Phân tích đặc trưng của hợp đồng lao động
và phân biệt với hợp đồng dịch vụ dân sự
a.Phân tích đặc trưng của hợp đồng lao động
* Khái niệm hợp đồng lao động
Trước đây,pháp luật hầu hết các nước đều coi hợp đồng lao động là một
dạng của hợp đồng dân sự.Hiện nay,hầu hết các nước đã có những thay đổi nhất
định về quan niệm này,theo đó quan hệ lao động không chỉ chịu sự điều chỉnh của
luật dân sự mà còn những đạo luật riêng.Khái niệm hợp đồng lao động có nhiều
cách tiếp cận khác nhau trên thực tế, nhưng ít nhiều vẫn có những sự tương đồng
(phụ thuộc truyền thống, khoa học pháp lí, cơ sở kinh tế,xã hội của từng nước).
Ở nước ta,khái niệm hợp đồng lao động cũng thay đổi theo điều kiện kinh
tế,xã hôi từng thời kì.Hiện nay, theo qui định tại Điều 26 Bộ luật lao động 2002,
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động về việc làm có trả công,điều kiện lao động,quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
trong quan hệ lao động”
* Đặc trưng của hợp đồng lao động.
Là một loại hợp đồng, hợp đồng lao động mang những đặc điểm của hợp
đồng nói chung,đồng thời có những nét đặc trưng của hợp đồng lao động,giúp phân
biệt nó với các loại hợp đồng khác.
Ở nước ta,có những sự khác biệt nhất định về góc độ, cách thức tiếp cận
nhưng về cơ bản đều coi yếu tố quản lí của người sử dụng lao động với người lao
động là đặc trưng quan trọng nhất.Cụ thể,đặc trưng của hợp đồng lao động được
xem xét ở những nội dung sau :
- Một là,trong hợp đồng lao động có sự phụ thuộc pháp lí của người lao
động với người sử dụng lao động.
Đây là đặc trưng tiêu biểu nhất của hợp đồng lao động mà các hệ thống
pháp luật đều thừa nhận, chỉ tồn tại ở hợp đồng lao động.
Khi tham gianquan hệ lao động, người sử dụng lao động có quyền quản lí
(tất nhiên, trong khuôn khổ pháp luật ), điều hành doanh nghiệp,có quyền sở hữu
tài sản của mình.Đây là một quyền riêng do pháp luật qui định cho người sử dụng
lao động.Vì vậy,người lao động phải tuân thủ mọi mệnh lệnh ,chỉ thị hợp pháp của
người sử dụng lao động về việc làm,thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, định mức lao
động.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động,yếu tố bình đẳng không được
biểu hiện ra bên ngoài mà thay vào đó là sự không bình đẳng.Lí do là một bên
trong quan hệ này có quyền ra các mệnh lệnh, chỉ thị còn bên kia có nghĩa vụ thực
hiện.Quyền quản lí lao động được xem xét ở hai khía cạnh :
+ Quyền quản lí lao động là dạng quyền năng được sử dụng trong quá trình lao
động.Bên cạnh quyền này, người sử dụng lao động còn có các quyền năng khác
như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh Người sử dụng lao động sẽ sử
dụng quyền quản lí lao động dưới nhũng phương thức khác nhau.Ở khía cạnh này,
quyền quản lí lao động mang tính chủ quan,vừa là phương tiện giúp người sử dụng
lao động duy trì trật tự của qua trình lao động vừa là cơ sở khẳng định thế mạnh so
với người lao động.
+ Quyền quản lí lao động là hệ thống các qui định pháp luật về quyền năng của
người sử dụng lao động giúp họ duy trì nề nếp trong quá trình lao động.Quyền này
được nhà nước ghi nhận, và ở khía cạnh này,quyền năng này mang tính khách
quan.
Cơ sở của quyền quản lí lao động là :
+Nguyên lí điều khiển khoa học và khoa học về các hệ thống:Mỗi đơn vị sử dụng
lao động là một hệ thống,mà mỗi bộ phận đều có chức năng riêng để từ đó phục vụ
cho chức năng chung của đơn vị sử dụng lao động đó.Người lao động là một bộ
phận cấu thành, nên phải đặt trong thể thống nhất trong mối quan hệ với người sử
dụng lao động và những người lao động khác.Giữa các bên chủ thể phải liên hệ
mật thiết với nhau, thường thì người sử dụng lao động liên hệ với nhiều người lao
động, mà trong mối liên hệ đó,họ mang quyền điều khiển.Sở dĩ có hiện tượng này
là vì theo nguyên lí chung, mọi sự phối hợp , hợp tác chung nào trong haotj động
chung hay hoạt động riêng không đồng nhất cũng cần yếu tố quản lí.
+Quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền quản lí sản nghiệp : Người sử dụng lao động
là người trực tiếp đầu tư hoặc đai diện cho người sở hữu đầu tư cho việc thành lập,
hoạt động cảu đơn vị lao động.Người lao động trong quan hệ lao động không phải
đầu tư, mua sắm các phương tiện, công cụ sản xuất , điều kiện làm việc mà đều do
người sử dụng lao động chịu chi phí đầu tư.Việc này buộc người sử dụng lao động
phải thực thi các biện pháp nhằm bảo toàn và phát triển khối tài sản đó.
+ Yêu cầu kiểm soát việc chuyển giao sức lao động của người lao động: Việc
tuyển dụng lao động làm phát sinh quan hệ mua bán sức lao động.Đây là hoạt động
đầu tư nhân lực, buộc người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp quản lí lao
động nhằm kiểm soát việc chuyển giao sức lao động của người lao động
+Vấn đề duy trì mục tiêu,năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất
kinh doanh: quá trình lao động gắn liền với các hình thái giá trị,mục tiêu của mọi
quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động là năng suất,chất lượng, hiệu quả.Việc
thực hiện nghĩa vụ của người lao động quyết định các mục tiêu đó.Việc hoạt động
đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào khả năng lao động, trình độ và ý thức của
người lao động.Vì vậy, vấn đềquản lí nhân sự trở thành một yêu cầu tất yếu trong
các đơn vị sử dụng lao động.Hệ thống quản lí lao động giúp chủ sử dụng lao động
đánh giá mức độ hoàn thành các kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
+ Sự qui định của pháp luật:Trong lĩnh vực quản lí lao động, nhà nước đều can
thiệp nhất định nhằm tạo trật tự của các sinh hoạt xã hội.
Quyền quản lí mang tính chất đơn phương,cho phép kiểm soát toàn diệ n, người
quản lí được áp dụng các phương thức khác nhau để thực thi có hiệu quả quyền
năng này,quyền quản lí mang tính mệnh lệnh hành chính và quản lí lao động là
quyền năng có giới hạn.
- Hai là,đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công.
Hợp đồng lao động thực chất là một loại quan hệ mua bán, đối tượng là sức
lao động – một loại hàng hóa đặc biệt. Khi người sử dụng lao động mua hàng hóa
sức lao động,họ được “sở hữu” một quá trình lao động biểu thị thông qua thời gian
làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ, ý thức, … của người lao động và
để thực hiện đươc yêu cầu nói trên, người lao động phải cung ứng sức lao động của
mình biểu thị thông qua những khoảng thời gian đã được xác định (ngày làm việc,
tuần làm việc,…). Như vây, sức lao động được mua bán trên thị trường là một loại
hàng hóa rất trừu tượng, do đó các bên phải mua bán thông qua một việc làm.
Là đối tượng của hợp đồng lao động,việc làm phải có trả công. Người lao
động bỏ công sức để thực hiện công việc người sử dụng lao động giao cho và khi
hoàn thành công việc thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả công cho
quá trình lao động đó, dù việc kinh doanh của người sử dụng lao động có lãi hay
không.
- Ba là, hợp đồng lao động do đích danh người lao động thực hiện.
Trong quan hệ hợp đồng hợp đồng lao động các bên chú ý đến lao động quá
khứ và cả lao động sống, tức lao động đang có, lao động đang diễn ra. Hơn nữa,
hợp đồng lao động thường được thực hiện trong môi trường xã hội hóa, có tính
chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao. Vì vậy, khi người sử dụng lao động không
chỉ quan tâm đến trình độ, chuyên môn của người lao động mà còn quan tâm nhân
thân của người lao động. Do đó, người lao động phải trực tiếp thực hiện các nghĩa
vụ đã cam kết, không được dịch chuyển cho người thứ ba (trừ trường hợp quy định
tại Khoản 4 Điều 30 Bộ luật lao động, theo đó thì người lao động có thể chuyển
dịch nghĩa vụ lao động của mình cho người khác nếu có sự đồng ý của người sử
dụng lao động).
Mặt khác, trong hợp đồng lao động ngoài những quyền lợi do hai bên thỏa
thuận thì người lao động còn có một số chế độ, quyền lợi theo quy định của pháp
luật như quyền nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết, quyền hưởng chế độ hưu trí… Những
quyền lợi này của người lao động chỉ được hiện thực hóa trên cơ sở sự cống hiến
cho xã hội của người lao động (chủ yếu thể hiện thông qua thời gian làm việc, mức
tiền lương,…). Vì vậy, để được hưởng những quyền lợi nói trên người lao động
phải trực tiếp thực hiện hợp đồng lao động.
- Bốn là, trong hợp đồng lao động sự thỏa thuận của các bên thường bị
khống chế bởi những giới hạn pháp lí nhất định.
Trong thực tế,với các quan hệ hợp đồng sự thỏa thuận của các bên bao giờ
cũng phải đảm bảo các quy định của pháp luật như sự bình đẳng, tự do, tự nguyện,
tính không trái pháp luật,… Đối với hợp đồng lao động, ngoài những đặc điểm nói
trên thì sự thỏa thuận của các bên còn bị chi phối bởi nguyên tắc thỏa thuận: Quyền
lợi của người lao động là tối đa, nghĩa vụ là tối thiểu. Theo đó, sự thỏa thuận của
các bên thường bị khuôn khổ, khống chế bởi những giới hạn pháp lí nhất định của
Bộ luật lao động, thỏa ước lao động tập thể… như tiền lương tối thiểu, thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội,…
Đặc trưng này xuất phát từ nhu cầu bảo vệ, duy trì và phát triển sức lao động
trong điều kiện nền kinh tế thị trường không chỉ với tư cách là các quyền cơ bản
của công dân mà còn có ý nghĩa xã hội đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước. Mặt khác, hợp đồng lao động có quan hệ đến nhân
cách của người lao động, do đó quá trình thỏa thuận, thực hiện hợp đồng lao động
không thể tách rời với việc bảo về và tôn trọng nhân cách của người lao động.
Ngoài ra, cũng cần chú ý hợp đồng lao động là loại hợp đồng vừa có tính
ưng thuận vừa có tính thực tế. Chính vì vậy, ngoài các quyền và nghĩa vụ thông
qua sự thỏa thuận của các bên với các thủ tục và hình thức theo quy định của pháp
luật, còn thừa nhận tính thực tế của quan hệ hợp đồng lao động,các quy định của
pháp luật được thừa nhận một cách mềm dẻo và linh hoạt.
- Năm là, hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong thời gian nhất
định hay vô hạn định.
Hợp đồng lao động phải được thực hiện liên tục trong khoảng thời gian nhất
định hay trong khoảng thời gian vô hạn định. Thời hạn của hợp đồng có thể được
xác định rõ từ ngày có hiệu lực đến một thời điểm nào đó, song cũng có thể không
xác định trước thời hạn kết thúc.
Ở đây, các bên – đặc biệt là người lao động không có quyền lựa chọn hay
làm việc theo ý chí chủ quan của mình mà công việc phải được thi hành tuần tự
theo thời gian đã được người sử dụng lao động xác định (ngày làm việc, tuần làm
việc).
b.Phân biệt hợp đồng lao động với hợp đồng dịch vụ dân sự.
Thứ nhất là về sự phụ thuộc pháp lí giữa các bên: trong hợp đồng lao động ,
người lao động có quan hệ pháp lý phụ thuộc vào người sử dụng lao động; còn tại
hợp đồng dịch vụ dân sự thì các bên không có sự phụ thuộc lẫn nhau. Không tồn
tại sự quản lý của bên yêu cầu công việc với bên thực hiện công việc trong hợp
đồng dịch vụ dân sự, việc quản lý của bên yêu cầu công việc là không cần thiết bởi
mục đích hướng tới của họ chỉ là kết quả công việc.
Thứ hai,đối tượng của hợp đồng :Trong các hợp đồng dịch vụ thì người ta
chỉ quan tâm tới kết quả là sản phẩm đã kết tinh vào sản phẩm, đối tượng là sản
phẩm dịch vụ; còn trong hợp đồng lao động là cả quá trình lao động tạo ra sản
phẩm, lao động sống đang diễn ra. Và hàng hóa đặc biệt là sức lao động chỉ được
đem ra trao đổi trong hợp đồng lao động, đối tượng là việc làm có trả công
Người sử dụng lao động sẽ trả công cho người lao động là cho quá trình lao
động chứ không phải là sản phẩm tạo ra. Điều này có thể phân biệt với hợp đồng
dịch vụ; ở hợp đồng dịch vụ thì tiền trả là cho sản phẩm chứ không phải là quá
trình lao động. Bên nhận làm việc có trách nhiệm thực hiện công việc để có kết quả
công việc như đã giao kết trong hợp đồng, bên kia cũng không quan tâm tới quá
trình làm việc; bên nhận công việc có thể chuyển giao công việc đó chuyển giao
cho bên thứ ba thực hiện mà không phụ thuộc vào bên yêu cầu công việc. Đây
cũng là một điểm phân biệt với hợp đồng lao động, ở đó thì người lao động phải
trực tiếp thực hiện công việc,còn ở hợp đồng dịch vụ dân sự thì không
Thứ tư,Hợp đồng lao động phải được thực hiện liên tục trong một khoảng
thời gian nhất định hay vô hạn định và công việc được tiến hành tuần tự theo thời
gian đã định trước. Việc ngắt quãng, tạm dừng trong công việc trong những trường
hợp luật định (điều 35 bộ luật lao động; điều 10 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày
9/5/2003). Còn hợp đồng dịch vụ không cần phải thực hiện liên tục, chỉ cần hoàn
thành vào thời hạn đã giao kết; việc ngắt quãng tạm dừng hoàn toàn phụ thuộc vào
người thực hiện hợp đồng dịch vụ.