Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận cao cấp lý luận chính trị môn triết học NGĂN NGỪA KHẮC PHỤC BỆNH KINH NGHIỆM, BỆNH GIÁO điều TRONG tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN tại TP hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TÊN MƠN HỌC:

TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
TÊN BÀI THU HOẠCH:

NGĂN NGỪA KHẮC PHỤC BỆNH KINH
NGHIỆM, BỆNH GIÁO ĐIỀU TRONG TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... Trang 1
PHẦN NỘI DUNG................................................................................... Trang 2
Phần 1. Một số vấn đề lý luận chung về Khoa học lãnh đạo ................ Trang 2
1. Những vấn đề lý luận chung ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm
và bệnh giáo điều:.................................................................................. Trang 2
1.1 Phạm trù thực tiễn: ............................................................................ Trang 2
1.2 Phạm trù lý luận: ............................................................................... Trang 3
1.3 Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: .............................. Trang 5
1.4 Chủ nghĩa kinh nghiệm và nguồn gốc của chủ nghĩa kinh nghiệm ... Trang 7
1.5 Chủ nghĩa giáo điều và nguồn gốc của chủ nghĩa giáo điều ............. Trang 8
2. Phong cách thực tiễn của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh
chống bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều :......................................... Trang 10
3. Biểu hiện của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều trong


hoạt động thanh niên tình nguyện tại Thành phố Hồ Chí Minh và giải
pháp khắc phục ...................................................................................... Trang 19
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................ Trang 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... Trang 23
PHỤ LỤC ............................................................................................... Trang 24


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong
những nguyên tắc cơ bản, là linh hồn của triết học Mác – Lênin. Lần đầu tiên
trong lịch sử triết học, C.Mác đã phát hiện ra sức mạnh của lý luận chính là mối
liên hệ giữa nó với thực tiễn, cũng như sức mạnh của thực tiễn là cơ sở, chất liệu
để bổ sung phát triển lý luận. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là có tính
biện chứng sâu sắc. Sự vi phạm nguyên tắc này, sẽ dẫn đến những sai lầm cực
đoan trong nhận thức cũng như trong thực tiễn, đó là chủ nghĩa kinh nghiệm và
chủ nghĩa giáo điều. Ở nước ta nói chung và cơng tác Đồn phong trào tình
nguyện của Thành Đồn TP. Hồ Chí Minh nói riêng, trong những năm qua, bằng
việc cải tiến nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, cách thức hoạt động
đã tiếp tục có những bước phát triển và lan tỏa. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tích đạt được thì trong hoạt động tình nguyện của Đồn viên, thanh niên
TP. Hồ Chí Minh vẫn cịn một số bất cập. Một trong những tồn tại đó là biểu
hiện của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều trong công tác triển
khai, tổ chức các hoạt động tình nguyện. Xuất phát từ nhận thức trên, việc
nghiên cứu chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều trong công tác lãnh
đạo, quản lý, triển khai tổ chức hoạt động của Thành Đồn TP. Hồ Chí Minh,
qua đó làm rõ những biểu hiện, tác hại, nguyên nhân chủ yếu và tìm ra phương
hướng khắc phục là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách trong tình
hình mới hiện nay. Vì vậy, tơi quyết định chọn đề tài “Ngăn ngừa, khắc phục

bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức
hoạt động thanh niên tình nguyện hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh” làm tiểu luận
kết thúc chuyên đề Triết học Mác – Lênin.


2

PHẦN II. NỘI DUNG
1. Những vấn đề lý luận chung về ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh
nghiệm và bệnh giáo điều
1.1. Phạm trù thực tiễn
1.1.1. Định nghĩa thực tiễn
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, thực tiễn là tồn bộ những hoạt
động vật chất – cảm tính có tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tại tự
nhiên và xã hội.
1.1.2. Các đặc trưng của thực tiễn
Từ quan niệm về thực tiễn trên của triết học Mác-Lênin, có thể thấy, nếu
xem xét thực tiễn theo chiều ngang thì thực tiễn gồm những đặc trưng sau:
Thứ nhất, thực tiễn khơng phải là tồn bộ hoạt động của con người mà chỉ
là những hoạt động vật chất - cảm tính, như lời của C. Mác, đó là những hoạt
động vật chất cảm giác được. Nghĩa là, con người có thể quan sát trực quan
được các hoạt động vật chất này. Hoạt động vật chất - cảm tính là những hoạt
động mà con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động
vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng. Trên cơ sở đó, con người mới
làm biến đổi được thế giới khách quan và biến đổi chính bản thân mình.
Thứ hai, thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con
người. Nghĩa là, thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia
của đông đảo người trong xã hội. Trong thực tiễn, con người truyền lại cho nhau
những kinh nghiệm thực tiễn từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cũng vì vậy, thực
tiễn ln bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Đồng thời, thực

tiễn cũng trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể.
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và


3

xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ. Khác với hoạt động có tính bản năng, tự phát
của động vật nhằm thích nghi thụ động với thế giới, con người bằng và thông qua
thực tiễn, chủ động tác động cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích
nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới. Như vậy, nói tới thực tiễn là nói
tới hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác với hoạt động bản năng thụ
động của động vật.
Nếu cắt theo chiều dọc, thực tiễn bao giờ cũng bao gồm mục đích, phương
tiện và kết quả. Mục đích được nảy sinh từ nhu cầu và lợi ích, nhu cầu xét đến
cùng được nảy sinh từ điều kiện khách quan. Lợi ích chính là cái thỏa mãn nhu
cầu. Để đạt mục đích, con người trong hoạt động cải tạo thế giới khách quan phải
lựa chọn phương tiện, công cụ để thực hiện. Kết quả phụ thuộc vào nhiều nhân tố
nhưng trước hết là phụ thuộc vào mục đích đặt ra và phương tiện mà con người
sử dụng để thực hiện mục đích.
Dù xem xét theo chiều dọc hay chiều ngang thì thực tiễn là hoạt động thể
hiện tính mục đích, tính tự giác cao của con người, chủ động tác động làm biến
đổi tự nhiên, xã hội, phục vụ con người, khác với những hoạt động mang tính bản
năng thụ động của động vật, nhằm thích nghi với hồn cảnh. Rõ ràng, thực tiễn là
hoạt động cơ bản, phổ biến của con người và xã hội loài người, là phương thức
cơ bản của mối quan hệ giữa con người với thế giới. Nghĩa là, con người quan hệ
với thế giới bằng và thơng qua thực tiễn. Khơng có thực tiễn thì bản thân con
người và xã hội lồi người khơng thể tồn tại và phát triển.
1.2. Phạm trù lý luận
1.2.1. Định nghĩa lý luận
Lý luận khoa học là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm

thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của


4

các sự vật, hiện tượng được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù.
1.2.2. Các đặc trưng của lý luận
Thứ nhất, lý luận có tính hệ thống, tính khái qt cao, tính lơgíc chặt chẽ.
Bởi lẽ, bản thân lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực
tiễn. Nó khác với tri thức kinh nghiệm là loại tri thức mà nội dung cơ bản của nó
là thu được từ kinh nghiệm, từ quan sát và thực nghiệm khoa học. Cho nên tri
thức kinh nghiệm nhìn chung cịn rời rạc, đã có tính hệ thống nhưng tính hệ
thống chưa chặt chẽ. Tri thức kinh nghiệm đã có tính khái qt nhưng chưa cao,
chưa sâu sắc; tính khái qt của tri thức kinh nghiệm cịn ở trình độ thấp. Tính
lơgíc của tri thức kinh nghiệm cũng còn hạn chế.
Thứ hai, cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn. Khơng
có tri thức kinh nghiệm thực tiễn thì khơng có cơ sở để khái quát thành lý luận.
Tuy nhiên, không phải mọi tri thức kinh nghiệm đều có thể khái quát thành lý
luận. Từ những tri thức kinh nghiệm thông thường, vụn vặt, cục bộ không thể
khái quát thành lý luận khoa học.
Thứ ba, lý luận có thể phản ánh được bản chất sự vật, hiện tượng. Bởi vì,
lý luận phản ánh được mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của sự
vật, hiện tượng. Khác với kinh nghiệm - mới phản ánh được từng mặt riêng lẻ, bề
ngoài, thậm chí cịn mang tính ngẫu nhiên của sự vật.
Do có được những đặc trưng trên mà lý luận có phạm vi ứng dụng rộng
hơn, phổ biến hơn so với tri thức kinh nghiệm. Mặc dù, tri thức kinh nghiệm
đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống thường ngày của con người, nhưng rõ
ràng, vai trò của tri thức kinh nghiệm bị hạn chế ở những giới hạn, phạm vi cụ
thể xác định.



5

1.3. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
1.3.1. Vai trò của thực tiễn đối với lý luận
Lý luận khoa học phải được hình thành trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ
thực tiễn, bằng con đường tổng kết thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn đó, nếu
khơng lý luận đó sẽ là lý luận sng, lý luận thuần túy sách vở, xa rời cuộc sống
dễ trở thành lý luận ảo tưởng, khơng có căn cứ, giáo điều, kinh viện. Vì vậy, Chủ
tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Lý luận mà không áp
dụng vào thực tế là lý luận suông”1. Bởi lẽ, thực tiễn có vai trị to lớn đối với lý
luận. Điều này thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận. Các hình thức thực tiễn
của con người, ngay từ đầu, đã bị quy định bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại.
Muốn sống, muốn tồn tại, con người phải sản xuất vật chất, cải tạo tự nhiên và xã
hội, hoạt động thực nghiệm khoa học. Như vậy, con người quan hệ với thế giới
xung quanh bắt đầu bằng và thông qua thực tiễn. Cũng chính bằng và thơng qua
thực tiễn, con người tác động vào sự vật làm cho chứng bộc lộ thuộc tính, tính
chất, quy luật của mình.
Thực tiễn cịn là cơ sở đề ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi con người trong
đời sống của mình phải giải quyết. Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức, lý luận
phát triển. Thực tiễn còn quy định khuynh hướng phát triển của lý luận.
Thực tiễn cịn là cơ sở góp phần rèn luyện giác quan của con người, làm
cho chúng phát triển tinh tế hơn, hồn thiện hơn. Trên cơ sở đó, giúp con người
nhận thức hiệu quả hơn, khái quát lý luận đúng đắn hơn. Thông qua thực tiễn,
con người cũng cải biến ln chỉnh bản thân mình, phát triển năng lực, trí tuệ
của mình.

1


Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.274.


6

Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các cơng cụ, phương tiện, máy móc hỗ
trợ con người nhận thức hiệu quả hơn và khải quát lý luận đúng đắn hơn.
Thứ hai, thực tiễn là mục đích của lý luận. Hoạt động nhận thức, lý luận
của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất với tư cách là
người đã bị quy định bởi nhu cầu tồn tại, nhu cầu sống, nhu cầu thực tiễn của
mình.
Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn đánh giá sự đúng, sai của lý luận. Tri thức
của con người là kết quả của quá trình nhận thức. Tri thức ấy có thể phản ánh
đúng hoặc khơng đúng hiện thực khách quan. Theo triết học Mác-Lênin, chân lý
không phải bao giờ cũng thuộc về số đông. Chân lý cũng không phải là cái gì đó
hiển nhiên. Chân lý cũng khơng phải chỉ là cái có ích, có lợi.
1.3.2. Vai trị của lý luận đối với thực tiễn
Thực tiễn đúng đắn luôn phải được chỉ đạo, soị đường, dẫn dắt bởi một lý
luận khoa học, nếu khơng thực tiễn đó sẽ là thực tiễn mù qng, mị mẫm, mất
phương hướng, khơng có tính hướng đích. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh
thường nhắc nhở: “Thực tiễn khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù
quáng”2. Bởi lẽ, lý luận khoa học có vai trị to lớn đối với thực tiễn. Điều này thể
hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, lý luận khoa học đóng vai trị soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực
tiễn. Nhờ những đặc trưng ưu trội so với tri thức kinh nghiệm mà lý luận khoa
học có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động thực tiễn của con người. Lý luận
khoa học, thông qua thực tiễn của con người góp phần làm biến đổi thế giới
khách quan và biến đổi chính thực tiễn. Lý luận khoa học vạch ra phương hướng,
phương pháp cho hoạt động thực tiễn, nhằm biến đổi hiện thực khách quan theo
hướng tiến bộ, có lợi cho con người. Nêu thực tiễn không được chỉ đạo, soi

đường, dẫn dắt bởi lý luận khoa học thì thực tiễn đó sẽ rơi vào mị mẫm, vịng
vo, mất thời gian, tốn cơng sức, tiền của, khơng hiệu quả.
Thứ hai, lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập
hợp quần chúng để tạo thành phong trào thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần
chúng. Lý luận khoa học góp phần định hướng cho quần chúng trong cuộc sống
2

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia sự thật, H.2011, t.l 1, tr.95.


7

và trong thực tiễn. Do vậy, khi lý luận khoa học thâm nhập được vào đông đảo
quần chúng sẽ tạo thành sức mạnh vật chất vĩ đại. Trên cơ sở đó tạo thành khối
thống nhất giữa lý luận và quần chúng để cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con
người.
Thứ ba, lý luận, nếu phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của sự
vật, của thực tiễn sẽ góp phần dự báo, định hướng đúng đắn cho thực tiễn; giúp
cho thực tiễn bớt mò mẫm, đỡ vòng vo; chủ động, tự giác hơn.
Thứ tư, lý luận khoa học cung cấp cho con người những tri thức khoa học
về tự nhiên, xã hội và về bản thân con người. Trên cơ sở những tri thức khoa học
đó, con người có thể thơng qua hoạt động thực tiễn làm biến đổi tự nhiên, xã hội
và bản thân phục vụ cho mục đích của mình.
Thứ năm, lý luận có tính độc lập tương đối so với thực tiễn, do vậy, nó có
thể thơng qua thực tiễn tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn.
Lý luận có vai trị tác động tích cực đối với thực tiễn, một khi nó phản ánh đúng
đắn hiện thực khách quan, thâm nhập được vào đông đảo quần chúng nhân dân
và được con người vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp điều kiện
thực tiễn, lịch sử - cụ thể. Nếu lý luận sai lầm, ảo tưởng, chủ quan, duy ý chí,
giáo điều, kinh nghiệm,V.V. sẽ tác động tiêu cực trở lại đối với thực tiễn.

1.4. Chủ nghĩa kinh nghiệm và nguồn gốc của chủ nghĩa kinh nghiệm
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ
bản, là linh hồn của triết học Mác – Lênin. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, C.
Mác đã phát hiện ra sức mạnh của lý luận chính là mối liên hệ giữa nó với thực
tiễn, cũng như sức mạnh của thực tiễn là ở mối quan hệ của nó với lý luận. Sự
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là có tính biện chứng sâu sắc. Việc tách rời
giữa lý luận và thực tiễn sẽ dẫn đến những sai lầm cực đoan nói chung và chủ
nghĩa kinh nghiệm nói riêng. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì, kinh nghiệm là
một dạng tri thức phản ánh hiện thực khách quan, cho nên xét về mặt nhận thức
luận, kinh nghiệm là tính thứ hai, thế giới khách quan là tính thứ nhất – tức là
xét về hình thức thì kinh nghiệm là cái thuộc về chủ quan, là hình thức của ý
thức, của tư duy; cịn về mặt nội dung, kinh nghiệm ln là nội dung khách quan,
nó phản ánh thế giới khách quan. Kinh nghiệm có mặt tích cực và mặt hạn chế
của nó, cụ thể:


8

- Mặt tích cực của kinh nghiệm
+ Thứ nhất, kinh nghiệm chính là điểm xuất phát, là cơ sở ban đầu vơ cùng
quan trọng của q trình nhận thức.
+ Thứ hai, kinh nghiệm là nấc thang không thể thiếu trong quá trình nhận
thức của con người.
- Mặt hạn chế của kinh nghiệm
+ Thứ nhất, kinh nghiệm mới chỉ phản ánh được cái bề ngoài chứ chưa
phản ánh được bản chất bên trong của sự vật, mới phản ánh được tổng số giản
đơn chứ chưa phản ánh được mối liên hệ tất yếu của sự vật. Kinh nghiệm mới chỉ
dừng lại ở tường thuật, miêu tả, ghi chép các sự kiện cục bộ, riêng lẻ mà thôi.
+ Thứ hai, đặc điểm cơ bản của kinh nghiệm không phải là ở chỗ nó phản
ánh mối liên hệ biện chứng bên trong hay mối liên hệ bên ngoài của sự vật, mà ở

chỗ nó bao giờ cũng phản ánh một quan hệ riêng biệt hay các quan hệ riêng biệt
không liên quan với nhau trong sự vật.
+ Thứ ba, kinh nghiệm có tính trực quan, dễ nhận biết, dễ cảm nhận nên
chúng dễ bị con người tuyệt đối hóa.
+ Thứ tư, kinh nghiệm với tính chất phản ánh thế giới khách quan của con
người nên tác dụng của kinh nghiệm cũng rất có hạn, giá trị của sự khái quát
không cao.
- Biểu hiện của chủ nghĩa kinh nghiệm
+ Biểu hiện thứ nhất, những người kinh nghiệm chủ nghĩa thường coi
thường những quy luật phổ biến, coi thường những cái chung.
+ Biểu hiện thứ hai, những người kinh nghiệm chủ nghĩa thường đề cao
người lớn tuổi, coi thường lớp trẻ,
+ Biểu hiện thứ ba, những người kinh nghiệm chủ nghĩa thường hài lòng
với kinh nghiệm vốn có, ngại tiếp thu lý luận và ngại tiếp thu khoa học kỹ thuật.


9

1.5. Chủ nghĩa giáo điều và nguồn gốc của chủ nghĩa giáo điều
Cũng như chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa giáo điều là sự vi phạm
nguyên tắc thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Song, nếu như chủ
nghĩa kinh nghiệm là sự tuyệt đối hóa thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trị của tri thức
kinh nghiệm, hạ thấp vai trị của lý luận thì ngược lại, chủ nghĩa giáo điều là sự
tuyệt đối hóa lý luận, hạ thấp vai trò của thực tiễn, của kinh nghiệm. Giáo điều
chủ nghĩa được coi là mọi học thuyết về thế giới – mọi triết học nêu ra những
nguyên lý có tính xác định và mọi nhà triết học khẳng định “thực thể” (từ tiếng
Latinh: Substantia) của sự vật. Ở đây, có thể thấy: xuất phát từ lập trường hồi
nghị luận, các nhà triết học cổ đại Hy Lạp quan niệm chủ nghĩa giáo điều là
những nhận thức, luận điểm, học thuyết được khẳng định, trong đó hàm chứa
tính cứng nhắc, bất biến. Tuy nhiên, các nhà triết học nói trên chưa thể vạch rõ

được bản chất thật sự của chủ nghĩa giáo điều.
- Biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều
+ Biểu hiện thứ nhất là: giáo điều kinh nghiệm.
+ Biểu hiện thứ hai là: giáo điều sách vở.
Ví dụ như tại nước ta hiện nay, vẫn còn nhiều tư duy lãnh đạo theo kiểu rập
khn, máy móc khi tỉnh nào cũng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, nhà máy
bia, tỉnh nào cũng muốn xây dựng sân bay, cảng biển mà khơng nhìn thấy lợi thế,
đặc thù riêng biệt của tỉnh mình; khơng nhìn thấy tổng thể và phát huy sức mạnh
liên kết vùng.
Tóm lại, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và của lý luận nhận thức
mácxít nói riêng. Qn triệt ngun tắc đó có ý nghĩa quan trọng đối với nhận
thức khoa học và hoạt động thực tiễn. Việc vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn thường dẫn đến những sai lầm cực đoan là bệnh kinh nghiệm và
bệnh giáo điều.


10

2. Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh
chống bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều
Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những đặc điểm riêng
có trong cách nghĩ và hành động của Người. Trong đó, mọi suy nghĩ, hành động
của Người luôn dựa trên thực tiễn sinh động của cuộc sống. Phong cách thực tiễn
của Người là sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm thực tiễn, trở thành nguyên
tắc trong suy nghĩ và hành động. Học tập phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh có ý nghĩa rất lớn trong đấu tranh chống bệnh giáo điều trong cán bộ,
đảng viên ở nước ta hiện nay.
Một trong những di sản lý luận mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng
ta là tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một biện pháp cơ bản

nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Lý luận đi đôi
với thực tiễn”, “Lý luận kết hợp với thực hành”, “Lý luận và thực hành phải luôn
luôn đi đôi với nhau”, “Lý luận phải liên hệ với thực tế3”. Dù nói “đi đơi”, “gắn
liền”, “kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: “Thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Thực tiễn khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù qng. Lý
luận mà khơng có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông4. Như vậy, thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn được Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện
chứng: Thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định
hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực
tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải
bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu
thuẫn, bổ sung cho nhau.
3

Hồ Chí Minh, 1995, tập 9, tr. 292

4

Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496.


11

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắc
phục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận. Bởi lẽ, kém lý luận, khinh lý luận
nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm. Hơn nữa, khơng có lý luận thì trong hoạt
động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hóa kinh

nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực
tiễn. Nếu khơng có lý luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm
thêm trầm trọng, thêm kéo dài. Thực tế cho thấy, ở nước ta có khơng ít cán bộ,
đảng viên “chỉ bo bo giữ lấy kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất
quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà
làm, khơng hiểu rõ tồn cuộc của cách mạng5”. Những cán bộ ấy quên rằng,
“kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ
thiên về một mặt mà thơi. Có kinh nghiệm mà khơng có lý luận cũng như một mắt
sáng một mắt mờ6”. Thực chất là họ khơng hiểu vai trị của lý luận đối với thực
tiễn. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lý luận có vai trị hết sức to lớn đối với thực
tiễn, lý luận “như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong cơng
việc thực tế. Khơng có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi7”. “Làm mà
khơng có lý luận thì khơng khác gì đi mị trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay
vấp váp8”. Làm mị mẫm chính là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm. Kém lý luận,
khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều.
Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc
câu chữ lý luận và do đó cũng khơng thể hiểu được bản chất những vấn đề thực
tiễn mới nảy sinh. Do đó, khơng vận dụng được lý luận vào giải quyết những vấn
đề thực tiễn mới nảy sinh. Nếu có vận dụng thì cũng khơng sát thực tế khơng phù
hợp với thực tiễn.
Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 247
Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 234
7
Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 234 – 235
8
Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 47
5
6



12

Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ln nhắc nhở rằng, có lý luận rồi
thì phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không
lại mắc phải bệnh lý luận suông, tức bệnh giáo điều. Người khẳng định, “Lý luận
cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để hắn. Có tên
mà khơng bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như khơng có tên9” . Như vậy cũng có
nghĩa là lý luận suông, lý luận sách vở thuần túy. “Lý luận cốt để áp dụng vào
công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận
suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra
thực hành, thì khác nào một cái hịm đựng sách10” . Do đó, khi vận dụng lý luận
vào thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn, nếu không cũng mắc phải bệnh giáo
điều. Như vậy, lý luận chỉ có ý nghĩa đính thực khi được vận dụng vào thực tiễn
phục vụ thực tiễn, đóng vai trị soi đường, dẫn đắt, chỉ đạo thực tiễn. Đồng thời,
khi vận dụng lý luận vào thực tiễn thì phải phù hợp điều kiện thực tiễn. Rõ ràng,
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ở Chủ tịch Hồ Chí Minh phải được hiểu là,
thực tiễn – lý luận, lý luận – thực tiễn ln hịa quyện, thống nhất với nhau, đòi
hỏi nhau, cần đến nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không để lại những tác phẩm chuyên khảo về sự
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhưng ở nhiều bài viết, bài nói Người ln
ln đề cập tới ngun tắc cơ bản này bằng nhiều cách nói, cách viết, cách diễn
đạt khác nhau nhằm giúp cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân dễ nhớ, dễ
hiểu, dễ vận dụng. Cả cuộc đời của Người là tấm gương sáng về việc quán triệt
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Một trong những biểu hiện sinh
động ấy là, trong hoạt động cách mạng Người luôn luôn sâu sát thực tế, gắn bó
với cơ sở, gần gũi với nhân dân. Trong khoảng 10 năm từ 1955 – 1965, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã thực hiện trên 700 lượt đi thăm, tiếp xúc với cán bộ, bộ đội, công
nhân, giáo viên, bác sĩ, nông dân, các cụ phụ lão, các cháu thanh, thiếu niên nhi
9


Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 235
Hồ Chí Minh, 1995, tập 5 tr. 234

10


13

đồng, các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, các hợp tác xã, bệnh viện, trường
học… Như vậy, mỗi năm có tới hơn 70 lần xuống cơ sở, gặp gỡ tiếp xúc với quần
chúng nhân dân. Điều này đủ thấy Hồ Chí Minh gắn bó với quần chúng, sâu sát
với cơ sở, thực tế như thế nào.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng, quán triệt tốt
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là góp phần trực tiếp ngăn ngừa,
khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Để làm tốt điều này thì một mặt,
phải ra sức học tập, nâng cao trình độ lý luận cũng như chun mơn nghiệp vụ.
Mặt khác, phải có phương pháp học tập đúng đắn, học phải đi đôi với hành, lý
luận phải liên hệ với thực tế. Nếu không, chưa khắc phục được bệnh kinh nghiệm
thì đã mắc phải bệnh giáo điều, bệnh sách vở. Người chỉ rõ, “lý luận rất cần thiết,
nhưng nếu cách học tập khơng đúng thì sẽ khơng có kết quả. Do đó, trong lúc học
tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: Lý luận phải liên hệ với thực tế11”. Điều
quan trọng nữa theo Người là phải chống giáo điều ngay trong học tập chủ nghĩa
Lê-nin. Khi còn sống Người ln phê phán kiểu học học thuộc lịng chủ nghĩa
Mác- Lênin, “học sách vở Mác – Lênin nhưng không học tinh thần Mác –
Lênin12”. Cùng với việc chống giáo điều trong học tập chủ nghĩa Mác – Lênin thì
cịn phải chống giáo điều trong vận dụng lý luận cũng như kinh nghiệm của nước
khác, ngành khác. Người căn dặn cán bộ, đảng viên: “Không chú trọng đến đặc
điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai
lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều13”. Để chống cả hai loại giáo điều
này, theo Hồ Chí Minh thì biện pháp cơ bản là phải gắn lý luận với thực tiễn cách

mạng nước nhà.
Hành trình tìm đường cứu nước và quá trình hoạt động cách mạng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là biểu hiện sâu sắc của phong cách thực tiễn. Người luôn hướng
Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496
Hồ Chí Minh, 1995, tập 9 tr. 292
13
Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 449
11

12


14

nhận thức của mình vào thực tiễn xã hội Việt Nam trong quá trình đến với chủ nghĩa
Mác - Lê-nin; luôn tiếp thu, chắt lọc những yếu tố phù hợp với thực tiễn Việt Nam
để giải quyết những vấn đề cách mạng Việt Nam đang đặt ra. Khi ở cương vị là lãnh
đạo cao nhất của nhà nước, mặc dù phải giải quyết bộn bề cơng việc của chính
quyền non trẻ, nhưng Người luôn luôn sâu sát thực tế, gắn bó với cơ sở, gần gũi với
nhân dân. Từ năm 1955 đến năm 1965, Người đã nhiều lần đi thăm, tiếp xúc với cán
bộ, bộ đội, công nhân, giáo viên, bác sĩ, nông dân, các cụ phụ lão, các cháu thanh,
thiếu niên nhi đồng, các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, các hợp tác xã, bệnh
viện, trường học…
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam bị chế độ thực dân đặt ách
thống trị và thực hiện chính sách bóc lột hà khắc. Nhân dân Việt Nam sống hết sức
cơ cực, vừa chịu áp bức của phong kiến, vừa chịu ách đô hộ của thực dân. Đứng
trước hoàn cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm áp bức, với truyền thống yêu nước và ý
chí đấu tranh bất khuất, các phong trào yêu nước đã nổ ra ở khắp nơi. Nhưng các
phong trào đó đều thất bại vì khơng lơi kéo được đơng đảo các tầng lớp nhân dân
tham gia và không phản ánh đúng được xu thế của thời đại. Tình hình đó đã đặt ra

yêu cầu phải tìm được con đường mới đúng đắn phù hợp cho dân tộc. Thực tiễn đó
đã thơi thúc người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành không thể rập khn
theo những lối mịn về con đường cứu nước của những bậc tiền bối, mà phải căn cứ
vào những điều kiện cụ thể trong nước và thế giới để có hướng đi đúng. Trong khi
đó, ở phương Tây, cuộc cách mạng tư sản diễn ra mạnh mẽ, nhân dân các nước đó
đã được “tự do, bình đẳng”. Thực tiễn các nước phương Tây đã thôi thúc Người
phải sang tận nơi để tìm hiểu tường tận rồi từ đó trở về “cởi ách” cho dân tộc mình.
Phong cách thực tiễn của Người được thể hiện trong câu trả lời một nhà báo Liên
Xô: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: tự do, bình
đẳng, bác ái… Và từ thuở ấy, tơi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn
tìm xem những gì ẩn náu đằng sau những chữ ấy”. Từ hồn cảnh đất nước khi đó đã
đặt ra yêu cầu bức thiết cần phải tìm ra một lối đi mới đưa cách mạng Việt Nam đi


15

tới thắng lợi chính là điểm xuất phát trong suy nghĩ của Người để tìm ra con đường
cứu nước cho dân tộc.
Suốt quá trình tìm đường cứu nước cho đến khi giành được chính quyền, lãnh
đạo chính quyền, xây dựng nhà nước mới, Người luôn xuất phát từ thực tiễn để rút
ra những nhận định, giải đáp những yêu cầu của thực tiễn, khái quát thành lý luận
chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Trong cuộc hành trình qua các châu lục, từ Châu Âu
đến Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, qua các nước từ Việt Nam đến Trung Quốc, Pháp,
Mỹ, Anh… Người ln muốn tìm hiểu thực tiễn cuộc sống của nhân dân lao động,
bằng việc trực tiếp làm những công việc của họ. Thực tiễn cuộc sống của nhân dân
các nước thuộc địa và các nước tư bản đã giúp Người có những nhận thức mới. Đó
là những tài liệu sống vô cùng quý giá, chân thực cho những bài tố cáo tội ác của
thực dân, là cơ sở để Người viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”; đồng thời, là cơ sở
để Người phác họa con đường cách mạng Việt Nam thể hiện trong các văn kiện
quan trọng như: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng

Cộng sản Việt Nam. Những dữ liệu của thực tiễn cùng với quá trình nghiên cứu lý
luận của chủ nghĩa Mác là cơ sở quan trọng giúp Người đề ra tư tưởng cách mạng tự
lực cánh sinh: “Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tơi xin nói với anh em
rằng, cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản
thân anh em”. Sau này, Người tiếp tục khẳng định, một dân tộc cứ ngồi chờ dân tộc
khác giúp đỡ thì khơng xứng đáng được độc lập. Có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ln trên cơ sở của thực tiễn để đề ra lý luận giải đáp các vấn đề thực tiễn đặt ra.
Phong cách thực tiễn là một trong những nét nổi bật trong hệ thống phong
cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
ln dựa trên thực tiễn và xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn Việt Nam để tiếp thu
chọn lọc những gì hợp lý, đúng đắn và định hướng cho quá trình tìm ra hệ thống lý
luận cũng như phương pháp cách mạng để giải quyết những vấn đề của cách mạng
Việt Nam. Đó là một phong cách hành động khoa học, lấy thực tiễn là cơ sở, điểm
xuất phát của quá trình nhận thức chân lý. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,


16

phong cách Hồ Chí Minh, trong đó nghiên cứu và học tập phong cách thực tiễn của
Người là rất cần thiết đối với mỗi người, bởi đó là phương thức góp phần loại bỏ
căn bệnh giáo điều trong cán bộ, đảng viên hiện nay.
3. Biểu hiện của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều trong
hoạt động thanh niên tình nguyện tại Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp
khắc phục
Cán bộ Đồn Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện để trưởng thành
từ hoạt động thực tiễn và được sự dìu dắt, hướng dẫn của các thế hệ lãnh đạo đi
trước, các ba má phong trào, các lão thành cách mạng phong trào học sinh, sinh
viên Sài Gòn – Gia Định; phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” và hàng ngàn
cuộc đấu tranh cách mạng chống đế quốc. Từ đó, nhiều lớp cán bộ Đồn Thành
phố đã có sự trưởng thành, trở thành cán bộ, lãnh đạo trên nhiều lĩnh vực, đóng

góp vào sự phát triển của Thành phố và cả nước. Trong thế hệ cán bộ lãnh đạo trẻ
hiện nay, đ/c Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
cũng xuất thân và trưởng thành từ phong trào thanh niên với cái nơi đầu tiên là
Thành Đồn TP. Hồ Chí Minh.
Để hun đúc các thế hệ cán bộ, lãnh đạo tâm huyết, tài năng, yêu nước như
vậy, Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh ln có một sự địi hỏi rất cao từ các đồng chí
cán bộ Đồn, đó là phải ln ln sáng tạo, tìm tịi cái mới, khơng được giáo điều,
rập khn, máy móc. Mỗi một chương trình hoạt động phải thật cụ thể, mang lại
lợi ích cụ thể, cơng trình cụ thể, giá trị cụ thể và tập hợp được lực lượng thanh
niên; sáng tạo trong triển khai thực hiện. Nhờ vậy mà nhiều mơ hình hoạt động
hiện nay của cơng tác Đồn và phong trào thanh niên thành phố có sức sống, lan
tỏa ra nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có các hoạt động tình nguyện như:
Chiến dịch Ánh sáng văn hóa Hè, Chiến dịch Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ, Hành
quân xanh, Kỳ nghỉ hồng, Xuân tình nguyện, Chương trình Tiếp sức mùa thi,
Chương trình Trí thức, khoa học trẻ tình nguyện.


17

Trong thực tiễn hoạt động, cán bộ Đoàn – thủ lĩnh thanh niên, sinh viên tại
Thành Đồn TP. Hồ Chí Minh và các Quận – Huyện Đoàn; Đoàn các trường Đại
học, Cao đẳng, Học viện; Đoàn lực lượng vũ trang; Đồn các Khối cơng nhân Lao
động thường mắc phải bệnh kinh nghiệm đó là: hoạt động tình nguyện thường
giống nhau, năm nào cũng như năm nào nên cứ áp dụng kinh nghiệm của năm
trước cho năm sau. Tuy nhiên, trong thực tiễn, mỗi một năm sẽ có rất nhiều điều
khác biệt về: địa bàn, văn hóa bản địa, lực lượng thanh niên tình nguyện, an tồn
cho chiến sĩ, thời gian cơng tác, nội dung hoạt động, chương trình, cơng trình... Để
tránh bệnh kinh nghiệm, giáo điều hàng năm Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh ln
qn triệt và tập huấn rất kỹ các nội dung về hoạt động tình nguyện cho Ban chỉ
huy từng chiến dịch, chương trình tình nguyện và Thủ lĩnh thanh niên, sinh viên

tại các cơ sở Đoàn, đồng thời đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ rất cụ thể, chi tiết cho từng
đơn vị.
Suốt hơn 4 tháng vừa qua chống chọi với làn sóng thứ 4 của đại dịch covid –
19, các cấp bộ Đoàn Thành phố đã phát huy tinh thần tình nguyện, sáng tạo và có
nhiều mơ hình hoạt động mới chung sức cùng thành phố phịng chống dịch bệnh.
Có được thành quả này là nhờ vào sự nổ lực không ngừng của đội ngũ lãnh đạo
trẻ, các thủ lĩnh thanh niên.
Từ tháng 5/2021 đến nay, khi tình hình dịch bệnh covid – 19 diễn biến phức
tạp, Ban thường vụ Thành Đoàn đã chủ động phân cơng cán bộ Thành Đồn tham
gia cơng tác phịng chống dịch bệnh thông qua các tổ công tác cấp thành, phân
công cán bộ tham gia hỗ trợ tiêm chủng vắc xin phịng covid – 19; cử 197 cán bộ
và tình nguyện viên tham gia 22 tổ công tác đặc biệt hỗ trợ phòng chống dịch bệnh
tại Thành phố Thủ Đức và 21 Quận – Huyện. Thông qua trang cộng đồng
facebook: “GO VOLUNTEER !”, Thành Đoàn đã kết nối và điều phối: 18.220
chiến sĩ, tình nguyện viên tham gia, đóng góp 437.288 ngày cơng, trong đó có 504
tình nguyện viên tham gia tình nguyện tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều
trị covid – 19 và Trung tâm Cấp cứu 115. Nhiều chương trình, mơ hình sáng tạo


18

đã hỗ trợ người dân kịp thời như: Chương trình ATM Oxy: “Trao ô xy – nối dài sự
sống” đã hỗ trợ bình ơ xy, bộ van đồng hồ, ống thở, máy thở oxy cho 5.431 trường
hợp cần thiết, khẩn cấp. Thực hiện cung cấp tận nhà cho bệnh nhân F0 điều trị tại
nhà 6.500 túi chăm sóc sức khỏe tại nhà. Sản xuất và cung cấp miễn phí 280.640
lít dung dịch sát khuẩn anolyte; triển khai đội xe phun khử khuẩn di động phản
ứng nhanh với 130 xe bán tải, 300 tình nguyện viên phun khử khuẩn 6.135 điểm
là: nhà có F0, hẻm có F0, các khu nhà trọ, chung dân cư, khu chung cư, khu chợ
có nguy cơ, các điểm lấy mẫu, các điểm tiêm chủng… Triển khai đội hình Z vận
chuyển xác người bệnh tại bệnh viện hoặc tại nhà để hỏa táng; hỗ trợ vận chuyển

F0 đến bệnh viện thu dung, hỗ trợ các tỉnh thành đón sinh viên, bà con lao động
trở về quê….
Đối với người dân khó khăn, người yếu thế: cơng tác chăm lo cho các đối
tượng khó khăn trong xã hội, đặc biệt là nhóm đối tượng yếu thế, đồn viên, thanh
niên trong các khu vực cách ly, phong toả đã đạt được nhiều kết quả tích cực, mang
lại hiệu quả, ý nghĩa xã hội cao, được người dân và chính quyền các cấp ghi nhận
thông qua nhiều hoạt động thiết thực: Trao tặng 15.021 phần quà với tổng trị giá
3.017.353.000 đồng, hỗ trợ chuẩn bị hơn 92.000 suất ăn nghĩa tình, hơn 80.000 túi
an sinh cho người dân,…, tập trung các hoạt động hướng dẫn thủ tục, giúp đỡ người
dân khai báo y tế, đăng ký tiêm vắc-xin phòng Covid-19, ra quân đội hình hỗ trợ
người dân tại các khu phong tỏa, khu cách ly, tổ chức đi chợ thay người dân, hỗ trợ
các điểm bán hàng nhu yếu phẩm, gian hàng 0 đồng, trao tặng nhu yếu phẩm cho
người yếu thế, người cách ly...
Đối với sinh viên khó khăn: Phối hợp với các đơn vị trao tặng 307 suất học
bổng cho sinh viên có hồn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch với tổng giá trị 1,56 tỷ
đồng; trao tặng 300 phần quà cho sinh viên tại các ký túc xá với tổng trị giá 120
triệu đồng; trao tặng hơn 1.000 phần quà cho sinh viên tại các điểm trọ với tổng trị
giá 400 triệu đồng; phối hợp Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội trao 1.500 phần quà
với tổng trị giá 300 triệu đồng.


19

Đối với đoàn viên, thanh niên, hội viên ảnh hưởng bởi dịch bệnh: Tổ chức
trao tặng 47 suất học bổng trị giá 56.000.000 đồng, tặng 03 phương tiện sinh kế cho
đồn viên, thanh niên có hồn cảnh khó khăn; hỗ trợ vốn cho 148 thanh niên có hồn
cảnh khó khăn làm kinh tế với tổng số vốn vay hơn 3,4 tỷ đồng.
Đối với tình nguyện viên: Ban Chỉ huy chiến dịch cấp Thành và cơ sở đảm
bảo nguyên tắc an tồn cho tình nguyện viên tham gia các hoạt động phòng chống
dịch bệnh COVID-19, chăm lo kịp thời, tạo điều kiện tiêm chủng vắc-xin phịng

COVID-19 cho đối tượng tình nguyện viên, đặc biệt là tại các khu vực có nguy cơ
lây nhiễm cao, ngoài việc đảm bảo trang bị bảo hộ y tế đầy đủ khi làm việc, chế độ
ăn uống, dinh dưỡng, cũng như hướng dẫn, tập huấn về quy trình bảo hộ y tế, các
quy định phịng dịch và kỹ năng cần thiết cho tình nguyện viên, tổ chức 1.846 buổi
xét nghiệm Covid-19 định kỳ cho tình nguyện viên nòng cốt; kịp thời động viên,
khen thưởng cho 14 tập thể có thành tích xuất sắc trong cơng tác phịng, chống dịch
bệnh.
Trong đợt hoạt động tình nguyện từ tháng 6/2021 đến nay, là hoạt động hoàn
toàn mới mẻ chưa từng có tiền lệ, kinh nghiệm, đồi hỏi tự tiên phong và sáng tạo,
các cấp bộ Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được:
- Đảm bảo tốt cơng tác an ninh, an tồn xun suốt chiến dịch, trước tình hình
diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Ban Chỉ huy chiến dịch đã kịp thời chỉ
đạo đảm bảo công tác phòng dịch, các hoạt động của chiến dịch từ cấp Thành đến
cơ sở điều chỉnh thành các hoạt động tập trung cho cơng tác phịng chống dịch bệnh
COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kịp thời tổ chức các hoạt động phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ, chăm lo
cho đời sống hội viên, thanh niên, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại địa
phương, đơn vị.
- Công tác tuyên truyền đa dạng thông qua các sản phẩm infographic, hình
ảnh, bài viết tuyên truyền về chiến dịch, các tuyến nội dung hoạt động phòng chống


20

dịch Covid-19, tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, đặc biệt là xây dựng hiệu quả các tuyến
tin bài về hình ảnh đẹp, những nỗ lực của chiến sĩ tình nguyện, của tuyến đầu chống
dịch. Cơng tác hỗ trợ người dân khó khăn, người yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch
bệnh
- Xây dựng, quản lý, phát huy hiệu quả nhóm cộng đồng “GO
VOLUNTEER” kết nối tình nguyện viên tham gia tích cực các hoạt động phịng

chống dịch bệnh COVID-19 trên tồn Thành phố. Đây là kênh thông tin hiệu quả để
thực hiện công tác tập hợp thanh niên trên không gian mạng, phát huy và kết nối
tình nguyện viên gắn kết với địa phương.
- Kết nối, phát huy tốt vai trò của các văn nghệ sỹ, người nổi tiếng, người có
ảnh hưởng trong xã hội, các đội nhóm tình nguyện tham gia các hoạt động trong
chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, đặc biệt là trong cơng tác phịng, chống dịch
bệnh COVID-19, chăm lo sức khoẻ tâm thần cho người dân.
- Ban chỉ huy cấp Thành đã chủ động thành lập các đội hình Tình nguyện viên
gắn với các hoạt động phịng chống dịch Covid-19. Vận hành hiệu quả 24 Đội hình
cấp Thành tham gia xuyên suốt từ giai đoạn đầu và ngày càng mở rộng, phát động
“Mở rộng vùng xanh trên bản đồ Covid-19” thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa
bàn Thành phố, triển khai cho chiến sĩ tình nguyện cùng sử dụng bản đồ nguy cơ
COVID-19 của Ban chỉ đạo quốc gia phịng, chống dịch COVID-19 để theo dõi tình
hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố và cùng chung tay kéo giảm số lượng ca
nhiễm phát sinh trong cộng đồng, giảm số lượng điểm có nguy cơ và giảm mức độ
nguy cơ tại các điểm.
- Ban Chỉ huy Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh các Quận, Huyện Đồn,
Thành Đồn TP. Thủ Đức có quan tâm cơng tác tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp đoàn
viên, hội viên mới từ lực lượng tình nguyện viên tham gia cơng tác phịng chống
dịch COVID-19.
- Các hoạt động tại một số đơn vị được tổ chức với nhiều hình thức, giải pháp
sáng tạo, thích ứng tốt với tình hình dịch bệnh COVID-19 như: giải pháp thực hiện tư


21

vấn sức khỏe tâm thần trực tuyến “Cân bằng cảm xúc mùa dịch” của Ban Chỉ huy
chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; hoạt
động "Quản lý tài chính cá nhân" của Ban Chỉ huy chiến dịch tình nguyện Mùa hè
xanh trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; giải pháp “Bản đồ phân bố, hỗ trợ

sinh viên HCMUTE” của Ban Chỉ huy chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh,…


22

PHẦN KẾT LUẬN
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Sự vi phạm
nguyên tắc này sẽ dẫn đến những sai lầm cực đoan trong nhận thức cũng như
trong hoạt động thực tiễn của các chủ thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức hiện nay.
Các hoạt động phong trào thanh niên tình nguyện tại TP. Hồ Chí Minh ln
có sự đổi mới, sáng tạo và từng bước phát triển, phát huy chun mơn của thanh
niên tình nguyện để giúp người dân và thành phố. Có được mơi trường và cơ hội
này, cán bộ Đồn tại Thành phố Hồ Chí Minh nếu biết rèn luyện, học tập, tu dưỡng,
tích lũy kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn thông qua thực tiễn những hoạt động
tình nguyện mà mình được phân cơng tham gia, thì sẽ tích lũy được đầy đủ bản lĩnh,
kiến thức, kinh nghiệm, có nền tảng vững chắc để có thể xem xét, bổ nhiệm, giới
thiệu ứng cử hoặc bầu cử vào những vị trí quan trọng khác trong địa phương, đơn vị.
Chính sự kỳ vọng, đặt niềm tin đó đã tạo ra động lực, niềm tin nhưng cũng tạo ra
sức ép để bản thân mỗi cán bộ trẻ phải nỗ lực, cố gắng hoàn thiện và làm tốt cơng
việc của mình, đồng thời phải bám sát thực tiễn, tránh giáo điều, kinh nghiệm.


29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS, TS Đặng Quang Định (2021) Giáo trình Triết học Mác – Lênin
(Tái bản có cập nhật, chỉnh sửa năm 2021), Nxb. Lý luận chính trị.

2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật.
3. Báo cáo của Ban thường vụ Thành Đồn TP. Hồ Chí Minh tổng kết
các hoạt động tình nguyện năm 2021.


×