Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Giải quyết xung đột docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.87 KB, 6 trang )

Giải quyết xung đột (phần 1)
Xung đột nảy sinh khi các cá nhân hoặc các nhóm không đạt được những gì mà họ cần
hoặc muốn. Do đó, họ theo đuổi mối quan tâm của riêng họ. Đôi khi, cá nhân không hiểu
nhu cầu và các bước khởi đầu để trình bày vấn đề. Khi khác, họ lại rất quan tâm tới những
gì mà họ muốn và làm việc rất tích cực để đạt được mục tiêu.
Một số vấn đề về xung đột:
- Xung đột là không thể tránh khỏi
- Xung đột mở rộng bởi vì chúng ta đang phải giải quyết các
vấn đề liên quan tới cuộc sống, công việc, gia đình, sự tự hào,
cái tôi và ý thức về nhiệm vụ hoặc mục đích của mọi người.
- Những dấu hiệu sớm về xung đột có thể nhận ra được
- Có nhiều chiến lược có sẵn và hiệu quả để giải quyết xung
đột
- Mặc dù là không thể tránh khỏi, nhưng xung đột có thể được
tối thiểu hóa, làm trệch hướng hoặc được giải quyết
Xung đột khởi đầu là do:
- Truyền thông nghèo nàn
- Theo đuổi quyền lực
- Không hài lòng với phong cách quản lý
- Khả năng lãnh đạo yếu kém
- Thiếu sự cởi mở
- Thay đổi phong cách lãnh đạo
Dấu hiệu của xung đột:
- Ngôn ngữ cử chỉ
- Bất đồng hoặc thiếu quan tâm tới vấn đề
- Giấu giếm các thông tin xấu
- Sự bất thình lình
- Những phát biểu mạnh mẽ từ phía công chúng
- Phô bày sự bất mãn thông qua phương tiện truyền thông
- Các xung đột trong hệ thống giá trị
- Khao khát quyền lực


- Sự tôn trọng ngày càng suy giảm
- Sự bất mãn công khai
- Thiếu sự vô tư trong các vấn đề về ngân sách hoặc các vấn đề nhạy cảm khác
- Thiếu các mục tiêu rõ ràng
- Không có tiến triển trong thảo luận, thất bại liên quan tới các mục tiêu, thất bại trong việc đánh
giá một cách công bằng, thấu đáo về người quản lý
Xung đột là tiêu cực khi nó:
- Lôi kéo sự chú ý của mọi người ra khỏi các hoạt động quan trọng khác
- Xói mòn đạo đức
- Phân cực mọi người và các nhóm, giảm bớt sự hợp tác
- Làm tăng thêm hoặc trầm trọng thêm sự bất đồng
- Dẫn tới các hành động vô trách nhiệm và có hại, chẳng hạn như đánh nhau, chửi bới
Xung đột có tính xây dựng khi nó:
- Thể hiện kết quả trong các vấn đề quan trọng và rõ ràng
- Thể hiện kết quả trong các giải pháp cho các vấn đề khó khăn
- Lôi kéo được mọi người tham gia giải quyết vấn đề quan trọng
- Đem lại sự truyền thông đáng tin cậy
- Giúp giải phóng tình cảm, nỗi lo âu, và căng thẳng
- Xây dựng sự hợp tác giữa mọi người thông qua việc học hỏi những người khác
- Tham gia giải quyết xung đột
- Giúp các cá nhân phát triển sự hiểu biết và các kỹ năng
Các kỹ năng tránh hoặc giải quyết xung đột (giữa các nhân vật thuộc ban lãnh đạo):
- Đặt ra các mục tiêu
- Lên kế hoạch và truyền thông thường xuyên
- Chân thành trước các mối lo âu
- Dù đồng ý hay không đồng ý thì cũng hiểu rằng sự không thống nhất (có lợi) có thể xây dựng
nên các quyết định đúng đắn hơn
- Đặt cái tôi cá nhân ra khỏi phong cách điều hành
- Để cho cả nhóm cùng tạo dựng. Mọi người sẽ ủng hộ cho những gì mà họ tham gia xây dựng
- Thảo luận về các chênh lệch trong các giá trị một cách cởi mở

- Liên tục nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách
- Giao tiếp một cách chân thành
- Cung cấp nhiều dữ liệu và thông tin hơn
- Xây dựng một hệ thống quản lý hoàn chỉnh
Giải quyết xung đột (phần 2)
Các nhóm thường cộng tác chặt chẽ với nhau để đạt được sự đồng thuận hoặc tán thành.
Khả năng để cộng tác cần tới sự thừa nhận và tôn trọng đối với ý tưởng, ý kiến và gợi ý
của tất cả mọi người. Sự đồng thuận đòi hỏi mỗi người tham gia phải tán thành vào điểm
đang được thảo luận trước khi nó trở thành một phần của quyết định.
Các nguyên nhân của xung đột trong ban lãnh đạo
Làm thế nào mà ban lãnh đạo lại gây nên xung đột với
một nhà quản lý?
- Đi quá giới hạn quyền lực
- Đưa ra các hứa hẹn với tư cách cá nhân
- Liên lụy tới các quan hệ công việc hoặc ngân sách
- Không làm "công việc ở nhà" và thất bại trong việc
chuẩn bị cho các cuộc họp
- Không tuân thủ các quy trình xử lý các khiếu nại
- Không giữ kín thông tin trong các phiên họp kín của
ban quản trị
- Thất bại trong hành động với các vấn đề nhạy cảm
- Thất bại trong việc cởi mở và chân thành với người quản lý
- Đưa ra các quyết định dựa trên các khái niệm đã được nhận thức
- Không ủng hộ cho nhà quản lý - thiếu sự trung thành
- Che dấu lịch trình làm việc
Nhà quản lý gây xung đột với ban lãnh đạo bằng cách nào?
- Có cách ứng xử khác nhau với các thành viên trong ban lãnh đạo
- Không thông báo với các thành viên trong ban lãnh đạo về những mối lo ngại của nhân viên
- Không cung cấp dữ liệu tài chính hoặc thông tin thỏa đáng
- Quản lý yếu kém

- Đưa ra các thông báo hoặc tuyên bố rộng rãi trước khi thông tin cho ban lãnh đạo
- Thất bại trong việc cởi mở và chân thành với ban lãnh đạo
- Không thích nghi với các thay đổi hoặc nhân sự mới của ban lãnh đạo
- Không hỗ trợ cho ban lãnh đạo - thiếu trung thành
- Che dấu lịch trình làm việc
Các yếu tố tạo nên quan hệ đối tác bền vững giữa ban lãnh đạo và nhà quản lý
- Bày tỏ mọi ý kiến, quan điểm
- Truyền thông hai chiều liên tục
- Lên kế hoạch cẩn thận
- Tương tác với nhau một cách thân mật
- Đánh giá định kỳ
- Ủng hộ lẫn nhau
Tranh luận để đưa ra quyết định thường liên quan tới:
- Thay đổi theo cách: "chúng ta luôn hoàn thành mọi việc"
- Các khái niệm về các giá trị nền tảng
- Biện hộ một cách lưu loát và rõ ràng về mọi khía cạnh
- Không có khả năng thỏa hiệp
- Tin đồn tràn lan
- Các mối đe dọa về sự trả đũa
- Bầu chọn ban phụ trách
Giải quyết xung đột
Tìm kiếm các nguyên nhân của xung đột là yếu tố then chốt để thành công trong việc giải quyết
xung đột. Chín nguyên nhân gây ra xung đột có thể bao gồm:
- Xung đột với lợi ích của bản thân
- Nhu cầu và mong muốn không được đáp ứng
- Các giá trị bị sát hạch
- Năng lực tri giác bị ngờ vực
- Các giả định được đưa ra
- Kiến thức bị tối thiểu hóa
- Những sự trông đợi là quá cao/ hoặc quá thấp

- Những bất đồng mang tính cá nhân, chủng tộc, hoặc giới tính bị phơi bày
Đạt được đồng thuận thông qua sự cộng tác
Không phải bất cứ điểm nào cũng có được sự ủng hộ hoàn
toàn của mọi người. Sự nhất trí không phải là mục tiêu. Mục
tiêu đó chính là mọi cá nhân tán thành một quan điểm dựa
trên logic. Khi các cá nhân có thể hiểu và chấp nhận logic về
sự khác biệt trong quan điểm, bạn phải coi như là bạn đã đạt
được sự đồng thuận.
Một số chỉ dẫn để đạt được sự đồng thuận:
- Tránh tranh cãi về cấp bậc hoặc vị trí của cá nhân. Trình bày
một quan điểm càng logic càng tốt
- Tránh các tuyên bố theo kiểu "thắng - thua". Hãy loại bỏ ý
nghĩ cho rằng ai đó phải là người chiến thắng
- Tránh việc buộc phải thay đổi các suy nghĩ để tránh xung đột
và đạt được sự hài hòa.
- Tránh bình bầu theo đa số, tổng trung bình, mặc cả hoặc
tung đồng xu. Những điều đó không tạo nên sự đồng thuận.
Coi sự khác biệt về quan điểm như là việc chia sẻ các thông
tin liên quan còn chưa hoàn chỉnh. Luôn đưa ra câu hỏi.
- Luôn giữ quan điểm: coi các quan điểm khác nhau là một
điều hoàn toàn tự nhiên và có lợi cho tổ chức.
- Coi sự đồng thuận ban đầu có thể thay đổi được. Trình bày
các nguyên nhân nằm trong sự đồng thuận và đảm bảo rằng
các thành viên đã sẵn sàng đồng ý.
K.Minh
Theo Nsba

×