Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BC SÁNG KIẾN HÓA HỌC NĂM 2020 ĐẠT GIỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.81 KB, 20 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến huyện Đồng Hỷ
1. Tôi ghi tên dưới đây:

Số
TT

1

Họ và tên

Ngày
tháng
năm sinh

Lưu Thị Hạnh 03/12/1988

Tỷ lệ (%)
Trình độ đóng góp
Chức
Nơi cơng tác
chun
vào việc
danh
mơn
tạo ra
sáng kiến
Trường


THCS
Quang Sơn

Phó
Hiệu Đại học
trưởng

100%

2. Là tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến:
“Thực hiện có hiệu quả kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh vào giảng dạy mơn Hóa học tại trường THCS”
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
+ Họ và tên: Lưu Thị Hạnh
+ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Quang Sơn, Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Giảng dạy mơn Hóa học ở trường THCS.
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : Tháng 10 năm 2017
6. Mô tả bản chất của sáng kiến:
6.1. Cở sở lí luận:
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh tồn cầu hố đặt ra những yêu
cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng
cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm,
kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng
lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan


2


trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng
tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó
cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường
phổ thông.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận
dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường
việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác
có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập
những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các
chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề
phức hợp.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và
phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng
tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc
thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng
phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức
với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy
học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình
thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài
lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu
cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng
thú cho người học.
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình

giáo dục phổ thơng mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học
sinh, bảo đảm yêu cầu giảm tải, giảm hàn lâm, gắn với thực tiễn; thực hiện tốt
phương pháp giáo dục tích cực, tăng cường hoạt động ngoại khố, trải nghiệm cho


3

học sinh; kiểm tra, đánh giá, thi cử nhẹ nhàng, không nặng về kiểm tra kiến thức
mà tập trung đánh giá sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Nhằm tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo
định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, năm 2017, Bộ GD&ĐT đã
ban hành công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH; hướng dẫn cụ thể các cơ sở giáo dục
việc thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra,
đánh giá; công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục.

Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được
“năng lực” của học sinh. Học sinh thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh
năng lực của mình, điều đó có nghĩa là chúng phải chứng minh mức độ làm
chủ/nắm vững kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực) trong một mơn học
cụ thể.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng, mỗi mơn học đều có đặc thù riêng
và có thế mạnh để hình thành và phát triển năng lực đặc thù của mơn học. Trong
các mơn học đó, Hóa học là mơn học có điều kiện thuận lợi để triển khai đổi mới
dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Ngoài việc hình thành và phát triển các năng lực chung thì mơn Hóa học
cũng nhằm mục tiêu phát triển 6 năng lực đặc thù:
Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học
Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
Năng lực tính tốn

Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn Hóa học
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
Năng lực sáng tạo
Bất kỳ tiết học nào cũng nhằm mục tiêu phát triển các năng lực đó, đặc biệt
bộ mơn Hóa học có nhiều những thuận lợi khi áp dụng. Mơn Hóa học đã được tập
huấn thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực từ
năm 2017. Trên cơ sở đã thực hiện, tôi mạnh dạn xây dựng báo cáo sáng kiến:
“Thực hiện có hiệu quả kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh vào giảng dạy mơn Hóa học tại trường THCS”.


4

6.2. Thực trạng vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết:
Hàng năm có rất nhiều phát minh mới được cơng bố, áp dụng vào thực tiến.
Nhưng người ta chỉ quan tâm đến phát minh đó áp dụng như thế nào, có hiệu quả
khơng, giá cả ra sao...Mà chưa quan tâm đến việc tìm ra phát minh đó từ đâu?
Cách tiến hành để có những sản phẩm đó như thế nào? Áp dụng những kiến thức
nào trong quá trình học... Vì vậy, dạy học tiếp cận năng lực là một định hướng dạy
học hồn tồn phù hợp, nó quan tâm đến hiệu quả của 1 q trình dạy học. Ví dụ:
Sau khi học sinh học xong tính chất hóa học của chất béo (phản ứng xà phịng hóa)
thì học sinh có thể tự làm được 1 bánh xà phòng theo đúng tính chất đã học.
Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
+ Tiếp cận dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tạo cơ hội
cho người giáo viên được nâng cao kiến thức mơn học của mình. Họ sẽ khơng
ngừng phải sáng tạo, tìm tịi để xây dựng những cái mới, phù hợp với điều kiện
kinh tế, xã hội của địa phương. Đồng thời, giáo viên phải nâng cao năng lực tự
học, tự tìm tịi và áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để cuốn hút học
sinh vào bài học của mình. Dạy học chú trọng vào việc tổ chức các hoạt động trong

lớp học nên nếu người giáo viên tổ chức tốt các hoạt động sẽ tạo ra khơng khí sơi
nổi, hào hứng, bất ngờ trong từng giờ học.
+ Nhà trường có tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ việc dạy và học của
học sinh. Mỗi lớp học đều có máy chiếu, có phịng Internet, thư viện sách...
- Đối với học sinh:
Học sinh được phát triển nhiều năng lực của bản thân. Khi dạy theo hình
thức này, HS khơng thể ỷ lại mà bắt buộc phải tích cực, chủ động và sáng tạo. Khơi
dậy lịng đam mê khám phá, yêu thích khoa học kĩ thuật và được thả sức sáng tạo.
Các hoạt động trong từng giờ học sẽ tạo cho học sinh sự năng động, nhanh nhẹn về
tác phong, ý chí và hứng thú với bộ mơn hóa học.
Khó khăn:
- Đối với giáo viên:
+ Một số ít giáo viên trình độ cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế nên việc sử
dụng mạng cịn gặp khó khăn. Bản thân họ còn ngại đổi mới, chưa thật sự tích cực
trong hoạt động dạy học.


5

+ Một số các thiết bị dạy học trong trường đã cấp lâu năm nên cũ, hỏng,
không sử dụng được
6.3. Nội dung sáng kiến “Thực hiện có hiệu quả kế hoạch dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh vào giảng dạy mơn Hóa học tại trường
THCS”
6.3.1. Khái niệm “Năng lực”:
Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện
một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến
thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất
định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù..
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền

tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp
như: năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngơn ngữ và tính tốn; năng
lực giao tiếp, năng lực vận động….
Các năng lực chung như: Tư duy phê phán, tư duy logic, sáng tạo, tự chủ,
giải quyết vấn đề, làm việc nhóm - quan hệ với người khác, giao tiếp, làm chủ
ngơn ngữ, tính tốn, ứng dụng số, đọc - viết, công nghệ thông tin- truyền thông.
Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên
cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại
hình hoạt động, cơng việc hoặc tình huống, mơi trường đặc thù, cần thiết cho
những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như
toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao... Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh
vực khác nhau , trong đó năng lực đặc thù mơn học là năng lực được hình thành và
phát triển do đặc điểm của mơn học đó tạo nên.
Các năng lực đặc thù của bộ mơn Hóa học, bao gồm:
Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học
Qua các bài học, học sinh sẽ nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa
học, các biểu tượng hóa học (kí hiệu, hình vẽ, mơ hình cấu trúc các phân tử các
chất...). Các em sẽ viết và biểu diễn đúng cơng thức hóa học của các hợp chất vô
cơ và các hợp chất hữu cơ các dạng cơng thức.
Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học


6

Năng lực này bao gồm các năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng và vận
dụng thí nghiệm; năng lực quan sát, mơ tả, giải thích các hiện tượng tự nhiên.
Học sinh được u cầu mơ tả và giải thích được các hiện tượng thí nghiệm
và rút ra những kết luận về tính chất của chất.
Các bài học sẽ giúp các em sử dụng thành thạo các đồ dùng thí nghiệm. Các
em sẽ tiến hành lắp đặt các bộ dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm, hiểu được tác

dụng của từng bộ phận, biết phân tích sự đúng sai trong cách lắp.
Tiếp theo, các em sẽ tiến hành độc lập các thí nghiệm nghiên cứu, tìm kiếm
và thu được những kiến thức cơ bản để hiểu biết giới tự nhiên và kĩ thuật.
Thông qua các bài học, các em sẽ mơ tả rõ ràng cách tiến hành thí nghiệm.
Mơ tả chính xác các hiện tượng thí nghiệm, giải thích một cách khoa học các hiện
tượng thí nghiệm đã xảy ra và viết được các phương trình hóa học và rút ra được
những kết luận cần thiết.

Năng lực tính tốn
Thơng qua các bài tập hóa học sẽ hình thành năng lực tính tốn cho học sinh.
Các em sẽ có thể vận dụng thành thạo các cơng thức trong việc tính tồn giải các
bài tốn hóa học. Học sinh cịn có thể sử dụng thành thạo phương pháp đại số trong
toán học và mối liên hệ với các kiến thức hóa học để giải các bài tốn hóa học.
Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn Hóa học
Qua q trình học tập trên lớp, học sinh sẽ phân tích được tình huống, phát
hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
Các em sẽ thu thập và làm rõ các thơng tin có liên quan đến vấn đề. Đề xuất
và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn được giải pháp phù
hợp.
Ngồi ra, học sinh cịn đề xuất được giả thuyết khoa học khác nhau. Lập
được kế hoạch để giải quyết vấn đề đặt ra. Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo
hoặc hợp tác trên cơ sở các giả thuyết đã đề ra.
Mơn Hóa sẽ giúp các em học sinh thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết
vấn đề, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận
dụng trong bối cảnh mới.


7

Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

Q trình học tập sẽ giúp học sinh có năng lực hệ thống hóa kiến thức, phân
loại kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức
hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù
hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã
hội.
Học sinh sẽ định hướng được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và
khi vận dụng kiến thức hóa học phải ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó
được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì trong cuộc sống.
Các em sẽ phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các
vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, khoa học thường thức, sản xuất cơng
nghiệp, nơng nghiệp và mơi trường.
Địn thời tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và
các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống và trong các lĩnh vực đã nêu trên dựa
vào các kiến thức hóa học và kiến thức liên mơn khác.
Thêm vào đó, các em sẽ chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức
giải quyết vấn đề. Có năng lực hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa
học liên quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa
học để giải quyết các vấn đề đó.
Năng lực sáng tạo
Mơn Hóa học sẽ giúp học sinh đề xuất được câu hỏi nghiên cứu cho một vấn
đề hay chủ đề học tập cụ thể; đề xuất giả thuyết nghiên cứu phù hợp với câu hỏi
nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.
Học sinh sẽ đề xuất phương án thực nghiệm tìm tịi để kiểm chứng giả
thuyết nghiên cứu, thực hiện phương án thực nghiệm. Sau đó, các em sẽ xây dựng
báo cáo kết quả nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu một cách khoa học,
sáng tạo.
6.3.2. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực:
Dạy học phát triển năng lực hướng đến tổ chức một giờ học tốt, phát huy
được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học
nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức

vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng,


8

tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ
phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hồn
thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
6.3.3. Cấu trúc kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
- Mục tiêu bài học:
+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mơ hình, hiện vật, hố chất...),
các phương tiện dạy học (máy chiếu, máy tính...) và tài liệu dạy học cần thiết;
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và
đồ dùng học tập cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học:
+ Hoạt động khởi động:
+ Hoạt động hình thành kiến thức mới:
+Hoạt động luyện tập
+ Hoạt động vận dụng và tìm tịi mở rộng
6.3.4. Cách thiết kế và tổ chức hoạt động của một bài học theo lối phát
triển năng lực học sinh:
Để đổi mới dạy học, mỗi bài học nên được thiết kế và tổ chức theo các hoạt
động cơ bản sau đây:
a. Hoạt động khởi động
Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh
nghiệm của học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu làm bộc lộ
"cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học

sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qụa hoạt động này. Từ đó, giúp
học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học
tập. Vì vậy, các câu hỏi, hay nhiệm vụ trong hoạt động khởi động là những câu hỏi,
hay vấn để mở, chưa cần HS phải có câu trả lời hồn chỉnh. Kết thúc họạt động
này, giáo viên không chốt về kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề
để chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm tiếp cận, hình thành những kiển thức,
kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hồn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.


9

b. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục đích là giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới và bổ
sung vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của mình.
Giáo viên giúp học sinh hình thành được những kiến thức mới thông qua các
hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực hành;
hoạt động trải nghiệm sáng tạo...
Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể
hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức
mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng.
c. Hoạt động luyện tập
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức,
kỹ năng vừa lĩnh hội được. Trong hoạt động này, học sinh được luyện tập, củng cố
các đơn vị kiến thức vừa học thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu
hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề nảy sinh trong học tập hay thực tiễn.
Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên cần giúp học sinh lĩnh hội cả về
tri thức lẫn phương pháp, biết cách thức giải quyết vấn đề đặt ra trong “Hoạt động
khởi động”.
d. Hoạt động vận dụng và tìm tịi mở rộng:
Vận dụng là giúp học sinh áp dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học để

phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề nảy sinh trong cuộc sống gần gũi, ở
gia đình, địa phương. Giáo viên cần gợi ý để học sinh phát hiện những hoạt động,
sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, mô tả yêu cầu cần đạt (về
sản phâm) để học sinh lưu tâm thực hiện.
Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đội hỏi tất cả học
sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút
nhiệu học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyên khích những học sinh có sản
phâm chia sẻ với các bạn trong lớp.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tịi và mở rộng kiến thức
ngoài sách vở, ngoài lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình hng có vẩn để nảy sinh
từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiên thức, kĩ năng đã học
để giải quyết bằng những cách khác nhau.


10

Cũng như hoạt động vận dụng, hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp
và khơng địi hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cân quan tâm,
động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyển
khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
Minh họa cụ thể kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS
HÓA HỌC 8

BÀI 20: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Kiến thức:
- HS biết cách tính tỉ khối của một chất khí A so với một chất khí B và so
với khơng khí.

- Vận dụng tính và so sánh được độ nặng nhẹ giữa khí A so với khí B và
so với khơng khí.
- Giải thích được một sơ hiện tượng trong thực tế có liên quan.
Kĩ năng
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng giải tốn hóa học.
- Kĩ năng hoạt động nhóm, trình bày.
Thái độ:
Nghiêm túc trong học tập, u thích mơn học.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy
- Năng lực chun biệt: +Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học. HĐN.
+ Năng lực tính tốn hóa học và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên :
- Bảng phụ nhóm. Bảng chấm điểm. Bút dạ, nam châm, loa, phiếu học tập.


11

- Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:
Hiện tượng gì xảy ra nếu thả quả bóng bay bơm bằng khí Hidro và quả bóng
bơm khí cacbon đi oxit (cacbonnic) ? Hãy giải thích tại sao?
2. Học sinh:
- Đọc trước bài 20: Tỉ khối của chất khí- trang 68- SGK
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, đàm thoại, tổ chức trị chơi.
IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG:

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (Khởi động)
GV thơng báo tổ chức trị chơi với 4 phần thi và phần thưởng đạt được nếu
đội nào chiến thắng.
Phần 1: Khởi động (5 phút)
GV chiếu câu hỏi 3 trắc nghiệm. Thời gian suy nghĩ mỗi câu là 10 giây .Mỗi
câu trả lời đúng được 10 điểm. (Các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học)
- GV tổng kết điểm các nhóm.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
-GV đặt vấn đề:
Hiện tượng gì xảy ra nếu thả quả bóng bay bơm bằng khí Hidro và quả
bóng bơm khí cacbon đioxit (cacbonnic) ? Hãy giải thích tại sao?
HS nghe và trả lời theo suy nghĩ của bản thân. GV dẫn dắt vào hoạt động 1
1. Hoạt động 1:
Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B (15 phút)
- GV hướng dẫn HS xây dựng công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B.
Phần 2: Phần thi Vượt chướng ngại vật ( 5 phút)
- HS thực hiện bài tập vận dụng công thức tính trên theo nhóm
2. Hoạt động 2:


12

Bằng cách nào có thể xác định khí A nặng hay nhẹ hơn khơng khí: (15 phút)
- GV hướng dẫn HS xây dựng cơng thức tính tỉ khối khí A so với khơng khí
Phần 3: Ai nhanh hơn (5 phút)
HS cặp đôi trong thời gian 5 phút. Vận dụng công thức tính tỉ khối của khí A so với
khơng khí.
Nhóm nhanh nhất sẽ được trình bày lên bảng và được cho điểm.
C. Luyện tập: (7 phút)
- Củng cố, khắc sâu 2 cơng thức tính tỉ khối.

Phần 4: VỀ ĐÍCH (4 phút)
HS trả lời 4 câu hỏi trong thời gian 30 giây. Trả lời đúng mỗi câu đạt 20 điểm.
Tổng điểm cả phần thi: 80 điểm
D. Vận dụng và tìm tịi mở rộng:
Học sinh giải quyết bài tập có tính liên hệ thực tế
V- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : (3 phút)
- Làm các bài tập trong SGK- SBT và các BT được giao cho ở lớp
- Học thuộc 2 công thức tính tỉ khối
- Đọc trước nội dung bài Tính theo cơng thức hóa học và chuẩn bị các nội dung
cho bài sau theo nhóm.
HĨA HỌC 9

BÀI 30: SILIC. CƠNG NGHIỆP SILICAT

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức: HS trình bày được
- Biết được Silic là phi kim hoạt động yếu (tác dụng được với oxi, không phản
ứng trực tiếp với hidro), SiO2 là một oxit axit (tác dụng với kiềm, muối cacbonat
kim loại kiềm ở nhiệt độ cao).
- Biết được một số ứng dụng quan trọng của silic, silic đioxit và muối silicat.
- Biết sơ lược về thành phần và các ơng đoạn chính của quá trình sản xuất
thủy tinh, đồ gốm, xi măng, …


13

Kĩ năng:
- Đọc và tóm tắt được thơng tin về Si, SiO2, muối silicat, thủy tinh, đồ gốm, xi
măng.

- Viết được các PTHH minh họa cho tính chất của Si, SiO2, muối silicat.
Thái độ:
- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác.
- Rèn luyện lịng ham thích bộ mơn hóa học cho HS
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
* Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy
*Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học.
- Năng lực tính tốn hóa học và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ giới thiệu các quá trình sản xuất các sản phẩm silicat, Tranh sản
xuất đồ gốm sứ.
- Mẫu một số sản phẩm của công nghiệp silicat: đồ gốm sứ, thủy tinh, xi
măng, đất sét, cát trắng….
2. Học sinh:
HS tự khám phá kiến thức của bài theo nhóm.
- Tìm hiểu Silic, Silic đioxit (Nhóm 1):
+Trạng thái thiên nhiên và tính chất của Silic;
+ Các tính chất hóa học của Silic đioxit
- Các ngành công ngiệp Silicat : nguyên liệu chính, các cơng đoạn chính, cơ sở
sản xuất mà em biết. Cụ thể
+ Sản xuất đồ gốm (nhóm 2)


14

+ Sản xuất xi măng (nhóm 3)
+ Sản xuất thủy tinh (nhóm 4)

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Đặt và giải quyết vấn đề. Dạy học theo trạm. Hoạt động nhóm, đàm thoại.
IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG.
A. Hoạt động khởi động: (3 phút)
GV tổ chức trị chơi “Thử tài đốn vật”
HS dùng tay sờ các đồ vật để trong thùng kín. Các đồ vật làm bằng chất liệu
gốm, sứ, thủy tinh như lọ hoa, chén, cốc, viên gạch....
Sau đó, mơ tả bằng lời về đồ vật. Tránh không được dùng các từ trùng với tên
đồ vật, tên tiếng anh hay tiếng dân tộc. HS dưới lớp sẽ đoán tên đồ vật.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tự khám phá (20 phút)
GV kiểm tra sự chuẩn bị về nhà của HS , yêu cầu HS báo cáo cách thức thực
hiện các nhiệm vụ đã được giao từ giờ trước. (2 phút)
- GV phát phiếu học tập, mỗi cá nhân 1 phiếu học tập. HS tự khám phá các nội
dung theo phiếu học tập trong thời gian 5 phút.
Họ và tên:..........................
PHIẾU HỌC TẬP
Silic
Silic đioxit
- Trạng thái tự nhiên:
- Tính chất hóa học:
........................................................... ...............................................................
.
...............................................................
- Tính chất:
...........................................................
.
...........................................................
.
Các ngành cơng nghiệp Silicat

Các ngành CN
Sản xuất
Sản xuất thủy tinh Sản xuất xi măng
gồm sứ
Nguyên liệu chính


15

Các giai đoạn sản xuất
Cơ sở sản xuất
- Kết thúc HĐ tự khám phá trên, GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm của nhóm
lên 4 vị trí trên tường lớp học. Mỗi sản phẩm được coi là 1 trạm thông tin. HS sẽ di
chuyển theo chiều kim đồng hồ đến các trạm thông tin để lấy thông tin từ các trạm
đó. Thời gian tìm hiểu ở từng trạm là 3 phút. Kết thúc trạm 1 sau 3 phút sẽ chuyển
sang trạm 2. (10 phút)
Hoạt động 2: Tổng hợp kiến thức về Si lic, Silic đioxit (6 phút)
Kết thúc hoạt động tự khám phá tại các trạm thông tin, GV cho HS báo cáo
kết quả. Sau đó, cho HS trao đổi chéo để kiểm tra kết quả của nhau và bổ sung cho
nhau. Phần bổ sung được ghi bằng bút màu mực khác.
- GV chiếu bảng kiến thức đầy đủ lên bảng và chốt kiến thức.
- GV hỏi thêm kiến thức bên ngoài để HS liên hệ thực tế. Chiếu các hình ảnh
minh họa, làm bài tập củng cố để khẳng định kết quả tự khám phá của HS.
Bài 1: Điền từ còn thiếu còn thiếu vào chỗ trống:
- Là nguyên tố phổ biến ............trong vỏ Trái Đất (sau O2 ).
- Trong tự nhiên, Si không tồn tại ở dạng............ mà chỉ tồn tại ở dạng ..................
- Là chất ......, màu ...., ........nóng chảy, có ............., dẫn điện................
+ Là một phi kim hoạt động hoá học ............
Bài 2: Viết các PTHH sau:
Si(r) + O2(k) ------> ..........(r)

SiO2 + ............. → ............... + H2O
SiO2 + ............... → CaSiO3
Hoạt động 3: Các ngành công nghiệp Silicat (5 phút)
- GV chiếu bảng tổng hợp kiến thức các ngành công nghiệp Silicat. HS đối
chiếu nhanh với bảng kiến thức của mình để bổ sung nếu cần.
*Lưu ý: Ảnh hưởng từ các ngành công nghiệp đến môi trường và HS đưa ra
các biện pháp bảo vệ môi trường.
- HS nêu sự phân bố của các ngành cơng nghiệp trên dựa theo đặc điểm địa lí.


16

-> GV chốt lại các ngành CN Silicat.
Hoạt động 4: Thực hành thực nghiệm (Phần thi tài năng) (3 phút)
GV phân cho các nhóm các mẫu đất sét, đá vơi....Các mẫu này đã được nhào nặn.
HS dùng các viên đất đó nặn theo ý thích của mình. Thời gian 1 phút
GV kiểm tra sản phẩm của HS. Có thể chấm điểm nếu sản phẩm đẹp và hồn thiện.
(Kết thúc trị chơi nếu HS chưa hồn thiện xong , có thể mang về nhà hoàn thiện
HS tiếp).
C. Luyện tập: (5 phút)
- Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức của bài.
HS tiếp tục hoạt động nhóm, tham gia phần thi Ai nhanh hơn.
- GV chiếu 1 đoạn video về Silic, công nghiệp Silicat. HS quan sát và trả lời
nhanh các câu hỏi của GV. Trả lời đúng sẽ được tặng quà.
D. Vận dụng và tìm tịi mở rộng:
Học sinh giải quyết bài tập có tính thực tiễn
V- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : (3 phút)
- HS hoàn thiện lại phần phiếu học tập cá nhân đầy đủ và học các nội dung kiến
thức theo phiếu học tập.
- Giao nhiệm vụ bài mới

7. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
- Sáng kiến này sẽ giúp cho giáo viên Hóa học khi xây dựng kế hoạch dạy
học có thể sử dụng để thiết kế các hoạt động dạy học có hiệu quả. Đặc biệt khi
chuyển sang chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018, giáo viên khơng cịn bỡ
ngỡ khi xây dựng kế hoạch dạy học.
- Thời gian áp dụng sáng kiến: Trong 04 năm học (Từ năm 2017 đến năm 2020)
8. Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
9.1. Đối với giáo viên:


17

- Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo sự hứng thú của
học sinh trong từng bài học. Áp dụng phương pháp dạy phù hợp với từng kiểu bài;
Chú trọng rèn kĩ năng thực hành, luyện tập vận dụng. Chú trọng phát triển năng lực
cho học sinh: sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiến.
- Tích cực tự học để trau dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Dự
giờ đồng nghiệp, đặc biệt những người có cùng chun mơn để cùng góp ý, rút
kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
- Tăng cường kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, tra cứu tài liệu trên
mạng, sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học, đặc biệt đồ dùng thí nghiệm. Lựa
chọn kiến thức, phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương nơi cơng tác.
9.2. Đối với học sinh
- Tích cực, chủ động, sáng tạo và luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ của giáo viên
giao. Chủ động tìm tịi, phát huy sở trường, năng lực của bản thân và luôn tự giác
trong mọi hoạt động.
9.3. Đối với nhà trường
- Trang bị đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và hệ thống

máy tính có kết nối mạng Internet.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh có thời gian, khơng
gian học tập tốt.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
10.1. Ý nghĩa, phạm vi ứng dụng
Sáng kiến này có nhiều ý nghĩa với giáo viên khi chuẩn bị thực hiện giảng
dạy chương trình sách giáo khoa mới. Có thể dùng như tài liệu tham khảo để hiểu
rõ và thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Giáo viên
khi xây dựng kế hoạch dạy học cần chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động cho
học sinh, đặc biệt các hoạt động sôi động để lôi cuốn học sinh vào bài học; Ln
tạo sự kịch tính, bất ngờ trong giờ học.
10.2. Kết quả áp dụng
Bản thân tôi đã áp dụng sáng kiến này trong 04 năm học khi đã được tập
huấn. Ban đầu các hoạt động do chưa thành thạo còn tiến hành đơn giản, chưa có


18

nhiều hình thức dạy học mới. Nhưng sau khi đã thành thạo, tôi thấy việc xây dựng
kế hoạch theo định hướng phát triển năng lực học sinh là việc làm cấp bách, cần
thiết, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
* Kết quả thu được sau 4 năm thực hiện sáng kiến:
Chất lượng bộ mơn Hóa học

HĨA 8
Yếu Giỏi Khá

TB

HÓA 9

HSG cấp
Yếu
huyện

HSG cấp
tỉnh

Năm

Giỏi

Khá

TB

2017-2018

6

15

26

5

7

15

19


2

3

2

2018-2019

5

16

14

2

6

25

14

1

5

2019-2020

17


25

16

2

7

17

12

0

1

3
Tham gia
thi cấp tỉnh

10.3. Những kiến nghị đề xuất
Để thực hiện tốt công tác việc xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng
phát triển năng lực mơn Hóa học ở trường THCS, tơi xin đề xuất một số phương án
sau:
Đối với nhà trường:
- Tập huấn cho đội ngũ giáo viên các bước xây dựng một kế hoạch dạy học
theo định hướng phát triển năng lực. Tổ chức chuyên đề ở tổ chuyên môn, chuyên
đề cụm; giao cho giáo viên có năng lực chun mơn nghiệp vụ vững vàng thực
hiện chuyên đề.

- Trang bị đủ các thiết bị, phương tiện dạy học như phịng học bộ mơn, máy
chiếu, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.
- Thực hiện tốt công tác phê duyệt kế hoạch dạy học và kiểm tra, dự giờ đột
xuất để quán triệt nề nếp dạy học.
Đối với giáo viên:
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc, nhiệt tình, tâm huyết với
nghề và có ý thức chủ động tìm hiểu kiến thức, tích lũy tri thức cho bản thân.
- Bám sát các nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng mơn học. Tích cực sử dụng
các đồ dùng dạy học. Tăng cường dự giờ, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp có
cùng chun mơn. Sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh.


19

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu:
Giáo viên tham gia áp dụng tại trường:
Stt Họ và tên

Năm

Nơi công tác

sinh

Chức

Trình độ Nội dung


danh

CM

cơng việc
hỗ trợ

1

Vũ Văn Nam

1991

THCS Quang Sơn

Giáo viên Đại học

Áp dụng
sáng kiến

Trên đây là sáng kiến tôi đã thực hiện trong việc xây dựng kế hoạch dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua bộ mơn Hóa học. Với cách thức xây
dựng kế hoạch dạy học và những những phương pháp dạy học tích cực đã sử dụng, tơi
tin rằng bộ mơn Hóa học sẽ khơng cịn là bộ mơn khơ cứng, nhàm chán, khó khăn với
học sinh. Mà với kế hoạch này, sẽ tạo được hứng thú học tập bộ môn đối với học sinh,
từ đó sẽ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Quang Sơn, ngày 20 tháng 5 năm 2020
Người nộp đơn


Lưu Thị Hạnh

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS QUANG SƠN
................................................................................................................................


20

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Tổng điểm:....................

Xếp loại:........................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN ĐỒNG HỶ
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Tổng điểm:........................


Xếp loại:........................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



×