Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TIỂU LUẬN CCCT vận dụng quan điểm của chủ nghĩa mác – lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào việc xây dựng nông thôn mới hiện nay trên địa bàn huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.66 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I - MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
PHẦN II - NỘI DUNG ................................................................................. 3
1. Cơ sở lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất ............... ...................................................................................... 3
1.1. Nội dung lý luận về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất ..................................... ...................................................................................... 3
1.2. Các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong vấn đề xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất................................6
1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong q trình xây
dựng
nơng
thơn
mới

Việt
Nam...........
..................................................................................... 7
2. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong q trình xây dựng
nơng thơn mới hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
.................... .9
2.1. Thực trạng của q trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện
Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.............. ...................................................................... .9
2.1.1. Kết quả đạt được .................................................................................... .9
2.1.1.1. Về duy trì, nâng chất các tiêu chí đối với các xã đạt chuẩn NTM......9
2.1.1.2. Về xây dựng nông thôn mới .............................................................. 10
2.1.1.3. Về xây dựng nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 1287/QĐUBND của UBND Tỉnh . .......................................................................................... 11
2.1.1.4. Xây dựng tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu.............................12
2.1.1.5. Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm................................12


2.1.1.6. Kết quả huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình.................12
2.1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân...........................................................12
2.2 Nhóm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất trong quá trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh
Đồng
Tháp
.......................................
.............................................................................................13
2.2.1. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ........................................................... 13


2.2.2. Phát triển sản xuất........ .......................................................................... 13
2.2.3. Giảm nghèo và an sinh xã hội ................................................................ 14
2.2.4. Môi trường nông thôn .. .......................................................................... 14
2.2.5. An ninh trật tự.............. .......................................................................... 14
PHẦN III - KẾT LUẬN..
.....................................................................................16
Tài liệu tham khảo


1

PHẦN I - MỞ ĐẦU
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991), Đảng ta
xác định lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Tuy nhiên, việc vận dụng sáng
tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn hiệu quả, đòi hỏi ngành, địa
phương, cơ quan, đơn vị phải nắm chắc các nội dung lý luận khoa học mà
Chủ nghĩa Mác – Lê nin đề cập; bám sát thực tiễn, vận dụng linh hoạt trong

quá trình lãnh đạo, quản lý. Qua q trình học tập và nghiên cứu Mơn Triết
học Mác – Lênin, bản thân nhận thấy việc vận dụng sáng tạo nội dung lý luận
về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào
thực tiễn sẽ góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy công cuộc xây dựng và
phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, trong đó có vấn đề về xây dựng nơng
thơn mới.
Có thể thấy, đối với cơng cuộc phát triển kinh tế hiện nay, mối quan hệ
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được thể hiện ở chỗ lực lượng
sản xuất quyết định quan hệ sản xuất; muốn kinh tế phát triển thì phải chú
trọng phát triển lực lượng sản xuất; đồng thời, quan tâm xây dựng các quan hệ
sản xuất sao cho phù hợp, tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất đó thì sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.
Vận dụng lý luận về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất vào thực tiễn xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Thanh
Bình, tỉnh Đồng Tháp cho thấy, những năm qua, công cuộc xây dựng nơng
thơn mới ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã đạt được nhiều kết quả nổi
bật. Từ một huyện chun sản xuất nơng nghiệp, cịn nghèo, đến nay huyện
có 07/12 xã được cơng nhận xã nơng thơn mới, các xã cịn lại đạt từ 14 đến
17/19 tiêu chí của xã nông thôn mới; công tác thành lập, kiện toàn Ban Chỉ
đạo các cấp được quan tâm thực hiện; hệ thống văn bản chỉ đạo, triển khai
luôn kịp thời; kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể, rõ ràng theo từng năm, từng
giai đoạn; nhiều xã có cách làm hay, sáng tạo được tổng kết, rút kinh nghiệm;
người dân hăng hái tham gia, tự nguyện hiến đất, đóng góp cơng sức, tiền của
cho q trình xây dựng nơng thơn mới; đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân khơng ngừng được nâng lên; các thiết chế văn hóa được đầu tư
đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao cho nhân dân; y tế, giáo dục được
quan tâm


2


đẩy mạnh; bộ máy hệ thống chính trị ngày càng tinh gọn, đáp ứng yêu cầu
phục vụ nhân dân.
Tuy nhiên, về mặt tổng thể, tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Thanh bình nhìn chung cũng cịn nhiều khó khăn. Đối với sản xuất
nơng nghiệp, một số địa phương sản xuất còn tự phát, chưa theo quy hoạch;
chất lượng nông sản chưa đủ lực cạnh tranh trên thị trường; đầu ra nơng sản
cịn bấp bênh; các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả; thu nhập
của người dân tuy có tăng nhưng cịn thấp; tình trạng ô nhiễm môi trường
trong chăn nuôi, sản xuất chưa được xử lý dứt điểm; nguồn vốn ngân sách, xã
hội hóa đầu tư cho xây dựng nơng thơn mới cịn thấp so với nhu cầu; các tai,
tệ nạn xã hội còn phức tạp, ma chay, cưới hỏi tốn kém, rườm rà…
Vì những lý do đó, bản thân chọn đề tài “Vận dụng quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất vào việc xây dựng nông thôn mới hiện nay trên địa bàn
huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” để làm bài thu hoạch kết thúc môn
học Triết học Mác - Lênin trong chương trình đào tạo cao cấp lý luận
chính trị của mình; từ đó phân tích, làm rõ, vận dụng các nội dung đã học
về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
vào thực tiễn xây dựng nông thôn mới tại địa phương, đề xuất các giải
pháp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Vì thời
gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm thực tiễn khơng nhiều nên tiểu luận
khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định, bản thân rất mong được sự góp ý
xây dựng của q Thầy, Cơ để tiểu luận được hồn chỉnh hơn. Xin chân thành
cảm ơn!


3

PHẦN II - NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất
1.1. Nội dung lý luận về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất
* Khái niệm lực lượng sản xuất
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, lực lượng sản xuất là sự
kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao
động nhằm tạo ra sức sản xuất vật chất nhất định. Như vậy, lực lượng sản
xuất chính là sự hợp thành giữa hai yếu tố: Tư liệu sản xuất và người lao
động. Lực lượng sản xuất ln tồn tại khách quan và có sự kế thừa từ các thế
hệ trước để lại. Lực lượng sản xuất trong thời đại ngày nay không chỉ được xã
hội hóa mà đã đạt ở trình độ quốc tế hóa sâu sắc giữa các quốc gia trên thế
giới.
Lực lượng sản xuất chính là biểu thị của mối quan hệ giữa con người
với giới tự nhiên. Trong đó, người lao động giữ vị trí hàng đầu. Nói đến người
lao động là nói đến thể lực, trí lực và tâm lực. Ở mỗi thời đại khác nhau thì
các yếu tố thể lực, trí lực, tâm lực sẽ có vai trị khác nhau; nhất là trong giai
đoạn cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ như hiện nay thì vai trị tri thức,
trí tuệ của người lao động lại được đề cao và chiếm vị trí quan trọng so với
các yếu tố khác.
Về tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư
liệu lao động bao gồm công cụ lao động và phương tiện lao động. Đối tượng
lao động bao gồm đối tượng sẵn có trong tự nhiên và đối tượng qua chế biến.
Trong lực lượng sản xuất, nếu con người là yếu tố quan trọng nhất thì
cơng cụ lao động là yếu tố động nhất, nghĩa là sự thay đổi của công cụ lao
động sẽ kéo theo sự thay đổi của các thời đại kinh tế - xã hội. Ví dụ như thời
đại đồ đá, thời đại đồ đồng, thời đại cối xay gió, thời đại máy hơi nước, thời
đại 4.0...Có thể thấy vai trị của cơng cụ lao động là rất quan trọng, có thể giải
phóng sức lao động của con người, tăng sức sản xuất của cải vật chất cho xã
hội.

Về đối tượng lao động qua các thời kỳ phát triển lịch sử xã hội thì cũng
ngày càng được mở rộng, từ ruộng đất đến các nguyên liệu như than đá, chất


4

đốt, dầu khí, sắt, thép, sợi và hiện nay là thơng tin, trí tuệ, vật liệu mới, vốn,
năng lượng…
Hiện nay, khoa học ngày càng phát triển, tư liệu sản xuất cũng ngày
càng phát triển không ngừng nhưng tất cả không thể thay thế được con người
trong sản xuất vật chất. Tất cả các tư liệu sản xuất cũng từ con người tạo ra và
đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm cho xã hội. Vì vậy, cần có
cái nhìn đúng đắn, khách quan về vai trị của con người trong sự phát triển
của xã hội.
*Khái niệm quan hệ sản xuất
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, quan hệ sản xuất là khái
niệm dùng để chỉ quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật
chất, thể hiện ở quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ
chức quản lý sản xuất và trao đổi hoạt động cho nhau, quan hệ trong phân
phối sản phẩm lao động.
Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trị
quyết định đối với q trình sản xuất vật chất, là đặc trưng cơ bản của mỗi
hình thái kinh tế - xã hội. Về quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất là việc tổ chức
và điều hành cách thức vận động của một nền sản xuất nhất định. Mỗi chế độ
kinh tế - xã hội đều có một hình thức tổ chức, quản lý sản xuất riêng. Về quan
hệ phân phối sản phẩm lao động là một bộ phận quan trọng của quan hệ sản
xuất. Việc phân phối sản phẩm cho mỗi cá nhân được xác định trên cơ sở tỷ lệ
tham dự của cá nhân vào sản phẩm được sản xuất ra.
Ba yếu tố hợp thành quan hệ sản xuất trên có mối liên hệ khăng khít
với nhau, thống nhất tạo nên một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với

lực lượng sản xuất, trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai
trị quyết định, quy định hai yếu tố sau.
*Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Theo Chủ nghĩa Mác – Lênin, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
có mối liên hệ biện chứng, mật thiết với nhau, không tách rời nhau.
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, thể hiện trên những
khía cạnh sau: lực lượng sản xuất thay đổi, sớm muộn cũng kéo theo sự thay
đổi của quan hệ sản xuất; tư liệu sản xuất, đặc biệt là công cụ lao động, quy
định cách thức tổ chức quản lý sản xuất, quy mô sản xuất


5

Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lực
lượng sản xuất, thể hiện qua những nội dung sau:
Thứ nhất, quan hệ sản xuất có thể khơng thay đổi cùng với sự thay đổi
của lực lượng sản xuất. Thông thường quan hệ sản xuất thay đổi chậm hơn so
với sự thay đổi của lực lượng sản xuất.
Thứ hai, quan hệ sản xuất quy định mục đích xã hội của nền sản xuất,
qua đó tác động đến thái độ, tính tích cực của người lao động – tức là tác
động tới lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm
sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Thứ ba, quan hệ sản xuất có thể tạo địa bàn cho việc ứng dụng khoa
học – công nghệ vào sản xuất, từ đó mở rộng quy mơ, thay đổi tốc độ, hiệu
quả, xu hướng của sản xuất, khiến cho lực lượng sản xuất phát triển.
Từ mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất, C.Mác đã rút ra quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất như sau:
Khi lực lượng sản xuất phát triển tất yếu sẽ phá vỡ quan hệ sản xuất cũ
và sẽ hình thành nên quan hệ sản xuất mới thơng qua đấu tranh giai cấp mà

đỉnh cao là cách mạng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là dẫn đến sự diệt vong
của phương thức sản xuất lỗi thời và ra đời một phương thức sản xuất mới.
Sự không phù hợp của quan hệ sản xuất đối với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất ở những điểm như: quan hệ sản xuất lạc hậu so với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất phát triển khơng đồng
bộ, có yếu tố đi q xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
*Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Một là, đây là quy luật chung nhất, phổ biến của sự phát triển của xã
hội loài người.
Hai là, khi nghiên cứu về quy luật này cần chống lại các quan điểm duy
tâm, tôn giáo về sự phát triển của lịch sử.
Ba là, quy luật này là cơ sở lý luận cho việc hoạch định các đường lối
đúng đắn, phê phán các chủ trương, những việc làm sai lầm trong việc xây
dựng phương thức sản xuất mới XHCN ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
CNXH bỏ qua chế độ TBCN.


6

1.2. Các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong vấn đề xây dựng
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Ở nước ta, sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ
quốc 30/4/1975 đến trước thời kỳ đổi mới 1986, thực hiện cơ chế quản lý kinh
tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp. Mặc dù đã huy động được sức
người, sức của cho kháng chiến và kiến quốc, nhưng kinh tế tăng trưởng chủ
yếu theo chiều rộng, hiệu quả thấp. Do chưa nhận thức được hiện thực khách
quan, nên không thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, coi cơ
chế thị trường chỉ là thứ yếu bổ sung cho kế hoạch hoá; thủ tiêu cạnh tranh,
triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, kìm hãm tiến bộ khoa học,

cơng nghệ… quá nhấn mạnh một chiều cải tạo quan hệ sản xuất mà không
thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất, coi nhẹ quan hệ quản lý,
quan hệ phân phối. Lúc đó chúng ta đã chủ quan muốn tạo ra một quan hệ sản
xuất vượt trước trình độ lực lượng sản xuất, làm cho mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt, đưa đất nước lâm vào
khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Nhận thức được vấn đề, tại Đại hội VI, Đảng ta đã phê phán bệnh chủ
quan duy ý chí do vi phạm quy luật khách quan mà trước hết và chủ yếu là
quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Từ đó Đại hội đã rút ra bài học rất quan trọng là Đảng phải luôn luôn
xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, phải
làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất, ln ln có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Trải qua các kỳ Đại hội Đảng, càng ngày chúng ta càng nhận thức rõ
hơn, đầy đủ hơn quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất, sự phù hợp và mâu thuẫn giữa chúng trong từng giai đoạn phát triển. Về
đặc trưng kinh tế trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đã
chuyển từ “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” (Cương lĩnh năm 1991)
sang “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011).
Đặc biệt, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh mối quan hệ “giữa
phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản


7

xuất xã hội chủ nghĩa” là một trong tám mối quan hệ lớn cần nắm vững và
giải quyết tốt.

Kế thừa và phát triển đường lối, chủ trương của Đảng ở các kỳ Đại hội
trước, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ
thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi
trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,
thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh” (Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia, tập I, tr. 114). Quan điểm này tiếp tục
tạo động lực cho việc hoàn thiện các quan hệ sản xuất tiến bộ thúc đẩy sự
phát triển của lực lượng sản xuất để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Nhìn tổng thể trong 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta
đã đạt được những thành tựu vơ cùng to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con
đường xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, có thành tựu về nhận thức
và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất ở nước ta. Hơn nữa, trong bối cảnh tồn cầu hố
và hội nhập quốc tế, việc nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất đi đơi với
từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội, khắc
phục nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế đang là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt
Nam hiện nay.
1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong q trình xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam
Bắt nguồn từ thực tiễn nước Nga sau chiến tranh, tình trạng đời sống
kinh tế - xã hội của người dân Nga chịu nhiều khó khăn, 80% dân số nước
Nga lúc bấy giờ là nơng dân. Vì vậy, vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác
về quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, Lênin
cho rằng muốn giữ được lòng tin với cách mạng phải cải thiện được đời sống
của quần chúng và bắt đầu là từ nơng dân. Vì vậy, nước Nga chú trọng vào
việc phát triển nông nghiệp, khôi phục nền nông nghiệp, cải thiện đời sống
nông dân, từ đó, cải thiện đời sống cơng nhân và các tầng lớp lao động khác
trong xã hội, đó là nền tảng vững chắc nhất để ổn định kinh tế, chính trị, xã

hội của đất nước.
Đối với Việt Nam, dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, suốt


8

cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan
tâm và nhận thức sâu sắc về vai trị của nơng nghiệp, nơng dân và nơng thôn
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, dưới góc nhìn tinh tế của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận
dụng sáng tạo và linh hoạt các giá trị của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực
tiễn nông nghiệp nước ta lúc bấy giờ. Theo Người, về mặt kinh tế - xã hội,
phải coi nông nghiệp và công nghiệp như hai chân của nền kinh tế. Người
nhấn mạnh: “Nước ta là một nước nông nghiệp... Muốn phát triển công
nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nơng nghiệp làm
gốc, làm chính. Nếu khơng phát triển nơng nghiệp thì khơng có cơ sở để phát
triển cơng nghiệp” (Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000, tr.180)
Vì vậy, quán triệt quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong điều kiện mới,
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương quan trọng để góp phần
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của
nước nhà. Trong đó, phải nói đến Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày
5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X về
nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày
28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X; Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 về Bộ tiêu chí quốc
gia về xây dựng nơng thơn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày
4/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn

mới giai đoạn 2010 –
2020 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 25/2021/QH15, ngày
28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2021-2025.
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia
xây dựng NTM với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị các cấp, các
lực lượng xã hội và hưởng ứng, chung tay góp sức của nhân dân, cả nước đã
đạt được những thành tựu vượt bậc. Khu vực nông thôn nước ta đã có những
chuyển biến rõ nét trên hầu hết mọi lĩnh vực phát triển, thúc đẩy q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, cải thiện đời sống của
nơng dân, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, củng


9

cố và nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý
của Nhà nước.
Đến tháng 06/2021, cả nước đã có 5.343/8.267 xã (64,63%) được cơng
nhận đạt chuẩn nơng thơn mới. Trong đó có 351 xã đạt chuẩn nơng thơn mới
nâng cao và đã có 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ. Đã có 12 tỉnh có 100% số xã được cơng nhận đạt
chuẩn nơng thơn mới. Cả nước đã có 192 đơn vị cấp huyện thuộc 51 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận
đạt chuẩn nơng thơn mới (Số liệu theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nơng thơn).
Có thể thấy Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
đã làm cho “diện mạo” các vùng nông thôn của cả nước đổi mới và khởi sắc.
Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển theo hướng tiến bộ, đi đôi với quan
hệ sản xuất phù hợp đã góp phần đẩy mạnh kinh tế của nơng nghiệp Việt Nam
vươn xa trên thị trường thế giới.

2. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ
biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong q trình
xây dựng nơng thơn mới hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh
Đồng
Tháp
2.1. Thực trạng của q trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn
huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
2.1.1. Kết quả đạt được
2.1.1.1. Về duy trì, nâng chất các tiêu chí đối với các xã đạt chuẩn


10

NTM
Đến nay Huyện có 7 xã được cơng nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Huyện đã xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo các xã triển khai duy trì, nâng
cao chất lượng các tiêu chí nơng thơn mới. Qua đó, các xã đã xây dựng kế
hoạch duy trì, nâng chất các tiêu chí.
Thường xuyên sửa chữa, cải tạo và xây dựng hệ thống giao thông nông
thôn đảm bảo lưu thông, vận chuyển hàng hoá thuận lợi; vận động nhân dân
nâng cao ý thức trong xây dựng cảnh quan môi trường, xử lý rác thải, nước
thải; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơ sở vật chất văn hoá, trường học, nâng
cao chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; kiểm tra, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng


thu nhập, nhất là rà soát củng cố hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác trong tổ
chức sản xuất nơng nghiệp cho xã viên.
Đặc biệt trong tình hình giãn cách xã hội do dịch Covid-19, các tổ chức
chính trị - xã hội, các ngành xã phối hợp với huyện triển khai nhiều công tác
an sinh xã hội, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nhân dân.

Kết quả đến nay 7 xã này đều duy trì được các tiêu chí đã đạt theo
Quyết định số 379/QĐ-UBND của UBND Tỉnh.
2.1.1.2. Về xây dựng nơng thơn mới
Hiện nay Huyện cịn lại 5 xã thực hiện xây dựng đạt chuẩn nông thôn
mới giai đoạn 2021-2025. Cụ thể:
- Xã An Phong và Tân Thạnh (dự kiến đạt chuẩn năm 2021): Đến nay
cơ bản đạt 18/19 tiêu chí, cịn lại tiêu chí số 10 về thu nhập (do chưa có kết
quả điều tra), Huyện đã chỉ đạo Chi cục thống kê triển khai điều tra thu nhập
đối với 2 xã này, dự kiến trong tháng 10 năm 2021 hoàn thành. Cơ bản hai xã
này đã lập hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021,
các ngành chuyên môn Huyện đang thẩm tra.
- Xã Phú Lợi đạt 17/19 tiêu chí, cịn lại 02 tiêu chí chưa đạt:
+ Tiêu chí số 2 về giao thông: do đường trục liên xã, trục ấp, đường nội
đồng chưa đạt tỉ lệ theo quy định. Huyện đang triển khai xây dựng các tuyên
đường, kết hợp với Dự án sinh kế mùa lũ để hoàn thành tiêu chí trong năm
2021.
+ Tiêu chí số 10 về thu nhập: do chưa điều tra nên chưa có kết quả về
thu nhập bình quân đầu người của xã. Hiện nay trên địa bàn xã được triển
khai các dự án Vnsat, WB9 và các mơ hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu
nhập cho nhân dân.
- Xã Tân Mỹ đạt 16/19 tiêu chí, cịn lại 03 tiêu chí chưa đạt:
+ Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa: Hiện nay xã chưa có Trung
tâm Văn hố học tập cộng đồng, hiện đang lập thủ tục đầu tư, dự kiến trong
năm 2022 sẽ triển khai thi công.
+ Tiêu chí số 10 về thu nhập: do chưa điều tra nên chưa có kết quả về
thu nhập bình qn đầu người của xã.


+ Tiêu chí số 19 về Quốc phịng và An ninh: do chỉ tiêu 19.2 trên địa
bàn xã đã xảy ra 01 vụ giết người, làm 01 người chết (đầu năm 2021).

- Xã Tân Phú đạt 16/19 tiêu chí, cịn lại 03 tiêu chí chưa đạt:
+ Tiêu chí số 2 về giao thơng: do đường trục chính nội đồng chưa đáp
ứng theo quy định. Hiện đang triển khai thi công cơng trình đường kênh Láng
Tượng và tiếp tục sẽ xây dựng đường kênh Cái Tre để đảm bảo theo yêu cầu
của tiêu chí.
+ Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hố: hiện nay đang triển khai thị
cơng Trung tâm Văn hố học tập cơng đồng, dự kiến đến năm 2022 sẽ đạt tiêu
chí này.
+ Tiêu số 10 về thu nhập: do chưa điều tra nên chưa có kết quả về thu
nhập bình quân đầu người của xã.
2.1.1.3. Về xây dựng nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số
1287/QĐ-UBND của UBND Tỉnh
- Xã Tân Bình đạt 18/19 tiêu chí (dự kiến năm 2021 đạt chuẩn) cịn lại
01 tiêu chí chưa đạt:
Tiêu chí số 10 về thu nhập: hiện nay Huyện đã chỉ đạo Chi cục thống
kê triển khai điều tra thu nhập. Dự kiến cuối tháng 9/2021 sẽ đánh giá tiêu chí
này.
- Xã Bình Thành đạt 15/19 tiêu chí, cịn lại 4 tiêu chí chưa đạt gồm:
tiêu chí số 4 về trường học; tiêu chí số 10 về thu nhập; tiêu chí số 15 về y tế;
tiêu chí số 17 về cảnh quan mơi trường.
- Xã Tân Long đạt 14/19 tiêu chí, cịn lại 5 tiêu chí chưa đạt gồm: tiêu
chí số 4 về trường học; tiêu chí số 6 về cơ sở hạ tầng thương mại; tiêu chí số
10 về thu nhập; tiêu chí số 15 về y tế; tiêu chí số 17 về cảnh quan mơi trường.
- Xã Bình Tấn đạt 15/19 tiêu chí, cịn lại 4 tiêu chí chưa đạt gồm: tiêu
chí số 4 về trường học; tiêu chí số 10 về thu nhập; tiêu chí số 14 về giáo dục;
tiêu chí số 17 về cảnh quan môi trường.
- Xã Tân Quới đạt 14/19 tiêu chí, cịn lại 5 tiêu chí chưa đạt gồm: tiêu
chí số 4 về trường học; tiêu chí số 6 về cơ sở hạ tầng thương mại; tiêu chí số
10 về thu nhập; tiêu chí số 14 về giáo dục; tiêu chí số 17 về cảnh quan mơi
trường.



- Xã Tân Hồ đạt 13/19 tiêu chí, cịn lại 6 tiêu chí chưa đạt gồm: tiêu
chí số 4 về trường học; tiêu chí số 6 về cơ sở hạ tầng thương mại; tiêu chí số
10 về thu nhập; tiêu chí số 14 về giáo dục; tiêu chí số 15 về y tế; tiêu chí số 17
về cảnh quan mơi trường.
- Xã Tân Huề đạt 15/19 tiêu chí, cịn lại 4 tiêu chí chưa đạt gồm: tiêu
chí số 10 về thu nhập; tiêu chí số 14 về giáo dục; tiêu chí số 15 về y tế; tiêu
chí số 17 về cảnh quan môi trường.
2.1.1.4. Xây dựng tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu
Huyện đã ban hành kế hoạch triển khai xây dựng tuyến đường nông
thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn các xã. Qua đó các xã đã chọn tuyến đường để
triển khai thực hiện. Tuy nhiên hiên nay còn chậm do địa phương thực hiện
giãn cách xã hội nên cơng tác vận động nhân dân tham gia cịn gặp khó khăn.
2.1.1.5. Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm
Từ đầu năm Huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện vận
động, hỗ trợ các chủ thể có ý tưởng, sản phẩm để tham gia Chương trình. Đến
nay có 14 sản phẩm của 6 chủ thể tham gia. Qua đánh giá của Hội đồng cấp
huyện có 9 sản phẩm đạt trên 50 điểm, còn lại 5 sản phẩm không đủ điều kiện
dự thi đánh giá, phân hạng. Hiện các chủ thể này đang bổ sung hoàn chỉnh hồ
sơ chuyển về Hội đồng đánh giá cấp tỉnh.
2.1.1.6. Kết quả huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình
Tổng vốn tồn Huyện huy động để thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn Huyện là 167.215 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn trực tiếp cho Chương trình:
141.480 triệu đồng
+ Trung ương:
36.888 triệu đồng
+ Ngân sách Tỉnh:
82.865 triệu đồng

+ Ngân sách Huyện, xã:
21.727 triệu đồng
- Vốn lồng ghép:
531 triệu đồng
- Vốn tổ chức xã hội, doanh nghiệp:
6.069 triệu đồng
- Vốn huy động từ nhân dân:
19.135 Triệu đồng
2.1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Công tác triển khai phát triển kinh tế tăng thu nhập cho nhân dân
chưa được phát huy, đặc biệt là tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất,
tiêu thụ


hàng hố, nên tiêu chí về thu nhập hầu như các xã gặp khó khăn, nhất là các
xã thực hiện nơng thơn mới nâng cao.
- Ảnh hưởng tình hình dịch bệnh nên việc sản xuất ở các lĩnh vực đều bị
đình trệ, đầu ra sản phẩm gặp khó khăn, nhất là nông sản ở mức giá thấp.
- Một số nơi sự tham gia, tự chủ của người dân chưa cao.
- Một số Hợp tác xã hoạt động đem lại hiệu quả chưa cao, đa số các
Hợp tác xã chỉ thực hiện dịch vụ tưới, tiêu và chưa tổ liên kết trong sản xuất.
- Mơi trường nơng thơn tuy có sự cải thiện, nhưng chưa có những điểm
nhấn về cảnh quan nơng thơn.
2.2. Nhóm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình xây dựng nơng thơn
mới trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
2.2.1. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Tiếp tục triển khai nhiều dự án, cơng trình để phát triển hạ tầng kinh tế
- xã hội. Trong đó đã triển khai xây dựng các cơng trình giao thơng, cơng

trình điện sinh hoạt, điện chiếu sáng, cơng trình thuỷ lợi giáo dục, văn hố, trụ
sở làm việc UBND xã. Ngồi ra, huyện cũng bố trí ngân sách để sửa chữa các
trường học, trang thiết bị phục vụ học tập cho năm học mới.
2.2.2. Phát triển sản xuất
Tình hình dịch bệnh làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác sản xuất trên
địa bàn, các cơ sở doanh nghiệp vẫn hoạt động sản xuất ở lĩnh vực công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề nông thôn, chủ yếu cung cấp
cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã được nông dân quan tâm áp dụng
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cây trồng có hiệu quả. Tuy nhiên,
trong q trình thực hiện giãn cách xã hội nên việc tiêu thụ hàng hoá gặp khó
khăn, giá cả các loại nơng sản ở mức thấp, mặc dù các ngành, các cấp đã triển
khai hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản ở các khâu kết nối tiêu thụ, thu gom,
vận chuyển, ...
Trên địa bàn huyện đã thành lập thêm 01 Hội quán và chuẩn bị hoàn
chỉnh hồ sơ thành lập 01 Hợp tác xã trong năm 2021.


2.2.3. Giảm nghèo và an sinh xã hội
Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng mục tiêu giảm nghèo đến mọi tầng
lớp nhân dân nhằm thay đổi, chuyển biến nhận thức trong cơng tác giảm
nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên thốt nghèo. Nâng cao vai trị, trách
nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cơng tác phối hợp, giám sát của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban giảm nghèo cấp xã
trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tăng cường tư vấn giới thiệu
việc làm, dạy nghề cho lao động nơng thơn và lao động có chun mơn kỹ
thuật, tạo điều kiện thuận lợi để đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngồi theo hợp đồng. Duy trì và nhân rộng các mơ hình giảm nghèo, có
hiệu quả. Tiếp tục vận động nhiều nguồn lực để phục vụ thực hiện công tác
giảm nghèo như vận động Quỹ "Ngày vì người nghèo", vận động các cơng ty,

doanh nghiệp hỗ trợ có địa chỉ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn.
Nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh đã có nhiều
mơ hình giúp đỡ cho nhân dân trong lúc khó khăn.
Phát huy những nơi có cơ sở, doanh nghiệp làm nghề góp phần tăng thu
nhập cho người dân và kêu gọi đầu tư phát triển doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở
sản xuất mới ở những nơi có điều kiện để thu hút nhiều lao động tham gia.
Triển khai đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng hiệu quả trong
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Đến nay các xã đều có tỷ lệ hộ nghèo dưới 4% (theo chuẩn cũ).
2.2.4. Môi trường nông thôn
Môi trường khu vực nông thôn được chính quyền và nhân dân quan tâm,
thường xuyên phát quang canh xanh, bụi rậm, tổ chức vệ sinh tạo cảnh quan
môi trường, triển khai trồng cây, hoa một số tuyến đường, trục vớt lục bình
tạo thơng thống một số dòng kênh.
Tổ chức thu gom, xử lý rác thải những khu vực chưa có xe thu gom, mở
rộng địa bàn thu gom để tập trung về tại nhà máy xử lý theo quy định.
2.2.5. An ninh trật tự
Phát huy tốt vai trò nòng cốt của các lực lượng vũ trang trong tham
mưu, phối hợp thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa


phương, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phịng ngừa xã hội, phịng
ngừa nghiệp vụ, tấn cơng trấn áp tội phạm, triệt xóa tệ nạn xã hội, tập trung
giải quyết hiệu quả tình hình an ninh trật tự; tăng cường tuần tra, kiểm soát
đảm bảo an ninh trật tự, qua đó đã kiểm sốt được tình hình an ninh trật tự ở
cơ sở. Từ đó an ninh trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
tổ quốc đã tạo chuyển biến tích cực, rõ nét trong quá trình triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhất là chỉ tiêu 19.2
về “An ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình n” góp phần đảm bảo An ninh
trật tự ở địa bàn cơ sở.



PHẦN III - KẾT LUẬN
Trong quá trình lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền về
nội dung xây dựng nơng thơn mới nói riêng, cũng như cơng cuộc xây dựng và
phát triển kinh tế của địa phương nói chung, người cán bộ lãnh đạo, quản lý
rất cần nắm chắc lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất, đồng thời cần có nhận thức đúng đắn khi vận dụng nội
dung của quy luật vào thực tiễn cuộc sống.
Những thành quả của q trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn
huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp thời gian qua là một minh chứng cho sự
vận dụng đúng đắn và sáng tạo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất trong q trình lãnh đạo, điều hành của cấp
ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Lực lượng sản xuất khơng ngừng
được nâng lên, người lao động có tay nghề ngày càng tăng; cơ giới hóa và
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều cây trồng
có giá trị, bước đầu tạo thương hiệu sản phẩm; các chủ trương, đường lối,
chính sách hợp lịng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ; cơng tác quy
hoạch có trọng tâm, trọng điểm; các quan hệ sản xuất ngày càng được phát
triển một cách hài hòa, đây là những tín hiệu đáng mừng cho huyện Thanh
Bình, tỉnh Đồng Tháp hồn thành việc xây dựng xã nơng thơn mới vào nhiệm
kỳ 2020-2025 với 05 xã còn lại, đạt tỷ lệ 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đồng thời, với những tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới đã
được chỉ ra trong quá trình sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm của địa phương sẽ
dần được khắc phục, tạo mối quan hệ phù hợp giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất, để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu
mà Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề
ra./.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh (2021), Sử dụng các phương tiện truyền
thông xã hội để chủ động nắm bắt, định hướng dư luận xã hội góp phần bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, />2. Báo cáo số 04-BC/BCĐ 35, ngày 24/9/2021 của Ban Chỉ đạo 35
huyện về việc sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày
22/10/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình
hình mới.
3. Báo cáo số 458/BC-BCĐ, ngày 21/9/2021 của Ban chỉ đạo chương
trình MTQG xây dựng nơng thơn mới & TCCNNN về việc Báo cáo kết quả
thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM của huyện Thanh Bình.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2021), Tài liệu học tập các Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc
gia sự thật.
5. Phạm Văn Chúc - Lương Khắc Hiếu (2019), “Mạng xã hội: Đặc trưng,
tác động và giải pháp về công tác tư tưởng”, Tạp chí Cộng sản, (918), tr. 5863.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu tồn
quốc lần thứ XIII, Nxb lý luận chính trị Quốc gia sự thật.
7. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021), giáo trình Triết học
Mác-Lênin, Nxb. Lý luận chính trị.


8. GS.TS Nguyễn Xuân Thắng (2021), “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình
hình mới”.




×