Tải bản đầy đủ (.docx) (195 trang)

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch thành phố đồng hới theo định hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 195 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trần Thị Phƣơng Thúy

ĐÁNH GIÁTHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI THEO ĐỊNH HƢỚNG BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

Trần Thị Phƣơng Thúy

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI THEO ĐỊNH HƢỚNG BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 8440211.04
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hà Thành
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học



TS. Nguyễn Thị Hà Thành

GS.TS. Trương Quang Hải

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các
thầy, các cô trong Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Cảm ơn các thầy cơ đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu thực hiện và hồn thành luận văn.
Luận văn đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính và nguồn dữ liệu quý báu
của đề tài cấp nhà nước “Luận cứ khoa học về tổ chức khơng gian, xác lập mơ
hình và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và biển
đảo Việt Nam”, mã số KC.09.09/16-20, do GS.TS. Trương Quang Hải làm chủ
trì. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo – GS.TS Trƣơng Quang Hải,
chủ trì đề tài, vì sự hỗ trợ quý báu đó đã giúp em hồn thành luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo – TS
Nguyễn Thị Hà Thành, người đã tận tình chỉ bảo, sát sao kiểm tra, hướng
dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong
suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ từ UBND thành
phố Đồng Hới, Chi cục thống kê thành phố Đồng Hới, Sở du lịch thành phố
Đồng Hới đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thu thập dữ liệu, khảo sát
thực địa, điều tra xã hội học tại khu vực nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn, đồng nghiệp tại thành phố
Đồng Hới, tại Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ em khi thực hiện nghiên

cứu luận văn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân
đã ln ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 5
1. Tính cấp thiết......................................................................................................... 5
2. Mục tiêu................................................................................................................ 7
3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................ 7
5. Quan điểm nghiên cứu........................................................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10
7. Quy trình nghiên cứu........................................................................................... 15
8. Cấu trúc luận văn................................................................................................. 16
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BỀN VỮNG................................................................................................. 17
1.1. Tổng quan phát triển du lịch bền vững......................................................... 17
1.1.1. Trên thế giới.................................................................................................. 17
1.1.2. Ở Việt Nam.................................................................................................... 19
1.2. Cơ sở lí luận du lịch........................................................................................ 22
1.2.1. Khái niệm du lịch........................................................................................... 22
1.2.2. Hệ thống lãnh thổ du lịch.............................................................................. 23
1.2.3. Tài nguyên du lịch......................................................................................... 26
1.2.4. Khái niệm và quan điểm về du lịch bền vững................................................ 27
1.2.5. Du lịch bền vững ở đô thị ven biển................................................................ 31
1.3. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch thành phố Đồng Hới......33
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI................................................................. 35

2.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Đồng Hới......................35
2.1.1. Vị trí địa lí..................................................................................................... 35
2.1.2. Khái quát về kinh tế-xã hội............................................................................ 36
2.2. Tài nguyên du lịch thành phố Đồng Hới....................................................... 37
2.2.1. Tài nguyên vị thế............................................................................................ 37

4


2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên........................................................................... 38
2.2.3. Tài nguyên du lịch văn hóa............................................................................ 44
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch......................................................................... 48
2.3.1. Các điểm, tuyến và sản phẩm du lịch............................................................. 48
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.................................. 53
2.3.3 Hiện trạng quản lí và phục vụ du lịch............................................................. 56
2.3.4. Khách du lịch và doanh thu du lịch............................................................... 58
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG.....................61
3.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá du lịch bền vững.......................................... 61
3.1.1. Cơ sở lựa chọn các tiêu chí cho đánh giá du lịch bền vững thành phố Đồng Hới
61
3.2. Đánh giá du lịch thành phố Đồng Hới theo các tiêu chí bền vững..............66
3.2.1. Đánh giá về khía cạnh kinh tế................................................................................. 66
3.2.2. Đánh giá về khía cạnh văn hóa – xã hội.................................................................. 71
3.2.3. Đánh giá về khía cạnh mơi trường.......................................................................... 74
3.2.4. Đánh giá tổng hợp................................................................................................... 77
3.3. Phân tích SWOT đối với phát triển du lịch thành phố Đồng Hới...............85
3.3.1. Điểm mạnh và điểm yếu của thành phố Đồng Hới.................................................. 85
3.3.2. Cơ hội và thách thức............................................................................................... 86
3.4. Định hƣớng giải pháp phát triển du lịch bền vững thành phố Đồng Hới. .88

3.4.1. Căn cứ định hướng phát triển du lịch bền vững...................................................... 88
3.4.2. Các giải pháp cụ thể................................................................................................ 88
KẾT LUẬN............................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 98
PHỤ LỤC

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các mục tiêu của Chương trình du lịch bền vững Việt Nam [29]............30
Bảng 1.2. Thang đánh giá bền vững của chỉ tiêu và chiều [58]...............................14
Bảng 2.1. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch của thành phố Đồng Hới.........................53
Bảng 2.2. Thống kê các cơ sở lưu trú theo xếp hạng sao.........................................54
Bảng 2.3. Thống kê số cơ sở kinh doanh ăn uống của thành phố Đồng Hới............56
giai đoạn 2010-2018................................................................................................56
Bảng 2.4. Số lượt khách du lịch đến thành phố Đồng Hới giai đoạn 2010-2018.....58
Bảng 2.5. Thời gian lưu trú của khách tại thành phố Đồng Hới giai đoạn 2010-2018.59
Bảng 2.6. Doanh thu dịch vụ du lịch thành phố Đồng Hới giai đoạn 2010-2018....60
Bảng 3.1. Các tiêu chí đánh giá du lịch bền vững Thành phố Đồng Hới.................64
Bảng 3.2. Tỷ lệ sử dụng phòng ở thành phố Đồng Hới giai đoạn 2010-2018..........69
Bảng 3.3. Điểm đánh giá cho phát triển bền vững hoạt động du lịch thành phố
Đồng Hới................................................................................................................79
Bảng 3.4. Phân loại chiều theo các mức đánh giá bền vững....................................84
Bảng 3.10. Điểm đánh giá tổng hợp sự phát triển du lịch bền vững của ba khía cạnh
kinh tế, văn hố – xã hội và môi trường..................................................................84


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu đề tài...............................................................15

Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch [42].........................................................24
Hình 1.2. Hệ thống lãnh thổ du lịch [13].................................................................25
Hình 1.3. Các nguyên tắc của du lịch bền vững [39]...............................................29
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Đồng Hới..................................................35
Hình 2.2. Bãi tắm Nhật Lệ (Ảnh: Phương Thúy).....................................................40
Hình 2.3. Bãi biển Quang Phú (Ảnh: Phương Thúy)...............................................41
Hình 2.4. Đồi cát Quang Phú (Ảnh: Phương Thúy).................................................41
Hình 2.5, 2.6. Hồ Bàu Tró (Ảnh: Phương Thúy).....................................................43
Hình 2.7. Tượng đài Mẹ Suốt (Ảnh: Phương Thúy)................................................44
Hình 2.8. Tháp chng Nhà thờ Tam tịa (Ảnh: Phương Thúy)...............................45
Hình 2.9. Quảng Bình Quan (Ảnh: Phương Thúy)..................................................47
Hình 2.10. Thành cổ Đồng Hới (Ảnh: Phương Thúy).............................................48
Hình 2.11. Bản đồ tổ chức khơng gian và tuyến, điểm du lịch thành phố Đồng Hới
[6].51 Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu mức chi tiêu của khách du lịch................68


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
“Phát triển bền vững” (Sustainable Development) là một trào lưu đã trở thành
yêu cầu quan trọng cần thỏa mãn của q trình phát triển trên tồn thế giới cũng
như ở mỗi quốc gia. Khái niệm “phát triển bền vững” khơng ngừng được chi tiết
hóa và mở rộng khi được thực hiện trong thực tế, như được trình bày trong các Hội
nghị Liên hợp quốc về Mơi trường và Phát triển được tổ chức liên tục từ 1992 cho
đến 2012. Hướng đến sự phát triển bền vững, ngành du lịch toàn cầu và nhiều địa
phương cũng đã và đang đẩy mạnh chiến lược phát triển du lịch bền vững. Du lịch
bền vững không chỉ bảo vệ môi trường, đảm bảo đa dạng sinh học, mà còn chú
trọng đến lợi ích kinh tế và cơng bằng xã hội.
Nghị quyết số 08-NQ/TW do Bộ Chính trị ban hành năm 2017 đã chỉ rõ định
hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta: “Đến năm
2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội; có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có
thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước
trong khu vực,...; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ
USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD; tạo ra 4 triệu việc làm,
trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp”[2]. Để đạt được mục tiêu đó, Nghị quyết
cũng khẳng định phát triển du lịch bền vững được coi là một trong những nguyên
tắc quan trọng.
Năm 2017, Đại hội đồng Liên hiệp quốc chọn là năm Quốc tế về du lịch bền
vững vì sự phát triển. Trong khn khổ năm APEC Việt Nam 2017, Việt Nam đã
đưa ra sáng kiến tổ chức đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững. Giải
pháp căn bản của phát triển du lịch bền vững vẫn phải bắt đầu từ chính sách vĩ mơ
và hoạch định mang tính chiến lược của Nhà nước và đây cũng là mối quan tâm của
nhiều quốc gia phát triển du lịch hiện nay với mong muốn ngành kinh tế đặc thù này
phát triển thật sự bền vững [38]. Trên thực tế, để lập kế hoạch và quản lý phát triển


du lịch bền vững, cần có một cái nhìn sâu sắc về mức độ bền vững đạt được của
hiện tại, hoặc ít nhất là hiệu quả bền vững, bởi đây sẽ là tiền đề để thiết kế các chính
sách phù hợp và hiệu quả [53].
Quảng Bình nằm ở dải đất hẹp nhất đất nước, thuộc vùng duyên hải miền
Trung, nhưng cũng là vùng đất giàu tiềm năng phát triển du lịch. Về mặt tự nhiên,
Quảng Bình sở hữu Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, di sản thiên nhiên thế
giới, hai lần được UNESCO công nhận, vào năm 2003 và 2015 với các giá trị về địa
chất, địa mạo, đa dạng sinh học và sinh thái; các bãi biển đẹp Nhật Lệ, Bảo Ninh,...
Đồng Hới là thủ phủ của tỉnh Quảng Bình, là đơ thị ven biển, đã được lựa chọn
là điểm du lịch cấp quốc gia theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính
phủ [24]. Thành phố Đồng Hới có vai trị vơ cùng quan trọng trong du lịch tỉnh
Quảng Bình, là cầu nối trung chuyển từ các đơ thị khác đến các điểm du lịch trong

tỉnh, là nơi tập trung hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của tỉnh. Trong Chương
trình hành động số 05 về đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020, Thành
ủy Đồng Hới cũng đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định thương hiệu, phát triển bền vững, đóng góp
quan trọng trong cơ cấu khu vực dịch vụ và tăng trưởng của thành phố. Vì vậy
lượng khách du lịch đến Đồng Hới có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên,
du lịch thành phố Đồng Hới vẫn chưa phát triển thực sự tương xứng với tiềm năng
của mình. Các sản phẩm du lịch của Đồng Hới còn tương đối hạn chế. Du lịch tại
Đồng Hới cịn mang tính mùa vụ, chưa phát huy hết tiềm năng phát triển du lịch của
vùng. Đặc biệt, trong thời buổi kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chỉ quan tâm
đến lợi nhuận, khách du lịch ý thức chưa thực sự cao nên hoạt động của ngành du
lịch còn gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường. Phát triển “du lịch bền vững” đang là
chiến lược, là nhiệm vụ khơng chỉ của chính quyền địa phương mà còn của cộng
đồng địa phương và khách du lịch.
Chính vì thế, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng phát
triển du lịch thành phố Đồng Hới theo định hướng bền vững”, nhằm góp phần xây
dựng cơ sở để thực hiện phát triển du lịch thành phố Đồng Hới theo định hướng bền
vững.


2. Mục tiêu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng và mức độ
phát triển du lịch theo định hướng bền vững của thành phố Đồng Hới, từ đó đề xuất
giải pháp phù hợp để đảm bảo phát triển du lịch đối với thành phố Đồng Hới theo
hướng bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc phân tích hiện trạng du lịch
thành phố Đồng Hới và theo quan điểm phát triển bền vững, dựa trên ba trụ cột
chính: kinh tế, xã hội và mơi trường.
- Phạm vi khơng gian nghiên cứu: tồn bộ thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

theo ranh giới hành chính. Trong đó, tập trung thực hiện điều tra xã hội học tại hai
điểm du lịch chính: Khu vực bãi biển Nhật Lệ quanh các phường Đồng Phú, Hải
Thành, Đồng Mỹ, Hải Đình và bán đảo Bảo Ninh để làm cơ sở đánh giá tính bền
vững của du lịch Đồng Hới.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: đề tài chủ yếu đánh giá sự phát triển du lịch của
thành phố Đồng Hới ở thời điểm hiện nay, với cơ sở dữ liệu năm 2017-2018 và dữ
liệu điều tra sâu năm 2019.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập, tổng quan các tài liệu, cơng trình đã được cơng bố có liên quan đến nội
dung nghiên cứu, đánh giá du lịch bền vững nói chung và nghiên cứu, đánh giá du
lịch bền vững ở Việt Nam nói riêng, từ đó xây dựng cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
cho đề tài.
- Tiến hành điều tra thực địa, khảo sát nằm bổ sung các dữ liệu, tài liệu để phân tích
yếu tố ảnh hưởng, điều kiện phát triển du lịch tại thành phố Đồng Hới, trong vai trị
là đơ thị trung tâm của tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo các tiêu chí bền vững thành
phố Đồng Hới.
- Đề xuất các định hướng giải pháp hiệu quả nhằm phát triển du lịch bền vững tại
thành phố Đồng Hới.


5. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm tổng hợp
Đối tượng nghiên cứu trong địa lí khơng phải là các đối tượng riêng lẻ độc lập
mà chúng luôn tồn tại trong các mối quan hệ mật thiết với nhau, bao gồm các đối
tượng vật chất và phi vật chất (sự việc, hiện tượng, giá trị,…). Sự việc, hiện tượng
này sẽ vừa là nguyên nhân, lại vừa là kết quả của sự kiện, hiện tượng khác. Sự thay
đổi về lượng và chất của đối tượng này sẽ dẫn đến sự thay đổi về lượng và chất của
các đối tượng khác liên quan.
Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu để nhận thấy rằng khi đánh giá thực

trạng hoạt động du lịch thì trước hết phải đánh giá đầy đủ các hợp phần của hệ
thống lãnh thổ du lịch. Bản thân việc phát triển du lịch bao hàm cả ba khía cạnh
kinh tế, xã hội và mơi trường mới đảm bảo tính tồn diện và thống nhất. Do đó đánh
giá thực trạng du lịch theo định hướng bền vững đòi hỏi tác giả phải đánh giá đầy
đủ, tổng hợp trên cả ba khía cạnh: kinh tế, văn hóa – xã hội và mơi trường.
- Quan điểm hệ thống
Hệ thống là một thể thống nhất hồn chỉnh, phức tạp, có tổ chức, tổng hợp
hoặc phối hợp các vật thể và các bộ phận bên trong nó. Giữa một hệ thống và mơi
trường bên ngồi cũng có sự thống nhất. Như vậy khi nghiên cứu một hệ thống,
khơng chỉ chú ý đến “tính hệ thống bên trong” của nó mà cịn phải chú ý đến “mơi
trường bên ngồi”. Mơi trường là tất cả những gì bên ngồi hệ thống, có thể tác
động đến hệ thống và đồng thời cũng chịu tác động ngược lại của hệ thống.
Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu, tác giả nhận thức được rằng hoạt
động du lịch của thành phố Đồng Hới hồn tồn khơng tồn tại độc lập, mà nó nằm
trong một hệ thống, có mối liên quan chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên cũng như
bối cảnh kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng, của tỉnh Quảng Bình nói chung.
Các yếu tố này ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, nhưng cũng là
yếu tố bị ảnh hưởng ngược lại bởi hoạt động du lịch.
- Quan điểm lãnh thổ
Trong nghiên cứu địa lí, mọi vấn đề nghiên cứu ln phải gắn với một vùng
lãnh thổ cụ thể. Vì mỗi vùng lãnh thổ đều có những đặc trưng riêng biệt, được quy


định bởi những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau trên từng không gian
lãnh thổ, từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô.
Thành phố Đồng Hới vừa là điểm du lịch cấp quốc gia, nhưng cũng là trung
tâm hành chính của tỉnh Quảng Bình. Thành phố Đồng Hới là một lãnh thổ nghiên
cứu cụ thể về hoạt động du lịch, nhưng không thể tách rời mối liên kết đến các điểm
và vùng du lịch lân cận, như hệ thống hang động Phong Nha-Kẻ Bàng, hệ thống
hang động Lệ Thủy, khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến,.... Việc đề xuất các giải

pháp phát triển du lịch bền vững hiệu quả phải dựa trên thực tế điều kiện lãnh thổ và
liên kết lãnh thổ của thành phố Đồng Hới.
- Quan điểm phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung: "Sự phát triển của nhân loại
không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu
tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học"[7]. Khái niệm này
được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo
cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED
(nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát
triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến
những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..."[41]. Có thể hiểu phát
triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và
môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh
tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm
mục đích dung hịa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Hiện nay du lịch
là ngành kinh tế đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và có tác động khơng nhỏ đến
tài ngun và mơi trường. Vì vậy trong nghiên cứu du lịch hiện nay cần áp dụng
quan điểm phát triển bền vững để mang lại hiệu quả tích cực về mơi trường, xã hội
và kinh tế tại khu vực nghiên cứu.
Áp dụng quan điểm vào việc nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở thành
phố Đồng Hới. Đánh giá mức độ phát triển du lịch bền vững nhằm đưa ra giải pháp
phù hợp nhất trong phát triển du lịch của thành phố Đồng Hới.


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng quan tài liệu
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu là phương pháp cần thiết
trong mọi nghiên cứu khoa học và mang lại hiệu quả cao, việc phân tích tổng hợp

tài liệu các cơng trình trước đó mang lại những lợi ích cơ bản như: tránh sự trùng
lặp trong nghiên cứu, kế thừa và chọn lọc kết quả từ những nghiên cứu trước, rút
kinh nghiệm từ những thiếu sót trong nghiên cứu trước đó định hướng nghiên cứu ở
mức độ cao hơn.
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành thu thập, tổng quan hệ thống
các tài liệu liên quan, trong đó tập trung thu thập và tổng quan các tài liệu về nghiên
cứu du lịch bền vững, đánh giá du lịch bền vững ở trong và ngoài nước. Từ hệ
thống tài liệu này, tác giả sẽ xây dựng cơ sở lý luận về các khái niệm, quan điểm du
lịch bền vững, các điểm thực hành du lịch bền vững điển hình, cũng như các
phương pháp đánh giá du lịch bền vững.
- Phương pháp khảo sát điều tra thực địa
Nghiên cứu thực địa là quá trình thu thập, tổng hợp thơng tin tại địa bàn
nghiên cứu, là phương pháp không thể thiếu trong bất kỳ một đề tài nghiên cứu về
địa lí. Ứng dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu về du lịch tại thành
phố Đồng Hới, tác giả có sự quan sát thực tế tại khu vực nghiên cứu, kết hợp với
các thông tin thu thập được từ các tư liệu tranh ảnh, bản đồ để có những đánh giá
đúng nhất về khu vực. Tác giả đã đi khảo sát 1 đợt tại thành phố Đồng Hới vào
tháng 7 năm 2019, để thực hiện thu thập thông tin và hiện trạng các điểm du lịch
của thành phố Đồng Hới, cơng trình cấp nước cho thành phố Đồng Hới và khảo sát
tình hình xây dựng đô thị của vùng.
Tác giả đến các cơ quan như Sở Văn hóa du lịch tỉnh Quảng Bình, UBND
thành phố Đồng Hới, cùng các phòng ban liên quan để xin các số liệu, tài liệu thứ
cấp có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu phát triển du lịch.


Đối với phát triển du lịch bền vững tại thành phố Đồng Hới phương pháp điều
tra xã hội học cho phép tác giả xác định được những thông tin cần thiết liên quan
đến hoạt động du lịch, yếu tố môi trường và hoạt động của cộng đồng địa phương.

Căn cứ và đó để đưa ra đánh giá và định hướng phù hợp với thành phố Đồng Hới
trong phát triển du lịch.
Các đối tượng được điều tra xã hội học gồm: khách du lịch, hộ gia đình/doanh
nghiệp kinh doanh du lịch và hộ gia đình địa phương khác, được lựa chọn theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Trong đó, số phiếu phỏng vấn được
phân bổ như sau: phiếu hỏi cộng đồng (50), khách du lịch (50), các doanh nghiệp
(30). Khu vực mà tác giả tập trung thực hiện phỏng vấn gồm: Cộng đồng dân cư của
các phường Hải Thành, Đồng Mỹ, Đồng Phú, Hải Đình và xã Bảo Ninh. Phỏng vấn
trực tiếp khách du lịch nội địa, quốc tế quanh bãi biển Nhật Lệ, khách du lịch tại các
điểm du lịch di tích lịch sử… Các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ
quanh bãi biển Nhật Lệ, các hộ kinh doanh ăn uống dọc bãi biển Nhật Lệ, các hộ
kinh doanh bãi biển Bảo Ninh
Nội dung phỏng vấn gồm:
Phiếu cộng đồng dân cư, tác giả tập trung vào các vấn đề cơ bản hoạt động du
lịch của hộ gia đình, tác động của hoạt động du lịch đến kinh tế gia đình, các vấn đề
về văn hóa – xã hội và môi trường.
Phiếu khách du lịch tác giả tập trung vào một số vấn đề: tiếp cận thông tin du
lịch về thành phố Đồng Hới, thời gian lưu trú của khách và những đánh giá về các
điểm du lịch, chất lượng của các hoạt động du lịch khi đến Đồng Hới.
Phiếu doanh nghiệp, tác giả tập trung vào hình thức hoạt động của doanh
nghiệp, cơng suất hoạt động của doanh nghiệp, trang bị cơ sở vật chất theo quy
định, sự giúp đỡ của chính quyền trong q trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Phương pháp phân tích SWOT
Mơ hình SWOT là mơ hình nổi tiếng và vẫn đang được sử dụng rất phổ biến
trong phân tích kinh doanh doanh nghiệp từ nửa cuối thế kỷ 20 cho đến nay, do một
nhóm các nhà kinh tế học đưa ra (Albert Humphrey và nhóm nghiên cứu). Tên mơ
hình được viết tắt từ các chữ cái: Strengs – điểm mạnh, Weakenesses – điểm yếu,


Opportunity – cơ hội và Threats – thách thức. Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu

được coi là những yếu tố chủ quan của đối tượng đánh giá; còn cơ hội và thách thức
là những yếu tố khách quan tác động đến đối tượng đánh giá. Khơng có mơ hình cụ
thể cho các đối tượng khác nhau, vì nó phụ thuộc nhiều vào mục đích hướng tới của
điểm mạnh và cơ hội là những yếu tố thuận lợi cho việc đạt mục đích của doanh
nghiệp, ngược lại, điểm yếu và thách thức là yếu tố bất lợi, cản trở việc đạt được
mục đích đó.
Nghiên cứu này ứng dụng phương pháp phân tích SWOT để làm rõ các điểm
mạnh và hạn chế, đồng thời xác định cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch
bền vững của thành phố Đồng Hới.
- Phương pháp đánh giá du lịch bền vững
Để đánh giá du lịch bền vững thì trước hết phải lựa chọn các chỉ tiêu đánh
giá thông qua nhiều phương pháp, như khảo sát Delphi (Graham Miller 2001), kế
thừa chọn lọc từ các bộ chỉ tiêu của các chuyên gia [45]. Các chỉ tiêu được lựa chọn
sẽ được đo lường dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê, điều tra khảo sát (câu hỏi
có/khơng, câu hỏi lựa chọn, câu hỏi sử dụng thang đo, câu hỏi định lượng,…) hoặc
phải thực hiện lấy mẫu và phân tích.
Sau đó, tuỳ theo từng nghiên cứu, các chỉ tiêu sẽ được xếp hạng và là cơ sở
để xác định khu vực nghiên cứu có được đánh giá là phát triển du lịch bền vững hay
không với nhiều cách thức đo độ bền vững. Như EU (1995) phân chia khu vực
nghiên cứu thành ba phân khu: phân khu đỏ, vàng và xanh xếp theo cấp độ phát
triển bền vững du lịch từ thấp đến cao. Beser Oktay Vehbi (2012) thì phân chia các
tiêu chí theo cơng nghệ thang đo (scaling technique) từ 1-5 theo cấp độ bền vững
[40]. Còn UNWTO (2005), EU (2016) và nhiều nhà khoa học khác thì dựa trên các
tiêu chí lựa chọn để làm cơ sở so sánh sự bền vững du lịch giữa điểm này với điểm
khác, giữa thời điểm này với thời điểm khác để từ đó có những bản kế hoạch hành
động phù hợp [62].
Nghiên cứu của Puvaneswaran Kunasekaran và nnk nhằm đo lường các chỉ
số bền vững cho du lịch bản địa đối với tộc người Mah Meri ở đảo Carey, Malaysia
lựa chọn 61 chỉ số để đo lường và tính tốn các điểm trung bình, trọng số và điểm



đã có trọng số theo Tsaur và nnk cho các chỉ số này. Sau đó mức thang đo độ bền
vững Prescott-Allen được áp dụng, và từ đó nhận định được sự phát triển du lịch ở
địa phương đạt được bền vững ở mức độ nào [58].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn phương pháp đánh giá của
Puvaneswaran Kunasekaran và các cộng sự (2017) [58], có chỉnh sửa bổ sung dựa
trên các đặc điểm đặc thù của khu vực nghiên cứu và ý kiến chuyên gia của nhóm
nghiên cứu. So với các phương pháp khác và cách đánh giá gốc của Puvaneswaran
Kunasekaran và các cộng sự (2017), phương pháp được cải tiến thêm có thể được
sử dụng với cả các biến không được đo lường theo thang điểm 5 thông qua bước
chuyển đổi có nguyên tắc ở bước 1 (được đề cập ở phần dưới đây). Do đó, các biến
được lựa chọn đánh giá vừa đảm bảo đúng bản chất ý nghĩa mà nó thể hiện, vừa
đảm bảo tính khách quan trong cách đánh giá thay vì tồn bộ được đánh giá theo
thang điểm 5.
Học viên sẽ sử dụng bộ tiêu chí, phủ trên nhiều chiều 3 khía cạnh kinh tế; xã
hội- văn hóa và tài ngun – mơi trường để đưa vào đánh giá. Với phương pháp này,
các bước tính tốn như sau:
- Bước 1: Qui đổi các giá trị về cùng thứ nguyên
Trong số 41 chỉ tiêu, chúng tơi chia ra làm 2 nhóm đánh giá.
=

(i = 2, 3, 4)

(1, 2)

- Bước 2: Tính tốn các thơng số weight score - W i (điểm trọng số của chỉ tiêu
trong tổng các chỉ tiêu) và weighted core - W tij (trọng số của 1 chỉ tiêu trong 1
chiều) cho các chỉ tiêu.
+ Tính trọng số của các chỉ tiêu trong tổng số các chỉ tiêu theo công thức
i


W
∑ = *100

Với Wi là trọng số của chỉ tiêu thứ i trong trong tổng số các chỉ tiêu, Meani là
điểm trung bình của chỉ tiêu thứ i, và k là tổng số các chỉ tiêu
+ Tính trọng số của các chỉ tiêu trong chiều các chỉ tiêu theo công thức
tij W

=*W

i


Với Wtij là trọng số của chỉ tiêu thứ i trong trong chiều thứ j; 4 là khoảng đánh
giá bền vững và Wi là trọng số của chỉ tiêu thứ i trong tổng số các chỉ tiêu
- Bước 3: Tính tốn các thơng số mean, weight score và weighted core cho
chiều và khía cạnh
+ Tính điểm trung bình (mean score của 1 chiều/1 khía cạnh) theo cơng thức
Meandi/ai =



Với Meandi và Meanai là điểm trung bình của chỉ tiêu và chiều thứ i tương ứng
và m là số chỉ tiêu của chiều thứ i
+ Tính trọng số của các chiều/ các khía cạnh trong tổng các chiều/khía cạnh
Wdi = ∑
Với 3 Wtdi làtrọng số của chiều thứ i trong số tổng các chiều, Wi là trọng số của
chỉ tiêu thứ i trong tổng số các chỉ tiêu
+ Tính trọng số của các chiều trong một khía cạnh và của 1 khía cạnh

Wtdi/tai = ∑
Với 3 Wtdi làtrọng số của chiều thứ i trong một khía cạnh, Wtai làtrọng số của
khía cạnh i. Wtij là trọng số của chỉ tiêu thứ i trong chiều thứ j
Bước 4: Tính độ đóng góp của mỗi khía cạnh trong tổng các khía cạnh
A = *100
Trong đó, khoảng đánh giá bền vững của các chỉ tiêu (theo mean) và các khía cạnh
(theo % điểm đạt được) được quy định bởi bảng sau:
Bảng 1.2. Thang đánh giá bền vững của chỉ tiêu và chiều [58]
STT

Chỉ tiêu

Khía cạnh

Mức độ đánh giá

1

< 2,0

<25%

Khơng bền vững (unsustainable)

2

2,1-3,0

25-50%


3

3,1-4,0

50-75%

Có tiềm năng bền vững (potentially sustainable)

4

>4,0

>75%

Bền vững (sustainable)

Có tiềm năng khơng bền vững (potentially
unsustainable)


7. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ trên thể hiện quy trình nghiên cứu đề tài bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Tác giả xác định tên của đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề
tài.
Bước 2: Tiến hành thu thập, tổng quan tài liệu, xây dựng cơ sở lí luận đối với
phát triển bền vững du lịch nói chung và phát triển bền vững du lịch cho đơ thị ven
biển nói riêng, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Hình 1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu đề tài
Bước 3: Tác giả tiến hành thực địa địa bàn nghiên cứu.

Bước 4: Từ hệ thống tài liệu, số liệu thu thập được, tác giả tiến hành đánh giá
tài nguyên du lịch.
Bước 5: Từ việc đánh giá tài nguyên du lịch thông qua cơ sở tài liệu, cơ sở lí
luận và phương pháp nghiên cứu kết hợp với quá trình thực địa tác giả đánh giá hiện
trạng phát triển du lịch của thành phố Đồng Hới.
Bước 6: Từ việc đánh giá hiện trạng du lịch tác giả sử dụng phương pháp phân
tích SWOT để đưa ra đánh giá và định hướng giải pháp phát triển du lịch bền vững
của Thành phố Đồng Hới.


8. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong
đó phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phát triển du lịch bền vững
Chương 2: Đặc điểm tài nguyên và hiện trạng phát triển du lịch thành phố Đồng
Hới
Chương 3: Đánh giá du lịch bền vững và định hướng giải pháp phát triển du
lịch bền vững thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan phát triển du lịch bền vững
1.1.1. Trên thế giới
Du lịch bền vững không còn là khái niệm mới mẻ đối với các quốc gia trên
thế giới. Theo xu thế phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay, du lịch đang được coi là
ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia. Du lịch mang lại lợi nhuận kinh tế cao, nhưng
lại là ngành có tác động rất tiêu cực đến mơi trường. Do đó, nghiên cứu phát triển
du lịch bền vững đang ngày càng nhận được sự quan tâm và chú trọng của nhiều
quốc gia cũng như các tổ chức và các nhà khoa học.

Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX, các vấn đề về phát triển bền vững đã được đưa
ra và nhắc đến. Có hai nghiên cứu nổi bật về du lịch của hai nhà khoa học có thể kể
đến, đó là Krippendorf (1975) và Jungk (1980). Trong nghiên cứu của mình hai nhà
khoa học đã cảnh báo về những ảnh hưởng gây ra bởi hoạt động du lịch và cũng đã
đưa ra hai khái niệm nổi bật đó là: “du lịch rắn”, chỉ hoạt động du lịch ồ ạt, dồn dập,
và “du lịch mềm”, chỉ hoạt động du lịch thân thiện, phù hợp và tôn trọng môi
trường[52].
Ngày 14/6/1992, tại Rio De Janeiro, hội nghị của Liên hợp quốc về môi
trường và phát triển, với sự tham gia của hơn 200 quốc gia, đã đưa ra Tuyên bố Rio
về Môi trường và Phát triển với 27 nguyên tắc xác định quyền và trách nhiệm của
các quốc gia trong việc góp phần xây dựng sự nghiệp phát triển và hạnh phúc của
loài người. Trong Hội nghị đó, chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) cũng đã nhất
trí thơng qua. Đây là chương trình hành động toàn diện nhằm đảm bảo tương lai bền
vững cho nhân loại khi bước vào thế kỷ XXI. Nghị sự 21 đã đưa ra các vấn đề liên
quan đến mơi trường và phát triển có thể gây ra những tác động nguy hại đến phát
triển kinh tế và cân bằng sinh thái, từ đó đề ra các chiến lược hướng tới các hoạt
động mang tính bền vững hơn.
Hưởng ứng chương trình Nghị sự Trái Đất, năm 1996, đại diện cho ngành du
lịch toàn cầu là ba tổ chức quốc tế: Tổ chức du lịch Thế giới (WTO), Hội đồng lữ


hành du lịch Thế Giới (WTTC), Hội đồng Trái Đất (Earth Council) đã vận dụng
Nghị sự 21 (Agenda 21) vào các chiến lược phát triển du lịch. Chương trình này có
tác động đến tất cả các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức thương mại, khách du lịch,
các chính phủ và các cơ quan du lịch quốc gia trong việc phát triển du lịch theo
hướng bền vững.
Từ những cột mốc quan trọng đó, rất nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền
vững cũng đã bắt đầu được thực hiện. Mục đích của các nghiên cứu này đưa ra đều
nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển
lâu dài. Các loại hình du lịch quan tâm đến mơi trường được hình thành, như: du lịch

sinh thái, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng,… Các loại hình du lịch này đã
góp phần nâng cao trách nhiệm trong việc đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
Năm 2013, trong báo cáo về du lịch bền vững, UNCTD (United Nations
Conference on Trade and Development) đã đưa ra bối cảnh toàn cầu và quốc gia về
sức hấp dẫn và tầm quan trọng của ngành du lịch; vai trò của ngành du lịch trong
tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo; các vấn đề và rủi ro khi phát triển du lịch, cũng
là những hạn chế đối với phát triển bền vững du lịch; và các giải pháp để đảm bảo
phát triển du lịch bền vững. Các vấn đề cơ bản về du lịch bền vững được đề cập đến
trong cơng trình này, với những thông tin số liệu cơ bản của ngành du lịch.
Nhân sự kiện năm 2017 là năm quốc tế về Du lịch bền vững, tổ chức
Biosphere Tourism đã tổng kết và chọn lọc ra 17 ví dụ tiêu biểu cho du lịch bền
vững ở trên thế giới. Tổ chức này muốn đưa ra một thông điệp rằng việc hướng tới
một tương lai bền vững là khả thi. Những mơ hình họ đưa ra hồn tồn có thể được
nhân rộng, làm bài học kinh nghiệm để hướng tới các giải pháp hiệu quả ở các cấp
quy mơ khác nhau. Các mơ hình du lịch bền vững được đưa ra gồm các thành phố
du lịch, đảo, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, tổ chức du lịch,... đều có chung đặc điểm là
thực hiện các sáng kiến du lịch để hướng tới sự phát triển bền vững.. [60]
Đối với các nghiên cứu về du lịch bền vững ở đơ thị nói chung và đơ thị ven
biển nói riêng cũng có một số chủ đề đáng quan tâm. Ivana Pavlic, Ana Portolan,
Marija Butorac (2013) nhận định rằng các vùng đơ thị ln có nhiều lợi thế để hấp
dẫn khách du lịch, nhờ vào sự dễ dàng trong tiếp cận và sự phát triển về điều kiện


hạ tầng và dịch vụ ở đó. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng khách đến nơi này sẽ gây nên
nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, phá hủy tính độc đáo về xã hội
và văn hóa của điểm đến. Trong khi đó, chính quyền nhiều nơi đang không ưu tiên
đầu tư bảo vệ môi trường ở điểm đến kiểu này [49]. Andreea Zamfir (2015) khi
thực hiện nghiên cứu về thực trạng du lịch ở điểm đến Bucharest – thủ đô của
Romania, cho rằng chiến lược du lịch đô thị bền vững sẽ đảm bảo sự quản lý tốt
hơn, với sự tham gia của nhiều bên liên quan như chính quyền địa phương, cộng

đồng dân cư và các doanh nghiệp tư nhân,... [39]
Mehmet Cetin (2016) khi thực hiện nghiên cứu về tính bền vững trong quản
lý đơ thị ven biển ở Cide, Thổ Nhĩ Kỳ, đã cho rằng các hoạt động du lịch là một trong
những nhân tố tác động lớn đến việc giữ gìn bản sắc của các thành phố ven biển. Minh
chứng rõ ràng cho thấy tăng trưởng đô thị gần dây, cùng với gia tăng lượng khách du
lịch vào mùa hè đã có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc tự nhiên và lịch sử của vùng ven
biển [55]. Ở nghiên cứu của mình, Clara Irazábal (2018) đã nhấn mạnh đến mối quan
hệ bộ ba giữa du lịch – đô thị - bền vững để biểu thị mối tương quan giữa phát triển
du lịch dọc theo trục bền vững đô thị. Mọi sự phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch hay
đơ thị hóa đều sẽ phải được quy hoạch hợp lý để tránh làm tổn hại đến sự hấp dẫn đối
với du khách của nguồn tài nguyên tự nhiên ven biển [47].
1.1.2. Ở Việt Nam
Du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 90 của Thế kỷ XX, đến
cuối thập kỷ 90 khi bắt đầu có sự xuất hiện của mạng internet và mạng di động thì
du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Trong giai đoạn này,
có rất nhiều cơng trình nổi bật nghiên cứu về du lịch ở nước ta: Tổ chức lãnh thổ du
lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt nam 1995-2000, Cơ sở địa
lý du lịch, Địa lý du lịch, Du lịch sinh thái…
Hiện nay du lịch nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt khi có sự xuất
hiện của các nhà đầu tư lớn trong nước và nước ngoài như: Vingroups, FLC,
Alma…tác động của du lịch ngày càng trở nên lớn mạnh, và thu hút nhiều sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu. Sự xuất hiện của các nhà đầu tư lớn trong những năm
gần đây là một trong những yếu tố đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành du lịch.


Việc đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là ven biển làm cho không chỉ
ngành du lịch nói chung phát triển nhanh mà cịn tạo nên tốc độ phát triển chóng
mặt của du lịch biển. Sự phát triển nhanh chóng của du lịch nói chung, du lịch biển
nói riêng khơng chỉ mang lại những tác động tích cực về kinh tế mà còn gây ra
nhiều ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên và đặc biệt là mơi trường

biển. Vì vậy, đây là u cầu cấp thiết của việc xây dựng và phát triển du lịch bền
vững ở nước ta.
Vấn đề về du lịch bền vững đã được đề cập đến rất nhiều trong các hội thảo
về du lịch được tổ chức tại nước ta: Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch bền vững
ở Việt Nam do tổng cụ du lịch kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) tổ chức
vào 5/1997 tại thành phố Huế, Hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển bền vững
ở Việt Nam tổ chức vào 4/1998 tại Hà Nội.
Trong cuốn du lịch bền vững (2001), Nguyễn Đình Hịe và Vũ Văn Hiếu đã
tổng quan những định nghĩa về du lịch bền vững, các nguyên tắc đánh giá du lịch
bền vững, một số mơ hình du lịch bền vững trên thế giới (như làng du lịch ở
Australia; ECOMOST ở Châu Âu, Hoàng Sơn-Trung Quốc) và đánh giá du lịch ở
các vùng nhạy cảm của Việt Nam (vùng bờ biển, vùng núi và các vùng sinh thái
hoang sơ. Trong cơng trình của mình, hai tác giả này đã xếp du lịch sinh thái là một
loại hình của du lịch bền vững [12].
Nghiên cứu của Phạm Trung Lương (2002) đã đi vào chi tiết hơn về du lịch
bền vững. Các khía cạnh của du lịch bền vững về cơ bản giống với các tác giả
trước (ở trong nước và quốc tế), song có đi sâu hơn. Trong đó, các khía cạnh về tài
ngun-mơi trường, giá trị văn hóa-truyền thống và sự phát triển du lịch phải gắn
với cộng đồng được đặt ngang hàng với các tiêu chí về mặt kinh tế - xã hội. Đặc
biệt, trong nghiên cứu này, lần đầu tiên những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển
du lịch bền vững được vận dụng vào việc xây dựng một mơ hình cụ thể cho khu du
lịch Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình)[16].
Trần Văn Thơng (2005), trong cuốn Tổng quan du lịch, cho rằng Du lịch bền
vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và
tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du


lịch. Q trình quản lý này ln hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt
được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại. Trần Văn Thơng khơng nhấn
mạnh vào các khía cạnh như kinh tế- xã hội- mơi trường hay văn hóa hoặc chính

sách thơng thường mà nhấn vào q trình điều hành và quản lý du lịch. Song, tính
lâu dài thì vẫn được giữ nguyên như các quan điểm trên thế giới và các nhà nghiên
cứu khác ở Việt Nam [28].
Năm 2005, Luật du lịch ra đời tạo điều kiện cho các nghiên cứu về du lịch
bền vững ở Việt Nam đa dạng và phong phú hơn. Các hướng nghiên cứu cũng đa
dạng nhưng tập trung chủ yếu vào một số hướng cơ bản sau: Nghiên cứu cấp tỉnh có
các tác giả: Vũ Thị Hịa (2013), Lê Đức Viên (2017), Dương Hồng Phương
(2017), cấp tiểu vùng có tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2016). Các tác giả nghiên
cứu theo hướng: Tổng quan một số vấn đề lý luận liên quan đến phát triển du lịch
theo hướng bền vững, những bài học trong nước và quốc tế theo hướng phát triển
bền vững sau đó phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển du lịch cho các địa
phương cụ thể về tiềm năng, lợi thế sẵn có, những thuận lợi và khó khăn trong phát
triển du lịch theo hướng phát triển bền vững và đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị để phát triển du lịch theo hướng bền vững tại các địa phương nhằm khai thác
có hiệu quả các thế mạnh về tiềm năng du lịch, đảm bảo sự đóng góp của ngành du
lịch vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như khai thác và sử dụng
bền vững các nguồn tài nguyên du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường.
Các tác giả sử dụng 3 tiêu chí bền vững căn bản để đánh giá mức độ bền vững
của các mơ hình du lịch như các nghiên của La Nữ Ánh Vân (2012) về du lịch tỉnh
Bình Thuận, các nghiên cứu đánh giá tính bền vững của mơ hình du lịch làng nghề
của Trịnh Kim Liên (2013) và Bạch Thị Lan Anh (2011), nghiên cứu đánh giá mức độ
bền vững du lịch vịnh Bái Tử Long của Châu Quốc Tuấn và Nguyễn Thị Minh Hiền
(2014). Tuy nhiên các nghiên cứu này đều không sử dụng các thang đo rõ ràng mà chỉ
phân tích mơ tả và đưa ra đánh giá dựa trên một số tiêu chí bền vững.
Nguyễn Anh Dũng (2017) đã xác định 10 nguyên tắc của phát triển du lịch
bền vững ở Việt Nam, lấy làm kim chỉ nam cho những hoạt động tiếp theo, giúp
ngành Du lịch phát triển bền vững trong tương lai bao gồm: (i) khai thác sử dụng


nguồn lực một cách hợp lý; (ii) giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên

nhiên; (iii) duy trì tính đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn; (iv) phát triển du
lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội; (v) phát triển du lịch phải
hỗ trợ kinh tế cho địa phương; (vi) thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
vào phát triển bền vững du lịch; (vii) lấy ý kiến của nhân dân và các đối tượng có
liên quan; (viii) chú trọng công tác nghiên cứu khoa học ngành du lịch; (ix) tiếp thị
ngành Du lịch một cách có trách nhiệm và (x) coi trọng công tác nghiên cứu khoa
học ngành Du lịch[5].
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển cuộc cách mạng 4.0 thì du lịch
nước ta cũng cần có nhiều thay đổi phù hợp với xu thế, nhưng cũng vì thế mà càng
phải cẩn trọng hơn trong việc phát triển để đảm bảo gìn giữ tài nguyên và bảo vệ
mơi trường.
1.2. Cơ sở lí luận du lịch
1.2.1. Khái niệm du lịch
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, từ thời xa xưa du lịch được nhắc đến
và ghi nhận như một sở thích, một hoạt động tích cực của con người phục vụ cho
việc nghỉ ngơi. Trong giai đoạn hiện nay, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu
trong đời sống văn hóa – xã hội của con người. Du lịch trở thành ngành kinh tế
quan trọng góp phần khơng nhỏ trong cơng cuộc phát triển kinh tế của các quốc gia
công nghiệp. Du lịch được coi như thước đo về chất lượng cuộc sống của con
người. Đối với các nước đang phát triển thì du lịch được coi là ngành mũi nhọn, là
cơ sở để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia. Nói đến du lịch có rất nhiều
quan niệm, nhận thức khác nhau, nhận thức thay đổi theo thời gian đi từ thấp đến
cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Từ giữa thế kỉ XX rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm khoa
học về du lịch. Năm 1963, với mục đích quốc tế hố, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về
du lịch họp tai Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch: “Du
lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường
xuyên của họ hay ngồi nước họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú không
phải là nơi làm việc của họ”[37].



×