TRƯỜNG TH ĐẠI YÊN
LỚP: 3A2
Người soạn: Nguyễn Nhật Linh
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI: THỰC VẬT
Ngày dạy: /1/2017
Tuần: 20
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
-
Học sinh nhận ra sự đa dạng, phong phú của thực vật trong tự nhiên.
-
Học sinh biết các bộ phận chính của một cây.
2. Kĩ năng
-
Học sinh nêu được điểm giống và khác nhau giữa các loài cây xung quạnh.
-
Học sinh nêu được các bộ phận thường có của cây.
3. Thái độ
-
Học sinh có ý thức bảo vệ các loài cây.
-
Học sinh hứng thú với tiết học, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học:
THỜI
GIAN
5’
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1’
G TIỆN
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra bài cũ của HS qua trị chơi ơ chữ.
27-30’
PHƯƠN
Màn hình
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu chủ điểm mới: Tự nhiên, giới thiệu chủ đề Thực
Màn hình
vật.
- GV ghi tên bài lên bảng, yêu cầu HS ghi bài vào vở.
10’
Hoạt động 1. Sự đa dạng, phong phú của các loài cây
- GV u cầu HS thảo luận nhóm đơi nói về các lồi cây mà
mình biết theo các gợi ý:
Bảng phụ
+ Cây đó tên là gì? Được trồng ở đâu?
+ Đặc điểm, hình dáng của cây đó thế nào?
•
Cây cao, thấp hay vừa phải?
•
Thân cây to hay nhỏ; thân cứng hay mềm?
•
Lá cây có hình gì? To hay nhỏ? Tán cây to trịn hay hẹp?
•
Cây có hoa khơng?
•
Rể cây ăn sâu xuống đất hay nổi lên trên?...
- GV gọi HS phát biểu kết quả thảo luận. HS,GV nhận xét.
- Chuyển tiếp: Để hiểu hơn về sự đa dạng của các loài cây, các
con hãy mở SGK trang 76, 77 và quan sát các cây có trong đó.
Sách giáo
khoa
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK và thảo luận
nhóm 4 để trả lời các câu hỏi:
+ Đó là cây gì?
+ Hình dáng, độ lớn như thế nào?
+ Cây được trồng ở đâu? Có đặc điểm gì khác và giống những
cây xung quanh?
+ Nêu những bộ phận của cây?
- GV gọi HS phát biểu kết quả thảo luận. HS, GV nhận xét.
- GV kết luận:
Màn hình
+ Hình 1: Cây khế.
+ Hình 2: Cây vạn tuế: được trồng trong chậu, đặt trên bờ ruộng.
Cây trắc bách diệp(cây cao nhất, nằm ở chính giữa bức ảnh).
+ Hình 3: Cây kơ-nia ( cây có thân to nhất), cây cau ( thân
thẳng, nhỏ, ở phía sau cây kơ – nia trong bức ảnh)
+ Hình 4: Cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre…
+ Hình 5: Cây hoa hồng
+ Hình 6: Cây súng
- GV kết luận:
Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có hình dạng và độ
Màn hình
lớn khác nhau.
Có những cây sống lâu năm như cây bàng, cây phượng, cây
cổ thụ với kích thước lớn, tán lá rộng. Có những cây sống hằng
năm như cây lúa, cây ngơ với kích thước nhỏ hơn cây lâu năm
rất nhiều và chỉ trồng vào mùa vụ.Có những cây cho hoa như
cây đào, cây mai, cây hoa hồng, có những cây lại cho quả như
cây cam, cây mít, cây dừa…
* Chuyển ý: Vậy là qua hoạt động vừa rồi, chúng ta đã biết thế
giới loài cây thật đa dạng và phong phú với rất nhiều laoif cây
có độ lớn, hình dáng và nơi sống khác nhau. Nhưng những cây
này đều có những điểm giống nhau đấy! Chúng ta sẽ cùng đi tới
HĐ 2 để hiểu rõ hơn về điều này nhé!
5’
Hoạt động 2. Cây gồm có những bộ phận nào?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ kết hợp quan sát các bức tranh có
Màn hình
trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Cây thường có những bộ phận nào? ( Cây thường có rễ, thân,
lá, hoa và quả).
- HS, GV nhận xét. GV kết luận kết hợp hình ảnh:
Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
Màn hình
*Chuyển ý: Vậy người ta trồng cây để làm gì vậy nhỉ? Chúng
mình sẽ tìm hiểu qua HĐ3 nhé!
10’
Hoạt động 3. Chức năng và lợi ích của cây. Vẽ tranh
về các cây em biết.
- GV u cầu HS thảo luận nhóm đơi về những lợi ích cây
mang lại cho thiên nhiên, mơi trường và với cuộc sống của con
người.
- GV yêu cầu HS phát biểu kết quả thảo luận.
- HS, GV nhận xét. GV kết luận:
Cây có nhiều lợi ích với thiên nhiên, mơi trường và cuộc sống
Màn hình
cũng như sức khỏe của con người. Cây cung cấp khí ơxi, làm
cho khơng khí xung quanh trong lành hơn, cây cho bóng mát,
ngăn lũ lụt, thiên tai. Khơng những thế, cây cịn được dùng để
trang trí nhà cửa, nơi công cộng, khiến môi trường cảnh quan
đẹp hơn, cây cung cấp nguyên liệu làm thuốc, làm thức ăn…
Cây rất cần cho cuộc sống của mỗi con người.
Video clip
- GV nêu: “Cây có nhiều lợi ích với cuộc sống của chúng ta.
Vậy chúng mình cần làm gì để bảo vệ cây xanh? Trước hết
chúng ta hãy cùng nhau xem một đoạn video để xem hành động
của bạn nhỏ với cây đã đúng hay chưa nhé!”
- GV chiếu đoạn video, yêu cầu HS quan sát.
- GV yêu cầu HS phát biểu suy nghĩ về hành động của bạn nhỏ
trong đoạn video.
Màn chiếu
- HS, GV nhận xét. GV kết luận, chốt đáp án đúng: Hành động
ngắt hoa của bạn nhỏ trong video là sai.
- GV nêu: Cây xanh là món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban
tặng cho con người. Vậy chúng mình phải làm gì để bảo vệ cây
xanh? ( tham gia trồng cây, không ngắt hoa, bẻ cành, không
giẫm vào bồn cây, bồn hoa, tưới nước, chăm sóc cho cây,…)
- HS trả lời. HS khác nhận xét. GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Nam
- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút màu vẽ những cây mình
châm
thích/quan sát được.
- GV yêu cầu HS lên tự giới thiệu về những cây có trong tranh
của mình.
- HS, GV nhận xét theo tiêu chí:
+ Tranh vẽ đã đúng chủ đề hay chưa?
2’
+ Cây trong tranh có đầy đủ các bộ phận chưa?
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV yêu cầu HS nêu lại kết luận.
Màn hình
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS lắng nghe.
- GV dặn HS ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài sau