Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

LỄ HỘI DÂN GIAN OK OM BOK – ĐUA GHE NGO CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.43 KB, 28 trang )



Đề tài:

LỄ HỘI DÂN GIAN OK OM BOK – ĐUA GHE
NGO CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ

1


MỤC LỤC
I. PHẦN TỔNG QUAN ............................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................ 4
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 5
5. Dự kiến kết quả sau khi nghiên cứu ........................................ 5
II. PHẦN NỘI DUNG .................................................................. 5
1. Cơ sở lý luận và thực tế ............................................................ 5
1.1. Văn hố là gì? ......................................................................... 5
1.2. Quá trình phát triển............................................................... 5
1.3. Lễ hội là gì?............................................................................. 6
1.4. Khái qt sơ lược văn hố người Khmer Nam Bộ ............. 6
1.5. Lễ hội Ok Om Bok- đua ghe ngo là gì? ................................ 7
2. Sự hình thành lễ hội đua ghe ngo mang yếu tố văn hoá
dân gian .......................................................................................... 7
3. Hoạt động đua ghe gho và tín ngưỡng dân gian trong ghe
gho................................................................................................. 13
4. Một số nghi lễ dân gian trong lễ hội Ok Om Bok- đua
ghe ngo ......................................................................................... 18
4.1. Lễ cúng trăng Ok Om Bok .................................................. 18


4.2. Lễ thả đèn nước .................................................................... 20
4.3. Lễ thả đèn gió ....................................................................... 22

2


4.4. Nghi lễ hạ thủy nghi thức tín ngưỡng quan trọng trong
lễ hội đua ghe ngo ........................................................................ 23
5. Ý nghĩa của lễ hội Ok Om Bok- đua ghe ngo và giữ gìn
văn hố dân gian của người Khmer Nam Bộ ........................... 25
III. PHẦN KẾT LUẬN ............................................................... 27
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 27

3


I. PHẦN TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội là một phần quan trọng của văn hố, nó gắn liền ăn
sâu như là hơi thở, linh hồn đại diện cho cả một dân tộc, một tộc
người. Chính nhờ những lễ hội mà nền văn hoá được phát triển
và lưu truyền những giá trị vốn có của mình. Từ khi con người
có ý thức, có niềm tin vào một thế giới siêu nhiên, nói cách khác
thì khi có tín ngưỡng thì có những lễ nghi, con người hoạt động
vui chơi tạo nên hội. Lễ hội ra đời từ đó, nên đối với đời sống
tinh thần, tình cảm là một điều không thể thiếu dù cho ở quá khứ
hay ở hiện tại và tương lai. Trải dài lãnh thổ Việt Nam là vơ số
các lễ hội có thể kể đến như hội lim, hội Gióng,… nhưng có
nhiều lễ hội ở quy mô khác nhau chưa được đầy đủ thông tin và
biết đến từ mọi người.

Lễ Ok Om Bok - hội đua ghe ngo ở ĐBSCL đã có từ rất lâu
nhưng việc tìm hiểu từ góc độ văn hóa dân gian thì chưa được
nhiều. Với khối kiến thức rộng lớn của văn hố thì đề tài về lễ
hội này cần được khai thác một cách sâu sắc hơn. Việc nghiên
cứu, tìm hiểu, trao đổi về lễ hội này ở góc độ văn hóa dân gian
đóng góp một phần kiến thức cho văn hóa dân gian của Việt
Nam. Phân tích những yếu tố văn hóa dân gian trong lễ hội này
từ phong tục, tín ngưỡng, văn học dân gian, đến tính tập thể, tính
tổ chức để thấy rõ hơn vẻ đẹp văn hóa của người Khmer Nam
Bộ. Tuy không phải là đề tài quá mới lạ song việc khai thác để
thấy rõ yếu tố dân gian chưa nhiều. Nên bài tiểu luận sẽ làm rõ
yếu tố văn hóa dân gian trong lễ hội Ok Om Bok- đua ghe ngo.
Thơng qua đó thấy rõ giá trị hết sức quan trọng của lễ hội trong
đời sống tinh thần của người dân Khmer, và lễ hội cũng góp
phần quan trọng văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm rõ các yếu tố văn hóa dân gian trong lễ hội Ok
Om Bok- đua ghe ngo của người Khmer từ đó có thể nhìn nhận
một cách chi tiết rõ ràng hơn về lễ hội này, và giá trị văn hóa của
nó. Và cả mối quan hệ sâu sắc bắt nguồn từ yếu tố dân gian của
người dân Khmer Nam Bộ.
4


3. Đối tượng nghiên cứu
Yếu tố văn hóa dân gian trong lễ hội Ok Om Bok-đua ghe
ngo của người Khmer Nam Bộ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài tiểu luận em sẽ kết hợp sử dụng phân tích các tư
liệu từ nhiều nguồn khác nhau sách, phim tài liệu, web,.. một

cách có chọn lọc và chính xác.
5. Dự kiến kết quả sau khi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được công nhận, có thể mang cái nhìn
chung, có tính giá trị cho môn học.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và thực tế
1.1 Văn hố là gì?
Văn hóa là “một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, cũng như mọi khả năng và
thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội tiếp
thu được” (E.B. Tylor).
Văn hoá “là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật
chất, trí tuệ & xúc cảm quyết định tính cách của 1 XH hay 1
nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống các giá trị, tập tục và tín ngưỡng, vv” (Unesco).
1.2 Văn hố dân gian là gì?
Folklore bao gồm cả những hiện tượng văn hố vật chất lẫn
tinh thần, được lưu truyền bằng lời nói hoặc phong tục trong
5


nhân dân. Archer Taylor cho rằng: “Folklore là tư liệu được
truyền lại bằng lời nói hoặc phong tục tập quán. Đó có thể là bài
hát dân gian (folksong), truyện kể dân gian (folktale), câu đố
(riddle), tục ngữ (proverb), hay những tư liệu khác được lưu giữ
bằng lời. Đó có thể là những công cụ và vật thể cổ truyền như
tấm hàng rào hay cái nút buộc, cái búi tóc trên đầu, hoặc những
quả trứng trong lễ phục sinh; vật trang trí cổ truyền như bức
thành Tơ-roa; hay những biểu tượng truyền thống như hình chữ

thập ngoặc (swastika). Đó có thể là những phong tục truyền
thống như ném muối qua vai hay đập mạnh tay lên gỗ. Đó có thể
là những niềm tin cổ truyền như cây cơm cháy chữa được các
chứng bệnh đau mắt. Tất cả những cái đó đều là folklore”. [Ngô
Đức Thịnh 2005: 66 – 67].
1.3 Lễ hội là gì?
Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính
cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu
hiện sự tơn kính của con người với thần linh, phản ánh những
ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân
họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tơn
giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
(theo nguồn ipedia)
1.4 Khái quát sơ lược văn hoá người Khmer Nam Bộ
Dân tộc Khmer có trên một triệu ba trăm người, cư trú xen
kẽ giữa người Kinh, người Hoa và một số dân tộc khác, tập trung
đông nhất là trên đất giồng cát, ven sơng ở Sóc Trăng, Hậu
Giang, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang. Người Khmer sinh cơ
lập nghiệp lâu đời trên vùng đất sông nước, chủ yếu bằng kinh
tế sản xuất lúa nước, trồng rẫy và khai thác thuỷ sản, tạo giống
lúa mới thích hợp với nhiều loại đất phèn, đất nước lợ, đất bồi
phù sa và nghề thủ công truyền thống.
Dân tộc Khmer có nhiều lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ
Phật: Tết Chôl Chnăm Thmây (mừng năm mới) với nghi lễ tắm
tượng Phật bằng nước thơm; Lễ Phật Đản; Lễ đơlta (báo hiếu-xá
tội vong nhân); Lễ hội Ĩc Oom Bóc (cúng trăng)…Là một dân
tộc mộ đạo nên phần lớn các phum, sóc đều có chùa để dân
6



chúng đến tụng kinh, thờ Phật. Chùa đối với người Khmer là sự
gắn bó thiêng liêng cả đời người..
Hiện khu vực ĐBSCL có khoảng 600 chùa ở những nơi có
người Khmer sinh sống. Trong mỗi chùa có nhiều sư, đứng đầu
là sư cả. Nhà chùa ngoài việc đọc kinh, lễ Phật còn tổ chức dạy
chữ Khmer, truyền bá kinh nghiệm sản xuất là nơi sinh hoạt văn
hoá cộng đồng, nên bất kỳ lễ hội nào cũng tổ chức tại Chùa.
Người Khmer tuy sống giữa cộng đồng người Việt hàng chục
thế kỷ, nhưng họ ln giữ bản sắc văn hố truyền thống của dân
tộc mình, được thể hiện qua chữ viết Paly, lễ hội, trang phục
cũng như những sinh hoạt cộng đồng khác, người Khmer có chữ
viết Paly riêng.
1.5 Lễ hội Ok Om Bok- đua ghe ngo là gì?
Lễ hội Ok om bok hay Oóc om bók (Phiên âm: Ak Ambok,
tiếng Khmer: អកអំបុក, IPA: [ʔɑk ɑmboːk]) Nuốt cốm dẹp.
Đút cốm dẹp trong lúc cúng trăng nên còn gọi là Lễ cúng trăng
của người Khmer. Lễ hội được tổ chức vào khoảng Rằm tháng
10 Âm lịch hằng năm (do cách tính thời gian có sự chênh lệch).
Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người Khmer tổ chức lễ đút cốm dẹp
ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt với sự chứng kiến
của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng, vật cúng trăng là thành
quả mùa vụ để tỏ lòng biết ơn đến Thần Mặt Trăng - vị thần đang
mang đến cho họ một vụ mùa tốt tươi và những điều ước tốt
đẹp.Trong dịp Lễ hội có các hoạt động văn hóa chính như: lễ
cúng trăng, thả đèn gió, đèn nước; hội đua Ghe Ngo. Lễ Ĩk om
bók được tổ chức ở tỉnh Sóc Trăng là lớn nhất vì nơi đây tổ chức
Hội đua ghe Ngo lớn thu hút nhiều vận động viên và người xem
cực đông. Trong thời gian lễ hội Ĩk om bók ở nhiều nơi cịn có
các hoạt động văn nghệ, thể thao, hội chợ đi cùng. Do có nhiều
hoạt động hấp dẫn, lễ hội thu hút được nhiều người dân tộc đến

khác đến chung vui kể cả người nước ngồi. Ĩc om bok là dịp
để người Khmer Nam Bộ thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc
mình đồng thời là dịp để các dân tộc anh em có dịp tìm hiểu và
giao lưu văn hóa với nhau. (Theo ).
2. Sự hình thành lễ hội đua ghe ngo mang yếu tố văn hoá
dân gian
7


Đồng Bằng Sơng Cửu Long với mạng lưới sơng ngịi dày
đặc, từ lâu có nền văn hố đặc sắc từ ẩm thực, trang phục cho
đến những lễ hội. Nhắc đến tộc người Khmer và miền sông nước
này mọi người thường liên tưởng đến những lễ hội dân gian
truyền thống hằng năm với nhiều màu sắc đa dạng khác nhau.
Trong đó chúng ta không thể không kể đến lễ hội đua ghe ngo.
Lễ hội đua ghe ngo là lễ hội dân gian với nhiều yếu tố văn hóa
khác nhau. Lễ hội dân gian Việt Nam có nguồn gốc hình thành
từ phía Đơng nên từ lâu xuất hiện loại hình canh tác khác so với
phương Tây, phương Tây chủ yếu là du mục thì phía Đơng là
canh tác nơng nghiệp. Người dân Việt Nam thường phải sinh
sống định cư và gieo trồng đợi đến mùa cây trái ra hoa và thu
hoạch. Cuộc sống gắn bó với thiên nhiên nên con người ln
muốn sinh sống hồ hợp với thiên nhiên, có khi tơn thờ thiên
nhiên như thờ thần nước, thần sông, thần biển,... Chính yếu tố
nguồn gốc canh tác nơng nghiệp cho ra đời những lễ hội trong
đó có lễ của người Khmer lễ hội Ok Om Bok có hoạt động đua
ghe ngo là một trong những hình thức hoạt động sơi nổi nhất
thường diễn ra vào ngày 15/10 âm lịch.
Lễ hội Ok Om Bok, còn gọi là Lễ Cúng Trăng hay lễ "Đút
cốm dẹp", và thường được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ

mùa người Khmer vốn sống bằng nghề trồng lúa nước. Trồng
lúa nước ngày xưa thì rất khó khăn, tai họa thiên nhiên thường
xảy ra,có khi trồng xong lúa bị gió mưa, lụt lội cuốn trơi hết, nên
việc đấu tranh chinh phục thiên nhiên bằng cách đắp bờ ngăn
mặn giữ người nước ngọt, chọn giống lúa để sinh trưởng phù
hợp với đất đai và thời tiết. Từ đó, mùa vụ đầu tiên khơng bị gió
mưa tai họa thiên nhiên hủy hoại, lúa bụi to, trổ đều, no hạt, được
gặt hái thu hoạch tốt đẹp vào những ngày tháng nói trên. Nên lễ
“Óc-om-boc” mang ý nghĩa mừng cơm mới vào những ngày
trăng sáng, mưa gió chấm dứt, nước từ từ rút xuống, mở đầu cho
một mùa khô ráo sau những ngày tháng lao động vất vả để tỏ
lòng biết ơn đối với Mặt Trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ
họ trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây
trái tốt tươi và sự no ấm.Vì vậy, họ lấy lúa nếp quết thành cốm
dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng Mặt Trăng.
Có thể thấy yếu tố văn hóa dân gian trong lễ hội từ việc sản
xuất nông nghiệp, người dân chú trọng tôn thờ thần và đã là một
8


nét văn hoá đã tồn tại từ rất lâu, xuất phát từ yếu tố tín ngưỡng
văn hố. Có lẽ từ rất xa xưa từ khi xuất hiện yếu tố tín ngưỡng
thì con người có niềm tin dần hình thành nên những hoạt động
mang tính chất lễ hội để phục vụ nhu cầu tinh thần của mình.
Nên bao giờ trong lễ hội dân gian nói chung và lễ hội đua ghe
ngo cũng xuất phát từ những mong muốn tín ngưỡng to lớn của
con người.
Ngồi ra cịn có một câu chuyện truyền thuyết về sự ra đời
Ok Om Bok. Truyền thuyết kể lại rằng, từ xa xưa trong dân gian
có một con thỏ sống rất hảo tâm, ln ln thích làm điều thiện

và bố thí của cải vật chất để giúp đỡ cho những người nghèo
khó. Tuy nhiên, của cải nhiều đến mấy thì cũng có ngày phải
cạn, một hơm trong tay thỏ khơng cịn bất cứ thứ gì để có thể
giúp được người khác nữa, chú thỏ mới nảy ra 1 ý nghĩ làm các
vị chư thần trên trời vô cùng hoang mang. Suy nghĩ ấy là: hơm
nay, nếu có người nghèo nào cần bố thí, thì thỏ sẽ dâng thân xác
của mình để giúp họ duy trì sự sống.Để thử lòng thành của thỏ,
một vị thần đã hạ phàm và biến thành một ông lão trong bộ dạng
rất xác xơ và đang đi xin ăn. Ơng lão đã đến tìm thỏ để xin được
bố thí, thỏ khơng ngần ngại mà nói rằng hơm nay thỏ khơng cịn
chút gì để bố thí nữa nên mời ơng lão hãy nhóm lửa lên để thỏ
nhảy vào và khi đó ơng sẽ có thức ăn. Khơng ngờ ơng lão đã
nhóm lửa lên thật, chú thỏ lúc này cũng không chút do dự mà
nhảy vào đám lửa. Ngạc nhiên thay khi thỏ vừa nhảy vào thì lửa
lập tức bị dập tắt và từ trong đấy nở ra 1 đóa hoa sen nâng thỏ
lên cao. Sau đó, ơng lão biến mất, và trên mặt trăng từ đó xuất
hiện hình của một chú thỏ. Tương truyền rằng chú thỏ này sau
khi chết đã hóa thân thành Phật Thích ca Muni. Để tưởng nhớ
đến sự kiện đó và cảm tạ thần mặt trăng đã độ trì chăm lo đời
sống người dân suốt năm qua, người Campuchia tổ chức lễ hội
Ok Om Bok.
Ngồi truyện kể trên, truyện Sự tích con thỏ và mặt trăng
cũng là một dị bản khác nữa có liên quan đến nguồn gốc lễ hội
này. Điều này chứng tỏ, sức mạnh của văn học dân gian có một
vai trị rất quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn lễ hội. Nó
như một phương thức lưu giữ lễ hội trong tâm thức dân gian.
Truyện được kể như sau: Trong một tiền kiếp của đức Phật Thích
Ca, có lần ngài là một con thỏ sống quanh quẩn bên bờ sông
Hằng - kết bạn rất thân với con khỉ, rái cá và con chó rừng thỏ
9



hiểu biết nhiều hơn ba con thú kia, thỏ còn biết tham thiền để
cầu mong sự gần gũi với đấng tối cao. Thỏ sống cùng với ba
người bạn bên bờ sông trong cảnh rất yên vui. Tuy nhiên trong
số những người bạn của thỏ cịn có con vật hay sát sinh làm thỏ
rất lo lắng cho hậu kiếp của những người bạn mình. Cuộc sống
trơi đi rất nhiều năm. Một hơm, đến ngày trước khi trăng trịn,
thỏ bèn gọi ba bạn đến báo rằng: Trước kia chúng ta có hứa rằng,
cùng đến ngày trăng rằm thì nhịn đói, ngồi thiền để giữ cho lịng
được thanh sạch và khơng bợn nhơ, ngồi ra cịn phải tích cực
làm việc thiện. Nay tơi xin nhắn các bạn vào sớm ngày mai đi
tìm thức ăn như mọi ngày nhưng không được ăn mà để dành cho
những người đi ăn xin. Sáng sớm hôm sau, cả ba cùng đi tìm
mồi ăn, chẳng bao lâu rái cá đem về được vài con cá, cịn chó
rừng đem về một vỏ sữa, một hủ mỡ, một gói cơm, cịn khỉ thì
mang về một ít trái cây. Cả ba cùng ngồi một chỗ tham thiền,
riêng thỏ thì chẳng đi đâu cả mà chỉ chăm chú vào việc ngồi một
chỗ để tham thiền ngay trước cửa hang. Ý định của các con vật
đã làm động lòng thương giới. Thần Sakah – vị chúa của thần
Tevada bèn giả làm cụ già ăn xin đến để thử lòng bốn con vật
dưới phàm trần. Thần Sakah đến chỗ con rái cá ngồi ăn xin. Rái
cá bảo: xin mời ông dùng cá. Người ăn xin đáp: cảm ơn, chờ tôi
đi rửa mặt xong sẽ quay lại ăn nhé! O Thần Sakah đến chỗ con
chó rừng và con khỉ cũng được hai con vật mời ăn và người ăn
xin cũng lặp lại câu nói trên như đã nói với rái cá cuối cùng đến
chỗ thỏ cụ già ăn xin thấy thỏ chào đón rất vui vẻ, vì thỏ khơng
đi tìm thức ăn nên chẳng có gì mời người ăn xin nên thỏ bảo
rằng: "Xin người chờ tôi đốt lửa sẽ dâng cho người một thức ăn
ngon lành. Nói xong, họ đốt lửa cho cháy lên cao, lúc này thỏ

nhảy vào đống lửa tự nướng mình và mời người ăn xin ăn thịt
nướng này Nhưng kì lạ thay, lửa khơng cháy mà ngược lại bị gió
thổi tắt đi nhưng thỏ khơng nản lịng lại cho củi vào và tiếp tục
đốt. Trong lúc đó, cụ già ăn xin biến mất. Thần Sakar hiện ra cho
biết tên mình và khen ngợi nghĩa cử của bốn con vật, nhất là thỏ.
Ơng nói, đối với sự cao đẹp của thỏ ta phải để cho người đời sau
noi gương. Thần Sakar ra lệnh cho thần Indra lấy hịn đá ngọc
vẽ hình thỏ lên trên mặt trăng để nhớ mãi sự hy sinh cao đẹp
này. Từ đó, đồng bào Khmer cúng mặt trăng để nhớ đến nghĩa
cử cao đẹp của Phật Thích ca trong kiếp con thỏ. Đồng thời để
giải thích vì sao trên mặt trăng lại có hình dạng con thỏ trên ấy.

10


Dù có nguồn gốc từ tâm thức tín ngưỡng dân gian hay Phật
giáo thì truyền thuyết về lễ cúng này cũng khơng mâu thuẫn
trong tình cảm tâm linh của người Khmer về Thần nước và Mặt
trăng, trái lại nó sẽ làm phong phú thêm lễ hội truyền thống này.
Lễ hội đua ghe ngo là phần của lễ Ok Om Bok hình thành từ
khá lâu, bắt nguồn từ rất xa, yếu tố văn hoá được thể hiện rất rõ
qua những câu chuyện dân gian được truyền miệng với nhiều dị
bản khác nhau.Truyền thuyết về đua ghe Ngo theo tương truyền
thì có nhiều giả thuyết. Nhưng trong đó có 3 giả thuyết đáng
được chú ý nhất, đó là: Thứ nhất, theo dân gian kể rằng ngày xưa
có cơng chúa Neng Chanh (Nàng Chanh) vừa xinh đẹp lại vừa
có tài nấu ăn khơng ai bằng được triệu vào cung nấu ăn cho vua.
Từ khi nàng vào cung, thức ăn nàng nêm nấu rất ngon và vua chỉ
ăn khi nàng nấu. Vua thưởng cho nàng nhiều quà quý, đặc biệt
là cái dutho – một cái ống nhổ bằng vàng. Sự việc ấy làm hoàng

hậu và viên đại thần ghen tuông, bực tức. Thế là họ hợp nhau để
triệt loại Nàng Chanh. Họ rình rập hàng ngày và biết Nàng
Chanh có móng tay dài xinh đẹp thường xúc muối mắm nêm
nấu. Viên đại thần và hoàng hậu vu oan cho Nàng Chanh bỏ bùa
thuốc vào móng tay để hại nhà vua. Nhà vua nổi giận hạ chỉ sát
hại nàng, Nàng Chanh được người ta mật báo bèn bỏ trốn. Vua
đích thân chỉ huy quân sĩ tìm giết nàng. Cuộc đuổi bắt Nàng
Chanh khắm vùng Bassắc để lại những dấu tích đầy ý nghĩa. Nơi
nàng dừng ghe lên nấu cơm, bị đuổi bỏ lại nồi cơm chưa chín.
Chổ này là (baysau – cơm chưa chín) nay là Bãi Xào. Nơi nàng
vứt trả lại vua cái dutho - ống nhổ bằng vàng chổ vàm nước xoáy
chảy xiết cứ nổi bồng trả tận tay nhà vua, chổ này mang tên vàm
Dutho.Cuối cùng nàng bị nhà vua bắt được tại cửa biển Mỹ
Thanh. Trước lúc bị trảm quyết Nàng Chanh lên tiếng: Nàng
sống trong sạch, nàng khơng có tội. Nàng xá xin trời đất minh
oan cho mình, khi chết xin máu nàng biến thành con sị, con hến
trên sơng Bassắc, xin tóc nàng hóa thành rễ cây dừa đen mượt,
xin ngực nàng biến thành trái bần, xin bắp vế nàng thành bập
dừa nước…Lưỡi đao oan nghiệt vung lên, máu thịt Nàng Chanh
đã hóa sinh linh cây lá như nàng nguyện. Từ truyền thuyết đó,
nên trong dân gian Khmer tương truyền: để tưởng nhớ Nàng
Chanh tài hoa bạc mệnh, hàng năm cư dân Khmer quanh vùng
tổ chức đua ghe Ngo để diễn lại cảnh Neng Chanh chạy trốn khỏi
hoàng cung đến vùng đất Ba sắc – nay là Sóc Trăng.
11


Thứ hai, tục đua ghe Ngo theo dân gian tương truyền thì xuất
phát từ đặc điểm cuộc sống của cộng đồng cư dân lúc bấy giờ ở
vùng sông nước cho nên khởi đầu họ đã làm nên chiếc ghe độc

mộc dùng để làm phương tiện đi lại, đồng thời chiếc ghe Ngo
cũng là vật linh thiên dùng ghe Ngo để đưa nước từ ruộng đồng
ra biển cả, đánh dấu sự kết thúc của một năm đồng áng. Những
cuộc mưu sinh để chống chọi với thiên nhiên và đàn thú dữ
thường được tổ chức đi thành từng đồn, do đó chiếc ghe độc
mộc lúc bấy giờ có phần bất tiện, khơng khả năng đáp ứng được
sức tải nhiều người theo yêu cầu, nên họ phải sáng kiến đóng
chiếc ghe dài ra để chở được nhiều người, phục vụ cho cuộc sống
mưu sinh của cộng đồng.
Thứ ba, có thuyền thuyết cho rằng tục đua ghe Ngo của đồng
bào Khmer là nhằm ôn lại kỳ tích của lực lượng chủ lực hải quân
và chiếc thuyền chiến (ghe Ngo). Theo tài liệu được viết gần đây
bằng tiếng Khmer, về “Nguồn gốc lễ hội đua ghe Ngo, thả đèn
nước và cúng trăng” của nhà sư Thạch Sô Tưm xuất bản năm
2009 cũng đáng ngẫm nghĩ về lịch sử của lễ hội truyền thống
này. Trong đó đã nêu về nguồn gốc của lễ hội đua ghe Ngo ở
Sóc Trăng rằng: Hội đua ghe Ngo đã có từ lâu và trở thành một
tập tục của những cư dân ở xứ sở Ba Sắc xưa (nay là Sóc Trăng)
vào khoảng năm 2071 tính theo Phật lịch và năm 1528 tính theo
Dương lịch, tương ứng với thời đại Nhà vua Ăng Chanh thứ
nhất, vương triều Long wêk của Campuchia (Trang 4 và 5).
Từ câu chuyện dân gian mang hình thức truyền miệng của
con người qua bao thế hệ với nhiều cách kể truyền đạt cho con
cháu khác nhau tạo nên nhiều câu chuyện đa dạng với nhiều dị
bản. Về tính chính xác hồn tồn thì khơng. Nhưng những câu
chuyện thể hiện niềm tin yếu tố dân gian từ chuyện nàng Chanh,
cuộc chiến của người Khmer và còn nhiều phiên bản khác cho
thấy sự đa dạng văn hoá. Yếu tố thân thuộc, gần gũi với con
người và cuộc sống. Từ lâu văn hoá dân gian đã thổi hồn qua
nhiều hoạt động lễ hội, vơ tình trong tiềm thức đã đóng một vị

trí quan trọng khó phai mờ.Có thể khẳng định đua ghe ngo về
nguồn gốc hình thành ở một thời gian rất lâu song với đó là sự
ra đời mang đậm yếu tố văn hóa tín ngưỡng của người dân, là
cái chung nhất có thể thấy từ kinh nghiệm cuộc sống về thiên
nhiên đã tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa văn hoá dân gian với
lễ hội dân gian nói chung và lễ hội đua ghe ngo nói riêng. Tính
12


truyền miệng, dị bản của những câu chuyện dân gian cũng được
góp phần trong lễ hội. Có thể thấy tầm quan trọng mật thiết của
văn hóa dân gian trong cuộc sống tinh thần của con người. Đặc
biệt là văn hóa dân gian trong lễ hội đua ghe ngo là rất nhiều về
sức ảnh hưởng và tầm quan trọng.
3. Hoạt động đua ghe gho và tín ngưỡng dân gian trong
ghe gho
Hình ảnh chiếc ghe ngo là vật không thể thiếu trong lễ hội
đua ghe ngo nếu tổng hợp các truyện tích trên đã phần nào cho
ta thấy rõ nguồn gốc, thời gian, địa điểm, ý nghĩa của hội đua
ghe ngo.
Dưới đây là phần miêu tả cụ thể về quy trình từ làm ghe ngo
đến chuẩn bị các thao tác và nghi thức liên quan đến đua ghe ngo
được trình bày dưới đây. Ghe ngo là một loại ghe có hình dáng
dài như con thoi, đầu và đuôi cong lên, đặc biệt ghe này khơng
có mui, có độ dài từ 25 đến 27 mét, với khoảng 20 đến 24 khoang
dành cho 50-60 người chèo ngồi để đua. Nguyên liệu làm ghe
này chính là cây Sao nguyên vẹn, người ta đem khoét lỗ bỏ phần
ruột cây. Công đoạn này do các nghệ nhân Khmer có tay nghề
cao và các sư sãi ở các chùa cùng làm, vì hầu như chùa Khmer
nào ở Nam bộ cũng có ghe ngo để tham gia vào cuộc đua hằng

năm, điều này chứng tỏ hội đua ghe ngo có vai trị quan trọng
trong đời sống nơng nghiệp của người Khmer Nam bộ. Đặc biệt
ở phum,sóc năm nào có ghe tham dự cuộc đua thì năm sau cũng
cố gắng tham dự cho bằng được nếu khơng họ xem đó là một
năm khơng an tâm, bức rứt vì một phần cảm thấy thua thiệt, một
phần có một ấn tượng khơng may mắn cho phum,sóc của mình
từ ý nghĩa khác, ta thấy đua ghe là một hoạt động rước nước, nên
nếu khơng tham gia, phum, sóc sẽ khơng được thuận thời trong
việc trồng trọt, ý niệm về sự thiếu nước- hạn hán sẽ làm ảnh
hưởng đến quá trình cạnh tác cấy lúa của dân tộc này. Đây là
tâm thức, thể hiện rõ giá trị tâm linh của việc đua ghe ngo trong
đời sống của người Khmer Nam Bộ.
Trở lại với chiếc ghe ngo, sau khi đóng ghe xong, người ta
dùng giấy nhám và các vật dụng khác của nghề làm mộc để chà
cho thật bóng, trơn và dùng màu sơn phết chiếc ghe đua. Sau
13


cùng là họ trang trí chiếc ghe theo phong cách Khmer rất đẹp và
giàu tính mỹ thuật. Theo đó, thân ghe thì người Khmer sơn màu
đen, trên phần be thì sơn một vệt màu trắng, màu vàng hoặc đỏ
với độ dài khoảng chừng 5cm. Phần còn lại là hai bên ghe sẽ
được chạm trổ rất tinh xảo hoặc người ta vẽ hình vẫy các con
vật như rồng ,hay rắn theo mơ típ quen thuộc là naga. Đầu ghe
người ta vẽ các hình con thú như rồng, (chim)cơng, sư tử, cọp,
voi, vừa là biểu hiện cho sức mạnh của chiếc ghe đua, vừa thể
hiện được cái đẹp độc đáo của văn hóa truyền thống Khmer. Vì
mỗi chùa gần như có một chiếc ghe ngo nên có chùa họ về tên
chùa lên chiếc ghe ngo với ý nghĩa đại diện của phum, sóc có
chùa tham gia hội thi này.

Ngồi ra, để dễ theo dõi trong hội thi người ta còn đánh số
từng ghe để dễ phân thắng bại trong những cuộc đua nước rút
theo phong tục, người được chọn để bơi phải là những thanh niên
khỏe mạnh có sức vóc, đặc biệt phải quen với môi trường sông
nước, biết bơi thành thạo và phải bơi sau cho có sự nhịp nhàng
cùng đồng đội. Quan trọng hơn cả người đua là người ngồi ở đầu
ghe để giữ nhịp bằng cách đánh đều nhịp xòe bàn tay ra chỉ huy
từng nhịp chèo. Đây là người chỉ huy được chọn từ những người
thành thạo về mơn đua ghe ngo và có uy tín trong phum, sóc.
Bên cạnh đó, cịn có người ngồi giữa đánh cồng (nay chủ yếu
dùng tu huýt để thổi cho lớn nhằm cho các tay đua nghe rõ) thúc
giục các tay đua vượt sóng tiến lên.
Theo như phong tục, hội đua ghe ngo thường diễn ra theo
thời gian làm ba bước như sau: - Trước cuộc đua, người ta tổ
chức tập đua ghe ngo từ thời gian 1 đến 2 tuần lễ, có phum, sóc
vì muốn có thành tích nên tập cả tháng trời. Hằng ngày, các tay
đua tập theo giờ rãnh rỗi và theo con nước, vì sơng nước rịng
khơng tập được. Thời gian tập được chọn chủ yếu là sáng sớm
và chiều mát để các tay đua không bị mất sức. Tuy nhiên, để
tăng cường sức chịu đựng trong khi đua, người ta còn chọn
những buổi trưa nắng để tập nhằm nâng cao sức chịu đựng khi
vào đua chính thức bởi khi đua có lúc đua từ sáng đến chiều, đòi
hỏi sự bền bỉ về thể lực của các tay đua. Vì thế, mỗi khi vào hội
đua, ta thấy ở từng đoạn sơng có chùa Khmer ở đó là khơng khí
hị reo, người ta ra bờ sơng xem các tay đua của phum, sóc mình
luyện tập rất đơng đúc. Để tham gia cuộc đua, sau khi ban tổ
chức thông báo thể lệ và ngày, giờ, địa điểm đến từng phum,
14



sóc, đơn vị nào tham gia thi đăng ký và thành lập một ban tổ
chức điều hành các tay đua của mình, lựa chọn các tay đua và
bắt đầu cơng việc tập đua tại địa bàn mình cư trú. Thường công
việc này do những người lớn tuổi phối hợp với các sư sãi trong
chùa thực hiện. Cũng có khi, người ta đi vận động tiền và các
vật dụng khác cho cuộc đua trong phum, sóc để có kinh phí tham
gia và có giải nhằm thể hiện bộ mặt và sức mạnh của phum, sóc
mình. Hầu hết bà con trong phum, sóc khác đều hết lịng vì cuộc
đua nên kinh phí thường là rất đầy đủ, đảm bảo cho các tay đua
tham gia cuộc đua một cách tốt nhất. Trong cuộc đua, vào buổi
sáng sớm trước ngày qua, các ghe ở gần và kể cả ở xa địa điểm
đưa bắt đầu làm về xuất quân. Địa điểm xuất quân thường diễn
ra ở chùa, ở đoạn sông hay kênh nằm ở trung tâm của phum, sóc.
Trong ngày này có đầy đủ chính quyền, sư sãi chùa, chức sắc,
các trưởng lão và hầu hết bà con trong phum, sóc. Theo đó,
người ta tiến hành bầu chọn người chỉ huy ghe ngo cho cuộc đua
sắp tới. Sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ thì bắt đầu lên đường
về nơi tập kết để dự cuộc đua ghe. Thường ghe được bơi biểu
diễn một đoạn ngắn để tạo khí thế lấy đà.Sau đó, ghe này được
một chiếc ghe máy có mã lực mạnh và đi cùng là một chiếc ghe
(làm nhiệm vụ hậu cần), chở theo dàn trống, dàn nhạc ngũ âm
quen thuộc, và ghe hậu cần cịn có cả nơi nghỉ ngơi cho cả đồn
đua. Như vậy, tính cả các tay đua và đoản ghe hậu cần này có
trên dưới 100 người tham gia. Bên cạnh đó, cổ động viên có ghe
đua của phum, sóc minh tham dự thì tự đi riêng. Khơng khí đặc
biệt náo nhiệt khi đoàn ghe đua đi đến đâu là trống nhạc cổ vũ
và tiếng hò reo vang dậy đến đó. Nói cả phum, sóc cùng tham
gia vào cuộc đua là vậy.

Lễ hội đua ghe ngo Sóc Trăng. Nguồn: Du lịch Cần Thơ


15


/>
Lễ hội đua ghe ngo để làm nên linh hồn và giá trị của nó một
cách trọn vẹn khơng thể thiếu hình ảnh của những chiếc ghe ngo,
với những cách điêu khắc hết sức cơng phu thì bên trong từng
chiếc ghe ngo đó cũng ẩn chứa rất nhiều giá trị văn hóa tín
ngưỡng. Từng biểu tượng trên ghe là sự chọn lựa, suy nghĩ kỹ
càng liên quan đến những câu chuyện tín ngưỡng từ xa xưa. Và
những chiếc ghe ngo cũng đại diện cho từng ngơi chùa, phum,
sóc nên mang giá trị rất cao. Những biểu tượng hay xuất hiện
trên ghe ngo là: Sath Krud (chim thần), Naga, Neang Machha
(nàng tiên cá), voi, hổ, ngựa,...
Có thể kể đến con vật linh thiêng Sath Krud đã quá quen
thuộc và xuất hiện rất nhiều trong đời sống con người từ điêu
khắc đến những câu chuyện Người Khmer gọi chim thần
“Krud”, là để chỉ một con vật linh thiên, được bắt nguồn từ thần
thoại Ấn Độ cổ đại, gọi là Garuda, Garuda là con vật được thần
Visnu - một trong những vị thần tối thượng của Bà-la-mơn giáo
dùng để cưỡi. Vì vậy, chim thần Krud (hay Garuda) xuất hiện
khá phong phú trong các mẫu truyện thần thoại và nhất là hình
tượng của chim thần đã đi sâu vào đời sống tinh thần, thẩm mỹ
của người Khmer bằng sự thể hiện tài hoa qua những cơng trình
kiến trúc tơn giáo của người Khmer. Theo truyền thuyết,
Kasyapa - một nhà hiền triết quyền uy có 02 người vợ được
Kasyapa yêu quý nhất là 02 chị em nữ thần Vin-ta (chị) và nữ
thần Kro-dhus (em), cả hai đều là con của thần Russey-ka-lapas. Nữ thần Vin-ta sinh ra chim thần Krud (Garuda) và nữ thần
Kro-dhus sinh ra rắn Naga. Ngay từ khi mới ra đời, Krut đã sở

hữu một hình thể khổng lồ, dữ tợn được biểu hiện một lồi chim
săn mồi, có hình đầu người, 03 mắt và chiếc mỏ nhọn và cong
quắp, cùng móng chân sắc nhọn của Đại Bàng và có một sức
mạnh khủng khiếp có thể hủy diệt cả vũ trụ. Hình tượng Krud
đã có mặt trong nền văn hóa Khmer Nam bộ từ khá sớm và được
tôn vinh như lực lượng siêu nhiên, là vị thần tối cao được người
Khmer tôn kính, là hiện thân của cái thiện giúp đỡ những người
gặp phải hoạn nạn, khó khăn chống lại cái ác, trừng trị kẻ ác. Có
lẽ xuất phát từ ý nghĩa trên, nên các nghệ nhân Khmer thường
dùng hình tượng chim thần trang trí trong những ngơi chùa và
cả trên chiếc ghe ngo. Sath Krud được đặt tại nơi trang trọng
16


nhất là mũi ghe ngo. Việc đặt Sath Krud ở vị trí như vậy, vừa có
tác dụng tạo nên sự chắc chắn, khỏe khoắn, vừa góp phần làm
tăng thêm vẻ đẹp và sự uy nghi cho chiếc ghe ngo. Chính biểu
tượng đã tạo nên niềm tin cho con người về ý nghĩa chiến thắng
đưa những tín ngưỡng quen thuộc ngày càng trở nên quan trọng
trong những lễ hội lớn, thể hiện niềm tin mãnh liệt của con
người.
Ngồi Sath Krud thì biểu tượng thần rắn Naga cũng hay xuất
hiện với nhiều ý nghĩa quan trọng. Naga trong tiếng Phạn có
nghĩa là rắn lớn, nhằm chỉ rắn hổ mang, loài rắn mà nọc độc của
nó có thể giết chết một con voi trưởng thành. Lồi rắn hổ mang
cịn tượng trưng cho thần Siva (đấng phá hoại) vì chúng bao hàm
cả hai ý nghĩa hủy diệt và tái sinh. Trong Bà La Môn giáo, rắn
Naga khơng những là vị thần mưa mà cịn là vị thần dẫn dắt tín
đồ ngoan đạo lên cõi niết bàn. Trong văn hóa dân gian Khmer,
Naga nguyên thủy của nó vẫn là biểu tượng của nguồn nước và

những quyền năng mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Hình
tượng Sath Krud được các nghệ nhân Khmer thường trình bày
trong tư thế dang đôi cánh rộng, trông như những cánh tay lực
lưỡng đang nắm chặt thân rắn Naga căng ngang. Với oai lực của
loài mãnh cầm đầy sức mạnh như vậy, đối với người Khmer ở
Nam bộ thì Krud trở thành một vật trang trí khơng thể thiếu trong
các cơng trình kiến trúc chùa chiền và cả chiếc ghe ngo.
Ngoài việc đưa các vật linh vào trong lễ hội đua ghe ngo và
chiếc ghe đua thì người dân cịn thêm vào biểu tượng là những
con vật với sức mạnh và tốc độ với mong muốn sẽ là những con
vật hỗ trợ mạnh mẽ cho đội của mình chiến thắng.
Yếu tố đôi mắt trên chiếc ghe ngo là một nét văn hố lâu đời
mang giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của vùng Nam Bộ. Quan
niệm về ghe thuyền miền Tây vừa là phương tiện đi lại, làm ăn,
vừa là công cụ gắn liền với phong tục, tập quán, lối sống của cư
dân vùng sông nước. Người đi sông đi biển lúc nào cũng coi ghe
thuyền là vật linh và quan tâm đến việc trang trí con mắt ghe sao
cho thật sinh động, giống như truyền linh hồn cho ghe. Tuy
nhiên, mỗi vùng miền đều có một quan niệm khác nhau về con
mắt ghe. Có truyền thuyết cho rằng vẽ giống mắt thuồng luồng
sẽ xua các loài thủy quái. Lại có truyền thuyết nên vẽ giống mắt
chim ó, khiến thủy qi khơng dám lại gần. Cịn trong ghe ngo
17


một phần tránh các vật gây càng trở, tạo sức mạnh thì hướng tới
ánh nhìn mạnh mẽ, quyết chiến dễ dàng giành thắng lợi. Đôi mắt
trên ghe ngo là một phần thiết yếu, khơng thể thiếu thể hiện cái
nhìn tín ngưỡng, tâm linh của người dân Khmer, và cả người dân
miền Đồng Bằng Sơng Cửu Long nói chung.


Mỗi chiếc ghe Ngo là do một ngôi chùa, đại diện cho một hay nhiều phum sóc người Khmer
/>
Chính niềm tin từ văn hố tín ngưỡng của con người. Mà bao
thế hệ nay vẫn gửi gắm vào trong chiếc ghe ngo, đã phần nào
nói lên yếu tố văn hóa dân gian vẫn ln sâu đậm bên trong từng
hoạt động của lễ hội đua ghe ngo. Và yếu tố văn hoá từ bao đời
nay ln có một vị trí to lớn, được sự tơn trọng và giữ gìn của
con người. Điều đó được biểu hiện qua niềm tin vào tín ngưỡng
của người dân tộc Khmer trong hội thi, lễ hội mang đến những
giá trị, sự chiến thắng.
4. Một số nghi lễ dân gian trong lễ hội Ok Om Bok- đua
ghe ngo
4.1 Lễ cúng trăng Ok Om Bok
Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ còn được biết
đến với cái tên khác là lễ Cúng Trăng hay “Đút cốm dẹp”, được
18


diễn ra vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Đối với
người Khmer, Mặt Trăng được xem như là một vị thần đã giúp
đỡ họ trong việc điều chỉnh thời tiết, bảo vệ ruộng đồng, đem lại
một mùa màng bội thu, mang đến sự ấm no, sung túc cho người
dân sinh sống tại đây.Vì thế sau một vụ mùa, người Khmer sẽ
tiến hành lễ Cúng Trăng nhằm thể hiện sự cảm ơn thành kính
đối với vị thần Mặt Trăng đã phù hộ cho họ cũng như cầu mong
cho mùa vụ sau mưa thuận gió hịa. Và từ đó lễ hội Ok Om Bok
đã ra đời, trong ngày lễ này hầu hết mọi nhà đều tham gia.
Lễ hội này thường diễn ra tại các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh…
những nơi có đơng đảo người dân tộc Khmer chủ yếu sinh

sống.Người Khmer sẽ tiến hành lễ Cúng Trăng nhằm thể hiện sự
cảm ơn thành kính đối với vị thần Mặt Trăng.Từng món lễ vật
trong đêm Cúng Trăng đều có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, bà con
trong các phum, sóc Khmer phải chuẩn bị cả tháng trước khi
diễn ra lễ hội.
Bên cạnh các lễ vật, người dân còn cho dựng thêm một cổng
bằng tre hoặc trúc và lá dừa, với hai cây trụ được kết dính phần
ngọn tượng trưng cho vịng đai vũ trụ. Hai cây mía đứng hai bên
trụ cổng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ba cây nến đặt trên
cây đà ngang nối liền hai cổng tượng trưng cho ba mùa trong
năm: nắng, mát, mưa. Hai bên cổng người ta treo mỗi bên 12 lá
trầu được cuộn tròn tượng trưng cho 12 con giáp và 12 tháng
trong năm. Giữa cổng treo 7 quả cau được chẻ vỏ thành hình
dạng như con ong bầu, tượng trưng cho 7 ngày trong tuần. Trên
bàn đặt 30 lá trầu bên phải tượng trưng cho tháng đủ. Bên trái
đặt 29 lá trầu tượng trưng cho tháng thiếu. Lễ vật chính chủ chốt
khơng thể thiếu đó chính là cốm dẹp, ngồi ra cịn có các nơng
sản khách như khoai mơn, khoai lang, khoai mì, dừa, chuối cùng
một số bánh kẹo khác. Cơng việc chuẩn bị lễ vật hồn tất, vào
đêm 14 trăng trịn hoặc 15 khi trăng lên cao (ngày chính của Lễ
hội Ok Om Bok), họ bắt đầu trải chiếu đốt đèn, đốt nhang, mời
bà con dân làng cùng quay về phía mặt trăng để làm lễ.
Nếu ngày trước, chủ lễ là người cao tuổi trong phum, sóc
hoặc trong nhà thơng thái các lễ nghi trực tiếp làm lễ, thì ngày
nay họ còn đặt thêm một bàn trang trọng kế bên bàn cúng rồi
mời các hòa thượng, đại đức cùng thực hiện nghi thức cúng vái,
tụng niệm với thần Mặt Trăng, bày tỏ sự biết ơn, mong thần Mặt
19



Trăng tiếp nhận lễ vật và ban cho mọi người sức khỏe, mùa màng
tươi tốt. Nghi thức cúng của lễ hội Ok Om Bok có thể tổ chức
tại nhà, sân chùa hay bãi đất trống đều được, khá giản dị nhưng
cũng đầy ấm cúng. Vào đêm 14 trăng tròn hoặc 15 khi trăng lên
cao (ngày chính của Lễ hội), họ bắt đầu trải chiếu đốt đèn, đốt
nhang, mời bà con dân làng cùng quay về phía mặt trăng để làm
lễ. Sau khi cúng xong, chủ lễ sẽ gọi các em trẻ tiến về phía mình,
xếp chân và chắp tay lạy, rồi ông đút cốm dẹp cùng thức cúng
khác mỗi thứ một ít cho các em nhỏ và vỗ nhẹ vào lưng vài lần
đồng thời hỏi những mong muốn của các em. Người Khmer tin
rằng, các ước muốn của trẻ nhỏ sẽ là niềm tin, động lực của
người lớn họ xem đấy là lời báo kết quả họ sẽ đạt được vào năm
tới. Có lẽ chính vì nghi thức này, mà lễ hội Ok Om Bok cịn có
tên gọi khác là lễ hội “Đút cốm dẹp”. Phần cuối của buổi lễ, họ
sẽ mời bà con dùng những thức cúng. Các thanh niên, trai gái sẽ
tham gia múa hát, vui chơi cho đến khi mặt Trăng dần xuống.
Sau khi thực hiện nghi thức cúng, chủ lễ sẽ tiếp tục nghi thức
đút cốm dẹp cho trẻ.
Khao khát về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mọi người
dân tạo nên các nghi thức lễ hội, văn hoá dân gian của mọi người.
Niềm tin về tín ngưỡng, hi vọng thần Mặt Trăng đem hạnh phúc
đến cho mọi người, cuộc sống ấm no. Nghi thức đúc cốm là nét
độc đáo của người Khmer thể hiện văn hoá, nhận thức và giá trị
truyền thống được lưu truyền qua bao thế hệ.
4.2 Lễ thả đèn nước
Lễ thả đèn nước hay gọi Lôi – Prôtip là một trong những hoạt
động không thể thiếu trong Lễ hội Ooc Om Boc và Đua ghe Ngo.
Người dân Khmer tổ chức thả đèn nước dưới lịng sơng để cúng
dấu chân cịn lưu lại của Đức Phật trên sông “Na Mi Thi” hoặc
làm mô hình tháp “Mơ La Mu Ni” nơi cất giữ búi tóc của Phật

Thích Ca trên thượng giới. Đèn nước có cấu tạo như một ngôi
đền làm bằng thân và bẹ chuối, có trang trí hoa lá, đèn. Đầu đèn
có treo cờ phướn, chung quanh được cắm đèn và nhang, bên
trong có bày các thức cúng. Mở đầu buổi lễ thả đèn nước, sư sãi
và bà con trong phum sóc thắp nhang xung quanh đèn rồi nghe
sư tụng kinh cầu tam bảo, cúng trăng để cầu nguyện cho sự an
vui, thịnh vượng và ước mong của mọi nhà. Sau đó người ta rước
20


đèn ra các sông nơi họ cư trú để thả trơi theo dịng nước. Những
ánh đèn lấp lánh trơi trên sông trông rất lung linh và huyền ảo.

Thả đèn nước trong lễ Ok Om Bok
/>
Ý nghĩa chính của lễ hội thả đèn nước là tiễn đưa các linh
hồn về cõi âm, ý nghĩa phụ nhằm thể hiện sự hối lỗi đối với thần
nước và đất vì đã làm ơ uế và đào xới suốt một năm qua, cũng
như xin những điều may mắn cho vụ mùa mới.Đối với lễ hội thả
đèn nước của người Khmer Nam Bộ, người ta thiết kế một chiếc
kiệu với chất liệu cây tạp, sau đó đặt lúa gạo, mắm muối, thịt,
trái rồi thả trôi theo dòng nước xem đây là lễ vật để tạ ơn thần
đất, nước và cũng là lương thực tiễn đưa những linh hồn quá cố.
Ngày nay, lễ nghi và đồ cúng vẫn được giữ nguyên, chỉ khác ở
chỗ những chiếc thuyền, kiệu được làm rực rỡ, nổi bật hơn bởi
những ánh đèn đủ màu. Làm tăng thêm nét thẩm mỹ, góp phần
thêm phần sinh động cho lễ hội Ok Om Bok. Trong những ngày
diễn ra lễ hội cùng với lễ thả đèn nước, cịn có nhiều hoạt động
văn hố nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc Khmer được
tổ chức như: múa trống sadăm, hát dù kê, múa lâm thol, biểu

diễn dàn nhạc ngũ âm, hội thi trang phục dân tộc, thi đấu các
môn thể thao dân tộc, v.v. . .

21


Lễ hội từ lâu trong tâm thức con người mang tính dân gian
và truyền thống, chính niềm tin vào thế giới siêu linh đã làm nên
văn hóa đặc trưng của người Khmer và gửi gắm vào trong nhiều
lễ hội với hình thức khác nhau.
4.3 Lễ thả đèn gió
Màu sắc văn hóa của lễ hội được thể hiện rõ qua hình ảnh
của những chiếc lồng đèn gió nhiều màu sắc thả bay ngút ngàn
trên bầu trời. Thể hiện niềm tin của con người vào thiên nhiên,
cuộc sống. Những ngày này, công việc mùa màng được thu xếp
xong, mọi người quây quần bên nhau để làm đèn gió hưởng ứng
lễ hội tạ ơn này. Những chiếc đèn gió được người dân tỉ mỉ thực
hiện, chiều cao của lồng đèn tầm 1m, chu vi tròn chừng 0,8m
được kết lại bằng keo và thanh tre cùng một sợi dây để cột chất
đốt; chất đốt được làm từ bông và dầu dừa. Theo một số vị cao
niên đồng bào Khmer, điều quan trọng khi làm chiếc đèn gió là
phải cân bằng được ngọn lửa để khi đốt không bị va vào giấy
quyến bao bọc bên ngồi. Khi làm xong đèn gió, mọi người bắt
ghế treo lên cao, đợi đến ngày 14 sẽ thả đèn bay lên khơng trung
đón ánh trăng rằm. Khi đốt lửa, khơng khí bên trong mất đi, tạo
nên một lực đẩy đèn gió bay lên cao, đung đưa theo gió. Trong
ngày hội Ok-Om-Bok truyền thống, đồng bào dân tộc Khmer
mong muốn rằng, đèn gió sẽ mang đi những điều khơng may
mắn, đem những lời khấn nguyện, ước muốn tốt đẹp đến với
thần Mặt Trăng, giúp cho công việc của họ gặp nhiều thuận lợi,

may mắn.

Đèn gió bay lên trời mang theo nguyện ước của người Khmer.

22


/>
Những chiếc đèn gió càng thêm lung linh, đầy màu sắc khi
nó được mọi người xúm xít, đồng thanh thả lên rực rỡ cả bầu
trời đêm. Sau khi thả đèn gió xong, mọi người hạ mâm cúng,
cùng nhau ăn uống gọi là hưởng lộc của thần Mặt Trăng, cùng
nhau kể chuyện sản xuất, mùa màng. Những câu chuyện vui đùa
sẽ được mọi người kể cho nhau nghe trong đêm trăng lung linh
tạo nên nét sinh hoạt mang đậm chất văn hoá của đồng bào dân
tộc Khmer Nam bộ.
4.4 Nghi lễ hạ thủy nghi thức tín ngưỡng quan trọng trong
lễ hội đua ghe ngo
Yếu tố văn hố cịn được tìm thấy trong quan niệm xem mỗi
chiếc ghe có một ơng thần giữ ghe, quy định sức mạnh của ghe
cũng như đảm bảo sự an toàn cho vận động viên tham dự đua
ghe. Điều này thể hiện sức mạnh tôn giáo, niềm tin vào sự che
chở của thần linh đối với các hoạt động nhân sinh. Ghe Ngo chỉ
được sử dụng vào việc thi đấu, được xem là vật linh thiêng, nhất
cử nhất động đều phải cử hành lễ cầu xin, như: lễ mở cửa rừng
xin cây làm ghe, lễ khởi công, lễ khánh thành, lễ đưa ghe lên nhà
ghe,…Trước mỗi lần thi đấu khoảng một tuần, các chùa thường
tổ chức lễ mặc áo cho ghe Ngo (còn gọi là lễ hạ thủy ghe Ngo).
Lễ này có vai trị đặc biệt quan trọng, có giá trị về mặt văn hố,
thể hiện niềm tin của người Khmer vào lực lượng siêu nhiên,

vào vị thần nắm giữ vận mệnh, quyết định sự thành bại của ghe
đua. Thời điểm và ngày giờ hạ thủy ghe Ngo được mỗi bổn sóc
quy định riêng, hợp với phong thủy, vật thờ của phum sóc ấy.
Thơng thường, lễ hạ thủy ghe Ngo được bắt đầu vào sáng sớm.
Mỗi chiếc ghe có một biểu tượng riêng. Việc chọn biểu tượng
ghe Ngo liên quan đến quan niệm truyền thống của từng phum
sóc và từng chùa. Biểu tượng ghe chính là đại diện cho quyền
uy của chiếc ghe, thể hiện cho sức mạnh của ghe đua. Lễ này có
vai trị đặc biệt quan trọng, có giá trị về mặt văn hố tín ngưỡng,
thể hiện niềm tin của đồng bào Khmer, có ý nghĩa quyết định
đến sự thành bại của ghe Ngo trong những cuộc đua.
Lễ vật chính của buổi lễ là Slath thor làm bằng quả dừa (Slath
thor Đôn) hoặc thân cây chuối (Slathor Chek) để cắm nhang và
nến. Trước khi buổi lễ được tiến hành, tại vị trí của các tay chèo,
23


thầy cúng sẽ đặt dọc theo hai bên ghe Slath thor. Ở đầu ghe, giữa
ghe, và mũi ghe đều có chỗ đặt mâm bánh, trái cây, đầu heo hoặc
gà vịt tùy theo từng chùa. Đến giờ định, vị sư cả của chùa hoặc
thành viên ban quản trị đứng ra làm chủ lễ, khấn nguyện vị thần
bảo hộ ghe Ngo đi theo giúp sức để ghe giành chiến thắng trong
các cuộc thi. Lực lượng tham gia thi đấu đứng vòng quanh ghe.
Sau đó, vị sư cả sẽ cầm một bình bát nước có áp mùi thơm của
sáp hoa, đi một vịng trên ghe để vẩy nước lành cho các tay bơi
để cầu sự bình an và tăng thêm sức mạnh. Sau nghi thức vẩy
nước của vị sư cả cho các tay chèo là phần lễ cúng đầu ghe của
các thầy cúng. Trước khi tiến hành lễ cúng đầu ghe Ngo, những
thầy cúng sẽ bắt đầu bằng màn thỉnh nhạc và dạo nhạc cúng ghe
Ngo. Mỗi dàn nhạc lễ ghe Ngo gồm từ 5-7 người; dàn nhạc cúng

gồm các nhạc cụ Khưm, Cha pây Đon veng, sáo, trống dặm, đàn
cò, đàn nhị, cồng... Phải tiến hành dạo nhạc cúng 3-5 lần như thế
mới bắt đầu màn hát cúng. Hát cũng sẽ theo trình tự các bước
như Sene Kru (cúng bề trên), Chom riêng berk both Tuk Ngua
(hát mở đầu) và Run Tua (hát theo dàn). Dựa theo vật thờ của
từng phum sóc, khi hát xướng, thầy cúng sẽ hát theo biểu tượng
ấy. Mỗi buổi lễ hạ thủy ghe Ngo thường kéo dài từ một đến hai
tiếng; vật phẩm gồm hoa quả, bánh ngọt, đầu heo, trứng vịt….
Khi mọi nghi lễ đã xong, những vận động viên thi đấu sẽ hợp
sức đẩy ghe xuống nước để đưa đến nơi thi đấu. Khi lễ hạ thủy
được bắt đầu, ngoài những tay bơi chủ lực đến để tiến hành
những nghi lễ cúng bái cần thiết thì các cư dân của phum sóc
cũng tề tựu đơng đảo bên chiếc ghe Ngo, vừa góp phần cổ vũ
tinh thần cho các tay chèo phum sóc, vừa cầu mong sự bình an,
sức mạnh từ vị thần bảo hộ cho bản thân họ thông qua buổi lễ.
Đua ghe ngo ở một góc độ nào đó từ lâu đã khơng chỉ là một
hội đua thuyền đơn giản, một trò chơi dân gian hay một hội của
Ok Om Bok mà đầy đủ các yếu tố trở thành một lễ hội của dân
tộc người Khmer, khi có những nghi lễ thể hiện niềm tin đối với
các vị thần với ước muốn tươi đẹp và sống tốt hơn, từ ước muốn
hoà hợp với thiên nhiên được sự bảo hộ từ những vị thần trong
thiên nhiên.
Điểm đặc biệt giữa các nghi lễ này khác so với các lễ hội khác
nằm ở bản sắc qua nhiều năm tháng cịn người vẫn giữ được
niềm tin tín ngưỡng mãnh liệt vào thiên nhiên, các hoạt động
dần trở nên đa dạng. Để lại trong tâm thức con người những suy
24


tư, có thể cuộc sống hiện đại ý thức phát triển thì văn hố dân

gian vẫn ln tồn tại, góp phần trong đời sống tinh thần của con
người.
5. Ý nghĩa của lễ hội Ok Om Bok- đua ghe ngo và giữ gìn
văn hố dân gian của người Khmer Nam Bộ
Vùng ĐBSCL quanh năm nước chảy và như thế hẳn là không
thể thiếu những con thuyền xuôi ngược. Và như thế lễ hội đua
ghe ngo đã phần nào góp phần tơ điểm cho nét đẹp văn hố miền
sơng nước. Chính lễ hội này tạo nên những nét đẹp riêng biệt và
đặc trưng của miền Nam Bộ. Có thể nhận thấy những hoạt động
của đua ghe ngo phần nào mang những ý nghĩ về giá trị văn hóa
quan trọng. Ghe Ngo khơng phải là sản phẩm của bất kỳ cá nhân
hay tập thể nào. Mỗi chiếc ghe ngo là do một ngôi chùa làm, đại
diện cho một hay nhiều phum sóc người Khmer tạo ra và tham
gia tranh tài. Do đó, sự thắng bại giữa các ghe ngo thực chất là
sự thắng bại giữa các chùa, giữa những phum, sóc với nhau. Sự
thành bại của ghe ngo trong hội đua còn là niềm vinh dự, là tiếng
thơm của ngôi chùa, của một địa phương tham gia thi đấu. Cho
nên từ đó mà người dân trong các phum, sóc hết sức quan tâm,
sự đoàn kết trọn vẹn và tinh thần yêu quý hết lịng của mình với
đội nhà và với lễ hội. Tính thần đoàn kết được thể hiện rất rõ qua
sự nhiệt tình tranh tài giữa các đội với nhau.
Ý nghĩa quan trọng ngồi tình thần tập thể đồn kết là niềm
tin, niềm hi vọng lớn lao của con người với cuộc sống, với lao
động. Người dân tin vào tín ngưỡng, tin vào những vị thần sống
thiện lành với khao khát đem đến cuộc sống ấm no cho mọi
người dân Khmer. Chính cái nét văn hóa đó đã tạo nên những
màu sắc rất riêng của tộc người Khmer. Lễ hội dân gian từ bao
giờ đã mang những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ dân
gian như ươm mầm cho cây trái xanh tươi tốt đẹp. Bao giờ cũng
thế văn hoá dân gian ln nằm trong từng cộng đồng dù ít hay

nhiều ln giữ những vị trí quan trọng.
Đua ghe Ngo ngày nay trở thành ngày hội chung của 3 dân
tộc Kinh - Khmer - Hoa, làm cho mối quan hệ cộng đồng các tộc
người ở miền Tây Nam Bộ ngày càng gắn kết. Đồng bào Khmer
Sóc Trăng tổ chức lễ hội đua ghe Ngo như một phong tục tốt
25


×