A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, với xu thế hội
nhập toàn cầu, nhà trường là nơi giáo dục đào tạo thế hệ trẻ phục vụ sự nghiệp
đổi mới. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó ngành giáo dục đào tạo
nói chung và giáo dục thường xuyên nói riêng cần phải đổi mới phương pháp
giáo dục đào tạo phát huy tính tích cực chủ động trong học tập cũng như hoạt
động của học viên nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ
bản thân, làm chủ đất nước, có cả đức lẫn tài. Bởi lẽ như Bác Hồ đã nói: “Có
đức mà không có tài th× làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức là
người vô dụng”.
V× vậy, song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức
quan tâm đến việc: “Dạy người”. Nên vấn đề rÌn luyÖn tu dưỡng đạo đức cho
học viên trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả thầy cô, đặc biệt là người
thầy làm công tác chủ nhiệm trong việc hình thành “nhân cách” của các em.
Trong những năm gần đây bạo lực học đường gia tăng đặc biệt là với nữ
sinh gây nhiều bức xúc cho các bậc phụ huynh.
Tư cách đạo đức ở một bộ phận học viên giảm sút, ăn cắp tiền gia đình,
cắm xe, chấn tiền của bạn chơi games, bi-a
Tình yêu học trò bị ảnh hưởng bởi các băng đĩa đồi trụy làm mai một
nhân cách đạo đức học viên, ảnh hưởng đến học tập.
Các giáo viên chủ nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ công tác chủ nhiệm lớp
trong môi trường GDTX gặp nhiều khó khăn, lúng túng do đối tượng ở đây
khác với ở các trường phổ thông: có cán bộ đi học, học viên yếu, cá biệt nhiều
hơn.
Do vậy, là cán bộ quản lý chúng ta cần phải làm gì để giúp các giáo viên
chủ nhiệm tiến hành một cách chu đáo, có kế hoạch, có phương pháp thích
hợp nhằm xây dựng tất cả các lớp học trong nhà trường thành một tập thể
đoàn kết, tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục
toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học viên dưới sự chỉ đạo
thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
Trong phạm vi đề tài này tôi xin tổng hợp các kinh nghiệm mang tính
thiết thực đã tích lũy được qua 5 năm làm công tác quản lý cùng các giáo viên
thực hiện công tác chủ nhiệm lớp trong trung tâm GDTX Thiệu Hóa. Rất
mong được sự trao đổi, phản hồi và góp ý xây dựng của các cấp quản lý cùng
với đội ngũ giáo viên, những người làm công tác giáo dục.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
Mục đích của đề tài: Nhằm hệ thống hoá kiến thức và kinh nghiệm thực
tế trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức học
viên góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học
viên trong các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
1
Nhiệm vụ của đề tài: Nhằm giải quyết vấn đề giáo dục đạo đức học viên
trong trung tâm GDTX với việc đưa ra một hệ thống giải pháp hiệu quả mang
tính khoa học, thiết thực, khả thi giúp giáo viên chủ nhiệm lớp giải quyết vấn
đề giáo dục nâng cao chất lượng đạo đức, góp phần tích cực vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện học viên, góp phần xứng đáng vào việc đào
tạo bồi dưỡng nguồn lực con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Học viên hệ BTTHPT đang học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Học viên cá biệt, học viên chậm tiến.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu, các công văn chỉ thị , các văn
bản pháp qui liên quan đến việc giáo dục và đánh giá xếp loại đạo đức học
viên.
- Trao đổi với đồng nghiệp, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm lớp có
nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý giáo dục đạo đức học viên.
- Thực nghiệm, rút ra kết quả và bài học Chọn mẫu nghiên cứu và kinh
nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Là cán bộ quản lý có 5 năm quản lý và tham gia giảng dạy, bản thân tôi
nhận thấy rằng: Tăng cường quản lý giáo dục đạo đức cho học viên tại trung
tâm GDTX đang là vấn đề cấp thiết. Đặc biệt là sự hình thành phẩm chất đạo
đức của học viên không phải một ngày, một buổi là có được mà phải trải qua
một thời gian dài rèn luyện. Cho nên để thực hiện tốt công việc này, chúng ta
phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức
để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học viên, giáo
viên trong trường có như vậy mới đề ra được kế hoạch, phương pháp chỉ đạo
thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu thương, nhân ái
của người thầy.
Trong quá trình thực hiện công tác quản lý chỉ đạo thực hiện công tác
chủ nhiệm lớp tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi
- Đa số giáo viên trẻ mới ra trường nên có sức khoẻ tốt, nhiệt tình, yêu
nghề mến trẻ nên có điều kiện bám lớp bám trường, gần gũi học viên, nắm
vững tâm lý và điều kiện hoàn cảnh gia đình học viên nên việc thực hiện công
tác chủ nhiệm thuận lợi.
Đa số học viên xuất thân từ gia đình làm nghề nông thuần tuý nên bản
chất tốt, tiếp cận với mặt trái xã hội ít vì vậy ít mắc các tai tệ nạn xã hội.
Hầu hết học viên có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lễ phép với thầy cô, biết
vâng lời cha mẹ. Tích cực tham gia hoạt động phong trào do đoàn trường, lớp
tổ chức.
Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, Tạo không khí thoải mái trong học
viên và giáo viên. Phòng học sạch, thoáng mát, trang thiết bị đèn, quạt, bàn
ghế cho học viên, ghế ngồi của học viên khi sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt
ngoại khoá đầy đủ.
Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, liên tục của chi bộ, ban giám
hiệu, ban nề nếp nhà trường, đội ngũ giáo viên bộ môn có chuyên môn vững,
nhiệt tình trong giảng dạy, kết hợp dạy chữ với dạy người tạo điều kiện thuận
lợi cho GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa hội cha mẹ học viên với hội
đồng giáo dục nhà trường, giữa huynh trưởng các lớp với GVchủ nhiệm.
Ngoài công tác chủ nhiệm, tất cả giáo viên làm công tác chủ nhiệm đều
được phân công giảng dạy bộ môn nên thời gian gần gũi các em tương đối
nhiều, nắm bắt kịp thời những diễn biến của học viên từ đó có biện pháp giáo
dục kịp thời .
2. Khó khăn
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
3
a s cỏc em vo hc ti Trung tõm GDTX l hc viờn cú hc lc yu,
ham chi ớt hc vỡ vy quỏ trỡnh thc hin mc tiờu giỏo dc c bit l giỏo
dc hỡnh thnh v phỏt trin nhõn cỏch cho cỏc em gp nhiu khú khn.
Cỏc em la tui dy thỡ, nhn thc v tỡnh cm, tỡnh yờu, tỡnh dc kộm
trong khi ú li chu nh hng tỏc ng ln t h thng thụng tin truyn
thụng nờn rt d b tỏc ng xu lụi cun.
Vn cũn mt s hc viờn cỏ bit cha cú ý thc trong hc tp v rốn
luyn o c ch yu do tỏc ng t hon cnh gia ỡnh hoc xó hi, bn bố.
c bit l hc viờn lp 10 vi bn hc c nm lp 9 ó b hc.
Mt s ớt hc viờn ni xa trng, i bui nờn gp khú khn trong vic
i li, thng xuyờn i tr, vng tit. Mt s hc viờn hon cnh gia ỡnh
khụng thun li, khụng n nh, cha m i lm n xa, gi li con cho ụng b,
cụ dỡ chỳ bỏc, lo kim sng khụng cú thi gian qun lý, chm súc con cỏi, nờn
cỏc em d b lụi cun vo cỏc trũ chi xu, cỏc t nn xó hi.
Trng úng trờn Th Trn Vn H thuc a bn phc tp, hng quỏn
nhiu c bit l cỏc quỏn Intenet, Bi-a, Karaoke, nờn cỏc em d b lụi cun,
t ham chi b hc, cm xe n trm cp tin ti sn gia ỡnh ly tin n chi.
Do ú cng khú khn hn trong vic giỏo dc t tng o c tỏc phong, li
sng cho cỏc em.
Trờn õy l mt s thun li v khú khn m giỏo viờn s gp phi khi
lm cụng tỏc ch nhim. Nờn tụi ra mt s bin phỏp cn thit thc hin
nh sau.
II. MT S BIN PHP THC HIN
2.1. Giỏo viờn ch nhim cn nm chc mt s vn bn qui nh
Giỏo viờn ch nhim cn phi nm vng cỏc vn bn qui nh v nhim
v ca hc viờn Trung tõm GDTX; v qui nh khen thng v k lut; v qui
ch 02 ca B GD&T hng dn ỏnh giỏ xp loi hc viờn; ph bin n
tng i tng hc viờn. Ngoi ra, cn nm v hiu rừ chc nng v nhim v
c bn ca giỏo viờn ch nhim thc hin cụng tỏc mt cỏch hiu qu; ti
u nht, cú tớnh thuyt phc da trờn nhng vn bn phỏp qui nh: Lut giỏo
dc, Qui nh v o c Nh giỏo; Qui ch hot ng ca TTGDTX
2.2. Giỏo viờn ch nhim nm chc v c im tỡnh hỡnh ca lp cú
cỏch t chc, qun lý, iu phi cỏc hot ng
S s, tỷ lệ nam nữ trong lớp để có phơng án tâm lý hợp lý.
Giỏo viờn ch nhim cn tỡm hiểu y và thực hiện các khâu sau õy:
- Thnh phn gia ỡnh.
Giỏo viờn ch nhim tin hnh cho hc viờn lm phiếu điều tra học viên
(cn chớnh xỏc: H v tờn; ngy, thỏng, nm sinh; ni sinh ỳng theo khai
sinh; Đa ch c th: S nh Thôn (Tiểu khu), xó (Thị trấn) thng trỳ hoc
tm trỳ hay tr; H tờn cha, m v ngh nghip).
Da trờn c s ú, giỏo viờn ch nhim cn phi chỳ ý n:
Sỏng kin kinh nghim Hong ỡnh Truyn
4
+ Cỏc hc viờn din hc viờn nghốo hiu hc, cú hon cnh c bit khú
khn, m cụi. Din gia ỡnh hc viờn khụng hnh phỳc: Cha m li d, sng
khụng hp phỏp, ly thõn
+ Lp v phõn chia hc viờn theo a bn c trỳ, phõn theo tng khu vc.
- Thnh phn bn thõn:
Cn c vo s im lp; cn c vo kt qu hc tp v hnh kim ca
hc viờn nm hc trc, kt hp cựng giỏo viờn ch nhim c (nu c)
hiu rừ thờm v tng i tng ca lp k c: Nng khiu, thnh tớch tt hoc
cha tt ca hc viờn.
+ Hc tp: Gii Khỏ Trung bỡnh Yu Kộm.
+ Hnh kim: Tt Khỏ Trung bỡnh Yu.
+ c im: Nng khiu; thnh tớch t c; nhng iu cha tt.
- Xp tờn hc viờn theo th t A, B, C
Qua tỡm hiu s lc, giỏo viờn ch nhim tin hnh sp xp ch ngi
cho hc viờn (chỳ ý n cỏc hc viờn cú bnh khuyt tt v mt, tai). Sau
ú chia thnh 4 t. Lp s ch ngi thnh 2 bn: ti lp 1 bn, giỏo viờn
ch nhim lu li mt bn tin li cho vic theo dừi hc viờn.
Nu c hóy lp s lp hc ghi chỳ những đặc điểm nổi bật của học
sinh, thun tin theo dừi v trao i vi cỏc giỏo viờn b mụn.
2.3. Lp s ch nhim
Giỏo viờn ch nhim lp s ch nhim theo mu qui nh ca Sở
GD&ĐT. Trong ú, giỏo viờn phi tht chỳ ý n vic ghi chộp phi chi tit,
y cỏc phn cỏc mc theo yờu cu. Song cn c bit lu ý:
Theo dừi hc viờn mi mt theo nh kỡ, cú nhn xột c th i vi tng
em.
Ghi rừ, c th s in thoi liờn lc ca gia ỡnh hc viờn (nu cú).
Lp ghi danh sỏch hc viờn chia theo t (a ch ghi chớnh xỏc).
Danh sỏch thy cụ b mụn (h tờn, a ch, nhng thay i nu cú).
Cn c vo s sp xp thi khúa biu ca nh trng m giỏo viờn ghi
thi khúa biu cho hc viờn v ghi vo s ch nhim thụng bỏo n ph
huynh: Ngy, gi, mụn hc ca cỏc em tin cho vic theo dừi qun lý con
em. Cp nht thng xuyờn thi khúa biu thay i theo yờu cu chung ca
Nh trng.
Bờn cnh ú, cn theo dừi hc viờn vi phm. Ghi rừ:
H v tờn hc viờn vi phm.
Li hc viờn vi phm, bin phỏp x lý.
S ln vi phm. Hiu qu sau mi ln x lý.
Mc vi phm dn n mc x lý.
Cam kt gia hc viờn ph huynh hc viờn cụ ch nhim.
Lu gi bn t kim ca hc viờn khi mc li (Cú ý kin v ch ký ca
ph huynh hc viờn).
2.4. T chc tit sinh hot ch nhim u nm
Sỏng kin kinh nghim Hong ỡnh Truyn
5
Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho học viên xây dựng lớp học thành đơn
vị tập thể gắn bó, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy khả năng tự
giác, tự quản của học viên theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục.
Do đó, ngay tiết sinh hoạt đầu năm giáo viên cần vạch ra, định hướng nhằm
giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm mạnh dạn phê và tự phê giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ. Do đó, cần phải ổn định nề nếp tổ chức lớp ngay từ tiết
sinh hoạt này như sau:
Bầu ban cán sự – giao nhiệm vụ
Lớp trưởng; Lớp phó học tập; Lớp phó lao động; Lớp phó văn thể mỹ.
Cán sự bộ môn: Toán - Lý – Hoá - Sinh -Văn - Sử - Địa (nhằm theo dõi
về tình hình học tập của từng giờ để báo cáo kịp thời đến giáo viên chủ
nhiệm).
Thủ quỹ
Các tổ trưởng và tổ phó.
Sắp xếp chỗ ngồi: Trước hết hãy để cho các em quyền tự chọn chỗ ngồi
theo ý thích, sau đó điều chỉnh dần dần, phân bố học viên nam, nữ; học viên
giỏi, khá, trung bình, yếu, rãi đều ở các tổ. Tránh tình trạng xếp các em cá biệt
ngồi cạnh nhau.
Học tập nội qui trung tâm: Giáo viên chủ nhiệm cho học viên ghi cẩn
thận nội qui của trung tâm vào sổ tự rèn luyện và đem về nhà cùng phụ huynh
trao đổi để thực hiện tốt.
Dựa trên nội qui trung tâm, giáo viên chủ nhiệm cho cả lớp thảo luận lập
thành nội qui của lớp, từ đó lập thành bảng điểm thi đua cá nhân trong tuần.
Yêu cầu học viên thực hiện việc tự đánh giá xếp loại bản thân mình theo các
loại: Tốt, khḠtrung bình, yếu.
Phân công về trực nhật lớp, yêu cầu học viên giữ vệ sinh, giám sát và
nhắc nhở lẫn nhau trong việc giữ gìn vệ sinh chung, nhằm giáo dục tính cộng
đồng cho các em.
Thông báo các khoản thu đầu năm của học viên có biên lai thu nhận và
thời hạn nộp. Nêu lên những trường hợp miễn, giảm để học viên biết thêm chi
tiết.
Đề nghị với học viên việc thu qũy lớp. Học viên bàn bạc thảo luận và
quyết định. Quỹ lớp phải do thủ quỹ giữ có sổ ghi chép các khoản thu - chi
-tồn rõ ràng và công bố công khai trước lớp hàng tháng.
Điều mà giáo viên chủ nhiệm lưu ý với học viên là xét thi đua.
Phổ biến cho học viên rõ về các mức độ và hình thức khen thưởng được
trích từ Qui chế 02/2007 của Bộ Trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc đánh
giá xếp loại học viên TTGDTX.
2.5. Tổ chức họp phụ huynh học viên đầu năm
Việc tổ chức phiên họp phụ huynh học viên đầu năm là vấn đề hết sức
quan trọng và cần thiết, đó là chìa khóa mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa
gia đình – nhà trường và xã hội nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng
tốt hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
6
Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành
một số công việc sau:
- Viết giấy mời và nhờ học viên gửi về phụ huynh. Yêu cầu các em nhắc
nhở phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ và chỉ xét cho những trường hợp vắng có
lí do chính đáng rồi liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm ngay ngày hôm
sau tại trường (hoặc thông qua liên lạc bằng điện thoại).
- Tổ chức phiên họp: Trang trí phòng họp, ghi bảng chào mừng, chuẩn bị
phiếu góp ý.
Giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành một số nội dung sau:
+ Điểm danh: Giáo viên chủ nhiệm thu lại sổ liên lạc hoặc giấy mời từ
phụ huynh.
+ Phổ biến bằng văn bản qui định về:
Nội qui trường.
Những thuận lợi và khó khăn của lớp.
Thông báo các khoản thu đầu năm.
+ Phổ biến về nội qui lớp và bảng điểm thi đua cá nhân. Xin ý kiến đóng
góp của phụ huynh biểu quyết để thống nhất thực hiện.
+ Thông qua các bậc phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và nắm
bắt thêm một số thông tin về từng đối tượng học viên về tính cách, sở thích,
các hoạt động ở nhà của các em nhằm có cách cư xử hợp lí đối với từng cá
nhân. Nếu được có thể thực hiện bảng điều tra cá nhân của học viên.
Để có những kiến nghị thỏa đáng về tâm tư nguyện vọng của các bậc
phụ huynh và ngược lại những thông tin liên lạc cần thiết từ nhà trường gửi
đến phụ huynh. GVCN cho bầu BCH chi hội phụ huynh lớp mình phụ trách 3
người gồm: Chi hội trưởng, chi hội phó, thư ký. Thư kí ghi rõ họ tên – chức
vụ của phụ huynh vào biên bản, kể cả các ý kiến đóng góp.
2.6. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần
Giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết sinh hoạt
nhằm đề ra nội dung thực hiện thích hợp.
Về phương tiện: Dựa trên nội dung mà nhà trường, Đoàn TN đề ra trong
tiết sinh hoạt dưới cờ.
Dựa trên các báo cáo của từng tổ, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó
văn thể mỹ, lớp phó lao động, thủ quỹ.
Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm thống nhất yêu cầu về nội dung, hình
thức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp và gợi thêm vài vấn đề để các em hoạt
động.
+ Tổng kết những ưu, khuyết điểm tuần qua.
+ Hướng khắc phục những mặt yếu; phát huy những mặt mạnh đã đạt
được.
+ Đề ra kế hoạch cho tuần sau.
a) Hoạt động 1: Tự kiểm điểm
Người tốt – việc tốt: Tốt mặt nào? Mức độ và hình thức khen thưởng.
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
7
Người vi phạm khuyết điểm: Hành vi sai trái như thế nào? Mức độ và
hình thức kỷ luật.
b) Hoạt động 2: Theo dõi tình hình chung của lớp
Tổ trưởng thu sổ tự rèn luyện nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm (phải có
chữ ký của phụ huynh học viên hàng ngày).
Lớp trưởng tổng hợp các mặt nêu trước lớp: Về học tập (lớp phó học tập
báo cáo), về chuyên cần, việc thực hiện nội qui nề nếp (lớp trưởng báo cáo),
lao động, vệ sinh (lớp phó lao động báo cáo), công khai tài chính (thủ quỹ báo
cáo), về văn – thể – mỹ (lớp phó văn – thể – mỹ báo cáo). (nếu có nội dung)
Cử thư kí lớp ghi biên bản họp hàng tuần trong sổ họp lớp.
Lớp trưởng thông qua bảng xếp loại thi đua giữa các tổ – cá nhân, thông
báo trước lớp.
BẢNG ĐIỂM THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC TỔ (Tham khảo)
Tổ Điểm trừ
Điểm
cộng
Tổng điểm Hạng
1
2
3
4
STT Họ và tên học viên Điểm trừ Điểm cộng Tổng điểm Xếp loại
1
2
3
4
5
6
Chú ý: Hạng của tổ xếp theo hạng nhất – nhì – ba – tư.
Xếp loại cá nhân theo A, B, C, D.
Qua đó nêu lên được tổ mạnh nhất về mặt nào? Mặt nào còn hạn chế cần
khắc phục? Tương tự đối với tổ yếu – chủ yếu ở những mặt nào? Hướng khắc
phục? Đồng thời tuyên dương những cá nhân xuất sắc và phê bình những cá
nhân chưa tốt, nêu lên hình thức kỷ luật tương ứng.
c) Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được sự tiến bộ của các em cụ thể ở
những mặt nào?
- Đồng thời động viên các em cố gắng tích cực trong việc phát huy các
khả năng và năng lực sẵn có của mình.
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
8
- Bên cạnh đó nhắc nhở những học viên vi phạm, thi hành kỷ luật
nghiêm khắc đối với các em đó tránh tình trạng “Trống đánh xuôi, kèn thổi
ngược”. Thực hiện đến nơi đến chốn để các em khác không bắt chước bạn bị
kỷ luật.
d) Hoạt động 4: Lập kế hoạch hoạt động tuần tới
Lập kế hoạch hoạt động của lớp theo kế hoạch của nhà trường, Đoàn đề ra.
Phân công thực hiện
e) Hoạt động 5: Giáo viên chủ nhiệm trả lời những thắc mắc của học viên
khi các em có nhu cầu. Sau đó lớp phó văn – thể – mỹ tập bài hát tập thể cho
lớp (hoặc cùng cả lớp hát).
III. PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO
DỤC KHÁC:
3.1 Phối hợp cùng ban nề nếp và bảo vệ trường
Song song với hoạt động học tập, sinh hoạt; tham gia phong trào trong
nhà trường. Sau những giờ học căng thẳng là giờ nghỉ giải lao, các em được
tự do vui chơi thoải mái, tinh nghịch học đòi. Bởi tính hiếu động mà học viên
không nghĩ đến hậu quả có khi vi phạm nội qui trung tâm, vui đùa quá chớn
dẫn đến gây gỗ đánh nhau, có khi các em trốn học, bỏ tiết… Chính vì thế,
giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp một cách chặt chẽ với ban nề nếp và bảo vệ
để tiếp nhận thông tin của cá nhân; của lớp một cách kịp thời nhằm hạn chế
đến mức tối đa những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
3.2. Phối hợp cùng phụ huynh học viên
- Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ
huynh về tình hình học tập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại, sổ
liên lạc gia đình, trực tiếp gặp phụ huynh trao đổi đối với học viên cá biệt…).
Đặc biệt chú ý đến các khoản tiền đóng góp phụ huynh cho học viên đi nạp,
chống các hiện tượng bố mẹ cho tiền đóng góp nhưng các em tiêu đi nói dối
là bố mẹ chưa cho.
- Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi và trực tiếp quản lý giáo dục học
viên khi các em ở trường, chính vì thế giáo viên chủ nhiệm phải thật sự quan
tâm phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu
quả nhất nhằm hạn chế những tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức học
viên
- Hãy đến nhà của các em thường xuyên vi phạm để có thể nắm tình hình
một cách chính xác nhất, đừng ngồi chờ PHHS đến rồi mới phản ánh ý kiến,
khi thấy sự việc là cần thiết!
3.3. Phối hợp với giáo viên bộ môn
- Trong nhà trường các em được học tốt tất cả các môn theo qui định.
Ngoài công tác chủ nhiệm, GVCN còn phải phụ trách các bộ môn chuyên
môn vì thế việc phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng và cần
thiết.
- Thường các em học được chú ý học để có kiến thức vững khi thi tốt
nghiệp, đại học, cao đẳng, các em học non thường nhác học, ngồi trong lớp
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
9
không tập trung nghe giảng hay làm việc riêng, nói chuyện, nghịch, bỏ buổi
bỏ tiết. Cho nên, nếu chúng ta không có sự liên hệ chặt chẽ với các giáo viên
bộ môn thì không theo dõi, nắm thông tin của các em về học tập, chuyên cần,
trật tự, nề nếp, tác phong làm ảnh hưởng đến chất lượng hai mặt giáo dục, khi
đó giáo dục không đảm bảo được tính chất toàn diện. Ngược lại, giáo viên bộ
môn cũng nắm, hiểu sâu sắc hơn về đối tượng học viên của mình để có cách
cư xử khéo léo, có phương pháp giảng dạy thích hợp cho lớp nhằm đạt hiệu
quả cao của tiết dạy.
Đồng thời, GVCN cũng nên gặp giáo viên bộ môn để hiểu rõ hơn về tình
hình của lớp một cách chính xác để có chứng cớ nói với các em thì mới có
sức thuyết phục, đề nghị giáo viên bộ môn nhận xét cụ thể từng tiết học về
những học viên nào vi phạm vào sổ đầu bài, không nên nhận xét chung
chung.
3.4. Phối hợp cùng Đoàn thanh niên.
- Kết hợp cùng Bí thư chi đoàn lên kế hoạch hoạt động trong tuần, tháng,
học kỳ qua các văn bản cụ thể, tích cực tham gia các cuộc thi do Đoàn TN tổ
chức như thi Tìm hiểu Điều lệ đoàn, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, thi tìm hiểu Luật giao thông, thi văn nghệ, báo tường, thể dục
thể thao chào mừng 20/11, 26/3
- Phối hợp cùng Bí thư đoàn lựa chọn những thanh niên ưu tú của lớp
giới thiệu và kết nạp vào hàng ngũ của đoàn làm hạt nhân, nòng cốt thúc đẩy
phong trào lớp đi lên cố gắng phấn đấu đạt lớp tiên tiến .
3.5. Phối hợp cùng Ban giám đốc trung tâm – ban cán sự lớp – tập thể lớp
Căn cứ vào Qui chế 02 của Bộ trưởng Bộ giáo dục về đánh giá xếp loại
học viên trung tâm GDTX, căn cứ vào thành tích của học viên, vào biểu quyết
của tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm họp và bình bầu xét thi đua – khen
thưởng cho những học viên có thành tích trong học tập và trong hoạt động
đảm bảo tính công bằng, dân chủ gây sức thuyết phục đối với học viên. Đồng
thời kỷ luật những học viên không tiến bộ, mắc những sai lầm.
- Khen trước lớp: Những học viên có biểu hiện tốt về hành vi đạo đức,
học tập, hoạt động văn – thể – mỹ… trong giờ sinh hoạt.
- Khiển trách trước lớp: Những học viên vi phạm ở mức độ nhẹ như nói
tục, chửi thề, hút thuốc lá, bỏ lao động hoặc trực tuần, nghỉ học không xin
phép 2 lần trong một tháng. Có ý kiến tham khảo của cán bộ lớp; sau đó báo
cáo lên Ban giám đốc.
- Khen thưởng trước toàn Trung tâm: Những học viên đạt danh hiệu học
viên tiên tiến, đạt thành tích cao trong các kỳ thi học viên giỏi trong lao động
và xây dựng tập thể lớp.
- Khiển trách trước toàn Trung tâm: Những học viên vi phạm nhiều lần,
mắc thái độ sai như: Ăn cắp, đánh nhau, đọc sách báo đồi trụy hoặc có sai
phạm khác với mức độ tương đương. Do hiệu trưởng quyết định.
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
10
- Cảnh cáo trước toàn trường: Những học viên mắc khuyết điểm sau: Ăn
cắp hoặc đánh nhau trong và ngoài nhà trường, có hành vi phá hoại tài sản
công, vô lễ với thầy cô, vi phạm pháp luật…
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Một số biện pháp giúp giáo viên khi thực hiện công tác chủ nhiệm lớp
phù hợp với đối tượng học viên trung tâm GDTX được tôi xây dựng và trình
ban giám đốc xem xét và đề nghị 3 giáo viên chủ nhiệm của 3 lớp yếu nhất
trường của năm học 2009-2010 thường xuyên bị nhắc nhở phê bình trước toàn
trường, và cũng là các lớp có nhiều học viên cá biệt nhất trong toàn trường
thực hiện theo các biện pháp đồng bộ nêu trên. Kết quả rất khả quan, học viên
tiến bộ rất nhanh về mọi mặt đặc biệt là hạnh kiểm. Kết quả cụ thể :
* Giáo dục đạo đức học viên:
Lớp A1: 40 HV
Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu
SL % SL % SL % SL %
Năm học: 2010-2011 28 70 10 25 2 5 0 0
Năm học: 2011-2012 38 95 2 5 0 0 0 0
So với năm học trước +10 25 -8 20 -2 5 0 0
Lớp A3: 40 HV
Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu
SL % SL % SL % SL %
Năm học: 2010-2011 25 62.5 13 32.5 2 5 0 0
N ăm học: 2011-2012 33 82.5 11 27.5 0 0 0 0
So với năm học trước +8 20 -2 5 -2 5 0 0
Lớp C3: 40 HV
Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu
SL % SL % SL % SL %
Năm học: 2010-2011 19 47.5 16 40 5 12.5 0 0
Năm học: 2011-2012 33 82.5 5 12.5 2 5 0 0
So với năm học trước +14 35 -11 27.5 -3 7.5
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Phải thương yêu, gần gũi, quan tâm chăm sóc, giáo dục các em như con
đẻ của mình, nếu con của mình đến trường mà không chịu học, không có đạo
đức thì hậu quả thật đáng sợ, tương lai các em đi về đâu? Bởi có đi học, mở
mang tri thức thì dù ít hay nhiều chúng ta cũng góp phần xây dựng xã hội
phồn vinh. Vì thế hãy thể hiện hết khả năng và tinh thần trách nhiệm của
mình để việc giáo dục đạo đức cho học viên đạt kết quả cao hơn.
- Một yếu tố không thể thiếu là: Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện
thật tốt kết hợp giáo dục giữa: nhà trường - gia đình - xã hội, luôn tìm kiếm,
trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, xây dựng nên phương pháp
giáo dục thích hợp, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của các em,
giúp các em nhận ra lỗi và có hướng khắc phục. Bên cạnh đó phát huy những
tài năng sẵn vốn có của các em học viên, nâng cao ý thức tự giác, tự quản.
- Nghiêm túc thực hiện đúng qui định các kế hoạch đã đề ra của lớp.
Tránh tình trạng “Đầu voi, đuôi chuột” sẽ phản tác dụng nếu giáo viên chủ
nhiệm không thực hiện đúng yêu cầu này. Đây cũng là một yếu tố giúp giáo
viên chủ nhiệm hoàn thành tốt công tác “dạy người” trong nhà trường.
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
11
- Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học viên noi
theo. Muốn vậy, người thầy phải gương mẫu chấp hành tốt mọi qui định mình
đã đề ra. Vì vốn các em thích học theo người lớn, thích bắt chước nên trong tư
duy các em cũng có những suy luận nhất định. Các em sẽ phân vân, nghi ngờ
khi người thầy nói lý thuyết suông mà không thực hành.
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em, biết yêu thương, đoàn
kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mạnh dạn phê và tự phê
để thấy rõ khuyết điểm hay khó khăn cần vượt qua thử thách để làm chủ bản
thân. Luôn hướng tới cuộc sống “Khỏe - đẹp, có ích cho gia đình và xã hội”
đạt tới đỉnh “Chân – thiện – mỹ”.
- Phải bao dung, tha thứ cho những học viên mắc sai lầm, động viên,
khuyên bảo, đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em cả vật chất lẫn tinh thần bởi
“Nhân vô thập toàn”. Từ đó cảm hóa các em trở thành người tốt.
- Không nên nói về bản thân giáo viên trước tập thể lớp, học viên dễ có
ấn tượng là thầy, cô đang khoe khoang cái gì đó!
- Hạn chế lấy giờ chuyên môn để làm công tác chủ nhiệm, học viên bị
tâm lý nặng nề trong giờ học, thiếu tập trung trong các giờ học sau đó.
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
12
C. KẾT LUẬN
Là học viên hệ BTTHPT, các em được tu dưỡng đạo đức tốt, tiếp thu
kiến thức cần thiết để có cách lựa chọn cho tương lai của mình đúng đắn và
phù hợp. Bởi vậy, giáo viên cần hướng cho các em xác định thái độ đúng đắn
trong học tập, có hoài bão trở thành nhân tài trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, luôn học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, có quyết tâm là con ngoan, trò giỏi xứng đang là đoàn viên ưu tú,
là công dân tốt sau này.
Xong để làm tốt công tác chủ nhiệm cần phát huy tốt một số mặt mạnh
khắc phục một số hạn chế như sau:
1. Mặt mạnh cần chú trọng phát huy:
- Giáo viên chủ nhiệm sẽ phát huy được vai trò cố vấn cho học viên, phát
huy được khả năng sáng tạo của học viên.
- Chọn được lực lượng ban cán sự điều hành có năng lực, nhiệt tình
trong hoạt động. Theo dõi và nắm sát tình hình lớp mặc dù không gặp lớp
thường xuyên.
- Hoàn thành và thực hiện đầy đủ qui chế, hồ sơ sổ sách do ban giám đốc
qui định.
- Có tư cách, uy tín, tác phong sinh hoạt đối với học viên.
- Xây dựng được mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học viên, giữa gia
đình và nhà trường.
2. Mặt hạn chế:
- Ban nề nếp còn mỏng, nên khó khăn trong việc kiểm tra học viên, đặc
biệt là đối tượng học viên cá biệt hay bỏ học đi chơi bi-a, game.
- Một số lớn thầy cô bộ môn thể hiện tinh thần hợp tác chưa tốt khiến
cho công tác chủ nhiệm gặp khó khăn, không nhất quán giữa các lớp.
- GVCN không được giao khoán cho ban cán sự tự sơ kết hoặc tổng kết
trong các buổi sinh hoạt.
- Lớp học có nhiều học viên có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên không có
đủ thời gian, đầu tư dàn trải trên nhiều học viên trong lớp.
- GVCN chưa được hoặc chưa tự trang bị đầy đủ về tâm lý học viên, còn
chủ quan, coi thường khả năng học viên. Cách xử lý tình huống chưa thống
nhất giữa GVCN và ban giám đốc, thầy cô bộ môn, ban nề nếp.
Trên đây là những điều tôi đã tìm hiểu và mong muốn chia sẻ với các
thầy cô. Vì bản thân không làm công tác chủ nhiệm nên trong khi trình bày
chắc chắn sẽ không khỏi có những thiếu sót, và những nhận định chủ quan,
rất mong các thầy cô, ban giám đốc,… phản hồi tích cực để mọi người có thể
phát huy nhiều hơn nữa trong công tác chủ nhiệm lớp hoàn chỉnh hơn, nhằm
xây dựng Trung tâm GDTX Thiệu Hoá đạt thành tích cao trong công tác giáo
dục và quản lý học viên đáp ứng yêu cầu “công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước” hoàn thành sự nghiệp đổi mới đất nước thực hiện mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
13
Thiệu Hoá, ngày 26 tháng 04 năm 2012
Người viết
Hoàng Đình Truyền
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
14
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Qui chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm
theo quyết định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007.
- Qui chế của Bộ GD&ĐT về việc đánh giá xếp loại học viên ban hành kèm theo
quyết định số 02/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/01/2007.
- Luật giáo dục.
- Sổ chủ nhiệm lớp mẫu của sở GD& ĐT Thanh hoá.
- Một số cuốn sổ chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm:
Lê Thị Nhung, Hoàng Hồng Hà, Thiều Thị Hảo.
- Một số tài liệu khác có liên quan đến việc giáo dục đạo đức học viên.
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
15
PHỤ LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài Trang 1
II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Trang 1
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 2
IV. Phương pháp nghiên cứu Trang 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những thuận lợi và khó khăn Trang 2
II. Một số biện pháp thực hiện Trang 3
III. Phối hợp giữa Giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng Trang 8
giáo dục khác
IV.Kết quả thực hiện Trang 10
V. Bài học kinh nghiệm Trang 11
C. KẾT LUẬN: Trang 12
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
16
Sáng kiến kinh nghiệm – Hoàng Đình Truyền
17
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GDTX THIỆU HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM QUẢN
LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC VIÊN TRONG TTGDTX
Đề tài thuộc lĩnh vực quản lý
Họ và tên: Hoàng Đình Truyền
Chức vụ: Phó giám đốc
Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Thiệu Hoá, tháng 04 năm 2012