Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TIỂU LUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.23 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

BÀI TẬP LỚN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Về việc thực hiện thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay

Sinh viên:
MSSV:
STT:
Lớp:
GVHD:

1
1
1


Hà Nội – 10/2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Về việc thực hiện thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Ở Việt Nam hiện nay


2
2
2


Hà Nội – 10/2021
LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một bộ phận nội
dung quan trọng trong lý thuyết chung của Chủ nghĩa xã hội khoa học. Là một trong
năm nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay (Việt Nam, Lào,
Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên), độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường
lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết
hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa
ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại
cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng
Cộng sản và nhân dân Việt Nam; quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan,
là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.
Chính vì vậy, em xin được lựa chọn đề tài “Về việc thực hiện thời kì quá độ lên
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” cho bài tập lớn của mình với mong muốn sẽ
làm rõ thêm những nội dung và luận điểm áp dụng vào thực tế.
Trong quá trình thực hiện để tài khơng tránh khỏi những khuyết điểm và đơi
chút thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của cơ để em có thể sửa đổi,
giúp cho bài tập lớn của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3

3
3


NỘI DUNG
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI
1. Thế nào là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
“Muốn hiểu được rõ thế nào là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trước hết ta
phải hiểu được thế nào là thời kì quá độ. Mác đã khái quát và chỉ rõ: “Thời kì quá độ
là thời kì cải biến cách mạng khơng ngừng, triệt để và tồn diện từ phương thức sản
xuất này sang phương thức sản xuất khác. Trong thời kì q độ, xét cả về mặt kinh tế,
chính trị và xã hội, đó là một thời kì có nhiều mâu thuẫn đặt ra đòi hỏi phải giải quyết
triệt để”. Như vậy, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định rằng, muốn tiến từ
một phương thức sản xuất thấp lên một phương thức sản xuất cao hơn thì bắt buộc phải
trải qua thời kì quá độ hay sự chuyển tiếp giữa các hình thái kinh tế - xã hội chính
là thời kỳ quá độ. Luận điểm này đã thể hiện một cách cô đọng và sâu sắc nhất quan
điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về thời kỳ này.
Từ khái niệm về thời kì q độ ở trên, ta có cơ sở để tìm hiểu về thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Cũng trong di sản lý luận kinh điển của C.Mác thì thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội là một sự phát triển đi trực tiếp từ những luận chứng khoa học về
tính tất yếu lịch sử của chủ nghĩa xã hội với vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân. Theo lý luận này thì: “Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự chuyển
tiếp quá độ bằng cách mạng để phủ định một trật tự của xã hội cũ sang một trật tự xã
hội mới với phương thức sản xuất mới, quan hệ sản xuất và chế độ sỡ hữu mới mang
tính chất xã hội chủ nghĩa, với Nhà nước kiểu mới mà chủ thể quyền lực là giai cấp
cơng nhân và nhân dân lao động”.
Tóm lại, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lịch sử tất yếu xảy ra
trên con đường phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là thời
kỳ lịch sử mang những đặc điểm riêng với những nội dung về kinh tế, chính trị, văn

hóa và xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển
của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể có được trên cơ sở hồn
thành các nội dung đó.
2. Các hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội

4


Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định tính tất yếu khách quan của
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng do đặc điểm của mỗi nhà nước ở mỗi giai
đoạn, thời kỳ lịch sử là khác nhau thì cách thức, hình thức mỗi nước đó trải qua thời kì
q độ cũng là khác nhau. Chính vì vậy, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học
đã phân biệt có hai loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản: quá độ trực
tiếp và quá độ gián tiếp.
- Quá độ trực tiếp là hình thức quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng
sản đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Hình thức này yêu cầu
các nước thực hiện phải trải qua tất cả các phương thức sản xuất từ thấp đến cao. Chính
vì vậy, hình thức quá độ trực tiếp tuy diễn ra chậm chạp nhưng rất vững chắc bởi vì
phương thức sản xuất trước là điều kiện tiền đề cho phương thức sản xuất sau.
- Quá độ gián tiếp là hình thức quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng
sản đối với những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển (các nước tiền tư bản
và các nước tư bản trung bình). Đối với hình thức này, các nước thực hiện cần phải có
đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ quan. Điều kiện khách quan là phải có sự
giúp đỡ của giai cấp vơ sản ở các nước tiên tiến, đặc biệt là sự giúp đỡ về vốn, cơng
nghệ, kinh nghiệm quản lý. Cịn về điều kiện chủ quan, giai cấp vô sản của các nước
thực hiện quá độ gián tiếp đó phải giành được chính quyền, phải xây dựng được khối
liên minh cơng- nơng vững chắc và quan trọng là phải có Đảng lãnh đạo đồng thời kiên
định đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin.
3. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Về nội dung của học thuyết hình thái kinh tế- xã hội, chủ nghĩa Mác-Lênin đã

chỉ rõ ra rằng: lịch sử xã hội đến ngày nay đã trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội, đó
lần lượt là cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa. So với các hình thái kinh tế - xã hội đã xuất hiện trước đó trong
lịch sử thì hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có những sự khác biệt lớn về
chất, trong đó khơng có giai cấp đối kháng, con người từng bước trở thành người tự
do... Vì vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ chính trị. Trong tác phẩm Phê phán
cương lĩnh Gota, C.Mác khẳng định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng
sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biên cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia. Thích

5


ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy khơng
thể là cái gì khác hơn là nền chun chính cách mạng của giai cấp vô sản”. V.I.Lênin
trong điều kiện nước Nga xô viết cũng khẳng định: “Về lý luận, khơng thể nghi ngờ gì
được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ quá độ nhất
định”.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn
bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện sự chuyển biến từ xã hội cũ sang
xã hội mới – xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân và chính đảng của nó muốn xây
dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ ưu việt, tốt đẹp hơn chủ
nghĩa tư bản thì tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vì:
- Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội không thể ra đời tự phát
trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa hay các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa. Các xã hội
trước chỉ chuẩn bị những điều kiện vật chất để giai cấp công nhân thực hiện bước q
độ lên chủ nghĩa xã hội, cịn bản thân cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ được
thực hiện khi có cơ sở vật chất – kỹ thuật cũng như với kiến trúc thượng tầng về chính
trị, tư tưởng, văn hóa tương ứng.
- Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân cũng không thể đem áp

dụng ngay tức khắc những nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, những
nguyên tắc xây dựng và bản chất của chủ nghĩa xã hội khác với các xã hội trước; giai
cấp thống trị cũ mới bị đánh bại về chính trị nhưng chưa bị tiêu diệt hồn tồn; những
tàn dư của xã hội cũ còn in vết trong xã hội mới. Do đó cần có thời gian để tiến hành
cải tạo những tàn dư của xã hội cũ, từng bước xây dựng các nhân tố mới.
4. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
C.Mác cho rằng, thời kỳ quá độ là thời kỳ nằm giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và
xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo đó, thời kỳ này có những đặc điểm: do xã hội vừa
thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, nên mọi mặt của nó, về kinh tế, đạo đức và tinh
thần,... vẫn còn mang những dấu vết của xã hội cũ - xã hội tư bản chủ nghĩa; là thời
kỳ cải biến sâu sắc và triệt để từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa
nên công cụ để thực hiện điều này là nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấp vơ
sản; do tính khó khăn, phức tạp của thời kỳ quá độ, nên đây là thời kỳ của “những cơn
đau đẻ kéo dài”. Do vậy, đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên

6


chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới
của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống.
- Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền
kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thông nhất. Đây là bước
quá độ trung gian tất yếu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, khơng thể dùng ý
chí để xóa bỏ ngay kết cấu nhiều thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những
nước cịn ở trình độ chưa trải qua sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được
xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất
với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là

những hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất
yếu ngày càng giữ vai trị là hình thức phân phối chủ đạo.
- Trên lĩnh vực chính trị: Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội đa dạng, phức tạp, nên kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng
phức tạp. Nói chung, thời kỳ này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng
lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản và một số tầng lớp xã hội khác
tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi nước. Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác,
vừa đấu tranh với nhau.
- Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hoá khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ
nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nơng… Theo V.I. Lênin, tính
tự phát tiểu tư sản là “kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn so với nhiều
bọn phản cách mạng cơng khai”. Trên lĩnh vực văn hố cũng tồn tại các yếu tố văn hoá
cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau.
Thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ
diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa một bên là giai cấp tư sản đã bị đánh bại khơng
cịn là giai cấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với một bên là
giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra
trong điều kiện mới là giai cấp cơng nhân đã nắm được chính quyền nhà nước, quản lý

7


tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung, hình
thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hóa, bằng tuyên
truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp.
PHẦN 2: VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa ở Việt Nam

Nói đến con đường lên chủ nghĩa xã hội một cách khoa học, hợp quy luật, thì
phải đề cập tới thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Nói đến thời kỳ
quá độ ở Việt Nam một cách phù hợp, hiệu quả, thì phải đề cập tới thời kỳ quá độ bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa - thời kỳ quá độ gián tiếp. Nói đến các nước xã hội chủ
nghĩa hay các nước chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới một thế kỷ qua, kể cả Liên
Xô và các nước Đông Âu trước đây hay Trung Quốc hiện nay thì theo đúng lý luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, phải thấy đó đều là các xã hội ở thời kỳ quá độ gián tiếp nhưng
ở những trình độ khác nhau.
Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ nghĩa
xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước có nền kinh tế phát triển.
Ngay sau khi tiến hành thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và cuộc kháng
chiến chống đế quốc xâm lược kết thúc thắng lợi ở miền Bắc, chính phủ cơng - nơng
được dựng lên thì Đảng ta đã có chủ trương quá độ thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam mà chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn là con đường phát triển rút ngắn theo phương
thức quá độ gián tiếp. Đảng ta xác định quá trình quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa là một cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, là con đường phát triển tất yếu khách quan, hợp quy luật theo tiến
trình phát triển lịch sử tự nhiên của cách mạng Việt Nam, dựa trên cơ sở khả năng nhận
thức và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ.
Có thể đưa ra một số căn cứ chứng minh cho sự khẳng định ấy như sau:
Thứ nhất, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, ở những nước nghèo
nàn lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội

8


mà không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Điều đó khơng gì khác hơn ngồi việc
thực hiện thời kỳ quá độ gián tiếp.
Thứ hai, trong bối cảnh lịch sử thế giới lúc bấy giờ, nhiều nước đã và đang bắt

đầu bước vào thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là thời
đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nên nhiều nước đã đi lên chủ nghĩa
xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên,
Lào… Chủ nghĩa tư bản lúc đó là xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng
phải được thay bằng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là
giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội mà con người đang vươn tới đó là
xã hội vì sự nghiệp giải phóng con người, sự phát triển tự do và toàn diện của loài
người. Chúng ta quá độ thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là
hoàn toàn hợp lý, là đi theo dòng chảy của thời đại, là đi theo quy luật tự nhiên của lịch
sử.
Thứ ba, theo điều kiện lịch sử và quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam,
con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự lựa chọn
để tiến tới độc lập dân tộc của chính Đảng ta: Ngay từ “Cương lĩnh chính trị năm
1930” đến “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”
được trình bày ở Đại hội VII năm 1991, Đảng ta đều thể hiện bản lĩnh chính trị về con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự lựa chọn của Đảng ta là sự lựa chọn của
chính nhân dân lao động nước ta khi theo Đảng làm cách mạng là muốn có cuộc đời
ấm no, hạnh phúc. Để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân khơng có con đường
nào khác là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời đại ngày nay, chỉ có độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mới đem lại nhiều lợi ích và hạnh phúc thực sự
cho toàn thể nhân dân lao động.
2. Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ gián tiếp ở Việt
Nam hiện nay
Cải biến xã hội tư bản chủ nghĩa từng bước, trên cơ sở đó hình thành xã hội
cộng sản chủ nghĩa là phương hướng và nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội đã được C.Mác chỉ rõ. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, sau khi giành
được chính quyền, giai cấp vô sản phải dùng chế độ dân chủ của mình làm phương tiện
để cải biến kinh tế, xã hội. Trước hết là sử dụng các biện pháp kinh tế, xã hội để thúc

9



đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và hình thành quan hệ sản xuất mới cộng sản
chủ nghĩa, củng cố vai trị lãnh đạo của giai cấp vơ sản. Quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen về thời kỳ quá độ từ khi ra đời cho đến nay, mặc dù thực tiễn có nhiều
thay đổi so với thời điểm đó, nhưng tư tưởng của các ơng vẫn cịn ngun giá trị. Chủ
nghĩa Mác-Lênin vẫn là nền tảng tư tưởng và hành động cho các Đảng Cộng sản trên
thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đối với cách mạng Việt Nam, những nội dung tư tưởng cơ bản về lý luận phân
kỳ hình thái kinh tế - xã hội và tư tưởng về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Đó là cơ sở khoa học để khẳng định việc Đảng ta,
Nhân dân ta lựa chọn con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn. Đồng thời, đó cũng là cơ sở khoa học để xác định
được phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong quá trình thực hiện thời kỳ quá
độ gián tiếp ở nước ta hiện nay. Tại đại hội XI, Đảng ta xác định 8 phương hướng địi
hỏi tồn Đảng, toàn dân cần chung sức nêu cao và cùng thực hiện, đó là:
Một là, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hữu nghị, hợp
tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân
tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

3. Những cơ hội và thách thức trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay

10


Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong điều kiện Việt
Nam hiện nay, bên cạnh những cơ hội là khơng ít thách thức, khó khăn cần giải quyết.
Cơ hội và thách thức đan xen tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Việc nhận rõ cơ hội và
thách thức trong quá trình vận động đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Chúng ta cần nắm bắt cụ thể
tình hình, lường trước những thay đổi để nhận rõ các cơ hội cũng như thách thức đặt ra
để có giải pháp tận dụng cơ hội, khắc phục các khó khăn.
3.1. Cơ hội
Thứ nhất, thực tiễn phát triển đất nước và xu hướng vận động của thế giới tạo cơ
hội cho Việt Nam phân tích, tổng kết, hình dung ngày càng rõ hơn mơ hình, con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta biết rằng do sai lầm trên cả phương diện lý luận và
thực tiễn đã dẫn đến mơ hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ ở Liên xơ và Đơng Âu sụp đổ.
Thực tiễn này địi hỏi cần phải đổi mới, cải cách, xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội
hiện thực phù hợp với sự phát triển trong điều kiện mới. Việt Nam và Trung Quốc là
hai quốc gia đã có những đổi mới, cải cách thành cơng, trên cơ sở mơ hình chủ nghĩa
xã hội phù hợp với điều kiện thực tiễn mỗi quốc gia. Như vậy, các xu hướng phát triển
thế giới đã tạo ra cơ hội cho các quốc gia xác lập mơ hình xã hội mới phù hợp.
Thứ hai, kinh nghiệm 35 năm đổi mới của nước ta đã tạo ra tiềm lực cả về vật
lực và trí lực - điều kiện và cơ hội cực kỳ quan trọng cho việc vững bước trên con
đường xã hội chủ nghĩa đã được lựa chọn. Quá trình phát triển của Việt Nam, đặc biệt
công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong 35 năm qua đã
thu được những kết quả góp phần nâng cao vị thế đất nước và cải thiện đời sống của
người dân. Điều này, một mặt, củng cố và khẳng định sự lựa chọn đúng đắn con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta; mặt khác, đó cịn là

các điều kiện, cơ sở cho việc tiếp tục vững bước trên con đường đã chọn.
Thứ ba, điều kiện thế giới hiện nay đã và đang mở rộng cơ hội tập hợp lực
lượng tiến bộ vì hịa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản thể hiện rõ sự
bất lực trước nhiều vấn đề toàn cầu hiện nay. Hàng loạt các vấn đề tồn cầu, như biến
đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường,... địi hỏi phải có sự chung sức của cộng đồng quốc tế
cùng nhau giải quyết, chứ không phải chỉ một nước, thậm chí một nhóm nước có thể
giải quyết được. Có thể nói, trong điều kiện thế giới hiện nay, phương thức tập hợp lực

11


lượng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia các tổ
chức quốc tế để đấu tranh bảo vệ quyền lợi, đồng thời tham gia xác định các “luật
chơi” cho phù hợp, có lợi với mình và với hồ bình phát triển. Nói tóm lại, sự ủng hộ
của thế giới với sự phát triển của Việt Nam ngày càng đa dạng hơn. Đó không chỉ là
khả năng ủng hộ về cơ sở vật chất, cơng nghệ, mà cịn là sự ủng hộ về tinh thần, là sự
đồng thuận về phương cách ứng xử của Việt Nam trước các vấn đề quốc tế có liên
quan. Chính những điều đó góp phần tạo lực và thế của Việt Nam trên con đường phát
triển lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
3.2. Thách thức
Cùng với cơ hội đưa lại khẳng định điều kiện thuận lợi cho sự quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, cũng còn hàng loạt thách thức cần phải vượt qua trên
bước đường đi lên. Những thách thức chính có thể nhận thấy là:
Thứ nhất, cải cách đi lên trong điều kiện mới, các nước xác định con đường xã
hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, đứng trước những thách thức vơ cùng lớn trong
việc tạo lập cơ sở vật chất của xã hội mới, khi mà bản thân điều kiện vật chất nội tại
cịn hạn chế, thậm chí nghèo nàn. Bên cạnh đó là sự chống phá của các thế lực thù
địch. Nếu khơng có quyết tâm, khơng có một đường lối, chiến lược phát triển phù hợp
thì nguy cơ tụt hậu luôn luôn đặt ra trên bước đường phát triển.
Thứ hai, việc xây dựng Đảng và tạo nền tảng chính trị xã hội vững chắc của xã

hội mới - điều kiện quan trọng để thực hiện sự phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa – cũng gặp nhiều thách thức. Trong bối cảnh kinh tế thị
trường, các quan hệ thị trường thâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt ra
nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống, nhất là khi các lối sống thực dụng, thiếu tính nhân
văn cũng đang từng ngày từng giờ tác động đến cán bộ, đảng viên, nhất là tầng lớp trẻ.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua tình trạng suy thối đạo đức và lối sống trong
bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã và đang diễn ra, ảnh hưởng đến uy tín và sự
lãnh đạo của Đảng.
Thứ ba, mặc dù độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đã luôn được
giữ vững, song, bối cảnh hiện nay đang đặt ra thách thức trước sự bảo đảm toàn vẹn,
chủ quyền lãnh thổ ngày càng phức tạp, khó khăn hơn trước sự nổi lên của chủ nghĩa
bá quyền nước lớn. Việc xử lý vấn đề này đòi hỏi phải hết sức khôn khéo và tế nhị, nếu

12


không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường phát triển của thời kỳ quá độ gián tiếp ở
nước ta. Ngược lại, nếu xử lý tốt vấn đề này sẽ tạo ra sức mạnh nội tại tổng hợp, đồng
thời tạo cơ hội, điều kiện gắn lợi ích của ta với lợi ích của cộng đồng quốc tế, thơng
qua đó thu hút sự quan tâm của khu vực và cộng đồng quốc tế, tạo thành một mặt trận
quốc tế rộng rãi ủng hộ Việt Nam. Như vậy, từ thách thức về chủ quyền an ninh quốc
gia, chúng ta khơng chỉ hóa giải được nguy cơ, mà còn giúp tạo ra sự kết hợp giữa sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thế và lực cho Việt Nam trên bước đường phát
triển đi lên chủ nghĩa xã hội.
4. Những giá trị nhận thức đúng đắn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay
4.1. Giá trị lý luận
Thời gian tới, yêu cầu cấp thiết tiếp tục đặt ra cho công tác lý luận là đẩy mạnh
tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, hoàn thiện hệ thống lý luận về đường lối đổi
mới, cần có những đánh giá khách quan về những thành tựu đã đạt được và những bất

cập, hạn chế, khuyết điểm để có nhận thức ngày càng sáng rõ hơn về thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt, cần tập trung nghiên cứu làm rõ một cách tổng
quát lộ trình và những chặng đường của thời kỳ quá độ, nội dung cơ bản của từng
chặng đường đó…, những thành tựu đã đạt được và hạn chế trong nhiệm vụ xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật ở các chặng đường đã qua của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
4.2. Giá trị tư tưởng
Hiện nay, các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh hoạt động chống phá các nước
xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Chúng tiến hành chiến lược “diễn biến hịa
bình” với nhiều thủ đoạn chống phá hết sức tinh vi, thâm độc trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Mục tiêu của chúng khơng ngồi
việc nhằm phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của Đảng, xóa bỏ
vai trị lãnh đạo của của Đảng và thành tựu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
của Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Tính chất thâm độc của các thủ đoạn, hoạt
động chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta trong những năm gần đây là
triệt để lợi dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, với các chiêu trị “đổi trắng thay
đen”, đưa các thơng tin đúng - sai lẫn lộn và xây dựng các “ngọn cờ” chống phá từ bên

13


trong, kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trước tình hình trên,
việc làm rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thông qua thời kỳ quá độ gián tiếp ở Việt
Nam có giá trị tư tưởng quan trọng, là cơ sở phản bác một cách thuyết phục, đanh thép
các luận điệu sai trái, thù địch; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng đối với công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vào chủ nghĩa Mác
- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời
đại để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc, từng bước hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, cơng bằng, văn minh”.

4.3. Giá trị thực tiễn
Năng lực, uy tín của một đảng chính trị cầm quyền bao giờ cũng được đánh giá
bởi thước đo thực tiễn với nhiều yếu tố, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó,
yếu tố quan trọng hàng đầu là có thực hiện đúng mục tiêu, đường lối đề ra và thúc đẩy
đất nước phát triển; có nâng cao tiềm lực mọi mặt của đất nước, khắc phục khó khăn và
nguy cơ đe dọa đến chủ quyền, an ninh quốc gia và nền độc lập dân tộc không; cải
thiện đời sống cho nhân dân lao động đến đâu và được quốc tế đánh giá như thế nào?
… Với Việt Nam, những thành tựu mà đất nước đạt được trong 35 năm đổi mới chứng
minh rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng ta luôn luôn nhất quán, kiên định với
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên
tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
4.4. Giá trị tổ chức thực hiện và triển khai
Việc làm rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có giá trị dẫn dắt
trong tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng trong thực tiễn
theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức đảng, mỗi cơ quan, đơn vị, chức trách của
mỗi cán bộ, đảng viên. Đường lối đổi mới, tầm nhìn và định hướng phát triển của đất
nước đã xác định trong Đại hội XIII của Đảng chỉ trở thành lực lượng vật chất khi
được thâm nhập, quán triệt sâu sắc và tổ chức có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn ở
mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời, đó là cơ sở để mỗi tổ

14


chức đảng, cán bộ, đảng viên làm tốt công tác tư tưởng, quán triệt, tuyên truyền sâu
rộng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đến quần chúng nhân dân. Với trí tuệ, bản lĩnh
chính trị vững vàng, đường lối lãnh đạo đúng đắn, kinh nghiệm lãnh đạo quý báu của
Đảng, sự ủng hộ, chung sức, đồng lòng của nhân dân, khát vọng về một đất nước Việt

Nam phồn vinh, hạnh phúc và mục tiêu đưa nước ta trở thành nước phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa sẽ trở thành hiện thực.

15


PHẦN 3: TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ĐI
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trước hết, thế hệ trẻ cần phải nhận thức rõ và khẳng định tính đúng đắn của sự
lựa chọn và con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Chúng
ta có thể thấy, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường phù hợp nhất, đúng
đắn nhất và sự lựa chọn này xuất phát từ nhiều yếu tố. Hay nói cách khác, chủ nghĩa tư
bản sẽ khơng phải là sự lựa chọn phù hợp với Việt Nam, không đáp ứng được yêu cầu
và đem lại hạnh phúc thực sự cho nhân dân.
Hai là, thế hệ trẻ hiện nay cần phải hiểu rõ hơn về bối cảnh, cách thức Việt Nam
thực hiện thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một
nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, trình độ lực lượng sản xuất
rất thấp… Do vậy, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài, khó khăn, phức
tạp. Nói vậy để thấy trách nhiệm của thế hệ trẻ, cần phải tiếp tục cống hiến để dựng
xây đất nước, chứ không phải địi hỏi nhanh chóng thụ hưởng những thành quả cách
mạng.
Thứ ba, bao trùm lên tất cả và mang tính đột phá trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta là vấn đề nguồn nhân lực, trong đó con người được khẳng định
vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy và duy trì phát triển bền vững đất nước, có ý
nghĩa quyết định. Đây chính là chiến lược phát triển vững bền nhất, lâu dài nhất và
cũng là khó khăn, vất vả nhất. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần phải có con người
xã hội chủ nghĩa. Do vậy, nhiệm vụ xây dựng con người, xây dựng nguồn nhân lực là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nước ta trong thời gian tới.
Để đảm bảo sự phát triển của nguồn nhân lực đó, khơng thể khơng nhắc đến vai
trị quan trọng của thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ

gánh vác sứ mệnh của toàn dân tộc, mang theo khát vọng một Việt Nam hùng cường,
phát triển trong tương lai. Đây là trách nhiệm, nhưng cũng là cơ hội để thế hệ trẻ Việt
Nam viết nên kỳ tích của mình trong tiến trình phát triển của dân tộc - vốn rất tươi sáng
trong những thập kỷ tới. Muốn vậy, thế hệ trẻ chúng ta hiện nay cần phải được quan
tâm giáo dục, bồi dưỡng về nhiều mặt và bản thân mỗi đoàn viên thanh niên cũng cần ý
thức rõ ràng hơn nữa về trách nhiệm xây dựng và phát triển đất nước.”

16


17


KẾT LUẬN
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lịch sử tất yếu xảy ra trên
con đường phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ
lịch sử mang những đặc điểm riêng với những nội dung về kinh tế, chính trị, văn hóa
và xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển của
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể có được trên cơ sở hồn thành
các nội dung đó.
Lịch sử vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam, thực tiễn phát triển của
thế giới suốt thế kỷ XX, cũng như thập niên đầu thế kỷ XXI đã bác bỏ hoàn toàn những
luận điệu xuyên tạc, đồng thời chứng minh rằng, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế vận
động tiến bộ của thời đại và điều kiện lịch sử cụ thể.
Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
đã trải qua một q trình lâu dài và khơng đơn giản. Trong q trình đó Đảng Cộng sản
Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tham
khảo kinh nghiệm quốc tế, xuất phát từ thực tiễn đất nước, có nhiều tìm tịi, sáng tạo
trong nhận thức lý luận, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam

đã diễn ra 35 năm, đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Một trong
những thành tựu to lớn là Đảng và nhân dân ta nhận thức về chủ nghĩa xã hội và thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng rõ hơn.
Việt Nam quyết tâm giữ vững được những thành quả cách mạng đã đạt được và
kiên định bước đi trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn Mác -Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình “Chủ nghĩa xã hội khoa học”, Chương 3 “Chủ
nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự
thật, 2019.
2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Hà Nội, 2021.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội” (Bổ sung và phát triển năm 2011), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2011.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII”, Nxb.
Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2021.
5. PGS.TS Lê Xuân Thuỷ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam”, Bài đăng trên Tạp chí Tuyên giáo số thứ 8, 2019.
6. PGS.TS Vũ Văn Phúc: “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội – Một tất yếu lịch sử”, Bài
đăng trên tạp chí Tuyên giáo, T8/2018.
7. PGS.TS Vũ Văn Hà: “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa:
Cơ hội và thách thức”, Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản, T10/2015.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG ……………………………………..……………..………………..
1

PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI

1. Thế nào là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? ...…………………… 1
2. Các hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội …………………………… 1
3. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ……. 2
4. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội …………………… 3
PHẦN 2: VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI

Ở

VIỆT

NAM

HIỆN

NAY

…………………………………………………………… 5
1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa ở Việt Nam …………………………………………………………….…
5
2. Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ gián tiếp ở
Việt Nam hiện nay ………………………………………………………………..
…. 6
3. Những cơ hội và thách thức trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt


Nam

hiện

nay

………………………………………………………………...… 7
3.1. Cơ hội …………………………………………...…………………..
8
3.2. Thách thức …………………………………………………………..
9
4. Những giá trị nhận thức đúng đắn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt

Nam

hiện

…………………………………………………………………. 10

nay


4.1. Giá trị lý luận ………………….…………………………..……….
10
4.2. Giá trị tư tưởng ……………………………………………..……...
10
4.3. Giá trị thực tiễn ……………………………………………...……..
11
4.4. Giá trị tổ chức thực hiện & triển khai ………………...……………

11
PHẦN 3: TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ĐI
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ………………………….
12
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO



×