Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giao duc Tieu hoc CDDH Giao an tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.31 KB, 5 trang )

I.

KHÁI QUÁT CHỦ ĐỀ
- Dự án: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Mục tiêu của dự án:
 Giúp học sinh biết được một số lễ hội ở địa phương và ý nghĩa
của lễ hội
 Đề xuất được một số việc làm thể hiện văn hóa khi tham gia lễ
hội
 Các em sẽ được tham gia trị chơi: “ Nhìn tranh đốn lễ hội”

II.

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
1. Kể câu chuyện: “ Sự tích hội chùa Hương”

Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần
thể hang động mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian – đạo Phật với
nền văn hố nơng nghiệp (ao bèo, con trâu, đàn lợn, nong tằm, né kén…)
và phảng phất nét văn hoá phồn thực ( bầu sữa mẹ, núi cô, núi cậu…) du
khách đến Chùa Hương cầu mong được thắp một nén tâm hương trước
đấng siêu phàm và lời nguyện cầu mọi sự tốt lành.


Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo
truyền thuyết thì ở vùng “Linh sơn phúc địa này “ vào thế kỷ đầu tiên đã
có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán
Thế Âm đã vào tu hành 9 năm đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh.
( Ngày Phật Đản là ngày 19 tháng Hai hàng năm theo Âm lịch ). Đây
cũng là giữa mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi khí
trời mát mẻ.


Người xưa có câu “ Xn du phương thảo địa “. Mùa xuân đến nơi đất
có hoa cỏ đẹp. Hoặc quan niệm “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, nên các
tao nhân mặc khách thường lui tới những nơi có danh thắng đẹp thưởng
ngoạn, chính vì thế Chùa Hương là nơi hội tụ của bao người.
Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm
tuần du Trấn Sơn Nam với cả quân dưới trướng. Nhà Chúa đã vào động
Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ
“Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại
được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa
với lịng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là
chỗ dựa tinh thần của lịng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.
Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đưa vị thế động Hương Tích trở
thành một di tích lớn, và cũng là đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội
Chùa Hương về sau và cho tới bây giời, cũng từ đó hàng năm khi mùa
xuân đến, dần dần du khách đến với lễ hội ngày một đông vui. Nhưng
phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8 mới chính thức
mở hội lớn. Xưa hội Chùa Hương thường được mở sau ngày lễ hội khai
sơn của làng Yến Vỹ vào ngày mùng 06 tháng Giêng.
Làng Yến Vỹ làm lễ khai sơn tại đền Trình ( Ngũ Nhạc Linh Từ) thờ sơn
thần là ông Hổ một tín ngưỡng thờ vật thiêng liêng của cư dân làm nghề
khai thác lâm sản, mà nay ta thường thấy dưới hạ ban trong đền, điện,
phủ có thờ quan ngũ dinh. Trải qua các lớp thời gian, Đền Ngũ Nhạc từ
tín ngưỡng thờ vật thiêng đã cấy vào thờ một vị thần tướng có cơng đánh


giặc Ân dưới cờ Đức Thánh Phù Đổng cứu nước Văn Lang thời Vua
Hùng Huy Vương thứ VI
Lễ khai sơn vốn là nghi lễ của người Việt cổ tạ ơn thần núi, Chúa Sơn
Lâm và cầu mong trong năm mới làm ăn nhiều may mắn tránh được tai
ương, tà ma, thú dữ. Trong ngày lễ này, sau những nghi thức cúng lễ dân

làng cử một vị bơ Lão có uy tín trong làng, gia đình song tồn, nhà
khơng có tang…Thay mặt dân làng cầm dao đi ra phía sau Đền chặt một
số cành cây, dây leo “làm phép”. Kể từ ngày hơm đó người dân mới
chính thức vào rừng.
Kể từ khi vua Lê Thánh Tông niên hiệu là Quang Thuận khai phá vùng
đất Hương Sơn đến nay đã trải qua 13 đời sư tổ, để có được danh thắng
Chùa Hương như ngày hôm nay
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, lễ hội Chùa Hương đã trở
thành một lễ hội lớn thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm quan. Ban
tổ chức lễ hội cũng lấy ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm là
ngày khai hội Chùa Hương. Và mỗi độ xuân về du khách thập phương
lại nô nức trẩy hội, tạo nên một lễ hội tâm linh vui bậc nhất cõi trời
Nam, có thời gian diễn ra lâu nhất và có lượng du khách về trẩy hội
đông nhất. Giờ đây lễ hội Chùa Hương đã trở thành một nét văn hóa tâm
linh của người Việt Nam. Và rồi đất nước lại báo một mùa xuân đến,
khắp bốn phương du khách lại nô nức trẩy hội thắp một nén hương trước
đấng tối linh thỉnh một lời nguyện cầu
“ Khơng đi thì nhớ thì thương
Ra đi mến cảnh Chùa Hương Không về”

2. Lễ hội dân gian Việt Nam


Qua đó ta có thể thấy được lễ hội dân gian như một “bảo tàng sống” về
văn hóa, chứa đựng được nhiều nhất sắc thái văn hóa của một cộng
đồng.

Lễ hội dân gian là sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng dân cư ở
nông thôn xưa được tổ chức nhằm tưởng nhớ một vị thần bảo vệ cho đời
sống của cộng đồng làng. Lai lịch của các vị thần rất đa dạng, có thể là

những vị thần tự nhiên như thần rừng, thần núi, thần nước, thần biển hay
là những người đã có cơng giúp dân làng làm ăn, những anh hùng hy
sinh vì sự bình an của dân làng…
Dân làng dâng lên thần những lễ vật ngon nhất, đẹp nhất do tự mình làm
ra hoặc sản vật quý hiếm mua từ các nơi khác. Người ta tổ chức ca nhạc,
múa hát nhằm làm cho vị thần được vui vẻ, sau đó là tổ chức ăn uống và
vui chơi giải trí bằng các trị chơi, thi tài. Thời gian thường kéo dài từ ba
ngày đến một tuần. Có những lễ hội mang tính hành hương kéo dài trong
cả mấy tháng.
Từ quá khứ đến hiện tại, sinh hoạt lễ hội đáp ứng nhu cầu văn hóa to lớn
của người dân. Đồng thời đó cũng là nơi hầu hết các giá trị văn hóa
truyền thống của cha ơng được thể hiện, từ phong tục tập quán, trang
phục, âm nhạc, nghi lễ, trị chơi, đến ẩm thực… Có thể coi lễ hội dân


gian như một “bảo tàng sống” về văn hóa, chứa đựng được nhiều nhất
những sắc thái văn hóa của một cộng đồng
3. Nội dung và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo
Chủ đề

Nội dung

1. Biết được những lễ hội
nổi tiếng
2. Biết được các lễ hội
khác nhau được tổ
chức như thế nào
3. Biết thể hiện những nét
đẹp văn hóa khi tham

gia lễ hội

LỄ HỘI
QUÊ EM

4. Biết cách xử lí tình
huống đối với những
người ứng xử khơng
đúng khi tham gia lễ
hội
5. Học sinh có thể biết
thêm nhiều lễ hội khác
nữa
6. Biết cách giới thiệu lễ
hội ở địa phương
7. Biết cách quảng bá lễ
hội tại địa phương

Cách thức tổ chức hoạt động TNST

Giáo viên có thể tổ chức cuộc
thi: “ Rung chuông vàng” với
các câu hỏi liên quan đến lễ hội
Giáo viên có thể cho học sinh
nhìn tranh ảnh và nhận xét
các lễ hội có điểm gì giống
và khác nhau
Chia học sinh ra thành các
nhóm nhỏ để thảo luận và nêu ra
những hành động biểu hiện nét

đẹp khi tham gia lễ hội
Tổ chức trị chơi: “ Xử lí tình
huống khi tham gia lễ hội”

Tổ chức trị chơi: “Nhìn tranh
đốn lễ hơi”
Tổ chức: “ Thi giới thiệu lễ hội
ở địa phương em”
Giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh thiết kế tờ rơi quảng bá lễ
hội



×