Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân tại dự án xây dựng hồ chứa đồng mít huyện an lão tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

MAI XUÂN TRẠNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT,
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG HỒ CHỨA ĐỒNG MÍT,
HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

MAI XUÂN TRẠNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT,
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG HỒ CHỨA ĐỒNG MÍT,
HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Văn Liêm


XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Ngô Văn Liêm

PGS.TS. Phạm Quang Tuấn


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, các số liệu và tài liệu
trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được cơng bố trong bất
cứ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác, nếu có gì sai tơi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Tác giả luận văn

Mai Xuân Trạng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ “Đánh giá ảnh hưởng của cơng tác thu hồi
đất, giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân tại dự án xây dựng hồ chứa
Đồng Mít, huyện An Lão, tỉnh Bình Định”, tơi đã nhận rất nhiều sự động viên, giúp
đỡ của các cá nhân và tổ chức.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn đến TS. Ngô Văn Liêm

đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Ngồi ra tơi cịn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
của các thầy cô trong khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện An Lão, UBND các xã trong huyện đã cung
cấp số liệu để tơi hồn thành bản luận văn này
Tơi xin cảm ơn các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi đã trả lời phỏng
vấn để tơi có đủ dữ liệu thực hiện luận văn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc
gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 105.07-2020.04
Tác giả luận văn

Mai Xuân Trạng


MỤC LỤC
Phần mở đầu.............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp.................................................... 3
5.2. Phương pháp chọn mẫu và điều tra xã hội học................................................... 3
5.3 Phương pháp so sánh, thống kê và xử lý số liệu.................................................. 3
5.4. Phương pháp đánh giá, tổng hợp........................................................................ 4
6. Cấu trúc luận văn................................................................................................... 4
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.............................................................5
1.1 Cơ sở lý luận về sinh kế và sinh kế bền vững......................................................5
1.1.1 Khái niệm về sinh kế........................................................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế................................................... 5

1.1.3. Khái niệm về sinh kế bền vững....................................................................... 6
1.1.4. Khung sinh kế bền vững.................................................................................. 7
1.1.5. Các thành phần của khung sinh kế bền vững................................................... 9
1.2 Cơ sở khoa học và tính pháp lý về thu hồi đất và hỗ trợ, giải quyết việc làm cho
người có đất bị thu hồi.............................................................................................15
1.2.1 Sự cần thiết phải bồi thuờng khi Nhà nước thu hồi đất và hỗ trợ, giải quyết
việc làm................................................................................................................... 15
1.2.2 Một số khái niệm và vai trò của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, giải quyết
việc làm khi nhà nước thu hồi đất............................................................................ 16
1.2.3 Nguyên tắc, chính sách về bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm khi Nhà
nước thu hồi đất....................................................................................................... 18
1.2.4 Các yêu cầu đối với pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp...................................................................................................................... 19
1.3 Vấn đề sinh kế hộ và thay đổi sinh kế hộ ở một số nước trên thế giới và Việt
Nam......................................................................................................................... 20
1.3.1 Vấn đề sinh kế và nâng cao thu nhập cho hộ dân ở một số nước trên thế giới
và ở Việt Nam.......................................................................................................... 20
1.3.2 Chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề giải quyết việc
làm và sinh kế cho hộ dân sau khi thu hồi đất phục vụ cho phát triển kinh tế ở Việt
Nam 27
1.3.3 Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho hộ dân bị thu
hồi đất ở Việt Nam................................................................................................... 29
Chương 2: Thực trạng thu hồi đất và hỗ trợ, giải quyết việc làm, sinh kế của người dân
có đất bị thu hồi tại dự án xây dựng hồ chứa Đồng Mít, huyện An Lão, tỉnh Bình Định
..................................................................................................................................... 34
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện An Lão......................................34
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 34
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 39
i



2.1.3 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sinh kế người dân
có đất bị thu hồi tại dự án hồ chứa Đồng Mít.......................................................... 42
2.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện An Lão............................................45
2.2.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai............................................................ 45
2.2.2Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 và tình hình biến động sử dụng đất từ 2015 2019
...........................................................................................................................48
2.3 Tình hình thu hồi đất của dự án hồ chứa Đồng Mít........................................... 54
2.3.1. Chính sách bồi thường tại dự án.................................................................... 54
2.3.2. Diện tích các loại đất bị thu hồi tại dự án hồ chứa Đồng Mít.........................55
2.3.3. Thiệt hại về tài sản khi thu hồi đất tại dự án hồ chứa Đồng Mít....................56
2.3.4. Bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đât tại dự án hồ chứa Đồng Mít....57
2.4 Ảnh hưởng của cơng tác giải phóng mặt bằng đến sinh kế của hộ dân trong khu
vực xây dựng hồ chứa nước.....................................................................................58
2.4.1 Ảnh hưởng nguồn vốn tự nhiên...................................................................... 58
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của hộ.....................................................................59
2.4.2 Ảnh hưởng nguồn vốn tài chính..................................................................... 59
2.4.3 Ảnh hưởng nguồn vốn con người................................................................... 63
2.4.4 Ảnh hưởng nguồn vốn xã hội........................................................................ 66
2.4.5 Ảnh hưởng nguồn vốn vật chất...................................................................... 67
2.4.6 Tổng hợp ý kiến của người dân và cán bộ về ảnh hưởng của hoạt động thu hồi
đất đến sinh kế của người dân tại dự án hồ chứa Đồng Mít..................................... 68
2.5 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.............................................................70
2.5.1 Những tồn tại, hạn chế.................................................................................... 70
2.5.2 Nguyên nhân.................................................................................................. 72
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp tăng cường đảm bảo sinh kế của người dân sau
thu hồi đất tại địa bàn nghiên cứu................................................................................74
3.1 Cơ sở của việc đề xuất giải pháp tăng cường đảm bảo sinh kế của người dân sau
thu hồi đất tại địa bàn nghiên cứu............................................................................74
3.2 Giải pháp về hồn thiện cơ chế, chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ cho

người dân.................................................................................................................75
3.2.1 Giải pháp về chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ cho người dân..........75
3.2.2 Giải pháp về giá bồi thường hỗ trợ................................................................ 77
3.3 Giải pháp cho công tác tổ chức định cư, giải quyết việc làm cho người dân.....78
3.3.1 Phát triển kinh tế tại vùng bị thu hồi đất của dự án......................................... 78
3.3.2 Giải pháp về nguồn lực tự nhiên..................................................................... 79
3.3.3 Giải pháp về nguồn lực con người.................................................................. 79
3.3.4 Giải pháp về nguồn lực tài chính.................................................................... 81
3.3.5 Giải pháp về nguồn lực vật chất..................................................................... 81
3.3.6 Giải pháp về nguồn lực xã hội........................................................................ 82
3.4 Các giải pháp khác............................................................................................. 82
3.4.1 Giải pháp cho nhóm hộ mất nhiều đất............................................................ 82
3.4.2 Giải pháp về trách nhiệm của đơn vị sử dụng đất bị thu hồi đối với nông dân
bị thu hồi đất............................................................................................................ 83
Kết luận và kiến nghị............................................................................................... 85

ii


1. Kết luận............................................................................................................... 85
2. Kiến nghị............................................................................................................. 86
Tài liệu tham khảo................................................................................................... 87
Phụ lục..................................................................................................................... 91

iii


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KÍ HIỆU
BT


GIẢI THÍCH
Bồi thường

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

HT & TĐC

Hỗ trợ và tái định cư

KH

Kế hoạch

KT –XH

Kinh tế - xã hội

LNCĐ

Lâm nghiệp công đồng

PTTH

Phổ thông trung học

TNMT


Tài nguyên môi trường

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VDA

Vùng dự án


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ khung sinh kế bền vững...................................................................8
Hình 1.2: Sơ đồ tài sản sinh kế của người dân.........................................................10
Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện An Lão, tỉnh Bình Định............................................34
Hình 2.2: Sơ đồ vị trí khu vực dự án.......................................................................36
Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ các nguồn thu nhập của các hộ trước và sau thu hồi đất....62
Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ các hộ có đồ dùng gia đình trước và sau khi thu hồi đất....68


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp dân số, thành phần dân tộc thuộc các xã VDA........................40
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện An Lão, tỉnh Bình Định năm 2019...........50
Bảng 2.3: Tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện An Lão..........................53
Bảng 2.4: Diện đất bị thu hồi của dự án hồ chứa Đồng Mít.....................................56

Bảng 2.5: Thiệt hại về nhà cửa, cơng trình kiến trúc...............................................57
Bảng 2.6: Tình hình bồi thường sau thu hồi đất của hộ bị ảnh hưởng.....................57
Bảng 2.7: Diện tích đất đai bình qn của các nhóm hộ điều tra giai đoạn 2017 –
2019......................................................................................................................... 59
Bảng 2.8: Việc sử dụng tiền bồi thường của các nhóm hộ điều tra..........................60
Bảng 2.9: nguồn thu nhập của các hộ trước và sau thu nhập...................................61
Bảng 2.10: Chi tiêu của hộ trước và sau thu hồi đất...............................................63
Bảng 2.11: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra............................64
Bảng 2.12: Tình hình việc làm của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất............66
Bảng 2.13:: Tình hình an ninh trật tự sau thu hồi đất...............................................67
Bảng 2.14: Tài sản nhà ở của nhóm hộ điều tra năm 2019......................................67
Bảng 2.15: Vấn đề quan tâm của hộ sau thu hồi đất................................................69


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơng tác giải phóng mặt bằng thì bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là
việc khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến sinh kế của người dân, nảy sinh
nhiều tranh chấp, khiếu nại kéo dài và dễ phát sinh thành những điểm nóng gây mất
ổn định về chính trị. Nhận thức sâu sắc được những khó khăn, thách thức của công
tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách, văn bản nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế, giải quyết tốt
bài tốn “hài hịa về lợi ích” giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng đất khi nhà
nước thu hồi đất .
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, để đảm bảo hệ thống tưới trong
canh tác nông nghiệp của người dân, việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích hồ
chứa và hệ thống thủy lợi là một nhu cầu tất yếu khách quan. Yếu tố quan trọng
nhất đảm bảo thực hiện thành công dự án là công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
(BT, HT&TĐC).

Thực tế đã chứng minh BT, HT&TĐC để xây dựng đập và hồ chứa có thể
được sử dụng để cung cấp nước uống, tạo ra năng lượng thủy điện, tăng nguồn cung
cấp nước tưới tiêu, cung cấp các cơ hội giải trí và kiểm sốt lũ lụt. Tuy nhiên, tác
động lớn đến sinh kế của người dân không hề nhỏ đã được xác định trong và sau khi
cơng trình hồ chứa được xây dựng. Cho dù dự án hồ chứa là cuối cùng có lợi hay có
hại cho mơi trường hoặc quần thể người xung quanh, đã được tranh luận từ những
năm 1960 và trước đó.
Huyện An Lão ở phía Bắc tỉnh Bình Định là huyện vùng cao trong những
năm qua đang từng bước phát triển, nhiều dự án cơng trình đã được xây dựng phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Nhà
nước đã ban hành nhiều chính sách và đã được UBND huyện nỗ lực vận dụng để
giải quyết vấn đề bồi thường, tái định cư, bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống
của người dân có đất bị thu hồi. Song tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, tệ nạn
xã hội, khơng chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong đời sống nơi ở mới,
1


đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất đã và đang diễn ra ở địa phương.
Nhằm kịp thời đánh giá đúng đắn về ảnh hưởng của dự án, và đưa ra một số giải
pháp góp phần nâng cao tính bền vững cho sinh kế của người dân. Vì vậy đề tài
nghiên cứu: “Đánh giá ảnh hưởng của cơng tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đến
sinh kế của người dân tại dự án xây dựng hồ chứa Đồng Mít, huyện An Lão, tỉnh
Bình Định” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ thực trạng thu hồi đất và tác động của hoạt động thu hồi đất đến sinh
kế của người dân tại dự án hồ Đồng Mít.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo sinh kế cho người dân bị
thu hồi đất tại địa bàn nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế của người dân

sau thu hồi đất.
- Thu thập tài liệu, số liệu về giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến sinh kế của
người dân sau thu hồi đất để xây dựng hồ chứa Đồng Mít, huyện An Lão.
- Phân tích thực trạng thu hồi đất của dự án hồ chứa Đồng Mít.
- Đánh giá, phân tích các yếu tố và ảnh hưởng của hoạt động thu hồi đất để
xây dựng hồ chứa Đồng Mít đến sinh kế của người dân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo sinh kế cho hộ dân sau
thu hồi đất.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại dự án hồ chứa Đồng
Mít, huyện An Lão, tỉnh Bình Định
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sinh kế của hộ
dân sau thu hồi đất cho dự án hồ chứa Đồng Mít. Phân tích quá trình thay đổi sinh
kế và yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của người dân, từ đó đề xuất những giải pháp
khắc phục và phát triển kinh tế của hộ.
- Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập trong 3 năm (2017 – 2019)


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Các văn bản pháp luật có liên quan về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư. Thơng tin, số liệu về tình hình thu hồi đất của dự án hồ chứa Đồng Mít.
Các số liệu này được thu thập từ các văn bản pháp luật, các báo cáo của UBND xã
đến UBND tỉnh Bình Định, Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bình Định, Phịng
Tài ngun Mơi trường huyện, Ban quản lí dự án tỉnh Bình Định…
5.2. Phương pháp chọn mẫu và điều tra xã hội học
- Phương pháp chọn mẫu:
Điều tra hộ: Theo phương pháp sử dụng phiếu điều tra soạn sẵn. Đối tượng
điều tra là các hộ dân chịu ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất xây dựng dự án hồ chứa
Đồng Mít. Số lượng mẫu điều tra được tính theo cơng thức Slovin (1984; trích dẫn

bởi Võ Thị Thanh Lộc, 2010) [6]:
n = N/(1 + N.e²),
Trong đó n là số mẫu phải điều tra, N là tổng số cá thể, e là phương sai.
Ở khu vực nghiên cứu có 477 hộ dân bị thu hồi đất với e = 0,075, số mẫu
điều tra là 130 hộ. Các hộ điều tra chia thành 2 nhóm có diện tích đất bị thu hồi
khác nhau. Nhóm 1 (30 hộ) có diện tích thu hồi dưới 70% diện tích đất, nhóm 2
(100 hộ) có diện tích thu hồi từ 70% diện tích đất.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Tham vấn ý kiến 130 hộ dân ở trong khu vực chịu ảnh hưởng của dự án và
cán bộ thực hiện giải phóng mặt bằng và liên quan đến giải quyết sinh kế cho người
dân sau thu hồi đất tại dự án nghiên cứu
5.3. Phương pháp so sánh, thống kê và xử lý số liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả: Sau khi thu thập số liệu, nghiên cứu tiến
hành xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel cho các chỉ số về sự biến động, xu
hướng phát triển như: thu nhập, chi tiêu, chi phí.
+ Phương pháp so sánh: Nhằm thấy rõ được sự khác biệt về sinh kế của hộ
dân giữa các thời điểm hoặc giữa các nhóm hộ dân, phương pháp so sánh trước -


sau và so sánh giữa các mục tiêu được nghiên cứu sử dụng.
5.4. Phương pháp đánh giá, tổng hợp
Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được và đã được thống kê thành các bảng
biểu, được mô tả chi tiết, tiến hành phân tích, đánh giá và tổng hợp tìm ra những ưu
điểm, những tồn tại hạ chế và nguyên nhân của việc thu hồi đất đến sinh kế của
người dân tại dự án nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường đảm
bảo sinh kế của người dân sau thu hồi đất tại dự án nghiên cứu.
6. Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm ba phần chính: Mở đầu, nội dung và kết luận - kiến nghị.
Trong đó phần nội dung gồm 3 chương cụ thể:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Chương 2. Thực trạng thu hồi đất và hỗ trợ, giải quyết việc làm, sinh kế của
người dân có đất bị thu hồi tại dự án xây dựng hồ chứa Đồng Mít, huyện An Lão,
tỉnh Bình Định.
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường đảm bảo sinh kế của người
dân sau thu hồi đất tại địa bàn nghiên cứu.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về sinh kế và sinh kế ền v ng
1.1.1. Khái niệm về sinh kế
Ý tưởng về sinh kế đã được đề cập Từ giữa những năm 80, cụ thể trong các
tác phẩm của Robert Chambers. Khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các
nghiên cứu của Barrett và Rerdon, F. Ellis, Conway và những người khác đầu
những năm 90. Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (bao gồm cả nguồn lực tinh thần
và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết đề mưu sinh (theo Nguyễn Đăng
Hiệp Phố), [10].
Theo Ủy ban phát triển Quốc tế vương quốc Anh (DFID) “Sinh kế có thể
được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được,
kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng
như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” [34].
Theo Bùi Đình Tối, khái niệm sinh kế của hộ hay của một cộng đồng là một
tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định
và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến
mục tiêu đa dạng hơn [17]. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một
cộng đồng cịn được gọi là kế sinh nhai hay phương tiện kiếm sống của hộ gia đình
hay cộng đồng đó.
Tóm lại, có thể hiểu sinh kế như là một tập hợp các nguồn lực và khả năng
của con người có được, kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ
thực hiện nhằm để kiếm sống, những mục tiêu và ước nguyện của hộ.

1.1.2. Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế
Theo Lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID, để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia
đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau [34]. Chiến lược sinh kế của hộ
phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) sau:
Nguồn lực con người: Gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức
khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến


lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở
mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có
sẵn.
Nguồn lực xã hội: Là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà con
người đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm uy tín của
hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ.
Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của cộng
đồng, được trông cậy vào để sử dụng cho mục đích sinh kế như đất đai, nguồn
nước, địa hình, khí hậu, vật ni, cây trồng... Trong thực tế, sinh kế của người dân
thường bị tác động rất lớn bởi những biến động của nguồn lực tự nhiên. Trong các
chương trình giải tỏa mặt bằng, di dân, việc mất đất hay di chuyển dân đến nơi ở
mới đã làm thay đổi nguồn lực tự nhiên ở một nơi cụ thể (nơi đến) của người dân và
qua đó đã làm thay đổi sinh kế của họ.
Nguồn lực vật chất: Bao gồm tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như nhà
ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin...
Nguồn lực tài chính: Là những liên quan đến tài chính mà con người có được
như: Nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như
lương, bổng, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng.
Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang sống, các tài sản và
nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng đồng đó. Vì vậy
chiến lược sinh kế của mỗi hộ đều có sự tương đồng và phù hợp với nhau cũng như
phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng đồng.

1.1.3. Khái niệm về sinh kế bền vững
Sinh kế bền vững được Hanstad và cộng sự (2004) diễn giải rằng: “Một sinh
kế được coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị các tác
động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong
tương lai trong khi khơng làm xói mịn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên” [33].
Tác giả Koos Neefjes (2000) giải thích sinh kế bền vững là: “Một sinh kế


phải phụ thuộc vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) và
những hoạt động mà tất cả là cần thiết để mưu sinh. Sinh kế của một người hay một
gia đình là bền vững khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước các căng thẳng và
chấn động, và tồn tại được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình và
cả trong tương lai mà khơng làm tổn hại đến các nguồn lực mơi trường” [35].
Tóm lại, một sinh kế được gọi là bền vững khi con người, hộ gia đình, cộng
đồng với khả năng của mình có thể đối phó, phục hồi lại được sinh kế sau những áp
lực, những tổn thương (các cú sốc, thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng...) và đồng
thời có thể duy trì hay nâng cao khả năng nguồn lực con người và thiên nhiên.
Sinh kế bền vững là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu về sinh kế của
người dân bị thu hồi đất để xây dựng cơng trình, dự án và hiện nay việc mưu sinh
của người tại đây sau khi được hỗ trợ bồi thường có thật sự là bền vững hay khơng?
Hay gặp phải những vấn đề khó khăn, hay gặp những tổn thương nào khác?
1.1.4. Khung sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh
kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử dụng để
lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự
bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Cụ thể là:
- Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác hoạ mối liên
hệ giữa những thành phần này.
- Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng.
- Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh

hưởng tới sinh kế.
Khung sinh kế bền vững có dạng như sau:


Hình 1.1: Sơ đồ khung sinh kế bền vững
Chú thích: N (Natural Capital): Nguồn lực tự nhiên
H (Human Capital): Nguồn lực con người
P (Physical Capital): Nguồn lực vật chất
F (Financial Capital): Nguồn lực tài
chính S (Social Capital): Nguồn lực xã
hội
Đây là khung giúp cho người sử dụng hiểu được các loại hình sinh kế hiện
hữu và dùng nó làm cơ sở để lập kế hoạch cho các hoạt động phát triển và các hoạt
động khác. Điều này kéo theo việc phân tích và sử dụng nhiều loại cơng cụ hiện có
như phân tích xã hội và phân tích các bên liên quan, các phương pháp đánh giá
nhanh và đánh giá kinh tế về:
- Bối cảnh sống của người dân, trong đó bao gồm những ảnh hưởng của các
xu hướng bên ngoài với họ (xu hướng về kinh tế, xu hướng phát triển dân số).
- Khả năng tiếp cận của người dân đối với các loại tài sản sinh kế và khả
năng sử dụng chúng vào sản xuất.
- Những thể chế, những chính sách và tổ chức định hình cho các loại hình tài
sản sinh kế của người dân.
- Các chiến lược mà người dân áp dụng để theo đuổi mục đích của mình.


Khung sinh kế giúp ta sắp xếp những nhân tố gây cản trở hoặc tăng cường
các cơ hội sinh kế, đồng thời cho ta thấy cách thức chúng liên quan với nhau như
thế nào. Nó khơng phải là mơ hình chính xác trong thực tế mà nó chỉ đưa ra một
cách tư duy về sinh kế, nhìn nhận nó trên góc độ phức hợp và sâu rộng nhưng vẫn
trong khn khổ có thể quản lý được. Khung sinh kế ln được đặt trong trạng thái

động, nó khơng có điểm đầu, điểm cuối. Giá trị của một khung sinh kế giúp cho
người sử dụng nhìn nhận một cách bao quát và có hệ thống các tác nhân gây ra
nghèo khổ và mối quan hệ giữa chúng. Có thể đó là những cú sốc và các xu hướng
bất lợi, các chính sách và thể chế hoạt động kém hiệu quả hoặc việc thiếu cơ bản
các tài sản sinh kế.
Nghiên cứu kết quả sinh kế sẽ cho chúng ta hiểu được động lực nào dẫn tới
các hoạt động mà họ đang thực hiện và những ưu tiên của họ là gì. Đồng thời cũng
cho thấy phản ứng của người dân trước những cơ hội và nguy cơ mới. Kết quả sinh
kế thê hiện trên chỉ số như cuộc sống hưng thịnh hơn, đời sống được nâng cao, khả
năng tổn thương giảm, an ninh lương thực được củng cố và sử dụng bền vững các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó cần phải kết hợp và sử dụng khác nhau như đất
đai, vốn, khoa học công nghệ.
1.1.5. Các thành phần của khung sinh kế bền vững
1.1.5.1. Hoàn cảnh dễ bị tổn thương
Hoàn cành dễ bị tổn thương là mơi trường sống bên ngồi của con người.
Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu hướng
chủ yếu, cũng như bởi những cú sốc và tính thời vụ. Chính những điều này khiến
sinh kế và tài sản trở nên bị giới hạn và khơng kiềm sốt được.
Một số ví dụ về các nhân tố ảnh hưởng đến tài sàn và sinh kế của con người:
- Xu hướng: Xu hướng dân số, xu hướng tài nguyên kể cả xung đột, xu
hướng kinh tế quốc gia, quốc tế, những xu hướng thể chế (bao gồm chính sách,
những xu hướng kỷ thuật..).
- Cú sốc: Cú sốc về sức khỏe con người, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh cây
trồng vật nuôi...


- Tính thời vụ: biến động giá cả, sản xuất, sức khoẻ, những cơ hội làm việc.
Những nhân tố cấu thành hồn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì chúng có
tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với
chúng sẽ mở ra cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi.

1.1.5.2. Những tài sản sinh kế
Tiếp cận sinh kế cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người. Nó cố
gắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con người (tài sản
hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết quả sinh kế hữu ích.

Hình 1.2: Sơ đồ tài sản sinh kế của người dân
Khung sinh kế xác định 5 loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó tạo ra những
sinh kế: Nguồn vốn con người, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn
vật chất, nguồn vốn tài chính [31].
- Nguồn vốn con người
Con người thể hiện kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ con
người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm
kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở mức độ gia
đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn. Những
thay đổi này phụ thuộc vào quy mơ hộ, trình độ kỹ năng, khả năng lãnh đạo và bảo
vệ sức khoẻ.


- Nguồn vốn xã hội:
Vốn xã hội là những nguồn lực xã hội dựa trên những gì mà con người vẽ ra
để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm:
Các tương tác và mạng lưới, cả chiều dọc (người bảo lãnh/khách hàng quen)
và chiều ngang (giữa các cá nhân có cùng mối quan tâm) có tác động làm tăng cả uy
tín và khả năng làm việc của con người, mở rộng tiếp cận với các thể chế, như các
thể chế chính trị và cộng đồng.
Là thành viên trong một nhóm ảnh hưởng hoặc kế thừa triệt để các quyết
định chung, các quy tắc được chấp nhận, các tiêu chuẩn và mệnh lệnh. Uy tín của
các mối quan hệ, sự nhân nhượng và sự trao đổi khuyến khích kết hợp, cắt giảm các
chi phí giao dịch và có thể tạo ra một mạng lưới khơng chính thức xung quanh vấn
đề nghèo đói.

Làm gì để tạo ra nguồn vốn xã hội cho người dân nông thôn?
Hầu hết những nỗ lực xây dựng vốn xã hội đều tập trung vào các thể chế địa
phương, ngay cả hoạt động trực tiếp (thông qua việc tạo ra các khả năng, huấn
luyện đào tạo hay phân phối các nguồn lực) hoặc gián tiếp thông qua việc tạo ra một
môi trường dân chủ thơng thống.
Trong khi việc trao quyền cho các nhóm có thể xem như một mục tiêu chính,
vốn xã hội có thể được xem là sản phẩm phụ trong các hoạt động khác (tham gia
nghiên cứu sự hình thành nên các nhóm để phát triển và kiểm tra các cơng nghệ có
khả năng nâng cao đời sống của họ). Thơng thường, những biến động gia tăng
nguồn vốn xã hội được theo đuổi cần phải có sự hỗ trợ từ các lĩnh vực khác. Do đó
cần gắn chặt trách nhiệm của các tổ chức tiết kiệm và tín dụng vào nguồn vốn xã
hội. Cũng như việc kết hợp quản lý các tai hoạ cần phải dựa vào việc kết nối các
hành động để hạn chế chúng.
- Nguồn vốn tự nhiên:
Vốn tự nhiên là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên. Nó
cung cấp và phục vụ rất hữu ích cho phương kế kiếm sống của con người. Có rất
nhiều nguồn lực hình thành nên vốn tự nhiên. Từ các hàng hố cơng vơ hình như


khơng khí, tính đa dạng sinh học đến các tài sản có thể phân chia được sử dụng trực
tiếp trong sản xuất như: đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng...
Trong khung sinh kế bền vững. Mối quan hệ giữa nguồn vốn tự nhiên và các
tổn hại có sự gắn kết thực sự. Nhiều thảm hoạ tàn phá kế sinh nhai của người nghèo
thường xuất phát từ các tiến trình của tự nhiên, tàn phá nguồn vốn tự nhiên (cháy
rừng, lũ và động đất làm thiệt hại về hoa màu và đất nơng nghiệp) và tính mùa vụ
thì ảnh hưởng lớn đến những biến đổi trong năng suất và giá trị của nguồn vốn tự
nhiên qua các năm.
Điều gì có thể làm nên nguồn vốn tự nhiên cho người dân nông thôn?
Mục tiêu sinh kế hướng đến một tầm rộng lớn hơn, chú trọng vào con người
và hiểu tầm quan trọng của các quy trình và cấu trúc (những cách thức phân phối

đất, các quy tắc rút ra từ việc đánh bắt cá) trong quá trình xác định cách mà các
nguồn vốn tự nhiên được tạo ra và sử dụng.
Những tiến trình và cấu trúc điều chỉnh các phương pháp, cách tiếp cận đối
với nguồn lực tự nhiên và có thể khuyến khích hoặc ép buộc khi cần thiết để cải
thiện việc quản lý các nguồn lực. Nếu các thị trường hồn thiện hơn thì giá trị các
nguồn lực cũng được cao hơn, việc xúc tiến quản lý tốt hơn (trong một vài trường
hợp, thị trường phát triển có thể dẫn đến sự sụt giảm doanh số bởi vì nghèo đói có
thế làm tăng sự cơ cực).
- Nguồn vốn vật chất:
Vốn vật thể gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh
kế như: Giao thơng, hệ thống cấp thốt nước, hệ thống ngăn, tưới tiêu, cung cấp
năng lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin.
Chúng ta phải làm gì để tạo ra nguồn vốn vật chất cho người dân nơng thơn?
Trước đây DFID đã khuyến khích việc dự trữ trực tiếp hàng hóa sản xuất cho
người nghèo. Có thể là vấn đề của một số nguyên nhân:
+ Hoạt động nhỏ một nhà cung ứng trực tiếp hàng hoá sản xuất dẫn đến sự
phụ thuộc và phá vỡ thị trường tư nhân.


+ Dự trữ trực tiếp có thể làm giảm sự tham gia cải thiện cơ cấu và quy trình
thể chế để đàm bảo những gì đạt được là bền vững và hàng hóa sản xuất được sử
dụng là tốt nhất.
Vì vậy mục tiêu sinh kế tập trung vào việc giúp đỡ tiếp cận thích hợp, những
thứ giúp ích cho sinh kế của người nghèo. Tiến tới việc tham gia là cần thiết để thiết
lập sự ưu tiên và cần thiết cho những người sử dụng.
Vốn vật thể (in particular infrastructure) có thể là đắt đỏ. Nó khơng chỉ u
cầu nguồn vốn đầu tư ban đầu mà còn cung cấp tài chính cho những gì đang diễn ra
và nguồn lực con người đáp ứng những hoạt động và duy trì chi phí cho dịch vụ. Vì
vậy, việc nhấn mạnh cung cấp một dịch vụ không chỉ đáp ứng những nhu cầu trung
gian của người sử dụng mà còn phải đủ trong thời gian dài. Nó khơng chỉ quan

trọng để cung cấp sự khuyến khích cùng một lúc đến phát triển kĩ năng, năng lực để
đảm bảo việc quản lý có hiệu quả của dân chúng địa phương.
- Nguồn vốn tài chính
Vốn tài chính thể hiện nguồn lực tài chính được con người sử dụng để hướng
tới mục tiêu sinh kế của họ. Định nghĩa được sử dụng ở đây không mang tính chất
kinh tế mà nó bao gồm những dịng tích trữ và có thể góp phần vào việc tiêu dùng
sản phẩm. Tuy nhiên, nó phải được thực hiện để đạt được một nền tảng sinh kế quan
trọng, đó là sự giá trị của tiền mặt hoặc tính thanh khoản, người ta có thể làm theo
những cách sinh kế khác.
Có hai nguồn vốn tài chính chủ yếu.
+ Vốn sẵn có: Tiết kiệm là loại vốn tài chính được ưa thích vì nó khơng bị
ràng buộc về tính pháp lý. Chúng có thể có nhiều hình thức: Tiền mặt, tín dụng ngân
hàng, hoặc tài sản thanh khoản khác như vật nuôi, nữ trang.... Nguồn lực tài chính
có thể tồn tại dưới dạng các tổ chức cung cấp tín dụng.
+ Dịng tiền đều: Ngoại trừ thu nhập hầu hết loại này là tiền trợ cấp, hoặc sự
chuyển giao. Để có sự tạo lập rõ ràng vốn tài chính từ những dịng tiền này phải xác
thực (trong khi sự đáng tin cậy hoàn toàn khơng bao giờ được đảm bảo có sự khác
nhau giữa việc trả nợ một lần với sự chuyển giao thường xuyên vào kế hoạch đầu


tư).

Chúng ta làm gì để tạo nguồn vốn tài chính cho người dân nông thôn?
Những chi nhánh ngân hàng phát triển không giao tiền cho người nghèo (hỗ

trợ trực tiếp vốn tài chính). Người nghèo ít có khả năng vay, vì ít tài sản thế chấp,
đồng thời cho người nghèo vay rủi ro thường cao hơn, đó là việc khơng trả được nợ.
Do đó tiếp cận vốn tài chính đối với người nghèo chỉ có thể thơng qua các tổ chức,
trung gian gián tiếp. Có thể là:
+ Mang tính tổ chức: Tăng tiết kiệm và dịng tài chính nhờ sự hỗ trợ để phát

triển sản xuất hiệu quả thông qua những tổ chức dịch vụ tài chính cho người nghèo.
Bằng cách truyền đạt cho họ phương thức sản xuất hiệu quả, đồng thời các dịch vụ
tài chính này, cần phải đảm bảo nguồn hỗ trợ khơng bị thất thốt, người nhận cuối
cùng phải là người nghèo.
+ Có tính chất cơ quan: Tăng sự tiếp cận dịch vụ tài chính, vượt qua rào cản
liên đới những người nghèo với nhau (cung cấp cho họ sự bảo đảm hoặc máy móc
đồng nhất để họ có được những loại tài sản hoạt động song song nhau).
+ Lập pháp/sự điều chỉnh - cải thiện mơi trường dịch vụ tài chính để tổ chức
hoặc giúp đờ chính phủ cung cấp tốt hơn độ an tồn cho những người nghèo (như
trợ cấp).
Vấn đề có tính tổ chức của sự bền vững là sự gia nhập quan trọng của bộ
phận tài chính vi mơ. Trừ khi người ta tin tưởng rằng những tổ chức dịch vụ tài
chính sẽ tồn tại theo thời gian và sẽ tiếp tục đưa ra lãi suất hợp lý, họ khơng thể giao
phó tiết kiệm của họ cho những tổ chức đó hoặc tin rằng sẽ được trả nợ.
Khi tiết kiệm không theo một hình thức rõ ràng, đặc biệt đến nhu cầu và văn
hóa của chính người sử dụng, cách thức hỗ trợ khác nhau có thể thích hợp. Ví dụ,
người chăn ni có được lợi nhuận từ việc cải tiến sức khoẻ vật nuôi và hệ thống
tiếp thị, thị trường giảm rủi ro khi kết hợp với tiết kiệm của họ (ở hình thức vật
ni) hơn là thiết lập ngân hàng địa phương.
1.1.5.3. Chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế
Chiến lược sinh kế là cách thức sinh nhai để người dân đạt được mục tiêu


của họ. Các hộ gia đình, các cộng đồng thường theo đuổi chiến lược đa sinh kế
(nhiều cách sinh sống). Các chiến lược sinh kế đó có thể phụ thuộc hoặc không phụ
thuộc vào điều kiện môi trường, chúng phụ thuộc ít nhiều vào thị trường, việc làm
trong nền kinh tế và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người dân có
thể sử dụng những gì mà họ có thể tiếp cận được để tồn tại hoặc cải thiện tình hình
hiện tại.
Chiến lược sinh kế của người dân bao gồm những quyết định và lựa chọn của

họ về sự đầu tư và sự kết hợp các nguồn lực sinh kế nào với nhau. Quy mô của các
hoạt động tạo thu nhập mà họ đang theo đuổi. Quản lý như thế nào để bảo tồn được
các nguồn lực sinh kế và thu nhập của họ? Cách người dân thu thập và phát triển
các kiến thức, kĩ năng cần thiết để kiếm sống? Cách sử dụng thời gian và công sức?
Cách họ đối phó với rủi ro....
Kết quả sinh kế mang tính chất là tiêu chí cao nhất trong khung sinh kế bền
vững. Kết quả sinh kế là vấn đề thuộc về an sinh xã hội, cuộc sống của người dân ra
sao? Thu nhập của họ như thế nào? An ninh lương thực, khả năng ứng biến sinh kế
trước những thay đổi, cải thiện công bằng xã hội. Đây là kết quả của những thay đổi
cuối cùng mà người dân, cộng đồng và các tổ chức phát triển mong muốn đạt được.
1.2. Cơ sở khoa học và tính pháp lý về thu hồi đất và h tr giải qu ết việc làm
cho ngƣời có đất ị thu hồi
1.2.1. Sự cần thiết phải bồi thuờng khi Nhà nước thu hồi đất và hỗ trợ, giải quyết
việc làm.
Thứ nhất, về mặt tài sản, người có đất bị thu hồi sẽ mất đi quyền sử dụng đất.
Chịu sự thiệt hại về các kết qủa đầu tư đã bỏ công sức xây dựng nên như cơng trình
hạ tầng, cây cối. , thiệt hại đó không được hưởng khai thác hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ đất. Đất nơng nghiệp với vai trị tư liệu sản xuất chính trong nơng nghiệp, nhưng
thiệt hại về cây cối, hoa lợi, nông sản. Lợi tức trong tương lai lại vơ cùng lớn. Kéo
theo đó có thể là những bất ổn về an ninh lương thực của quốc gia.
Thứ hai, thu hồi đất nơng nghiệp chính là thu hồi tư liệu, đối tượng sản xuất
của người nông dân. Họ sẽ bị mất cơ hội lao động, mất nguồn sống và gây thiệt hại


×