Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc sử dụng kháng sinh dự phòng tại bệnh viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 9 trang )

Nghiên cứu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG
TRONG VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vũ Thị Thanh Tuyền1, Đặng Nguyễn Đoan Trang1,2

TĨM TẮT
Mở đầu: Can thiệp của dược sĩ lâm sàng (DSLS) tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM (BV ĐHYD TP.
HCM) năm 2018 bước đầu cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) trên các khoa
Ngoại Tiêu hoá và Ngoại Gan Mật Tuỵ. Tuy nhiên, hiệu quả duy trì của can thiệp dược lâm sàng (DLS) trên các
khoa này cũng như hiệu quả can thiệp DLS lên việc sử dụng KSDP trên toàn bệnh viện vẫn chưa được đánh giá
đầy đủ.
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm sử dụng KSDP tại BV ĐHYD TP. HCM, đánh giá tính hợp lý trong sử dụng
KSDP, đánh giá hiệu quả can thiệp của DSLS lên tính hợp lý và chi phí sử dụng KSDP tại bệnh viện.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả so sánh 2 giai đoạn được tiến
hành trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật loại sạch hoặc sạch – nhiễm tại BV ĐHYD
TP. HCM trong 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (01 – 03/2019) và giai đoạn 2 (01 – 03/2020). Tính hợp lý của việc sử
dụng KSDP được đánh giá dựa trên Hướng dẫn sử dụng KSDP của Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
(2017) và ASHP (2013).
Kết quả: 460 HSBA được đưa vào nghiên cứu (230 HSBA mỗi giai đoạn). Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định
KSDP ở giai đoạn 1 và 2 lần lượt là 87,8% và 90,4%. Đa số bệnh nhân ở cả 2 giai đoạn nghiên cứu được chỉ
định 1 loại KSDP (86,1% và 86,9%). KSDP được sử dụng nhiều nhất là cefazolin (54,8% và 46,8%) và
ampicillin-sulbactam (24,7% và 34,7%). Tỷ lệ hợp lý chung ở giai đoạn 1 và 2 lần lượt là 47,4% và 44,3%. Tỷ lệ
hợp lý chung tại khoa Ngoại tiêu hóa và Ngoại gan mật tụy qua 2 giai đoạn được duy trì so với năm 2018. Các
yếu tố liên quan đến tính hợp lý chung bao gồm bệnh nhân thuộc khoa Lồng ngực mạch máu, Phụ sản và sự can
thiệp của DSLS. Chi phí KSDP ước tính trung bình ở giai đoạn 1 và 2 lần lượt là 122.941 ± 195.254 VNĐ và
109.742 ± 99.394 VNĐ, chi phí này giảm so với năm 2018 (168.297 ± 644.070 VNĐ).
Kết luận: Hiệu quả can thiệp của DSLS lên tính hợp lý của việc sử dụng KSDP được duy trì giữa các năm,


cần tiếp tục cải thiện và mở rộng hoạt động can thiệp của DSLS tại tất cả các khoa ngoại của bệnh viện.
Từ khóa: Kháng sinh dự phịng, can thiệp của dược sĩ lâm sàng

ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF CLINICAL PHARMACIST INTERVENTIONS ON ANTIBIOTIC
PROPHYLAXIS USE AT THE UNIVERSITY MEDICAL CENTER HO CHI MINH CITY
Vu Thi Thanh Tuyen, Dang Nguyen Doan Trang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 4 - 2021: 146 - 154
Introduction: Clinical pharmacist interventions on antibiotic prophylaxis (AP) use at University Medical
Center Hochiminh City (UMC HCMC) in 2018 was proven to be effective at Gastrointestinal Surgery and
Hepatobiliary - Pancreatic Surgery Departments. However, the maintained effectiveness at these departments as
well as the overall effectiveness of clinical pharmacist interventions on AP in the whole hospital has not yet been
Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS.DS. Đặng Nguyễn Đoan Trang
ĐT: 0909907976
1
2

146

Email:

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021

Nghiên cứu


thoroughly evaluated.
Objectives: This study aimed to investigate the characteristics of AP use at the UMC HCMC, to evaluate
the appropriateness of AP use, and to evaluate the effectiveness of clinical pharmacist interventions on rationality
and cost of using AP in the hospital.
Materials and methods: A descriptive cross – sectional study comparing 2 stages was conducted on
medical records of patients undergoing clean or clean – contaminated procedures at the UMC HCMC in two
periods: stage 1 (01 – 03/2019) and stage 2 (01 – 03/2020). The appropriateness of AP use was assessed based on
guidelines from the University Medical Center HCMC (2017) and ASHP (2013).
Results: 460 medical records were included into the study (230 medical records in each stage). AP was
prescribed in 87.8% and 90.4% of cases in stages 1 and 2, respectively. The majority of patients in both study
periods were prescribed only one AP (86.1% and 86.9%, respectively). The most commonly used AP were
cefazolin (54.8% and 46.8%) and ampicillin-sulbactam (24.7% and 34.7%). The total compliance rate of AP in
stage 1 and 2 were 47.4% and 44.3%, respectively. The total compliance rates to guidelines of AP in the
Gastrointestinal Surgery and Hepatobiliary - Pancreatic Surgery Departments in 2 stages were maintained
compared to 2018. The average estimated cost of AP in stage 1 and 2 were 122,941 ± 195,254 VND and 109,742
± 99,394 VND, respectively, which were lower compared to AP cost in 2018 (168,297 ± 644,070 VND).
Conclusion: The effectiveness of clinical pharmacist intervention on AP use was proven to be maintained.
There is a need to continue improving and expanding the intervention of clinical pharmacists in all surgery
departments of the hospital.
Keywords: Antibiotic prophylaxis, clinical pharmacist intervention
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu thực
ĐẶT VẤNĐỀ
hiện đánh giá hiệu quả của chương trình quản lý
Kháng sinh dự phòng (KSDP) từ lâu đã
kháng sinh trong việc sử dụng KSDP trong phẫu
chứng minh được hiệu quả làm giảm tỷ lệ nhiễm
thuật. Năm 2017, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.
khuẩn vết mổ (NKVM) trong nhiều loại phẫu
Hồ Chí Minh ban hành hướng dẫn sử dụng
thuật, thủ thuật(1,2). Tuy nhiên, việc sử dụng

KSDP cùng với sự tham gia của DSLS vào cơng
KSDP khơng hợp lý có thể làm giảm hiệu quả
tác giám sát việc tuân thủ thực hiện tại một số
phòng ngừa NKVM, tăng nguy cơ mắc các biến
khoa ngoại. Năm 2018, kết quả từ nghiên cứu
cố bất lợi do thuốc, gây chọn lọc các chủng vi
của Đỗ Bích Ngọc cho thấy hiệu quả bước đầu
khuẩn đề kháng, tăng thời gian nằm viện và chi
của can thiệp Dược lâm sàng trong việc sử dụng
phí điều trị(3-5). Tại Việt Nam, việc tiếp tục sử
kháng sinh tại bệnh viện, tuy nhiên chỉ tiến hành
dụng KSDP kéo dài sau phẫu thuật thường được
trên một số phẫu thuật tại khoa Ngoại Tiêu hóa
ghi nhận trên thực hành lâm sàng(6). Theo Hội
và Ngoại Gan mật tụy và chưa đánh giá về tính
Dược sĩ của Hệ thống Y tế Hoa Kỳ (ASHP), các
kinh tế(10). Do đó, đề tài được tiến hành nhằm
dược sĩ lâm sàng (DSLS) có vai trị nổi bật trong
đánh giá hiệu quả duy trì và lợi ích kinh tế của
chương trình quản lý kháng sinh, phịng ngừa
can thiệp Dược lâm sàng lên việc sử dụng KSDP
và kiểm soát nhiễm khuẩn của hệ thống y tế(7).
trên quy mơ tồn bệnh viện, từ đó hướng tới xây
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu cho thấy
dựng bảng kiểm đánh giá tính hợp lý trong sử
hiệu quả can thiệp của DSLS trong sử dụng
dụng KSDP áp dụng thường quy tại bệnh viện.
KSDP, giúp cải thiện sự tuân thủ hướng dẫn
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
KSDP, tăng hiệu quả phòng ngừa NKVM,

tăng tỷ lệ sử dụng KSDP hợp lý, rút ngắn
Đối tượng nghiên cứu
thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ vi khuẩn đề
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh
kháng, giảm chi phí (8,9).
viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

B - Khoa học Dược

147


Nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
HSBA của bệnh nhân được chỉ định phẫu
thuật thuộc phân loại sạch hoặc sạch – nhiễm tại
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
trong 2 khoảng thời gian: giai đoạn 1 (01 –
03/2019) và giai đoạn 2 (01 – 03/2020).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có ổ nhiễm khuẩn xác định trước
phẫu thuật; có dấu hiệu nhiễm khuẩn sau phẫu
thuật được chỉ định kháng sinh điều trị; đang
điều trị lao phổi; được chỉ định phẫu thuật tại
khoa Hậu môn trực tràng.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả, so sánh hiệu quả của can
thiệp DLS giữa 2 giai đoạn.
(Cả 2 giai đoạn đều đã có DLS tham gia can
thiệp về KSDP. Nghiên cứu được tiến hành để

xem hiệu quả can thiệp DLS có được duy trì theo
thời gian hay không).
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Công thức ước lượng cỡ mẫu:

p1, p2: tỷ lệ ước tính của 2 nhóm, chọn
p1 = 0,74 và p2 = 0,85 (Theo nghiên cứu của Đỗ
Bích Ngọc thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2018 về việc sử
dụng KSDP trên bệnh nhân phẫu thuật tiêu
hóa, gan mật tụy, tỷ lệ hợp lý chung là 13%
và sau khi có sự can thiệp của DSLS là
74%(10). Đề tài thực hiện với tỷ lệ hợp lý
chung mong muốn đạt 85%).
zα/2 = 1,96 với α = 0,05; độ tin cậy 95%
zβ = 0,84 với β = 0,2; power = 0,8
Từ công thức trên, cỡ mẫu tối thiểu cần thu
thập là 210 HSBA mỗi nhóm. Cỡ mẫu thực
hiện: 460 HSBA (230 HSBA mỗi nhóm).

Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên.
Các tiêu chí khảo sát
Đặc điểm sử dụng KSDP trong phẫu thuật

148

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021
Tính hợp lý trong sử dụng KSDP trong
phẫu thuật.

Hiệu quả can thiệp của DSLS: so sánh tính
hợp lý chung và các yếu tố liên quan đến tính
hợp lý chung, chi phí KSDP giữa 2 giai đoạn.

Tiêu chí đánh giá tính hợp lý trong sử dụng
KSDP
Tính hợp lý trong sử dụng KSDP được đánh
giá dựa theo Hướng dẫn sử dụng KSDP của
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM (2017) và
Hướng dẫn sử dụng KSDP của ASHP (2013)
trên các tiêu chí sau: chỉ định KSDP, loại KSDP,
liều KSDP, đường dùng, thời điểm sử dụng liều
KSDP đầu tiên, bổ sung liều và thời gian sử
dụng KSDP sau phẫu thuật.
Sử dụng KSDP được đánh giá là hợp lý
(hợp lý chung) khi đạt tất cả các tiêu chí.
Cách đánh giá chi phí KSDP
Theo chi phí thực và chi phí ước tính.
Chi phí thực được tính theo giá kháng sinh
thực tế sử dụng tại bệnh viện trong giai đoạn
nghiên cứu
Chi phí ước tính: mỗi hoạt chất kháng sinh
được quy về cùng 1 biệt dược (ưu tiên biệt dược
gốc hoặc biệt dược được sử dụng nhiều nhất nếu
khơng có biệt dược gốc), giá biệt dược được lấy
theo giá sử dụng tại bệnh viện ở giai đoạn 2 của
nghiên cứu.

Can thiệp DLS
Được ghi nhận tại các khoa có DSLS làm việc

trực tiếp tại khoa.
Xử lý thống kê
Tất cả các phép kiểm thống kê được xử lý
bằng phần mềm SPSS 24.0. Các yếu tố có khả
năng liên quan đến tính hợp lý trong sử
dụng KSDP bao gồm đặc điểm bệnh nhân
(tuổi, nhóm tuổi, giới tính, BMI, số bệnh mắc
kèm, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh
tim mạch khác, bệnh đường tiêu hóa, điểm
ASA, thời gian nằm viện), khoa điều trị, sự
có mặt của DSLS tại khoa điều trị, đặc điểm
PT (phân loại PT, phương pháp PT, thời gian

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021
PT) được phân tích bằng phương trình hồi
quy đơn biến, các yếu tố liên quan có ý nghĩa
thống kê được tiếp tục đưa vào phân tích
bằng hồi quy logistic. Các kết quả được xem
là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Nghiên cứu
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm của bệnh nhân và đặc điểm phẫu
thuật được trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1. Tóm tắt đặc điểm mẫu nghiên cứu

Đặc điểm
Tuổi, TB ± SD
Nhóm tuổi,
≤ 18
Tuổi (năm)
n (%)
18 – 60
> 60
Giới tính,
Nam
Giới tính
n (%)
Nữ
Phân nhóm BMI,
< 18,5
n (%)
18,5 – < 23
2
BMI (kg/m )
23 – < 25
≥ 25
Số bệnh, TV (TPV1;TPV3)
Loại bệnh, n (%)
Tăng huyết áp
Bệnh mắc kèm
Đái tháo đường
Bệnh tim mạch khác
Bệnh đường tiêu hóa
I
II

Điểm ASA*
III
IV
Thời gian nằm viện,
Thời gian nằm viện
(ngày)
TV (TPV1; TPV3)
Chấn thương chỉnh hình
Lồng ngực mạch máu
Ngoại gan mật tụy
Ngoại tiêu hóa
Khoa điều trị, n (%)
Ngoại thần kinh
Phụ sản
Phẫu thuật tim mạch
Tiết niệu
Tai mũi họng
DSLS tại khoa điều trị, Khơng có DSLS
DSLS tại khoa điều trị
n (%)
Có DSLS
Phân loại PT
Phương pháp PT
Thời gian PT (giờ)

Phân loại PT, n (%)

Sạch
Sạch – nhiễm
Phương pháp PT,

Nội soi
n (%)
Mở
Thời gian PT,
TV (TPV1;TPV3)

Giai đoạn 1
(N1 = 230)
41,6 ± 16,2
6 (2,6)
185 (80,4)
39 (17,0)
69 (30,0)
161 (70,0)
21 (9,4)
130 (58,3)
43 (19,3)
29 (13,0)
0 (0;1)
30 (13,0)
21 (9,1)
14 (6,1)
14 (6,1)
71 (30,9)
131 (57,0)
19 (8,3)
9 (3,9)

Giai đoạn 2
(N2 = 230)

46,0 ± 16,6
2 (0,9)
179 (77,8)
49 (21,3)
68 (29,6)
162 (70,4)
25 (10,9)
107 (46,7)
55 (24,0)
42 (18,3)
0 (0;1)
48 (20,9)
32 (13,9)
17 (7,4)
13 (5,7)
44 (19,1)
148 (64,3)
32 (13,9)
6 (2,6)

3 (2;4)

3 (2;6)

17 (7,4)
13 (5,7)
16 (7,0)
49 (21,3)
20 (8,7)
74 (32,2)

8 (3,5)
15 (6,5)
18 (7,8)
157 (68,3)

23 (10)
17 (7,4)
14 (6,1)
41 (17,8)
22 (9,6)
79 (34,3)
6 (2,6)
7 (3,0)
21 (9,1)
169 (73,5)

73 (31,7)

61 (26,5)

97 (42,2)
133 (57,8)
85 (37,0)
145 (63,0)

99 (43,0)
131 (57,0)
67 (29,1)
163 (70,9)


0,95 (0,7;1,6)

0,9 (0,8;1,6)

p
0,004
0,193
0,919

0,096
< 0,001
0,025
0,108
0,577
0,843
0,010

0,391

0,651

0,218

0,850
0,074
0,920

TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, PT: phẫu thuật, BMI: chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index), TV: trung vị,
TPV: khoảng tứ phân vị.* Theo phân loại của Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ, trong mẫu nghiên cứu không ghi nhận
bệnh nhân nào có điểm ASA ở mức V.

Đặc điểm sử dụng KSDP trong phẫu thuật
Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định KSDP ở giai
đoạn 1 và 2 lần lượt là 87,8% và 90,4%.

B - Khoa học Dược

Đa số bệnh nhân ở cả 2 giai đoạn nghiên cứu
được chỉ định 1 loại KSDP (86,1% và 86,9%).
KSDP được sử dụng nhiều nhất là cefazolin

149


Nghiên cứu
(54,8% và 46,8%) và ampicillin-sulbactam (24,7%
và 34,7%).
Can thiệp của DSLS ghi nhận được

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021
sai sót. Những nội dung can thiệp cụ thể trong
sử dụng KSDP là chỉ định, loại KSDP, liều
lượng, đường dùng, thời điểm sử dụng liều
KSDP đầu tiên, bổ sung liều, thời gian sử dụng
sau phẫu thuật phù hợp khuyến cáo.

Hoạt động can thiệp chủ yếu của DSLS ghi
nhận được là góp ý trực tiếp lên việc sử dụng
Tính hợp lý trong sử dụng KSDP trong phẫu thuật
thuốc của bệnh nhân qua hoạt động đi thăm
bệnh với bác sĩ. Bên cạnh đó, thơng qua hệ thống

Tính hợp lý về chỉ định KSDP
HSBA điện tử, các DSLS có thể xem xét y lệnh
Tỷ lệ chỉ định KSDP hợp lý khá cao ở 2 giai
điều trị và chỉ định sử dụng thuốc, từ đó đề nghị
đoạn (93,1% và 96,1%) (Bảng 2).
điều chỉnh việc sử dụng thuốc khi có xuất hiện
Bảng 2. Tính hợp lý về chỉ định KSDP trong mẫu nghiên cứu
Tính hợp lý về chỉ định KSDP

Giai đoạn 1 (N1 = 230)
Được khuyến cáo và được chỉ định
192
(83,5)
214
Hợp lý
(93,1)
Không được khuyến cáo và không được chỉ định
22
(9,6)
Được khuyến cáo nhưng không được chỉ định
6
(2,6)
16
Không hợp lý
(6,9)
Không được khuyến cáo nhưng được chỉ định
10
(4,3)
Tổng
230 (100) 230 (100)


Tính hợp lý về loại KSDP
Trong số bệnh nhân được khuyến cáo dùng
KSDP và được chỉ định (n 1 = 192 và n 2 = 204),
tỷ lệ lựa chọn loại KSDP hợp lý là 69,3% ở
giai đoạn 1 và 60,8% ở giai đoạn 2. Sự khác
biệt giữa 2 giai đoạn không có ý nghĩa thống kê
với p = 0,077.
Tính hợp lý về liều dùng
Tỷ lệ sử dụng KSDP hợp lý về liều đối với
ampicillin,
cefoxitin,
metronidazole

vancomycin là cao nhất (100%), cefazolin đứng
thứ 2 (97% ở giai đoạn 2), ampicillin-sulbactam
đứng thứ 3 (96% ở giai đoạn 2)
Tỷ lệ sử dụng liều KSDP hợp lý ở giai đoạn
2 là 90,7%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
giai đoạn 1 là 80,2% (p = 0,003). Trong đó, loại
KSDP được cải thiện tính hợp lý về liều rõ rệt
nhất là ampicillin-sulbactam, với 71,4% trường
hợp ở giai đoạn 1 và 95,9% ở giai đoạn 2 được
chỉ định đúng liều theo khuyến cáo.
Tính hợp lý về đường dùng
Tỷ lệ đường dùng KSDP hợp lý chiếm 99,0%
ở giai đoạn 1 và 100,0% ở giai đoạn 2 (p = 0,234).

150


n (%)
Giai đoạn 2 (N2 = 230)

p

204 (88,7)
17
(7,4)
5
(2,2)
4
(1,7)
230 (100)

221 (96,1)
0,150
9
(3,9)
230 (100)

Tính hợp lý về thời điểm sử dụng liều KSDP
đầu tiên
Tỷ lệ hợp lý về thời điểm sử dụng liều
KSDP đầu tiên ở giai đoạn 2 là 93,1% cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn 1 là 86,5%
(p = 0,028).
Thời điểm sử dụng liều KSDP đầu tiên so với
thời điểm rạch da được trình bày ở Hình 1. Kết quả
cho thấy đa số bệnh nhân được chỉ định KSDP
trong vòng 60 phút trước thời điểm rạch ở cả 2

giai đoạn, chiếm tỷ lệ lần lượt là 86,7% và 94,3%.

Hình 1. Thời điểm sử dụng liều KSDP đầu tiên ở
2 giai đoạn

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021
Tính hợp lý về bổ sung liều
Tỷ lệ bổ sung liều hợp lý ở 2 giai đoạn lần
lượt là 91,1% và 92,6% (p = 0,584). Trong đó,
phần lớn các trường hợp không cần bổ sung liều
trong quá trình phẫu thuật (88,5% và 90,2%), có
5 trường hợp (2,6%) ở giai đoạn 1 và 5 trường
hợp (2,4%) ở giai đoạn 2 đã bổ sung liều hợp lý
khi thời gian phẫu thuật vượt quá thời gian
khuyến cáo.
Tính hợp lý về thời gian sử dụng KSDP sau
phẫu thuật
Tỷ lệ hợp lý về thời gian sử dụng KSDP sau
phẫu thuật ở 2 giai đoạn lần lượt là 79,2% và
84,8% (p = 0,144). Trung vị thời gian sử dụng
KSDP sau phẫu thuật ở cả 2 giai đoạn là 0 (0;1)
ngày. Các trường hợp sử dụng KSDP kéo dài
không hợp lý phần lớn thuộc phẫu thuật chấn
thương chỉnh hình (8,3% và 10,3%, tương ứng 2
giai đoạn).
Tính hợp lý chung
Xét trên tất cả các tiêu chí, tỷ lệ hợp lý chung

ở 2 giai đoạn lần lượt là 47,4% và 44,3%, sự khác
biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p = 0,512. Tỷ
lệ hợp lý chung trong sử dụng KSDP theo khoa
điều trị được trình bày trong Hình 2.

Hình 2. Tỷ lệ hợp lý chung tại các khoa điều trị
ở 2 giai đoạn
Hiệu quả can thiệp của DSLS trong sử dụng
KSDP trong phẫu thuật

Tính hợp lý chung trong sử dụng KSDP và
các yếu tố liên quan
Tỷ lệ hợp lý chung ở 2 giai đoạn lần lượt là
47,4% và 44,3% (p = 0,512). Kết quả phân tích hồi
quy đa biến (từ các yếu tố liên quan có ý nghĩa

B - Khoa học Dược

Nghiên cứu
thống kê trong phân tích đơn biến) cho thấy
bệnh nhân thuộc khoa Lồng ngực mạch máu
(OR = 15,713; 95%CI: 4,354 – 56,709), khoa Phụ
sản (OR = 2,574; 95%CI: 1,109 – 5,975) và sự can
thiệp của DSLS (OR = 6,047; 95%CI: 1,051 –
34,792) có liên quan đến tính hợp lý trong sử
dụng KSDP.

Chi phí KSDP và các yếu tố liên quan
Chi phí KSDP ở giai đoạn 2 thấp hơn so
với giai đoạn 1, tuy nhiên sự khác biệt khơng

có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (Bảng 3).
Bảng 3. So sánh chi phí KSDP giữa 2 giai đoạn
Chi phí
KSDP (VNĐ)
Chi phí thực
Chi phí ước
tính

Giai đoạn 1
(N1 = 230)
122.941 ±
195.254
119.066 ±
176.264

Giai đoạn 2
(N2 = 230)
109.742 ±
99.394
109.363 ±
99.175

p
0,362
0,467

Chi phí KSDP trung bình (chi phí thực) trong
cả 2 giai đoạn đều thấp hơn chi phí được báo cáo
trong năm 2018 (168.297 ± 644.070 VNĐ).


BÀNLUẬN
Tính hợp lý trong sử dụng KSDP trong phẫu thuật
Tỷ lệ chỉ định KSDP hợp lý ở 2 giai đoạn
nghiên cứu lần lượt là 93,1% và 96,1%, cao hơn
so với kết quả nghiên cứu của Gouvêa M (78,9%)
và Mohamoud SA (80,6%)(11,12). Các trường hợp
bệnh nhân được chỉ định KSDP không cần thiết
theo khuyến cáo chủ yếu thuộc nhóm phẫu
thuật sạch khơng có yếu tố nguy cơ (như phẫu
thuật tuyến giáp, phẫu thuật liên quan đến tay,
gối, bàn chân không bao gồm cấy ghép dụng cụ)
và nhóm phẫu thuật sạch – nhiễm nhưng khơng
được khuyến cáo dùng KSDP theo ASHP là các
phẫu thuật nội soi mũi xoang. Các trường hợp
được khuyến cáo dùng KSDP nhưng khơng
được chỉ định KSDP phần lớn là phẫu thuật
thốt vị bẹn. Mặc dù thuộc phân loại phẫu thuật
sạch, thoát vị bẹn là loại phẫu thuật được
khuyến cáo dự phòng trong cả hai hướng dẫn
tham khảo.
Tỷ lệ lựa chọn loại KSDP hợp lý là 69,3% ở
giai đoạn 1 và 60,8% ở giai đoạn 2. Kết quả này
gần với kết quả từ nghiên cứu của Kaya S với

151


Nghiên cứu
59,1%, cao hơn nghiên cứu của Mohamoud SA
với 10,4% và Napolitano F với 25,5% trường hợp

dùng đúng loại KSDP(12-14). Tuy nhiên, tỷ lệ hợp
lý về loại KSDP trong nghiên cứu của Pittalis S
và Gouvêa M khá cao, lần lượt là 84,5% và
97,9%(11,15). Các loại KSDP được sử dụng không
hợp lý phổ biến nhất trong nghiên cứu là
ampicillin-sulbactam và cefuroxime.
Tỷ lệ sử dụng liều KSDP hợp lý tăng từ
80,2% (giai đoạn 1) lên 90,7% (giai đoạn 2)
(p = 0,003). Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Đỗ
Bích Ngọc ở nhóm trước và sau can thiệp lần
lượt là 76,3% và 86,8%(10).
Tỷ lệ hợp lý về đường dùng KSDP là 99,0% ở
giai đoạn 1 và 100,0% ở giai đoạn 2. Kết quả này
trong nhiều nghiên cứu khác là 100% trường
hợp đường dùng hợp lý(12,16). Theo các khuyến
cáo, đường dùng ưu tiên thay đổi tùy loại
phẫu thuật, nhưng tiêm tĩnh mạch là đường
dùng lý tưởng trong phần lớn các phẫu thuật
vì đạt được nồng độ cần thiết trong huyết
thanh và trong mô nhanh chóng, chính xác và
có thể dự đốn được(17,18).
Thời điểm dùng KSDP đường tĩnh mạch
được khuyến cáo là trong vòng 60 phút trước
rạch da. Riêng đối với fluoroquinolone và
vancomycin nên được bắt đầu truyền tĩnh mạch
120 phút trước rạch da để ngăn ngừa phản ứng
liên quan đến kháng sinh. Trong nghiên cứu
này, tỷ lệ hợp lý về thời điểm sử dụng liều KSDP
đầu tiên ở 2 giai đoạn lần lượt là 86,5% và 93,1%
(p = 0,028). Kết quả này cao hơn so với nghiên

cứu đánh giá can thiệp lên việc sử dụng KSDP
của chương trình quản lý kháng sinh tại một
bệnh viện ở Úc với tỷ lệ trước và sau can thiệp là
60% và 56%; và gần với nghiên cứu của Nguyen
Thi Minh Hanh (92%)(19,20).
Bổ sung liều KSDP giúp duy trì nồng độ
thuốc trong huyết thanh thích hợp để tạo được
tác động diệt khuẩn trong suốt quá trình phẫu
thuật. Trong nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ bổ sung
liều hợp lý ở 2 giai đoạn lần lượt là 91,1% và
92,6% (p = 0,584), cao hơn so với kết quả của
Goede WJ (54,9%) nhưng thấp hơn nghiên cứu

152

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021
của Nguyen Thi Minh Hanh (94,2%)(20,21). Xét các
trường hợp cần bổ sung liều theo khuyến cáo, ghi
nhận 5 bệnh nhân ở mỗi giai đoạn được bổ sung
liều trong quá trình phẫu thuật, các trường hợp
này đều thuộc phẫu thuật tim mạch, được bổ
sung liều phù hợp theo hướng dẫn về thời điểm
và liều dùng. Các trường hợp cần bổ sung liều
còn lại đã khơng được tn thủ, gồm có 17 trường
hợp ở giai đoạn 1 và 14 trường hợp ở giai đoạn 2.
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kéo dài KSDP so
với khuyến cáo trong nghiên cứu ở 2 giai đoạn
lần lượt là 20,8% và 15,2%, thấp hơn so với
nghiên cứu của Pittalis S (52%) và Mohamoud
SA (63,5%)(12,15). Một nghiên cứu khác tại Bệnh

viện Nhân dân Gia Định trên bệnh nhân phẫu
thuật cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật và nghiên
cứu của Meeks cho kết quả tương đồng với tỷ lệ
sử dụng KSDP vượt quá thời gian khuyến cáo
lần lượt là 23% và 18%(22,23). Các trường hợp sử
dụng KSDP kéo dài không hợp lý phần lớn
thuộc phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. Điều
này có thể do các bác sĩ khơng n tâm về mơi
trường phịng mổ và cơng tác kiểm sốt nhiễm
khuẩn trong chăm sóc hậu phẫu. Tuy nhiên việc
kéo dài thời gian sử dụng KSDP khơng cần thiết
có thể dẫn đến sự gia tăng tình trạng đề kháng
kháng sinh và chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Các khoa Lồng ngực mạch máu, Ngoại gan
mật tụy, Ngoại tiêu hóa và Phẫu thuật tim mạch
có tỷ lệ hợp lý chung cao nhất. Trong đó, tính
hợp lý tại khoa Lồng ngực mạch máu chủ yếu
thuộc trường hợp không được chỉ định KSDP
theo khuyến cáo (11/13 trường hợp ở giai đoạn 1
và 15/17 trường hợp ở giai đoạn 2). Các khoa còn
lại là Ngoại gan mật tụy, Ngoại tiêu hóa và Phẫu
thuật tim mạch là các khoa có DSLS tham gia
vào cơng tác điều trị, đều có tỷ lệ hợp lý chung ở
giai đoạn 2 tăng so với giai đoạn 1 mặc dù khơng
có ý nghĩa thống kê.
Đánh giá hiệu quả can thiệp của DSLS trong
sử dụng KSDP trong phẫu thuật

Tính hợp lý chung trong sử dụng KSDP
So sánh giữa các nghiên cứu về việc sử dụng

KSDP tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM,

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021
tỷ lệ hợp lý chung trong nghiên cứu của chúng
tôi (47,4% và 44,3%, tương ứng 2 giai đoạn) cao
hơn so với nghiên cứu trên nhiều chuyên khoa
của Nguyen Thi Minh Hanh (4,8%) và Phạm Thị
Kim Huệ (5,4%). Đây là 2 nghiên cứu thực hiện
khảo sát tại giai đoạn xung quanh thời điểm có
hướng dẫn KSDP và can thiệp DLS(20,24).
Tỷ lệ hợp lý chung xét riêng trên khoa Ngoại
tiêu hóa và Ngoại gan mật tụy trong nghiên cứu
của chúng tôi đạt 56,3 – 59,2% (giai đoạn 01 –
03/2019) và 63,4 – 78,6% (giai đoạn 01 – 03/2020),
nhìn chung được duy trì so với kết quả của
nghiên cứu đánh giá hiệu quả can thiệp của
DSLS trong việc sử dụng KSDP giai đoạn 2018
của Đỗ Bích Ngọc (74%)(10).
Bệnh nhân được điều trị với sự có mặt của
DSLS tại khoa có khả năng được sử dụng
KSDP hợp lý cao hơn so với khơng có DSLS
(OR = 6,047; 95%CI: 1,051 – 34,792). Sự can thiệp
của DSLS làm tăng tỷ lệ hợp lý trong sử dụng
KSDP cũng được kết luận từ nghiên cứu của Đỗ
Bích Ngọc thực hiện trên các phẫu thuật tiêu
hóa, gan mật tụy tại Bệnh viện Đại học Y Dược
TP. HCM (OR = 3,047; p < 0,001)(10).


Chi phí KSDP
Kể từ giai đoạn sau khi có sự can thiệp của
DSLS trên việc sử dụng KSDP tại Bệnh viện
Đại học Y Dược TP. HCM đã được nghiên cứu
trước đây, chi phí KSDP trung bình trên 1
bệnh nhân từ 168.297 ± 644.070 VNĐ (giai
đoạn 12/2017 và 03 - 04/2018) giảm còn 122.941
± 195.254 VNĐ (giai đoạn 01 – 03/2019) và duy
trì đến giai đoạn 01 – 03/2020 với 109.742 ±
99.394 VNĐ. Kết quả này một lần nữa khẳng
định hiệu quả của can thiệp DLS trong quản lý
sử dụng kháng sinh tại bệnh viện.
Nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận một số yếu
tố dẫn đến sự gia tăng chi phí KSDP bao gồm
kéo dài thời gian sử dụng KSDP sau phẫu thuật
và lựa chọn loại KSDP phổ kháng khuẩn rộng
hơn mức cần thiết. Tại khoa Chấn thương chỉnh
hình, đa số KSDP được sử dụng kéo dài hơn so
với khuyến cáo. Tại khoa Ngoại thần kinh, tỷ lệ

B - Khoa học Dược

Nghiên cứu
không hợp lý về loại KSDP tương đối cao với
31/40 trường hợp được chỉ định ampicillinsulbactam trong khi khuyến cáo dùng cefazolin.
Tại khoa Tiết niệu, 12/22 trường hợp được dự
phòng với fosfomycin. Các hướng dẫn KSDP
tham khảo khơng đề cập đến vai trị của
fosfomycin trong dự phịng NKVM. Bên cạnh

đó, với đặc tính phổ kháng khuẩn rộng và chi
phí cao, fosfomycin nên được sử dụng dè dặt và
dành cho kháng sinh điều trị.

KẾT LUẬN
Hướng dẫn sử dụng KSDP của BV ĐHYD
TP. HCM được ban hành và triển khai thực hiện
tại bệnh viện vào tháng 3/2017. Cùng thời điểm
này, các DSLS bắt đầu tham gia vào việc kiểm
soát sử dụng KSDP theo hướng dẫn. Nghiên cứu
của chúng tôi tiến hành trên 460 HSBA tại 9 khoa
ngoại của BV ĐHYD TP. HCM giai đoạn 01 –
03/2019 và 01 – 03/2020 cho thấy hiệu quả can
thiệp của DSLS lên tính hợp lý của việc sử dụng
KSDP được duy trì giữa các năm, chi phí KSDP
giảm so với năm 2018. Các kết quả thu được góp
phần xây dựng các biện pháp tăng cường sử
dụng hợp lý KSDP trong phẫu thuật, cần tiếp tục
cải thiện và mở rộng hoạt động can thiệp của
DSLS tại tất cả các khoa ngoại của bệnh viện.
Y Đức
Nghiên cứu đã được chấp thuận bởi Hội
đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh theo quyết định
số 735/HĐĐĐ ngày 12/12/2019.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.

4.

Aiken AM, Karuri DM, Wanyoro AK, et al (2012).
Interventional studies for preventing surgical site infections in
sub-Saharan Africa–a systematic review. International Journal of
Surgery, 10(5):242-249.
Bowater RJ, Stirling SA, Lilford RJ (2009). Is antibiotic
prophylaxis in surgery a generally effective intervention ?
testing a generic hypothesis over a set of meta-analyses. Annals
of Surgery, 249(4):551-556.
Harbarth S, Samore MH, Lichtenberg D, et al (2000). Prolonged
antibiotic prophylaxis after cardiovascular surgery and its
effect on surgical site infections and antimicrobial resistance.
Circulation, 101(25):2916-2921.
Mui LM, Ng CS, Wong SK. et al (2005). Optimum duration of
prophylactic antibiotics in acute non‐perforated appendicitis.
ANZ Journal of Surgery, 75(6):425-428.

153


Nghiên cứu
5.
6.

7.


8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.

Weed HG (2003). Antimicrobial prophylaxis in the surgical
patient. Medical Clinics, 87(1):59-75.
Lê Thị Anh Thư (2011). Tình hình sử dụng kháng sinh trong
ngoại khoa tại 9 bệnh viện tỉnh và trung ương. Y Học Thực
Hành, 764:101-104.
Ponto JA (2010). ASHP statement on the pharmacist’s role in
antimicrobial stewardship and infection prevention and
control. Am J Health Syst Pharm, 67:575.
Brink AJ, Messina AP, Feldman C, et al (2017). From guidelines
to practice: a pharmacist-driven prospective audit and
feedback improvement model for peri-operative antibiotic
prophylaxis in 34 South African hospitals. Journal of

Antimicrobial Chemotherapy, 72(4):1227-1234.
Zhou L, Ma J, Gao J, et al (2016). Optimizing prophylactic
antibiotic practice for cardiothoracic surgery by pharmacists’
effects. Medicine, 95(9):2753.
Đỗ Bích Ngọc, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2019). Hiệu quả can
thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc sử dụng kháng sinh trên
bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa, gan mật tụy tại Bệnh viện Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Y Học Thành Phố Hồ Chí
Minh, 23(2):178-184.
Gouvêa M, Novaes C, Iglesias AC (2016). Assessment of
antibiotic prophylaxis in surgical patients at the Gaffrée e
guinle University hospital. Revista do Colégio Brasileiro de
Cirurgiões, 43(4):225-234.
Mohamoud SA, Yesuf TA, Sisay EA (2016). Utilization
assessment of surgical antibiotic prophylaxis at Ayder Referral
hospital, Northern Ethiopia. J Appl Pharm, 8(2):2-5.
Kaya S, Aktas S, Senbayrak S, et al (2016). An evaluation of
surgical prophylaxis procedures in Turkey: A multi-center
point prevalence study. The Eurasian Journal of Medicine,
48(1):24.
Napolitano F, Izzo MT, Giuseppe DG, et al (2013). Evaluation
of the appropriate perioperative antibiotic prophylaxis in Italy.
PloS one, 8(11):e79532.
Pittalis S, Ferraro F, Piselli P, et al (2013). Appropriateness of
surgical antimicrobial prophylaxis in the latium region of Italy,
2008: a multicenter study. Surgical Infections, 14(4):381-384.
Bùi Hồng Ngọc (2018). Đánh giá hiệu quả chương trình quản
lý kháng sinh trong sử dụng kháng sinh dự phịng tại các khoa

154


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021

17.
18.

19.

20.

21.

22.

23.

24.

ngoại bệnh viện Bình Dân. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh,
22(1):148-154.
Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, pp.46-74, 316321. Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội.
Bratzler DW, Dellinger EP, Olsen KM, et al (2013). Clinical
practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery.
Surgical Infections, 14(1):73-156.
Knox MC, Edye M (2016). Educational antimicrobial
stewardship intervention ineffective in changing surgical
prophylactic antibiotic prescribing. Surgical Infections,
17(2):224-228.
Nguyen MHT, Nguyen DTD (2017). Antibiotic prophylaxis in
clean and clean-contaminated wounds: a descriptive study at

University Medical Center Hochiminh city. Pharm Sci Asia,
44(4):190-199.
Goede W J, Lovely JK, Thompson RL, et al (2013). Assessment
of prophylactic antibiotic use in patients with surgical site
infections. Hospital Pharmacy, 48(7):560-567.
Lê Diệu Huy, Võ Thị Kiều Quyên, Vũ Thị Phương Mai, Võ
Phùng Nguyên (2014). Khảo sát sử dụng kháng sinh dự phòng
trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật tại bệnh viện
Nhân Dân Gia Định năm 2009-2011. Y Học Thành Phố Hồ Chí
Minh, 18(2):395-399.
Meeks DW, Lally KP, Carrick MM, et al (2011). Compliance
with guidelines to prevent surgical site infections: As simple as
1-2-3?. The American Journal of Surgery, 201(1):76-83.
Phạm Thị Kim Huệ, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2018). Khảo
sát việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sạch,
sạch - nhiễm tại bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
giai đoạn 09/2016 - 05/2017. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh,
22(1):83-89.

Ngày nhận bài báo:

30/12/2020

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

09/03/2021

Ngày bài báo được đăng:

20/08/2021


B - Khoa học Dược



×