BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề bài số 1:
Lí luận về giá trị hàng hóa và vận dụng để nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
HÀ NỘI- 2021
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................2
I. LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA..........................................................................3
1. Khái niệm hàng hóa...................................................................................3
2. Thuộc tính của hàng hóa...........................................................................3
3. Lượng giá trị hàng hóa..............................................................................6
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.........................6
5. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa...........................................8
II. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY..........................9
1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay................................................9
2. Đáng giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay.................................9
III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
.........................................................................................................................12
1. Nâng cao trình độ của người lao động....................................................13
2. Cải tiến trình độ áp dụng cơng nghệ, khoa học-kĩ thuật vào trong quá
trình sản xuất...............................................................................................13
3. Đổi mới và nâng cao trình độ quản lý.....................................................14
4. Tăng cường độ lao động..........................................................................14
5. Thích nghi với yếu tố tự nhiên................................................................14
KẾT LUẬN.........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................16
LỜI NĨI ĐẦU
Trong q trình phát triển xã hội, con người từ việc săn bắt hái lượm để
duy trì sự sống qua ngày đã phát triển và sản xuất ra nhiều của cải dư thừa dựa
2
vào những tiến bộ, phát minh trong công cụ sản xuất (Rìu đá có vai được mài
rộng ra hai mặt, lưỡi đục, bàn mài và mảnh cưa đá; đồ gốm xuất hiện như bình,
vị, nồi cùng nhiều hạt chuỗi đá, vỏ ốc...; chì lưới bằng đất nung để đánh cá ...).
Con người dần thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên và chuyển sang nền kinh tế hàng
hóa. Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển mạnh mẽ và đến đỉnh cao của nó là
nền kinh tế thị trường. Ngày nay, bối cảnh tồn cầu hóa và q trình hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng đã đem lại những thời cơ, vận hội, đồng thời cũng
làm xuất hiện cả những thách thức, nguy cơ thực sự đối với sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói chung và nền kinh tế nước nhà nói riêng. Chính
vì những lí do trên, em đã lựa chọn đề tài tiểu luận: “Lí luận về giá trị hàng hóa
và vận dụng để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong hội
nhập kinh tế quốc tế”
Nội dung bài tập lớn của em gồm 3 phần chính:
Phần I: Lý luận về hàng hóa
Phần II: Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Phần III: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Trong quá trình xây dựng tiểu luận, em tự nhận thấy bản thân đã cố gắng
tìm hiểu, chủ động nắm bắt tri thức, song do mới tiếp xúc với mơn học Kinh tế
Chính trị Mác Lê-nin, kiến thức còn hạn chế, chưa đi đến chiều sâu của môn học
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy/cơ giáo bộ mơn cùng
bạn đọc thân mến có thể góp ý, bổ sung để bài tiểu luận cũng như kiến thức của
em ngày càng được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
I. LÝ LUẬN VỀ HÀNG HĨA
1. Khái niệm hàng hóa
- Theo từ điển tiếng Việt: Hàng hóa được hiểu là một trong những phạm
trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có
3
hình dạng xác định trong khơng gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo
nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được.
- Theo Luật thương mại năm 2005 số 36/2005/QH11: Tại khoản 2 điều 3
“Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.”
- Theo quan điểm của C. Mác, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể
thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thơng qua trao đổi, mua bán.
Hàng hóa có thể tồn tại ở dạng vật thể hoặc ở dạng phi vật thể. Từ định
nghĩa về hàng hóa của C. Mác, ta có thể rút ra kết luận một đồ vật muốn trở
thành hàng hóa thì cần đáp ứng đủ 3 yếu tố:
+ Hàng hóa là sản phẩm của lao động
+ Hàng hóa thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người (có thể là nhu
cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất)
+ Thông qua trao đổi, mua bán
2. Thuộc tính của hàng hóa
Trong mỗi một hình thái kinh tế- xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa lại
có bản chất khác nhau. Những vật phẩm được sản xuất ra một khi đã được coi là
hàng hóa thì đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
a, Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của hàng hóa là cơng dụng của vật phẩm, nhằm đáp ứng
nhu cầu nào đó của con người, nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu
cầu tinh thần; cũng có thể là nhu cầu sản xuất hay nhu cầu dùng cho cá nhân
người sử dụng. Ví dụ: Chăn dùng để giữ ấm cho cơ thể, bút dùng để viết, gạo
dùng để nấu cơm ăn, ...
Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của yếu tố tham gia
cấu thành nên hàng hóa đó quy định. Một vật có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên
khác nhau và được sử dụng với những mục đích khác nhau. Ví dụ: gạo ngồi
cơng dụng có thể sử dụng để nấu cơm, cịn có thể dùng để nấu rượu, chế tạo các
sản phẩm làm đẹp từ nguyên liệu tự nhiên, ...Khi nền sản xuất ngày càng phát
4
triển, khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ, con người sẽ phát hiện ra nhiều tác
dụng phong phú của các loại hàng hóa.
Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất định phải có giá trị sử dụng. Tuy
nhiên, một vật có giá trị sử dụng chưa chắc đã là hàng hóa. Ví dụ: khơng khí con
người hít thở hàng ngày là vô cùng cần thiết bởi chúng ta khơng thể sống nếu
khơng có khơng khí, nhưng khơng khí khơng phải là hàng hóa.
b, Giá trị
Muốn hiểu về giá trị hàng hóa, trước hết ta cần phải tìm hiểu về giá trị
trao đổi. Theo C. Mác: “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan
hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi
với những giá trị sử dụng loại khác”. Ví dụ như 5 cân thóc = 1 mét vải.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao thóc và vải có giá trị sử dụng khác nhau lại
được trao đổi với nhau và hơn nữa chúng theo một tỷ lệ nhất định?
C.Mác cho rằng, sở dĩ các hàng hóa trao đổi được với nhau vì chúng có
một điểm chung. Đó là chúng đều là kết quả của sự hao phí lao động. Tức là
hàng hóa có giá trị. Khi là hàng hóa, dù khác nhau về giá trị sử dụng, chúng đều
là kết quả của sự hao phí sức lao động của người sản xuất ra hàng hóa ấy. Theo
như ví dụ trên 5 cân thóc sẽ đổi được 1 mét vải bởi vì sự hao phí sức lao động để
tạo ra 5 cân thóc bằng với sức lao động hao phí để tạo ra 1 mét vải.
Từ đó C. Mác quan niệm: “Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của
người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy”.
Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao
đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng
hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự
nhiên, thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
c, Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa
thống nhất, vừa đối lập
5
- Tính thống nhất của hai thuộc tính hàng hóa:
Hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa cùng tồn tại song song
trong một loại hàng hóa. Nếu một vật có giá trị sử dụng nhưng khơng có giá trị
thì khơng được coi là hàng hóa (Ví dụ: khơng khí, nước suối, quả dại...). Ngược
lại, nếu một vật có giá trị (tức là có lao động kết tinh) nhưng khơng có giá trị sử
dụng (khơng đáp ứng nhu cầu nào của con người) thì cũng khơng thể trở thành
hàng hóa được.
- Tính đối lập của hai thuộc tính hàng hóa:
Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các loại hàng hóa có sự khác
nhau về chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đều
đồng nhất về chất tức là sự kết tinh của lao động. Ví dụ: với tư cách là giá trị sử
dụng, sắt thép, vải may, lúa gạo có sự khác nhau về chất, nhưng với tư cách là
giá trị thì sắt thép, vải may, lúa gạo đều có được bởi sự hao phí sức lao động.
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau
cả về mặt không gian và thời gian.
Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước.
Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng.
Người sản xuất quan tâm đến giá trị của hàng hóa nhưng để đạt được mục
đích về giá trị, họ phải chú ý đến giá trị sử dụng. Ngược lại, người dùng lại quan
tâm đến giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân nhưng để đạt được điều
này, họ phải trả giá trị cho người sản xuất. Nếu khơng như vậy, giá trị hàng hóa
sẽ khơng có giá trị sử dụng.
3. Lượng giá trị hàng hóa
Để đo lường giá trị của hàng hóa ta sử dụng đơn vị thời gian hao phí lao
động để sản xuất ra hàng hóa đó. Tuy nhiên, khơng phải là một đơn vị thời gian
bất kỳ mà là thời gian lao động xã hội cần thiết. Vậy thời gian lao động xã hội
cần thiết là gì? “Thời gian lao động cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra
một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với
trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.”
6
Từ đây, chúng ta đi đến khái niệm: “Lượng giá trị của một đơn vị hàng
hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị
hàng hóa đó.”
Trong sản xuất, để có khả năng cạnh tranh trên thị trường, người sản xuất
luôn phải tìm ra các phương pháp mới nhằm giảm bớt thời gian hao phí lao động
cá biệt tại đơn vị mình xuống mức thấp hơn mức hao phí lao động trung bình.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Theo C. Mác, có hai nhân tố chính ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng
hóa. Đó là năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động.
a, Năng suất lao động
Năng suất lao động là kết quả phản ánh số lượng sản phẩm mà người lao
động có thể sản xuất trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động có quan hệ
tỷ lệ nghịch với lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa. Khi năng suất lao động
tăng thì lượng thời gian hao phí lao động cần thiết trong một đơn vị hàng hóa sẽ
giảm. Có 5 nhân tố căn bản tác động đến năng suất lao động:
- Trình độ của người lao động (sự khéo léo, nhanh nhẹn, tốc độ nắm bắt
cơng việc, ...)
- Trình độ tiên tiến của máy móc, mức độ trang bị thiết bị sản xuất
- Trình độ quản lý
- Cường độ lao động (mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao
động trong sản xuất)
- Yếu tố tự nhiên (thời tiết, địa lý, ...)
Trong phần này, chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa cường độ lao
động và năng suất lao động.
- Giống nhau: tăng năng suất lao động hay tăng cường độ lao động thì đều
tạo ra nhiều sản phẩm hơn.
- Khác nhau:
7
+ Tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất
ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị
hàng hóa giảm xuống. Hơn nữa, tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều
vào máy móc, kĩ thuật, do đó, nó gần như là một yếu tố có “sức sản xuất” vơ
hạn.
+ Tăng cường độ lao động, làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên
trong một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa khơng đổi.
Tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người lao
động, do đó, nó là yếu tố của “sức sản xuất” có giới hạn nhất định.
b, Mức độ phức tạp của lao động
Mức độ phức tạp cũng ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. Theo
mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và
lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động khơng địi hỏi q trình đào tạo một cách
hệ thống, chuyên môn về nghiệp vụ, kỹ thuật, bất kỳ một người bình thường nào
cũng có thể làm được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện
thành lao động lành nghề.
Trong cùng một đơn vị thời gian như nhau, lao động phức tạp tạo ra được
nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. C.Mác gọi lao động phức tạp là lao
động giản đơn được nhân bội lên. Đây cũng chính là cơ sở để các nhà quản lý và
người lao động tính tốn mức thù lao phù hợp với tính chất cơng việc của mình
trong q trình tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội.
5. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Trước C. Mác, D. Ricardo cũng đã thấy được các thuộc tính của hàng hóa.
Nhưng D. Ricardo khơng thể trả lời được tại sao lại có hai thuộc tính đó. C. Mác
là người đầu tiên phát hiện ra rằng hàng hóa có hai thuộc tính là do tính hai mặt
của lao động sản xuất hàng hóa quyết định. Tính hai mặt đó là: mặt cụ thể và
mặt trừu tượng của lao động.
8
a, Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối
tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng. Ví dụ: lao
động cụ thể của một người thợ may; mục đích là để may quần áo cho người có
nhu cầu, đối tượng lao động là vải may; phương pháp của người thợ may là các
thao tác thiết kế, may vá, khâu chỉ; phương tiện được sử dụng là chiếc máy may;
kết quả lao động là tạo ra quần áo theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Mỗi lao động cụ thể
tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại thì
càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành
hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ
thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh
trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.
b, Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa mà
khơng kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung
của người sản xuất về cơ bắp, trí óc, thần kinh. Ví dụ: lao động của người thợ
may và người nơng dân nếu xét về hình thức cụ thể thì hồn tồn khác nhau,
nhưng nếu khơng quan tâm đến hình thức cụ thể của lao động đó thì hai loại
cơng việc đều có một điểm chung đó là đều hao phí sức lao động, trí óc của
người sản xuất.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở để so sánh, trao đổi
các giá trị sử dụng khác nhau. Giá trị của hàng hóa là một phạm trù lịch sử, do
đó lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa cũng là một phạm trù lịch sử, chỉ
tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.
9
II. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, đến nay có thể khẳng định rằng
nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát
triển. Tuy nhiên kinh tế nước ta còn phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch,
xuất khẩu thô và các nguồn đầu tư vốn của nước ngoài.
Hệ thống kinh tế Việt Nam là một hệ thống kinh tế hỗn hợp. Khi mà nền
kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển và thị trường hóa thì ta vẫn thấy sự
can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Hiện nay, Nhà nước vẫn thực hiện điều
chỉnh giá cả theo hành chính với một số mặt hàng thiết yếu như yêu cầu các
công ty, doanh nghiệp điều chỉnh mức đầu tư, giá cả xăng dầu, kiểm soát nguyên
vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng, ...
Giai đoạn từ cuối năm 2019 đến năm 2021 được xem là giai đoạn của
những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có
Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch
sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của
dịch Covid-19. Hơn nữa, tại nước ta, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới
các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp,
thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả
trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển
kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng
trưởng.
2. Đáng giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay
a, Những kết quả đạt được
Chỉ số GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%. Mặc dù mức tăng trưởng
GDP này đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động
tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành cơng của nước ta với tốc độ tăng
thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Việt Nam là một trong ba quốc gia ở Châu Á
(cùng với Trung Quốc, Mi-an-ma) có mức tăng trưởng tích cực trong năm 2020.
Đồng thời quy mơ nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD, vượt Xin-ga-po
(337,5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia
10
có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a 1.088,8
tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Phi-li-pin 367,4 tỷ USD).
Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể không nhắc
đến đó là xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng
dương; xuất siêu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương
mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa các năm
trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD;
10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU có
hiệu lực từ ngày 1-8-2020 tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế. Trong đó,
khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,69%, khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 5,60%, khu vực dịch vụ tăng 4,29%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm tăng 1,07% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh năng lực sản
xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được
tạo thuận lợi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gặt hái được
nhiều thành tựu.
Những số liệu năm 2020 cho thấy năng suất lao động của người Việt
đang được cải thiện theo hướng tích cực, tay nghề lao động được nâng lên. Năng
suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá năm 2020 ước đạt 5.081 USD/lao
động, tăng 290 USD (tương đương tăng 5,4%) so với năm 2019. Trong năm
2020, cả nước có 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,3%
so với năm trước nhưng có số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 16,6
tỉ đồng, tăng 32,3%.
b, Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu kinh tế kể trên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn
tồn đọng một số hạn chế cần được giải quyết.
- Thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam hiện nay (năm
2019 khoảng 2.800 USD) chỉ bằng 40% mức trung bình tồn cầu, 20% mức
trung bình của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5% mức trung
bình của các nền kinh tế có thu nhập cao. Việt Nam sẽ mất khoảng 30 năm để
11
đạt được tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người hiện nay của Hàn Quốc
và 10 năm để đạt được như Trung Quốc.
Sở dĩ chỉ số GDP thấp một phần là do tốc độ tăng năng suất lao động
(động lực chính cho tăng trưởng GDP trong giai đoạn đầu của q trình chuyển
đổi ở Việt Nam) vẫn cịn thấp. Tăng năng suất lao động đã phục hồi phần nào
trong những năm gần đây nhờ vào sự mở rộng khu vực FDI, và việc người lao
động chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ và sản
xuất. Tuy nhiên việc tăng năng suất lao động vẫn còn khá yếu thể hiện việc thiếu
hiệu quả thường xuyên trong phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Năng suất lao
động đã kéo tăng trưởng GDP xuống mặc dù có nhiều sự khác biệt trong mức
tăng suất và tốc độ tăng trưởng trong và giữa các lĩnh vực, cũng như trong và
giữa các cơng ty.
- Thị trường hàng hóa sức lao động mới manh nha và mang nhiều tính tự
phát. Đã có sự hình thành một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao
động nhưng đã nảy sinh hiện tượng khủng hoảng. Nét nổi bật của thị trường này
là cung về lao động phức tạp nhỏ hơn cầu rất nhiều, trong khi đó cung về sức lao
động giản đơn lại vượt xa cầu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Quý
II/2019 lực lượng lao động đã qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chỉ chiếm
22,37% (lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 10,82 %; cao đẳng chiếm
3,82%; trung cấp chiếm 4,65% và sơ cấp chiếm 3,08% trong tổng lực lượng lao
động). Số lượng lao động đã qua đào tạo chỉ bằng 1/3 Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore, trong khi nhiều nước, tỷ lệ đào tạo của lao động đã đạt trên 50%.
Con số này không tương xứng với con số về dân số đứng thứ 3 ASEAN của Việt
Nam, chỉ sau Indonesia và Philipines.
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì thị trường hàng hóa,
dịch vụ ngày càng phát triển. Tuy nhiên thị trường này còn nhiều hiện tượng tiêu
cực gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý và phát triển lành mạnh của thị
trường này. Các hiện tượng như hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn hIệu
gây sự rối loạn thị trường.
12
- Trước xu hướng kinh tế tồn cầu hóa, ngành xuất khẩu của Việt Nam tuy
đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng phần lớn hàng xuất khẩu của Việt
Nam là nguyên vật liệu thô (cao su, than đá, dầu thơ....), có giá trị thấp; sản
phẩm thủ cơng có hàm lượng lao động cao (giày dép, đồ gỗ, dệt may...). Hạn chế
này tồn tại bởi vì nước ta có trình độ sản xuất cịn thấp, trình độ cơng nghệ chưa
cao, khả năng tích lũy vốn cịn nhiều hạn chế.
Ngồi ra, những điểm hạn chế này cịn có thể lí giải bởi nguyên nhân
khách quan như thiên tai, dịch bệnh. Đây là ngun nhân khơng thể tránh khỏi
bởi nó tác động tới tồn bộ nền kinh tế thế giới, khơng chỉ riêng Việt Nam.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC
TẾ
Đứng trước xu thế khu vực hóa, tồn cầu hóa của thế giới, để có thể tồn
tại và đứng vững, nền kinh tế Việt Nam cần tìm ra những giải pháp để nâng cao
vị thế cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Muốn như vậy,
ngành sản xuất nước ta cần phải giảm lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa.
Hay nói cách khác, chúng ta cần tăng năng suất lao động bởi năng suất lao động
có tỉ lệ nghịch với lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa. Như đã trình bày ở
phần lý luận về hàng hóa, có 5 nhân tố chính tác động đến năng suất lao động.
Đó là: trình độ của người lao động; trình độ tiên tiến và mức độ trang bị kỹ
thuật, khoa học, công nghệ trong quá trình sản xuất; trình độ quản lý; cường độ
lao động và yếu tố tự nhiên. Dưới đây là một số giải pháp có thể tác động đến 5
nhân tố trên nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như tăng sức cạnh tranh
của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế:
1. Nâng cao trình độ của người lao động
Để có thể nâng cao được trình độ người lao động, Việt Nam cần đáp ứng
các yêu cầu sau:
Một là, bảo đảm nguồn lực tài chính. Cần xây dựng kế hoạch phân bổ
ngân sách nhà nước theo hướng tập trung đẩy mạnh thực hiện các chương trình,
dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội. Đẩy mạnh xã
hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực. Nhà
13
nước có chính sách hợp lý để huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư và
đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức: trực tiếp xây dựng các cơ
sở trường học, trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao; hình thành các quỹ
khuyến học, khuyến khích người dân học tập...
Hai là, đẩy mạnh cải cách giáo dục. Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp
chủ yếu, là quốc sách hàng đầu để phát triển nhân lực Việt Nam. Cần hoàn thiện
hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng,
khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Nâng cao khả năng
dạy học ngôn ngữ nước ngồi để có thể giao tiếp với thế giới trong bối cảnh tồn
cầu hóa hiện nay. Mở rộng giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học và
trung học cơ sở với chất lượng ngày càng cao. Phát triển mạnh và nâng cao chất
lượng các trường dạy nghề và đào tạo chuyên nghiệp. Đồng thời đổi mới chính
sách ưu đãi cho đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Thu hút các trường
đại học, dạy nghề có đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động.
2. Cải tiến trình độ áp dụng cơng nghệ, khoa học-kĩ thuật vào trong quá trình
sản xuất
Trong xã hội hiện đại ngày nay, những thành tựu khoa học, kĩ thuật đã có
đóng góp khơng hề nhỏ đối với ngành cơng nghiệp sản xuất trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng. Các cơng cụ lao động giản đơn, mang tính chất
tiểu thủ công nghiệp đã được thay thế bằng các dây chuyền máy móc thiết bị
hiện đại. Sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay dần
được thay thế bởi lao động trí óc, lao động giản đơn dần được thay thế bằng sự
chun mơn hóa ngày càng cao. Chính vì vậy, để có thể nâng cao năng suất lao
động, trình độ tiên tiến và mức độ trang bị kỹ thuật công nghệ là vô cùng quan
trọng. Chúng ta cần tập trung nguồn tiền đầu tư vào trang bị dây chuyền, máy
móc sản xuất; khuyến khích nghiên cứu khoa học để có những phát minh mới
phục vụ cho việc sản xuất được trơn tru, nhanh chóng hơn.
3. Đổi mới và nâng cao trình độ quản lý
Bộ máy quản lý có thể được ví như đầu tà u, quyết định đến sự thành bại
trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp cũng như một đất nước. Để
nâng cao năng suất lao động trước hết cần tập trung hoàn thiện bộ máy quản lý
14
phát triển nguồn nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực,
hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nguồn nhân lực.
Đổi mới các chính sách, cơ chế, cơng cụ phát triển và quản lý nguồn nhân lực
bao gồm các nội dung về mơi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập,
bảo hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư,
chú ý các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài.
4. Tăng cường độ lao động
Trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa cịn thấp, việc tăng cường độ
lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra số lượng các giá trị sử
dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng cũng
như xã hội. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể
chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức...
Nếu giải quyết những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn,
thuần thục và tập trung hơn, góp phần tạo ra nhiều hàng hóa hơn.
5. Thích nghi với yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên có thể nói là yếu tố tương đối khó thay đổi so với 4 nhân
tố trên. Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục những khó khăn về thời tiết, thiên
tai, địa lý bằng cách phát minh và áp dụng những cách thức sản xuất mới. Ví dụ
như để tránh những ảnh hưởng thời tiết khác thường tác động tới cây trồng, ta có
thể áp dụng trồng cây trong nhà kính; để khắc phục tình trạng sâu bệnh trên
giống lúa, ta cần đẩy mạnh nghiên cứu các giống lúa mới có khả năng chống
chịu sâu bệnh cao hơn.
15
KẾT LUẬN
Hàng hóa là phạm trù kinh tế trung tâm khi nghiên cứu về sản xuất hàng
hóa và nền kinh tế hàng hóa. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa
mãn một nhu cầu nào đó của con người và có thể trao đổi với sản phẩm khác.
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là công
dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu sản xuất hoặc nhu cầu tiêu dùng.
Giá trị là lao động trừ tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, biểu thị
mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng,
đáng tự hào trước xu hướng hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, vẫn cịn đó những mặt
hạn chế mà chúng ta cần phải khắc phục. Từ việc hiểu những lý luận cơ bản về
hàng hóa, em đã áp dụng các lý luận này để tìm ra các giải pháp giúp tăng sức
cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các giải pháp này
tập trung vào 5 nhân tố chính tác động đến năng suất lao động. Đó là: trình độ
của người lao động; trình độ tiên tiến và mức độ trang bị kỹ thuật, khoa học,
cơng nghệ trong q trình sản xuất; trình độ quản lý; cường độ lao động và yếu
tố tự nhiên.
Thông qua bài tiểu luận này, em đã có thể nắm vững được lý luận về hàng
hóa, có cái nhìn sâu và bao quát hơn về tình trạng nền kinh tế Việt Nam, những
thành tựu cũng như những hạn chế còn tồn tại. Qua đó, đề xuất ra các giải pháp
để giúp nền kinh tế nước nhà phát triển nhanh hơn, vững vàng hơn trên thị
trường quốc tế.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa và các cộng sự.2019. Giáo trình Kinh tế Chính trị
Mác - Lênin. Hà Nội
2. “Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh”. Cổng thông tin
Tổng cục thống kê Việt Nam. gso.gov.vn
3. Bảo Ngọc (2020). “Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế
giới”. Báo Tuổi trẻ. tuoitre.vn
4. C. Mác - Ăngghen Toàn tập. NXB CTQG Hà Nội 1994. tập 23
5. “Tổng quan về Việt Nam”. 2021. worldbank.org
17