Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

sử dụng ca dao, tục ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.49 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và Đào tạo đã có nhiều đề án về nâng
cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lý luận chính trị ở các trường cao đẳng, đại học
tuy nhiên, việc giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học nói chung và trường cao
đẳng Sư phạm Lạng Sơn nói riêng vẫn gặp những khó khăn nhất định. Việc đổi mới
phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên là
việc làm rất cần thiết nhưng khơng phải đơn giản. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy
học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin giáo viên ln phải
tìm tịi phương pháp dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới và đặc thù của bộ môn.
Để phát huy tính tích cực, sáng tạo, khắc phục tâm lý chán học, sợ học cho
sinh viên làm cho bài giảng phong phú, hấp dẫn, tạo hứng thú cho người học.
Việc tìm hiểu và sử dụng ca dao, tục ngữ, trong giảng dạy học phần Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin góp phần giảm bớt tính trừu tượng,
tạo hứng thú cho người học cũng được coi là một biện pháp tích cực nhằm góp
phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. Đây là việc làm hết
sức ý nghĩa song cịn mới mẻ và ít được quan tâm nghiên cứu ở trường Cao đẳng
Sư phạm Lạng Sơn nên tôi lựa chọn vấn đề: “Sử dụng ca dao, tục ngữ trong
dạy học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở
trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn” để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của SKCTKN
* Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số hướng khai thác sử dụng ca dao, tục ngữ, trong giảng dạy phần
thứ nhất học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm nâng cao
hiệu quả giảng dạy học phần này ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và khái quát hóa một số vấn đề lý luận về ca dao, tục ngữ, và
chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như mối quan hệ giữa chúng để xây dựng cơ sở lý luận
của vấn đề nghiên cứu.

1




- Nghiên cứu thực trạng giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
- Đề xuất và tiến hành thực nghiệm một số hướng khai thác sử dụng ca dao,
tục ngữ trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của SKCTKT
* Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy
phần thứ nhất (gọi tắt là phần Triết học Mác-Lênin) học phần Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
4. Đóng góp mới của SKCTKT
Đề xuất một số hướng khai thác sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy học
phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học học phần này ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
Kết quả nghiên cứu của SKCTKT là tài liệu tham khảo cho các giảng viên
giảng dạy dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở
trường CĐSP Lạng Sơn.
5. Phương pháp nghiên cứu của SKCTKT
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các
phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích - tổng hợp, lịch sử - lôgic, quy
nạp - diễn dịch, so sánh, điều tra xã hội học…
6. Kết cấu của SKCTKT
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; nội
dung của SKCTKT gồm 4 tiết.

2



NỘI DUNG
1.

Cơ sở lý luận của sáng kiến cải tiến kỹ thuật

1.1. Khái niệm ca dao, tục ngữ
* Khái niệm ca dao
Thuật ngữ "ca dao" có nguồn gốc Hán - Việt từ trước đến nay đã được nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước lý giải. Theo nghĩa nghĩa gốc của thuật ngữ thì
ca là bài hát có hịa với nhạc, cịn dao là lời của các bài hát đó.
Theo Từ điển tiếng Việt thì "ca dao là thơ ca dân gian truyền miệng dưới hình
thức những câu hát khơng theo một điệu nhất định"
Theo nhà văn Vũ Ngọc Phan, ca dao là những bài dân ca khi ta đã tước bỏ đi
những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy: "Đứng về mặt văn học mà nhận
định, khi chúng ta đã tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở
một bài dân ca thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao"
Như vậy, dù các cách định nghĩa có những điểm khác nhau nhưng tựu chung
lại các định nghĩa trên đều khẳng định ca dao là phần lời thơ của dân ca. Ngày nay,
khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ những bài thơ được sáng tác theo phong
cách nghệ thuật của ca dao truyền thống. Vì thế mà khái niệm ca dao được mở rộng,
vừa có nghĩa là lời thơ của của dân ca truyền thống, vừa có nghĩa là thơ làm theo
kiểu thơ dân gian truyền thống.
* Khái niệm tục ngữ
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian, là sáng tác cô đọng nhất, tồn tại dưới
hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền nhằm
đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân.
Theo nhà văn Vũ Ngọc Phan "Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một
ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một cơng lý, có khi là một sự phê

phán. Như vậy, có thể coi tục ngữ là một thể loại triết lí dân gian, một câu tục ngữ
dù rất ngắn cũng diễn đạt trọn ý (ví dụ: Tre già măng mọc", hay câu “Cịn da lơng
moc, cịn trồi nẩy cây”).

3


Đặc điểm của học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin
* Khái niệm chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập vào những năm 40 của thế
kỷ XIX khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu phát triển
mạnh mẽ. V.I.Lênin bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác-Lênin
trong điều kiện lịch sử mới - chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh
sang giai đoạn độc quyền.
"Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của
C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; được hình thành và phát triển
trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại; là
thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách
mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vơ sản, giải phóng nhân dân lao
động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người".
* Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin bao quát các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn mang
nhiều giá trị khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin với tư cách là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vơ sản, giải phóng
nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người thì
có thể thấy nội dung của chủ nghĩa Mác - Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý
luận cơ bản, có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, đó là: Triết học Mác Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Triết học Mác - Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận
động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan
và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
+ Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã

hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức
sản xuất mới - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa trên cơ sở thế giới quan
và phương pháp luận triết học.
4


+ Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất yếu của sự vận dụng thế giới quan
và phương pháp luận Triết học Mác-Lênin và Kinh tế chính trị Mác-Lênin vào việc
nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội
chủ nghĩa - bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và
tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
Ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin có đối tượng nghiên cứu
cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất,
đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vơ sản, giải phóng nhân dân lao
động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người. Tuy nhiên, trong
giới hạn của SKCTKT chỉ tập trung nghiên cứu việc sử dụng ca dao, tục ngữ Việt
Nam trong giảng dạy phần Triết học Mác-Lênin.
1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng ca dao, tục ngữ, trong giảng dạy phần thứ
nhất học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
Văn học dân gian nói chung, ca dao, tục ngữ nói riêng là tri thức dân gian
được đúc rút từ ngàn đời. Việc tích hợp ca dao, tục ngữ trong giảng dạy học phần
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và dạy phần thứ
nhất (Triết học Mác-Lênin) là vô cùng cần thiết. Nó khơng chỉ góp phần nâng cao
chất lượng dạy học bộ mơn mà quan trọng hơn là giảm tính trừu tượng, khô khan
của môn học giúp cho sinh viên biết vận dụng lượng tri thức khổng lồ của dân gian
để lý giải những nội dung kiến thức trừu tượng trong triết học. Với kinh nghiệm cá
nhân trong quá trình giảng dạy, tôi thấy việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng
dạy phần Triết học Mác-Lênin mang lại những tác dụng sau:
- Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy phần Triết học Mác-Lênin góp

phần nâng cao hiệu quả dạy và học của giảng viên và sinh viên
Ca dao Việt Nam thường được cấu tạo bằng thể thơ lục bát, mộc mạc, giản dị
nên dễ hiểu, dễ nhớ. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn đúc kết những kinh
nghiệm, những lời khuyên dạy dân gian. Tục ngữ thường có vần điệu, hài hịa, cân
đối giàu hình ảnh nên rất gần với thơ, dễ xúc cảm và rất dễ nhớ. Có thể nói, ca dao,
tục ngữ vừa là sản phẩm sáng tạo của quần chúng nhân dân, đồng thời được chính
quần chúng nhân dân lưu truyền và gìn giữ. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học
5


thực chất là chúng ta khai thác vốn hiểu biết sẵn có của sinh viên. Vì vậy, nếu giảng
viên biết lựa chọn và khéo khai thác ca dao, tục ngữ trong giảng dạy thì có thể tạo
ra những giờ học vừa bổ ích vừa thú vị, tạo ấn tượng sâu sắc cho sinh viên, làm cho
sinh viên nhớ lâu.
Chẳng hạn khi dạy nội dung mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội, để chứng minh tính thứ nhất của vật chất và vai trò
quyết định của vật chất đối với ý thức chúng ta có thể sử dụng những câu tục ngữ:
«Có thực mới vực được đạo»; «Có bột mới gột nên hồ»….
Chính việc sử dụng những câu ca dao, tục ngữ gần gũi thân thuộc với đời
sống hàng ngày giúp người học dễ hình thành biểu tượng, hiểu sâu sắc vấn đề, dễ
ghi nhớ và ghi nhớ lâu hơn. Vì thế, sử ca dao, tục ngữ trong giảng dạy nhằm
"mềm hóa" những tri thức có tính hàn lâm của Triết học Mác-Lênin nhằm góp
phần nâng cao vốn hiểu biết của sinh viên.
- Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy phần Triết học Mác-Lênin góp
phần gắn tri thức kinh nghiệm với tri thức lý luận, gắn lý luận với thực tiễn.
Xét ở góc độ xâm nhập vào bản chất của đối tượng, ca dao, tục ngữ thuộc
nhận thức kinh nghiệm còn triết học thuộc nhận thức lý luận. Đây là hai nấc
thang nhận thức khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong
mối quan hệ đó nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận, cung cấp
cho nhận thức lý luận những tư liệu phong phú cụ thể. Nhưng nhận thức kinh

nghiệm chỉ phản ánh các mặt riêng rẽ, bề ngoài mà chưa phản ánh được những
mối liên hệ có tính bản chất của sự vật hiện tượng. Nhận thức lý luận được hình
thành từ sự tổng kết kinh nghiệm, là loại hình nhận thức gián tiếp, trừu tượng và
khái quát về bản chất và quy luật của sự vật hiện tượng, thể hiện tính chân lý,
tính hệ thống hơn. Do đó nó có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm, hướng
dẫn sự hình thành và lựa chọn những tri thức kinh nghiệm hợp lý để phục vụ
hoạt động thực tiễn.
- Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy phần Triết học Mác-Lênin góp
phần bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn cho sinh viên.

6


Ca dao, tục ngữ xét về góc độ tư duy của dân tộc, phản ánh rất rõ nét hiện
thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục
tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, về con người và cuộc sống, về truyền
thống dân tộc, về quan hệ xã hội cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ,
cách cảm rất Việt Nam. Qua ca dao, những hình ảnh của miền quê như trở nên gần
gũi hơn, lung linh hơn. Qua tục ngữ, ta biết được kho tàng tri thức kinh nghiệm, vốn
sống đồ sộ, cách đối nhân xử thế tài tình của các thế hệ cha ơng.
Ví dụ: khi truyền đạt kinh nghiệm trong sản xuất của thế hệ cha ông cho con
cháu có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nội dung xúc tích, sâu sắc, dễ nhớ, dễ hiểu
như: “Khoai đất lạ, mạ đất quen” hay câu “Bao giờ cho đến tháng ba hoa gạo rụng
xuống thì tra hạt vừng”...
Nghiên cứu về ca dao, tục ngữ không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của
người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần trượng nghĩa, yêu cái chân, thiện,
mỹ, tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha của người Việt Nam. Vì thế đưa ca
dao, tục ngữ vào giảng dạy phần Triết học Mác-Lênin không chỉ bồi dưỡng tri thức,
phát triển tư duy, trau dồi ngơn ngữ mà nó là món ăn tinh thần rất bổ ích và thú vị góp
phần bồi dưỡng tâm hồn cho lớp lớp thế hệ sinh viên, những thấy cô giáo tương lai.

2. Thực trạng việc dạy học phần thứ nhất học phần Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở trường CĐSP Lạng Sơn
Trên cơ sở phân phối chương trình do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, với
mức độ và hiệu quả thực hiện khác nhau giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp
dạy nhằm kích thích hoạt động tư duy, sự say mê nghiên cứu, khám phá của SV,
trong đó có việc đổi mới phương pháp dạy học và cách thức tiếp cận kiến thức môn
học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học ở trường CĐSP Lạng Sơn.
Việc nhận thức đúng về tầm quan trọng việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong
giảng dạy phần Triết học Mác-Lênin của giáo viên và quá trình học tập và nghiên
cứu tài liệu và các tác phẩm Triết học của sinh viên có tác dụng như thế nào đối với
q trình dạy học. Tơi đã tiến hành thực nghiệm đối sinh viên lớp K5VLKT và
K13TB, kết quả như sau:

7


2.1. Nhận thức của sinh viên về việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng
dạy phần thứ nhất học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy
học phần thứ nhất học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tôi đã tiến hành thu thập ý kiến của 83 sinh viên của hai lớp K5VLKT (29 SV khoa
Tự nhiên) và K13TB (54 SV khoa Tiểu học), về mức độ hứng thú của sinh viên khi
học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin thông qua câu hỏi
1: Em có thấy hứng thú khi học phần Triết học Mác-Lênin học phần những nguyen
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin không? Kết quả như sau:
Bảng 2.1.1. Hứng thú của SV khi học phần thứ nhất học phần Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin không?
STT
1
2

3
4

Các mức độ
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
Khơng hứng thú

Số lượng SV
0
9
28
46

%
0
10,8
33,3
54,8

Kết quả thu được trong bảng 1, tôi nhận thấy phần lớn sinh viên không hứng
thú với việc học Triết học Mác - Lênin (54,8%). Tuy nhiên, vẫn có những sinh viên
có hứng thú khi học phần thứ nhất nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít (10,8%). Có tới
33,3% sinh viên có thái độ bình thường khi học phần Triết học Mác-Lênin. Thực tế,
điều này phản ánh tâm lý chung của người học đối học phần Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và phần Triết học Mác-Lênin nói riêng.
Người học thường cho rằng đây là mơn học trừu tượng, khơ khan, khó hiểu nên
khơng thích học. Vậy khi giảng viên sử dụng ca dao, tục ngữ như một "cơng cụ" hỗ
trợ giảng dạy thì mức độ hứng thú của sinh viên khi học học phần Triết học Mác

-Lênin có được cải thiện khơng? Để tìm hiểu vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi 2: Khi
giảng viên sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học phần Triết học Mác-Lênin em có
hứng thấy hứng thú khơng? Kết quả thu được bảng dưới đây:
Bảng 2.1.2.
STT
1
2
3
4

Các mức độ

Số lượng SV
13
41
19
11

Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
Khơng hứng thú

8

%
15,6
49,3
22,8
13,2



Kết quả tại bảng 2.1.2 cho thấy đã có sự khác biệt về thái độ của sinh viên đối
với môn học. Số sinh viên hứng thú với môn học đã tăng lên khi giảng viên sử dụng ca
dao, tục ngữ trong giảng dạy (từ 10,8% lên 49,3%). Đã xuất hiện sinh viên rất hứng
thú khi học, tuy nhiên tỷ lệ cịn rất thấp (15,6%). Tỷ lệ sinh viên khơng hứng thú khi
học đã giảm (từ 45,8% xuống 13,2%). Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy việc sử dụng
ca dao, tục ngữ trong giảng dạy phần Triết học Mác-Lênin sẽ góp phần giảm bớt tính
khơ khan, khó hiểu của nội dung mơn học, tạo hứng thú cho người học.
Ngồi ra, để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của việc sử
dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy phần Triết học Mác - Lênin. Tôi sử dụng câu
hỏi số 3: Em hãy cho biết về sự cần thiết của việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong
giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin? Kết quả thu được
trong bảng sau:
Bảng 2.1.3
Các mức độ
STT
1
2

Các thể
loại

Ca dao
Tục ngữ
Trung bình

Rất cần
thiết
SL

%
20
24,0
20
24,0
40
24,0

Cần thiết

Bình thường

SL
47
50
97

SL
21
27
48

%
56,6
60,2
63,0

%
25,0
32,5

28,9

Khơng cần
thiết
SL
%
18
21,7
12
14,5
30
18,1

Dựa trên kết quả thu được, tôi nhận thấy đa số sinh viên cho rằng việc sử
dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy là cần thiết (63,0%) tuy có sự khác biệt giữa
các thể loại (ca dao: 56,6%; tục ngữ: 60,2%). Tuy nhiên, cũng còn những sinh
viên cho rằng việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy là không cần thiết
nhưng tỷ lệ không nhiều (18,1%). Rõ ràng khi giảng viên sử dụng ca dao, tục ngữ
trong giảng dạy sinh viên có hứng thú hơn với mơn học. Điều này chứng tỏ sinh
viên nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ mơn.
Từ quan niệm của sinh viên về sự cần thiết của việc sử dụng ca dao, tục
ngữ trong dạy phần thứ nhất học phần Triết học Mác-Lênin, tơi tiến hành tìm hiểu
nhận thức của sinh viên về tác dụng của công việc này với câu hỏi số 4: Em hãy
cho biết, tác dụng của việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học phần thứ nhất học
9


phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin? kết quả được thể hiện
trong bảng sau:

Bảng hỏi 2.1.4.
STT
Vai trò
1
Tạo hứng thú cho người học
2
Làm "mềm" hóa nội dung bài học
3
Tăng khả năng ghi nhớ nội dung bài học
của sinh viên
4
Nâng cao kỹ năng vận dụng nội dung bài
học vào thực tế của sinh viên
5
Bồi dưỡng tâm hồn cho sinh viên

SL
71
68

%
85,8
69,8

62

74,7

22


26,5

14

16,9

Bảng thống kê cho thấy, phần lớn sinh viên cho rằng việc sử dụng ca dao, tục
ngữ trong dạy học có tác dụng tăng khả năng ghi nhớ nội dung bài học của sinh viên
(74,7%), tạo hứng thú cho người học cũng là một tác dụng lớn của việc sử dụng ca
dao, tục ngữ vào giảng dạy (85,8%). Với tư cách là người học, SV quan tâm đến cách
thức chiếm lĩnh tri thức. Những cách thức gây được ấn tượng sẽ thu hút sự chú ý của
SV, khiến quá trình hình thành biểu tượng trong các em nhanh hơn và giúp các em
ghi nhớ lâu hơn. Các tác dụng được sinh viên đánh giá thấp hơn là : nâng cao kỹ năng
vận dụng nội dung bài học vào thực tế của sinh viên (26,5%); bồi dưỡng tâm hồn cho

sinh viên (16,9%). Điều này cho thấy khả năng vận dụng tri thức vào thực tế cuộc
sống của sinh viên còn hạn chế. Các em cũng chưa nhận thức sâu sắc được ngoài khả
năng tạo hứng thú cho người học, ca dao, tục ngữ còn làm phong phú tâm hồn người
học, khiến họ khát khao vươn tới những giá trị khoa học.
Như vậy, đa số sinh đã ý thức được tác dụng của việc sử dụng ca dao, tục ngữ
trong dạy học. Tuy nhận thức của các em với từng tác dụng có khác nhau nhưng điều
đó đã phản ánh tính đa dạng trong quá trình tiếp nhận các giá trị của các em. Điều quan
trọng là từ nhận thức đó các em sẽ đóng vai trị chủ động trong q trình chiếm lĩnh tri
thức, tạo động lực lớn nâng cao hiệu quả của việc sử dụng ca dao, tục ngữ dạy học
phần Triết học Mác-Lênin.
2.2. Thực trạng việc sử dụng ca dao, tục ngữ vào dạy học phần triết học MácLênin của giáo viên ở trường CĐSP Lạng Sơn

10



Qua tìm hiểu thực trạng nhận thức của giảng viên Tổ Lý luận chính trị về việc
sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học phần thứ nhất học phần Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin cho thấy hầu hết giảng viên có ý thức rất rõ ràng về tác
dụng và sự cần thiết của việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học nhưng mức độ vận
dụng khác nhau điều này phụ thuộc vào quan niệm và sở trường của mỗi giảng viên
đối với từng thể loại. Tùy theo sở trường của mình giảng viên sẽ khai thác những khía
cạnh phù hợp của mỗi câu ca dao, tục ngữ vào thực tế giảng dạy cho hiệu quả.
Từ thực tế nhận thức của giảng viên về sự cần thiết sử dụng ca dao, tục ngữ
trong dạy học phần Triết học Mác-Lênin tơi đã tiến hành tìm hiểu sâu hơn nhận
thức của giảng viên về tác dụng của công việc này. Tôi tham khảo 9 giảng viên
giảng dạy Lý luận chính trị với câu hỏi: Mức độ sử dụng ca dao, tục ngữ trong
giảng dạy phần thứ nhất học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin của đồng chí là: Kết quả thu được bảng 2.2.1.
Các mức độ
Rất
Khơng
Thường
Bình
Khơng
STT Các thể loại
thường
thường
xun
thường
sử dụng
xun
xun
SL
%
SL
% SL %

SL
% SL %
1
Ca dao
1 11,1 1 11,1 2 22,2 5 55,6 0
0
2
Tục ngữ
1 11,1 3 33,3 3 33,3 2 22,2 0
0
Trung bình
2 22,2 4 44,4 5 55,5 7 77,7 0
0
Dựa trên kết quả thu được, tôi nhận thấy giảng viên Tổ lý luận chính trị đã sử
dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học nhưng mức độ có khác nhau. Có rất ít giảng
viên rất thường xuyên sử dụng ca dao, tục ngữ tỷ lệ trung bình mới đạt (22,2%). Ở
mức độ thường xuyên sử dụng, tỷ lệ có cao hơn (44,4%) nhưng chủ yếu tập trung ở
tục ngữ (33,3%). Đa số giảng viên có sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy
nhưng khơng thường xun (77,7%). Khơng có giảng viên nào chưa một lần sử
dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học.
Rõ ràng, mức độ thường xuyên sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy của
giảng viên chưa cao, đặc biệt là đối với ca dao. Điều này có phần được quy định bởi
chính đặc điểm của ca dao. Ca dao tuy phản ánh trực tiếp sinh hoạt vật chất và tinh
thần của nhân dân, có lối nói hình ảnh, hấp dẫn, dễ nhớ nhưng có tính triết lý ít hơn
11


tục ngữ, bởi vậy, khi khai thác, mỗi giảng viên tùy theo năng lực và sở trường của
mình đã vận dụng ca dao, tục ngữ ở những mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, việc sử
dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy của giảng viên chưa có tính hệ thống, chủ yếu là

tự phát. Trong giáo án của giảng viên chưa thiết kế cụ thể hướng khai thác và cách
khai thác từng câu ca dao, tục ngữ với từng nội dung cụ thể của bài học. Vì thế, mặc
dù giảng viên có sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy nhưng hiệu quả chưa cao và
chưa gây được hứng thú thực sự đối với cả người dạy và người học.
2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng việc sử dụng ca dao tục
ngữ vào giảng dạy phần thứ nhất học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin ở trường CĐSP Lạng Sơn
Đa số giảng viên Lý luận chính trị khơng chỉ ý thức được tác dụng của việc sử
dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy mà họ đã thực hiện công việc này vào thực tế
giảng dạy. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học là một biện
pháp cần thiết hỗ trợ đổi mới dạy học bộ môn. Tuy nhiên, công việc này chưa mang
lại nhiều hứng thú cho giảng viên, chưa được họ tiến hành thường xuyên và khơng có
tính hệ thống.
Để tìm hiểu ngun nhân khó khăn khi sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng
dạy phần Triết học Mác-Lênin, tơi đã tiến hành tìm hiểu vấn đề này thơng qua câu
hỏi : Hãy vui lịng cho biết, những khó khăn của đồng chí khi sử dụng ca dao, tục ngữ,
trong giảng dạy phần Triết học Mác-Lênin học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin ở trường CĐSP Lạng Sơn hiện nay? Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3.1.

STT

Nguyên nhân của những khó khăn

SL

%

Thứ
bậc


1
2
3

Nội dung chương trình mơn học cịn nặng
Vốn ca dao, tục ngữ của giảng viên còn hạn chế
Năng lực nhận thức và vốn ca dao, tục ngữ của
sinh viên còn hạn chế
Kinh nghiệm thực tế nghề nghiệp của giảng viên
còn hạn chế
Tâm lý ngại sưu tầm và sử dụng ca dao, tục ngữ
của giảng viên
Thiếu tài liệu tham khảo
Những nguyên nhân khác

8
7

88,8
77,7

2
3

6

66,6

4


4

44,4

6

9

100

1

5
9

55,5
100

5
7

4
5
6
7

12



Qua khảo sát tôi nhận thấy, đa số giảng viên cho rằng trong những nguyên
nhân ảnh hưởng đến việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy, nguyên chủ
quan chiếm phần lớn.
Cụ thể như: việc sử dụng ca dao, tục ngữ, truyện ngụ ngơn trong dạy học
cịn gặp khó khăn là do vốn ca dao, tục ngữ của giảng viên còn hạn chế (77,7%
xếp thứ ba); kinh nghiệm thực tế nghề nghiệp của giảng viên còn hạn chế (44,4%
xếp thứ sáu). Trong đó, tâm lý ngại sưu tầm và sử dụng ca dao, tục ngữ của giảng
viên (100% xếp thứ nhất). Đây là nguyên nhân được nhiều giảng viên cho là trở
ngại lớn nhất làm cản trở việc sử dụng ca dao, tục ngữ vào giảng dạy. Trên thực tế,
khi giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, giảng viên
thường lựa chọn phim tư liệu, tranh ảnh...hỗ trợ quá trình dạy học vì việc sử dụng
phim tư liệu, tranh ảnh trở nên thuận tiện hơn rất nhiều khi được Nhà trường trang
bị phòng học hiện đại, mạng Internet trở nên phổ biến. Mặc dù ý thức được tác
dụng và sự cần thiết của việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy nhưng phải
sưu tầm, lựa chọn, nghiên cứu phát hiện ý nghĩa triết học trong những câu ca dao,
tục ngữ khiến giảng viên thấy ngại. Giảng viên có thể lựa chọn các cơng cụ có sẵn
(phim tư liệu, tranh ảnh) để thay thế. Chính tâm lý ngại sưu tầm và sử dụng ca dao,
tục ngữ trong giảng dạy của giảng viên đã khiến giảng viên ít sử dụng hoặc khơng
thường xun sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan đó, những nguyên nhân khách quan
cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy của
giảng viên. Chẳng hạn như: Ngun nhân nội dung chương trình mơn học cịn nặng
(88,8% xếp thứ hai); nguyên nhân do thiếu tài liệu tham khảo (55,5% xếp thứ
năm). Đặc biệt nguyên nhân do năng lực nhận thức và vốn ca dao, tục ngữ của sinh
viên còn hạn chế (66,6% xếp thứ tư). Sinh viên là chủ thể của quá trình nhận thức vì
thế năng lực nhận thức và vốn ca dao, tục ngữ của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến
q trình vận dụng ca dao, tục ngữ vào giảng dạy của giảng viên. Thực tế dạy học
và giáo dục cho thấy những em có học lực tốt hơn, có vốn ca dao, tục ngữ phong
phú thì việc tiếp nhận những giá trị triết lý từ văn học dân gian tốt hơn, bền vững
hơn những em có học lực trung bình và yếu.

13


Về năng lực nhận thức: hầu hết sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn là người
dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu vùng xa, có điểm đầu vào thấp nên năng lực nhận
thức còn nhiều hạn chế. Mặc dù ca dao, tục ngữ đã được sinh viên tiếp cận từ thủa lọt
lịng cho đến khi trưởng thành, thơng qua mơi trường gia đình và nhà trường nhưng
thực chất "vốn liếng" ca dao, tục ngữ của các em còn rất hạn chế. Một phần vì kiến
thức văn học dân gian trong chương trình phổ thơng khơng được sinh viên chú tâm tìm
hiểu, một phần vì ngày nay kỹ thuật in ấn và các phương tiện truyền thông đã phát
triển, văn học mạng ngày càng có sức hút đối với giới trẻ; cơng nghệ thơng tin phát
triển, giới trẻ thích truy cập internet phục vụ nhu cầu giải trí; các hoạt động vui chơi
mang tính hiện đại cũng có nhiều sức hấp dẫn với họ hơn v.v... Mặt khác vì bản thân
sinh viên là thế hệ trẻ, họ cũng ảnh hưởng bởi trào lưu tư tưởng "hướng ngoại" trong
giới trẻ hiện nay nên họ ít chú ý đến văn hóa dân gian (trong đó có văn học dân gian).
Nếu xét trên phương diện lý thuyết thì sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy thực
chất là chúng ta khai thác vốn hiểu biết sẵn có của sinh viên. Song vốn ca dao, tục ngữ
của sinh viên khơng nhiều. Vì thế, để phát huy hiệu quả sử dụng ca dao, tục ngữ trong
giảng dạy, giảng viên phải có biện pháp để sinh viên tích lũy vốn ca dao, tục ngữ.
Thơng qua tìm hiểu thực trạng và những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sử
dụng ca dao, tục ngữ vào giảng dạy, tôi sẽ có thêm cơ sở để đề xuất một số hướng
khai thác sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy phần Triết học Mác-Lênin học
phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở trường CĐSP Lạng Sơn
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
3. Một số nội dung và biện pháp sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy
Triết học Mác-Lênin học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin ở trường CĐSP Lạng Sơn
Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy học phần Triết học Mác-Lênin khơng
chỉ có tác dụng nâng cao chất lượng học tập bộ mơn mà cịn nâng cao hiểu biết của
sinh viên về tri thức dân gian, qua đó góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng thế giới
quan cao đẹp cho sinh viên và giữ gìn vốn văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, việc sử dụng ca

dao, tục ngữ trong giảng dạy cịn gặp nhiều khó khăn. Những cứ liệu trong phần thực
trạng cho thấy khó khăn lớn nhất đối với giảng viên đến từ khâu vận dụng ca dao, tục
14


ngữ vào từng nội dung cụ thể của bài học. Vì vậy tơi đề xuất một số hướng khai thác
sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy học phần Triết học Mác - Lênin ở trường
CĐSP Lạng Sơn như sau:
3.1. Một số nội dung kiến thức có thể khai thác sử dụng ca dao, tục ngữ trong
giảng dạy phần Triết học Mác-Lênin ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn
Như đã trình bày ở phần trên, những hướng khai thác sử dụng ca dao, tục ngữ
trong quá trình giảng dạy học phần Triết học Mác-Lênin có mối liên hệ với nhau.
Do vậy, để phát huy được hiệu quả sử dụng ca dao, tục ngữ trong quá trình giảng
dạy cần vận dụng phối hợp các hướng khai thác. Tuy nhiên, với giới hạn nghiên cứu
tôi chỉ tập trung vào một số đơn vị kiến thức sau:
Ca dao, tục ngữ (đặc biệt là tục ngữ) được tạo ra với mục đích triết lý, luôn
luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các sự vật và hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội và đời sống con người. Do đó chúng cịn được gọi là "triết lý
dân gian", "triết học của nhân dân lao động". Điều đó có nghĩa là trong nội dung ca
dao, tục ngữ có chứa đựng những yếu tố của tư tưởng triết học tuy không được thể
hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ như những nguyên lý, quy luật, phạm trù triết học.
3.1.1. Sử dụng ca dao, tục ngữ để làm rõ tính khách quan của quy luật
Ví dụ: thừa nhận sự tồn tại và vận động khách quan của thế giới không phụ
thuộc vào con người giảng viên có thể sử dụng câu tục ngữ: “Chạy trời không khỏi
nắng, chạy mưa không khỏi trời”, "trời", "nắng", "mưa" ở đây chính là hiện thực
khách quan. Hay khẳng định sự vật và hiện tượng tồn tại, vận động và phát triển
theo quy luật khách quan vốn có của nó: Trăng đến rằm thì trăng trịn, sao đến tối
thì sao mọc; Cịn da lơng mọc, cịn chồi nẩy cây...
Non cao ai đắp mà cao
Sơng sâu ai bới, ai đào mà sâu

Nước non là nước non trời
Ai phân được nước, ai dời được non...
Rõ ràng không trực tiếp giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nhưng
những tư tưởng trên đã phản ánh nhận thức có tính duy vật tự phát, thừa nhận sự tồn

15


tại, vận động và phát triển của thế giới không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
con người. Nếu khơng hành động theo quy luật khách quan thì sẽ bị thất bại.
Không chỉ thừa nhận và hành động theo quy luật khách quan mà nhân dân lao
động còn nhận thấy vai trò của nhân tố chủ quan, của ý chí, quyết tâm thay đổi, cải tạo
tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ mình: Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa...
Anh ơi cố chí canh nơng
Chín phần ta cũng dự trong tám phần
Hay gì để ruộng mà ngăn
Làm ruộng cấy lúa, chăn tằm lấy tơ
Tằm có lứa, ruộng có mùa
Chăm làm trời cũng đền bù có khi...
Thế giới quan duy vật của nhân dân lao động còn được thể hiện ở thái độ
phản đối những chuyện mê tín dị đoan và những người làm các nghề thầy bói, thầy
cúng: Thầy bói nói dựa; Xem bói ra ma, quét nhà ra rác...
Hịn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng khơng cịn...
Những tư tưởng duy tâm, mê tín nói trên khơng những chi phối nặng nề đời
sống của nhân dân lao động nước ta trong các xã hội trước đây, mà cịn ảnh hưởng
khơng nhỏ đến một bộ phận nhân dân trong xã hội ta ngày nay. Chỉ có sự phát triển
của đời sống xã hội, của trình độ nhận thức và kinh nghiệm thực tế của mỗi người
mới có thể dần dần khắc phục và loại trừ những quan niệm sai lầm trong thế giới
quan và nhân sinh quan triết học.

3.1.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ làm rõ tư duy biện chứng trong Triết học
Mác-Lênin
Cùng với tư tưởng duy vật tự phát, trong ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng chứa
đựng rất nhiều những yếu tố của tư tưởng biện chứng.
Người xưa nhìn nhận các sự vật và hiện tượng không phải ở trạng thái đứng
im, bất biến mà ở trong sự vận động, biến đổi và phát triển: Trời cịn có khả năng
khi mưa, ngày cịn khi sớm khi trưa nữa người; Người có lúc vinh, lúc nhục, nước
có lúc đục lúc trong; Hết cơn bĩ cực đến kỳ thái lai; Nước chảy, đá mòn...
16


Các sự vật và hiện tượng không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà giữa chúng
có những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau với mức độ và phạm vi khác nhau
tùy theo từng đối tượng cụ thể: “Mơi hở răng lạnh”; “Cháy thành vạ lây”; “Trâu
bị đánh nhau ruồi muỗi chết”...;
- Mối quan hệ giữa lượng và chất được tục ngữ thể hiện khá phong phú và
sinh động, tuy không phải dùng đến khái niệm "chất", "lượng", "độ", "thuộc tính"
như triết học. Phân biệt chất khác nhau được tạo nên bởi những thuộc tính khác
nhau: Chẳng chua cũng thể là chanh. Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây. Chất
khác nhau tạo ra những giá trị khác nhau: Trăng mờ còn tỏ hơn sao. Dẫu rằng núi
nở cịn cao hơn đồi. Khơng thể lấy lượng thay chất được dù rằng lượng đó gấp bao
nhiêu lần: Trăm đom đóm khơng bằng bó đuốc, trăm hịm chì chẳng đúc lên
chuông. Sự thay đổi về lượng khi vượt "độ" sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất: Quá mù
ra mưa; Tốt q hố lốp; Góp gió thành bão, góp cây nên rừng; Năng nhặt chặt bị;
Tích tiểu thành đại…;
“Dịng sông bên lở bên bồi
Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm”
Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng được tục ngữ nói đến ở nhiều góc độ
và mức độ khác nhau, rất thực tế và linh hoạt. Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện
tượng: Trông mặt mà bắt hình dung; Người khơn dồn ra mặt; Khơn ngoan hiện ra nét

mặt, què quặt hiện ra chân tay.... Có thể căn cứ vào hiện tượng đề kết luận về thực
chất sự vật: Nứa trơi sơng chẳng giập thì gẫy, gái chồng rẫy chẳng chứng nọ cũng tật
kia... . Hiện tượng khác nhau nhưng bản chất chỉ là một: Khác lọ cùng một nước; Bình
mới, rượu cũ... Phải cảnh giác với những hiện tượng xuyên tạc bản chất: Thủ thỉ
nhưng mà quỷ ma; Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi; Bên ngồi thơn thớt nói
cười, bên trong tẩm ngẩm giết người không dao...
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả (gọi tắt là quan hệ nhân quả). Mối
quan hệ giữa cái riêng và cái chung cũng được thể hiện trong ca dao, tục ngữ,
Khơng có lửa sao có khói; Gieo gió gặt bão...; Thế gian chẳng ít thì nhiều, khơng
dưng ai dễ đặt điều cho ai. Người Việt Nam ln tin ở hiền gặp lành, vì họ giàu
thiện tâm và tin vào luật nhân quả. Tư tưởng này không chỉ là lời răn của triết lý
17


nhà Phật, mà còn là lời tâm niệm chân thành của người Việt được họ chiêm nghiệm
và lý giải trong văn học dân gian: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Thành quả
hôm nay là kết quả của hôm qua, nỗ lực hôm nay là nguyên nhân thắng lợi của ngày
mai: Có cơng mài sắt, có ngày nên kim. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân
gây nên, đồng thời kết quả này lại là nguyên nhân của cái khác.
3.1.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ để làm rõ những vấn đề chính trị xã hội trong
Triết học Mác-Lênin
Nhân dân lao động còn thể hiện tư tưởng duy vật của mình trong việc nhìn
nhận và giải quyết các vấn đề về đời sống xã hội. Đó là quan điểm duy vật trực
quan, chất phác, ngây thơ, xuất phát từ kinh nghiệm. Quan điểm duy vật đó được
thể hiện một cách đơn giản và sinh động.
Nhân dân lao động xưa nhận thức rất rõ vật chất quyết định tinh thần, tồn tại
xã hội quyết định ý thức xã hội: Có thực mới vực được đạo. Trong cuộc sống, cần
quan tâm trước hết tới những điều thiết thực nhất như ăn và mặc: Mẻ không ăn
cũng chết; Cơm ba bát, áo ba manh, đói khơng xanh, rét khơng chết...
Như vậy, ở một góc độ nhất định, quan niệm của người xưa đã chứa đựng

những tư tưởng gần gũi với quan điểm duy vật lịch sử cho rằng suy cho cùng tồn tại
xã hội quyết định và sinh ra ý thức xã hội, ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn
tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Những tư tưởng đó có phần đúng đắn vì nó
xuất phát từ chính thực tiễn đời sống của nhân dân.
Cũng từ thực tiễn sinh động đó cha ơng ta còn nêu bật vai trò của lao động,
và thấy rõ giá trị của lao động: Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn; Có khó mới
có miếng ăn; Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ …
Ai trắng như bơng lịng tơi khơng chuộng
Ai đó đen giịn, làm ruộng tơi thương
Biết rằng dạ có vấn vương
Để tơi cậy mối tìm đường sang chơi.
Tuy khơng nêu lên những mệnh đề có tính chân lý như những nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác Lênin "lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con

18


người" nhưng cha ông ta đã nhận thấy rất rõ một sự thật hiển nhiên là muốn có ăn, có
mặc thì phải lao động.
Bên cạnh những yếu tố duy vật tự phát trong lĩnh vực đời sống xã hội, ca dao,
tục ngữ Việt Nam còn thể hiện nhân sinh quan sâu sắc, đó là tư tưởng duy vật về con
người, tư tưởng nhân văn về con người, đề cao hết mức giá trị và vị thế của con người
trong trời đất.
Tuy ở những góc độ phản ánh khác nhau nhưng ca dao, tục ngữ Việt Nam
đã phác họa rất rõ nét đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cha ông xưa, đặc
biệt, trong ca dao, tục ngữ còn phản ánh đậm nét nhân sinh quan cũng như thế giới
quan người Việt, chứa đựng những yếu tố duy vật, biện chứng thô sơ, chất phác.
3.2. Một số biện pháp sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Triết học
Mác-Lênin
3.2.1. Sử dụng ca dao, tục ngữ để minh họa nội dung tri thức

* Mục tiêu: giúp cho SV khắc sâu được kiến thức trọng tâm có nội dung trừu
tượng trong bài học thơng qua giờ dạy có sử dụng ca dao tục ngữ của giảng viên.
Qua các câu ca dao, tục ngữ GV lựa chọn nhằm kích thích SV tính tích cực học tập,
giảm bớt tính khơ khan trong triết học, giải quyết các vấn đề đặt ra.
* Ý nghĩa:
Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung,
phần triết học Mác - Lênin nói riêng có nội dung kiến thức trừu tượng, khó hiểu.
Triết học Mác- Lênin nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất
của tự nhiên, xã hội và tư duy. Để giúp sinh viên hiểu được nội dung các nguyên lý,
quy luật, phạm trù của Triết học Mác- Lênin, giảng viên phải lấy ví dụ thực thế làm
sinh động bài giảng, tạo khơng khí học tập thoải mái cho sinh viên. Việc lấy các ví
dụ bằng ca dao, tục ngữ minh họa cho những kiến thức triết học sẽ làm cho giờ
giảng bớt căng thẳng, sinh viên dễ tiếp thu bài hơn và ghi nhớ cũng lâu hơn. Mặt
khác, chính trong q trình sử dụng ca dao, tục ngữ để minh họa nội dung bài học
mà bản thân giảng viên và sinh viên phải sưu tầm, tìm hiểu những tác phẩm ca dao,
tục ngữ, từ đó làm cho vốn văn học dân gian của cả thầy và trò thêm phong phú,
làm tăng thêm sự hiểu biết của họ về kho tàng tri thức dân gian Việt Nam.
19


Với hướng khai thác này, giảng viên có thể dễ dàng sử dụng ca dao, tục ngữ
khi dạy phần Triết học Mác-Lênin.
* Yêu cầu
- Sưu tầm những tác phẩm ca dao, tục ngữ có nội dung phản ánh phù hợp với
nội dung của bài học.
- Tìm hiểu ý nghĩa triết học của các câu ca dao, tục ngữ.
- Xác định sẽ vận dụng câu ca dao, tục cho từng nội dung cụ thể của bài học.
- Trong quá trình phân tích, giảng giải những nội dung của bài học, giảng
viên sẽ sử dụng những câu ca dao, tục ngữ (đã được lựa chọn) để minh họa làm rõ
từng nội dung kiến thức của bài học.

- Với từng phần kiến thức giảng viên có thể yêu cầu sinh viên sư tầm những
câu tục ngữ, ca dao để minh họa (phần này có thể thực hiện ngay trong q trình
giảng dạy trên lớp hoặc giảng viên có thể yêu cầu sinh viên làm ở nhà và báo cáo
kết quả vào giờ thảo luận).
* Các bước tiến hành:
Bước 1: xác định mục tiêu, yêu cầu của nội dung kiến thức. Đây là bước
quan trọng của GV để định hướng cho việc lựa chọn câu ca dao, tục ngữ nào cho
phù hợp đơn vị kiến thức. Qua đó giúp người học bớt căng thẳng, dễ tiếp thu bài
hơn và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
Bước 2: giới thiệu tài liệu tham khảo. Tài liệu học tập là nguồn tri thức vô
tận, tài liệu học tập có nhiều loại: giáo trình, sách tham khảo, truyện dân gian,
luận án, luận văn, tạp chí, các bài giảng của giáo viên và mạng Internét... Tùy
vào vấn nội dung bài dạy, GV có thể chọn những tài liệu tương ứng để giới thiệu
cho SV tìm hiểu.
Bước 3: lựa chọn câu ca dao, tục ngữ phù hợp với nội dung kiến thức bài
dạy, mang tính triết lý sâu sắc, đễ nhớ nhằm khắc sâu kiến thức cho SV, đáp ứng
được mục tiêu bài học.
3.2.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ với mục đích phát hiện tri thức mới
* Mục tiêu:

20


Khác với hướng hướng khai thác sử dụng ca dao, tục ngữ với mục đích minh
họa nội dung tri thức, ở hướng khai thác này mục đích của giảng viên nhằm tạo điều
kiện cho sinh viên chủ động khám phá tri thức. Thực hiện hướng khai thác này,
giảng viên đã thực sự biến sinh viên thành chủ thể của quá trình nhận thức. Dưới sự
dẫn dắt của giảng viên, sinh viên có thể tìm tịi, khám phá, phát hiện ra tri thức của
bài học một cách chủ động, tự giác thơng qua việc tìm hiểu những câu ca dao, tục
ngữ quen thuộc, lý thú. Những tri thức triết học khô khan không bị giảng viên

truyền tải đến người học một cách áp đặt mà trở nên sinh động, hấp dẫn.
* Ý nghĩa
Hướng khai thác này có ý nghĩa rất lớn nhằm biến quá trình đào tạo thành tự
đào tạo, thực sự coi người học là trung tâm của quá trình dạy học nhưng để thực
hiện được hướng khai thác này đòi hỏi ở giảng viên sự tâm huyết và năng lực giảng
dạy cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp nhất định.
* Cách thực hiện:
- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ có nội dung phản ánh phù hợp với nội
dung của bài học.
- Tìm hiểu ý nghĩa triết học của các câu ca dao, tục ngữ đó.
- Xác định sẽ sử dụng câu ca dao, tục ngữ nào để dẫn dắt sinh viên phát hiện
ra tri thức nào của bài học.
- Giảng viên đưa ra những câu ca dao, tục ngữ cho sinh viên nghe. Sau đó,
giảng viên đặt những câu hỏi phù hợp nhằm dẫn dắt sinh viên tiếp cận tri thức mà
giảng viên dự định sẽ dạy cho sinh viên (tri thức mới đối với sinh viên). Dưới sự
dẫn dắt, gợi mở của giảng viên, sinh viên sẽ là người tìm tịi, khám phá và tìm ra tri
thức mới.
3.2.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ với mục đích rút ra ý nghĩa phương pháp luận
* Mục tiêu:
Thường sau mỗi nội dung kiến thức, mỗi quy luật của bài bao giờ chúng ta
cũng phải rút ra ý nghĩa phương pháp luận về lý luận và thực tiến. Nên, lựa chọn
câu ca dao, tục ngữ, hướng dẫn SV tìm kiếm tài liệu phục vụ cho bài học là một
nhiệm vụ khơng thể thiếu, một địi hỏi bức thiết đối với mỗi sinh viên trước khi lên
21


lớp học. Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam rất đa dạng và phong phú mang tính
triết lý sâu sắc. Vì vậy, giảng viên và sinh viên khi lựa chọn được câu ca dao, tục
ngữ phù hợp sẽ giúp SV khắc sâu kiến thức, nghi nhớ bài nhanh hơn, vận dụng vào
thực tiễn cuộc sống để rút ra ý nghĩa phương pháp luận.

* Ý nghĩa:
Phần Triết học Mác- Lênin cung cấp cho sinh viên những quy luật vận động,
phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, qua đó hình thành thế giới quan
khoa học và phương pháp luận đúng đắn cho người học. Vì vậy, mục đích quan trọng
của việc học Triết học Mác- Lênin là phải nắm bắt được tinh thần của nó để vận dụng
vào cuộc sống. Từ những nguyên lý, quy luật, phạm trù của Triết học Mác-Lênin,
giảng viên phải giúp sinh viên rút ra ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn góp phần cải
tạo thực tiễn phục vụ cuộc sống của con người. Vì thế, việc giảng viên sử dụng ca dao,
tục ngữ rút ra ý nghĩa phương pháp luận của bài học là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ
giúp cho sinh viên nhận thức sâu sắc nội dung bài học, biến những tri thức bác học,
trừu tượng thành những tri thức có tính thực tế gần gũi với chính cuộc sống của sinh
viên. Thơng qua những câu ca dao, tục ngữ ý nghĩa của bài học đến với sinh viên một
cách nhẹ nhàng thoải mái tạo hứng thú cho người học.
Với hướng khai thác này, giảng viên nên thực hiện ở phần nội dung Ý nghĩa
phương pháp luận sẽ mạng lại hiệu quả cao hơn.
* Cách thực hiện các bước sau:
Khai thác sử dụng ca dao, tục ngữ với mục đích rút ra ý nghĩa phương pháp luận
chủ yếu được thực hiện với mục đích giúp sinh viên trên cơ sở nội dung những
nguyên lý, quy luật, phạm trù triết học rút ra ý nghĩa, vận dụng vào bản thân và thường
được sử dụng vào giảng dạy phần ý nghĩa phương pháp luận.
- Bước 1: sưu tầm những tác phẩm ca dao, tục ngữ có nội dung phản ánh phù
hợp với nội dung của bài học.
- Bước 2: tìm hiểu ý nghĩa triết học của các câu ca dao, tục ngữ đó.
- Bước 3: xác định sẽ sử dụng câu ca dao, tục ngữ nào để rút ra ý nghĩa
phương pháp luận gì từ bài học.

22


- Bước 4: sau khi dạy xong kiến thức cơ bản, tùy theo mục đích nhằm rút ra ý

nghĩa gì, giảng viên yêu cầu sinh viên tìm hiểu ý nghĩa của những câu ca dao (đã
được lựa chọn). Trong quá trình đó giảng viên có thể gợi ý sinh viên. Việc sinh viên
nêu được ý nghĩa của những câu đó đã phần nào chỉ ra ý nghĩa của bài học. Khi đó,
giảng viên chỉ cần hướng ý nghĩa đó theo nội dung bài học là sinh viên có thể nhận
ra ý nghĩa phương pháp luận của bài học là gì. Từ đó, sinh viên sẽ liên hệ ý nghĩa
đó vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
Trên đây, tôi đề xuất một số hướng khai thác sử dụng ca dao, tục ngữ, trong
giảng dạy học phần Triết học Mác-Lênin học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin ở trường CĐSP Lạng Sơn. Về mặt lý thuyết, các hướng khai thác
trên có sự khác biệt nhất định nên việc phân biệt các hướng khai thác là cần thiết
nhưng trên thực tế, những hướng khai thác này có sự giao thoa, có mối liên hệ với
nhau. Vì vậy, khi sử dụng ca dao, tục ngữ vào quá trình giảng dạy, giảng viên cần
phối kết hợp các hướng khai thác với nhau để đạt hiệu quả giảng dạy tốt nhất. Tôi
chỉ coi đây là một gợi ý giúp giảng viên tổ Lý luận chính trị có hướng tiếp cận, khai
thác, sử dụng ca dao, tục ngữ một cách có hiệu quả trong dạy học. Qua đó, phần nào
giảm bớt tâm lý ngại sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy của giảng viên và tâm
lý sợ học các môn Lý luận chính trị của sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học.

23


4. Kết quả sau khi thực nghiệm biện pháp sử dụng ca dao, tục ngữ trong
giảng dạy phần Triết học Mác-Lênnin học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin ở trường CĐSP Lạng Sơn
* Mục đích thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm nhằm hiện thực hóa việc triển khai thực hiện một số
hướng khai thác đã được đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
phần Triết học Mác-Lênnin học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả thực
tiễn của các hướng khai thác, đồng thời kiểm định giả thuyết khoa học đã đặt ra.

* Đối tượng thực nghiệm
Tôi chọn lớp K13TB (54 SV) là sinh viên năm thứ nhất thuộc khoa Tiểu học
làm nhóm thực nghiệm và K5VLKT (29 SV) khoa Tự nhiên làm lớp đối chứng:
Hai nhóm sinh viên trên có những điểm tương đồng về: số lượng, giới tính,
độ tuổi, đặc điểm tâm sinh - lý, và trình độ đầu vào.
* Thời gian và địa điểm thực nghiệm
- Thời gian:
Thực nghiệm được tiến hành vào 2 học kỳ năm thứ nhất
- Địa điểm:
Thực nghiệm diễn ra tại phòng học của hai lớp (K13TB và K5VLKT) trong
giờ học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
* Quy trình thực nghiệm
- Bước 1: Đo kết quả học tập của lớp thực nghiệm và đối chứng trước khi
tiến hành thực nghiệm bằng cách cho sinh viên của hai lớp cùng làm một đề kiểm
tra sau đó sau đó chấm bài, tổng hợp điểm và xử lý kết quả, so sánh.
- Bước 2: Tiến hành tác động:
+ Đối với nhóm đối chứng, tơi khơng áp dụng hướng tác động mà mình
nghiên cứu.
+ Đối với lớp thực nghiệm, tôi áp dụng hướng tác động đã nghiên cứu.
+ Sau thời gian tiến hành tác động, tôi đo kết quả học tập của sinh viên lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng để so sánh sự khác biệt. Ở lần đo thứ hai này tôi tiến
24


hành cho sinh viên hai lớp làm bài kiểm tra học trình thứ 2 (cùng một đề) sau đó
chấm bài, tổng hợp điểm và xử lý kết quả.
* Kết quả thu được sau khi thực hiện các biện pháp
Sau khi tiến hành thực nghiệm cá biện pháp khai thác và sử dụng ca dao, tục
ngữ trên vào dạy học, tôi tiến hành phỏng vấn nhanh và sử dụng phiếu điều tra:
100% SV lớp K13TB hứng thú với việc sử dụng ca dao tục ngữ trong dạy học phần

Triết học Mác-Lênin và mong muốn được thực hiện ở các học phần tiếp theo.
- Kết quả kiểm tra học trình của sinh viên hai lớp:
+ Trước tác động: Sau khi đã xác định được đối tượng thực nghiệm, tôi tiến
hành đo kết quả học tập của 2 lớp trước tác động. Kết quả điểm trung bình bài kiểm
tra thứ nhất như sau: lớp đối chứng 5,7 điểm, lớp thực ngiệm 5,8 điểm, điều này
cho thấy điểm số trung bình của hai nhóm là tương đương.
+ Sau tác động: tôi tiến hành kiểm tra học trình thứ 2. Đối chiếu với kết quả
đo lần 1 để xác định hiệu quả của hướng tác động. Kết quả thu được thể hiện như
sau: lớp thực ngiệm điểm trung bình đã tăng từ 5,8 lên 7,2, còn lớp đối chứng là từ
5,8 lên 6,0 kết quả tăng không đáng kể.
- Đánh giá hiệu quả học tập của sinh viên về giờ dạy có sử dụng ca dao, tục
ngữ, kết quả như sau
Câu hỏi: Trong giờ học giáo viên sử dụng ca dao, tục ngữ sẽ giúp bạn?
- Hiểu bài nhanh hơn

16%

- Có được sự hứng thú trong học tập

36%

- Phát huy tính tích cực học tập

27%

- Có kỹ năng giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống 21%
Phần lớn sinh viên cho rằng rất hứng thú với giờ dạy có sử dụng ca dao, tục ngữ
của giáo viên, vì nó giúp sinh viên ghi nhớ kiến thức nhanh và liên hệ thực tiễn dễ hơn.
Và điều này cũng phù hợp với kết quả so sánh điểm trung bình kiểm tra học trình sau.
Kết quả điểm trung bình trung học trình của K13TB có sử dụng ca dao tục ngữ

theo hướng nghiên cứu so với K5VLKT là lớp đối chứng không sử dụng ca dao, tục ngữ
Bảng 4.1: so sánh kết quả trung bình trung học trình giữa
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×