và áp dụng
Trang 21


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2


tuỳ vào thực tiễn của cơng ty. Đó có thể là các chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh tích
cực, bảo đảm phát triển nhanh hiệu quả và bền vững và đặt trọng tâm vào chất lượng tăng trưởng
của nền kinh tế.

Trang 22


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

KẾT LUẬN
Trong trường hợp Việt Nam - trước tiến trình hội nhập - có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu và điều
chỉnh cơ cấu kinh tế là những mục tiêu bức thiết của chủ trương thay đổi tỷ giá trong bối cảnh
nền kinh tế nước ta hiện nay. Kế đó là việc thực hiện cơ chế hình thành tỷ giá theo quan hệ cung
cầu có sự tham gia điều tiết của NHNN để “Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển
đổi của đồng tiền Việt Nam”.
Từ yêu cầu trên, chính sách tỷ giá sắp tới cần xét lại vấn đề tỷ giá để khôi phục và tăng thêm sức
cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh số một của Việt Nam so với
các nước Đơng Nam Á là chi phí lao động rẻ đang mất dần trong khi môi trường đầu tư tại Việt
Nam được cải thiện rất chậm. Vì vậy, để tăng trưởng xuất khẩu nhanh, tạo việc làm và tăng thu
nhập dài hạn, Việt Nam cần hạ giá sản phẩm để xuất khẩu được nhiều hơn, tức là cần sớm điều
chỉnh tỷ giá.
Việc nên áp dụng chính sách điều chỉnh tỷ giá từng bước như cách làm hiện nay của NHNN.
Với một sự thay đổi tỷ giá nhẹ nhàng và từ từ sẽ không làm xáo trộn giá cả các sản phẩm then
chốt, khơng phát sinh đầu cơ, vì lợi nhuận đầu cơ không đáng kể do phải mất chi phí mua vào
bán ra.
Ngồi ra Nhà nước cịn sử dụng các công cụ bổ sung cho tỷ giá, bù lỗ, cấp tín dụng ưu đãi làm
hàng xuất khẩu cho nộp thuế trả chậm v.v… là rất thích hợp vì đa dạng hóa biện pháp cho tăng
xuất khẩu và nền kinh tế, xã hội vẫn ổn định.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả mong muốn cho việc điều chỉnh tỷ giá trong thời gian tới thì
cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp như: tự do hóa mạnh mẽ hoạt động ngoại thương,
giảm mạnh và tiến đến xóa bỏ độc quyền của các DNNN; cải tiến hoạt động tiếp thị và tìm kiếm
khách hàng; giảm các tiêu cực phí trong hoạt động XNK và hải quan, giảm tỷ lệ thuế nhập theo
lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và nhờ đó đưa dần luồng ngoại thương bất hợp pháp thành
luồng hợp pháp,… chính là những biện pháp cơ bản và lâu dài cho nền kinh tế phát triển có hiệu
quả.
Để có một ý kiến thật khách quan trước một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm này, ta cần phải
thống nhất rằng: “ lý luận tỷ giá chưa bao giờ có đỉnh cao, cái thành cơng hơm nay sẽ có cái
thành cơng hơn thay thế và giá trị lý tưởng của một đồng tiền còn tùy thuộc vào quan điểm của
nước đó và của các nhà quản lý có liên quan, một đồng tiền mạnh hay yếu chỉ là một trong
nhiều yếu tố tác động đến điều kiện kinh tế của một nước”.

Trang 23


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Xuân Trình (2009). Giáo trình thanh tốn quốc tế trong ngoại thương, NXB Thơng
tin và truyền thông,
2. Hạ Thị Kiều Dao, Phạm Thị Tuyết Trinh (2012). Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực đa
phương và tỷ giá thực đa phương cân bằng của Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng,
3. Nguyễn Văn Tiến (2004), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh
ngoại hối, NXB Thống kê;
4. Nguyễn Văn Tiến (2009). Tài chính quốc tế, NXB Thống kê,
5. PGS.TS Phạm Văn Minh (2007). Kinh tế Vĩ mô II, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
6. Tô Kim Ngọc, Lê Thị Tuấn Nghĩa (2012). Cơ chế tỷ giá và chính sách mục tiêu lạm

phát, Tạp chí Ngân hàng,
7. Tổng cục thống kê (2012,2013,2104,2015), Báo cáo Tình hình Kinh tế-Xã hội,
8. ThS. Nguyễn Thị Hồng (2019). Slide Bài giảng Kinh tế Vĩ mô II, Trường Đại học Ngoại
Thương,
9. Website của Ngân hàng nhà nước: />10. Website Ngân hàng thế giới: />11. Website Tạp chí Tài chính: />
12. Và một số website tham khảo khác.

Trang 24



×