Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bài thu hoạch CCLL môn lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc WEB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.12 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
-------------------

BÀI THU HOẠCH
MÔN: LÝ LUẬN DÂN TỘC VÀ QUAN HỆ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ
DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở TỈNH THANH HÓA HIỆN
NAY

Họ và tên học viên:
Mã số học viên:
Lớp:
Khóa học:


2
HÀ NỘI – 2021
MỤC LỤC


3
MỞ ĐẦU
Quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo là một sự tác động qua lại, chi phối
lẫn nhau. Trong từng giai đoạn khác nhau, ở những địa phương khác nhau,
quan hệ dân tộc và tôn giáo biểu hiện ở những nội dung và hình thức khác
nhau. Sự vận động, biến đổi của tôn giáo gắn liền với sự vận động, biến đổi
của dân tộc; ngược lại mỗi cộng đồng dân tộc thường chịu ảnh hưởng ở
những mức độ khác nhau bởi các tôn giáo. Quan hệ giữa dân tộc và tơn giáo
là mối quan hệ có tác động qua lại. Trên cơ sở nhận diện những biểu hiện của


quan hệ dân tộc và tôn giáo, thực tiễn đặt ra những quan điểm cần quán triệt
để giải quyết tốt mối quan hệ này.
Chính vì qn triệt những quan điểm của Đảng và giải quyết tốt mối
quan hệ dân tộc và tơn giáo nhằm xây dựng, củng cố khối đại đồn kết dân
tộc, trên cơ sở thực tiễn tình hình dân tộc và tơn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa, tơi chọn đề tài "Một số giải pháp giải quyết mối quan hệ dân tộc và tơn
giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay" làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học của
mình. Tiểu luận nhằm tìm hiểu thực trạng về dân tộc và tơn giáo ở Thanh
Hóa, qua đó đưa ra các giải pháp giải quyết mối quan hệ này.


4
NỘI DUNG
1. Những đặc trưng về dân tộc và tôn giáo ở Thanh Hóa hiện
nay
Thanh Hố là tỉnh nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội
150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp
với ba tỉnh Sơn La, Hồ Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An,
phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía
Đơng là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hố nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác
động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng
điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ
thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh,
các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống
sơng ngịi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi
quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có cảng hàng không Thọ Xuân và đang dự kiến
mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách
du lịch.
Thanh Hố có diện tích tự nhiên khoảng 11129,48 Km 2, trong đó chủ
yếu là đất sản xuất lâm nghiệp. Theo Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa,

tính đến tháng 04/2021, tỉnh Thanh Hóa có 3.664.944 người, là tỉnh có số dân
đơng thứ ba trong cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội) và
là tỉnh đông dân nhất so với sáu tỉnh Bắc Trung Bộ. Thanh Hố là tỉnh có
nhiều đơn vị hành chính nhất cả nước với 27 đơn vị hành chính cấp huyện và
tương đương, có 579 xã, 30 phường, 28 thị trấn và 6.031 thơn, xóm, bản làng;
trong đó có 184 xã miền núi và 12 thị trấn miền núi (số liệu năm 2014). Tỉnh
có 6 huyện, thị xã thuộc vùng ven biển, 11 huyện thuộc vùng núi và 10 huyện,
thị xã, thành phố thuộc vùng đồng bằng.
Về dân tộc, đại gia đình các dân tộc tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 28 dân
tộc anh em cùng chung sống từ lâu đời. Tuy nhiên, chỉ có 07 dân tộc có dân
số đơng nhất là dân tộc Kinh 3.000.000 người, chiếm 83% dân số; 06 dân tộc


5
thiểu số có 621.436 người. Trong đó các dân tộc có dân số tương đối nhiều
như: Dân tộc Mường có 364.622 người (chiếm 10% dân số), Dân tộc Thái có
223.165 người (chiếm 6% dân số), Dân tộc Mơng có 14.917 người (chiếm
0,4% dân số), Dân tộc Thổ có 11.530 người (chiếm 0,3% dân số), Dân tộc
Dao có 6.215 người (chiếm 0,1% dân số), Dân tộc Khơ Mú có 978 người
(chiếm 0,02% dân số). Còn lại 21 dân tộc thiểu số khác có 4493 người (chiếm
0,18% dân số tồn vùng). Trong đó Dân tộc Tày 444 người, Nùng 151 người,
Hoa 327 người, Khơ Me 31 người, Gia Rai 27 người, Ê Đê 68 người ….ít
nhất là Dân tộc Tà Ơi có 02 người.
Khu vực miền núi Thanh Hóa với những thung lũng màu mỡ, là nơi
quần tụ sinh sống lâu đời của các dân tộc thiểu số Mường, Thái, Mông, Dao,
Thổ, Khơ Mú... Trong đó, người Thái sống tập trung chủ yếu ở các huyện
Thường Xuân, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh... Có nhiều kiến
giải về sự xuất hiện của người Thái trên mảnh đất xứ Thanh, song nhìn chung,
các nghiên cứu đều thống nhất rằng, xét về mặt lịch sử, người Thái Thanh
Hóa được hình thành và phát triển từ một nhóm Tày cổ bản địa.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, được bổ sung thêm một bộ phận di cư từ
phía Bắc vào; đồng thời, tiếp cận với người Mường, người Kinh, người Khơ
Mú xung quanh và giữ mối liên hệ thường xuyên, mật thiết với khối đồng tộc
Tây Bắc, Thượng Lào, Nghệ An. Do vậy, về huyết thống và văn hóa có sự hịa
đồng của nhiều yếu tố, từ đó, tạo nên bản sắc riêng vừa mang đặc trưng Thanh
Hóa, vừa phản ánh tính chất chung của cộng đồng Thái Việt Nam. Dân tộc
Thái Chiếm tỷ lệ dân số đông thứ 2 (đứng sau người Mường) tại Thanh Hóa,
có kho tàng văn hóa lâu đời và đồ sộ trên mảnh đất xứ Thanh. Đồng bào Thái
có ngôn ngữ, chữ viết riêng, đến nay bà con vẫn cịn lưu giữ nhiều giá trị văn
hóa riêng biệt và đặc sắc như, nghề dệt thổ cẩm, nhảy sạp, cồng chiêng, hát
khặp Thái…


6
Người Mường là một trong những dân tộc gắn bó lâu đời trên mảnh đất
xứ Thanh. Quá trình định cư lâu dài, người Mường đã tạo dựng được một kho
tàng văn hóa phong phú, đã “ăn sâu bén rễ” vào trong đời sống cộng đồng.
Nói đến văn hóa Mường, nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh đến sử thi “Đẻ
đất đẻ nước” - một áng Mo đồ sộ với trên 2 vạn câu, phản ánh đầy đủ và chân
thực quan niệm của người Mường về tự nhiên, xã hội và con người. Có ý kiến
cho rằng, sử thi này đã giúp giới học thuật khám phá và tìm thấy những ý
niệm và triết lý biện chứng về vũ trụ, con người, vịng đời, lễ tục, tín ngưỡng,
phương thức sản xuất của những người tối cổ từ buổi hồng hoang lịch sử.
Hoặc nói đến văn hóa Mường là nói đến cồng chiêng, hát xường, pồn pơơng...
những loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, giàu giá trị, nơi gửi gắm tâm tư,
tình cảm của con người, cũng như góp phần làm phong phú đời sống văn hóa
- tinh thần người Mường. Đồng thời, phản ánh một phần lịch sử, phong tục,
tập quán của tộc người trong diễn trình lịch sử dân tộc.
Tóm lại, Thanh Hóa là nơi đồng bào các dân tộc cùng sinh sống xen kẽ,
gần gũi với nhau, có truyền thống tốt đẹp lâu đời. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc

tại đây có một số điều cần quan tâm:
Thứ nhất, đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh Thanh Hóa (Thái,
Mường, Mơng, Dao) là các dân tộc giàu bản sắc, có tiếng nói, hệ ngơn ngữ
riêng, có trường hợp cùng dân tộc nhưng không cùng hệ ngôn ngữ (như người
Mường, người Mường cổ bản địa và người Mường ngồi có nguồn gốc từ
Hịa Bình có tiếng nói khác nhau), có chữ viết riêng (Thái). Tiếng nói, chữ
viết và truyền thống lâu đời riêng của đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh Hóa
đủ để sử dụng trên mọi phương diện, có phong tục, tập quán tốt đẹp, có nền
văn hóa phong phú, đa dạng được giữ gìn và phát huy từ lâu đời. Đồng bào
Thái, Mường, Mông sinh sống xen kẽ, gần gũi với dân tộc Kinh, nên bị tác
động nhất định từ văn hóa của dân tộc đa số, bên cạnh mặt tích cực cũng dễ
làm cho văn hóa các dân tộc thiểu số có phần lu mờ, phai nhạt là điều khó
tránh khỏi.


7
Thứ hai, đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa có mối quan hệ
với nhân dân ở một số quốc gia về mặt văn hóa, tơn giáo. Đồng bào Thái,
Mơng có mối quan hệ gần gũi với người Lào và nhiều nước trên thế giới bởi
yếu tố đồng tộc, kinh tế, văn hóa. Các mối quan hệ đó, bên cạnh mặt tích cực
cũng nảy sinh những vấn đề phức tạp cần được quan tâm.
Về tơn giáo, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, tồn tỉnh có 9 tôn
giáo khác nhau đạt 159.466 người, nhiều nhất là Công giáo có 149.990 người,
tiếp theo là đạo Tin Lành có 7.890 người, Phật giáo có 1.447 người. Cịn lại
các tơn giáo khác như Hồi giáo có 95 người, đạo Cao Đài có 23 người, Minh
Sư đạo có 14 người, Phật giáo Hịa Hảo có bốn người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa có
hai người và 1 người theo Minh Lý đạo.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 tơn giáo được cơng nhận tổ chức tôn
giáo đang hoạt động, gồm: Phật giáo, Thiên chúa, Tin lành và Cao Đài. Số
lượng tín đồ các tơn giáo chiếm khoảng 7% dân số tồn tỉnh. Riêng khu vực

miền núi, vùng biên giới trong lịch sử của tỉnh từ lâu đã có các tơn giáo du
nhập và tồn tại như: Phật giáo, Thiên chúa, Tin lành. Một số huyện như
Thường Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Như Thanh có một số bà
con theo đạo Thiên chúa sinh hoạt tại 8 giáo xứ.
Từ những năm 1990, đồng bào Mơng từ các tỉnh phía Bắc di cư vào
huyện Mường Lát, Quan Hóa đã mang theo đạo Thiên chúa và Tin lành với
những hệ phái khác nhau như: Tin lành Việt Nam (miền Bắc), Tin lành Liên
hữu Cơ đốc, Tin lành Trưởng lão, Tin lành Ngũ Tuần.
2. Những biểu hiện của các tơn giáo tại Thanh Hóa
Thanh Hóa có nhiều tín ngưỡng, tơn giáo cùng tồn tại lâu đời trong lịch
sử của dân tộc. Mặc dù đức tin, giáo lý và sự thờ phụng của đồng bào theo các
tơn giáo khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền
thống yêu nước, truyền thống văn hóa và ln đồng hành cùng dân tộc cả


8
trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trong số 9 tơn giáo trong tỉnh Thanh Hóa, hiện nay có 04 tơn giáo được
cơng nhận cơng nhận tư cách pháp nhân: Phật giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, và
Cao Đài. Trong đó, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài có nhiều hệ phái khác nhau
trong cùng một tơn giáo. Lợi thế lớn nhất về tơn giáo tại Thanh Hóa là các tơn
giáo có truyền thống đồn kết, tơn trọng lẫn nhau.
Trong những năm qua, tình hình tơn giáo ở Thanh Hóa cơ bản ổn định,
các sinh hoạt tơn giáo, đặc biệt là các lễ trọng trong tôn giáo diễn ra trang
nghiêm, đúng quy định pháp luật, đảm bảo an ninh, trật tự. Các hoạt động tơn
giáo, tín ngưỡng đều được tơn trọng và tạo điều kiện thuận lợi, chính sách,
pháp luật về tơn giáo từng bước được hồn thiện. Hầu hết các tôn giáo hoạt
động đúng pháp luật; nhiều cơ sở thờ tự, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành
tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. Bên cạnh đó, các địa phương

đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, hướng dẫn, giúp đỡ,
tạo điều kiện để các tôn giáo tổ chức các ngày lễ trọng, đại hội, hội nghị diễn
ra trang nghiêm, đảm bảo an ninh trật tự; phối hợp giải quyết các kiến nghị,
nhu cầu chính đáng của các tôn giáo. Thông qua các hoạt động thăm, chúc
mừng các tổ chức tôn giáo đã tạo sự gần gũi, nắm bắt tình hình, giải quyết
được nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, vận động chức sắc, tín đồ thi đua lao
động, sản xuất, gắn bó đồng hành cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cơng tác tơn giáo ln hồn
thành các nhiệm vụ đặt ra.
Song, bên cạnh đó, cơng tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng
gặp không ít khó khăn, bất cập, như: với địa lý rộng, nhiều dân tộc cùng sinh
sống; khối lượng công việc lớn; trong khi bộ máy làm công tác tôn giáo
mỏng, dẫn đến cơng tác quản lý, tun truyền đường lối, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cũng gặp nhiều khó khăn; Một số địa


9
phương, như Ba Làng ở thị xã Nghi Sơn, Thiên Chúa giáo với ưu điểm là tôn
giáo truyền thống lâu đời, được người dân nơi đây tôn sùng, nên Thiên Chúa
giáo có sức tác động hết sức mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực trong cộng đồng.
Đây là tôn giáo gắn liền và chi phối hầu hết các mặt đời sống của người dân
tại khu vực này. Thiên Chúa giáo đã trở thành yếu tố tư tưởng, văn hóa liên
kết cộng đồng. Ngồi những mặt tích cực kể trên thì cũng có nhiều mặt trái
đáng kể, điển hình như việc lợi dụng tôn giáo để truyền bá quan điểm, tư
tưởng lệch lạc, khơng đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo;
hiện tượng tôn giáo mới được coi là tà đạo như “Ngọc phật Hồ Chí Minh” “Giáo hội Lạc Hồng”, “Hội Tiên Rồng”, gần đây nhất là “Hội thánh Đức
Chúa Trời”, mặc dù đã được đấu tranh, ngăn chặn khá hiệu quả, song đã để lại
những hệ lụy tiêu cực đối với đời sống xã hội trên địa bàn như vợ lìa chồng,
con cái bỏ bê việc học tập, gia đình ly tán, hạnh phúc đổ vỡ...
Mặt khác, thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biến phức tạp, các

thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo, kết hợp với dân tộc, dân chủ,
nhân quyền để quốc tế hóa vấn đề này nhằm can thiệp vào công việc nội bộ
của ta. Thời gian qua, âm mưu, thủ đoạn và hoạt động lợi dụng tơn giáo trong
chiến lược “diễn biến hịa bình” nhằm chống phá cách mạng nước ta nói
chung, Thanh Hóa nói riêng của các thế lực thù địch thường tập trung vào bảy
nhóm hoạt động là:
- Tìm cách thơng qua các đạo luật, nghị quyết nhằm lợi dụng về vấn đề
tôn giáo, kết hợp với vấn đề dân chủ, nhân quyền và quốc tế hóa vấn đề tơn
giáo để can thiệp, chống phá Việt Nam;
- Xúi giục, kích động số phản động người Việt trong các tơn giáo ở
nước ngồi tổ chức các hoạt động chống phá;
- Hỗ trợ, kích động và chỉ đạo số cực đoan tôn giáo trong nước hoạt
động chống phá;


10
- Lợi dụng việc khiếu kiện về đất đai, cơ sở vật chất có nguồn gốc tơn
giáo và những sơ hở thiếu sót của ta trong giải quyết vấn đề tôn giáo để chống
Đảng và Nhà nước ta;
- Lợi dụng vấn đề tơn giáo gây ra bạo loạn chính trị và các điểm nóng
tơn giáo;
- Lợi dụng vấn đề dân tộc kết hợp với vấn đề tôn giáo chống phá ta;
- Lợi dụng các hoạt động từ thiện, nhân đạo và sử dụng các tổ chức phi
chính phủ (NGO) tơn giáo chống cách mạng Việt Nam.
Đặc biệt là trước ngày bầu cử toàn dân 23/5/2021, các thế lực thù địch
đã và đang dở “chiêu trị xúi giục” rằng: “khơng biết, không bầu” để phá hoại
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.
Trước đây cũng như hiện nay các thế lực thù địch thường ráo riết thực
hiện “Tôn giáo hóa” vùng dân tộc thiểu số. Đây là âm mưu, hoạt động nằm
trong chiến lược “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch. Chúng coi đây

là mũi nhọn, ngịi nổ tiến cơng để phá hoại khối đại đồn kết tồn dân tộc của
ta, kích động ly khai, tự trị, lập “Nhà nước - Vương quốc” trong vùng dân tộc
thiểu số, tiến tới mục tiêu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Với ý đồ xấu và âm mưu thâm độc đó, các thế lực thù địch, phản động
đã và đang ráo riết tìm cách lợi dụng vấn đề tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu
số để hoạt động chống phá. Chúng âm mưu sử dụng tôn giáo như một công cụ
tinh thần để nắm giữ, khống chế đồng bào các dân tộc thiểu số, hình thành lực
lượng đối trọng với chính quyền, cao hơn nữa là gây mâu thuẫn, xung đột dân
tộc và đẩy tới ly khai, tự trị ở các vùng dân tộc thiểu số.


11
Cái gọi là “Ba Tây” trước đây - bài học nhãn tiền cho chúng ta vẫn cịn
đó (bọn phản động đã tun truyền, lơi kéo lập ra một số hình thức tôn giáo
riêng cho người dân tộc như “Tin lành riêng của người Mơng” ở Tây Bắc,
phía Tây Thanh Hóa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ý đồ thâm độc “Ba Tây” đó
đã bị quân và dân ta làm cho phá sản.
Trước đây, Thanh Hóa có thực trạng một số điểm nhóm Tin lành có
những vi phạm trong sinh hoạt, hoạt động tôn giáo như lợi dụng xây dựng nhà
nguyện trái pháp luật làm mới sinh hoạt tôn giáo; đưa người đi đào tạo, bồi
dưỡng, phong chức, phong phẩm không báo cáo với cấp có thẩm quyền;
truyền đạo trái phép và sinh hoạt tôn giáo không đúng với nội dung đăng ký...
Trước tình hình trên, Ban Tơn giáo tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức
năng trong tỉnh tập trung chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền sở tại tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo, nhất là hoạt động của các
chức sắc, nhà tu hành đến khu vực miền núi và vùng biên giới. Các lực lượng
chức năng ở tỉnh phối hợp chặt chẽ, phát hiện và kịp thời ngăn chặn, xử lý
kiên quyết những hành vi vi phạm của một số linh mục, tu sĩ khi tới địa bàn
khu vực miền núi và vùng biên giới; tạo điều kiện để bà con theo đạo Thiên

chúa được bày tỏ đức tin tôn giáo tại gia theo quy định của pháp luật.
Mặc dù các chức sắc, nhà tu hành đạo Thiên chúa có những phương
thức hoạt động nhằm tránh sự quản lý của chính quyền, nhưng nhìn chung,
các ngành chức năng đã phối hợp chặt chẽ, xử lý tình huống linh hoạt, phù
hợp với thực tiễn tình hình; khơng tạo cơ sở để các chức sắc tơn giáo lợi dụng
tố cáo chính quyền vi phạm chính sách, pháp luật về tơn giáo. Ví dụ như trên
địa bàn huyện Mường Lát, chính quyền đã cấp đăng ký sinh hoạt đạo Tin lành
cho 18 điểm nhóm. Các điểm nhóm Tin lành này sau khi đăng ký đã đi vào
sinh hoạt tôn giáo ổn định, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước cũng như quy định của địa phương. Chính
quyền địa phương quản lý được các điểm nhóm; tín đồ đạo Tin lành phấn


12
khởi tin tưởng vào chủ trương, chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước;
không xuất hiện các vụ khiếu kiện tôn giáo và hiện tượng di cư tự do của
người Mơng vì lý do tơn giáo đã giảm hẳn.
Đối với đạo Thiên chúa, chủ trương của Giáo phận Công giáo Thanh
Hóa tập trung truyền giáo lên khu vực miền núi Thanh Hóa, phân cơng một số
linh mục trẻ tuổi, được đào tạo cơ bản phụ trách địa bàn miền núi biên giới
nhằm khơi phục Hạt giáo Châu Lào từng có trong lịch sử. Từ chủ trương đó,
một số linh mục, tu sĩ đã tổ chức các hoạt động thâm nhập địa bàn để truyền
đạo trái phép dưới hình thức thăm thân, hoạt động nhân đạo từ thiện, đưa
người đi đào tạo, cấp kinh phí cho một số giáo dân ở thị trấn Quan Hóa; mua
đất sau đó hiến tặng để xây dựng họ đạo... làm cơ sở cho việc phát triển đạo
Thiên chúa lên Mường Lát và các huyện miền núi, vùng biên giới, tạo nên
tình hình phức tạp tại một số địa phương.
3. Giải pháp giải quyết các vấn đề dân tộc và tơn giáo t ại
Thanh Hóa hiện nay
Quán triệt những quan điểm của Đảng, từ thực tiễn biểu hiện các vấn đề

tôn giáo trên địa bàn tỉnh, để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tơn giáo
nhằm xây dựng, củng cố khối đại đồn kết dân tộc, Thanh Hóa cần thực hiện
tốt một số giải pháp như sau:
Một là, nhận thức đúng về vấn đề dân tộc, tôn giáo, giải quyết mối quan
hệ dân tộc và tơn giáo vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đây là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, vì có thống nhất về nhận
thức mới thống nhất về hành động. Do đó, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc
đường lối, pháp luật của Đảng và Nhà nước về cơng tác tơn giáo: "Tiếp tục
hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo, phát huy những giá
trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho
các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn
giáo đã được Nhà nước cơng nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp


13
tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời chủ động
phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn
giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín
ngưỡng, tơn giáo trái với quy định của pháp luật”. Theo đó, việc quán triệt
quan điểm chính sách tơn giáo nhấn mạnh đến năm vấn đề chính yếu sau:
(1) Tơn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và khơng
tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân;
(2) Tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật về tơn giáo, tín ngưỡng.
Khi xây dựng chính sách dân tộc và tôn giáo phải chú ý đến khía cạnh văn
hóa, xã hội, tâm lý của cộng đồng các dân tộc trên tồn tỉnh. Chính quyền cần
tập trung nâng cao ý thức người dân qua các hình thức tuyên truyền vận động
để cộng đồng các dân tộc hiểu thêm về các chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước về dân tộc và tôn giáo. Đồng thời, cần hồn thiện
chính sách dân tộc, tơn giáo phù hợp với tính đặc thù của từng đối tượng, từng
địa bàn. Tùy theo bản chất của vấn đề mà có chính sách ngắn hạn và dài hạn

thích hợp. Trong xây dựng chính sách, các cấp ủy đảng, chính quyền cần thực
hiện đúng tinh thần của Luật tín ngưỡng, tơn giáo; cần xác định đúng vấn đề
của đồng bào và đối tượng của các chính sách. Trước khi hoạch định chính
sách dân tộc và tơn giáo, các tỉnh, thành cần có khảo sát thực tế để tìm hiểu
hiện trạng và nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc. Chỉ ra được
nguyên nhân của vấn đề, từ đó đề ra những chính sách cụ thể phù hợp với
từng đối tượng cụ thể.
Cần có sự phối hợp, trao đổi kinh nghiệm quản lý và thực thi chính
sách giữa các tỉnh, thành trong khu vực Bắc Miền Trung, Miền Trung nơi có
đơng đồng bào dân tộc sinh sống, để từ đó việc hoạch định chính sách và thực
thi chính sách sẽ mang lại hiệu quả, góp phần giải quyết vấn đề dân tộc và tôn
giáo một cách đúng đắn và phù hợp với từng cộng đồng dân tộc. Khi xây
dựng chính sách dân tộc và tôn giáo phải đảm bảo sự nhất quán từ cấp tỉnh


14
đến địa phương và cơ sở. Ngồi ra, cần có cơ chế đặc thù trong xây dựng và
thực hiện chính sách, phải xuất phát từ lợi ích chung của đồng bào.
(3) Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo;
(4) Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo
hiến chương, điều lệ đã được nhà nước công nhận, theo quy định của pháp
luật; thường xuyên quan tâm, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của đồng
bào các các dân tộc, đồng bào các tôn giáo và tạo điều kiện đáp ứng các nhu
cầu chính đáng của đồng bào. Tập trung chỉ đạo giải quyết nhanh chóng, hiệu
quả các vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo như vấn đề đất đai, đất sản
xuất, cơ sở thờ tự… cho đồng bào các dân tộc, các tranh chấp, khiếu kiện có
nguồn gốc tơn giáo.
(5) Chủ động phịng ngừa và kiên quyết đấu tranh với những hành vi
lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để chia rẽ phá hoại khối đại đồn kết dân tộc
hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.

Do vậy, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng và chính quyền
cần tiếp tục quán triệt sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân
trong toàn tỉnh, trước hết là cán bộ, đảng viên đang công tác tại xã, thôn nhằm
thống nhất nhận thức về công tác tôn giáo của Đảng ta. Cần phải nhấn mạnh
rằng chúng ta không chống tôn giáo, chỉ chống việc lợi dụng tôn giáo để
chống phá Nhà nước. Chúng ta tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,
tơn giáo của tín đồ; khơng dùng các biện pháp hành chính để ép buộc quần
chúng bỏ đạo.
Hai là, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo
Huy động, phân bố sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư
phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đơng


15
đồng bào tôn giáo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số; Lồng ghép nội dung, nhiệm vụ công tác tôn giáo, công tác dân tộc
với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đông đồng bào tôn
giáo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng, triển khai các
chủ trương, chính sách, chiến lược của địa phương; Nghiên cứu, rà soát tổng
thể việc sử dụng đất đai có liên quan đến tơn giáo, hướng dẫn kê khai, đăng
ký sử dụng đất và sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cơ sở tôn giáo. Chủ động giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai, cơ sở thờ tự có liên quan đến tôn giáo.
Kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phịng, an ninh vùng dân
tộc, vùng tơn giáo, xây dựng vùng kinh tế đường biên giới trên đất liền. Bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, phát huy những giá trị văn hóa,
đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất
nước. Tăng cường đầu tư xây dựng và củng cố các thiết chế văn hóa ở vùng
dân tộc thiểu số, vùng có đơng đồng bào tơn giáo. Chú trọng đầu tư xây dựng

các chương trình nội dung thông tin bằng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số
và bằng nhiều hình thức đa dạng, phương pháp phù hợp với vùng dân tộc
thiểu số, vùng đồng bào tôn giáo tập trung.
Nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ dân
trí vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đơng đồng bào tôn giáo. Tăng
cường cải thiện, đầu tư điều kiện dạy và học, phương pháp dạy và học cho
phù hợp với đặc thù vùng dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào tôn giáo.
Cải thiện y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe tồn dân. Đối với vùng
dân tộc thiểu số, cần xác định rõ tính đặc thù và sự gắn bó giữa tơn giáo
truyền thống với các tơn giáo ngoại sinh. Đồng thời, có chính sách đào tạo đối
với người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc.
Việc đào tạo cử tuyển không chỉ thu hẹp ở vùng đặc biệt khó khăn như hiện
nay mà nên mở rộng ra các vùng khác. Các địa phương cần có chính sách ưu


16
đãi tuyển dụng, bố trí sử dụng học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số sau khi tốt
nghiệp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp để nâng cao nhận thức
cho đồng bào dân tộc, góp phần xây dựng đội ngũ trí thức có khả năng kế
thừa và hoạch định chính sách cho vùng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
chương trình cung cấp nước sạch và dịch vụ y tế nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Ba là, nâng cao chất lượng hoạt động và vai trị của hệ thống chính trị
trong giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo
Các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở, nhất là cấp cơ sở vùng dân tộc thiểu
số, vùng có đơng đồng bào tôn giáo quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện
nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về cơng tác dân tộc, công tác tôn giáo; chủ động xây dựng quy chế công
tác dân tộc, công tác tôn giáo của địa phương. Tăng cường lãnh đạo xây dựng
cơ sở chính trị vùng tôn giáo, vùng dân tộc thiểu số; chú trọng phát triển đảng

viên trong cộng đồng tôn giáo và dân tộc thiểu số. Đổi mới tổ chức, hoạt động
và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ
chức đồn thể nhân dân trong công tác dân tộc, công tác tôn giáo.
Bốn là, củng cố quốc phòng, an ninh, chủ động và kiên quyết đấu tranh
chống các thế lực thù địch, phản động lợi dụng quan hệ dân tộc và tôn giáo
nhằm kích động quần chúng chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Dân tộc và tôn giáo luôn là vấn đề nhạy cảm, thường xuyên bị các thế
lực thù địch lợi dụng để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tốc và chống phá cách
mạng Việt Nam. Do vậy, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, chủ động
ngăn ngừa bạo loạn chính trị do các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo là nhiệm vụ thường trực hết sức quan trọng. Phải làm tốt công tác
quản lý địa bàn, xây dựng các phương án để chủ động phịng ngừa các hoạt
động tơn giáo trái phép. Đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện các chương trình


17
phịng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây
dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng công an, quân đội với các đồn thể
trong cơng tác dân tộc, tơn giáo để nắm chắc tình hình, quản lý chặt đối
tượng, sẵn sang các phương án chủ động đấu tranh ngăn chặn hoạt động phá
hoại của các thế lực thù địch. Tranh thủ giáo sĩ, vận động giáo dân thực hiện
xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”.
Chủ động vạch trần âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch trong
việc lợi dụng dân tộc và tôn giáo, hoặc kết hợp vấn đề dân tộc với vấn đề tơn
giáo nhằm “tơn giáo hóa dân tộc” của chúng.
Năm là, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tơn giáo
Cơng tác vận động quần chúng nói chung và quần chúng tín đồ các tơn
giáo nói riêng là một lĩnh vực cơng tác của Đảng, có vị trí, vai trị, ý nghĩa rất
quan trọng trong tồn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Vì vậy, Đảng ta
cho rằng: "Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần

chúng”. Cần phải tuyên truyền để giáo dân thấy rằng: Mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn
bó đồng bào các tơn giáo với sự nghiệp chung. Mọi cơng dân khơng phân biệt
tín ngưỡng, tơn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuyên truyền để mỗi giáo dân hiểu rõ quan đểm, chính sách tơn giáo đúng
đắn của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo và khơng tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân; thực hiện
lương – giáo đồn kết; sống "phúc âm trong lịng dân tộc"; song cũng kiên
quyết "chống việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tơn giáo làm tổn hại đến lợi ích
của Tổ quốc và nhân dân". Trong quá trình tuyên truyền, vận động cần đặc
biệt quan tâm đến những địi hỏi chính đáng của giáo dân và các tôn giáo như
trong Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX,
nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã chỉ rõ: "Quan tâm giải quyết kịp thời những đề xuất
chính đáng của các tôn giáo".


18
Sáu là, nêu gương những tín đồ, chức sắc, nhà tu hành
Thực hiện tốt chính sách đại đồn kết tồn dân tộc nói riêng và chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nói chung ở những vùng có đạo nhằm
khơi dậy tinh thần dân tộc "kính Chúa, yêu Tổ quốc", "sống tốt đời, đẹp đạo",
"sống phúc âm trong lòng dân tộc". Tiếp tục xây dựng, củng cố và tăng cường
khối đại đoàn kết dân tộc; đoàn kết Lương - Giáo; đồn kết trong nội bộ tơn
giáo. Theo đó, cần tiếp tục "Thực hiện tốt đồn kết tơn giáo, đại đồn kết
tồn dân tộc”; đồng thời phải "Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua,
các cuộc vận động trong các tổ chức tơn giáo, các chức sắc, tín đồ sống "tốt
đời, đẹp đạo", đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh. Chăm lo xây
dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, tôn giáo" như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết
Đảng bộ tỉnh XIX đã đề ra. Trên cơ sở đó, vạch trần, mặt tiêu cực, các hoạt

động mê tín dị đoan của các phần tử xấu; vạch trần và lên án âm mưu, thủ
đoạn lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược "Diễn biến hịa bình", bạo
loạn, lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Bảy là, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động
tôn giáo; xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để
vi phạm pháp luật.
Đây là giải pháp căn bản và quan trọng trong tình hình hiện nay để xây
dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền về tơn giáo, tín ngưỡng. Quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ giới hạn ở người “Công dân” mà phải mở
rộng ra đối với “Mọi người” ở mọi lứa tuổi theo công ước quốc tế về quyền
con người mà Nhà nước ta đã ký. Luật Tôn giáo, tín ngưỡng là cơ sở pháp lý
cho việc xem xét tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo, hoạt động đào
tạo chức sắc tôn giáo và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động.


19
Tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình
mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng
cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân các vùng khó khăn, đặc
biệt quan tâm các vùng đơng tín đồ tơn giáo và vùng dân tộc miền núi cịn
nhiều khó khăn của tỉnh. "Giải quyết hài hịa các quan hệ lợi ích giữa các
giai tầng trong xã hội. Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trong,
giúp nhau cùng phát triển. Tập trung hồn thiện và triển khai thực hiện tốt
các chính sách dân tộc, tơn giáo; có những chính sách đặc thù giải quyết khó
khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số" như trong phương hướng, nhiệm vụ
nhiệm kỳ và những năm tiếp theo mà Đại hội XIII của Đảng chỉ ra.
Tăng cường cảnh giác cách mạng, xây dựng phương án cụ thể, chủ
động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn
đề tôn giáo, kết hợp với vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền để kích động
chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia,

chống phá Nhà nước ta; đặc biệt là hiện nay, các thế lực thù địch đã và đang
dở "chiêu trò xúi giục" rằng: "không biết, không bầu" để phá hoại cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những
hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo trái với quy định của pháp luật, "Nghiêm trị
mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản
trở sự phát triển của đất nước" như trong phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ
và những năm tiếp theo mà Đại hội XIII của Đảng chỉ ra.
Giải quyết việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các
hoạt động y tế, văn hóa, xã hội, giáo dục... của Nhà nước, theo nguyên tắc: (1)
Khuyến khích tơn giáo đã được Nhà nước thừa nhận tham gia phù hợp với
chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật; (2)
Cá nhân tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tham gia với tư cách công
dân được khuyến khích, tạo điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật.


20
Thống nhất chủ trương xử lý vấn đề nhà, đất sử dụng vào mục đích tơn
giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo: (1) Đối với đất đai, thực hiện theo quy
định của pháp luật hiện hành. (2) Đối với việc khiếu kiện liên quan đến nhà và
cơ sở tôn giáo đã chuyển giao cho chính quyền hoặc đồn thể sử dụng: về
nguyên tắc, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành; riêng đối với những
trường hợp nhà, đất do tơn giáo đã hiến tặng có văn bản xác nhận thì khơng
đặt vấn đề trả lại. Đối với hội đồn tơn giáo, thực hiện theo ngun tắc mọi tổ
chức tôn giáo phải được Nhà nước công nhận và hoạt động theo quy định của
pháp luật.


21
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung tiểu luận “Một số giải pháp giải quyết mối

quan hệ dân tộc và tơn giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay” của tôi. Bài viết đã
nêu ra một số đặc trưng về dân tộc và tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,
cũng như một số biểu hiện của tơn giáo hiện nay tại Thanh Hóa. Từ những
thực tiễn đó, tơi đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ dân
tộc và tơn giáo ở Thanh Hóa.
Các giải pháp giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo đều dựa trên
cơ cở những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này, xuất phát từ
thực tiễn các dân tộc và tôn giáo của nước ta. Yêu cầu đặt ra đòi hỏi phải tăng
cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết
dân tộc, và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách
của cách mạng Việt Nam. Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo luôn
phải đặt trong mối quan hệ với cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu
số, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống âm mưu và hành động lợi dụng các
vấn đề dân tộc, tơn giáo vào mục đích chính trị. Trên những quan điểm đó,
tiểu luận đã đề ra 07 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết mối quan hệ
giữa dân tộc và tơn giáo, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây
dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh./.


22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Lý luận dân
tộc và Quan hệ dân tộc ở Việt Nam (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận
chính trị), Nxb. Lý luận chính trị, H.2021.
2. Tổng cục Thống kê: Niên giám tổ chức ngành thống kê năm 2021,
Nxb Thống kê, H.2021.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc các
khóa từ: X - XIII, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2001, 2006, 2011 và 2016.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016.
5. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa: Báo cáo chính trị trình Đại hội XIX, nhiệm
kỳ 2020-2021.
6. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa: Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
lần thứ XIX.



×