Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Chuyen de day hoc theo du an Hoc Van de song yeu thuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.86 KB, 9 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN:

HỌC VĂN ĐỂ SỐNG YÊU THƯƠNG
A. LÍ DO CHỌN CHUN ĐỀ
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo hướng tích
cực là nhằm giúp học sinh phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả
năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau
trong học tập và trong thực tiễn; tạo sự tự tin, niềm vui, hứng thú trong học tập thơng qua đó
học sinh tìm tịi khám phá, phát hiện luyện tập, khai thác và xử lí thơng tin.... Phương pháp dạy
học mới chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác...) dạy phương pháp và kĩ
thuật lao động khoa học, dạy cách học nhằm để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại
và tương lai. Những điều tích luỹ được sẽ rất cần thiết, giúp các em hình thành các phẩm chất,
kỹ năng cần thiết phù hợp với bản thân và thực tiễn cuộc sống; phù hợp với sự phát triển của
xã hội. Trong hoàn cảnh ấy, việc học mơn văn vốn quan trọng thì giờ đây lại càng cần thiết
hơn bao giờ hết.
Xã hội càng phát triển, đời sống tinh thần của con người càng được nâng cao thế nên
các giá trị văn hoá xã hội càng được trân trọng. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Văn học là nhân
học”. Văn học là mơn học về con người; học văn là học làm người... Đâu chỉ vậy, trong một xã
hội hiện đại, học văn tốt cịn là “chìa khố vàng” để đạt tới thành cơng. Nhưng tiếc thay, nhiều
học sinh cũng đang dần lãng quên vai trị đích thực của văn học trong đời sống, chán học môn
văn, chỉ coi môn văn là bộ môn “ru ngủ”. Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến điều đó có lẽ
là do các giờ dạy Ngữ văn trên lớp phần nhiều là lí thuyết sng, chưa thể hiện được sự gắn
kết giữa văn học và đời sống. Các chất liệu từ cuộc sống chưa được các em chú trọng hay có
chăng chỉ là khn mẫu, sao chép. Phải chăng vì thế mà học sinh có cảm giác nhàm chán, đơn
điệu?
Xuất phát từ lí do trên, qua q trình tìm hiểu, bản thân tơi nhận thấy rằng cần phải vận
dụng phương pháp mới theo hướng tích cực nhằm giúp học sinh có những kĩ năng cần thiết để
dễ dàng thích ứng với một xã hội hiện đại, đồng thời tiếp thêm lửa khơi gợi cho các em hứng
thú trong việc học văn. Vì vậy, tơi đã vận dụng phương pháp “dạy học theo dự án” - một trong



những phương pháp đổi mới của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông để xây
dựng chuyên đề: “Học Văn để sống yêu thương”.

B. NỘI DUNG
I. Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong việc dạy và học văn biểu cảm,
văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
1. Mục tiêu dạy học dự án
- Giảm áp lực làm bài kiểm tra viết tại lớp cho học sinh (sản phẩm thay thế bài viết số 2)
- Tạo cho học sinh cơ hội hợp tác, chia sẻ, sáng tạo.
- Tạo một khơng khí mới, tránh sự nhàm chán trong việc dạy và học bộ môn Văn.
- Tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu các kiến thức về đời sống, con người.
- Giúp giáo viên hoàn thiện kĩ năng tổ chức.
- Tập hợp được kho tư liệu phong phú áp dụng cho việc dạy và học môn Văn trong nhà
trường.
2. Lợi ích của dạy học dự án
- Học sinh hoàn thiện được nhiều kĩ năng quan trọng cho bản thân:
• Kĩ năng làm việc nhóm
• Kĩ năng tổ chức, lên kế hoạch
• Kĩ năng thuyết trình
• Kĩ năng lãnh đạo
• Kĩ năng đánh giá và tự đánh giá
• Kĩ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin
• Kĩ năng chụp ảnh, xử lý ảnh, làm video clip.
- Tiếp cận được một phương pháp học mới
- Thay đổi tư duy về việc học bộ môn Văn. Môn Văn không phải là mơn học thuộc, nhàm chán
mà giúp ta hồn thiện nhân cách, tích lũy vốn kiến thức về xã hội và con người.
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội



- Phát triển khả năng sáng tạo
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn
- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc
- Phát triển năng lực đánh giá
- Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp
3. Nội dung dự án:
- Phải đáp ứng được tiêu đề dự án: sử dụng hình thức văn biểu cảm và văn tự sự.
- Nội dung: phản ánh một nhân vật, một câu chuyện hoặc một vấn đề có trong đời sống xã hội.
4. Yêu cầu đối với học sinh.
- Nội dung câu chuyện phải gắn liền với quá trình tìm hiểu về nhân vật qua
tiếp xúc thực tế.
- Làm bài nghiêm túc – trung thực.
- Các nhóm phải phát huy tinh thần hợp tác – đồn kết – tương trợ trong
q trình làm việc.
- Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn, phân công của các nhóm trưởng, mọi
vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đều giải quyết bằng đối thoại và
phải trao đổi với giáo viên hướng dẫn.

II. Mô tả chi tiết của dự án
Tiêu đề: “HỌC VĂN ĐỂ SỐNG YÊU THƯƠNG”
1. Tóm tắt bài dự án (Yêu cầu dự án)
- Học sinh vận dụng kiến thức về văn bản biểu cảm hoặc văn tự sự để làm sản phẩm mơ
hình hoặc clip ngắn… theo các đề tài đã đăng kí nhằm nêu cảm nghĩ, hoặc kể chuyện về nhân
vật, sự việc trong cuộc sống, xã hội, đời sống giới trẻ và truyền tải những thơng điệp mang tính
nhân văn.
2. Lĩnh vực bài dự án
- Tập trung vào 2 kiểu văn bản:
+ Văn biểu cảm



+ Văn tự sự, kết hợp miêu tả, biểu cảm
- Phần kĩ năng sống: Định hướng về giá trị Sống và quan niệm Sống cho giới trẻ.
3. Đối tượng dự án:
- Học sinh khối 7: 7A2, 7A4
- Học sinh khối 8: 8A1, 8A3
4. Thời gian thực hiện bài dự án:
- Tổng cộng là 09 tuần từ ngày 03/09/2018 – 03/11/2018. Chia làm 4 giai đoạn lớn:
* Giai đoạn chuẩn bị: Tuần 1 (từ ngày 03 – 08/09/2018)
- Lên danh sách các nhóm.
- Chia nhóm.
- Cử nhóm trưởng.
- Liên lạc các thầy cô hỗ trợ (tổ Văn – Nhạc – Mỹ thuật)
- Lên danh sách đề tài.
- Chuẩn bị bài giảng.
- Photo tài liệu tập.
- Thiết kế chương trình.
- Thiết kế các biểu mẫu: tiêu chí chấm điểm, mẫu biên bản nhóm, mẫu kế hoạch đi thực
tế....
* Giai đoạn “học văn”: Tuần 2, 3 (Từ 10 - 22/09/2018)
- Tiến hành dạy văn biểu cảm và văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Thực hành lí thuyết làm văn biểu cảm và văn tự sự.
* Giai đoạn “học kĩ năng”: Tuần 4 (Từ 24 -29/09/2018)
- Cho học sinh tìm hiểu về giá trị sống của tuổi trẻ ngày nay.
- Hướng dẫn học sinh xử lí vi tính.
- Học kĩ năng chụp hình, quay phim, làm phim.
- Học kĩ năng phỏng vấn, quay phỏng vấn.
- Học kĩ năng vẽ truyện tranh. (cơ Trình hỗ trợ)
* Giai đoạn “trải nghiệm”: Tuần 5, 6, 7 (Từ 01 - 20/10/2018)

- Các nhóm trải nghiệm thực tế, chụp hình, quay phim, phỏng vấn các nhân vật theo đề
tài đã đăng kí.


- Học sinh cũng có thể sưu tầm ảnh, những đoạn phim trên Internet để hỗ trợ cho đề tài
đã đăng kí.
- Ngày trải nghiệm linh hoạt theo thời gian biểu của từng nhóm nhưng phải đăng kí và
thơng báo đầy đủ thông tin cho giáo viên hướng dẫn.
* Giai đoạn “hoàn thiện sản phẩm” và tổng kết: Tuần 8, 9 (từ 22/10 - 03/11/2018)
- Các nhóm hồn thiện sản phẩm (clip hoặc album ảnh) cho nhóm giáo viên chấm điểm
theo kế hoạch và lịch trình đã thống nhất.
- Họp toàn bộ nhân sự dự án để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Thời gian chấm dự án, trao thưởng: 03/11
- Tổng kết, trình chiếu sản phẩm, trao giải thưởng: dự kiến chiều ngày 17/11 tại Hội
trường, công chiếu cho toàn khối 7, 8 xem.
* Một số ngày quan trọng:
-

08/09/2018: Khởi động dự án, họp thành phần tham gia dự án, đăng kí đề tài, phân cơng
nhiệm vụ, lên kế hoạch thực hiện…..

-

15/09/2018: Học lí thuyết về văn biểu cảm và văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm tại
lớp. Nuôi heo đất gây quỹ…..

-

22/09/2018: Học các kĩ năng. Tiếp tục học lí thuyết về văn biểu cảm và văn tự sự kết
hợp miêu tả, biểu cảm tại lớp.


-

29/09/2018: Nộp bài thuyết trình hoặc kịch bản phim.

-

01/10/2018: Kêu gọi quyên góp, ủng hộ từ các lớp lần 1. (Khối 7, 8)

-

13/10/2010: Phỏng vấn khách mời và quay phỏng vấn.

-

15/10/2018: Kêu gọi quyên góp, ủng hộ từ các lớp lần 2 và thu gom heo đất. (K7,8)

-

20/10/2018: Trải nghiệm thực tế tại Mái Ấm Thiên Thần đường số 1, Khu phố Ông
Nhiêu, phường Long Trường.

-

27/10/2018: Nộp sản phẩm dự án

-

03/11/2018: Các nhóm hồn thiện sản phẩm (clip hoặc album ảnh) cho nhóm giáo viên
chấm điểm theo kế hoạch.


-

17/11/2018: Tổng kết dự án, trình chiếu sản phẩm, trao giải thưởng.

5. Tiến hành dự án


5.1. Khởi động dự án
- Chia làm 3 nhóm; mỗi nhóm từ 4 – 8 em.
- Cử nhóm trưởng.
- Giáo viên hướng dẫn đi thực tế.
- Nhóm trưởng họp nhóm và nộp lại cho giáo viên hướng dẫn: đăng kí đề tài, phân công
nhiệm vụ, lên kế hoạch thực hiện... (có thời gian cụ thể)
- Học lí thuyết văn biểu cảm hoặc tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
5. 2. Mục tiêu dự án
* Về kiến thức cần đạt theo chuẩn nội dung:
- Viết được bài văn biểu cảm hoặc tự sự theo lý thuyết giáo viên đã truyền đạt. Cụ thể kiến
thức về câu chuyện, cảm nghĩ về nhân vật, sự việc.
Đề tài
- Yêu thương chưa bao giờ là đủ.
- Chạm vào bàn tay.
- Ước mơ tôi.
- Cho đi là Hạnh Phúc.
- Việc làm tử tế.
- Mỗi ngày đến trường.
- Cha - tên gọi khác của lòng yêu thương.
……………..
- Thể hiện được quan niệm, suy nghĩ cá nhân trước các vấn đề của đời sống.
- Đưa được những dẫn chứng về con người, sự việc có thật thơng qua việc trải nghiệm

thực tế đời sống.
* Kĩ năng:
• Kĩ năng làm việc nhóm
• Kĩ năng tổ chức, lên kế hoạch
• Kĩ năng thuyết trình
• Kĩ năng lãnh đạo


• Kĩ năng giao tiếp (khi phỏng vấn nhân vật)
• Kĩ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin
• Kĩ năng chụp ảnh, xử lý ảnh.
• Kĩ năng làm phim (biên tập, đạo diễn, chỉnh hình ảnh, âm thanh, lồng tiếng, làm phụ đề)
* Mục tiêu kiến thức, kĩ năng liên mơn cần đạt (nếu có)
- Kiến thức về giá trị sống.
- Kiến thức vẽ truyện tranh, trang trí bìa.
* Sản phẩm học sinh cần đạt
- Một bài văn biểu cảm, tự sự hồn chỉnh theo đề tài đã đăng kí.
- Dự kiến các cảnh quay, nhân vật, hình ảnh… Album hình theo đề tài đã đăng kí kèm
theo phần bình luận. Đoạn phim hồn chỉnh (khơng q 10 phút).
- Video Clip giới thiệu về các thành viên trong nhóm, quá trình hoạt
động bằng hình ảnh. (khơng q 2 phút)
5. 3. Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo
- Thiết bị phần cứng;
- Máy chụp ảnh kĩ thuật số;
- Máy quay phim;
- Laptop của các nhóm;
- Cơng cụ tìm kiếm thơng tin
- Phần mềm chỉnh sửa ảnh PhotoWonder, Camera 360
- Phần mềm làm phim Vivavideo, Proshow Producer.
- Làm phim trực tuyến: ; />- Phần mềm hổ trợ soạn bài thuyết trình;

- Bản tiêu chí đánh giá của giáo viên;
- Mẫu báo cáo tiến trình hoạt động dự án của giáo viên dành cho nhóm trưởng;
- Tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài đăng kí.
...
5.4. Nhận xét, đánh giá dự án
- Nhóm trưởng đánh giá thái độ làm việc, hợp tác của các thành viên trong nhóm. (nếu có)


- Các nhóm trưởng chấm chéo sản phẩm của nhau theo tiêu chí chấm điểm mà giáo viên đã đề
ra. (nếu có)
- Giáo viên đánh giá sản phẩm dựa vào cả nội dung và hình thức: Tính vào điểm 1 tiết của học
sinh (bài viết số 2)
5.5. Trợ giúp của giáo viên.
- Soạn thảo bản tiêu chí đánh giá để học sinh có thể hình dung một cách rõ ràng công việc cần
làm;
- Sẵn sàng lắng nghe và giải đáp những khúc mắc của học sinh trong q
trình làm nhóm (lưu ý: giáo viên chỉ trợ giúp và cho lời khuyên về cách thức
tổ chức nhóm, cách thức làm việc, cách giải quyết các vấn đề nảy sinh khi
học sinh hợp tác nhóm, riêng phần nội dung mơn học, giáo viên khơng tư
vấn cho bất cứ nhóm nào để tạo nên sự cơng bằng giữa các nhóm).
- Phiếu chấm điểm của giáo viên;
- Phiếu chấm điểm của các nhóm.
- Chuẩn bị quà tặng cho nhóm có sản phẩm xuất sắc nhất.
5.6. Yêu cầu các nhóm thực hiện dự án
- Phải chuẩn bị thật tốt, tìm hiểu thơng tin về đối tượng chi tiết, cụ thể.
- Phải xây dựng được bầu khơng khí làm việc THỐNG NHẤT – ĐỒN KẾT –
VUI VẺ trong nhóm để cơng việc đạt đến kết quả tối ưu.
- Đọc kỹ bản tiêu chí đánh giá để có thể tự hồn thiện cơng việc của mình.
- Liên hệ với giáo viên mỗi khi cần sự trợ giúp.
- Nên tìm một kênh thơng tin tốt nhất trong nhóm để trao đổi thông tin

thường xuyên (email, điện thoại, online…)
- Mọi việc nên hồn tất trước khi trình chiếu sản phẩm 1 tuần để có thời
gian kiểm tra và chỉnh sửa .

C. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực giúp học sinh phát huy tính tự giác,
chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận
dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn là xu hướng
tất yếu của giáo dục. Một trong những phương pháp đổi mới dạy học theo hướng tích cực là
dạy học theo dự án.


Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong đó dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải
quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự
kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể.
Vì vậy mục đích quan trọng nhất khi thực hiện dự án này là đổi mới cách học văn cho
học sinh. Xuất phát điểm của dự án là việc học sinh học văn biểu cảm và tự sự nhưng từ trước
đến nay chỉ qua lý thuyết mà không được đi vào thực tế để tìm hiểu.
Học văn rất quan trọng. Ngoài việc nhấn mạnh vào khả năng vận dụng, thực hành
những kĩ năng, kiến thức của môn Ngữ văn đã học được vào thực tế cuộc sống, phục vụ cuộc
sống, tôi mong muốn sẽ gắn Văn học với cuộc sống để học trò tự trải nghiệm về những nhân
vật, cuộc đời…, để hiểu hơn về cuộc sống, nhắn nhủ những thông điệp nhỏ đầy ý nghĩa “Sống
chậm lại, suy nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn và cảm nhiều hơn”, “Sống không vội vàng để
không mất đi, không quên lãng và khơng hối tiếc”…
Thực tế của dự án chính là khơng chỉ giúp học sinh có thêm chiều sâu khi học văn mà
còn hiểu hơn về cuộc sống và con người. Dự án giúp học sinh sống nhân ái hơn.
----Hết----




×