CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU MÔN HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI
Các hoạt động thương mại theo Pháp luật Chương 5: Xúc tiến thương mại
Chương 6: Chế tài trong hoạt động
Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân
thương mại
Chế tài trong hoạt động thương mại
Khi nào hợp đồng sử dụng Luật TM hay
Chương 1: Khái quát về thương nhân và
Luật Dân sự: Mua bán hàng hóa của
hoạt động thương mại
thương nhân khi có tranh chấp thì dùng
Chương 2: Mua bán hàng hóa
LTM.
Chương 3: Dịch vụ thương mại
Điều chỉnh các hoạt động Thương mại
Chương 4: Trung gian thương mại
giữa các thương nhân
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG NHÂN
1. Khái niệm
Khoản 1 Điều 6 LTM 2005:
"Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh".
Ví dụ: B có căn nhà 3 tỷ, A mua nhà lại B nhà với giá 10 tỷ mặc dù giá 5 tỷ Đây là
giao dịch dân sự.
Nhận định
1. Hoạt động TM là hoạt động mua bán hàng hóa giữa các thương nhân
2. Hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân là hoạt động TM
Ở Việt Nam, muốn được coi là thương nhân anh phải bắt buộc đăng ký hoạt động kinh
doanh.
2. Phân loại thương nhân
*Căn cứ vào hình thức tổ chức hoạt động:
- Thương nhân là doanh nghiệp các loại
- Thương nhân là cá nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh
- Thương nhân là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1
*Căn cứ vào tư cách pháp lý
- Thương nhân có tư cách pháp nhân
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
+ Cơng ty cổ phần
- Thương nhân khơng có tư cách pháp nhân:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn các loại
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Công ty hợp danh
+ Hộ kinh doanh
*Căn cứ vào tư cách pháp lý
- Thương nhân có tư cách pháp nhân
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Thương nhân khơng có tư cách pháp nhân:
+ Công ty cổ phần
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn các loại
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Công ty hợp danh
+ Hộ kinh doanh
3. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
Điều 16 LTM 2005: "Thương nhận nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngồi cơng
nhận".
Thương nhân của các nước khơng thuộc WTO, nhưng khơng được chính phủ cho phép
thì khơng được thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.
Thương nhân Việt Nam không cần đăng ký Dự án đầu tư và được phép thực hiện hóa
cảnh.
A (VN) sang Hàn Quốc thành lập công ty X. Công ty X quay về VN. Thì Cơng ty X là
thương nhân Hàn Quốc.
Trên thực tế, một số quốc gia khơng có quy định về địa điểm thành lập (Ví dụ doanh
nghiệp thành lập tại Mỹ nhưng phần lớn hoạt động kinh doanh tại Đức thì là Thương nhân
của Đức).
Cơng ty là chủ thể độc lập trở thành thương nhân Việt Nam. VP đại diện, Chi nhánh chỉ
là đơn vị phụ thuộc của thương nhân. VP đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh,
chỉ thực hiện xúc tiến TM – là cầu nối doanh nghiệp và thị trường. Chi nhánh được phép ký
kết hợp đồng, được ủy quyền thường xuyên. Công ty được phép ủy quyền cho cá nhân
Trưởng VP đại diện, nhưng chú ý nội dung, phạm vi, thời hạn ủy quyền.
2
II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm
Khoản 1 Điều 3 LTM 2005: "Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi khác".
Doanh nghiệp A mua lơ máy tính từ doanh nghiệp B để phục vụ cho nhân viên của A,
B là hoạt động Thương mại, A là hoạt động tiêu dùng. Theo hướng dẫn tòa án (NQ 01/2005),
sử dụng luật Thương mại điều chỉnh.
Hoạt động kinh doanh, thương mại là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương
mại. Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực hấp theo đăng ký kinh
doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu
quả hoạt động, kinh doanh thương mại.
Ví dụ: Cơng Ty trách nhiệm hữu hạn A được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
trong lĩnh vực may mặc. Hoạt động của Công ty A không chỉ giới hạn ở việc may sản phẩm
là hàng dệt may để phục vụ thị trường mà còn bao gồm cả hành vi mua nguyên vật liệu về để
sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, thuê xe ô tô để đưa công nhân đi làm,
đi nghỉ hàng năm theo chế độ hoặc mua một số ti vi để cho công nhân giải trí sau giờ làm
việc . ..
2. Các loại hoạt động thương mại
- Mua bán hàng hóa
- Hoạt động trung gian thương mại
- Cung ứng dịch vụ thương mại
- Hoạt động đầu tư
- Hoạt động xúc tiến thương mại
- Các hoạt động thương mại khác
3. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại.
Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại.
Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên.
Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại.
Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại.
Khi có tranh chấp Thương mại có thể sự dụng thói quen – tập quán (vùng, lãnh thổ) để
áp dụng giải quyết tranh chấp nếu chứng minh được.
3
CHƯƠNG 2: MUA BÁN HÀNG HÓA
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM
1. Khái niệm
LTM 2005: Mua bán hàng hóa là "hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có
nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận".
2. Đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa
Chủ thể: thương nhân hoặc là thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa
khi các chủ thể này chọn LTM để áp dụng.
Đối tượng: là hàng hóa (K2, Đ3 LTM 2005) (động sản bao gồm động sản hình thành
trong tương lai, bất động sản)
Quá trình thực hiện hành vi mua bán gắn liền với q trình chuyển giao quyền sở hữu
hàng hóa từ bên bán sang bên mua.
3. Phân loại hoạt động mua bán hàng hóa
Mua bán hàng hóa trong nước Khơng có sự dịch chuyển hàng hóa qua biên giới quốc
gia hoặc vào khu vực hải quan riêng biệt có quy chế riêng như khu chế xuất hoặc khu
ngoại quan.
- Mua bán hàng hóa quốc tế: dịch chuyển ra khỏi lãnh thổ và các khu vực hải quan
riêng biệt có quy chế riêng như khu chế xuất hoặc khu ngoại quan.
+ Xuất khẩu hàng hóa
+ Nhập khẩu hàng hóa
+Tạm nhập, tái xuất hàng hóa: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa đựơc đưa
từ nước ngồi hoặc từ những khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
+Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng hóa từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang
một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi
Việt Nam.
Có thể phân loại:
+Mua bán trực tiếp: Tự giao dịch
+Mua bán thông qua các sở giao dịch hàng hóa: Hàng hóa được đưa lên sở giao dịch để
mua bán.
4
II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1. Khái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận của các chủ thể của quan hệ mua bán
hàng hoá theo quy định của Luật Thương mại để thực hiện hoạt động mua bán hàng hố.
2. Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực
Điều 117 BLDS 2015
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch
dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội.
Hình thức hợp đồng theo quy định pháp luật
Dựa vào giấy phép đăng ký doanh nghiệp để xác định đại diện pháp luật để ký hợp
đồng (Cổng thông tin doanh nghiệp để xác định)
3. Xác lập hợp đồng
(Dẫn chiếu theo các quy định của BLDS 2015: đ386->401)
Các vấn đề cần làm rõ về xác lập hợp đồng:
*Đề nghị giao kết hợp đồng:
Là những điều khoản do một bên đưa ra cho phía bên kia, nó chỉ mới thể hiện ý
chí, nguyện vọng của một bên trong quan hệ hợp đồng. Lời đề nghị này phải được chấp nhận
mới trở thành sự nhất trí thỏa thuận chung;
Đề nghị hợp đồng được gửi đến một hay nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của đề
nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề
nghị của mình;
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong trường hợp:
+Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận
+Hết thời hạn trả lời chấp nhận
+Thông báo về viêc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực
+Thơng báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực
Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ
5
*Chấp nhận đề nghị hợp đồng: Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về
việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
được xác định khác nhau trong các trường hợp sau :
Trong thời hạn bên đề nghị yêu cầu. Nếu thông báo đến chậm vì lí do khách quan mà
bên đề nghị biết thì thơng báo chấp nhận vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên đề nghị trả lời
ngay không đồng ý với chấp nhận đó.
Nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn thì chấp nhận này được coi là đề
nghị mới của bên chậm trả lời .
Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trường hợp qua điện thoại hoặc qua
phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay là có chấp nhận hay khơng chấp
nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.
*Thời điểm giao kết và hiệu lực của hợp đồng
Đối với Hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản : thời điểm giao kết hợp đồng là thời
điểm bên sau cùng ký tên vào văn bản;
Đối với hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản: hợp đồng được giao kết khi
bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng;
Hợp đồng giao kết bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã
thoả thuận về nội dung hợp đồng.
4. Thực hiện hợp đồng
a. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn,
phương thức và các khoản thoả thuận khác
Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo
đảm tin cậy lẫn nhau
Không được xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác.
b. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá :
* Nghĩa vụ cơ bản của bên bán :
Người bán phải giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách bao bì và đúng thời
hạn thoả thuận trong hợp đồng
6
Giao hàng không phù hợp với hợp đồng: <Đ39 LTM2005>
+Không phù hợp với mục đích sử dụng thơng thường của các hàng hố cùng chủng
loại;
+ Khơng phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc
bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
+ Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao
cho bên mua;
+ Khơng được bảo quản, đóng gói theo cách thức thơng thường đối với loại hàng hố
đó hoặc khơng theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hố trong trường hợp khơng có
cách thức bảo quản thông thường.
Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng :
Bên bán phải kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng, nếu hai bên có thoả
thuận trong hợp đồng thì bên bán phải đảm bảo cho bên mua tham dự việc kiểm tra.
Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hố khơng đảm bảo chất lượng như
mẫu hàng hố hoặc khơng được bảo quản, đóng gói theo cách thức thơng thường đối với
loại hàng hố đó. Trách nhiệm đối với hàng hố khơng phù hợp hợp đồng được xác định
như sau :
+ Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm
khuyết đó;
+ Trừ trường hợp nêu trên, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của pháp luật,
bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hố đã có trước
thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát
hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
+ Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau
thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
7
Giao hàng đúng số lượng :
Các bên có thể thoả thuận số lượng, cách thức đo lường, đơn vị đo lường
+Trường hợp giao hàng thừa, người mua trả tiền cho số hàng đó, có quyền từ chối
số hàng giao thừa. Nếu nhận số hàng giao thừa, người mua phải thoả thuận giá.
+Trường hợp giao hàng có lẫn loại hàng khơng được thoả thuận trong hợp đồng thì
người mua có quyền từ chối số hàng lẫn loại này.
+Trường hợp người bán giao thiếu hàng, người mua có quyền :
nhận và trả tiền số hàng thực nhận
không nhận hàng, buộc bên bán phải chịu các chế tài
nhận phần đã giao, đồng thời yêu cầu bên bán giao tiếp phần còn thiếu trong một
thời hạn nhất định .
Nếu việc khắc phục này gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua
thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
Giao chứng từ kèm theo hàng hố :
Bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời
hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.
Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến
hàng hố cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua
trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.
Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận
thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ trong thời hạn cịn lại
Việc giao hàng có thể thực hiện thông qua người thứ ba (dịch vụ Logistic, qua người
làm dịch vụ vận chuyển), các bên có thể thoả thuận về vấn đề rủi ro đối với hàng hoá khi
giao qua người thứ ba.
Giao hàng đúng thời hạn :
Bên bán phải giao hàng đúng thời điểm giao hàng thoả thuận trong hợp đồng . Trường
hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể
thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông
báo trước cho bên mua.
8
+Trường hợp khơng có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng
trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
+Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thoả thuận thì bên mua có quyền
nhận hoặc khơng nhận hàng nếu các bên khơng có thoả thuận khác.
Giao hàng đúng địa điểm :
Địa điểm giao hàng do các bên thoả thuận. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa
điểm đã thoả thuận. Trường hợp khơng có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm
giao hàng được xác định như sau:
+Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có
hàng hố đó;
+Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hố thì bên bán có nghĩa
vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên; trường hợp trong hợp đồng khơng có quy định
về vận chuyển hàng hố, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm
kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hố thì bên bán phải giao
hàng tại địa điểm đó;
+Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên
bán, nếu khơng có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được
xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
9
Bài tập: Công ty TNHH A ký hợp đồng mua 100 tấn gạo của công ty cổ phần B.
Thời hạn giao hàng từ ngày 1/4/2020-10/4/2020, B giao hàng cho A tại kho của A.
1) 5/4/2020 công ty A yêu cầu B phải giao gấp hàng vì đang cần gấp, B khơng giao
đúng ngày 5/4/2020 Bên B có quyền khơng giao hàng, Bên B có thể xem xét chấp
thuận khơng.
2) 5/4/2020 B giao hàng cho A. A chưa chuẩn bị được kho hàng kịp nên ko nhận
3) 11/4/2020 B giao hàng cho A - A ko nhận B đã vi phạm về thời gian giao hàng
4) 5/4/2020 B giao hàng cho A. A kiểm tra không đủ - Đến ngày 9/4/2020 công ty B
giao 1 lô hàng khác. A ko nhận
Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàn: Điều 44, Luật TM
+Theo Luật Thương mại, trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện
của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hố trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho
bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Bên mua phải kiểm
tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép, nếu bên mua
khơng thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có
quyền giao hàng theo hợp đồng
+Sau khi kiểm tra hàng, nếu phát hiện hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng, bên mua
phải thông báo cho bên bán trong một thời gian hợp lý. Nếu bên mua không thực hiện việc
thơng báo đó thi bên bán sẽ khơng chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa,
trừ những khiếm khuyết của hàng hố khơng thể phát hiện được trong q trình kiểm tra
bằng biện pháp thơng thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó
nhưng khơng thơng báo cho bên mua.
Đảm bảo quyền sở hữu đối hàng hóa mua bán :
+Bên bán phải bảo đảm quyền sở hữu, tính hợp pháp của hàng hóa và chuyển giao
quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên mua, đảm bảo hàng hóa đã bán khơng bị tranh
chấp bởi bên thứ ba;
+Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. bên bán phải chịu
trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng
hóa đã bán. Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế,
công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách
10
nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc
bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.
Bảo hành hàng hóa (Điều 49, Luật thương mại):
Ví dụ BĐS có bắt buộc bảo hành, cần thỏa thuận thật kĩ vấn đề bảo hành. Không phải
nghĩa vụ đương nhiên. Thời gian giữ sản phẩm bảo hành khơng tính vào thời gian bảo hành.
Rủi ro đối với hàng hóa : Điều 60 – Luật Thương Mại
Rủi ro là sự kiện xảy ra nằm ngồi tầm kiểm sốt của con người, xảy ra sau thời điểm
ký kết hợp đồng mà tại thời điểm ký kết hợp đồng các bên không thể tiên đốn được, khơng
khắc phục hậu quả được. rủi ro là hậu quả của tình huống bất khả kháng.
Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận, theo Luật Thương mại 2005 , vấn đề
xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được quy định như sau :
+Thứ nhất, chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định : rủi ro về
mất mát hoặc hư hỏng được hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá được giao
cho bên mua.
+Thứ hai, chuyển rủi ro trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro về
mất mát hoặc hư hỏng được hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao
cho người vận chuyển đầu tiên
+Thứ ba, chuyển rủi ro trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không
phải là người vận chuyển : được chuyển cho bên mua khi bên mua nhận chứng từ sở hữu
hàng hoá hoặc người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
+Thứ tư, chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển
mát, thì rủi ro về mất hợp đồng hư hỏng tài sản được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm
giao kết
+Ngoài ra trong các trường hợp khác, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được
chuyển cho bên mua kể từ khi hàng hoá thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi
phạm hợp đồng do không nhận hàng.
*Nghĩa vụ của người mua (quyền và nghĩa vụ)
- Tiếp nhận hàng: người mua phải thực hiện các việc cần thiết , kể cả hướng dẫn gửi
hàng để bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng hợp đồng.
Khi người mua vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận , người mua phải chịu hậu quả pháp lý,
người bán phải áp dụng biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh
11
tốn chi phí hợp lý. Đối với hàng hố có nguy cơ bị hư hỏng , người có nghĩa vụ có quyền
bán hàng hố đó để ngăn chận thiệt hại và trả tiền cho người mua từ khoản thu được do
việc bán hàng hố sau khi trừ đi chi phí hợp lí để bảo quản và bán hàng hóa.
- Thanh toán tiền hàng :
+Người mua phải thanh toán tiền mua hàng theo thoả thuận trong hợp đồng kể cả
trường hợp hàng hoá bị mất mát hư hỏng sau thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ
người bán sang người mua. Thời gian thanh toán do các bên thỏa thuận, nếu các bên khơng
có thỏa thuận thì theo Luật Thương mại bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm
bên bán giao hàng hoặc giao chừng từ liên quan đến hàng hóa và kiểm tra xong hàng hóa trừ
trường hợp các bên thỏa thuận kiểm tra hàng hóa trước khi giao .
+Nếu người mua vi phạm thời gian thanh tốn , thì người bán có quyền địi lại tiền lãi
do chậm thanh toán tiền hàng…theo lãi suất quá hạn do ngân hàng nhà nước công bố tương
ứng với thời gian trả chậm tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác.
+Người mua có quyền ngừng thanh tốn hoặc giữ lại một phần hoặc tồn bộ tiền mua
hàng nếu nhận hàng phát hiện hàng bị hư hỏng, có khuyết tật hoặc có bằng chứng người bán
hàng lừa gạt …
+Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh
tốn;
+Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có
quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
+Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng khơng phù hợp với hợp đồng
thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đãkhắc phục sự khơng phù hợp đó;
+Trường hợp tạm ngừng thanh tốn vì hàng hóa là đối tượng của tranh chấp hoặc hàng
hóa giao khơng phù hợp với hợp đồng mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực,
gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác
theo quy định của pháp luật.
c. Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán hàng hóa
đặc biệt, theo đó việc mua và bán hàng hóa được thực hiện trên một thị trường tập trung theo
phương thức khớp lệnh. Sau khi hợp đồng mua bán được xác lập, việc giao nhận hàng hóa và
12
thanh toán tiền hàng được tiến hành tại một thời điểm hoặc trong một thời hạn đã được xác
định trước trong tương lai, theo những điều khoản và điều kiện đã được xác định trước trong
hợp đồng tại thời điểm giao dịch được thiết lập. Vì thế sở giao dịch hàng hóa cịn được gọi là
thị trường hàng hóa giao sau (future tradings).
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
LTM quy định hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch gồm:
* Hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận,
theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức
giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này
(gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc
mua hoặc bán hàng hóa đó.
Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
LTM quy định hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch gồm:
* Hợp đồng kỳ hạn: là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận
hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
13
*Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch:
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch là một hợp đồng song vụ, theo đó các
bên cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai là những hàng hóa chưa hiện hữu
tại thời điểm các bên giao kết hợp đồng mua bán (hàng hóa tương lai).
Hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai được giao kết và thực hiện thơng qua sở giao
dịch hàng hóa.
Một số nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
- Tên hàng
- Chất lượng
- Giá trị hợp đồng
- Thời gian giao hàng
- Địa điểm giao hàng.
14
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
**Đối với hợp đồng kỳ hạn (Đ65 LTM):
**Đối với hợp đồng quyền chọn (Đ66 LTM):
Tình huống: Ngày 10/01/2016, thơng qua sở giao dịch Việt Nam cơng ty TNHH Huy
Hồng do ơng Nguyễn Đình Hồng làm đại diện đã thực hiện thành cơng lệnh giao
dịch với mã hiệu ABC với nội dung: “Mua một quyền chọn 100 tấn cà phê Robusta
nhân 10% độ ẩm với giá 35tr/tấn, giao hàng ngày 10/09/2016. Theo thông tin cụ thể
của mã lệnh đã niêm yết thì cơng ty bán quyền chọn mua số hàng hóa nêu trên khớp
lệnh với lệnh với lệnh của cơng ty TNHH Huy Hồng là công ty TNHH Hừng Đông
do bà Mai Thu Hiền làm đại diện.
Đến ngày 10/09/2016 cà phê Robusta nhân 10% độ ẩm trên thị trường lúc này có giá
37 triệu đồng/ tấn.
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI:
1. Văn phòng đại diện chi nhánh của doanh nghiệp là các thương nhân theo quy định
pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân nước ngoài là các doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam nhưng
có vốn đầu tư nước ngồi.
3. Hoạt động mua bán hàng hóa trong nước là hoạt động mua bán được thực hiện
giữa các thương nhân Việt Nam.
4. Trong hoạt động mua bán hàng hóa, nếu khơng có thỏa thuận về địa điểm giao
hàng thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng tại trụ sở của bên bán.
5. Trong trường hợp người mua đã kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng và không
phát hiện khiếm khuyết hoặc phát hiện nhưng không thông báo cho bên bán về
khiếm khuyết đó trong thời gian hợp lý thì bên bán khơng phải chịu trách nhiệm.
6. Trong trường hợp các bên chỉ thỏa thuận thời hạn giao hàng mà khơng thỏa thuận
thời điểm cụ thể thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng bất cứ lúc nào theo yêu cầu của
bên mua miễn bên mua phải thông báo trước và trong thời hạn giao hàng.
7. Mọi thương nhân điều có quyền tham gia mua bán trên sở giao dịch hàng hóa.
8. Trong hợp đồng quyền chọn, hai bên có quyền thực hiện hoặc khơng thực hiện hợp
đồng.
9. Thời điểm chuyển rủi ro từ bên bán sang bên mua là khi bên mua nhận được hàng.
NLB K18503KTL. LUẬT THƯƠNG MẠI 04.2020
Tr 15
10. Trong mọi trường hợp bên bán là người phải chịu trách nhiệm về quyền sở hửu trí
tuệ của hàng hóa.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:
DNTN Hoa Mai (bên A) ký hợp đồng nhận may lô hàng quần áo cho công ty TNHH
Bình An (bên B). Các nội dung cơ bản trong hợp đồng như sau:
- Bên B chọn vải, kiểu dáng theo mẫu tại trụ sở công ty A vào ngày ký hợp đồng
- Lô quần áo gồm 300 cái áo và 300 cái quần chi đều các size S,M,L
- Chậm nhất 2 ngày sau khi A thông báo cho B, B sẽ được nhận hàng trong khoảng
thời gian từ ngày 1-10/10/2014 tại kho của A.
- Sau khi công ty A giao đủ hàng, cơng ty B có nghĩa vụ chuyển khoản tồn bộ số
tiền cho cơng ty A. Giá trị hợp đồng: 1 tỷ VNĐ
- Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ bồi thường tồn bộ thiệt hại cho bên cịn lại.
1. Ngày 2/10 cơng ty A hồn tất lơ hàng đóng gói, ghi tên người nhận B, nhập
kho và liên hệ với công ty B; tuy nhiên B trả lời do chưa sắp xếp được nhân
công nên ngày 6/10 sẽ nhận hàng. Đêm ngày 5/10 kho của công ty A cháy.
Hỏi B có phải thanh tốn số tiền 1 tỷ cho A hay không biết rằng cháy kho
được các bên thỏa thuận là sự kiện bất khả kháng.
Điều 61 – Luật TM
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp
khác được quy định như sau:
1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật
này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể
từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm
hợp đồng do không nhận hàng;
2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hố khơng được chuyển cho bên mua,
nếu hàng hố khơng được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải,
không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách
thức nào khác.
Lưu ý: Nếu hàng hố khơng được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ
vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất
16
kỳ cách thức nào khác thì bên B sẽ khơng phải trả tiền cho bên A. (Khoản 2
điều 61 – Luật TM)
2. Giả sử sau khi A giao hàng, B đã tiến hành trưng bày và bán lô hàng trên tại cửa
hàng nhưng bị cơng ty TNHH C kiện vì đã “ăn cắp” thiết kế của công ty C.
Theo anh/chị, nếu thực sự mẫu thiết kế quần áo này vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ của cơng ty C dẫn đến lơ hàng trên phải tiêu hủy thì ai sẽ chịu thiệt hại.
Gia An mua Đức Phát 150 tấn gạo 5% tấm, giá 12 triệu 1 tấn. Giao hàng tại kho
của Gia An chia làm 3 đợt vào các ngày 5,10,15/10/2017. Cơng ty Gia An thanh tốn tiền
mặt ngay sau khi nhận hàng, Gia An phải kiểm tra hàng hóa. Gia An và Đức Phát thống
nhất thuê Chất lượng vàng thẩm định hàng hóa. Ngày 5/10/2017, Đức Phát giao 50 tấn,
sau kiểm tra thanh toán 10tr/tấn, xác nhận chứng thư xác định của cty CLV độ tấn trên
5%, Đức Phát khơng nhận thanh tốn. 10/10, Đức Phát giao hàng, Gia An từ chối không
nhận, Đức Phát giao hàng nhưng không báo trước, Cơng ty Gia An khơng có kho chứa,
đêm đó mưa to gạo hư hết. Lần 3, Đức Phát không giao. Ngày 15/10 Đức Phát gửi công
văn cho GA, thanh toán 50 tấn gạo theo giá thỏa thuận đợt 1, bồi thường đợt 2 do lỗi
không nhận hàng. Gia An bác bỏ toàn bộ yêu cầu và chỉ thanh toán 50 tấn đầu giá 10 triệu
1 tấn, phạt 8% do không giao hàng đợt 3 và bồi thường 300 triệu.
1. Gia An có quyền thanh tốn với giá 10 triệu 1 tấn sau khi có chứng thư giám
định của Chất lượng vàng hay không?
2. Trong đợt giao hàng thứ 2, ai là người vi phạm?
3. Bên bán có quyền khơng giao hàng lần 3 có hợp lý hay khơng?
17
Giả quyết tình huống:
18
CHƯƠNG 3: CUNG ỨNG DỊCH VỤ
I. KHÁI NIỆM
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung
ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử
dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh tốn cho bên cung ứng dịch vụ
và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Điều kiện: phải có chứng chỉ hành nghề (như: luật, kiểm tốn,..) về chun mơn và
có tư cách thương nhân.
Bên cung ứng dịch vụ cung ứng theo yêu cầu và chỉ dẫn của bên sử dụng dịch vụ.
II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN
2.1 Bên cung ứng dịch vụ
Điều khoản không lôi kéo (lôi kéo
* Nghĩa vụ:
Thực hiện công việc đầy đủ, phù hợp
chuyên gia và người lao động qua đơn
theo thỏa thuận
vị khác)
Bảo quản, giao lại tài liệu, phương tiện
* Quyền:
Thông báo trường hợp thông tin, tài liệu Nhận thanh toán
Yêu cầu khách hàng cung cấp kịp thời kế
khơng đầy đủ
Giữ bí mật thông tin (Không phải điều
hoạch, chỉ dẫn,...
khoản đương nhiên)
Bài tập: Công ty A đồ gỗ (Hà Nội) thuê công ty B kinh doanh hội chợ tại TPHCM từ
01/05/2019 đến 05/05/2019. Nhiệm vụ của công ty B là trưng bày và tham gia gian hàng
cho công ty A trong hội chợ, với u cầu về bạc phủ có kích thước và nội dung. Tại hội
chợ có mưa, kết thúc bên A giao đồ cho bên B, đồ gỗ bị thấm nước. Bên A kiện B đồi bồi
thường bị hư đồ gỗ, B thì cho rằng đã thực hiện đúng hợp đồng (B dùng những tấm bạc do
bên A đưa).
Bài tập: Công ty A thuê Công ty B vận chuyển 1 lơ hàng từ Mỹ về VN tại Cảng Hải Phịng
Hà Nội (nơi A nhận hàng). Nhận được thơng tin tình hình thời tiết xấu nên A đề nghị B đi
theo đường hàng không.
19
Điều 79. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả cơng việc
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu
cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ
phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích
của hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng khơng có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kết quả
cần đạt được, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù
hợp với tiêu chuẩn thơng thường của loại dịch vụ đó.
Điều 80. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu
cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả mong muốn thì bên
cung ứng dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụ đó với nỗ lực và khả năng cao
nhất.
2.2 Khách hàng
*Nghĩa vụ
*Quyền:
Thanh toán
Nhận được kết quả dịch vụ
Cung cấp thông tin, tài liệu, chỉ dẫn
Đưa chỉ dẫn, yêu cầu thay đổi nội dung
Hợp tác
hoạt động hợp lý
III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
4.1. Dịch vụ logistics
Khái niệm <Đ 233 LTM>
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục
hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hố theo thoả thuận với khách hàng
để hưởng thù lao.
Đặc điểm
Người thực hiện dịch vụ logistics là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Nội dung dịch vụ bao gồm một hoặc nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ khách hàng liên
quan đến hàng hóa.
Quan hệ giữa người làm dịch vụ và khách hàng thể hiện thơng qua hình thức pháp lý
là hợp đồng cung ứng dịch vụ.
20
Phân loại (Nghị định cũ)
Các dịch vụ logistics chủ yếu
Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải
Các dịch vụ logistics khác
Quyền và nghĩa vụ của các bên
* Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics: 235,239,240 LTM
2005
a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
b) Nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo
ngay cho khách hàng;
c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc khơng thực hiện được một phần hoặc
tồn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thơng báo ngay cho khách hàng để xin chỉ
dẫn;
d) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách
hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
* Quyền và nghĩa vụ của khách hàng:
1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
2. Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
3. Thơng tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics;
4. Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hố theo hợp đồng mua bán hàng hố, trừ trường
hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này;
5. Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp
do lỗi của mình gây ra;
6. Thanh tốn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến
hạn thanh toán.
Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
- Các trường hợp miễn trách tại Điều 294 LTM.
- Các trường hợp khác:
21
a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo
những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của
pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;
đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu
nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
giao hàng cho người nhận;
e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được
thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày
giao hàng.
3.2. Dịch vụ hóa cảnh hàng hóa
Khái niệm và đặc điểm
* Khái niệm:
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân
nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách
lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời
gian quá cảnh.
Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực hiện
việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ
Việt Nam để hưởng thù lao.
Việc cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện thông qua việc ký kết một hợp đồng
cung ứng dịch vụ quá cảnh. Hợp đồng này phải được lập thành văn bản hoặc hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương.
Dịch vụ hóa cảnh phải được thực hiệp theo Hiệp định có liên quan về tuyến đường
được ký kết với các quốc gia. Thương nhân Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ và chịu trách
nhiệm đối với lô hàng. Thời gian hóa cảnh tối đa là 30 ngày kể từ ngày được nhập
khẩu, nếu quá 30 ngày phải xin phép Bộ Cơng Thương. Trường hợp chậm thanh tốn
thì khơng được xử lý bằng cách cầm giữ và tiêu thụ hàng hóa.
22
Điều kiện kinh doanh dịch vụ quá cảnh
Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh
doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 234 của Luật
TM.
Thời gian quá cảnh
Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là ba mươi ngày kể từ ngày hoàn thành
thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam
hoặc bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
* Bên thuê dịch vụ quá cảnh
- Quyền
a) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập
theo thời gian đã thỏa thuận;
b) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ q cảnh thơng báo kịp thời về tình trạng của
hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
c) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn
chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ
Việt Nam.
- Nghĩa vụ
a) Đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa
thuận;
b) Cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thơng tin cần thiết về
hàng hóa;
c) Cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm
thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
d) Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ
quá cảnh.
* Bên cung ứng dịch vụ quá cảnh
- Quyền
a) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt
Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;
23
b) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ thơng tin cần thiết về hàng
hóa;
c) u cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết để làm
thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
d) Được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác.
- Nghĩa vụ:
a) Tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;
b) Làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam;
c) Chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ
Việt Nam;
d) Thực hiện các công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với
hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
đ) Nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá
cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Có trách nhiệm hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xử
lý những vấn đề có liên quan đến hàng hóa quá cảnh.
3.3. Dịch vụ giám định
Khái niệm:
Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện
những cơng việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng
dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Đặc điểm
- Chủ thể thực hiện dịch vụ phải là thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng
hóa.
- Dịch vụ này có thể gồm nhiều hoạt động cụ thể khác nhau, nhằm xác định tình
trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác.
- Giám định hàng hóa được thực hiện theo yêu cầu của các bên trong hợp đồng
(thường là hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ) hoặc theo yêu cầu của các
khách hàng khác.
24
Hoạt động dịch vụ giám định hàng hóa
* Các nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại
(i) Chỉ tiến hành việc giám định hàng hoá, dịch vụ thương mại khi được yêu cầu.
(ii) Hoạt động giám định hàng hoá phải được thực hiện độc lập, trung lập, khách
quan.
(iii) Việc giám định phải khoa học và chính xác.
* Chứng thư giám định
- Là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung
giám định được khách hàng yêu cầu.
- Giá trị pháp lý của chứng thư:
+ Nội dung được giám định
+ Bên yêu cầu
+ Các bên trong hợp đồng
* Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Quyền của TN kinh doanh dịch vụ giám định
a) Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết để
thực hiện dịch vụ giám định;
b) Nhận thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác.
- Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định:
a) Chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến
dịch vụ giám định;
b) Giám định trung thực, khách quan, độc lập, kịp thời, đúng quy trình, phương
pháp giám định;
c) Cấp chứng thư giám định;
d) Trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 266 của Luật TM.
- Quyền của khách hàng:
1. Yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thực hiện việc giám định theo
nội dung đã thoả thuận;
2. Yêu cầu giám định lại nếu có lý do chính đáng để cho rằng thương nhân kinh
doanh dịch vụ giám định không thực hiện đúng các yêu cầu của mình hoặc thực hiện giám
định thiếu khách quan, trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định;
25