Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại huyện thủy nguyên hải phòng đến năm 2020 và giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.99 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHẠM TIẾN DŨNG

“DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN CƠNG NGHIỆP TẠI
HUYỆN THỦY NGUN, HẢI PHỊNG ĐẾN NĂM 2020
VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ”

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – 2014


PHẠM TIẾN DŨNG

“DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI
HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020
VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ”

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Hà Nội - 2014


Phạm Tiến Dũng



K19 – Cao học Môi trường

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy cơ giáo trường Đại
học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với tình cảm chân thành, tơi xin trân trọng cảm ơn đến Ban giám hiệu,
Phòng Sau đại học – Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, các
thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường cùng các thầy cô giáo ở nhiều bộ môn
khác đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Trình, người
đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tơi hồn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các vị lãnh đạo UBND cùng các cán
bộ phòng/ban huyện Thủy Nguyên – TP Hải Phòng, các cán bộ Viện Khoa học Môi
trường và Phát triển đã giúp đỡ và tạo điều kiện để cho tơi hồn thành nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp và những
người thân trong gia đình đã giành nhiều tình cảm, tạo điều kiện thuận lợi, động
viên và giúp đỡ tơi trong q trình tơi học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Tác giả

Phạm Tiến Dũng

iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................xi
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU...............................................................................................3
1.1. SƠ LƯỢC VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP................................................3
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn (CTR)...........................................................................3
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh CTR công nghiệp..................................................................4
1.1.3. Phân loại CTR công nghiệp.................................................................................... 5
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng và môi trường...................5
1.1.4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.................................................................... 5
1.1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường.................................................................................. 5
1.1.5. Thực trạng quản lý chất thải rắn và chất thải rắn công nghiệp tại thành phố
Hải Phòng................................................................................................................7
1.1.5.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Phòng................................7
1.1.5.2. Hiện trạng các khu xử lý CTR tại thành phố Hải Phòng....................................8
1.1.5.3. Thực trạng tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu CTR cơng nghiệp ở TP Hải
Phịng
10
1.2. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN
THỦY NGUYÊN.....................................................................................................14
1.2.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................. 14
1.2.1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................14
1.2.1.2. Địa hình, địa mạo...............................................................................................17



1.2.1.3. Thổ nhưỡng và sử dụng đất............................................................................... 21
1.2.1.4. Tài nguyên khống sản.......................................................................................21
1.2.1.5. Khí hậu............................................................................................................... 22
1.2.1.6. Thủy văn............................................................................................................. 23
1.2.2. Hiện trạng chất lượng và ô nhiễm môi trường huyện Thủy Nguyên...................24
1.2.2.1. Chất lượng và ơ nhiễm khơng khí......................................................................24
1.2.2.2. Chất lượng và ô nhiễm nước..............................................................................25
1.2.2.3. Chất lượng và ô nhiễm đất.................................................................................25
1.2.3. Hiện trạng môi trường sinh học............................................................................ 25
1.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................27
1.2.4.1. Dân số.................................................................................................................27
1.2.4.2. Lao động.............................................................................................................28
1.2.4.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng...................................................................................... 28
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN........................................................ 29
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......32
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................32
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................32
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................32
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................32
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra phỏng vấn.............................................32
2.3.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia..........................................................35
2.3.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu..........................................................35
2.3.5. Phương pháp dự báo..............................................................................................35
2.3.5.1. Phân tích các cơ sở và phương pháp dự báo.................................................... 35
2.3.5.2. So sánh lựa chọn phương pháp dự báo tối ưu...................................................36
2.3.6. Phương pháp quy hoạch địa điểm khu xử lý CTR............................................... 38
2.3.7. Phương pháp đánh giá sự phù hợp của địa điểm khu xử lý CTR.........................40



CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................42
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020.......................42
3.1.1. Nguồn gốc CTR công nghiệp trên địa bàn............................................................42
3.1.2. Khối lượng CTR công nghiệp và tỷ lệ CTR nguy hại trong CTR công nghiệp
trên địa bàn.......................................................................................................................45
3.1.3. Thành phần CTR công nghiệp nguy hại trên địa bàn........................................... 46
3.1.4. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn.....................49
3.1.4.1. Tổ chức quản lý..................................................................................................49
3.1.4.2. Thực trạng công tác phân loại, tái chế, tái sử dụng..........................................50
3.1.4.3. Thực trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp.............................50
3.1.4.4. Thực trạng xử lý CTR công nghiệp trên địa bàn...............................................51
3.1.4.5. Các kết quả đạt được và các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý chất thải
rắn công nghiệp
53
3.2. DỰ BÁO CHẤT THẢI RẮN TỪ NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP............................54
3.2.1. Chỉ tiêu phát triển công nghiệp............................................................................. 54
3.2.2. Cơ sở dự báo..........................................................................................................54
3.2.3. Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh, thu gom, tái chế...................................55
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM CTRCN TẠI HUYỆN
THỦY NGUYÊN............................................................................................................59
3.3.1. Đề xuất các biện pháp quản lý CTR công nghiệp tại huyện Thủy Nguyên.........59
3.3.1.1. Mục tiêu chính của kế hoạch quản lý CTRCN...................................................59
3.3.1.2. Cơ chế, chính sách quản lý CTR công nghiệp trên địa bàn..............................60
3.3.1.3. Cơ chế tài chính hỗ trợ cơng tác quản lý CTR cơng nghiệp.............................61
3.3.1.4. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ mơi trường.........................................61
3.3.2. Đề xuất lựa chọn vị trí khu xử lý CTR công nghiệp trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên...................................................................................................................61
3.3.2.1. Đề xuất các tiêu chí phục vụ lựa chọn vị trí các khu xử lý CTR phù hợp với
điều kiện môi trường tự nhiên và KT-XH của huyện Thủy Nguyên................................62



3.3.2.2. Tổng hợp về các tiêu chí lựa chọn vị trí các khu xử lý CTR ở huyện Thủy
Nguyên
72
3.3.2.3. Đặc điểm một số khu xử lý CTR trên địa bàn huyện Thủy Nguyên..................75
3.3.2.4. Đánh giá tổng hợp các khu xử lý trên địa bàn.................................................. 93
3.3.3. Đề xuất các phương pháp xử lý CTR công nghiệp tại huyện Thủy Nguyên.......94
3.3.3.1. Phân loại, thu hồi, tái chế, tái sử dụng..............................................................94
3.3.3.2. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh....................................................................94
3.3.3.3. Các phương pháp thiêu đốt chất thải rắn........................................................104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................111
1. Kết luận......................................................................................................................111
2. Kiến nghị................................................................................................................... 112


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BQL

Ban quản lý

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CCN


Cụm cơng nghiệp

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTR

Chất thải rắn

DO

Lượng oxy hòa tan trong nước

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HPDE

Nhựa cứng chịu áp lực cao

KCN

Khu công nghiệp


KTXH

Kinh tế xã hội

PTHT

Phát triển hạ tầng

PVC

Polyvinylclorua

SS

Chất rắn lơ lửng

TNMT

Tài nguyên môi trường

TP

Thành phố

UASB

Hệ thống cho nước thải chảy ngược qua
tầng bùn kỵ khí


UBND

Ủy ban nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hiện trạng các khu xử lý CTR tại thành phố Hải Phòng.................................8
Bảng 1.2: Trữ lượng các loại khống sản đang được khai thác......................................22
Bảng 1.3: Tình hình dân số huyện Thuỷ Nguyên thời kỳ 1998 – 2013.........................27
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của các năm từ 2000 – 2013.........28
Bảng 3.1. Hoạt động các KCN/CCN tại huyện Thủy Nguyên.......................................42
Bảng 3.2: Loại hình ngành nghề hoạt động công nghiệp tại Thủy Nguyên..................43
Bảng 3.3: Khối lượng CTR công nghiệp trong huyện Thủy Nguyên.............................45
Bảng 3.4. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh trên
địa bàn huyện Thủy Nguyên...........................................................................................46
Bảng 3.5. Tỉ lệ phần trăm khối lượng CTR nguy hại phát sinh theo ngành nghề..........46
Bảng 3.6. Thành phần chất thải nguy hại phát sinh tại huyện Thủy Nguyên.................48
Bảng 3.7: Khối lượng thu gom CTR công nghiệp trên địa bàn......................................50
Bảng 3.8. Thành phần chất thải nguy hại phát sinh tại huyện Thủy Nguyên.................52
Bảng 3.9. Quy hoạch phát triển KCN/CCN, làng nghề huyện Thủy Nguyên giai
đoạn năm 2010-2020.......................................................................................................54
Bảng 3.10. Khối lượng CTRCN phát sinh trên địa bàn huyện Thủy Ngun giai
đoạn 2010-2020 khơng có yếu tố công nghệ mới...........................................................55
Bảng 3.11. Khối lượng CTRCN phát sinh trên địa bàn huyện Thủy Nguyên giai
đoạn 2010-2020 có yếu tố công nghệ mới......................................................................56
Bảng 3.12. Khối lượng CTRCN thu gom và xử lý trên địa bàn huyện Thủy Nguyên

giai đoạn 2010-2020........................................................................................................57
Bảng 3.13. Khối lượng CTRCN tái chế trên địa bàn huyện Thủy Nguyên giai đoạn
2010-2020........................................................................................................................58
Bảng 3.14. Khối lượng CTRCN trên địa bàn huyện Thủy Nguyên giai đoạn 20102020..................................................................................................................................58
Bảng

3.15.

Bộ

Tiêu

chí để

đánh

giá khả

năng

lựa

chọn

vị

trí

khu xử lý CTR ở Thủy Nguyên......................................................................................72



Bảng 3.16. Chất lượng nước ngầm tại khu xử lý chất thải rắn Gia Minh.....................78
Bảng 3.17. Chất lượng nước mặt khu vực Gia Minh......................................................79
Bảng 3.18: Đánh giá tổng hợp ưu nhược điểm của khu xử lý Gia Minh, huyện Thủy
Nguyên.............................................................................................................................82
Bảng 3.19: Chất lượng nước ngầm tại khu xử lý chất thải rắn Minh Tân......................84
Bảng 3.20: Chất lượng nước mặt khu vực Minh Tân.....................................................85
Bảng 3.21. Đánh giá tổng hợp ưu nhược điểm của khu xử lý Minh Tân, huyện Thủy
Nguyên.............................................................................................................................86
Bảng 3.22. Chất lượng nước ngầm khu xử lý chất thải rắn An Sơn – Lại Xuân...........89
Bảng 3.23. Chất lượng nước mặt khu vực An Sơn – Lại Xuân......................................90
Bảng 3.24: Đánh giá tổng hợp ưu nhược điểm của khu xử lýAn Sơn – Lại Xuân,
huyện Thủy Nguyên........................................................................................................91
Bảng 3.25: Đánh giá tổng hợp lựa chọn khu xử lý.........................................................93


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Q trình phát sinh chất thải trong xã hội cơng nghiệp....................................4
Hình 1.2: Vị trí huyện Thủy Ngun trong thành phố Hải Phịng.................................16
Hình 1.3: Một số KCN, CCN, nhà máy trên địa bàn huyện...........................................17
Hình 2.1: Tác giả luận văn cùng thầy hướng dẫn khảo sát khu xử lý Gia Minh...........34
Hình 2.2: Hiện trạng khu xử lý CTR Gia Minh..............................................................34
Hình 2.3: Hiện trạng đường vào khu xử lý CTR Gia Minh............................................34
Hình 2.4: Tác giả khảo sát CTRCN tại xưởng đúc, xã Mỹ Đồng, Thủy Nguyên..........34
Hình 2.5: Tác gải phỏng vấn phó GĐ (Cơng ty TNHH MTV Mơi trường đơ thị ngày
3/12/2013)........................................................................................................................34
Hình 2.6: Tác giả phỏng vấn lãnh đạo phòng QH 1 (Viện Quy hoạch kiến trúc Hải
Phòng ngày 3/12/2013)....................................................................................................34
Hình 3.1: KCN Nam Cầu Kiền và KCN VSIP, 2 trong số những nơi phát sinh
CTRCN............................................................................................................................43

Hình 3.2: Vị trí các khu xử lý trên địa bàn huyện Thủy Nguyên...................................76
Hình 3.3: Vị trí khu xử lý Gia Minh – huyện Thủy Ngun..........................................78
Hình 3.4: Cảnh quan ngồi khu xử lý Gia Minh, tháng 9/2013.....................................81
Hình 3.5: Mặt bằng khu xử lý Gia Minh, tháng 9/2013.................................................81
Hình 3.6: Tác giả luận văn mẫu nước trong khu xử lý CTR..........................................81
Hình 3.7: Tác giả luận văn mẫu nước ngồi khu xử lý CTR..........................................81
Hình 3.8: Sơ đồ mơ tả phương pháp chơn lấp hợp vệ sinh.............................................96
Hình 3.9: Đề xuất sơ đồ bố trí các cơng trình ở Khu xử lý CTR Gia Minh...................99
Hình 3.10: Kết cấu lớp đáy hố chôn khu xử lý CTR của huyện Thủy Ngun...........100
Hình 3.11: Kết cấu thành ơ chơn lấp khu xử lý CTR của huyện Thủy Nguyên..........101
Hình 3.12: Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác................................................................103
Hình 3.13: Sơ đồ cơng nghệ đốt CTR cơng nghiệp......................................................106
Hình 3.14: Sơ đồ cơng nghệ xử lý CTR công nghiệp bằng phương pháp sử dụng lò
nung clinker trong sản xuất xi măng.............................................................................109


Phạm Tiến Dũng

K19 – Cao học Mơi trường

MỞ ĐẦU
Hải Phịng là một trong những thành phố (TP) lớn trực thuộc trung ương,
cách trung tâm Hà Nội khoảng 100km về phía Đơng, là một trong những trung tâm
cơng nghiệp chính của Việt Nam và là một cực của Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc
Bộ: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Cùng với quá trình đẩy mạnh đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa khối lượng chất
thải rắn (CTR) phát sinh ở các tỉnh, TP nước ta này càng tăng. Theo Báo cáo môi
trường quốc gia năm 2011 do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cơng bố
tháng 8 năm 2012 [3], ước tính mỗi năm cả nước có hàng triệu tấn CTR phát sinh từ
nhiều nguồn khác nhau, trong đó khoảng 45% tổng khối lượng là CTR đô thị, 17%

tổng khối lượng là CTR công nghiệp. Đến năm 2015, tỷ trọng CTR đơ thị có thể lên
đến 51%, CTR công nghiệp sẽ lên đến 22%, phần cịn lại là các loại CTR nơng
nghiệp – nơng thôn, CTR y tế và các loại khác.
Hiện nay, so với nhiều tỉnh, TP ở nước ta, tổ chức quản lý CTR và cơ sơ hạ
tầng kỹ thuật về xử lý CTR của TP Hải Phòng ttương đối tốt, đảm bảo thu gom, xử lý
trên 85% khối lượng CTR đô thị phát sinh ở các quận nội thành. Tuy nhiên so với yêu
cầu ngày càng tăng về CTR công nghiệp thì vẫn cịn hạn chế. Các trung tâm xử lý
chất thải rắn của Hải Phòng là: Trung tâm Xử lý chất thải rắn Tràng Cát, Khu xử lý
chất thải rắn Đình Vũ thuộc quận Hải An, Khu xử lý chất thải rắn Gia Minh thuộc
huyện Thủy Nguyên, Khu xử lý chất thải rắn Đồ Sơn tại quận Đồ Sơn... Trong thời
gian gần đây cùng với gia tăng tốc độ đô thị hố, cơng nghiệp hóa cao, sự gia tăng
dân số và tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng ô nhiễm môi trường, lượng chất thải rắn
đô thị, xây dựng, công nghiệp ngày càng gia tăng, sức chứa của các khu chôn lấp
chất thải rắn ngày càng giảm, công nghệ xử lý chưa được nâng cấp, do đó ơ nhiễm
mơi trường nước mặt, nước ngầm ở các vùng ven các khu chôn lấp CTR đang và sẽ
là vấn đề lớn của thành phố.
Thuỷ Nguyên là một huyện nằm ở phía Bắc TP Hải Phịng với diện tích tự
nhiên 242,7 km2, dân số trên 30 vạn người gồm 35 xã, 2 thị trấn. Hiện nay, Thủy
Nguyên là huyện trọng điểm công nghiệp của TP Hải Phịng. Trên địa bàn huyện có

- 12
-


hơn 30 xí nghiệp, nhà máy, hàng trăm cơ sở sản xuất – kinh doanh hoạt động, góp
phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, tăng nhanh giá trị sản xuất công
nghiệp – xây dựng trên địa bàn huyện. Các ngành cơng nghiệp chính là xi măng,
năng lượng, chế tạo cơ khí, đóng tàu... Các cơng ty cơng nghiệp lớn Xi măng
Chinfon (công suất 1,8 triệu clinker/năm). Xi măng Hải Phịng (cơng suất 1,5 triệu
clinker/năm); nhà máy nhiệt điện Tam Hưng (600 MW) v.v.... và nhiều cơ sở công

nghiệp lớn khác.
Theo quy hoạch phát triển công nghiệp của Thủy Nguyên đến năm 2020 các
ngành công nghiệp trên địa bàn huyện sẽ phát sinh khối lượng rất lớn các loại CTR
công nghiệp. Đây là nguy cơ lớn gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, tác
động xấu đến các hệ sinh thái tự nhiên, sức khỏe nhân dân và ảnh hưởng xấu đến
nhiều ngành kinh tế. Do vậy, để hạn chế tác động xấu của CTR công nghiệp công
tác quản lý (bao gồm cả xử lý) CTR công nghiệp là nhiệm vụ cấp bách của các
ngành, các cấp ở TP Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên và của các đơn vị, các cán bộ
mơi trường ở địa phương.
Để góp phần thực hiện yêu cầu đó đề tài: “Dự báo phát sinh chất thải rắn
công nghiệp tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đến năm 2020 và giải pháp
quản lý” được thực hiện với mong muốn góp phần đề ra các biện pháp quy hoạch
và quản lý có cơ sở khoa học và thực tiễn cũng như đề xuất các công nghệ xử lý
chất thải rắn cơng nghiệp thích hợp cho huyện Thủy Nguyên – TP Hải Phòng.

Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định rõ hiện trạng và dự báo đúng mức phát sinh CTR công nghiệp trên địa bàn
huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đến năm 2020 theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội của Thành phố và huyện.
- Đề xuất quy hoạch một trung tâm xử lý CTR và các biện pháp, quản lý, xử lý CTR
trên địa bàn huyện có tính khoa học và khả thi.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ CHẤT THẢI RẮN
CÔNG NGHIỆP VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn (CTR)
Theo Điều 3 – Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 về quản lý CTR
[6] đưa ra các định nghĩa sau:
- CTR là chất ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc

các hoạt động khác.
- CTR công nghiệp là các chất thải ở thể rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của các
cơ sở công nghiệp. CTR công nghiệp bao gồm chất thải nguy hại và chất thải không
nguy hại.
- Hoạt động quản lý CTR: Bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng về quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại
đối với mơi trường và sức khỏe con người [6].
- Thu gom CTR là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ tạm thời CTR tại
nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
- Lưu giữ CTR là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan
có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý.
- Vận chuyển CTR là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ,
trung chuyển đển nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý CTR là q trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ,
tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong CTR.
- Chơn lấp CTR hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu
chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
- Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay cịn gọi là từ
nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho việc xử lý rác về sau.


1.1.2. Nguồn gốc phát sinh CTR công nghiệp
Trong xã hội cơng nghiệp, q trình phát sinh CTR cơng nghiệp gắn liền với
quá trình sản xuất, mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất để tạo ra CTR, từ khâu khai
thác, tuyển chọn nguyên liệu đến khi tạo ra sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng.
Sản phẩm sau khi sử dụng có thể tái sinh, tái chế hoặc đổ bỏ.
Chất thải

Vật liệu thô

Sản xuất
Tái chế và tái sinh

Chất thải
Sản xuất thứ cấp

Người tiêu dùng
Thải bỏ
Nguyên liệu thô, sản phẩm và vật liệu tái sinh
Chất thải
Hình 1.1: Quá trình phát sinh chất thải trong xã hội công nghiệp
Trên địa bàn TP Hải Phịng nói chung và địa bàn huyện Thủy Ngun nói
riêng, một nơi tập trung nhiều các khu cơng nghiệp, các nhà máy, cơ sở sản xuất về
công nghiệp với nhiều loại ngành nghề. Do tính đa dạng của các loại hình cơng
nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng trong cuộc sống hay các hoạt động
công nghiệp mà lượng chất thải có thể phát sinh theo nhiều nguồn khác nhau. Việc
phát sinh lượng chất thải có thể do bản chất của cơng nghệ sản xuất hoặc có thể do
trình độ của dân trí. Các loại CTR cơng nghiệp có thể được thu gom đem xử lý
riêng hoặc được đổ chung vào bãi thải của tồn thành phố. Vì vậy lượng chất thải
phát sinh có nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng có thể chia các nguồn phát sinh chất
thải rắn trong khu vực thành các nguồn chính như sau: gồm các cơ sở sản xuất thép
và cơ khí; sửa chữa ôtô, xe máy; sửa chữa tàu thuỷ; gia công nhựa, phế liệu; chế
biến cao su,; sản xuất giày; chế biến gỗ và sản xuất hàng mỹ nghệ;


1.1.3. Phân loại CTR cơng nghiệp
Có thể phân CTR cơng nghiệp thành 2 nhóm:
- Chất thải rắn cơng nghiệp nguy hại: là chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất
cơng nghiệp, có một trong các đặc tính: dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mịn, có độc
tính cao; chứa chất phóng xạ. Các chất thải này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố, rủi

ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con người và sự phát triển của động thực vật, đồng
thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Do tiềm năng gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe nên CTR công
nghiệp nguy hại cần được đặc biệt chú trọng trong phân loại, thu gom, bảo quản,
vận chuyển và xử lý.
- Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: là chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản
xuất cơng nghiệp nhưng khơng chứa các chất có các tính chất nguy hại.
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng và môi trường
1.1.4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Ô nhiễm do CTR là sự thay đổi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của
môi trường theo chiều hướng xấu đi do tiếp nhận các thành phần nguy hại từ CTR
được đổ bỏ vào môi trường.
Các chất hữu cơ bền vững (các hydrocacbon đa vòng thơm – PAH, các
polychloro biphenyl – PCB, các dioxin, furan,…), các hợp chất phenol, dầu mỡ, các
kim loại nặng từ CTR nguy hại có thể thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường
đất rồi đi vào cơ thể con người qua thức ăn, nước uống có thể gây ra các bệnh hiểm
nghèo. Sự rò rỉ nước rác vào nước dưới đất, nước mặt có thể gây ơ nhiễm nước, dẫn
đến tác hại đến sức khỏe của người dân và các hệ sinh thái tự nhiên.
Ngồi ra sự sinh sơi nảy nở của các loại côn trùng vi sinh mang mầm bệnh
tại khu vực chứa chất thải cũng là nguồn gây lan truyền dịch bệnh.
1.1.4.2. Ảnh hưởng đến mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường khơng khí


Các chất thải rắn, nhất là thành phần hữu cơ bị phân hủy kỵ khí tạo ra chất có
mùi khó chịu (H2S, mercaptan) gây ơ nhiễm khơng khí do mùi. Nhiều loại CTR
trong mơi trường có thể bị phân hủy tạo ra các khí có độc tính cao (CH4, CO…) có
thể tác động xấu đến mơi trường, sức khỏe con người.
Ơ nhiễm mơi trường nước
Nước rác rị rỉ từ trạm trung chuyển và bãi rác có nồng độ các chất ô nhiễm,

nhất là chất hữu cơ, độ đục, chất rắn lơ lửng (SS), độ màu cao, gấp nhiều lần nước
thải thông thường. Nước rỉ rác là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với nước mặt, nước
dưới đất. Ngoài ra CTR còn xâm nhập vào các hệ thống cống dẫn nước, sơng ngịi
gây cản trở cho việc lưu thơng nước.
Ơ nhiễm CTR sinh hoạt còn làm tăng độ đục, làm giảm thấu quang trong
nước, tăng chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ (BOD, COD), giảm oxy hòa tan (DO), tăng
chất dinh dưỡng (NH4, NO3, tổng N, tổng P), tăng vi sinh, dẫn đến tác hại hệ sinh
thái thủy sinh. Ô nhiễm chất thải rắn cơng nghiệp nguy hại ngồi các tác hại như
trên cịn có thể gây ơ nhiễm nước mặt, nước dưới đất lâu dài do các kim loại nặng,
dầu mỡ, các chất hữu cơ bền vững.
Ơ nhiễm mơi trường đất
Chất thải rắn từ các hộ dân cư hay từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, về
thương mại, dịch vụ, cơng nghiệp khi đổ vào mơi trường có thể làm thay đổi thành
phần cấu trúc và tính chất của đất. Các chất độc hại có trong CTR như axit, kim loại
nặng, dầu mỡ, các chất hữu cơ bền vững có thể tích lũy trong đất làm thay đổi
thành phần hóa – lý của đất như làm thay đổi pH, gia tăng hàm lượng kim loại nặng,
dầu mỡ, thay đổi độ tơi xốp, dẫn đến tác hại hệ sinh thái đất. Các loại CTR khó
phân hủy như nhựa, plastic, cao su,…là nguồn gây thối hóa và làm giảm độ phì
của đất, ảnh hưởng tới sự phát triển của thực vật và động vật sống trong đất trong
thời gian rất dài [3].


1.1.5. Thực trạng quản lý chất thải rắn và chất thải rắn cơng nghiệp tại thành
phố Hải Phịng
1.1.5.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Phòng
Hiện tại trên địa bàn TP Hải Phòng vấn đề quản lý và xử lý CTR đang là một
trong những vấn đề hết sức cấp bách. Trên địa bàn thành phố, Công ty trách nhiệm
hữu hạn (TNHH) một thành viên Môi trường đơ thị là đơn vị nịng cốt trong cơng
tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Mỗi ngày công ty thu gom, vận
chuyển, xử lý khoảng trên 1500 tấn chất thải rắn các loại, tương đương với 3000 m 3

rác của 4 quận Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Hải An và 7 xã ven đô của huyện
An Dương. Về xử lý, hiện Công ty đang thực hiện chôn lấp hợp vệ sinh đối với
phần lớn rác thải sinh hoạt; một phần rác thải sinh hoạt trên chế biến thành phân vi
sinh tại nhà máy chế biến rác, công suất 150 tấn/ngày; phương pháp đốt chủ yếu áp
dụng cho chất thải y tế và chất thải công nghiệp, nhưng lị đốt của cơng ty, cơng
suất 900 kg/ngày cũng chỉ đáp ứng được một phần [23].
Tình hình thu gom, xử lý CTR trong nội thành đã phần nào hạn chế được
lượng rác thải phát sinh ra ngồi mơi trường, còn các quận, huyện khác việc thu
gom, vận chuyển, xử lý rác còn khá nhiều vấn đề cần chú ý. Hiện này, rác thải tại
quận Kiến An do một đơn vị cơng ích làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, sau đó
đưa về khu xử lý của thành phố. Ở quận Đồ Sơn, toàn bộ việc thu gom, vận chuyển
do Cơng ty CP Cơng trình cơng cộng và Dịch vụ du lịch đảm nhiệm đưa về bãi rác
Bàng La xử lý. Còn rác tại khu vực trung tâm các huyện do hạt quản lý đường bộ
thu gom, vận chuyển, tập kết về một nơi. Tại các xã, rác thải sinh hoạt đổ ra vườn,
thung, vũng. Nhiều nơi thành lập các tổ thu gom đưa rác tập kết về một khu vực
nhưng chưa có biện pháp để xử lý. Một số huyện đã triển khai xây dựng các ga rác,
nhưng do rác để lưu cữu mới chuyển đi nên có tình trạng bốc mùi gây ơ nhiễm đến
các khu vực xung quanh. Có thể thấy rằng việc xử lý rác thải tại các bãi rác ở phần
lớn các quận, huyện hiện chưa bảo đảm quy định, dẫn đến các bãi rác đều trong tình
trạng ơ nhiễm.


Hiện nay với hàng chục doanh nghiệp da giày trên địa bàn thành phố, mỗi
ngày lượng rác thải da giày khó phân hủy có khối lượng lớn thải ra mơi trường,
nhưng hiện tại chưa có đơn vị quản lý, xử lý loại rác này. Vì vậy, tình trạng đổ trộm,
đốt trộm rác ở các tuyến đường ngoại thành thường xảy ra.
1.1.5.2. Hiện trạng các khu xử lý CTR tại TP Hải Phịng
Q trình đơ thị hố đi liền với sự nghiệp cơng nghiệp hố, phát triển giao
thơng, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, nước đã làm thay đổi bộ mặt của các đô thị ở
đây. Công nghiệp phát triển, đô thị càng mở rộng, dân số đô thị ngày càng tăng đã

làm bùng nổ lượng chất khí thải, nước thải và đặc biệt là chất thải rắn với khối
lượng vượt quá khả năng thu gom, xử lý, ở một số nơi vượt quá tầm kiểm soát của
cơ quan chức năng địa phương. Các khu xử lý chất thải rắn tập trung tại các quận,
huyện trên địa bàn thành phố đã phần nào đáp ứng được nhu cầu lưu trữ chất thải
rắn tuy nhiên việc xử lý chất thải rắn tại khu xử lý trên địa bàn các quận, huyện của
Hải Phịng vẫn cịn thủ cơng, các khu xử lý chất thải rắn đa phần được lộ thiên nên
trong quá trình lưu trữ, thu gom chất thải rắn có phát sinh ra mùi gây ảnh hưởng đến
xung quanh, một số khu xử lý CTR có thực hiện việc chơn lấp tuy nhiên chưa triệt,
chưa có hệ thống xử lý nước rỉ rác sau chôn lấp [20].
Bảng 1.1: Hiện trạng các khu xử lý CTR tại TP Hải Phịng
TT

Đơn vị hành
chính

Tên khu xử lý

Hiện trạng hoạt động
Là khu xử lý CTR hiện hữu của huyện, nằm

Khu xử lý CTR
Gia Minh (35ha)
1

Huyện Thủy
Nguyên

trong quy hoạch mở rộng khu xử lý cho TP
Hải Phòng đến năm 2020, rác thải được thu
gom, một phần được đốt, một phần được

chôn lấp, vẫn phát sinh mùi khó chịu

Khu xử lý CTR

Là khu xử lý CTR cho khu vực huyện Thủy

Minh Tân

Nguyên. Chất thải được đổ lộ thiên, chưa có

(16ha)
Khu xử lý CTR

biện pháp xử lý cụ thể
Bãi lộ thiên, có mùi khó chịu và chưa xử lý


dự phòng An

được nước rỉ rác

Sơn – Lại Xuân
(14ha)
Khu xử lý CTR
Đình Vũ (29ha)
2

Quận Hải An

Khu xử lý CTR

Tràng Cát
(60ha)
Khu xử lý CTR

3
Huyện Cát
Hải

Đồng Bài (5ha)

5

6

7

8

phố. Chất thải được đắp đống lại ở các ô
chứa rác. Chưa xử lý được nước rỉ rác
Chủ yếu là chất thải sinh hoạt của thành
phố. Chất thài được đổ đống và được chôn
lấp. Không khí xung quanh khu xử lý có
mùi khó chịu
Chủ yếu là rác thải phát sinh trong huyện.
Rác thải được chôn lấp. Chưa xử lý được
nước rỉ rác

Khu xử lý CTR


Chủ yếu là rác thải phát sinh trong huyện.

Áng Chà Chà

Khu xử lý lộ thiên, chưa xử lý được nước rỉ

(4,5ha)
4

Chủ yếu là chất thải sinh hoạt của thành

rác

Huyện Tiên

Khu xử lý CTR

Đổ rác thải lộ thiên, chưa xử lý được nước

Lãng

Cấp Tiến (4ha)

rỉ rác, có mùi khó chịu

Huyện Kiến

Khu xử lý CTR

Chất thải được đổ đống lộ thiên, có mùi khó


Thụy

Tân Trào (10ha)

chịu

Huyện An
Dương
Huyện Vĩnh
Bảo
Huyện An
Lão

Khu xử lý CTR
Đồng Văn (2030ha)
Khu xử lý CTR
Trấn Dương
(80ha)

Khu xử lý lộ thiên, có mùi khó chịu cho
khu vưc xung quanh
Nằm trong và ngồi đê sơng Thái Bình. Có
mùi khó chịu cho khu vực xung quanh và
chưa xử lý được nước rỉ rác

Khu xử lý CTR

Khu xử lý lộ thiên, nằm bên trong bờ đê của


Ngọc Chử

sơng Lạch Tray, có mùi khó chịu và nước rỉ

(10ha)

rác xử lý chưa tốt


Nhà máy xử lý
CTR công

Xử lý và tái chế chất thải nguy hại phát sinh

nghiệp nguy hại

từ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành

Quang Trung

phố

(4ha)
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải
Phòng đến năm 2025, Sở Xây dựng TP Hải Phịng (chủ trì tư vấn: Lê Trình, 2012)
Về mặt kỹ thuật, các bãi chơn lấp hiện có đều khơng đảm bảo các yêu cầu về xử
lý hợp vệ sinh. Công tác quản lý vận hành các bãi chôn lấp chưa được coi trọng, các
huyện đều chưa bố trí đủ nguồn kinh phí và nhân lực cho cơng tác quản lý vận hành bãi
chôn lấp. CTR chủ yếu đổ lộ thiên và khơng hệ thống xử lý nước rác, khơng có các
biện pháp khử mùi, diệt cơn trùng dẫn đến tình trạng các bãi chôn lấp đều đang làm ô

nhiễm môi trường xung quanh.
Hiện tại các bãi rác lớn của thành phố như: Tràng Cát, Đình Vũ, Bàng La,
Gia Minh có nguy cơ quá tải ở quy mô và cấp độ khác nhau. Trong đó, Khu xử lý rác
Đồ Sơn quy mô 3ha là bãi chôn lấp CTR cho các quận Đồ Sơn và Dương Kinh hàng
ngày tiếp nhận khoảng 350 m3 rác, theo quy trình chơn lấp, nhưng trạm xử lý nước rỉ
rác công nghệ đơn giản, vận hành không liên tục. Khu chôn lấp CTR Gia Minh
(Thủy Nguyên) quy mô 35 ha phục vụ 2 thị trấn Núi Đèo và Minh Đức và các xã dọc
quốc lộ 10 của huyện nhưng chơn lấp rác khơng tn thủ quy trình, khơng có hệ
thống thu và xử lý nước rỉ rác. CTR công nghiệp và chất thải nguy hại vẫn chôn lấp
cùng với chất thải sinh hoạt làm ảnh hưởng đến môi trường đất và nước [23].
1.1.5.3. Thực trạng quản lý CTR cơng nghiệp ở TP Hải Phịng
Hiện trạng phát triển cơng nghiệp
Hải Phịng là một trong các trung tâm cơng nghiệp lớn của cả nước. Sản
xuất cơng nghiệp góp phần quan trọng trong tăng trưởng GDP của thành phố. Chỉ
tính trong 10 năm (2002-2012), GDP của TP Hải Phòng tăng bình quân gần
11%/năm, gấp 1,57 lần mức tăng của cả nước, đứng thứ hai trong Vùng Kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, trong đó, tỷ trọng GDP nhóm ngành cơng nghiệp - xây dựng,


dịch vụ tăng từ 84,1% năm 2002 lên 89,7% năm 2012; sự gia tăng nhanh nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên nhiều lĩnh vực với 372 dự án, tổng vốn đầu tư đạt
6,74 tỷ USD. Khu Công nghiệp Nomura nhanh chóng lấp đầy, các nhà máy cũng
đang được khẩn trương xây dựng tại các Khu Công nghiệp Ðồ Sơn, Nam Cầu Kiền,
Ðình Vũ, Tràng Duệ, VSIP Thủy Nguyên... Trong đó, nhiều nhà máy lớn có giá trị
đầu tư trên dưới một tỷ USD đã và đang chuẩn bị bước vào sản xuất hoặc chuẩn bị
khởi công xây dựng như: Kyocera, Bridgestone, LG Electric...
Các biện pháp quản lý CTR công nghiệp
Ði kèm với sản xuất công nghiệp phát triển là tình trạng ơ nhiễm mơi trường
gia tăng. Ðặc biệt là các loại rác thải công nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng.
Ngồi các KCN, cơ sở cơng nghiệp mới, có hạ tầng BVMT khá hiện đại,

cũng giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, trước đây trên địa bàn các
khu dân cư của TP Hải Phịng có nhiều cơ sở công nghệp, tiểu thủ công nghiệp. Hầu
hết các cơ sở này khơng xử lý chất thải, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường gia
tăng trong các khu dân cư, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Trước tình hình đó, để bảo vệ mơi trường tăng TP Hải Phịng đã triển khai
nhiều biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm (KSƠN) có hiệu quả. Một số biện pháp về quản
lý CTR công nghiệp được nêu dưới đây.
Các biện pháp về quản lý
Tăng cường thực hiện quy định về quản lý môi trường công nghiệp:



×