Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TIỂU LUẬN văn hóa KINH DOANH và TINH THẦN KHỞI NGHIỆP đề tài tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp của công ty vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.88 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ QUẢN LÝ
___________________

BÀI TIỂU LUẬN
VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP
Đề tài: Tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp của cơng ty Vinamilk

Giảng viên hướng dẫn:

GVC ThS. Nguyễn Quang Chương

Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên

Hà Nội 11/2020

1

MSSV

Lớp


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội trong nước là sự hội
nhập, giao lưu hợp tác kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới.
Đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ ngày 01/01/2007 đã mang
lại cho doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp từ
khắp nơi trên thế giới, các doanh nghiệp vấp phải rất nhiều khó khăn về trình độ
quản lý, nguồn vốn, giá thành, nhân tài...Vậy làm thế nào để các doanh nghệp


trong nước tận dụng được các lợi thế cạnh tranh của mình, làm thế nào để tạo uy
thế, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nắm lấy cơ hội,
vượt qua mọi thử thách để tồn tại và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. muốn vậy
các doanh nghiệp cần phải chọn con đường hội nhập cũng như đặt ra được chiến
lược kinh doanh đúng đắn, phải quan tâm đến các vấn đề thuộc môi trường kinh tế,
chính trị, pháp luật, khoa học kĩ thuật...Bên cạnh đó thì việc tạo lập một nền văn
hóa mang bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng vì:
Bất cứ một doanh nghiệp nào nếu thiếu yếu tố văn hóa, ngơn ngữ, tư liệu, thơng
tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn
tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì một trong các nguồn lực của
doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên rất
nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh
sẽ gắn kết các thành viên, khơi dậy niềm tự hào doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh
tinh thần, phát huy khả năng sáng tạo của các nhân viên, giúp cho hoạt động doanh
nghiệp diễn ra một cách trôi chảy, quá trình kinh doanh thuận lợi. dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp
Tập đồn Vinamilk là một tập đồn có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, rất
chú trọng đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ngay từ những
ngày đầu thành lập. Có thể nói, tập đồn Vinamilk đã xây dựng và tạo lập được nền
văn hóa mang bản sắc riêng của mình và đã trở thành một trong các doanh nghiệp
hàng đầu Việt nam xây dựng và phát triển thành công văn hóa doanh nghiệp

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
Chương 2: Văn hóa doanh nghiệp của công ty Vinamilk..................................12
1. Lịch sử phát triển....................................................................................................................................12
2. Một vài điều cơ bản về Vinamilk:...........................................................................................................13


2.1 Triết lý kinh doanh.....................................................................................13
2.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Vinamilk:..........................................................13
2.3 Mục tiêu cơ bản của Vinamilk:...................................................................14
2.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức...................................................................................15
3. Văn hóa doanh nghiệp............................................................................................................................15

3.1 Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp..........................16
3.2. Những giá trị được tuyên bố......................................................................18
3.3. Những quan niệm chung............................................................................19
KẾT LUẬN............................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................21

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp

1. Một số khái niệm cơ bản
1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực tồn tại và phát triển gắn liền với đời sống của nhân loại,
là đặc trưng riêng của con người, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
văn hóa. Năm 1952, Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm được 164 định nghĩa khác
nhau về văn hóa. Cho đến nay, con số định nghĩa chắc đã tiếp tục tăng lên. Định
nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi trên thế giới là định nghĩa do nhà
nhân chủng học E.B Tylor đưa ra: “văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các
kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ

3


năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội”,
còn Edward Hall hiểu văn hóa là “Một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển giao, lưu

trữ và chế biến thông tin. Sợi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa là truyền thơng
và giao tiếp”.
Văn hóa là phương tiện để con người “điều chỉnh” (cải tạo) cuộc sống của mình
theo định hướng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Được xem là cái “nền
tảng”, “vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển” của con người và xã hội
ngày càng thăng bằng và bền vững hơn, văn hóa có tác dụng tích cực đối với sự
phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng. Nội lực của một dân tộc
trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hóa truyền thống đã tích lũy trong
lịch sử của chính dân tộc đó.
Như vậy, thực chất văn hóa là hệ thống các giá trị được sản sinh ra trong xã hội
nhất định, được đặc trưng bởi hình thái kinh tế xã hội nhất định, bao gồm cả giá trị
vật chất và tinh thần.
1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Văn hố doanh nghiệp là tồn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các
quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và
chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp
để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp.
Cũng như văn hố nói chung, văn hố doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể
riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng
làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một
hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề
cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hố doanh nghiệp cịn góp phần tạo nên sự
khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh
nghiệp.

2. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp

4



Một số quan điểm đã chia văn hóa doanh nghiệp thành 2 yếu tố cơ bản: Là yếu tố
văn hóa doanh nghiệp hữu hình là những gì mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy,
nghe thấy, sờ thấy. Những yếu tố văn hóa doanh nghiệp vơ hình là những giá trị
thẩm kín hơn năm sâu bên trong tổ chức mà mỗi thành viên và những người hữu
quan có thể cảm nhận được.
Thứ nhất: Yếu tố văn hóa doanh nghiệp hữu hình.
• Đặc điểm cấu trúc:
Bao gồm: thiết kế nội thất và thiết kế ngoại thất, nó là một giá trị văn hóa rất quan
trọng, vì tại mỗi doanh nghiệp điều đầu tiên hay mà khách hàng và đối tác cảm
nhận được khi đến làm việc là kiến trúc công ty, nó thể hiện hình ảnh và bộ mặt
của cơng ty trong mối giao tiếp xã hội. Hiện nay những công ty thành đạt hay đang
phát triển muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác biệt, thành công và sức
mạnh của họ bằng những cơng trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ, đó chính là biểu
tượng hình ảnh, thể hiện tính cách và bản sắc riêng của cơng ty. Bên cạnh đó
những thiết kế nội thất như tiêu chuẩn về màu sắc, kiểu dáng, mặt bằng làm việc,
bàn ghế, phòng làm việc, lối đi và kể cả các chi tiết nhỏ như cây ảnh, vị trí sọt rác,
các thiết bị trong phòng vệ sinh...tất cả đều được thiết kế sao cho tiện ích dễ sử
dụng, tạo ấn tượng than quen thể hiện thiện trí và sự quan tâm.
• Nghi lễ, các hoạt động tập thể văn hóa của doanh nghiệp:
Đây là một trong những giá trị văn hóa điển hình của doanh nghiệp được chuẩn
bị kỹ lưỡng từ trước dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa- xã hội chính
thức, nghiêm trang, tình cảm và tự nguyện tham gia được tổ chức định kì hay bất
thường nhằm thắt chặt mối quan hệ trong doanh nghiệp và thường được tổ chức vì
lợi ích của những người tham dự. Có bốn loại lễ nghi cơ bản: Nghi lễ chuyển giao
(khai mạc, bổ nhiệm thành viên mới, chức vụ mới, lễ ra mắt...), nghi lễ mang tính
chất củng cố, phát phần thưởng, tuyên dương trong các cuộc thi lao động giỏi...),
Nghi lễ nhắc nhở (sinh hoạt văn hóa, chuyên môn, khoa học..), nghi lễ liên kết (lễ
hội, liên hoan, giao lưu văn nghệ, thể thao, tổ chức sự kiện...).
Thứ hai: Yếu tố văn hóa doanh nghiệp vơ hìn


5


• Biểu tượng:
Là một thứ gì đó biểu thị một cái gì đó khơng phải là chính nó và có tác dụng
giúp cho mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị. Một biểu tượng
khác lạ hay một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện về một hình tượng của
một tổ chức một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông. Các biểu
tượng vật chất này thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ý của người
thấy nó là một vài chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt những giá trị chủ
đạo và tổ chức doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người
thấy nó.
• Sứ mệnh:
Mỗi một doanh nghiệp ra đời đều mang một sứ mệnh. Sứ mệnh của doanh
nghiệp trả lời cho câu hỏi: Tại sao ta lập doanh nghiệp? Mục đích lâu dài của nó là
gì? Doanh nghiệp làm gì để tồn tại và phát triển? Khi sứ mệnh của doanh nghiệp
được tuyên bố một cách rõ ràng thì các thành viên sẽ dễ dàng hơn trong việc ra
quyết định sẽ làm gì và làm như thế nào để cùng doanh nghiệp đi đúng hướng và
thực hiện được sứ mệnh của nó. Khi nhân viên hiểu biết về sứ mệnh của doanh
nghiệp sẽ tin tưởng hơn vào con đường mà mình đang đồng hành cùng doanh
nghiệp, thấy rõ ý nghĩa của cơng việc mình đang thực hiện. Chỉ có sứ mệnh rõ
ràng, lâu dài thì doanh nghiệp mới trường tồn được.
• Tầm nhìn (hay cịn gọi là viễn cảnh):
Là bức tranh lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Sứ mệnh trả lời câu hỏi:
Doanh nghiệp làm gì thì tầm nhìn sẽ trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp sẽ đạt được
gì và đi tới đâu? Tầm nhìn là kết quả của việc thực hiện sứ mệnh nếu như khơng có
bất cứ khó khăn trở ngại nào.
• Thương hiệu:
Là tập các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với

hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Là hình tượng của một loại, một nhóm
hàng hóa dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
• Triết lý kinh doanh:

6


Triết lý kinh doanh thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp trong ngành và trong xã
hội và nó có ý nghĩa như mục tiêu phát triển xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng
cho doanh nghiệp trong cả thời kì phát triển lâu dài. Thông qua triết lý kinh doanh,
doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo, xác định nền tảng cho sự phát triển,
gắn kết mọi người và cho khách hàng biết đến doanh nghiệp. Hiểu theo một cách
khác, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là một tín điều, nhắc nhở các thành viên
về tinh thần, giá trị xã hội nhân văn xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đó. Triết lý kinh doanh là kim chỉ nam trong sự nghiệp làm giàu của
doanh nghiệp mà luôn nhận được sự ủng hộ, cộng hưởng của khách hàng của xã
hội.
Triết lý kinh doanh là sự liên hệ giữa doanh nghiệp với mơi trường kinh doanh
bên ngồi, là sứ mệnh nhiệm vụ và phương thức thực hiện sứ mệnh của doanh
nghiệp, là mục tiêu và phương thức đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Triết lý kinh
doanh là đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp và do các thành viên trong doanh
nghiệp sáng tạo ra. Nó trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành
viên và định hướng hoạt động của mỗi thành viên vì vậy triết lý kinh doanh trở
thành giá trị văn hóa vơ hình điển hình trong doanh nghiệp phải có thời gian hình
thành truyền từ đời này sang đời khác.
• Khẩu hiệu:
Là cách diễn đạt cô đọng nhất triết lý hoạt động, kinh doanh của một cơng ty, nó
được coi là một vũ khí quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu vơ cùng quan
trọng. Khẩu hiểu là hình thức dễ nhập tâm, không chỉ được nhân viên mà cả khách
hàng và nhiều người khác thường xuyên nhắc tới. Vì vậy thường rất đơn giản dễ

nhớ và cũng có tác dụng khích lệ tinh thần lao động của các thành viên trong doanh
nghiệp.
• Giá trị cốt lõi:
Là những phẩm chất cao quý nhất trong doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi không thay
đổi theo thời gian. Là thước đo mọi hành vi, là nền tảng, là những điều “luật bất
thành văn” ăn sâu vào trong tiềm thức ngấm vào máu các thành viên và được thực
hiện qua các hành vi hàng ngày. Giá trị cốt lõi thực sự thể hiện sự khác biệt của
doanh nghiệp. Trong bảng giá trị của doanh nghiệp phải thể hiện được những mong

7


muốn tốt đẹp của lãnh đạo đồng thời phải thể hiện các giá trị đã hình thành ăn sâu
trong mỗi thành viên của doanh nghiệp, đã được tôi luyện và giữ vững trong thời
gian khá dài.
• Giá trị, niềm tin và thái độ của các thành viên trong doanh nghiệp:
Giá trị là chuẩn mực đạo đức và cho biết con người cần phải làm gì như một
doanh nghiệp đánh giá cao tính trung thực nhất quán và sự cởi mở cho rằng cần
hành động một cách thật thà kiên định thẳng thắn. Còn niềm tin là đề cập đến mọi
người cho rằng làm thế nào là đúng làm thế nào là sai, thực tế hai khái niệm này rất
khó tách rời vì trong niềm tin ln chứa đựng các giá trị. Thái độ là chất gắn kết
niềm tin với giá trị thơng qua tình cảm, đó là thói quen tư duy theo kinh nghiệm để
phản ứng theo một cách thức nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đối
với các sự vật hiện tượng mặt khác thái độ được hình thành theo thời gian từ những
phán xét và những khuôn mẫu điển hình thay vì những sự kiện cụ thể. Thái độ của
con người là tương đối hoàn chỉnh và có những ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của
người lao động. Giá trị niềm tin hay thái độ đều được hình thành trong quá trình
phát triển của doanh nghiệp. Chúng được các thành viên chấp nhận và có ảnh
hưởng sâu sắc đến việc ra quyết định của từng người là một trong các giá trị văn
hóa mà doanh nghiệp cần quan tâm.

• Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa:
Là nền tảng cho sự hình thành và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, thơng
qua sự hình thành và lịch sử phát triển của doanh nghiệp chúng ta hiểu được đầy
đủ quá trình hình thành, vận động và thay đổi của các giá trị văn hóa trong doanh
nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng tới quá trình hình thành, vận
động và thay đổi của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân
và ảnh hưởng của chúng tới quá trình vận động và thay đổi của văn hóa trong tổ
chức.
Ngồi ra cũng phải kể đến: Ban lãnh đạo, văn hóa ứng xử, hành vi giao tiếp trong
và ngoài doanh nghiệp, niềm tin và giá trị cũng được coi là các giá trị trong văn
hóa mà doanh nghiệp cần lưu tâm và chú trọng.

8


3. Các nhân tố ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp hay bất cứ thực thể kinh tế nào đều tồn tại trong mơi trường nhất
định. Do đó, văn hóa doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng tổng thể của các yếu tố
thuộc môi trường kinh doanh (bao gồm những yếu tố bên ngồi và những yếu tố
bên trong). Nó được thể hiện cụ thể ở các yếu tố sau:
• Văn hóa dân tộc:
Bất kể một doanh nghiệp, tổ chức nào cũng bị chi phối ảnh hưởng bởi sự phát
triển của văn hóa dân tộc. Nó tác động trực tiếp tới nếp suy nghĩ, phong tục tập
quán của mọi thành viên trong doanh nghiệp.Nó là sự kế thừa và phát huy những
tinh hoa dân tộc, thành tựu của toàn nhân loại.Việc xây dựng phát triển những yếu
tố văn hóa doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Nếu doanh nghiệp biết cây dựng văn
hóa doanh nghiệp trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc mà họn đang sống thì họ sẽ
thành cơng cịn nếu chỉ biết du nhập ngun xi mơ hình văn hóa doanh nghiệp
nước ngồi mà khơng gắn kết với văn hóa dân tộc thi họ sẽ thất bại. Mỹ và Nhật là
những quốc gia đã rất thành công trong việc quản lý doanh nghiệp của mình vì họ

biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp hợp lí, kích thích được hứng thú lao động và
niềm say mê sáng tạo của cơng nhân. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc các nhà
quản lý doanh nghiệp biết gắn kết văn hóa doanh nghiệp với văn hóa dân tộc.
Trong thời buổi tồn cầu hóa địi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có
tính tồn phù hợp, lựa chọn sáng suốt để xây dựng các yếu tố văn hóa doanh
nghiệp phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam.
• Yếu tố hội nhập:
Sự giao thoa về văn hóa, xu thế tồn cầu trong thời kì hội nhập WTO khiến các
doanh nghiệp cần tích cực chủ động cây dựng cho mình một nền văn hóa mở, vừa
có sự kế thừa văn hóa dân tộc vừa phải giao thoa về văn hóa nhằm đưa doanh
nghiệp lên một tầm cao mới phù hợp. Việc xây dựng và phát triển các giá trị văn
hóa doanh nghiệp cũng chịu tác động không nhỏ trong môi trường hội nhập.Bản
thân doanh nghiệp đó cần cập nhật những thay đổi về tư tưởng, phương châm hoạt
động, kinh doanh mới phù hợp tiến bộ.Nó bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi để
tồn tại. Ví dụ như sự thay đổi trong tư duy, quan niệm ban lãnh đạo, tuy dư ý thức
của nhân viên, về các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Ngồi ra cịn các yếu tố khác

9


như: Chính sách của Chính phủ, xu thế tiêu dùng, vị trí địa lí, ...cũng có tác động
ảnh hưởng khơng nhỏ tới phát triển văn hóa doanh nghiệp.
• Lịch sử hình thành và truyền thống của doanh nghiệp:
Đây là một yếu tố cốt lõi có vai trịquyết định tới sự phát triển của các giá trị văn
hóa doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có lịch sử hình thành và truyền thống
văn hóa tốt đẹp, bền vững thì việc phát triển các văn hóa được coi như có một điểm
tựa vững chắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển. Việc xây dựng
phát huy các yếu tố văn hóa phải dựa trên tinh thần kế thừa nhưng tinh hoa của nền
văn hóa truyền thống của doanh nghiệp. Phong cách của ban lãnh đạo, những hành
động, ý chí, tinh thần và thái độ làm việc của ban lãnh đạo đã tạo nên giá trị cốt lõi

của văn hóa doanh nghiệp: văn hóa doanh nghiệp cần thể hiện những phong cách ý
chí, văn hóa làm việc của ban lãnh đạo. Nó do ban lãnh đạo đầu tư, xây dựng và
phát triển. Nếu ban lãnh đạo tiến bộ, có tầm nhìn xa thì văn hóa doanh nghiệp sẽ
phát triển và ngược lại.
• Mơ hình tổ chức của doanh nghiệp, tính cách nhân viên trong công ty:
Ngành nghề kinh doanh cùng công nghệ sản xuất giữ vai trò quan trọng trong
phát triển doanh nghiệp. Mỗi một ngành nghề kinh doanh có nét văn hóa kinh
doanh riêng vì thế mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hóa hợp
với ngành nghề kinh doanh mà đảm bảo được những nét đặc trưng riêng cho mình.
Đồng thời trong mỗi doanh nghiệp tương ứng với mơ hình tổ chức cũng sẽ quy
định một nét riêng biệt trong sự phát triển văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy việc xây
dựng và phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp ln bị phụ thuộc vào các yếu
tố về mơ hình tổ chức, nhân viên, ngành nghề kinh doanh...
• Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:
Đây cũng là hai yếu tố quyết định phương hướng phát triển của văn hóa doanh
nghiệp đến việc hình thành một kiểu văn hóa mới hoặc làm thay đổi cơ bản các yếu
tố văn hóa đã lỗi thời. Bên cạnh đó tính minh bạch trong doanh nghiệp cũng là
nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển văn hóa doanh nghiệp, tính mạnh yếu
của doanh nghiệp. 1.2.3. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp với hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

10


Các giá trị văn hóa doanh nghiệp có tác động tồn diện nên hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp: Nó tạo cho doanh nghiệp có những nét văn hóa, bản sắc riêng,
góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thúc đẩy doanh
nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa.

11



Chương 2: Văn hóa doanh nghiệp của cơng ty Vinamilk
1. Lịch sử phát triển
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM-35 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
(1976-2011)
Tên giao dịch Quốc tế: Vietnam dairy Products Joint – Stock Company. Viết tắt là
Vinamilk.
+ Điện thoại: (848) 9300 358
+ Email:

+ Website: www.vinamilk.com.vn
Trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí
Minh.
Chức năng chính: Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa.
Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sữa Việt nam được khái quát
trong 3 giai đọan chính:
-

Đã tiếp quản 3 nhà máy Sữa do chế độ cũ để lại sau năm 1975
Tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn phức tạp: máy móc thiết bị hư hại nhiều,

phụ tùng thiếu thốn, nguyên liệu trống không. Cán bộ công nhân viên đã cố gắng hết sức
với nhiều giải pháp, nhưng công ty vẫn đảm bảo một lượng hàng nhất định để phục vụ
người tiêu dùng.
-

Ghi nhận thành tích trong giai đoạn này, năm 1986 công ty được Nhà nước tặng

Huân chương lao động hạng Ba.


12


→ Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt nam với
nhiều thế hệ được vun đắp, trưởng thành; với thương hiệu VINAMILK quen thuộc nổi
tiếng trong và ngồi nước đã làm trịn xuất sắc chức năng của một đơn vị kinh tế đối với
Nhà nước, trở thành một điểm sáng rất đáng trân trọng trong thời hội nhập WTO. Bản
lĩnh của công ty là ln năng động, sáng tạo, đột phá tìm một hướng đi, một mơ hình
kinh tế có hiệu quả nhất, thích hợp nhất nhưng khơng đi chệch hướng chủ trương của
Đảng. Đó chính là thành tựu lớn nhất mà tập thể cán bộ công nhân viên Công ty tự khẳng
định và tự hào.

2. Một vài điều cơ bản về Vinamilk:
2.1 Triết lý kinh doanh
" Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh
thổ. Chất lượng và sáng tạo là bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là
trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”.
2.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Vinamilk:
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng
nhất bằng chính sự trân trọng, tình u và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con
người và xã hội”

13


2.3 Mục tiêu cơ bản của Vinamilk:
Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng
tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.
Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học

và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên
cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra những
dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.
Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải
khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm
đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên
nhiên và tốt cho sức khỏe con người.
Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị
trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thị
nhỏ.
Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh
dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít
nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vịng 2 năm tới.
Phát triển tồn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một
lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng
thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của tồn Cơng ty
Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp.
Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu
quả.
Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng
cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.

14


2.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

3. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hố doanh nghiệp là tồn bộ những nhân tố văn hoá được doanh nghiệp chọn
lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh

của doanh nghiệp đó. Đó là tồn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong
quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên
cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Văn hố doanh nghiệp của cơng ty Vinamilk đã góp phần tạo nên thành công của
công ty như ngày hôm nay. Văn hóa doanh nghiệp Vinamilk được biểu hiện ở 3 cấp độ:

15


3.1 Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 1976 đến nay, Vinamilk đã có gần 35 năm xây dựng và phát
triển thương hiệu. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ,
Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối và quản lí sản phẩm.
Đến nay, Vinamilk đã có trên 200 mặt hang sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa
bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa chua ăn, sữa
đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, nước giải khát… Đồng thời Vinamilk cũng
không ngừng mở rộng quy mơ sản xuất, các nhà máy sữa: Hà Nội, Bình Định, Cần Thơ,
Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra đời để sản xuất và chế biến sữa.
3.1.2. Nhãn hiệu, logo, khẩu hiệu
Vinamilk là nhãn hiệu sữa nổi tiếng hàng đầu Việt Nam. Chính vì vậy Vinamilk ln
đặt chất lượng lên hàng đầu. Hình ảnh logo của Vinamilk rất độc đáo, 2 điểm lượn trên
và dưới của logo tượng trưng cho 2 giọt sữa trong dịng sữa, tên Vinamilk cũng có một ý
nghĩa đặc biệt, Vina là viết tắt của Việt Nam, “m” là chữ cái đầu của milk nghĩa là sữa
và “v” là chữ cái đầu của victory có nghĩa là chiến thắng. Hình ảnh tên của cơng ty ở
giữa màu trắng sữa nổi bật trên màu xanh dịu mát như một sự cam kết bền vững về chất
lượng của Vinamilk. Cùng với Slogan: “Chất lượng quốc tế, chất lượng

16



Vinamilk” mà không chỉ mỗi nhân viên của công ty đều phải nhập tâm mà chắc hẳn
những người tiêu dùng sản phẩm của Vinamilk cũng thuộc lòng.
3.1.3. Kiến trúc, lễ nghi và lễ hội hằng năm
Khẳng định hơn nữa hình ảnh của mình, các nhà máy, xí nghiệp của Vinamilk cũng
gắn liền với hai màu xanh và trắng, nằm trong khn viên rộng rãi, thống mát, sạch sẽ,
tạo ấn tượng với nhân viên và người tiêu dùng. Mỗi nhân viên làm việc trong các nhà
máy cũng phải trang phục sạch sẽ, gọn gàng. Mọi người đều làm việc với thái độ thân
thiện, nhiệt tình và tâm huyết. Khi đến làm việc, các nhân viên đều được đào tạo và
hướng dẫn tận tình về trình độ chun mơn cũng như quy định, tác phong trong cơng ty.
Ở đây, mọi người cịn được đào tạo và nghe kể những câu chuyện về sữa, về dinh
dưỡng… như những bài học và truyền thống tốt đẹp của công ty. Hàng tháng, hàng năm,
công ty ln có những đợt liên hoan, tổng kết cơng tác để biểu dương những thành tích
đã đạt được và rút kinh nghiệm cho các cán bộ, nhân viên. Công ty cịn tổ chức các
chương trình như liên hoan văn nghệ, giải bóng đá tồn cơng ty để thắt chặt tình đoàn
kết giữa các thành viên.
\3.1.4. Hoạt động kinh doanh
Năm 2000, nhà máy Vinamilk đã xây dựng thành công tiêu chuẩn quản lí chất lượng
ISO 9001: 2000, và đạt được chứng chỉ HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế
năm 2004.
Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: “chúng ta sẽ nỗ lực để mang lại lơị ích vượt trội
cho các cổ đông trên cơ sở sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên của Vinamilk”.
Đối với nhân viên: Chúng ta sẽ đối xử tôn trọng và công bằng với mọi nhân viên.
Chúng ta tạo dựng cho họ những cơ hội tốt nhất để phát triển bình đẳng, xây dựng và
duy trì mơi trường làm việc an tồn, thân thiên, cởi mở.
Đối với người tiêu dùng: “Chúng ta sẽ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đa dạng
với chất lượng đạt tiêu chuẩn cao nhất, giá cả cạnh tranh và trung thực trong mọi giao
dịch”.
Đối với nhà nước: Chúng ta luôn tuân thủ luật pháp của nhà nước và luật pháp của
bất kì nơi nào mà chúng ta hoạt động.


17


3.1.5. Hoạt động xã hội
Cơng ty Vinamilk cịn thường xun tổ chức các hoạt động gây quỹ từ thiện như: tài
trợ các giải thi đấu, đom đóm toả sáng, khinh khi cầu ‘ cùng Vinamilk vươn tới trời
cao’,… và các chương trình tư vấn chăm sóc sức khoẻ khách hàng vừa gắn kết các nhân
viên, vừa thể hiện sự quan tâm tới sức khoẻ cộng đồng.
Bên cạnh đó, theo cơng bố của Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam
(Vietnam Report) về bảng xếp hạng top 200 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất
Việt Nam năm 2011, Vinamilk tiếp tục đạt vị trí trong top 5.
3.2. Những giá trị được tuyên bố
3.2.1. Triết lý kinh doanh:
Với triết lý kinh doanh: “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được u
thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng
tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và
cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”. Vinamilk đã tạo dựng cho mình cũng
như mỗi thành viên một giá trị cốt lõi trong tinh thần. Để thực hiện được điều đó, mỗi
nhân viên trong công ty đều được học và đặt ra cho mình trách nhiệm phấn đấu thực
hiện sứ mệnh và mục tiêu của Vinamilk: “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm
được yêu thích nhất ở mọi khu vực và lãnh thổ”.
3.2.2. Mục tiêu
Mục tiêu của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại
và dịch vụ trong các hoạt động lĩnh vực kinh doanh nhằm tối đa hố lợi nhuận có thể có
được của cơng ty cho các cổ đông, nâng cao giá trị công ty và không ngừng cải thiện đời
sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp
ngân sách cho nhà nước. Bên cạnh đó, Vinamilk gắn kết công nghiệp chế biến với phát
triển vùng nguyên liệu nhằm tăng tính độc lập về nguồn nguyên liệu trong hiện tại và
tương lai

3.2.3. Tầm nhìn
Tầm nhìn chiến lược: “sản phẩm vinamilk với chất luợng quốc tế luôn hướng tới sự
đáp ứng hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng”.

18


3.2.4. Cam kết cho tương lai
Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng
nhất bằng chính sự trân trọng, tình u và trách nhiệm của mình đối với cuộc sống của
con người và xã hội.
3.2.5. Chính sách chất lượng
Chính sách chất lượng của Cơng ty Cổ Phần sữa Việt Nam: Luôn thỏa mãn và có
trách nhiệm với khách hang bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất
lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và
tuân theo luật định.
3.3. Những quan niệm chung
Vinamilk luôn đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu, chính vì thế mỗi thành viên trong
cơng ty ln nhập tâm được nền văn hố mang bản sắc riêng của Vinamilk :“ Đồng tâm
hợp lực, làm hết sức mình, chất lượng được đặt lên hàng đầu, tâm huyết gửi vào từng sản
phẩm và tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cho tuơng lai thế hệ mai
sau”.
Mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp muốn tạo được một vị thế vững chắc trên thương
trường cần tạo được cho mình một nền văn hố mang bản sắc riêng. Vinamilk cũng vậy.
Là một công ty nổi tiếng về nhãn hiệu sữa, Vinamilk đã lấy chất lượng làm hàng đầu
trong mỗi thành viên, trong chính cơng ty và trong từng sản phẩm. Mang truyền thống
tốt đẹp ln vì sức khoẻ của cộng đồng, những nhân viên của công ty luôn thể hiện tinh
thần tương thân tương ái và gửi tâm huyết vào từng sản phẩm. Nền văn hoá ấy đã góp
phần tạo nên thương hiệu mạnh Vinamilk trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.


19


KẾT LUẬN
Như vậy văn hóa doanh nghiệp chính là những giá trị chuẩn mực chung được
mọi người tuân theo, hướng mọi người vào mục tiêu chung vì sự phát triển của
doanh nghiệp. Tạo nên giá trị niềm tin của mọi thanh viên trong tập thể đối với
đường lối và tương lai phát triển của doanh nghiệp tạo nên long tin của khách hàng
đối tác đối với chats lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, tạo lập được vị thế trên
thương trường khiến cho đối thủ cạnh tranh phải kinh nể.
Vinamilk tự hào là một trong số ít các cơng ty có nền văn hóa riêng đặc sắc và
khơng thể trộn lẫn. Văn hóa Vinamilk hình thành cùng với sự ra đời của cơng ty
Vinamilk. Đó là sự chia sẻ niềm tin và hệ thống giá trị của các thành viên. Văn hóa
Vinamilk đã trở thành món ăn tinh thần, chất keo đoàn kết, sân chơi tuyệt vời,
nguồn động viên cổ vũ và là niềm tự hào của mỗi nhân viên.
Cơm tinh thần: Nó mang lại cuộc sống tinh thần lành mạnh, phong phú với
những phút giây thật sảng khoái hồn nhiên
Keo đồn kết: Nó gắn kết mọi người với nhau qua các buổi sinh hoạt chung, làm
cho chúng ta gần gũi nhau hơn, yêu thương nhau hơn.
Sân chơi tuyệt vời: Thật giản dị và gần gũi với mọi người. Nó giúp cho các nhân
viên niềm tự tin ca hát, tự tin biểu diễn, tự tin thuyết trình, nhờ đó mà công ty phát
hiện được nhiều tài năng mới giúp họ tự vững bước hơn.
Hơn nữa, Vinamilk luôn tạo bầu không khí làm việc chuyên nghiệp tích cực từ
ban lãnh đạo cấp cao đến cấp trung, cấp cơ sở và toàn thể nhân viên đều có ý thức
tình cảm, thái độ, hành vi, tác phong ứng xử hàng ngày, nề nếp sinh hoạt, nghi thức
giao tiếp luôn theo chuẩn mực và những quy tắc đặt ra. Nhân viên luôn chấp hành
mệnh lệnh tự giác, hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Văn hóa kinh doanh & tinh thần khởi nghiệp.
2. Văn hóa kinh doanh của công ty Vinamilk

21



×