Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÀI tập lớn môn học PHÁP LUẬT VIỆT NAM đại CƯƠNG đề tài PHÁP NHÂN CHỦ THỂ của QUAN hệ PHÁP LUẬT dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.93 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC
PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI
PHÁP NHÂN CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

LỚP:…L20… NHÓM: …8.., HK211

GVHD: CAO HỒNG QUÂN
SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT

MSSV

HỌ

TÊN

1

1911405 Lê Nguyên

Khoa

2
3

2013460 Nguyễn Quốc


2011412 Hồ Đăng

Khánh
Khoa

4
5

2013531 Nguyễn Nguyên
2013474 Ngô Phước Quang

Khôi
Khải

MỨC
ĐỘ
LÀM
VIỆC

ĐIỂM
BTL

GHI
CHÚ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

1



BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 8
STT

Họ và tên

MSSV

1

Lê Nguyên Khoa

1911405

2

Nguyễn Quốc Khánh

2013460

3

Hồ Đăng Khoa

2011412

4

Nguyễn Nguyên Khôi


2013531

5

Ngô Phước Quang Khải

2013474

Nhiệm vụ

Kết quả

NHĨM TRƯỞNG

Thơng tin liên lạc

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Zalo: 0855667756 (Nguyên Khoa)

Chữ ký

Mail:

Lê Nguyên Khoa

2


Mục lục


3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ pháp luật được định nghĩa là những quan hệ xã hội được các quy
phạm pháp luật điều chỉnh. Trong hệ thống pháp luật hiện nay, mỗi ngành luật có
những điều chỉnh về một nhóm quan hệ xã hội khác nhau. Trong đó, tồn tại những
khái niệm như thể nhân và pháp nhân. Thể nhân (trong luật học) có thể được hiểu
đơn giản là một cá nhân, và được hưởng các quyền lợi, nghĩa vụ và nhận được sự
bảo vệ từ pháp luật. Khác với thể nhân, pháp nhân được hiểu là một tổ chức được
thành lập hợp pháp hoặc được pháp luật thừa nhận khi đáp ứng được các điều kiện
mà pháp luật quy định.
Ngày nay, pháp nhân là chủ thể quan trọng khi đây được xem như một tiêu
chí đánh giá về tự do kinh tế và phát triển của một quốc gia. Vì vậy, đây là một chủ
thể tham gia vào các quan hệ kinh tế và dân sự phổ biến và thường xuyên, có nhiều
tác động đến xã hội.
Vậy nên, nhóm tác giả thựa hiện việc nghiên cứu đề tài “PHÁP NHÂN CHỦ
THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ” cho Bài tập lớn trong chương
trình học mơn Pháp luật Việt Nam Đại cương.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ lý luận về những chế định về pháp nhân – chủ thể quan hệ
pháp luật dân sự. Trong đó, nhóm tác giả nghiên cứu những vấn đề về khái niệm;
các điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân; năng lực chủ thể của pháp
nhân cũng như việc thành lập, chấm dứt hoạt động pháp nhân.
Hai là, tập trung phân tích, đánh giá những tiêu chí để cơng nhận tổ chức có
tư cách pháp nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam.
Ba là, nghiên cứu tình huống từ thực tiễn Tồ án để nhận diện tổ chức có tư
cách pháp nhân trong thực tế, phát hiện ra bất cập quy định pháp luật và thực tiễn.

Bốn là, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế định pháp nhân trong quan hệ
dân sự.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài thực hiện nghiên cứu về pháp nhân trong chủ thể quan hệ pháp luật
4


dân sự.
4. Phạm vi nghiên cứu
Bài tập lớn sẽ nghiên cứu trong phạm vi xã hội Việt Nam ngày nay. Được dựa
phần lớn vào Bộ luật Dân sự năm 2015, ngoài ra sẽ sử dụng Bộ luật Lao động 2019
để có thể làm rõ luận điểm của nhóm.
5. Bố cục tổng quát của đề tài
Bài tiểu luận sẽ gồm 2 chương bao gồm: Những vấn đề chung về Pháp nhân Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự và Thực tiễn xác định tư cách pháp nhân trong
tranh chấp thức tế

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP NHÂN – CHỦ THỂ
QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1.1. Khái niệm và phân loại pháp nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam
1.1.1 Khái niệm
Theo từ điển hán- việt, có thể thấy pháp (法) là phép tắc, khuôn phép, khuôn
mẫu và nhân (法) tức là người. Từ đó, ta có pháp nhân, tức bản thể do pháp luật đặt
ra, có quyền lợi và nghĩa vụ như một cá nhân (1)
Ngoài ra, pháp nhân là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các ngành
nghiên cứu về luật học. Theo một trong những định nghĩa được sử dụng trong luật
kinh tế, có thể hiểu pháp nhân là một định nghĩa trong luật pháp về một thực thể

mang tính hội đồn, tổ chức.
Theo điều 74 của Bộ luật dân sự năm 2015, một tổ chức, tập thể được xem là
Pháp nhân khi thỏa 4 điều sau:
 Được thành lập theo quy định của bộ luật dân sự hoặc là luật khác có liên quan.
Tức là được thành lập hợp pháp
 Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: là cấu trúc nội tại bên trong bao gồm các cơ
quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức có khả
năng thực tế để hoạt động và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động
pháp nhân (Theo điều 83, Bộ luật dân sự 2015)
 Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó.
 Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Sau lần sửa đổi và được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 có hiệu lực ngày
1/1/2017 (BLDS 2015), có thể thấy được pháp nhân trong lần sửa đổi này của Bộ
luật Dân sự có nhiều điểm mới mẻ và khác biệt so với BLDS 2005, do đó vẫn tồn
tại những điểm tích cực và hạn chế của các quy định mới này.
Những điểm tích cực của bộ luật này, có thể kể đến như:
Thứ nhất, chế định về pháp nhân được xây dựng trong BLDS 2015 đã góp
1

Theo từ điển số. Truy cập từ />
6


phần cùng với các chế định khác của Bộ luật thể hiện được tư tưởng chỉ đạo khi xây
dựng Bộ luật dân sự (sửa đổi) của Chính phủ (Bộ Tư pháp, 2014, tr 7-8)
Thứ hai, chế định về pháp nhân được cụ thể hóa theo hướng hợp lý hơn, phù
hợp với quy định của pháp luật liên quan. Điều đó thể hiện thông qua việc:
* Bộ luật đã bổ sung quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
* Quy định đại diện pháp nhân có thể là cá nhân, pháp nhân

* Quy định về cơ cấu tổ chức của pháp nhân
* Bổ sung quy định về trường hợp pháp nhân có thể bị giải thể
* Sửa đổi quy định về hợp nhất, sáp nhập pháp nhân (so với BLDS 2005)
Tích cực là vậy, tuy nhiên, vẫn tồn tại những điểm hạn chế:
Thứ nhất, sửa đổi lần này của BLDS 2015 không thay đổi cách tiếp cận so
với BLDS 2005 về khái niệm pháp nhân.
Thứ hai, so với BLDS 2005, BLDS 2015 chia pháp nhân thành hai loại chính
là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Ở đây vẫn có điểm tích cực
khi BLDS 2015 khơng cịn liệt kê các dạng pháp nhân, phù hợp đối với nhu cầu hội
nhập hiện nay. Tuy nhiên, tiêu chí phân loại dựa trên “mục đích chính là tìm kiếm
lợi nhuận” là chưa phù hợp.
Thứ ba, về đại diện pháp nhân.
* Theo BLDS 2015, quy định đại diện pháp nhân có thể là cá nhân, pháp nhân.
Về điểm b khoản 1 Điều 142 BLDS 2015, “Người được đại diện biết mà không
phản đối trong một thời hạn hợp lý”. “Một thời hạn hợp lý” ở đây có thể gây nhiều
cách hiểu
* Về phạm vi và giới hạn quyền đại diện, nên bổ sung để phù hợp và đồng bộ
với các quy định liên quan:
+ Từ “hợp pháp” nên được bổ sung trong khoản 2 điều 141 BLDS 2015
quy định: “Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định
tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện
mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác”
+ Khoản 3 Điều 141 BLDS 2015 nên được điều chỉnh lại để bao quát các
trường hợp đại diện và không trùng lặp từ.

7


Thứ tư, về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. Quy định này ở BLDS

2015 đã tiến bộ nhiều so với bộ luật hiện hành khi phân định rõ thời điểm phát sinh
năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân bởi trên thực tế có pháp nhân được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc cho phép thành lập, có pháp nhân
chỉ đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy định này vẫn chưa đề cập những pháp
nhân vừa được cơ quan nhà nước có quyết định thành lập, vừa phải đăng ký doanh
nghiệp, những pháp nhân dạng này năng lực pháp luật dân sự sẽ phát sinh khi nào?
Vì vậy, cần thiết có quy định hướng dẫn cụ thể đối với các pháp nhân dạng này về
thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự nhằm tránh sự tùy tiện trong quá trình
vận dụng luật.
Thứ năm, Khoản 2 Điều 74 BLDS 2015 có vẻ như không quan tâm tới việc
thành lập pháp nhân dù là pháp nhân dân sự hay pháp nhân phi lợi nhuận. Ngoài ra,
về tổ chức lại pháp nhân, các điều luật từ Điều 88 đến Điều 91 của BLDS 2015 đã
bỏ qua quyền và lợi ích giữa pháp nhân cũ và pháp nhân mới trước và sau khi hợp
nhất, sáp nhập, mà chỉ giải quyết mối quan hệ của những pháp nhân này.
1.1.2 Phân loại pháp nhân
So với BLDS 2005, ở bộ luật mới đã có điểm mới khi các quy định mới về
pháp nhân đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy
định.
Căn cứ vào mục đích thành lập và hoạt động, theo Điều 75 và Điều 76 trong
BLDS 2015, pháp nhân được chia thành hai loại là pháp nhân thương mại và pháp
nhân phi thương mại.
Theo đó, pháp nhân được xem là pháp nhân thương mại khi thỏa những điều
kiện sau:
1.

Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và
lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2.


Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện
theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp

8


luật có liên quan.
Như vậy, pháp nhân thương mại được hiểu là pháp nhân hoạt động vì mục
đích chính là tìm kiếm lợi nhuận. Đồng thời việc thành lập, hoạt động, tổ chức lại
và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của các luật có
liên quan. Trong đó, mục địch lợi nhuận là điều kiện tiên quyết khi đây là đặc điểm
để so sánh với pháp nhân phi thương mại.
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Theo Điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2014, “Doanh nghiệp” được định nghĩa theo
hai ý chính:
+ Là tổ chức có tên riêng, tài sản và trụ sở giao dịch.
+ Được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh
doanh.
Dựa vào loại hình, doanh nghiệp sẽ được chia thành 4 dạng: công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Tuy
nhiên, theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân khơng được trao quyền
pháp nhân, trong khi 3 loại hình doanh nghiệp được công nhận và trao quyền pháp
nhân. Để giải thích cho việc trên, tại Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014:
“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.” và
Khoản 3 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014: “Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên
đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa
án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.”

Các tổ chức kinh tế khác cũng được đề cập trong BLDS 2015. Theo đó, các tổ
chức kinh tế ở đây được hiểu là các tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng vẫn
tổ chức các hoạt động kinh tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Những hoạt động kinh
doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận, các tổ chức này có các quyền như:
+ Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
+ Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
+ Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh.
+ Chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh, …
Ngoài ra, theo Điều 76, pháp nhân được gọi là Pháp nhân phi thương mại khi

9


thỏa bốn đặc điểm:
1.

Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân khơng có mục tiêu chính là tìm kiếm

lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng khơng được phân chia cho các thành viên.
2.

Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân

dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện,
doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3.

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực


hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, pháp nhân phi thương mại có nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc
vào loại hình từng loại pháp nhân,và các mục đích của các pháp nhân này sẽ không
hướng đến lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là trong q trình hoạt
động, các pháp nhân này sẽ không phát sinh lợi nhuận. Trong trường hợp lợi nhuận
phát sinh, những khoản này sẽ được dùng cho mục đích hoạt động và các cơng việc
khác, trừ việc phân chia cho các thành viên
Như vậy, có thể thấy điều kiện tiên quyết để được cơng nhận là pháp nhân phi
thương mại là: mục đích hoạt động khơng phải tìm kiếm lợi nhuận, và việc thành
lập, hoạt động và chấm dứt hoạt động phải được thực hiện theo Bộ luật này.
Những chủ thể được công nhận là pháp nhân phi thương mại có thể kể đến:
- Các cơ quan nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có chức
năng quản lý nhà nước thuộc Chính phủ; ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân....
- Đơn vị vũ trang nhân dân: Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự
vệ.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại
khác.
Có thể thấy, những tổ chức trên đều thu được lợi nhuận, nhưng khoản lợi
nhuận được sử dụng cho các mục đích từ thiện hoặc điều hành xã hội,…
Thông qua việc phân loại các pháp nhân dựa trên tiêu chí lợi nhuận, chế định

10


mới về pháp nhân bắt đầu trở nên rõ ràng, thống nhất và khoa học hơn trong thời kỳ
phát triển về mặt công nghệ và kỹ thuật như hiện tại.
Thông qua các nghiên cứu về các cơ sở lý luận xung quanh vấn đề pháp nhân và

dựa trên việc phân tích cơ sở thực tiễn, các giải pháp, phương hướng mới đã được
đưa ra nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý cũng như nâng tầm vị thế của các pháp nhân
trong đời sống xã hội, từ đó góp phần xây dựng chế định pháp nhân thêm chặt chẽ,
chính xác hơn.
Ngồi việc phân loại dựa trên những mục đích thu được lợi nhuận của BLDS
2015, pháp nhân còn được phân loại theo các tiêu chí như thủ tục thành lập, nguồn
thu và mục đích hoạt động. Từ đó có thêm các khái niệm pháp nhân công pháp và
pháp nhân tư pháp.
Pháp nhân công pháp là các tổ chức nắm giữ quyền lực công cộng và thực
hiện một trong các chức năng của Nhà nước hoặc đảm nhận một vai trò trong hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Ðảng cộng sản, giữ vị trí trung tâm trong hệ thống
chính trị, là một ví dụ về pháp nhân cơng pháp. Tuy nhiên, Nhà nước không được
công nhận là một pháp nhân công pháp; song tư cách pháp nhân của Nhà nước được
thừa nhận trong nhiều chế định, đặc biệt là trong pháp luật về tài sản và pháp luật
thừa kế: Nhà nước là người thực hiện quyền sở hữu toàn dân về tài sản, là người
tiếp nhận các di sản không người hưởng.
Khác với pháp nhân công pháp, pháp nhân tư pháp có hai nhóm cơ quan
chính: cơ quan quyết nghị và cơ quan chấp hành. Một số pháp nhân có quy mơ tổ
chức lớn cịn có thêm cơ quan kiểm sốt. Tổ chức kinh tế là ví dụ điển hình về pháp
nhân tư pháp. Tổ chức kinh tế có thể là doanh nghiệp Nhà nước, các hợp tác xã, các
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,...
1.2. Các điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân:
Theo điều 74, Bộ Luật Dân Sự năm 2015
1. Một tổ chức được cơng nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm

11



bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp
luật có quy định khác.
1.2.1. Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan:
-Tổ chức được cơng nhận là pháp nhân khi theo các quy định về Bộ luật Dân
sự, luật khác có liên quan được thơng qua là hợp pháp .Một tổ chức được coi là hợp
pháp nếu có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp và được thành lập hợp pháp theo trình tự
và thủ tục do luật định.
-Tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận dưới các dạng: Cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng kí hoặc cơng nhận. Nhà
nước bằng các quy định về thẩm quyền ra quyết định thành lập, trình tự, thủ tục
thành lập, điều kiện thành lập các tổ chức chi phối đến các tổ chức tồn tại trong xã
hội.
-Việc công nhận sự tồn tại một tổ chức phụ thuộc vào hoạt động của tổ chức
đó có phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị hay không. Một khi sự tồn tại của
một tổ chức (không chỉ là tổ chức chính trị) có nguy cơ đến tồn tại của nền tảng xã
hội, ảnh hưởng đến lợi ích của giai cấp thống trị thì Nhà nước khơng cho phép nó
tồn tại.
 Ý nghĩa: Việc dữa theo quy định Bộ Luật Dân Sự, luật khác có liên quan
nhầm chọn lọc những tổ chức hợp pháp, phù hợp với xã hội, phù hợp với giai
cấp thống trị. Không ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích của xã hội và giai cấp
thống trị.
1.2.2. Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự:
Theo Điều 83 Bộ Luật Dân Sự năm 2015:
1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn
của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân
hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy

định của pháp luật.
Một tổ chức muốn trở thành pháp nhân sẽ phải có điều lệ cơng ty hoặc quyết

12


định thành lập pháp nhân. Trong điều lệ và quyết định thành lập phải quy định cụ
thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành. Cơ quan điều hành là
lãnh đạo của tổ chức điều hành hoạt động của pháp nhân, vì thế khi có cơ quan điều
hành thì mới được xem là cơ cấu có tổ chức.
Cơ cấu bình thường của một tổ chức có tư cách pháp nhân gồm cơ quan điều
hành bao gồm là các bộ phận phòng, ban, khoa,….Chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của từng bộ phận, phòng ban được quy định rõ ràng trong điều lệ hoặc trong
quyết định thành lập.
Pháp nhân có các cơ quan khác dựa theo quyết định của pháp nhân, tùy thuộc
vào pháp nhân đặt ra những cơ quan khác tham gia, hỗ trợ cơ quan điều hành.
Nếu pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì điều lệ do cơ quan nhà nước đã thành lập.
 Ý nghĩa của điều kiện này là pháp nhân phải có cơ quan điều hành và các bộ
phận cơ quan khác thì mới được xem là có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
1.2.3. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình:
Theo Khoản 2,3 Điều 87 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 về trách nhiệm dân sự
của pháp nhân:
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; khơng chịu
trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của
pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có
quy định khác.
3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân
đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy

định khác.
Từ Điều 74 và Điều 87 theo Bộ Luật Hình Sự năm 2015 ta thấy
Để một tổ chức tham gia vào các quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc
lập thì tổ chức đó phải có tài sản riêng của mình – tài sản độc lập.
Tài sản riêng của pháp nhân không chỉ là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân
mà có thể được Nhà nước giao cho tổ chức được quyền quản lí của pháp nhân đó.
Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của cá nhân (cá nhân là thành viên

13


của pháp nhân), độc lập với cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ chức khác.
Tài sản của pháp nhân thể hiện dưới dạng vốn, các tư liệu sản xuất và các
loại tài sản khác phù hợp với từng loại pháp nhân. Tài sản của pháp nhân có thể
thuộc sở hữu nhà nước hoặc thuộc hình thức sở hữu hỗn hợp hoặc các hình thức sở
hữu khác nhưng các pháp nhân thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
như một chủ sở hữu trong khuôn khổ điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân
ghi nhận.
Pháp nhân là tổ chức độc lập để xác lập quyền và nghĩa vụ trong hoạt động
của nó, nên bắt buộc phải có tài sản độc lập. Có tài sản độc lập mới có thể tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó
xác lập và tài sản của pháp nhân cịn phải có sự độc lập, tức là pháp nhân có đầy đủ
3 quyền năng của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt để không chịu
sự chi phối ràng buộc của bất kỳ ai, đảm bảo tư cách chủ thể của pháp nhân.
Trên cơ sở đó, pháp nhân phải chịu trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm dân
sự bằng tài sản của pháp nhân. Pháp nhân không chịu thay cho người của pháp nhân
đối với nghĩa vụ dân sự mà người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân
danh của pháp nhân.Và trách nhiệm dân sự của pháp nhân không do cơ quan, tổ
chức, người của pháp nhân chịu trách nhiệm thay.
 Ý nghĩa của điều kiện này là phân định tài sản của cá nhân và pháp nhân

khác là khác nhau và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm mà mình đã xác lập
bằng tài sản của chính mình.
1.2.4. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập:
Mang tính trừa tượng hóa, các chủ thể thành lập pháp nhân mang trong mình
một ý chí và có sự thống nhất tạo thành ý chí của pháp nhân, “ ý chí” của pháp nhân
và pháp nhân là một chủ thể độc lập vì vậy pháp nhân có thể tự nhân danh mình để
tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng quyền và
gánh chịu các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định phù hợp với điều lệ của pháp
nhân.
 Ý nghĩa của điều kiện này nói lên pháp nhân là một chủ thể đọc lập và và
nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật và chịu trách nhiệm và nghĩa vụ
với pháp luật.

14


• Các điều kiện trên là một thể thống nhất không thể tách rời nhau, một tổ chức
được công nhận là pháp nhân khi có đầy đủ các điều kiện trên.

1.3. Năng lực chủ thể của pháp nhân và một số vấn đề về yếu tố lý lịch của
pháp nhân
1.3.1. Năng lực chủ thể của pháp nhân
Năng lực chủ thể pháp nhân bao gồm NLPLDS ( năng lực pháp luật dân sự ) và
NLHVDS ( năng lực hành vi dân sự ). NLPLDS và NLHVDS cùng xuất hiện
( quyền và nghĩa vụ ) khi pháp nhân được thành lập và biến mất khi pháp nhân
chấm dứt hoạt động. Đây là một điểm đặc thù để phân biệt giữa chủ thể của pháp
nhân và chủ thể của cá nhân.
Đối với NLPLDS
Khoảng 1 Điều 86 năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân trong Bộ luật Dân sự
năm 2015 có nói rằng :

“Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các
quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế,
trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Có thể rút ra những ý nghĩa như sau:
Thứ nhất : năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng cho phép về
quyền và nghĩa vụ của pháp luật đối với pháp nhân.
Thứ hai : năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là như nhau bởi vì khả năng
hưởng quyền và gánh vác các nghĩa vụ của pháp nhân là giống nhau.
Thứ ba : cũng giống như năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đều không bị hạn
chế, trừ các trường hợp bộ luật dân sự hoặc luật khác có quy định.

Đối với NLHVDS
Trong Bộ luật Dân sự năm 2015 khơng có đề cập tới NLHVDS nhưng khơng có
nghĩa là khơng có. NLHVDS ln đi chung với NLPLDS là hai mặt không thể tách

15


rời. Nghĩa là 2 năng lực này có sẽ cùng xuất hiện khi pháp nhân được thành lập và
ngược lại.
NLHVDS được xác định bởi hai yếu tố :
+ Yếu tố ý chí ( là ý chỉ thơng qua các hoạt động của pháp nhân )
+ Yếu tố hoạt động của pháp nhân ( là mọi hành vi pháp lý cần thiết của người đại
diện, thành viên cơ quan để thực hiện mục tiêu mà pháp nhân đã đề ta )
NLCT ( năng lực chủ thể ) của pháp nhân và NLCT của cá nhân có những nét
tương đồng sau :
+ Cả hai chủ thể đều thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật.
+ Cả hai đều có NLPLDS và NLHVDS, hai năng lực này mối quan hệ chặt chẽ
và hợp nhất.
+ Cả hai chỉ được thực hiện những hành vi nhất định trong trường hợp pháp luật

cho phép

Vấn
đề
STT cần
phân
biệt

Pháp nhân

Có từ khi thành lập

1

2

Cá nhân

Có từ khi sinh ra

Chấm dứt khi pháp nhân không Chấm dứt khi chết (chỉ hạn chế
nếu pháp luật có quy định)
Năng còn tồn tại
lực
pháp Xác định trong quyết định thành Xác định trong các văn bản
luật
lập, điều lệ của pháp nhân đó
pháp luật
Phụ thuộc vào từng pháp nhân


Như nhau giữa các cá nhân

Khả năng hoạt động

Khả năng thực hiện hành vi

Năng Phụ thuộc vào năng lực pháp
luật của từng pháp nhân
lực

Phụ thuộc vào mức độ nhận
thức, trưởng thành của cá nhân

16


Có đồng thời với năng lực pháp
Chỉ có khi đạt độ tuổi nhất định
luật
hành
vi

Chỉ khơng cịn khi pháp nhân
chấm dứt tồn tại

Có thể khơng cịn khi cá nhân
cịn sống

Bảng phân biệt giữa NLPLDS và NLHVDS 2
Đây là bản so sánh sự khác biệt pháp nhân và cá nhân rất rõ ràng và cụ thể. Nêu rõ

điều kiện xuất hiện và biến mất của NLPL & NLHV, về chức năng, về phạm vi.
1.3.2. Một số vấn đề về yếu tố lý lịch của pháp nhân
Theo điều 78, Bộ Luật Dân Sự năm 2015 thì tên gọi của pháp nhân có những yêu
cầu sau:
1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.
2. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và
phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.
Trụ sở pháp nhân được xác định theo điều 79 là:
1. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trường
hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải cơng bố công khai.
2. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân
có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.

Với quốc tịch pháp nhân thì theo điều 80:
Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.
Cịn tài sản của pháp nhân thì điều 81 có nói rằng:
Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành
viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu
theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan
Bảng phân biệt giữa NLPLDS và NLHVDS: />2

17


Về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân thì điều 84 của Bộ Luật Dân Sự
năm 2015 có nói rằng:
1. Chi nhánh, văn phịng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không
phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện tồn bộ hoặc một phần chức năng của

pháp nhân.
3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân
giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo
ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi
nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
Như đã nêu ở trên và trong khoảng 1 điều 84 có nói rõ là chi nhánh, văn phòng đại
diện của pháp nhân khơng phải là pháp nhân
Nếu chi nhánh, văn phịng đại diện xác lập, thực hiện giao dịch thì trách nhiệm
thuộc về pháp nhân ( trong khoảng 6 điều 84 )

18


19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
1. Luật Quang Huy, Nêu và phân tích các loại pháp nhân theo quy định của bộ luật
dân sự năm 2015. Truy cập từ: />2. Chìa khóa pháp luật, Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự . Truy
cập từ />3. Chía khóa pháp luật, Phân tích các điều kiện của pháp nhân theo quy định của
pháp luật. Truy cập từ: />4. Phạm Kim Oanh (31/12/2020), Thể nhân là gì? Năng lực hành vi dân sự của thể
nhân?. Truy cập từ: />5. Nguyễn Văn Phi (04/08/2021), Pháp Nhân Là Gì? Tư Cách Pháp Nhân Là Gì?.
Truy cập từ: />6. Lưu Thị Bích Hạnh (26/10/2017), BÌNH LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH PHÁP NHÂN
TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015. Truy cập từ: />7. Đặng Thị Huyền (06/08/2021), Một tổ chức khi nào được xác định là pháp nhân?

Pháp nhân thương mại khác gì so với pháp nhân phi thương mại?. Truy cập từ
/>8. Invest One, Định nghĩa về Pháp nhân và Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp
.Truy cập từ />9. Luatviet.co (03/08/2017), Các cơ quan của pháp nhân. Truy cập từ:
/>10. Luatviet.co

(03/08/2017),

Phân

loại

pháp

nhân.

Truy

cập

từ

/>
20



×