Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC NÚI DINH, TỈNH BRVT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

TRƯƠNG THỊ THANH TUYẾT

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI KHU VỰC NÚI DINH, TỈNH BR-VT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

TRƯƠNG THỊ THANH TUYẾT

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI KHU VỰC NÚI DINH, TỈNH BR-VT

Ngành: Thiết Kế Cảnh Quan

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. NGÔ AN


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cuối khóa này em xin chân thành gửi lời
cảm ơn tới:
Ban Giám Hiệu, Khoa Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ
Thuật Hoa Viên - Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo môi
trường học tập có chất lượng trong bốn năm vừa qua, giúp em có nhiều kiến thức để
chuẩn bị cho đề tài, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài này.
Trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn, đã được sự hướng dẫn chu
đáo, giúp đỡ tận tình của Ts. Ngô An với tư cách là giáo viên hướng dẫn đã dành nhiều
thời gian và công sức cho việc xây dựng và hoàn chỉnh luận văn. Qua đây em cũng bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Xin chân thành cảm ơn ông Khưu Kim Thành cùng các sư thầy chùa Phật Quang
và chùa Diệu Linh núi Dinh, BR-VT đã tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, tài
liệutrong quá trình thu thập tài liệu cơ bản cho luân văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn Trương Công Khiêm đã đồng hành trong những
chuyến khảo sát hiện trạng.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô đã tham gia giảng dạy trong
suốt khóa học, người thân trong gia đình, các bạn bè đã động viên, hỗ trợ về vật chất và
tinh thần trong quá trình học tập, góp phần quan trọng cho việc xây dựng và hoàn
thành đề tài này, mà trong khuôn khổ luận văn chưa nêu hết được.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trương Thị Thanh Tuyết

i



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
khu vực núi Dinh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” địa điểm tại khu vực núi Dinh, huyện Tân
Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời gian thực hiện từ tháng 2/2011 đến tháng 7/2011.
Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở khảo sát hiện trạng, đánh giá hệ thống mảng xanh
và cảnh quan hiện có cùng với hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại khu vực núi
Dinh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Từ đó đưa ra định hướng phát triển cho toàn khu, đồng
thời đề xuất cải tạo và thiết kế cảnh quan một số điểm du lịch nhằm thu hút đông đảo
khách du lịch đến với tỉnh nhà nói chung và với khu du lịch sinh thái núi Dinh nói
riêng.
Kết quả đạt được:
- Đánh giá được hiện trạng, tiềm năng và những điều kiện phát triển du lịch sinh
thái khu vực núi Dinh.
- Xác định được các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch có thể khai thác tại khu
vực.
- Xây dựng các mục tiêu phù hợp khi phát triển khu du lịch sinh thái nơi đây.
- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái núi Dinh.


SUMMARY
The research topic: “Survey and assessment of potential eco-tourism development
Dinh mountain area, Ba Ria Vung Tau province” location in the Dinh mountain area,
Tan Thanh district, Ba Ria - Vung Tau province, has been carried out from January to
July in 2011.
The objective of the project: Based on the current situation survey and evaluation
systems and green landscape is the same with the current status of ecotourism activities
in Dinh mountain area, Ba Ria Vung Tau province. Since then provides direction for
developing the area, and proposed renovation and landscape design to a number of

destinations attract tourists to the province in general and with the Dinh mountain
tourism in particular.
Results achieved:
- Assess the current status, potential and conditions os eco-tourism development
Dinh mountain area.
- Determine the type of tourism products can be exploited in the region.
- To propose solutions for sustainable development of eco-tourism Dinh
mountain.

iii


MỤC LỤC
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
Chương 2: TỔNG QUAN ............................................................................................. 4
2.1. Khái niệm chung .................................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm chung về Du lịch ............................................................................... 4
2.1.2. Khái niệm chung về DLST ................................................................................. 4
2.2. Quan hệ giữa DLST và các loại hình Du Lịch khác .............................................. 5
2.3. Đặc trưng cơ bản của DLST .................................................................................. 6
2.4. Tài nguyên DLST ................................................................................................... 7
2.4.1. Tài nguyên DLST tự nhiên ................................................................................. 8
2.4.2. Tài nguyên DLST nhân văn ................................................................................ 8
2.5. Phát triển DLST bền vững ..................................................................................... 8
2.6. Khái quát phương pháp SWOT .............................................................................. 9
2.7. Khái quát về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .................................................................... 9
2.7.1. Lịch Sử hình thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu....................................................... 9
2.7.2. Vị trí địa lý tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................................................................. 10
2.7.3. Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ....................................................................... 10
2.7.3.1. Tiềm năng phát triển Du lịch tỉnh .................................................................. 10

2.7.3.2. Các điểm Du lịch nổi tiếng của tỉnh ............................................................... 11
2.8. Giới thiệu về núi Dinh .......................................................................................... 14
2.8.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 14
2.8.2. Truyền thuyết về núi Dinh ................................................................................ 14
2.9. Dự án, chính sách, chiến lựơc phát triển du lịch tỉnh BR-VT ............................. 16
2.10. Các dự án đầu tư, qui hoạch khu vực Núi Dinh, BR-VT ................................... 18
Chương 3: MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 19


3.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 19
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 19
3.3.1. Công tác chuẩn bị .............................................................................................. 19
3.3.2. Công tác ngoại nghiệp ....................................................................................... 19
3.3.3. Công tác nội nghiệp .......................................................................................... 20
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 21
4.1. Khái quát về ĐKTN, KT – XH khu vực núi Dinh và vùng phụ cận ................... 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực núi Dinh và vùng phụ cận .................................... 21
4.1.1.1. Địa hình .......................................................................................................... 21
4.1.1.2. Thời tiết – Khí hậu ......................................................................................... 21
4.1.1.3. Đất đai – Thổ nhưỡng .................................................................................... 22
4.1.1.4. Thủy văn......................................................................................................... 22
4.1.1.5. Địa chất vật lý ................................................................................................ 22
4.1.1.6. Tài nguyên Động - Thực vật .......................................................................... 23
4.1.1.6.1. Tài nguyên thực vật ..................................................................................... 23
4.1.1.6.2. Tài nguyên động vật .................................................................................... 25
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................. 26
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế ........................................................................................ 26
4.1.2.2. Các cơ sở kinh tế chủ yếu .............................................................................. 26
4.1.2.2.1. Nông lâm nghiệp, thủy sản ......................................................................... 26

4.1.2.2.2. Công nghiệp – TTCN .................................................................................. 27
4.1.2.2.3. Thương mại – dịch vụ ................................................................................. 27
4.1.2.3. Dân số - Dân tộc ............................................................................................. 28
4.1.2.4. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................... 28
4.2. Tài nguyên DLST và hiện trạng phát triển DLST tại khu vực núi Dinh, tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu ..................................................................................................................... 29

v


4.2.1. Tài nguyên DLST tại khu vực núi Dinh ........................................................... 29
4.2.1.1. Tài nguyên DLST tự nhiên ............................................................................ 29
4.2.1.2. Tài nguyên DLST nhân văn ........................................................................... 30
4.2.2. Hiện trạng phát triển DLST tại khu vực núi Dinh, BR-VT .............................. 32
4.2.2.1. Hệ thống giao thông ....................................................................................... 32
4.2.2.2. Hệ thống điện ................................................................................................. 34
4.2.2.3. Hệ thống nước ................................................................................................ 35
4.2.2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ Du lịch ....................................................................... 36
4.2.2.5. Hoạt động lữ hành .......................................................................................... 39
4.2.2.6. Các loại hình và sản phẩm du lịch ................................................................. 39
4.2.2.7. Ban quản lý khu vực núi Dinh ....................................................................... 40
4.2.2.8. Tình hình hoạt động du lịch ........................................................................... 40
4.3. Kết quả điều tra xã hội học .................................................................................. 40
4.3.1. Kết quả điều tra du khách.................................................................................. 40
4.3.2. Kết quả điều tra chính quyền địa phương ......................................................... 42
4.3.3. Kết quả điều tra nhà chùa, chủ tư nhân dịch vụ du lịch khu vực núi Dinh ....... 45
4.4. Kết quả phân tích SWOT và đề xuất các giải pháp phát triển DLST .................. 46
4.4.1. Kết quả phân tích SWOT .................................................................................. 46
4.4.1.1. Điểm mạnh ..................................................................................................... 46
4.4.1.2. Điểm yếu ........................................................................................................ 47

4.4.1.3. Cơ hội ............................................................................................................. 48
4.4.1.4. Thách thức ...................................................................................................... 48
4.4.2. Các giải pháp phát triển DLST tại khu vực núi Dinh ....................................... 49
4.4.2.1. Giải pháp phát huy điểm mạnh tận dụng thời cơ ........................................... 49
4.4.2.2. Giải pháp không để điểm yếu làm mất thời cơ .............................................. 49
4.4.2.3. Giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thách thức ................................ 50
4.4.2.4. Giải pháp không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu....................................... 51


4.4.3. Tích hợp các giải pháp ...................................................................................... 52
4.4.3.1. Những giải pháp ưu tiên nhất ......................................................................... 52
4.4.3.2. Những giải pháp ưu tiên tiếp theo .................................................................. 52
4.4.3.3. Những giải pháp cần được xem xét ............................................................... 52
4.5. Đề xuất kế hoạch chiến lược quản lý và phát triển khu vực núi Dinh thành khu Du
lịch sinh thái ................................................................................................................ 55
4.5.1. Mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể ........................................................ 55
4.5.2. Các hành động cụ thể để thực hiện được các mục tiêu ..................................... 56
4.5.2.1. Các hành động thực hiện mục tiêu 1 .............................................................. 56
4.5.2.2. Các hành động cụ thể để thực hiện mục tiêu 2 .............................................. 56
4.5.2.3. Các hành động để thực hiện mục tiêu 3 ......................................................... 57
4.5.2.4. Các hành động để thực hiện mục tiêu 4 ......................................................... 57
4.5.2.5. Các hành động để thực hiện mục tiêu 5 ......................................................... 58
4.5.3.6. Các hành động để thực hiện mục tiêu 6 ......................................................... 58
4.6. Một số giải pháp khác nhằm phát triển DLST khu vực núi Dinh ........................ 58
4.6.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ......................................................................... 58
4.6.2. Giải pháp kết nối KDL với các điểm du lịch khác trong khu vực lân cận ........ 59
4.6.3. Giải pháp về quy hoạch ..................................................................................... 63
4.6.3.1. Sản phẩm 1: Tham quan các sinh cảnh rừng tự nhiên và rừng trồng ............ 63
4.6.3.2. Sản phẩm 2: Xây dựng khu nuôi thả động vật hoang dã phục vụ cho tham
quan, săn bắn giải trí ................................................................................................... 63

4.6.3.3. Sản phẩm 3: Thiết lập hệ thống đường leo núi .............................................. 64
4.6.3.4. Sản phẩm 4: Khu qui hoạch các công trình kiến trúc, dịch vụ du lịch và nghỉ
dưỡng........................................................................................................................... 65
4.6.4. Giải pháp về cảnh quan ..................................................................................... 67
4.6.5. Giải pháp về thị trường, xúc tiến phát triển DLST ........................................... 69
4.6.5.1. Về tuyên truyền quảng bá .............................................................................. 69

vii


4.6.5.2. Khai thác thị trường trong và ngoài nước ...................................................... 69
4.6.7. Giải pháp về đào tạo .......................................................................................... 70
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 71
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 71
5.2. Kiến Nghị ............................................................................................................. 72
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 73


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình ......................................................................................................................... Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh BR-VT ...................................................................... 10
Hình 2.2- Bạch Dinh....................................................................................................... 12
Hình 2.3 - Tượng Chúa Kitô .......................................................................................... 12
Hình 2.4 – Hải Đăng ....................................................................................................... 12
Hình 2.5 – Hòn Bà .......................................................................................................... 13
Hình 2.6- Tượng Quan Âm ............................................................................................ 13
Hình 2.7 – Bản đồ vị trí khu vực núi Dinh ..................................................................... 14
Hình 4.1 – Đá nổi ........................................................................................................... 22
Hình 4.2 – Đá ven suối ................................................................................................... 22

Hình 4.3 – Hồ trên núi .................................................................................................... 22
Hình 4.4 – Muồng hoa đào ............................................................................................. 24
Hình 4.5 – Lan nhài tím đột biến.................................................................................... 24
Hình 4.6 – Lan Trứng ốc ............................................................................................... 24
Hình 4.7 – Lan chu đình ................................................................................................. 25
Hình 4.8 – Thằn lằn ngón chân ngắn.............................................................................. 25
Hình 4.9 – Thằn lằn Buôn Lưới ..................................................................................... 25
Hình 4.10 – Rắn bốn chân .............................................................................................. 26

ix


Hình 4.11 – Quan cảnh Núi Dinh từ trên cao nhìn xuống.............................................. 29
Hình 4.12 – Đường chính lên núi ................................................................................... 33
Hình 4.13 - Cầu suối Tiên .............................................................................................. 33
Hình 4.14 – Đường đến hồ đạp vịt ................................................................................. 33
Hình 4.15– Đường lên chùa Diêu Linh .......................................................................... 33
Hình 4.16– Đường xuống chùa Phật Quang................................................................... 34
Hình 4.17 – Đường vào chùa Hang ................................................................................ 34
Hình 4.18 – Đường dây truyền tải điện .......................................................................... 35
Hình 4.19 – Đèn chiếu sáng ........................................................................................... 35
Hình 4.20 – Trạm Điện tại bãi đậu xe chùa Phật Quang ................................................ 36
Hình 4.21 – Bồn chứa nước............................................................................................ 36
Hình 4.22 – Đường ống dẫn nước .................................................................................. 36
Hình 4.23 – Giếng nước ở chùa Diệu Linh .................................................................... 36
Hình 4.24 – Bãi đậu xe khách ........................................................................................ 37
Hình 4.25 – Bãi đậu xe máy ........................................................................................... 37
Hình 4.26 – Khu vực tiếp khách ..................................................................................... 39
Hình 4.27 – Tăng xá nữ .................................................................................................. 39
Hình 4.28 – Nơi nghỉ trưa trên võng .............................................................................. 39

Hình 4.29– Cốc ............................................................................................................... 39
Hình 4.30 – Bản đồ các tuyến du lịch trong tỉnh BR-VT............................................... 61
Hình 4.31 – Cải tạo mảng xanh khu vực hang động ...................................................... 68


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DLST: Du lịch sinh thái
BR-VT: Bà Rịa Vũng Tàu
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
HST: Hệ sinh thái
SWOT: Strenghs( S: điểm mạnh), Weaknesses( W: điểm yếu), Opportunities( O: cơ
hội), Threats( T: Thách thức).
CHXHCNVN: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng ......................................................................................................................... Trang
Bảng 4.1 – Kết quả điều tra khách du lịch...................................................................... 41
Bảng 4.2 – Kết quả điều tra chính quyền địa phương .................................................... 43
Bảng 4.3 – Kết quả điều tra nhà chùa và chủ tư nhân .................................................... 45
Bảng 4.4 - Tóm tắt kết quả phân tích SWOT ................................................................. 53
Bảng 4.5 – Tóm tắt các giải pháp phát triển DLST núi Dinh ......................................... 54


Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay vấn đề môi trường đang trở thành một gánh nặng của toàn xã hội và cả
thế giới, đặc biệt là hiện tượng trái đất đang dần nóng lên trong những năm gần đây đã
dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết bất thường cùng với những thiên tai như lũ lụt, hạn
hán, sóng thần,… xảy ra trên trái đất. Mà tiêu biểu như ở nước ta đó là tình trạng bão
lụt xảy ra thường xuyên tại các tỉnh miền trung làm cho cuộc sống của những người
dân tại nơi đây gặp muôn vàn khó khăn, họ phải đối mặt với cảnh mất nhà, màn trời
chiếu đất. Đứng trước những vấn đề đó, đòi hỏi các ban quản lí, các cơ quan điều hành
và các bên có liên quan cần có những chính sách và kế hoạch hợp lí nhằm hạn chế tối
đa những ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Đồng thời, cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế xã hội, mức sống của
con người ngày càng được nâng cao, ngoài những nhu cầu cao về đời sống vật chất
như nhà ở, ăn mặc, phương tiện đi lại,…thì hiện nay đời sống tinh thần rất được quan
tâm và là một xu hướng tất yếu. Trong thời đại văn minh hiện nay, con người phải học
tập và lao động không ngừng, do đó những giây phút thư giãn vui chơi hoạt động
ngoài trời bên cạnh người thân và bạn bè là hết sức cần thiết, giúp con người giải tỏa
những mệt nhọc và lấy lại tinh thần để sẵn sàng tiếp nhận những công việc và thử
thách mới.
Đứng trước hai nhu cầu bức thiết trên, một là giải quyết vấn đề môi trường, hai là
vẫn đáp ứng được nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của con người thì một giải pháp
được coi là tối ưu hiện nay đó là du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Bởi
nó không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn loại hình du lịch có trách nhiệm với
thiên nhiên, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa
bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần giáo dục bảo tồn tài nguyên thiên nhiên là một

1


đặc trưng riêng mà chỉ có ở loại hình du lịch sinh thái. Hơn nữa, ngày nay con người
có xu hướng tìm về với thiên nhiên, bên cạnh học hỏi được nhiều điều từ người mẹ tự
nhiên còn được thư giản trong bầu không khí trong lành mát mẻ tránh xa khói bụi,ô

nhiễm, ồn ào nơi đô thị. Chính vì vậy, trong hai thập kỉ qua, du lịch sinh thái như là
một hiện tượng và là xu thế phát triển ngày càng được nhiều cá nhân và các tổ chức
quan tâm.
Khó có thể so sánh với lợi thế về du lịch của TP. HCM và Hà Nội, nhưng bù lại
Bà Rịa -Vũng Tàu đã hội đủ tất cả những gì quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng. Đó
chính là sự thoáng đạt nồng say của gió trời, nắng biển và sự đa dạng sinh học ở các
khu bảo tồn thiên nhiên hiếm hoi còn tồn tại. Không chỉ như vậy, Bà Rịa - Vũng Tàu
còn là một trong những tỉnh có cửa ngõ giao lưu giữa Việt Nam và thế giới, có hệ
thống đường biển, đường sông và đường hàng không rất thuận tiện. Bên cạnh những
tiềm năng to lớn về dầu khí. Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước khẳng định thế mạnh
du lịch của mình, nhờ lợi thế về tiềm năng thiên nhiên và nhân văn phong phú. Bà Rịa
- Vũng Tàu là một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu tình, có những dãy Núi
Lớn - Núi Nhỏ - Minh Đạm, Núi Dinh che chắn, xa xa biển Đông có Côn Đảo bao
bọc, ở gần có Long Sơn quy tụ...Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là miền đất có truyền thống
văn hoá lịch sử lâu đời với những khu di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch
sử, toàn tỉnh hiện có 29 khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
Từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng tàu theo quốc lộ 51, qua khỏi tỉnh Đồng Nai
sẽ gặp ngay huyện Tân Thành. Phía đông giáp huyện Châu Đức, phía tây giáp huyện
Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh), phía nam giáp thị xã Bà Rịa, phía bắc giáp huyện Long
Thành (tỉnh Đồng Nai). Diện tích tự nhiên khoảng 338,54km2, dân số năm 2007:
115.298 người, mật độ dân số năm 2007 : 341người/km2, có 8 đơn vị hành chính gồm
7 xã và 1 thị trấn. Tân Thành có nhiều di tích, danh thắng, chùa chiền thuận lợi cho
công tác phát triển du lịch, trong đó điển hình là di tích Núi Dinh với nhiều hang động
làm nơi căn cứ cách mạng trong các cuộc kháng chiến; thắng cảnh Suối Đá, Suối Tiên


chứa vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ mà kỳ thú. Ở đây có sự cuốn hút kỳ lạ làm say đắm
lòng du khách mỗi khi đặt chân đến; chùa Đại Tòng Lâm dẫn du khách với khu rừng
cây với phong cảnh hữu tình, các kiến trúc phong phú của đạo phật và hồ nước thả sen
với bầu không khí thật trong lành. Nhưng ít ai có cơ hội chiêm ngưỡng vùng núi xinh

đẹp và hùng vĩ này vì điều kiện du lịch ở đây còn rất hoang sơ và khó khăn.
Hiện nay có nhiều nhà đầu tư và dự án lớn đang được xúc tiến nhằm phát triển
tiềm năng du lịch sinh thái của tỉnh BR-VT nói chung và khu DLST núi Dinh, Thị Vải
nói riêng. Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển rừng, môi trường sinh thái còn tổ
chức các hoạt động du lịch hấp dẫn, ấn tượng nơi đây tạo thành một khu du lịch khép
kín là hết sức cần thiết, để khu DLST núi Dinh,Thị Vải không chỉ được du khách trong
nước biết đến mà cả du khách nước ngoài cũng được chiêm ngưỡng vẽ đẹp hùng vĩ
của ngọn núi được đánh giá là ngọn núi đẹp và lớn nhất của tỉnh BR-VT.
Đây là cơ hội lớn để phát triển tiềm năng DLST núi Dinh; đứng trước nhu cầu và
cơ hội đó thì việc định hướng và đề xuất những giải pháp phát triển phù hợp cho khu
DLST núi Dinh, BRVT là một việc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Nắm bắt được xu
thế đó, đề tài “ Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển DLST khu vực núi Dinh,
BR-VT” đã được chọn làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế cảnh quan hoa viên
trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU
2.1 Khái niệm chung:
2.1.1. Khái niệm chung về Du lịch:
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), khái niệm du lịch được mở rộng thêm rất
nhiều: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống
thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi giải trí hay các mục
đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1
năm”.
Theo luật Du lịch, 2005: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định”.

2.1.2. Khái niệm chung về DLST:
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ
những góc độ khác nhau. Đối với một số người, DLST là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ
ghép là “Du lịch” và “Sinh thái”.
Định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là của Honey (1999): “DLST là du lịch
tới những vùng nhảy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây
ra tác hại và với qui mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi
trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân và nó
khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người.”
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế
kỷ XX, cũng có nhiều điểm chưa thống nhất.
Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa DLST ở Việt Nam: “DLST là
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường,


có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương.”
DLST được xem là cầu nối giữa con người với tự nhiên. DLST là một loại hình
du lịch đưa du khách đến với thiên nhiên, đến với màu xanh của tự nhiên, nảy sinh từ
các quan tâm về môi trường và kinh tế xã hội.
Các nguyên tắc cơ bản của DLST:
- Giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao sự hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý
thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
- Bảo vệ môi trường và duy trì HST: Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì HST là
những ưu tiên hằng đầu để phát triển DLST bền vững.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng: Đây được xem là một trong
những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa
là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của HST ở một khu
vực cụ thể.
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Đây vừa là

nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.
- Đảm bảo qui mô (sức chứa): HST đặc thù của lãnh thổ du lịch không chấp nhận
lượng du khách vượt quá ngưỡng chịu đựng vốn có của hệ.
(Nguồn: Ngô An, 2009. Bài giảng môn học Du lịch sinh thái)
2.2. Quan hệ giữa DLST và các loại hình Du lịch khác:
Khi nghiên cứu về DLST, cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:
- DLST có nhiều định nghĩa khác nhau.
- Hợp tác đa quốc gia được quan tâm nhưng lợi nhuận phân phối không bình
đẳng thì không phải là DLST.
- Các cộng đồng địa phương chưa tham gia thì cũng chưa phải là DLST.
- Lạm dụng thuật ngữ.

5


Cũng do sự tiếp cận và những góc nhìn khác nhau mà có nhiều người có những
suy nghĩ khác nhau về DLST cũng như bản chất của nó. Một vài người cảm nhận du
lịch tự nhiên (nature tourism), du lịch mạo hiểm (adventure tourism), du lịch văn hóa
(cultural tourism), du lịch giáo dục (educational tourism) và du lịch lịch sử (historical
tourism) là tất cả thành phần của DLST.
Một số người khác xem DLST là một loại hình riêng biệt. Chúng ta nên hiểu
DLST: là một khái niệm mô tả dạng phát triển du lịch tôn trọng truyền thống và văn
hóa, bảo vệ, bảo tồn môi trường, giáo dục và chào đón du khách. Thêm vào đó DLST
nên bền vững về mặt kinh tế lâu dài.
Do đó, mỗi loại hình DLST đều có chỗ đứng riêng, đặc thù riêng chính từ bản
thân nó. Sẽ có những sai lầm vấp phải khi nhà quy hoạch lẫn người thực hiện hiểu sai
hay chưa có điều kiện để hiểu đúng bản chất của DLST. Không nên coi DLST là
ngành du lịch dựa vào thiên nhiên, bởi nếu dựa vào luận điểm này thì những hoạt động
được thực hiện ngoài thiên nhiên như leo núi; chèo thuyền vượt sông, núi, hồ; câu
cá… những hoạt động này có thể là những hoạt động không thật sự thân thiện với môi

trường.
Bởi vậy, DLST chỉ nên được sử dụng để mô tả những hoạt động du lịch trong
môi trường thiên nhiên với một đặc điểm đi kèm: Phải là loại hình du lịch thật sự
khuyến khích bảo vệ và giúp ích xã hội, cộng đồng phát triển.
2.3. Đặc trưng cơ bản của DLST:
- Tính đa ngành: Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch liên quan nhiều
ngành quản lý (cảnh quan tự nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch
vụ kèm theo). Mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các
sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (Điện, nước, nông sản, hàng hóa,…)
- Tính đa thành phần: Gồm nhiều bên liên quan như: Khách du lịch, những người
phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ
chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.


- Tính đa mục tiêu: Bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao
chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch,
mở rộng sự giao lưu kinh tế, văn hóa và nâng cao trách nhiệm trong xã hội về bảo tồn.
- Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các
điểm du lịch của một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
- Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với
cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở loại hình du lịch nghỉ biển,
thể thao theo mùa…hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí…
- Tính chi phí: Mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch không phải
là mục tiêu kiếm tiền.
- Tính xã hội hóa: Thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia vào
hoạt động du lịch.
DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng:
- Tính giáo dục cao về môi trường: DLST đặc biệt quan tâm đến bảo tồn và bảo
vệ môi trường, DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát
triển du lịch với mục tiêu bảo vệ môi trường.

- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh
học: Qua tác dụng giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, hình thành ý
thức bảo vệ thúc đẩy các hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Góp phần nâng cao hơn nữa
nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.
(Nguồn: Ngô An, 2009. Bài giảng môn học Du lịch sinh thái)
2.4. Tài nguyên DLST:
Tài nguyên DLST là những cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn,…được sáng tạo ra từ sức lao động của con người nhằm sử
dụng thỏa mãn du lịch và nó cũng là yếu tố để hình thành nên các khu, điểm, tuyến du
lịch hấp dẫn.

7


Tài nguyên DLST bao gồm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn.
2.4.1. Tài nguyên DLST tự nhiên:
Các yếu tố tự nhiên đều là tài nguyên DLST tự nhiên ở dạng đang sử dụng trực
tiếp vào hoạt động du lịch hoặc ở dạng tiềm năng.
Các dạng địa hình đặc biệt có giá trị lớn trong việc thu hút khách du lịch: Địa
hình núi cho người leo núi, cho DLST; sông suối đẹp, các mạch nước, gềnh thác; các
hồ trên núi, các bãi biển – bờ biển; các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn động vật, thực
vật quý; các yếu tố khí hậu đặc biệt cho du lịch như: Nhiệt độ không khí, sự trong
lành, mức độ chiếu sáng; các cảnh quan văn hóa, thẩm mỹ.
2.4.2. Tài nguyên DLST nhân văn:
Tài nguyên DLST nhân văn gồm có di sản văn hóa, di sản hạ tầng cơ sở.
Di sản văn hóa: Là khảo cổ, những công trình và di tích kỷ niệm lịch sử, những
di tích văn hóa đã được xếp hạng, thắng cảnh và những kiến trúc địa phương, văn hóa
dân gian,…

Di sản hạ tầng: đường xá, công trình hạ tầng , công viên cho giải trí du lịch,…
2.5. Phát triển DLST bền vững:
Theo hội đồng thế giới về môi trường và phát triển, thì: “PTBV là sự phát triển
đáp ứng các nhu cầu của xã hội, mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
của thế hệ tương lai.”
“ Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội
và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức”(Allen K.,1993).
Một số nguyên tắc cơ bản phát triển DLST bền vững:
- Khai thác sự dụng hợp lý nguồn tài nguyên, gìn giữ toàn vẹn sinh thái để đảm
bảo thỏa mãn lâu dài của khách, tạo nhiều cơ hội cho cộng đồng có nguồn thu đảm bảo
cho các hoạt động phát triển du lịch.


- Phát triển du lịch hợp lý với quy hoạch kinh tế - xã hội bởi du lịch là một ngành
kinh tế tổng hợp có tính liên vùng, liên ngành và xã hội hóa cao.
- Phát triển cộng đồng để nâng cao khả năng tham gia hoạt động du lịch của
người dân địa phương.
- Bảo vệ bản sắc văn hóa, tránh những tác động tiêu cực của văn hóa ngoại lai,
không để các giá trị văn hóa bị thương mại hóa.
- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ giá trị văn hóa của
khách du lịch, cộng đồng địa phương.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.
(Nguồn: Ngô An, 2009. Bài giảng môn học Du lịch sinh thái)
2.6. Khái quát phương pháp phân tích SWOT:
Phân tích SWOT là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối tượng dựa trên
nguyên lý hệ thống, trong đó:
- Phân tích điểm mạnh (S= Strenght), điểm yếu (W= weakness) là sự đánh giá từ
bên trong. Tự đánh giá về khả năng của hệ thống (Đối tượng) trong việc thực hiện mục
tiêu.
- Phân tích cơ hội (O= Oppotunities), thách thức (T= Threats) là sự đánh giá các

yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (Đối tượng).
Ý nghĩa của phân tích SWOT: Trong DLST, phân tích SWOT có thể được áp
dụng để vạch ra các giải pháp chiến lược phát triển cho một khu DLST nào đó.
(Nguồn: Ngô An, 2009. Bài giảng môn học Du lịch sinh thái)
2.7. Khái quát về tỉnh BR-VT:
2.7.1. Lịch sử hình thành tỉnh BR-VT:
Tỉnh Bà Rịa được thành lập tháng 12 năm 1899 trên địa bàn phủ Phước Tuy của
tỉnh Biên Hòa. Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lập tỉnh Phước
Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Hoàng Sa. Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng
12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận

9


Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh Bà Rịa với tỉnh Biên Hòa và
tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Biên.
Từ tháng 2 năm 1976 sáp nhập vào tỉnh Đồng Nai. Từ tháng 5 năm 1979 lập đặc
khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Từ tháng 8 năm 1991 lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm đặc khu
Vũng Tàu-Côn Đảo và một số huyện thuộc tỉnh Đồng Nai vốn thuộc tỉnh Bà Rịa trước
kia (Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc). Khi đó, BR-VT gồm 1 TX.Vũng Tàu và 4
huyện: Châu Thành, Xuyên Mộc, Long Đất và Côn Đảo.
2.7.2. Vị trí địa lý tỉnh BR-VT:
BR-VT nằm ở vị trí rất đặc biệt, là
cửa ngõ của các Tỉnh miền Đông Nam
Bộ hướng ra Biển Đông, Bắc giáp 3
huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân
Lộc tỉnh Đồng Nai; Tây giáp huyện Cần
Giờ Tp. Hồ Chí Minh, Đông giáp huyện
Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, Nam giáp
Biển Đông.


Hình 2.1–Bản đồ hành chính tỉnh BR-VT

Diện tích tự nhiên 1988,65km2, dân số năm 2008 là: 994.189 người, mật độ dân
số:416 người/km2. Có 8 đơn vị hành chính gồm: Tp.Vũng Tàu, TX.Bà Rịa; các huyện:
Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo.
2.7.3. Du lịch tỉnh BR-VT:
2.7.3.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh BR-VT:
BR-VT nằm trên trục đường xuyên Á, có mối liên hệ với tuyến đường Hồ Chí
Minh, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới đường sông thuận lợi, mở ra
những triển vọng lớn về phát triển kinh tế và du lịch. BR-VT cũng nằm trong vùng du
lịch Nam Trung Bộ - Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh và phụ cận có mức tăng trưởng du
lịch cao nhất cả nước, là khu vực trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của
quốc gia.


BR-VT có một vị trí thuận lợi cho việc phát triển du lịch, là nơi có nguồn tài
nguyên du lịch và khả năng đáp ứng du lịch cao, được đánh giá là một trong những
điểm du lịch trọng tâm của đất nước. Đến nơi đây, du khách được tắm biển thoải mái
với nhiều bãi tắm khác nhau, bãi nào cũng đẹp, cũng phẳng, nắng ấm, nước trong xanh
quanh năm, có những bãi tắm uốn lượn theo những ngọn núi với những rừng cây xanh,
cây cảnh và hoa, có những bãi tắm chạy dọc theo các khu rừng nguyên sinh thiên
nhiên hầu như còn nguyên vẹn rất phù hợp cho loại hình DLST.
Đến tỉnh BR-VT, không chỉ có tắm biển, du khách có thể du lịch leo núi như: Núi
Lớn, Núi Nhỏ, tham quan Hải Đăng có bề dày lịch sử hàng trăm năm nay, tượng Chúa
giang tay, khu di tích Bạch Dinh. Nếu cần tăng cường sức khỏe, nghỉ ngơi, chữa bệnh,
thư giãn sau khi tắm biển xong, du khách có thể đến Suối nước nóng Bình
Châu (Xuyên Mộc) và thăm khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu rộng gần
12.000 ha.
BR-VT còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh và các di lích lịch sử, là nơi hấp

dẫn các du khách đến tham quan. Các lễ hội của tỉnh BR-VT chủ yếu liên quan đến các
hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Ðây là những ngày hội thu hút rất nhiều du khách từ các
tỉnh Miền Ðông Nam Bộ và các tỉnh lân cận như Tp. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình
Thuận, Bình Dương, Bình Phước về dự hội lễ và kết hợp du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng.
Hệ thống dịch vụ ăn, nghỉ phù hợp nhất từ dịch vụ cao cấp cho đến các dịch vụ
bình dân với 72 khách sạn, 40 biệt thự với gần 3000 phòng, trong đó có gần 1.300 phòng
đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế.
2.7.3.2. Các điểm Du lịch nổi tiếng ở BR-VT:
BR-VT “Đất lành chim đậu” là một tỉnh du lịch trọng điểm của miền Đông Nam
Bộ, với nhiều điểm du lịch đẹp và nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch không chỉ
trong nước mà cả ngoài nước.

11


×