Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Biện pháp thi giáo viên chủ nhiệm gỏi THEO cv MỚI 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIỆN PHÁP
Góp phần giảm thiểu học sinh đi học thất thường và bỏ học giữa chừng
lớp 8B trường TH&THCS Sảng Tủng
1. Mục đích yêu cầu:
- Câu chuyện học sinh bỏ học giữa chừng và học sinh đi học thất thường có
thể xa lạ với học sinh ở các thành phố, thị xã vùng xuôi nhưng lại khá quen thuộc
đối với giáo viên chúng tôi, một ngôi trường đóng chân trên địa bàn xã có điều
kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Tình trạng học sinh bỏ giữa chừng và đi học thất
thường ở Trường TH&THCS Sảng Tủng (xã Sảng Tủng huyện Đồng Văn tỉnh Hà
Giang) khá phổ biến trong nhiều năm học trước đây, đó trở thành nỗi lo lắng
thường trực của nhà trường. Năm nào cũng vậy nhà trường cùng các thầy cô giáo
đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cũng bàn bạc và đưa ra các giải pháp, tiến hành
thực hiện một cách nghiêm túc nhưng năm nào cũng vậy, khơng nhiều thì ít thực
trạng trên vẫn diễn ra, nhất là đối với học sinh các lớp lớn.

(hình ảnh học sinh giờ ra chơi)


- Khơng chỉ ở trường chúng tơi, tình trạng học sinh nghỉ học và đi học thất
thường còn là một hiện tượng phổ biến ở các trường trên địa bàn vùng cao Đồng
Văn. Chính vì vậy vấn đề này ln là mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục
và xã hội. Bởi khi nghỉ học, tâm trạng chán trường, mặc cảm luôn đè nặng khiến
những học sinh nghỉ học có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu dài,
khơng chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường và xã hội.
Đối với trường Sảng Tủng chúng tôi những năm trước đây vẫn có học sinh
nghỉ học tự do và bỏ học giữa chừng, lí do các em bỏ học phần đa là do hồn cảnh
gia đình nghèo khó, các em phải ở nhà làm việc nhà dẫn tới tình trạng hay nghỉ học
hoặc bỏ học giữa chừng, hoặc cũng do nguyên nhân nữa về phong tục tập quán hủ


tục lạc hậu từ những đời trước như: Tục bắt vợ, lấy chồng lấy vợ sớm đó cũng là
một nguyên nhân nữa dẫn tới tình trạng nghỉ học và bỏ học giữa chừng và một
nguyên nhân nữa là các em học yếu hay mặc cảm với bản thân thường bị các bạn
trêu đùa dẫn tới các em thấy xấu hổ nên nghỉ học hoặc đi học thất thường.

(Ảnh học sinh tập thể dục)


- Năm học 2020-2021, lớp 7B tơi chủ nhiệm có 42 học sinh, vào năm lớp 7
có một em học sinh đi học thất thường sau đó nghỉ học để đi rửa bát cho một nhà
hàng ăn, và năm đó tôi không vận động được em ấy đi học lại, sĩ số lớp cịn 41 em.
Điều đó khiến tơi buồn, day dứt mãi, thương các em càng nhiều thì quyết tâm càng
cao, tôi đặt mục tiêu sẽ không để bất kỳ một em học sinh nào rời xa mái nhà 7B
thân yêu này nữa. Năm học 2021-2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm
lớp 8B, tổng sĩ số lớp là 41 em trong đó nữ là 15 em, dân tộc H’mông là 41/41=
100% lớp học học trước đây được các thầy cơ và ban quan sinh đánh giá có tỉ lệ
học sinh hay trốn học và nghỉ học thất thường.
- Bước vào những năm đầu lớp 8 lớp tôi lại có một em học sinh muốn nghỉ
học, em ấy Ly Mí Say, học sinh thuộc dân tộc H’mơng. Vì hồn cảnh gia đình khó
khăn em thường xun phải ở nhà làm việc với lại đường xá đi lại vất vả và em ấy
thường xuyên nghỉ học bất thường biết được lí do đó tơi đã thường xun gọi điện
trao đổi và vào nhà trực tiếp để tuyên truyền vận động gia đình cho em ra đi học.

(Hình ảnh đến gia đình phụ huynh vận động học sinh đi học)


- Kết quả là trong một thời gian vận động gia đình, gia đình đã nhất trí cho
em đi học quay lại và lớp tơi hiện tại vẫn duy trì tốt sĩ số là 41/41 em.
- Sau đây tôi xin phép được chia sẻ với quý thầy cô bạn bè đồng nghiệp –
những người đã, đang và sẽ đảm nhận công tác chủ nhiệm lớp như tôi một số kinh

nghiệp ít ỏi của bản thân mình, đồng thời cũng là dựa trên sự đóng góp ý kiến của
bạn bè đồng nghiệp trong trường, với các nội dung sau:
2. Nội dung, biện pháp thực hiện:
- Tôi chia các biện pháp làm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ học giữa chừng và đi
học thất thường thành hai nhóm sau:
* Nhóm giải pháp thứ nhất: Khi có học sinh nghỉ học.
- Đối với việc học sinh nghỉ học học thì việc quan trọng đầu tiên người giáo
viên chủ nhiệm cần làm là tìm hiểu được chính xác ngun nhân vì sao các em
nghỉ học để đưa ra biện pháp tác động đúng có hiệu quả.
- Tôi chia nguyên nhân nghỉ học của học sinh thành ba ngun nhân chính
sau. Một là vì hồn cảnh gia đình . Hai là vì chán học, học yếu, khơng có mục tiêu
và động lực học. Ba là nguyên nhân hủ tục lạc hậu theo phong tục tập quán của địa
phương là phải lấy vợ lấy chồng sớm.
* Ngun nhân thứ nhất: Học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn:
- Như các thầy cơ đã biết trên địa bàn xã Sảng Tủng nói riêng và trên tồn
huyện Đồng Văn nói chung tỉ lệ gia đình có hồn cảnh khó khăn cịn khá cao, vì
vậy chuyện các em thường ở nhà làm việc giúp gia đình là chuyện thường xuyên
xảy ra, và đặc biệt là tỉ lệ đó thường thuộc vào khối các lớp lớn, dẫn đến tình trạng
duy trì sĩ số giữa các lớp thường xun khơng ổn định, đơi khi có nhiều em về nhà
giúp gia đình xong khơng cịn muốn ra trường đi học. Chính vì vậy đối với chúng
tơi là giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải nắm bắt thơng tin nhanh chóng, kịp thời và
đưa ra biện pháp phù hợp để khích lệ tinh thần giúp các em quy trở lại lớp. Tôi xin
đưa ra mấy biện pháp như sau:
+ Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em bỏ học.
+ Trao đổi với phụ huynh học sinh để nắm bắt được hồn cảnh gia đình.
+ Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh khi học sinh tới trường.


+ Phối hợp với nhà trường và cán bộ phụ trách thôn, phụ trách xã để đưa ra
phương hướng giải quyết.

* Nguyên nhân thứ 2: Vì chán học, học yếu khơng có mục tiêu học:
- Đây cũng có thể nói là nguyên nhân học sinh hay nghỉ học và bỏ học giữa
chừng. Như chúng ta đã biết đối với các em học sinh các khối lớp nhỏ thì hình ảnh
khi bị điểm yếu mà các bạn trêu thì các em thấy bình thường chỉ một số em là thấy
xấu hổ, nhưng đối với các lớp lớn đặc biệt là các em khối THCS các em đang độ
tuổi hình thành phát triển về tâm, sinh lí và đặc biệt các em đã biết ngại giữa các
bạn cùng lớp với nhau, thì việc bị điểm kém là nỗi lo, nỗi buồn, vì tâm trạng sợ
bạn trêu học dốt, lười học dẫn đến bị điểm kém nên ngại, hay ở nhà khơng cịn
dám đi học.

(Hình ảnh học sinh bỏ về khi bị các bạn trêu vì điểm kém)


- Một khía cạnh khác là do một số em chán học thích chơi hơn việc học, học
khơng vào đầu hoặc khơng thích học một mơn nào đó, nên gây ra cảm giác không
hứng thú trong giờ học ,cho nên các em thường xuyên nghỉ học có khi bỏ học giữa
chừng hoặc một số em đi học khơng có mục tiêu học, các em thường đặt ra các câu
hỏi như: “Học xong có xin được việc đâu thì học làm gì” hay “Đi học gia đình
mình khơng ni nổi đâu? Tốt nhất nghỉ học sang Trung Quốc làm thuê còn được
nhiều tiền hơn” … Chính vì vậy dẫn đến tâm lí học sinh khơng cịn muốn học nữa
nên các em hay đi học thất thường hoặc có em bỏ học giữa chừng để đi làm thuê
kiếm tiền.
- Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp để khắc phục những nguyên nhân
trên như sau:
- Đối với học sinh chán học:
+ Cần tạo môi trường học vui tươi hơn để học sinh khơng cịn áp lực khi học
+ Cần phân loại học sinh khá giỏi, yếu kém để phụ đạo giúp các em học tốt
hơn.
+ Khi có học sinh đạt điểm tốt cần nêu gương, các em học sinh điểm yếu cần
động viên, giúp các em khơng cịn thấy ngại với bạn bè.

+ Phối hợp giữa GVBM để kèm cặp giúp các em học yếu học tốt hơn.
- Đối với học sinh chán học, học khơng có mục tiêu:
+ Tham mưu với nhà trường tổ chức các sân chơi gắn liền với học tập để các
em hứng thú học hơn.
+ Phối hợp với giáo viên bộ môn đổi mới trong công tác giảng dạy nhằm
gây hứng thú cho học sinh trong giờ học.
+ Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi ngoại khóa tuyên truyền,
định hướng học tập cũng như định hướng nghề nghiệp cho học sinh…
* Nguyên nhân thứ 3: Do hủ tục lạc hậu, phong tục tập quán của địa
phương.
- Có thể nói đối với dân tộc chúng ta chuyện lấy vợ lấy chồng sớm khơng
cịn xa lạ, đặc biệt là vào cái tuổi mà các em còn đang cắp sách tới trường đây cũng
là một phần nguyên nhân học sinh hay nghỉ học thất thường và bỏ học giữa chừng.


Vì một phần là do phong tục tập quán từ trước như: “Nếu khơng lấy ở độ tuổi đó
sẽ khơng ai lấy nữa”, hay là do các em thích nhau rồi tự dắt nhau về nhà sinh sống,
cũng có thể là do nhà thiếu người làm, đó chỉ một số ngun nhân chính ngồi ra
cịn có rất nhiều ngun nhân khác nữa…

(Hình ảnh bắt vợ theo phong tục người H’Mơng)
- Sau đây tôi xin đưa ra biện pháp khắc phục nguyên nhân trên:
+ Đối với học sinh đang có ý định bỏ học lấy chồng lấy vợ sớm cần tìm hiểu
rõ ngun nhân vì sao các em có ý định như vậy.
+ Phối hợp với nhà trường với các đoàn thể xã để có biện pháp triệt để về
vấn nạn tảo hôn.
+ phối hợp với các tổ chức nhà trường thực hiện những buổi tuyên truyền để
các em hiểu và biết thêm luật hơn nhân và gia đình, để có những suy nghĩ cũng
như những hướng tích cực trong việc phịng chống nạn tảo hơn….
* Nhóm giải pháp thứ hai: Xây đựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh.

- Một tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh sẽ là một môi trường học tập và rèn
luyện tốt cho tất cả các thành viên, sẽ là nguồn động lực to lớn để các em cảm nhận
“mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để các em không chán học, không mất đi
mục tiêu học tập đúng đắn và sẽ không muốn nghỉ học học nữa.


- Nhưng một tập thể lớp có đồn kết, có vững mạnh hay khơng, nó phụ
thuộc phần lớn vào các giải pháp mà giáo viên chủ nhiệm đề ra, áp dụng cho chính
lớp mình. Tơi xin chia sẻ một số giải pháp như sau:
* Một là: Tìm hiểu đối tượng học sinh.
Đây là khâu quan trọng đầu tiên khi bắt đầu đảm nhận công tác chủ nhiệm
bất kỳ một lớp học nào, giáo viên phải tìm hiểu đặc điểm tất cả học sinh nhưng cần
tập trung hơn vào nhóm học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn và nhóm học sinh
có ý thức chưa tốt.

(Hình ảnh trao q cho học sinh gặp hồn cảnh khó khăn)
- Ở nhóm học sinh có hồn cảnh khó khăn, nên quan tâm, động viên, giúp đỡ
bằng nhiều hình thức (tinh thần, quỹ học bổng, hỗ trợ…) để các em thấy mình
được yêu thương, được chia sẽ…từ đó hạn chế việc các em nghỉ học.


- Ở nhóm học sinh cá biệt, cần có biện pháp tác động đến ý thức một cách
phù hợp ngay từ đầu để định hướng hành vi, suy nghĩ tích cực cho các em. Chúng
ta đều biết rằng giáo dục một học sinh cá biệt, có học lực yếu kém mất nhiều cơng
sức, thời gian khơng kém gì so với việc bồi dưỡng một học sinh giỏi, nên giáo viên
chủ nhiệm cần tìm hiểu, giáo dục bằng cả tình yêu thương và lòng bao dung như
một người cha, người mẹ.
* Hai là: Xây dựng khối đoàn kết trong lớp học.
- Để xây dựng được khối đồn kết lớp học thì vai trị định hướng của giáo
viên chủ nhiệm là vơ cùng quan trọng. Có rất nhiều cách để làm được điều đó, và

một trong những cách hiệu quả nhất là xây dựng được phong trào, hoạt động tập
thể của lớp. Ví dụ như làm cơng trình của đội TNTP HCM, phong trào văn hóa-văn
nghệ -TDTT… những phong trào này giáo viên cần phải huy động nhiều nhất có
thể số lượng thành viên tham gia, bởi chỉ khi các em cùng sinh hoạt, cùng hoạt
động, cùng chia sẻ, cùng vui, cùng buồn với nhau thì mới có thể hiểu nhau, u
thương nhau, đồn kết với nhau được. Tơi tin chắc rằng, nếu được học tập trong
một môi trường như thế, các em sẽ không nỡ bỏ học, không muốn bỏ học nữa.

(Hình ảnh học sinh cùng nhau học thể dục)


* Ba là: Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc quản lý, giáo dục học sinh là
giải pháp chúng ta đã nói nhiều, nghe nhiều, viết nhiều, nhưng chỉ những giáo viên
trực tiếp làm công tác chủ nhiệm mới thấu hiểu được giải pháp này thực hiện
không dễ. Thật sự để làm tốt giải pháp này thì người giáo viên phải đầu tư, phải hy
sinh khá nhiều thời gian và tâm sức. Một trong những cách để phối hợp tốt nhất
với phụ huynh học sinh là phải thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh. Trong
buổi họp này, giáo viên nên chuẩn bị thật kỹ những yêu cầu, giải pháp mà bản thân
đưa ra, hoặc có thể trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh thông qua việc gọi
điện thoại.

(Hình ảnh giáo viên vào mời phụ huynh ra họp lớp cho con)
* Bốn là: Công tác phối hợp với các tổ chức Đoàn thể trong, ngoài nhà
trường.
- Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động phối hợp với giáo viên bộ mơn, các tổ
chức Đồn thể trong, ngồi nhà trường để kịp thời nắm bắt mọi tình hình của học
sinh, kịp thời đưa ra những giải pháp xử lý hiệu quả nhất cho mọi tình huống xảy
ra.
3. Kết quả:

- Từ những biện pháp trên tôi đã áp dụng vào quá trình chủ nhiệm lớp 8B
năm 2021-2022 tại trường TH&THCS Sảng Tủng. Qua kiểm tra kết quả đạt được
như sau.
Lớp 8B

Trước khi áp dụng

Sau khi áp dụng


Duy trì sĩ số học sinh
39/41 = 95,1%
41/41 = 100%
- Như vậy, qua kết quả sử dụng biện pháp trên tôi nhận thấy rằng những giải
pháp tôi đưa ra trong biện pháp hồn tồn có thể thực hiện được đối với học sinh
trường TH&THCS Sảng Tủng. Kết quả thực nghiệm cho thấy tỉ lệ duy trì sĩ số học
sinh ln đảm bảo, học sinh ln thích đến trường hơn ở nhà. Ở trường các phong
trào của Đoàn thanh niên Đội thiếu niên hoạt động mạnh mẽ giúp học sinh khơng
cịn tâm lí nặng nề khi đến trường.
4. Đánh giá chung
- Qua những thực trạng nêu ở trên và qua việc áp dụng những biện pháp làm
nhằm giảm đến mức tối thiểu học sinh nghỉ học và bỏ học giữa chừng, bản thân tơi
thấy hiệu quả biện pháp mình đưa ra có thể áp dụng tốt đối với trường TH&THCS
Sảng Tủng nói chung và các trường trên địa bàn huyện nói riêng đã đen lại những
thành công nhất định.
+ Tỉ lệ duy trì sĩ số đạt 100%
+ Tình trạng học sinh nghỉ học thất thường và bỏ học giữa chừng không cịn.
+ Học sinh ln có tâm thế thỏa mái trước khi đến lớp.
+ Tình trạng chán học, hay tình trạng học khơng có mục tiêu đã khơng cịn.
+ Tình trạng học sinh mặc cảm với gia đình hay tình trạng học sinh xấu hổ

khi đểm kém đã giảm rất nhiều gần như khơng cịn.
- Hiện tại học sinh lớp tơi chủ nhiệm đều nhanh nhẹn hoạt bát, tự tin trước
đám đơng và tích cực tham gia vào các phong trào tập thể do nhà trường tổ chức.
Và điều đặc biệt các em biết tự lập khi bước ra từ ngôi trường TH&THCS Sảng
Tủng này.
5. Phương hướng nhiệm vụ trong các năm học tiếp theo
- Tiếp tục thực hiện tốt biện pháp đã đề ra.
- Ln tìm tịi các phương pháp mới trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm
xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm trong nhà trường cũng như trong công tác
chủ nhiệm để học sinh luôn tin tưởng vào thầy, cơ của mình.
- Là GVCN phải thường xuyên quan tâp giúp đỡ những hs gặp khó khăn
trong cuộc sống cũng như trong học tập, luôn sát sao trong việc học sinh ăn ở tại
trường để các em nghĩ mái trường là ngôi nhà thứ 2 của các em.
- Phối hợp tốt giữa giáo viên chủ nhiệm với nhà trường và gia đình phụ
huynh học sinh để luôn nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em giúp các em
khơng cịn khoảng cách giữa giáo viên và bản thân.


- Ln phải cập nhật nắm bắt thơng tin tình hình sức khỏe của học sinh để
các em ln an tâm khi đến trường.
- Thực hiện tốt phong trào của đội TNTP HCM và của Đoàn TNCS HCM.
- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của BGH nhà trường.
- Trên đây là một số biện pháp “Góp phần giảm thiểu học sinh đi học thất
thường và bỏ học giữa chừng lớp 8B trường TH&THCS Sảng Tủng” biện pháp
trên đã được áp dụng bước đầu đem lại hiệu quả trong công tác chủ nhiệm tại
trường Sảng Tủng. Hy vọng rằng biện pháp của tôi được áp dụng và nhân rộng
nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng và đi học thất thường trên
địa bàn huyện Đồng Văn.
Với mục đích đó hy vọng rằng biện pháp của tơi sẽ nhận được sự đồng tình
đóng gớp của các đồng chí, đồng nghiệp để biệp pháp này đi vào thực tiễn và đạt

được hiệu quả cao nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Sảng Tủng, ngày 20 tháng 12 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
(Ký và đóng dấu)

NGƯỜI VIẾT BIỆN PHÁP
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hà Minh Thập



×