Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích đặc trưng của hệ thống pháp luật civil law nguồn gốc, nguồn pháp luật, cách tư duy pháp lý, cấu trúc nội tại của pháp luật, tố tụng hệ thống civil law có ảnh hưởng gì đến hệ thống pháp luật việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.06 KB, 13 trang )

Trương Mỹ Dung – MSSV 19061066
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
------------------------&---------------------------

BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN LUẬT SO SÁNH
ĐỀ BÀI: Phân tích đặc trưng của hệ thống pháp luật Civil law: nguồn gốc,
nguồn pháp luật, cách tư duy pháp lý, cấu trúc nội tại của pháp luật, tố
tụng. Hệ thống Civil law có ảnh hưởng gì đến hệ thống pháp luật Việt namphân tích và nêu ví dụ minh họa
Thực hiện
Tên sinh viên: Trương Mỹ Dung
Mã sinh viên: 19061066
Ngày sinh 22/3/2001
Mã lớp học phần
Giảng viên giảng dạy: Giảng viên Tiến sĩ Mai Văn Thắng

Hà Nội - Năm 2021
Tiểu luận môn Luật so sánhPage 1


Trương Mỹ Dung – MSSV 19061066

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trên thế giới có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, mỗi quốc gia có hệ
thống pháp luật của riêng mình, cả những tổ chức phi nhà nước cũng có pháp
luật của mình như Luật Hồi giáo, luật Do thái giáo, Luật Giáo hội… Trong đó,
hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law là hai hệ thống pháp luật lớn và
điển hình trên thế giới. Hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên những
"dòng họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng. Hiểu biết về Civil Law


là cần thiết và có ý nghĩa nhiều mặt cả về mặt lý luận và thực tế. Civil Law là
hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình trên thế giới.Mặc dù ngày nay pháp luật
ở các nước thuộc hệ thống này cũng có nhiều thay đổi theo hướng bổ khuyết
những mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ bản sự thay đổi
ấy vẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo nên “bản
sắc” của hệ thống pháp luật này. Vậy Civil law là gì, bài tiểu luận dưới đây sẽ
đem đến những kiến thức về nguồn gốc,nguồn pháp luật, cách tư duy pháp lý...
Tiểu luận môn Luật so sánhPage 2


Trương Mỹ Dung – MSSV 19061066
thông qua đề tài “ Phân tích đặc trưng của hệ thống pháp luật Civil law: nguồn
gốc, nguồn pháp luật, cách tư duy pháp lý, cấu trúc nội tại của pháp luật, tố
tụng. Hệ thống Civil law có ảnh hưởng gì đến hệ thống pháp luật Việt nam phân tích và nêu ví dụ minh họa"

I.
1.

NỘI DUNG
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CIVIL LAW
Civil law là gì?
Hệ thống pháp luật lục địa (Continetal Law), hệ thống Luật dân sự (Civil

Law), hay gọi đơn giản hơn là hệ thống pháp luật Pháp – Đức: Đây là hệ thống
pháp luật có nền tảng bắt nguồn từ hệ thống pháp luật của Pháp và pháp luật của
một số nước lục địa Châu Âu. Trong đó pháp luật của Pháp là quan trọng nhất
và có ảnh hưởng lớn tới pháp luật của các nước khác trong hệ thống pháp luật
này. Hệ thống pháp luật của các nước này nhìn chung đều chịu ảnh hưởng của
Luật La Mã. Ngày nay, phạm vi ảnh hưởng của hệ thống Civil Law tương đối
rộng bao gồm các nước Châu Âu lục địa (Pháp, Đức, Italia…), Quebec

(Canada), Louisiana (Mỹ), Nhật Bản và một số nước Châu Mỹ Latinh (Brazin,
Vênêduêla…). Chúng dựa trên các khái niệm, phạm trù và quy tắc bắt nguồn từ
luật La Mã, với một số ảnh hưởng của giáo luật, đôi khi được bổ sung hoặc sửa
đổi phần lớn theo phong tục hoặc văn hóa địa phương. Truyền thống dân luật,
mặc dù đã được thế kỷ hóa qua nhiều thế kỷ và đặt trọng tâm hơn vào quyền tự
do cá nhân, thúc đẩy sự hợp tác giữa con người với nhau.
Civil Law là:


Một hệ thống toàn diện các quy tắc và nguyên tắc thường được sắp xếp theo



quy tắc và dễ dàng tiếp cận với công dân và luật gia.
Một hệ thống được tổ chức tốt ủng hộ sự hợp tác, trật tự và khả năng dự
đoán, dựa trên cơ sở phân loại logic và năng động được phát triển từ luật La
Mã và được phản ánh trong cấu trúc của các mã.

Tiểu luận môn Luật so sánhPage 3


Trương Mỹ Dung – MSSV 19061066


Một hệ thống thích ứng , với các quy tắc dân sự tránh chi tiết quá mức và



chứa các điều khoản chung cho phép thích ứng với sự thay đổi.
Một hệ thống chủ yếu lập pháp , nhưng vẫn để lại chỗ cho cơ quan tư pháp

điều chỉnh các quy tắc theo sự thay đổi xã hội và nhu cầu mới, bằng cách
giải thích và luật học sáng tạo.
1.1.
Nguồn gốc Civil law
 Giai đoạn luật tập quán (trước Thế kỷ XIII)

Đây là thời kỳ pháp luật hình thành từ tập quán địa phương (tập quán của các bộ
tộc Pháp, Đức, tộc Slavian...) vì vậy cịn mang tính biệt lập, phân tán và thiếu
thống nhất. Phần lớn các bộ tộc ở Tây Âu bị người La Mã thống trị nên Luật La
Mã cổ đại có ảnh hưởng lớn ở đây. Thời kỳ ra đời của Luật La Mã được tính từ
khi Luật Mười hai bảng xuất hiện năm 450 trước công nguyên. Luật La Mã
xuất hiện và hồn thiện cùng nền Cộng hịa La Mã và thời kỳ Đế chế La Mã
thần thánh kéo dài cả chục thế kỷ. Năm 528, Hoàng đế La Mã Justinianus đã ra
lệnh tập hợp, hệ thống lại các tập quán, tục lệ nhằm cũng cố luật La Mã và tạo
nên cơng trình pháp luật lớn mang tên Corpus Juris Civilis (nghĩa là tập hợp các
chế định luật dân sự).
Từ năm 529 đến năm 534, các bộ sách của Justinianus lần lượt được xuất bản ở
Ý, bao gồm: Bộ luật Justinianus (Code): hệ thống hóa các luật của hồng đế La
Mã cổ đại ban hành; Tổng luận luật học Justinianus (Digest): là tập hợp các luận
thuyết về pháp luật có giá trị nhất của học giả La Mã cổ đại

Sách sưu tập

các định chế Justinianus (Institutes): là cuốn sách giáo khoa về pháp luật được
viết bởi các cố vấn pháp luật La Mã cổ đại và; Luật mới ban hành bởi Hồng đế
Justinianus (Novels).
Nhìn chung giai đoạn này pháp luật đơn giản, lẫn lộn giữa đạo đức, tôn giáo và
pháp luật. Luật pháp thời kỳ này ảnh hưởng sâu sắc bởi luật lệ tôn giáo, nhiều
quốc gia lấy luật của nhà thờ làm luật nhà nước. Trong bóng đêm của thời hậu
Trung cổ, đã có pháp luật tồn tại nhưng nó không hải là công cụ chủ yếu để đảm

bảo công lý trong xã hội. Giữa các cá nhân và các nhóm xã hội, những tranh
Tiểu luận mơn Luật so sánhPage 4


Trương Mỹ Dung – MSSV 19061066
chấp được giải quyết theo luật của kẻ mạnh hay bởi quyền lực độc đoán của thủ
lĩnh, tộc trưởng.
1.2.

Giai đoạn Pháp luật thành văn (Thế kỷ XIII – Thế kỷ XVIII)

Đây là giai đoạn bắt đầu bằng sự phục hưng của Luật La Mã, cuối thế kỷ XII,
các thành phố Châu Âu bắt đầu phát triển, gia tăng các hoạt động thương mại và
giao lưu giữa các dân tộc Châu Âu lục địa tạo ra nhu cầu phân biệt giữa đạo
đức, tôn giáo và pháp luật. Đây cũng là giai đoạn văn hóa phục hưng bắt đầu từ
thế kỷ XIII – XIV ở Ý, sau đó lan sang các quốc gia Châu âu lục địa khác. Các
triết gia và luật gia đòi hỏi các mối quan hệ xã hội phải được dựa trên pháp luật.
Vào đầu thế kỷ XIII, các nước Châu âu lục địa khơng có một hệ thống pháp luật
thống nhất vì mỗi quốc gia đều áp dụng pháp luật tập quán cho những vùng
miền khác nhau. Chẳng hạn ở Pháp giai đoạn này có khoảng 60 tập quán chung,
khoảng 300 tập quán vùng, được áp dụng ở các vùng miền khác nhau như tập
quán Bordeaux, tập quán Paris, tập quán Orlearns, tập quán Normandie…Nhà
văn Voltaire đã có nhận xét rằng đi trên các vùng đất của Pháp, người ta phải
thay đổi pháp luật như thay đổi ngựa. Ở một số nước Châu âu khác cũng có
tình trạng tương tự. Năm 1080, trường tổng hợp Bologna ở Ý được thành lập,
thế kỷ XII đại học Paris và sau đó là một loạt trường đại học tổng hợp ở các
thành phố lớn Châu âu ra đời. Các trường học này có vai trị quan trọng trong
việc hình thành hệ thống Civil law .
Trong các trường đại học tổng hợp, họ không dạy pháp luật thực định, không
tạo nên những quy phạm cần phải áp dụng mà các giáo sư dạy sinh viên phương

pháp tạo ra những quy phạm công bằng nhất về nội dung, thích hợp nhất về đạo
đức và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cuộc sống bình thường của xã hội . Tư
tưởng về một xã hội do pháp luật quản lý được công nhận vào thế kỷ XIII ,
chấm dứt tình trạng vơ chính phủ, chun quyền, chỉ trích việc tìm đến những
yếu tố siêu nhiên trong quan hệ dân sự. Các mối quan hệ xã hội phải được dựa
Tiểu luận môn Luật so sánhPage 5


Trương Mỹ Dung – MSSV 19061066
trên pháp luật, pháp luật dựa trên cơ sở cơng lý, pháp luật là hình mẫu để tổ
chức xã hội. Những tư tưởng này là một bước tiến cách mạng thời bấy giờ.
1.3.

Giai đoạn pháp điển hóa pháp luật và phát triển ra ngồi Châu âu
(cuối thế kỷ XVIII– nay)

Đây là giai đoạn đánh dấu bằng những văn bản pháp luật quan trọng, là cuộc
cách mạng lớn. Trường phái pháp luật tự nhiên vào TK XVIII đã nhìn nhận
những thẩm quyền tạo ra pháp luật, thay đổi, xem xét lại pháp luật của người
đứng đầu chính quyền. Pháp điển hóa pháp luật khác với hình thức biên soạn
luật tập quán trước đó khi chức năng tạo lập và phát triển pháp luật chủ yếu do
nhà lập pháp thực hiện.
Các học giả luật so sánh cho rằng hệ thống Civil law phải được chia nhỏ thành 3
nhóm khác nhau:
Civil Law của Pháp: ở Pháp, Bỉ, Quebec (Canada), Tây Ban Nha, và những
nước thuộc địa cũ của Pháp;
Civil Law của Đức: ở Đức, Áo, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Nhật Bản, Hàn
Quốc và Cộng hòa Trung Hoa.
Civil Law của những nước Scandinavian: Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Na
Uy và Iceland.

2.

Nguồn pháp luật

Đối với dòng họ pháp luật Civil Law luật thành văn luôn được coi là nguồn luật
cơ bản, chiếm vị trí quan trọng nhất trong cấu trúc nguồn luật của các nước có
hệ thống pháp luật thuộc dòng họ này. Cấu trúc nguồn luật trong dịng họ Civil
Law có thự tự là: luật thành văn, tập quán địa phương, án lệ (các quyết định của
toà), học thuyết pháp luật, các nguyên tắc pháp luật…
Lí giải điều này là do:

Tiểu luận mơn Luật so sánhPage 6


Trương Mỹ Dung – MSSV 19061066
-

Vào thế kỉ XIX với sự ảnh hưởng lớn của các bộ luật cơ bản của pháp luật
đặc biệt là Bộ luật Napoleon, trường pháp pháp luật thực chứng ra đời.
Trường pháp pháp luật thực chứng coi pháp luật thành văn hầu như là nguồn

-

duy nhất của pháp luật, coi các bộ luật như là “sự hồn hảo của lí trí”.
Hơn thế nữa, các quốc gia Châu Âu lục địa ảnh hưởng sâu sắc của thuyết
phân chia quyền lực nên pháp luật các nước này khơng thừa nhận vai trị lập
pháp của các cơ quan xét xử. Các luật gia Châu Âu có quan điểm tương đối
thống nhất cho rằng lập pháp là hoạt động của Nghị viện, Toà án là cơ quan
áp dụng luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động xét xử tạo ra luật.


Từ những quan điểm trên mà các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật thuộc dòng
họ Civil Law chỉ phát triển luật thành văn mà không coi trọng án lệ, án lệ khơng
được khuyến khích và chỉ được phát triển một cách hạn chế.
Tuy nhiên với xu hướng hội tụ hai dòng họ pháp luật lớn này thì án lệ ngày càng
có vai trị quan trọng đối với dòng họ pháp luật Civil Law. Điều này thể hiện ở
việc, trong các hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ Civil Law xuất
hiện cơ chế bảo hiến từ thế kỉ XIX trở lại đây với chức năng bảo vệ tính tối cao
của Hiến pháp, xem xét tính hợp hiến của văn bản luật và dưới luật (sự xuất
hiện Toà án hiến pháp ở Đức, Hội đồng bảo hiến ở Pháp…) và như một lẽ
đương nhiên các phán quyết của Tồ án này có giá trị ràng buộc với Tồ án khác
và nó trở thành án lệ. Biểu hiện thứ hai chứng tỏ vai trò của án lệ đó là: trong
thực tiễn, phán quyết của Tồ án cấp trên được Toà án cấp dưới tuân thủ, tham
khảo. Đây là sự ràng buộc một cách tự nguyện của Tồ án cấp dưới đối với Tồ
án cấp trên vì họ nghĩ Thẩm phán của Toà án cấp trên là những người có chun
mơn giỏi nên phán quyết của họ sẽ đúng trong nhiều trường hợp và hơn thế nữa
họ khơng muốn mình xử sai nên họ tự nguyện tham khảo phán quyết của Toà
cấp trên, thận trọng hơn khi xét xử.

Tiểu luận môn Luật so sánhPage 7


Trương Mỹ Dung – MSSV 19061066
Dù ngày càng đóng vai trị quan trọng nhưng án lệ vẫn khơng được coi là nguồn
quan trọng nhất trọng hệ thống pháp luật của các nước thuộc dịng họ Civil Law.
Vị trí độc tơn này vẫn thuộc về pháp luật thành văn.


Cách tư duy pháp lý

Hệ thống Civil law quan niệm luật pháp là phải từ các chế định cụ thể (All law

resides in institutions) Ưu điểm rõ nét của các Bộ luật trong Civil Law là tính
khái qt hóa, tính ổn định cao (certainty of law).
3.

Cấu trúc hệ thống

Civil law đặc biệt nhấn mạnh phân chia các ngành luật, đặc biệt là phân chia
thành luật công và luật tư. Luật công điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan nhà nước
và cá nhân hoặc giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Đặc điểm của luật cơng
là:



QPPL mang tính tổng qt.
Đối tượng điều chỉnh: lợi ích cơng.
Phương pháp điều chỉnh: mệnh lệnh, thể hiện ý chí đơn phương của các cơ



quan có thẩm quyền.
Mang tính bất bình đẳng, cơ quan nhà nước có đặc quyền.



Luật tư điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Đặc điểm của luật tư là:




Đối tượng điều chỉnh: lợi ích, tự do cá nhân.

Phương pháp điều chỉnh: thỏa thuận ý chí.
Mang tính chất cơng bằng hơn, bảo vệ được lợi ích của cơng dân.

Ngun nhân Civil law phân chia luật công và luật tư là do các luật gia quan
niêm rằng:


Quan hệ giữa người bị trị và người bị trị là quan hệ đặc thù cần phải có



QPPL riêng để điều chỉnh.
Lợi ích cơng và tư là khơng thể so sánh.

Đây cũng chính là thành cơng của xu hướng pháp điển hóa.
Tiểu luận mơn Luật so sánhPage 8


Trương Mỹ Dung – MSSV 19061066
4.

Tố tụng

Hệ thống pháp luật lục địa phát triển hình thức tố tụng thẩm vấn, tố tụng viết
(inquisitorial system/ written argument) và có áp dụng suy đốn vơ tội.
Hệ thống Civil Law dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn (inquisitorial system)
nên trong các vụ án hình sự, thẩm phán căn cứ chủ yếu vào Luật thành văn, kết
quả của cơ quan điều tra, và q trình xét xử tại Tồ để ra phán quyết. Nếu như
trong Common Law, thẩm phán tạo ra các qui tắc pháp lý cho các tranh chấp cụ
thể, thì trong Civil Law, quy tắc pháp lý tạo ra nền tảng để thẩm phán ra quyết

định, hay nói cách khác thẩm phán Civil Law tìm giải pháp trước hết qua các
văn bản pháp luật. Về giải thích văn bản pháp luật, các thẩm phán giải thích
theo ngữ nghĩa của luật nhưng vẫn tơn trọng ý chí của nhà làm luật.
Thẩm phán của Civil law được đào tạo theo một quy trình riêng, họ thường
trước đó khơng phải là các luật sư. Nhưng ở Common Law thì khác, thẩm phán
hầu hết đều được lựa chọn từ những luật sư rất danh tiếng.
II.

ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG CIVIL LAW ĐẾN VIỆT NAM

Việt Nam là quốc gia có lịch sử lập quốc lâu đời, song pháp luật Việt Nam
không phải là một hệ thống pháp luật riêng biệt . Trải qua hàng nghìn năm bị đô
hộ bởi Trung Hoa, sau này là Pháp, rồi trở thành một thành viên trong khối xã
hội chủ nghĩa, pháp luật Việt Nam lần lượt bị ảnh hưởng bởi pháp luật của các
triều đại Trung Hoa, của Pháp, sau cùng bị ảnh hưởng đặc biệt bởi truyền thống
pháp luật xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ LiênXô. Nghị quyết số 51/2001/QH10
ngày 25/12/2001 của Quốc hội đã khẳng định rõ: Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhândân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phâncơng và
phối hợp giữa các cơquan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp.Ngày nay, hệ thống pháp luật Việt Nam có đặc trưng của
hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa kết hợp những yếu tố ngoại lai do q trình
Tiểu luận mơn Luật so sánhPage 9


Trương Mỹ Dung – MSSV 19061066
hội nhập kinh tế với phươngTây kể từ thời kỳ đổi mới bắt đầu từ năm 1986, sau
Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam.
Việt Nam là thuộc địa của Pháp trong thời gian dài trước khi giành được độc
lập. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông Dương đã làm cho hệ thống pháp

luật của Việt Nam tiếp nhận pháp luật của Pháp theo cách thức bắt buộc. Trong
thời kỳ Pháp thuộc, bên cạnh hệ thống pháp luật của các hoàng đế Nam triều,
các toà án của Pháp vẫn áp dụng pháp luật của Pháp đối với "người Pháp và
những ngoại kiều được biệt đãi như người Pháp, người Việt Nam sinh ra ở vùng
đất thuộc địa dù đang sống ở đâu trên đất Việt Nam" . Ngay cả sau khi đã giành
được độc lập và thậm chí đã xây dựng hệ thống pháp luật theo mơ hình pháp
luật XHCN, những nhân tố của hệ thống pháp luật Pháp về kỹ thuật pháp lý, hệ
thống khái niệm cơ bản và cấu trúc của pháp luật vẫn tiếp tục được duy trì.
Tuy nhiên, trong thời gian dài kể từ khi áp dụng bộ luật Napoleon 1853 ở miền
Nam Việt Nam , sau khi tái lập Đại học Luật khoa Đông Dương tại Sài Gòn vào
tháng 1/1947 pháp luật Việt Nam mặc dù có sự ảnh hưởng từ Pháp nhưng đã
thốt khỏi sự chi phối và được Việt hóa mạnh mẽ, theo đó các giáo sư và giới
chuyên gia pháp lý đã chú tâm xây dựng các học thuyết pháp lý riêng cho Việt
Nam dựa trên nền tảng án lệ mà các tòa án Việt Nam lúc đó phát triển thơng qua
việc xét xử những vụ án và vụ kiện phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam .
Tiếp đến, đặc trưng của hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện rất gần gũi với hệ
thống luật thành văn ở các điểm:
Cơ quan ban hành luật: Việc ban hành Hiến pháp và các đạo luật ở Việt Nam
thuộc thẩm quyền của Quốc hội (Điều 70 Hiến pháp năm 2013). Bên cạnh đó,
các cơ quan khác như Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tịa án
cũng có quyền ban hành những văn bản có tính chất luật (được quy định trong
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008). Điều này có căn nguyên
bởi cơ chế tập quyền Quốc hội, là nơi tập trung quyền lực lớn nhất (về nguyên
Tiểu luận môn Luật so sánhPage 10


Trương Mỹ Dung – MSSV 19061066
tắc) sẽ có quyền thiết lập hệ thống pháp luật cho quốc gia và áp dụng các đạo
luật do Quốc hội ban hành là yêu cầu bắt buộc đối với thẩm phán trong quá
trình xử án.

Thủ tục xét xử: Ở Việt Nam, việc xét - hỏi do thẩm phán thực hiện, cáo buộc
người phạm tội (các tội hình sự) là do Viện kiểm sát (đồng thời là cơ quan kiểm
sát tư pháp), các luật sư chỉ thực hiện tranh tụng dựa trên cơ sở những chứng cứ
tự thu thập được.
Nền pháp chế: Nền pháp chế của Việt Nam được gọi tên “Pháp chế xã hội chủ
nghĩa”, coi trọng việc lấp đầy các lỗ hổng pháp lý bằng quy phạm pháp luật do
cơ quan lập pháp ban hành. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi sự thống nhất cao độ
hay tính pháp điển của hệ thống các quy phạm thành văn. Cơ quan thực thi pháp
luật và xét xử bắt buộc phải tuân thủ các quy tắc pháp lý định sẵn, do vậy tính
sáng tạo trong các cơ quan này rất hạn chế. Sau cùng, nó địi hỏi tất cả công dân
và các cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ nền pháp luật được làm ra bởi cơ
quan lập pháp.

Nguồn của luật: Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay về nguyên tắc ch coivăn
bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất và “là hình thức pháp lý tiến bộ
nhất” so với các loại nguồn luật khác. Có thể dẫn ra mấy lý do nhưsau: Một là,
sự coi trọng nguyên tắc tập trung quyền lực vào Quốc hội dẫn đến thiết lập thẩm
quyền tối cao về lập pháp cho cơ quan này; Hai là, bị ảnh hưởng bởi truyền
thống pháp luật xã hội chủ nghĩa khơng cơng nhận án lệ là một nguồn chính
thức; Ba là, năng lực của các thẩm phán không hội đủ điều kiện để xây dựng
nguồn luật từ án lệ. Như vậy, hệ thống văn bản do Quốc hội và các cơ quan
khác ban hành chiếm lĩnh một vị trí trọng yếu trong hệ thống pháp luật Việt
Nam.

Tiểu luận môn Luật so sánhPage 11


Trương Mỹ Dung – MSSV 19061066
Vai trò của tư pháp: Hệ thống tư pháp ở Việt Nam được đặc trưng bởi hai cơ
quan là Tòa án (cơ quan xét xử) và Viện kiểm sát (cơ quan công tố và giám sát

tư pháp). Cả Tòa án và Viện kiểm sát đều được tổ chức dựa trên sự phân cấp
lãnh thổ hành chính. Có Tịa án tối cao và Tịa án cấp cao cho tồn quốc gia,
Tịa án cấp tỉnh và Tịa án cấp huyện tương ứng với các cấp hành chính, ở cấp
hành chính thấp nhất (cấp xã) khơng tổ chức Tòa án. Nhiệm kỳ của Chánh án
Tòa án tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội; chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức và nhiệm kỳ của thẩm phán, chế độ bầu cử và nhiệm kỳ của Hội thẩm do
Luật Tổ chức tòa án quy định. Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy
định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Việt
Nam cũng ghi nhận về yêu cầu độc lập của tư pháp trong cả Hiến pháp, nhưng
thực tế tổ chức bộ máy tư pháp và cách tuyển lựa thẩm phán hiện nay cịn yếu,
do đó u cầu về sự độc lập của tư pháp chỉ tồn tại trên quy định.
Vấn đề bảo hiến: Ở Việt Nam hiện khơng có tố tụng hiến pháp, mặc dù có một
vài thiết chế kiểm sốt pháp luật từ Quốc hội nhưng không phát huy tác dụng.
Một hệ thống pháp luật có số lượng văn bản khá đồ sộ và được bổ sung hàng
ngày bởi tất cả các cơ quan có thẩm quyền ban hành luật nhưng vì thiếu một cơ
chế kiểm hiến đã đang gặp phải những bất cập, nhất là khi gặp phải những phản
ứng khơng tốt từ phía xã hội. Việt Nam đã xây dựng quy trình tố tụng trong các
lĩnh vực về dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, lao động, nhưng tố tụng Hiến
pháp thì vẫn chỉ là kết quả nghiên cứu của các nhà luật học. Thực tế hiện nay
việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo và nội dung hay lẫn lộn
về thẩm quyền vẫn đang hàng ngày diễn ra mà chưa biết khi nào sẽ chấm dứt
đang là một bất cập rất lớn.
KẾT LUẬN

Tiểu luận môn Luật so sánhPage 12


Trương Mỹ Dung – MSSV 19061066

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiểu luận môn Luật so sánhPage 13



×