Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đặc trưng các phong cách chức năng ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.67 KB, 18 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN

TIỂU LUẬN
MƠN: TIẾNG VIỆT 2

Đề tài: Đặc trưng các phong cách chức năng ngôn ngữ

Khoa: Giáo dục Tiểu học

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 / 2021


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Từ rất lâu, Tiếng Việt đã trở thành một môn học đi theo ta suốt cả hành trình đời

người. Với những nhu cầu cao của xã hội hiện nay, việc nắm vững những kiến thức tiếng
Việt là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, chúng không chỉ cần trong chốc lát, mà phải cần sử
dụng chúng trong mọi hoàn cảnh.
Thế nên, các đặc trưng phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng Việt cũng là vấn đề
mà chúng ta cần nắm rõ và giúp ta dễ dàng nhận diện các phong cách chức năng ngôn
ngữ. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp chúng ta diễn đạt những điều mình muốn đạt một
cách rõ ràng hơn và biết cách sử dụng các phong cách chức năng ngôn ngữ như thế nào.
Do đó, em chọn đề tài: “Đặc trưng các phong cách chức năng ngôn ngữ” để nghiên cứu
về chúng.


Là một giáo viên tương lai, em mong qua bài tiểu luận này có thể giúp em và người
đọc hiểu hơn về đặc trưng các phong cách chức năng ngôn ngữ để có thể nắm rõ được
cách diễn đạt về ngôn ngữ mà các phong cách ngôn ngữ muốn đem lại.
Do thời gian nghiên cứu của bài tiểu luận có hạn nên khó tránh khỏi sai sót. Mong
q thầy cơ có thể góp ý cho em để bài tiểu luận được hồn thiện hơn.
2.

Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra được những đặc trưng của các phong cách chức năng ngôn ngữ.
2.2.

Ý nghĩa nghiên cứu:

Giúp người đọc hiểu rõ về đặc trưng của các phong cách chức năng ngơn ngữ. Từ
đó, dễ dàng nhận diện các phong cách chức năng ngôn ngữ.
3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đặc trưng các phong cách chức năng ngôn ngữ.
3


3.2.

Phạm vi nghiên cứu:

Do hạn hẹp về kiến thức và thời gian, nên em xin được nghiên cứu trong tài liệu đã
có.

4.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài này em sử dụng phương pháp:
Phương pháp phân tích – tổng hợp lí thuyết.
Kết cấu tiểu luận
+

5.

Ngồi mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục tham khảo. Tiểu luận có
kết cấu 7 chương.
+
+
+
+
+
+
+

Chương 1: Đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
Chương 2: Đặc trưng phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học.
Chương 3: Đặc trưng phong cách ngơn ngữ hành chính.
Chương 4: Đặc trưng phong cách ngơn ngữ chính luận.
Chương 5: Đặc trưng phong cách ngôn ngữ thuyết minh.
Chương 6: Đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí.
Chương 7: Đặc trưng phong cách ngơn ngữ nghệ thuật.

4



CHƯƠNG I: ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
SINH HOẠT HẰNG NGÀY
1.

Định nghĩa phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực giao

tiếp hằng ngày. Đó là những lời nói của cá nhân tham gia giao tiếp nhằm trao đổi tư tưởng
tình cảm của mình với người khác.
Ngơn ngữ hằng ngày bao gồm hai dạng: nói và viết như chuyện trị, nhật kí, thư từ.
Trong đó, chuyện trị thuộc hình thức hội thoại. Nhật kí thuộc hình thức văn bản tự thoại
và thư từ thuộc hình thức hội thoại và thư từ thuộc hình thức văn bản cách thoại. Tuy
nhiên, trong đó dạng nói chiếm ưu thế hơn.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thường là những giao tiếp gia đình, bạn bè, hay hàng
xóm, láng giềng, … hay nói về những đề tài về cuộc sống thường ngày.
2.

Đặc trưng của phong cách sinh hoạt
Ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ tự nhiên, tự phát của một người cụ thể, gắn chặt với

một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Có 3 đặc trưng cơ bản là: tính cá thể, tính cụ thể và tính
cảm xúc.
2.1.

Tính cá thể:

Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người hầu hết đều có những sắc thái và phong cách
riêng đó có thể là cách phát âm hoặc cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng phép tu từ hoặc
phép trình bày, lập luận, diễn đạt. Có người sẽ có phong cách nói chậm hay nói nhanh, có

người lại có lối sống nói bóng bẩy, tế nhị, nhưng có người lại thích nói thẳng ra. Chính vì
như thế nên chúng ta phải nắm được thần thái và sắc thái của người nói vì lời nói có sức
thuyết phục rất cao. Đơi khi điều đó sẽ phản ánh, ảnh hưởng nhiều đến nội dung trình bày.

5


2.2.

Tính cụ thể:

Lời nói của phong cách ngơn ngữ sinh hoạt bao giờ cũng cụ thể, có hình ảnh, điều
đó phù hợp với hình thức giao tiếp trực tiếp, tức thời. Tính cụ thể sẽ làm cho ngơn ngữ
sinh hoạt trở nên rất dễ hiểu.
2.3.

Tính cảm xúc:

Ngơn ngữ sinh hoạt ln có sắc thái biểu cảm rõ ràng, thể hiện một thái độ, một
cách đánh giá, một cách quan niệm về đối tượng được nói đến. Lời ăn tiếng nói hằng ngày
chính là phương tiện truyền đạt những tư tưởng, tình cảm giữa mọi người với nhau nên
chúng sẽ mang những sắc thái biểu cảm cao. Những yếu tố về cảm xúc sẽ tạo lên những
nét riêng của lời nói. Nhờ vào đó, khi giao tiếp để thơng báo cho người khác sẽ khiến
người nghe hiểu được nhanh hơn.
Ví dụ về phong cách sinh hoạt hằng ngày:
Buổi trưa tại căn tin Trường Đại học Sài Gòn, hai bạn Phương và Trang cùng nhau trị
chuyện:
-

Phương: Ê Trang! Nghe nói bộ phim “Bí mật nơi góc tối” mới ra hay lắm!

Trang: Hay lắm mày ơi! Tao cũng có nghe qua nè.
Phương: Hay tranh thủ mai được nghỉ học tao với mày cày phim này hơng?
Trang: Ơ kê la, sẵn tiện coi xả xì trét ln. Mấy nay học bài căng thẳng q!
Phương: Tao cũng vậy nè! Cầu cho tụi mình vượt qua lũ môn (cười lớn)
Trang: “Chốt đơn” vậy à nghen! Giờ tao vô học nha. Tới tiết của cô Nga xinh đẹp

-

rồi.
Phương: Ô kê la! See you again ố là la.

(Tư liệu do em tự viết nên khó tránh khỏi sai sót. Mong thầy cơ góp ý thêm)

CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH NGƠN NGỮ VĂN BẢN KHOA HỌC
1.

Định nghĩa ngơn ngữ văn bản khoa học
6


Phong cách khoa học là phong cách ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa
học của những người nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến khoa học.
Phong cách khoa học có ba biến thể:




Phong cách khoa học chun sâu
Phong cách khoa học giáo khoa
Phong cách khoa học phổ cập


Các dạng của phong cách ngơn ngữ khoa học bao gồm:

2.



Dạng viết: các cơng trình nghiên cứu khoa học, tạp chí, tạp san, bài thi, luận



văn, …
Dạng nói: lời giảng bài, bài thuyết minh, trong các hội nghị khoa học, lời

thuyết minh về cơng trình nghiên cứu khoa học, …
Đặc trưng phong cách ngơn ngữ văn bản khoa học
2.1. Tính trừu tượng – khái quát
Phong cách khoa học thông qua các thao tác khái quát và trừu tượng hoá để nhận

thức và phản ánh hiện thực khách quan. Cho nên người viết phải biết phát hiện những quy
luật, các vấn đề tồn tại trong sự vật hiện tượng thông qua một cách khái quát, thống kê để
rút ra được vấn đề.
2.2. Tính

logic nghiêm ngặt

Trong văn bản khoa học, tính thuyết phục của vấn đề được đem ra trình bày là vơ
cùng quan trọng, đòi hỏi ta phải lặp luận một cách logic. Làm cho các vấn đề cân đối, hợp
logic, tránh gây mâu thuẫn. Logic trong khoa học là logic được chứng minh, khác với
logic trong nghệ thuật là logic hình tượng.

2.3. Tính

chính xác, khách quan

Các vấn đề khoa học ln ln đòi hỏi phải phản ánh một cách khách quan và chính
xác. Khi chúng ta đưa ra những chứng minh hay nghiên cứu phải thật nghiêm túc và cẩn
trọng. Không được sử dụng những từ ngữ khơng chắc chắn như có lẽ, hình như, có thể,
…. Ta phải dùng bằng chứng và lí lẽ thuyết phục để trình bày vấn đề.
7


Ví dụ: Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong
nước ngay cả khi đun nóng, khơng tan trong các dung mơi hữu cơ thơng thường như Ete,
Benzen, ...
(Hóa học nâng cao 12, NXB Giáo dục, 2014)

CHƯƠNG III: ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
1.

Định nghĩa phong cách ngơn ngữ hành chính
Phong cách hành chính là phong cách ngơn ngữ dùng trong lĩnh vực giao tiếp của

việc quản lí, điều hành, tổ chức hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, đồn thể, hoặc giữa
các cá nhân với cơ quan, tổ chức và đoàn thể.
8


Các dạng của phong cách ngơn ngữ hành chính
Dạng viết: tài liệu, văn thư, đơn từ, giấy mời, …
Dạng nói: thông báo, chỉ thị, nghị quyết, …

Đặc trưng của phong cách ngơn ngữ hành chính
2.1. Tính chính xác
-

2.

Bởi vì tính chất liên quan đến hiệu lực pháp lí, cho nên ngơn ngữ hành chính khi thể
hiện phải có tính chính xác và minh bạch cao.
2.2. Tính

nghiêm túc - khách quan

Trong ngơn ngữ hành chính, việc giao tiếp là vơ cùng quan trọng. Phong cách giao
tiếp phải luôn thực hiện nghiêm túc, trịnh trọng và trang trọng nhất.
Qua đó, tính nghiêm túc – khách quan còn thể hiện ở cách dùng từ ngữ chuẩn mực
và tính quy định, loại trừ những yếu tố cảm xúc và yếu tố cá nhân của người viết.
2.3. Tính

khn mẫu

Khi trình bày và diễn đạt ngơn ngữ hành chính, phải trình bày và diễn đạt theo đúng
những khn mẫu đã được quy định về hình thức trình bày. Ví dụ như đơn xin phép nghỉ
học, đơn xin hỗ trợ, … phải trình bày theo mẫu đơn có sẵn.

Ví dụ: Văn phịng Chính phủ có văn bản số 2601/VPCP – KGVX truyền đạt ý kiến chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT – TTg về các biện pháp
cấp bách phòng, chống dịch COVID – 19.
CHƯƠNG IV: ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH NGƠN NGỮ CHÍNH LUẬN
1.


Định nghĩa phong cách ngơn ngữ chính luận
Phong cách chính luận là phong cách ngơn ngữ dùng trong lĩnh vực giao tiếp bàn

luận về các vấn đề chính trị - xã hội như an ninh quốc phịng, kinh tế, văn hoá tư tưởng,
giáo dục, nghệ thuật, …

9


Phong cách ngơn ngữ chính luận là khn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản
trong đó thể hiện vai trò của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị xã hội. Đó
là vai trị của những nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị - xã hội, đảng viên, cán bộ
truyền giáo, …
-

Các dạng của phong cách ngơn ngữ chính luận
Dạng viết: lời kêu gọi, tun ngơn, báo cáo, bình luận, xã hội, diễn văn, bài diễn

-

thuyết, bài phát biểu, thư ngỏ, …
Dạng nói: bài nói chuyện, lời phát biểu, lời diễn thuyết của một cuộc mít tinh,

2.

3.
4.

trong cuộc vận động bầu cử, …
Các loại văn bản chính luận

Văn bản nghị luận chính trị.
Văn bản nghị luận xã hội.
Đặc trưng của phong cách chính luận
4.1. Tính bình giá cơng khai

Văn bản chính luận ln thể hiện một cách rõ nét với người nói, người viết đối với
người nghe về vấn đề tranh luận hay thảo luận.
Tính bình giá cơng khai chính là nét khu biệt của phong cách chính luận so với các
phong cách khác. Tạo nên sức tác động lớn và tự thuyết phục cao trong việc nêu ra và giải
thích vấn đề. Đây cũng là cơ sở để nói rằng văn bản chính luận là văn bản báo đạt đến
mức điển hình.
4.2.

Tính lập luận chặt chẽ

Mục đích cuối cùng của văn bản chính luận chính là hướng người nghe tin vào lập
luận của mình là đúng. Cho nên, địi hỏi chúng ta phải có lập luận vô cùng chặt chẽ trên
cơ sở đưa ra những luận điểm, luận cứ logic và có cơ sở khoa học thoả đáng. Về đặc điểm
này thì phong cách ngơn ngữ chính luận gần với phong cách ngơn ngữ khoa học.
4.3.

Tính truyền cảm hứng mạnh mẽ

Song đó, văn bản chính luận khơng chỉ thuyết phục người nghe bằng lí trí mà cịn cả về
tình cảm. Chính vì điều đó, phong cách ngơn ngữ chính luận ln diễn đạt một cách giàu
sức biểu cảm, sinh động, gây xúc động mạnh đến người nghe, làm cho người nghe lôi
cuốn, hấp dẫn.

10



Ví dụ:
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng để một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có...”
(Trích Đại cáo bình Ngơ- Nguyễn Trãi, SGK NV10, Tập 2, NXBGD)

CHƯƠNG V: ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THUYẾT MINH
1.

Định nghĩa phong cách ngôn ngữ thuyết minh
Thuyết minh được hiểu là đưa ra những chứng cớ, thông tin làm cho người nghe,

người đọc biết thêm hoặc hiểu rõ hơn về sự vật, sự việc, … hay vấn đề nào đó trong đời
sống tự nhiên và xã hội. Phong cách thuyết minh là tồn bộ những đặc điểm về ngơn ngữ
thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai trò của người giao tiếp trong lĩnh vực phổ
biến thông tin.
11


-


Các dạng của phong cách ngôn ngữ thuyết minh
Về dạng viết bao gồm bài giới thiệu, mẫu quảng cáo, bài thuyết trình, bài tường

-

thuật, …
Về dạng nói bao gồm lời diễn thuyết, lời giới thiệu trước công chúng, lời quảng

2.

3.
4.

cáo, …
Các loại văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minh về một vấn đề khoa học.
Văn bản thuyết minh về một vấn đề đời sống – xã hội.
Văn bản thuyết minh về một vấn đề kinh tế
Văn bản thuyết minh về một vấn đề văn học
Văn bản thuyết minh về một vấn đề lịch sử
Văn bản thuyết minh về một vấn đề nghệ thuật
Văn bản thuyết minh về một vấn đề chính trị
Đặc trưng của phong cách thuyết minh
4.1. Tính mạch lạc

Khi muốn truyền thông tin đến người nghe một cách tốt nhất, phải đảm bảo văn bản
có tính mạch lạc. Chính vì thế nên thuộc tính này rất nổi trội với văn bản thuyết minh vì
nó giúp người đọc, người nghe dễ hiểu và dễ hình dung.
4.2.


Tính chi tiết – cụ thể và tường minh

Vì mục đích cuối cùng của văn bản thuyết minh là cung cấp thông tin đến người
nghe, người đọc một cách chi tiết và cụ thể. Cho nên, thuộc tính này sẽ giúp cho người
tiếp nhận thông tin dễ dàng nắm bắt thông tin cần thiết của phần trình bày.
4.3.

Tính biểu cảm

Tuy khơng phải là thuộc tính nổi trội của văn bản thuyết minh, những tăng tính biểu
cảm cho văn bản cũng giúp người đọc và người nghe dễ dàng tiếp nhận hơn.
Ví dụ: Thuyết minh về tà áo dài Việt Nam.

12


CHƯƠNG VI: ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH NGƠN NGỮ BÁO CHÍ
1.

Định nghĩa phong cách ngơn ngữ báo chí
Phong cách ngơn ngữ báo chí là phong cách ngơn ngữ dùng trong lĩnh vực giao tiếp

của báo, đài phát thanh, đài truyền hình.
2.
3.

Các dạng của phong cách ngơn ngữ báo chí
Dạng viết bao gồm: bài báo, mẩu tin, mẩu quảng cáo, …
Dạng nói: bản tin hằng ngày, quảng cáo, thơng tin, …
Dạng hình và nói.

Đặc trưng của phong cách báo chí
3.1. Tính chiến đấu, thuyết phục, giáo dục
Báo chí chính là cơng cụ đấu tranh chính trị của một nhà nước, một đảng phái, một

tổ chức. Tính chiến đấu tạo nên sự ổn định và phát triển của xã hội. Đây là yếu tố không
13


thể thiếu được trong q trình này. Chúng đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội và là
diễn đàn cơng khai cho tồn thể nhân dân để xây dựng một xã hội cơng bằng, văn minh.
3.2.

Tính thời sự cập nhật

Ngơn ngữ báo chí ln theo dõi và cập nhập mọi diễn biến của xã hội. Do đó, ngơn
ngữ có thể đem lại thơng tin nhanh nhất có thể đến người đọc và người nghe dễ dàng cập
nhật thông tin.
3.3.

Tính kích thích hấp dẫn

Do ngơn ngữ báo chí muốn được tồn tại và phát triển đến người đọc và người nghe,
nên việc phải có các yếu tố hấp dẫn độc giả về ngôn từ hay nội dung là vô cùng thiết yếu.
3.4.

Tính ngắn gọn

Vì dung lượng tờ báo có hạn và sự cập nhật thơng tin nhanh chóng, nên ngơn ngữ
báo chí đem lại nguồn thơng tin ngắn gọn cho độc giả tiếp nhận tức thời hơn.
Ví dụ: Bản tin Covid-19 ngày 31.8: TP.HCM không nới lỏng giãn cách khi chưa chắc

chắn. (Nguồn: Báo Thanh niên online: />
CHƯƠNG VII: ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
1.

Khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (hay cịn được gọi là phong cách ngơn ngữ văn

chương) là ngôn ngữ sử dụng trong các tác phẩm văn chương và các tác phẩm nghệ thuật
có sử dụng ngơn từ (ca từ trong bản nhạc, lời thoại trong kịch, lời thoại trong điện ảnh)
Các tác phẩm nghệ thuật:
-

2.

Ngôn ngữ thơ: thơ, ca dao, phú, tục ngữ, câu đối, câu đó, …
Ngơn ngữ văn xi: bút kí, phóng sự, tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản

văn học, …
Các đặc trưng của ngơn ngữ nghệ thuật
2.1. Tính hình tượng

14


Ngơn ngữ có tính hình tượng là ngơn ngữ có khả năng tái hiện hiện thực. Làm cho
người đọc có những biểu hiện xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, hay vận
động của con người, của hoàn cảnh, của mọi vật, …
2.2.

Tính truyền cảm


Tác phẩm văn chương là sản phẩm của cảm xúc người nghệ sĩ trước cảnh đời, cảnh
người, trước thiên. Bởi vậy, ngôn ngữ nghệ thuật phải biểu hiện được cảm xúc của tác giả
và truyền được cảm xúc của tác giả đến người đọc, dấy lên người đọc những cảm xúc như
cảm xúc của tác giả.
Những cảm xúc được truyền tải đến con người thường là những vui, buồn, hờn,
giận, … Và đặc biệt hơn nữa, tác phẩm văn chương đem đến những rung động tinh tế, cao
siêu hơn những điều quen thuộc. Bên cạnh đó, văn chương đem đến triết lí nhân văn và
cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc.
2.3.

Tính cá biệt hố

Mỗi tác giả khi tạo ra được một tác phẩm nào đó, điều đầu tiên cần nhất của tác
phẩm là sự khác biệt, chất riêng, những dấu ấn đặc sắc của ngơn ngữ tác giả mang lại. Sêkhốp từng nói: “Mỗi nhà văn phải có lối nói riêng của mình. Nếu tác giả nào khơng có lối
riêng thì người đó sẽ khơng bao giờ là nhà văn cả”.
2.4.

Tính hệ thống

Tính hệ thống hay cịn gọi là tính chính thể cho ta thấy rằng mỗi đơn vị của tác
phẩm văn chương đều là những dấu hiệu của một tín hiệu tổng thể tức là thơng điệp của
tồn văn bản.
Ví dụ: Truyện dài “Mắt biếc” – Nguyễn Nhật Ánh.

15


KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận, cho ta thấy được những quan niệm và đặc trưng của các phong

cách chức năng ngơn ngữ. Từ đó giúp ta hiểu sâu hơn về từng loại phong cách chức năng
ngơn ngữ, tránh gặp khó khăn trong việc nhận diện chúng. Vận dụng nó vào cuộc sống để
diễn đạt những thông tin, những tâm tư, tình cảm mà mình muốn gửi gắm đến người đọc,
người nghe một cách phù hợp hơn. Thơng qua đó, giúp người đọc và người nghe có thể
nắm bắt được những thơng tin, cảm nhận được tư tưởng tình cảm, dễ dàng tiếp nhận mà
khơng phải gặp bất cứ khó khăn gì. Đặc biệt hơn nữa là giúp con người với con người
giao tiếp dễ dàng hơn, thấu hiểu hơn.

16


17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Tài liệu học tập Tiếng Việt 3 (Dành cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trình

2.

độ Đại học, Cao đẳng).
Nguyễn Thế Truyền (2003), Đề cương bài giảng Phong cách học Tiếng Việt hiện
đại, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.



×