Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Duy trì sự tích cực trong môi trường tiêu cực docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.05 KB, 2 trang )

Duy trì sự tích cực trong môi trường tiêu cực
Một nhân viên tâm sự với bạn rằng, đôi khi trong môi trường làm việc anh ta gặp phải
những đồng nghiệp có thái độ và hành vi tiêu cực. Nhân viên này nhận thức được một
thực tế là cả sự tích cực và tiêu cực đều có tính lây lan, nhưng sự tiêu cực thường lây lan
nhanh hơn. Anh ta đã xin bạn một lời khuyên.
Đúng là trong một môi trường tích cực, chúng ta cũng dễ trở
nên tích cực. Nhưng khi mọi chuyện sa lầy vào tiêu cực, đó là
lúc một người được thử thách để có cách cư xử tích cực, khác
với đám đông. Bảo cho nhân viên này biết rằng, anh ta có cơ hội
để trở thành thứ ánh sáng soi đường cho những người xung
quanh. Bằng hành động và phản ứng của mình, người nhân viên
này có thể chứng tỏ và chỉ cho những người khác cách để cư xử
một cách thích hợp, tích cực và chuyên nghiệp.
Chúng ta phải thừa nhận rằng, chúng ta rất dễ sa vào một thói quen hoặc một kiểu hành vi và
quen với việc hành động theo cách đó. Trong một môi trường "có độc" thì hầu như tất cả mọi
người trong đó đều nhận ra, vấn đề là không ai nghĩ đến việc thay đổi mà thôi.
Dù bạn là lãnh đạo, bạn vẫn cần thời gian và nỗ lực cũng như một sự cam kết của tất cả nhân
viên để tạo ra sự khác biệt và sự thay đổi bền vững. Bạn không thể bắt những đồng nghiệp của
anh nhân viên này tích cực được. Hãy nói với nhân viên này rằng, bản thân anh ta phải luôn xác
định và không khoan nhượng trước những điều anh ta cho là không đúng, tất nhiên, không phải
ai cũng làm được, nhưng bằng cách đó anh ta có thể khiến người khác làm tương tự.
Chỉ cho nhân viên đó biết rằng có một số cách anh ta có thể áp dụng để duy trì sự tích cực trong
môi trường tiêu cực.
Bước đầu tiên là nhận thức. Nhân viên đó phải nhận ra sự tiêu cực xung quanh mình. Nếu anh
ta có thể xác định điều gì đang diễn ra, anh ta có thể có được lựa chọn tốt về việc giải quyết nó.
Bước thứ hai, nhân viên đó phải tự xem liệu mình có góp thêm vào sự tiêu cực của những
người xung quanh hay không và theo cách nào. Chẳng hạn, nhân viên đó có nghe những câu
chuyện ngồi lê đôi mách hoặc tham gia vào những câu chuyện chỉ tập trung vào việc gièm pha,
phê bình, loại trừ lẫn nhau hay không? Mọi điều được nói ra đều có ảnh hưởng. Khi chúng ta nói
những điều tiêu cực, không chỉ chúng ta đang thiếu tôn trọng với người trong chủ đề đó mà cả
với người đang nghe chúng ta nói nữa. Và khi đó, chính bản thân chúng ta cũng đang có cảm


giác không tốt cho dù có thể chúng ta không nhận ra điều đó.
Do đó, hãy học cách tôn trọng mọi người và tôn trọng quyền được là chính mình của họ. Các
nhân viên phải biết rằng việc phàn nàn sẽ chẳng bao giờ tập trung vào các giải pháp mà chỉ luôn
làm cho vấn đề tồn đọng, làm lãng phí thời gian và công sức quý giá của người khác.
Bước thứ ba nhân viên đó nên là là nói ra cảm giác của mình. Khi thấy một đồng nghiệp bắt đầu
phàn nàn hay kể xấu ai đó, nhân viên này có thể hỏi một cách lịch sự và thiện chí: "Cậu có nhận
ra cậu đang phàn nàn không?". Thường thì người khác sẽ dễ nhận ra sự tiêu cực của mình hơn
chính mình. Chỉ khiến người chú ý mới đủ để nâng tầm cuộc nói chuyện lên. Dần dần, người ta
sẽ biết những điều nào họ có thể và không thể mang ra bàn tán. Còn nếu giống như đa số,
những nhân viên kiểu này cứ im lặng không nói gì, thì điều đó đồng nghĩa với việc anh ta ủng hộ
những thái độ và hành vi tiêu cực đó tiếp tục diễn ra.
Bước tiếp theo là luôn là người góp ý một cách xây dựng và tích cực. Đâu là quan điểm hoặc
mục đích của những điều mà chúng ta nói? Điều đó làm tổn thương hay có ích với người khác?
Sau mỗi cuộc trò chuyện với đồng nghiệp như vậy, nhân viên này có tiến hành hành động nào
không? Cuộc nói chuyện tích cực sẽ làm cho mọi người cảm thấy tốt hơn. Khuyên nhân viên hãy
sử dụng thời gian và lời nói của mình một cách nghiêm túc.
Cuối cùng, nói với nhân viên rằng có thể anh ta sẽ ngạc nhiên về những điều mà một lời khen
và sự thừa nhận có thể mang lại. Nhân viên đó có thể sẽ trở thành người thu hút những người
khác làm theo những điều anh ta làm vì họ muốn họ sẽ được anh ta nâng lên, chứ không phải bị
đẩy xuống hay nhấn chìm. Nói ngắn gọn, anh ta muốn mọi người cảm thấy dễ chịu vì sự có mặt
của mình.
Trong một môi trường tiêu cực, luôn cần một người đi một con đường khác với đám đông đã đi.
Khi những người khác tiêu cực anh ta vẫn phải duy trì sự tích cực của mình, đó là cách duy nhất
để tạo ra thay đổi.
Nguyệt Ánh
Theo monster

×