Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Lãnh đạo và tầm nhìn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.25 KB, 3 trang )

Lãnh đạo và tầm nhìn (phần 1)
Người ta hay nói người lãnh đạo phải có tầm nhìn. Vậy
thực ra tầm nhìn là gì và làm sao để có được tầm nhìn
cho tổ chức của mình?
Lãnh đạo và tầm nhìn (phần 2)
Tầm nhìn là hướng đi, là bức tranh hấp dẫn nhưng có thể đạt được trong tương lai. Việc mỗi cá
nhân, nhóm hay tổ chức có tầm nhìn và có thể đạt được tầm nhìn ấy là rất quan trọng. Tầm nhìn
là không chỉ là một lời tuyên bố ghi trên một tấm thẻ mà hơn thế, nó có thể đưa người ta đến
những hành vi mới.
Là một nhà lãnh đạo, nếu bạn không biết bạn sẽ dẫn dắt tổ chức của mình đến đâu, đạt được
mục tiêu gì thì bạn chẳng thể mang lại tương lai cho tổ chức và nhân viên của mình. Tầm nhìn sẽ
truyền cảm hứng và đưa các cá nhân, các nhóm đến một tầm cao mới. Đó cũng là một trong
nhiều chức năng quan trọng của lãnh đạo.
Quá trình xây dựng tầm nhìn phải trải qua 3 bước cơ bản: phát hiện ra tầm nhìn, phổ biến tầm
nhìn và cuối cùng là lãnh đạo để đạt được tầm nhìn đó. Nó phải thúc đẩy nhân viên bằng cách
khuyến khích họ có được những cấp độ hành vi mới.
Đầu tiên là phát hiện tầm nhìn. Bản thân người lãnh đạo phải hiểu được tầm nhìn mới có thể
thuyết phục được những người khác tin tưởng vào nó. Bạn phải biết hiện tại mình đang đứng ở
đâu và mình mong muốn giành được những gì. Các thành viên trong nhóm hoặc các nhân viên
trong tổ chức phải hiểu, chấp nhận tầm nhìn mà bạn đặt ra. Nếu nhân viên nghĩ rằng bạn không
nắm rõ tình hình hiện tại thì làm sao họ tin tưởng và đi theo con đường tương lai mà bạn vạch ra.

Tầm nhìn có thể đến từ khắp mọi nơi. Nó không chỉ là một giấc mơ mà là một bức tranh hiện
thực về những điều có thể diễn ra. Nó phải có cơ sở thực tế và phải là điều bạn thực sự đam mê.
Nếu chính bạn cũng không hứng thú với tầm nhìn của mình thì không thể tránh khỏi việc người
khác cũng cảm thấy như thế.
Hầu như ai cũng có tầm nhìn nhưng không phải tầm nhìn nào cũng được chia sẻ. Một tầm nhìn
hiệu quả phải là một bức tranh đầy ý nghĩa về tương lai và được chia sẻ bởi tất cả các thành viên
trong nhóm. Mọi người cần phải trở thành một phần trong tầm nhìn chung. Nó mang lại hướng đi
để những người có liên quan đến nó giành được mục đích hoặc kết quả.
Tầm nhìn cũng có thể linh hoạt và thay đổi phù hợp với thời gian và nhu cầu của tổ chức. Bạn có


thể dự đoán một số tình huống có thể xảy ra và đưa ra một số biện pháp để sẵn sàng thích nghi.
Điều này sẽ làm tăng cơ hội thành công của bạn.
Bước tiếp theo là chia sẻ và phổ biến tầm nhìn. Một khi đã có tầm nhìn, bạn cần phải truyền
đạt nó trong toàn bộ tổ chức. Bạn cần phải làm cho tầm nhìn trở thành hiện thực. Hãy đặt cả trái
tim chứ không chỉ trí óc của bạn vào tầm nhìn đó. Hãy để cho nhân viên trông thấy nó và chính
họ là những người tiếp tục truyền đạt nó.
Nhà tư vấn quốc tế Manfred Kets de Vries nghĩ rằng “người lãnh đạo là người thành công trong
việc truyền đạt thông điệp thậm chí có thể hỏi ngay cả người trông giữ văn phòng và nhận từ
người đó câu trả lời về những việc tổ chức đang cố gắng làm”.
Phát hiện tầm nhìn cho tổ chức của mình là một dấu mốc
quan trọng trong quá trình xây dựng tầm nhìn. Tuy nhiên,
việc chia sẻ, truyền đạt tầm nhìn ấy đến nhân viên và lãnh
đạo họ đạt được nó cũng là những bước cần thiết không
kém.
Ai cũng muốn công việc của mình có mục đích và ý nghĩa. Do
đó, công việc của người lãnh đạo là tạo ra ý nghĩa.
Lou Holtz, huấn luyện viên trưởng của đội bóng trường đại học Notre Dame trong lần gặp đầu
tiên với các cầu thủ của mình ông nói: “Các chàng trai, trong phim hoạt hình Pogo, có một nhân
vật từng nói, giải pháp thì rõ ràng, nhưng chúng ta sẽ trở thành giải pháp hay để giải pháp trở
thành chúng ta? Tôi có thể đảm bảo với tất cả mọi người ở đây là chúng ta sẽ không trở thành
bạn mà bạn phải trở thành Notre Dame. Tôi muốn bạn học mọi thứ ở Notre Dame. Điều này sẽ
rất quan trọng với bạn vì sau đó có thể bạn sẽ có những phương pháp riêng để hướng dẫn cho
các cầu thủ trẻ hơn. Chúng tôi không tuyển các bạn để thay đổi trường đại học này mà để thích
nghi với những tiêu chuẩn đạo đức và giá trị nơi đây. Bạn sẽ không thay đổi Notre Dame mà
Notre Dame sẽ thay đổi bạn”.
Bài phát biểu này của Holtz đã thiết lập một kỷ luật, một hướng đi cho các cầu thủ ngay từ ngày
đầu tiên ông dẫn dắt đội bóng.
Truyền thống của tổ chức có thể mang lại ý nghĩa cho những người trong tổ chức đó bằng việc
tạo ra triển vọng cho từng cá nhân. Quan trọng hơn, như Lou Holtz đã làm, lãnh đạo phải sống
với tầm nhìn và truyền đạt nó trong mọi việc làm của mình. Bạn càng sống với tầm nhìn, nó càng

trở nên rõ ràng và bạn càng hiểu nó kỹ lưỡng hơn.
Bước cuối cùng là dẫn dắt để đạt được tầm nhìn
Bạn phải làm cho tầm nhìn trở thành một phần không thể thiếu của nhóm hoặc tổ chức. Bạn phải
đánh giá mọi việc dưới sự dẫn dắt của tầm nhìn và có thể những sự thay đổi tương ứng cần
thiết. Các quyết định đều phải được thực hiện dưới sự soi rọi của tầm nhìn. Không thể nói bạn
đang trao quyền cho nhân viên khi mà họ phải cần 10 chứ ký của bạn họ mới nhận được những
thứ cần thiết.
Nếu tầm nhìn được phác thảo một cách hoàn hảo thì bạn sẽ dễ dàng dẫn dắt hơn. Nó sẽ đưa
nhân viên tới một cấp độ mới bằng việc mang lại ý nghĩa cho việc họ đang làm. Nó sẽ tạo ra sự
liên kết giữa hiện tại và tương lai.
Hãy tìm ra những người trong tổ chức của bạn có tầm nhìn, có sự nhạy cảm trước một quyết
định. Có được sự phản hồi từ nhân viên sẽ giúp bạn đảm bảo tầm nhìn luôn thực tế và có ý
nghĩa. Tất nhiên, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dàng hơn để đưa ra những ý kiến phàn
hồi của mình nếu ngay từ đầu, khi thiết lập tầm nhìn bạn đã tạo ra sự tương tác giữa bạn và
nhân viên của mình.
Nguyệt Ánh
Theo Visionary Process - Leadership Minute

×