Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi hoc ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.46 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT
LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn - lớp 8

I. Phần trắc nghiệm ( 2,0 điểm)
Học sinh trả lời đúng mỗi câu hỏi cho 0,25 điểm
Câu
Đáp án

1
C

2
D

3
A

4
B

5
D

6
A


7
B

8
C

II. Phần đọc hiểu (2,5 điểm)
Câu

Nội dung
Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích trên?

Điểm
0,5

Câu 1

* Học sinh trả lời được các ý sau:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
0,25
- Nội dung : Xiu kể cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ- men cùng hoàn cảnh cụ
vẽ chiếc lá cuối cùng và suy ngẫm của cô về chiếc lá ấy.
0,25
Câu 2 Cho biết ý nghĩa của việc tác giả kết thúc truyện bằng lời của Xiu mà không 0,5
để Giôn xi phản ứng gì thêm?

Câu

* u cầu trả lời:
Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả:

+ Truyện kết thúc nhưng để lại dư âm, để lại trong lòng người đọc những suy 0,25
ngẫm và dự đoán.
+ Khiến chuyện thêm hay và hấp dẫn, cuốn hút người đọc( tạo cuốn hút cho câu 0,25
chuyện)
Vì sao có thể nói chiếc lá mà cụ Bơ -men vẽ là một kiệt tác?
0,75
Yêu cầu HS chỉ được các lí do để khẳng định chiếc lá cụ Bơ- men vẽ là kiệt tác:
+ Chiếc lá vẽ giống như thật đến họa sĩ trẻ như Xiu, Giôn xi cũng khơng nhận ra 0,25
tưởng đó là chiếc lá thật.
+ Đem lại sự hồi sinh trong tâm hồn và sự sống cho Giơn - xi, giúp cơ thốt khỏi 0,25
chán nản tuyệt vọng, đánh đổi bằng mạng sống của người họa sĩ tạo ra nó.
+ Chiếc lá ấy khơng chỉ được vẽ bằng bột màu, bút lơng mà bằng tình u 0,25
thương bao la, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh cao thượng của cụ Bơ -men.

Đọc truyện " Chiếc lá cuối cùng" em rút ra được bài học sống nào? Hãy 0,75
Câu 4 chia sẻ về một bài học mà em tâm đắc bằng 3-5 câu văn ?
* Yêu cầu trả lời:
- HS nêu được những bài học mà mình rút ra từ câu chuyện như:
+ Bài học về tình yêu thương, quan tâm, sẻ chia
+ Bài học về đức hi sinh, vị tha

0,25


+ Bài học về sáng tạo nghệ thuật, phẩm chất của người nghệ sĩ chân chính.
+ Bài học về nghị lực sống, ý chí, niềm tin
..........................................................................
Cách cho điểm: Học sinh nêu được tên của hai bài học sống mà mình rút ra
được trở lên cho tối đa mức điểm. Học sinh có thể hướng tới bài học sống khác
ngồi định hướng mà hợp lí vẫn chấp nhận cho điểm

* Học sinh viết về một bài học mà mình tâm đắc và chia sẻ về bài học ( Nêu tên
bài học, biểu hiện, vai trị ý nghĩa .....). Có thể tham khảo định hướng sau:
- Bài học về tình yêu thương, sẻ chia
+ Biết yêu thương sẻ chia
+ Tình yêu thương cứu giúp mọi người, đem lại niềm vui, hạnh phúc tạo nên giá
trị cuộc sống
+ Cho con người ta sức mạnh, sự sáng tạo
- Bài học về đức hi sinh, vị tha:
+ Biết hi sinh, sống vì người khác tạo nên niềm vui, hạnh phúc..
+ Đức hi sinh, vị tha làm người ta sống tốt hơn, có những hành động cao đẹp.....
- Bài học về sáng tạo nghệ thuật, phẩm chất của người nghệ sĩ chân chính.
+ Phải có đam mê, khát khao, cháy hết mình cho nghệ thuật tạo nên tác phẩm
nghệ thuật chính.
+ Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương vì con người và cuộc
sống con người.
+ Nghệ sĩ chân chính là người có tình yêu thương, quý trọng con người, sẵn
sàng hy sinh quên mình cho sáng tạo nghệ thuật vì con người và cuộc sống...
- Bài học về nghị lực sống, ý chí, niềm tin
+ Sống cần có ý chí, nghị lực niềm tin
+ Giúp con người không bi quan, buông xuôi, sống có ước mơ...
Lưu ý
* Mức điểm tối đa:
- Điểm 0,5: Như yêu cầu nêu bài học sâu sắc, đảm bảo số câu
* Mức điểm chưa tối đa:
- Điểm 0,25: Trường hợp chỉ nêu tên bài học mà mình tâm đắc mà không chia
sẻ - không đảm bảo yêu cầu số câu, hoặc nêu tên bài học mình tâm đắc nhưng
viết quá dài dòng
+ Nêu bài học tâm đắc nhưng chưa sâu sắc vẫn đảm bảo số câu.
* Điểm 0 : thiếu hoặc sai hoàn toàn...
III. Làm văn (5,5 điểm)

Câu
Câu 1

Nội dung
Điểm
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng người chí sĩ 1,5
cách mạng qua bài " Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh?
1. Yêu cầu chung
- HS biết tạo lập đoạn văn đúng yêu cầu về hình thức
- Trình bày sạch sẽ; diễn đạt lưu lốt, khơng sai hoặc chỉ sai dưới 3 lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu
2. Yêu cầu cụ thể:
HS có thể cảm nhận theo cách riêng nhưng cần làm nổi bật được nét đẹp
của hình tượng người chí sĩ u nước có khí phách hiên ngang lẫm liệt, có


Câu 2

niềm tin vào lí tưởng cùng ý chí chiến đấu sắt son. Biết lấy dẫn chứng trong
tác phẩm làm rõ cho vẻ đẹp của người chí sĩ một cách thuyết phục. Bài làm
của học sinh có thể hướng tới các ý triển khai sau:
- Khí phách hiên ngang, lẫm liệt
+ Tư thế đường hoàng ( Trong hoàn cảnh lao động khổ sai cực nhọc nhưng
vẫn hiên ngang giữa đất trời Cơn Lơn- giữa sóng to, biển cả với chế độ ngục
tù khắc nghiệt).
+ Hành động phi thường, tầm vóc lớn lao (" hành động quả quyết, mạnh mẽ,
phi thường " Xách búa", " ra tay với sức mạnh thần kì ghê gớm " làm cho lở
núi non", " đánh tan năm bảy đống"," đập bể mấy trăm hòn").
-> Người tù ấy với tư thế ngạo nghễ, vươn cao ngang tầm vũ trụ đã biến
công việc lao động cưỡng bức khổ sai thành công cuộc chinh phục thiên

nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì. Đó là biểu hiện của
người anh hùng ngang tàng, ngạo nghễ, coi thường mọi thử thách, gian nan
như đang cố gắng đánh tan gơng cùm, xiềng xích của nhà tù thực dân để lập
lại trật tự, kỉ cương xã hội...
- Hình ảnh người tù luôn tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng với ý chí chiến
đấu son sắt ( HS cảm nhận sự đối lập giữa thử thách gian nan mà người tù
gánh chịu qua các từ" tháng ngày, " mưa nắng" với sức chịu đựng dẻo dai"
thân sành sỏi" và ý chí chiến đấu sắt son " càng bền dạ sắt son", sự đối lập
giữa chí lớn của người mưu đồ nghiệp lớn với thử thách gian nan mà mình
đang gánh chịu được xem là " việc cỏn con" ..)
- Qua lối nói khoa trương lãng mạn, thủ pháp đối lập, giọng điêu hào hùng
tác giả đã làm nổi bật hình ảnh người chí sĩ với tầm vóc khổng lồ của người
anh hùng cách mạng. Hình ảnh người chí sĩ trong bài thơ là vẻ đẹp chung
của các nhà nho cách mạng yêu nước những năm đầu thế kỉ 20 - những
người đã góp phần thổi bùng ngọn lửa yêu nước đấu tranh lúc bấy giờ. Cho
thấy nhà tù đế quốc thực dân khơng thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm
tin lí tưởng của người chí sĩ cách mạng( HS có thể liên hệ các tấm gương
yêu nước khác như Phan Bội Châu...)
Lưu ý: Nếu đáp được yêu cầu nội dung ở các mức điểm mà khơng đảm bảo
hình thức đoạn văn hoặc đúng hình thức đoạn văn nhưng mắc nhiều lỗi
chính tả,dùng từ, đặt câu, diễn đạt ...trừ tối đa 0,25 điểm
Giới thiệu về một đồ dùng gẫn gũi với con người trong cuộc sống?

0,25
0,25

0,25

0,25


0,5

4,0

1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:
- Hình thức bài văn đảm bảo các yêu cầu chung: có bố cục 3 phần, mở bài,
thân bài, kết luận đạt yêu cầu riêng của kiểu văn bản thuyết minh về thứ đồ
dùng trong việc triển khai đoạn văn, kết hợp các phương pháp thuyết minh
Trình bày sáng sủa, sạch sẽ, diễn đạt lưu lốt, khơng có lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu.
- Sáng tạo trong nội dung, hình thức thuyết minh sinh động, có nhiều
phương thức kết hợp nhuần nhuyễn
2. Yêu cầu về nội dung:
0,25
Mở bài: Dẫn dắt , giới thiệu đối tượng thuyết minh hợp lí ( chiếc bút, áo dài,
chiếc nón, chiếc phích...)


Thân bài: Học sinh giới thiệu hợp lí những tri thức khách quan, hữu ích về
đối tượng trên cơ sở các ý sau:
- Giới thiệu được nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng
- Giới thiệu được lịch sử hình thành, phát triển đồ dùng đó
- Giới thiệu đặc điểm của đồ dùng( về chủng loại, cấu tạo, màu sắc, chất liệu
kiểu dáng, mẫu mã, cách làm...)
- Giới thiệu công dụng, ý nghĩa của đồ vật trong đời sống vật chất, tinh thần.
- Cách chọn, sử dụng và bảo quản .
Kết bài: Khẳng định về đối tượng và nêu suy nghĩ bản thân.

3,5
0,25

0,5
1,25
1,0
0,5
0,25

* Cách cho điểm câu 2:
- Điểm 3,0 - 4,0: Thuyết minh đầy đủ tri thức về đối tượng như yêu cầu, tri
thức chính xác khách quan, hữu ích, sử dụng hợp lí phương pháp thuyết
minh, trình bày diễn đạt tốt.
- Điểm 2,0 - 3,0: Thuyết minh đầy đủ tri thức về đối tượng như yêu cầu, tri
thức chính xác khách quan, hữu ích, diễn đạt đơi chỗ tri thức chưa sâu sắc,
diễn đạt vụng về, sử dụng phương pháp thuyết minh khơng hợp lí...
- Điểm 1,0 - 2,0: Thuyết minh đảm bảo các yêu cầu nội dung những chưa sâu
sắc hoặc chỉ đảm bảo được một nửa yêu cầu trên, cịn mắc một số lỗi chính tả.
- Điểm 0,5- 1,0 : Bài thuyết minh sơ sài, văn còn lủng củng, nhiều lỗi chính
tả, dùng từ đặt câu....
- Điểm 0,25- 0,5: Chạm được một vài ý nhưng sơ sài, văn viết sai nhiều lỗi,
trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: để giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn
Lưu ý chung:
- Trên đây là những định hướng chấm. Đề nghị giáo viên linh hoạt vận dụng biểu điểm để đánh giá
chính xác kết quả bài làm của học sinh.
- Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm tồn bài một cách hợp lí, đảm bảo
đánh giá đúng trình độ thí sinh, khuyến khích những bài làm sáng tạo .
- Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, khơng làm trịn.
Hết




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×