Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ BÁO TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 46 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN
CHỦ ĐỀ: QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ BÁO TRONG
TÁC PHẨM BÁO CHÍ
(Khảo sát trên báo Tuổi trẻ Online và Lao Động điện tử)


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................….3
1.Đặt vấn đề..............................................................................................….3
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................….4
3.Mục đích và nhiệm vụ............................................................................….4
4.Kết cấu tiểu luận....................................................................................….5
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ
BÁO TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ.....................................................….6
1.1.Khái niệm................................................................................................6
1.2.Căn cứ xuất phát của quan điểm nhà báo................................................8
1.3.Các góc độ thể hiện quan điểm của nhà báo trong tác phẩm báo chí......8
Chương 2: THỰC TRẠNG THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM NHÀ BÁO TRÊN
MỘT SỐ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....................11
2.1.Giới thiệu sơ lược về các báo khảo sát: Tuổi trẻ Online và Lao Động
điện tử............................................................................................................11
2.1.1.Tuổi trẻ Online.....................................................................................11
2.1.2.Lao Động điện tử..................................................................................12
2.2. Khảo sát thực trạng thể hiện quan điểm báo chí trên Tuổi trẻ Online và
Lao Động điện tử...........................................................................................13
2.2.1.Khảo sát chung.....................................................................................13
2.2.2.Về cách lựa chọn sự kiện, con người để phản ánh...............................17
2.2.3.Về cách lựa chọn góc độ phản ánh.......................................................18
2.2.4.Về cách lựa chọn chi tiết......................................................................21
2.2.5.Về cách lựa chọn ngôn ngữ..................................................................24


2.2.6.Về cách lập luận, triển khai hệ thống lý lẽ...........................................29
Chương 3: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ, TÌM
HIỂU NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỂ HIỆN QUAN
ĐIỂM NHÀ BÁO TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ....................................34
3.1.Một số đánh giá về ưu điểm và hạn chế của việc thể hiện quan điểm nhà
báo trong tác phẩm báo chí...........................................................................34
3.1.1.Ưu điểm................................................................................................34
3.1.2.Hạn chế.................................................................................................36
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng trong việc thể hiện quan điểm nhà báo.37
KẾT LUẬN...................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................41
PHỤ LỤC......................................................................................................42


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Có nhiều nguời cho rằng: “Ngày nay, bất cứ ai cũng có thể trở thành nhà
báo”, và thực tế chứng minh điều đó hồn tồn có thể. Dù bạn là có phải là
một nhà báo, phóng viên, hay thậm chí là một sinh viên trường báo hay
khơng, chỉ cần bạn có một chiếc máy điện thoại hoặc máy ảnh, bạn xuất hiện
ở nơi có sự kiện, thơng tin hoặc thậm chí bạn chỉ cần ở nhà và dịch thuật lại
những bài báo quốc tế, bạn đã có thể làm ra một tác phẩm báo chí. Và sự
thật, hàng ngày chúng ta vẫn đang đọc những bài báo như vậy trên các trang
thông tin và đôi khi có mặt ở các trang báo mạng điện tử uy tín. Vậy thì, có
phải nghề báo q đơn giản và dễ dàng? Nếu khơng thì điều gì ở nguời làm
báo thực sự ghi lại niềm tin và sự tôn trọng trong lịng cơng chúng? Đó
chính là quan điểm của nhà báo trong tác phẩm báo chí.
Mỗi bộ não con nguời chứa hơn 100 tỉ nơ-ron thần kinh. Con số đó là
minh chứng cho sự khác biệt giữa loài nguời và các lồi cịn lại. Hẹp hơn,
chính tư duy của mỗi nguời là điều làm nên sự khác biệt của họ với những

nguời khác. Nhà báo cũng không phải là một ngoại lệ. Giữa hàng triệu


những người làm báo, viết báo; giữa mênh mông những tác phẩm báo chí
được đẩy lên hàng ngày, hàng giờ; nhà báo muốn ghi lại dấu ấn của cá nhân,
muốn tác phẩm của mình mang đến giá trị tồn tại lâu dài, họ phải kết tinh
được trí tuệ của mình thông qua những quan điểm cá nhân. Hiện nay, các
nhà báo có thực sự thể hiện quan điểm của mình, có được thể hiện quan
điểm của mình và họ đã thể hiện quan điểm như thế nào? Sâu hơn, việc thể
hiện quan điểm như thế nào là phù hợp và còn những rào chắn nào đang cản
trở họ bộc lộ quan điểm của mình? Đó là những vấn đề tơi đặt ra khi làm
tiểu luận này.
“Quan điểm của nhà báo trong tác phẩm báo chí” là một đề tài có giá trị
và rất gần gũi với thực tiễn báo chí hiện nay.
2. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quan điểm nhà báo được thể hiện qua các tác phẩm báo chí, cụ thể là
nghiên cứu về:
- Cách lựa chọn sự việc, con người để phản ánh
- Chọn góc độ tiếp cận sự việc
- Chọn chi tiết
- Chọn ngơn từ biểu đạt
- Chọn lí lẽ để bộc lộ quan điểm, thái độ, cảm xúc của nhà báo
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận là các khảo sát, đánh giá, nhận xét về các tác phẩm báo chí
được đăng tải trên 2 trang báo điện tử Tuổi trẻ Online và Lao Động điện tử
trên tất cả các chuyên mục.
3. Mục đích và nhiệm vụ:
3.1. Mục đích:
Thơng qua tiểu luận, tìm ra được cái nhìn cụ thể về cách các nhà báo thể

hiện quan điểm trên tác phẩm báo chí. Từ đó, rút ra các nhận xét, tìm ra các
điểm hạn chế và điểm mạnh của các tác phẩm thể hiện đuợc quan điểm nhà
báo. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra những giải pháp. Mục đích


cuối cùng chính là khích lệ các nhà báo sáng tạo và thể hiện quan điểm của
mình trong các tác phẩm báo chí
3.2. Nhiệm vụ:
- Giới thiệu các kiến thức cơ sở về quan điểm của nhà báo trong tác
phẩm báo chí
- Khảo sát, phân tích, đánh giá cách thể hiện quan điểm của nhà báo
trong các tác phẩm báo chí đã được xuất bản
- Đưa ra lý giải và giải pháp cho các mặt còn hạn chế
4. Kết cấu tiểu luận:
Mục lục
Mở đầu
Nội dung:
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ
BÁO TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ
Chương 2: THỰC TRẠNG THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM NHÀ BÁO TRÊN
MỘT SỐ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chương 3: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ, TÌM
HIỂU NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỂ HIỆN QUAN
ĐIỂM NHÀ BÁO TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Kết luận

Chương 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM CỦA
NHÀ BÁO TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ
1.1.

Khái niệm:


Để hiểu rõ khái niệm “quan điểm của nhà báo trong tác phẩm báo
chí”, chúng ta tìm hiểu từng khái niệm riêng lẻ trước khi đến với khái niệm
chính.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Quan điểm: (1) Điểm xuất phát quy định
phương hướng suy nghĩ, cách xem xét và hiểu các hiện tượng, các vấn đề.
Quan điểm giai cấp. (2) Cách nhìn, cách suy nghĩ; ý kiến. Trình bày quan
điểm về vấn đề nêu ra” [54, tr.771]. Như vậy, hiểu một cách đơn giản, quan
điểm cũng giống như suy nghĩ của con người. Tuy nhiên, quan điểm rộng
hơn suy nghĩ ở chỗ, nó có một hệ thống các lập luận có sẵn để chứng minh
cho suy nghĩ ban đầu. Quan điểm phải được bộc lộ ra ngồi bằng nhiều hình
thức và mỗi quan điểm phụ thuộc vào yếu tố cá nhân.
Như vậy, quan điểm của nhà báo trong tác phẩm báo chí là những
điểm nhìn mang tính cá nhân người viết về một sự kiện, vấn đề được phản
ánh trong những tác phẩm của chính họ. Quan điểm nhà báo là khái niệm
mang tính cá nhân rất cao, bởi lẽ cùng một vấn đề, hiện tượng có thể có rất
nhiều quan điểm khác nhau, tùy thuộc vào khả năng và xu hướng tư duy của
nhà báo. Đặc biệt, quan điểm của nhà báo có ít nhất hai điểm khác biệt với
các loại quan điểm khác.
Thứ nhất, quan điểm của nhà báo phải “hòa chung” với quan điểm của
tòa báo mà anh ta làm việc và nền báo chí mà anh ta phục vụ. Đây có thể là
rào cản lớn cho việc thể hiện quan điểm của nhà báo. Mỗi nền báo chí của
một quốc gia có một đặc thù, riêng đối với Việt Nam, nó phải đảm bảo tính
Đảng. Nếu như ở báo chí Mỹ, các nhà báo tự do có thể liên tục viết các bài

phanh phui tiêu cực giữa các Đảng thì ở Việt Nam, mọi thứ đều phải ở tầm
soi xét. Có những vấn đề tiêu cực nổi cộm, như tham nhũng hay các phát
biểu gây tranh cãi của các Bộ trưởng... Tuy nhiên, khi lên bài, nhà báo khơng
nên sử dụng các từ ngữ q đả kích, quá phê phán hay chống đối mà nên viết
dưới tinh thần xây dựng, hướng thơng tin đến chiều hướng tích cực hơn. Dù


cho quan điểm của nhà báo là khơng hài lịng nhưng trong nền báo chí Việt
Nam, nhà báo phải trung hòa được cảm xúc cá nhân trước các vấn đề mang
tính dân tộc. Đơn giản hơn, nhà báo có quan điểm phải phù hợp với tòa báo
anh ta làm việc. Rõ ràng, không thể dùng ngôn ngữ quá hàn lâm cho các báo
dành cho học sinh, sinh viên như Hoa học trị, Mực tím, Thiên thần nhỏ... và
đồng thời khơng thể để các tay viết còn non cho các tờ uy tín như Báo Lao
động, Báo Thanh niên, Báo An ninh Nhân dân... Ngoài việc thể hiện quan
điểm vừa phải, nhà báo cịn phải tìm đúng “đất” để thể hiện các quan điểm
cá nhân.
Thứ hai, quan điểm của nhà báo bị chi phối bởi sự thật khách quan.
Người viết báo khơng chỉ cần trái tim nóng và cây bút sắc, họ còn cần một
cái đầu lạnh trước khi đem tác phẩm đến với cơng chúng. Có những sự việc
vơ cùng gây phẫn nộ, và nhà báo cũng là con người, khi họ viết về những sự
việc đó, họ cũng sẽ rất phẫn nộ. Thế nhưng, điều đó khơng cho phép nhà báo
sử dụng cái nhìn, cách truyền tải quá cá nhân vào tác phẩm của mình. Khơng
phải vì anh ta dính líu đến vụ án giết người mà nhà báo được ngang nhiên
viết anh ta là tội phạm khi chưa hề có quyết định phán xét của Tịa án.
Khơng thể viết vào bài tin cũng cụm từ quá cá nhân như: Thật man rợ! Thật
kinh tởm!... Hãy nhớ rằng, nhờ báo đưa công chúng tiếp cận với hiện thực
chỉ mới là một nửa; một nửa còn lại là làm sao để tỉnh táo hơn công chúng
và giúp công chúng tỉnh táo trước bão dư luận. “Nhà báo khơng có quyền
bóp méo sự thật hoặc quá tô hồng sự thật”- Tác phẩm báo chí đại cương. Đó
sẽ là lúc quan điểm của nhà báo cần được tiết chế, cần được chi phối.

1.2. Căn cứ xuất phát của quan điểm nhà báo
- Dựa trên quyền lợi và nghĩa vụ của nhà báo được quy định trong Luật
Báo chí (Điều 14, Điều 15, Chương IV)
- Xuất phát từ các chứng cứ rõ ràng, xác thực của sự việc và các mối
quan hệ xã hội nằm trong sự việc. Rõ ràng, mỗi cá nhân đều có chính kiến


của mình về các vấn đề xã hội; và ai cũng có quyền phát biểu ý kiến của
mình. Nhà báo đứng ở một góc độ cao hơn, bởi mục đích chính của nhà báo
đó là định hướng được dư luận, hướng cơng chúng đến với sự thật khách
quan. Vì vậy, trước khi nhà báo đặt bút công khai những quan điểm cá nhân,
họ phải có đầy đủ chứng cứ xác thực, lúc đó quan điểm của nhà báo mới
phát huy được tác dụng.
- Dư luận xã hội
- Thể chế chính trị và quyền lợi chính đáng của đất nước.
1.3. Các góc độ thể hiện quan điểm của nhà báo trong tác phẩm báo
chí
Quan điểm của nhà báo có thể khơng hiện rõ trên mặt chữ, nhưng nó
lại được thể hiện qua một số góc độ khác nhau. Thơng qua các góc độ này,
người đọc có thể nhận ra thái độ cũng như quan điểm của nhà báo:
Thứ nhất, mảng đề tài mà báo chí quan tâm hay cách nhà báo lựa chọn
sự việc, con người để phản ánh. Có những dịng sự kiện nóng mà bất cứ tịa
soạn nào cũng quan tâm và đẩy hàng loạt bài lên trang chủ. Vấn đề đặt ra
chính là mảng đề tài đó ưu tiên những sự kiện mang tính thời sự hay chỉ là
mối quan tâm nhất thời của một bộ phận công chúng. Không chỉ quan điểm
của nhà báo được thể hiện mà quan điểm của cả tòa soạn cũng được thể hiện
thơng qua cách họ tìm và khai thác chủ đề.
Thứ hai, khi tiếp cận sự kiện và vấn đề thông tin, nhà báo lựa chọn
góc độ tiếp cận nào? Cùng một dòng sự kiện “Thẩm mỹ viện Cát Tường”,
hàng loạt báo đưa tin về diễn biến sự việc, nhấn mạnh vào góc nhìn từ phía

người dân đang phẫn nộ hoặc là phía gia đình để tăng thêm kịch tính cho
bài. Tuy nhiên, các báo uy tín hơn đưa thơng tin từ phía cơ quan có thẩm
quyền (như Cơng an, Tịa án) để bình ổn lại dư luận. Như vậy, việc nhà báo
lựa chọn góc tiếp cận vừa gián tiếp thể hiện quan điểm của nhà báo (mình
đang đứng về phía ai) vừa trực tiếp thể hiện cái nhìn sâu xa hay nông cạn về
các sự kiện/vấn đề.


Thứ ba, quan điểm của nhà báo thể hiện ở cách thức lựa chọn chi tiết
trong tác phẩm. Trong một tác phẩm báo chí, nhà báo có thể sử dụng nhiều
loại chi tiết, nếu những chi tiết “cái tôi cảm xúc” hoặc chi tiết bình bàn thể
hiện trực diện quan điểm của nhà báo thì thơng qua những chi tiết kể, chi tiết
tả đơn thuần, nhà báo cũng gián tiếp thể hiện quan điểm của mình. Rõ hơn,
khi nhà báo tập trung lựa chọn chi tiết khoét sâu nỗi đau của con người, có
thể quan điểm của nhà báo là sự căm phẫn, bức xúc. Tuy nhiên, khi đưa
những chi tiết như vậy quá dày đặc rất dễ gây tác dụng ngược, làm cho cộng
đồng và công chúng bị tra tấn. bi lụy và nhìn cuộc sống đen tối thêm.
Thứ tư, ngôn từ biểu đạt cũng là “bề nổi” để nhà báo thể hiện quan
điểm của mình. Đối với những bài bình luận mang tính châm biếm, chỉ trích,
tần suất xuất hiện các câu từ cảm thán nhiều hơn. Ngược lại, bình luận về
các hiện tượng tốt trong xã hội, ngôn từ trở nên nhẹ nhàng và vui vẻ hơn.
Cũng như việc sử dụng chi tiết, nhà báo nên cân nhắc khi lựa chọn giọng
điệu và ngôn từ khi thể hiện quan điểm, cũng là giọng điệu chỉ trích phê
phán, nhưng dùng từ chỉ trích phê phán như thế nào cho “lọt tai, lọt mắt”, để
cơng chúng đón nhận với sự thiện chí, đừng dùng từ ngữ q trì chiết, thóa
mạ hoặc gây sốc.
Thứ năm, chọn lý lẽ để bộc lộ quan điểm, thái độ, cảm xúc của cá
nhân nhà báo trước hiện thực khách quan. Một trong những yếu tố quan
trọng và cần thiết khi thể hiện quan điểm đó là phải đưa ra được các luận
điểm và luận cứ. Quan điểm của nhà báo thể hiện rõ ràng không, một phần

lớn là nhờ cách triển khai luận điểm có logic khơng, có chặt chẽ khơng.
Khơng phải cứ là đưa ra những câu cảm thán mới là thể hiện quan điểm, từ
những con số, những lí luận dẫn dắt cũng thể hiện quan điểm của nhà báo,
cao hơn là thể hiện quan điểm đó có đáng tin, có đúng hay không.


Chương 2:
THỰC TRẠNG THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM NHÀ BÁO
TRÊN MỘT SỐ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu sơ lược về các báo khảo sát: Tuổi trẻ Online và Lao
động điện tử
2.1.1. Tuổi trẻ Online
Báo Tuổi trẻ là cơ quan ngơn luận của Đồn TNCS Hồ Chí Minh
TP.HCM, bao gồm 4 ấn phẩm: Nhật báo TT, TT chủ nhật, TT cười và TT
điện tử. Báo Tuổi trẻ ra đời chính thức vào ngày 2/9/1975, số báo đầu tiên
được phát hành với số lượng 5000 bản/tuần. Đến nay, tờ báo phát hành khắp
cả nước với số lượng khoảng 500.000 bản/tuần. Tuổi trẻ có 20 trang, trình
bày thường xun như sau: 4 trang thời sự, 2 trang kinh tế, 2 trang bạn đọc,
2 trang nhịp sống trẻ, 2 trang sống khỏe – giáo dục khoa học, 2 trang nghệ
thuật giải trí, 1 trang phóng sự, 2 trang thế giới.


Hình ảnh: Giao diện trang chủ của báo Tuổi trẻ Online
Báo điện tử Tuổi trẻ Online (www.tuoitre.vn) ra mắt chính thức ngày
1 tháng 12 năm 2003. Chưa đầy 2 năm sau, Tuổi trẻ Online đã vươn lên vị trí
thứ ba về lượt truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên
thế giới. Báo có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết cấp ủy, chính quyền và Đồn TNCS
Hồ Chí Minh; giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, nâng cao tri thức và

tinh thần yêu nước cho đoàn viên thanh niên;...
2.1.2. Lao Động điện tử
Báo Lao Động là cơ quan thơng tin của Tổng Liên đồn Lao đông
Việt Nam. Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất
trong hệ thống báo chí truyền thơng của chính quyền Việt Nam hiện tại.
Báo Lao Động ra đời ngày 14 tháng 8 năm 1929; ngày 3/12/1989, số 1 của
Lao Động Chủ nhật phát hành; ngày 19/5/1999, báo Lao Động điện tử ra
đời.


Hình ảnh: Giao diện trang chủ của báo Lao Động điện tử
Hiện nay, báo Lao Động có 2 hình thức xuất bản là ấn phẩm giấy và
bản điện tử (www.laodong.com.vn). Về nội dung, Báo luôn giữ vững quan
điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Tổng liên đoàn Lao
Động Việt Nam, cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực của đời sống: chính
trị, kinh tế, thể thao, pháp luật... Đối tượng báo hướng đến những độc giả
nằm trong độ tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi. Báo Lao Động là một trong
những báo lớn nhất ở Việt Nam
2.2. Khảo sát thực trạng thể hiện quan điểm báo chí trên Tuổi trẻ
Online và Lao Động online
2.2.1 Khảo sát chung
Các đề tài để nhà báo thể hiện quan điểm cá nhân là những sự kiện
vừa, đang hoặc sắp xảy ra và tạo nên luồng dư luận xã hội trong cơng chúng.
Có thể nói, nhà báo có thể thể hiện quan điểm trên mọi lĩnh vực: chính trị,
kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, quân sự, quốc phịng... Song, một số lĩnh vực
đặc thù sẽ có lượng bài bình luận, phân tích, đánh giá nhiều hơn. Cụ thể như
sau:


Biểu đồ: Khảo sát số lượng bài xuất hiện quan điểm nhà báo theo lĩnh vực

trên báo Tuổi trẻ Online từ 18/4/2016 đến 24/4/2016
Chính trị
Số lượng

Thế giới

Pháp

- xã hội
7

4

luật
3

198

127

3,5

3,1

Kinh tế

Giáo dục

Văn hóa


3

5

– giải trí
12

71

94

38

124

4,2

3,1

13,2

9,6

bài xuất
hiện
quan
điểm nhà
báo
Số lượng
bài khảo

sát
Tỉ
phần
trăm

lệ


Bảng: Khảo sát số lượng bài xuất hiện quan điểm nhà báo theo lĩnh vực trên
báo Tuổi trẻ Online từ 18/4/2016 đến 24/4/2016
Thông qua biểu đồ và bảng số liệu, ta rút ra được một số nhận xét như
sau:
-Tất cả các lĩnh vực đều có bài thể hiện quan điểm nhà báo
-Số lượng bài thể hiện quan điểm là khác nhau ở các lĩnh vực khác
nhau. Tuy nhiên, theo khảo sát, lĩnh vực văn hóa – giải trí có nhiều bài thể
hiện quan điểm nhất (thường là các bài bình luận về sự kiện văn hóa), chính
trị - xã hội là lĩnh vực nhận được nhiều bài bình luận xếp thứ hai và kinh tế pháp luật là lĩnh vực xếp cuối trong khảo sát.
-Số lượng bài thể hiện quan điểm so với lượng bài chỉ đưa tin đơn
thuần chiếm phần trăm rất nhỏ. Trung bình cứ 100 bài đăng thì chỉ có 6 bài
mang tính chất bình luận, phân tích sự kiện. Mặc dù giáo dục khơng phải là
lĩnh vực có nhiều bài thể hiện quan điểm nhất nhưng lại số bài thể hiện quan
điểm lại chiếm tỉ lệ cao nhất (13,2%). Chính trị, thế giới là 2 lĩnh vực có tần
suất xuất hiện bài thể hiện quan điểm ít nhất (dưới 4%).
Dưới đây là khảo sát ở báo Lao Động điện tử:

Biểu đồ: Khảo sát số lượng bài xuất hiện quan điểm nhà báo theo lĩnh vực
trên báo Lao Động điện tử từ 18/4/2016 đến 24/4/2016


Số lượng


Thời sự -

Cơng

Thế giới

Pháp

Văn hóa

Kinh tế

xã hội
5

đồn
1

2

luật
3

– giải trí
7

2

216


73

95

77

258

82

2,3

1,3

2,1

3,8

2,7

2,4

bài xuất
hiện
quan
điểm nhà
báo
Số lượng
bài khảo

sát
Tỉ

lệ

phần
trăm
Bảng: Khảo sát số lượng bài xuất hiện quan điểm nhà báo theo lĩnh vực trên
báo Lao động điện tử từ 18/4/2016 đến 24/4/2016
Thông qua các bảng số liệu và biểu đồ của 2 đối tượng nghiên cứu
(Tuổi trẻ Online và Lao Động điện tử) ta rút ra một số nhận xét:
-Các trang báo mạng điện tử khác nhau thì số lượng bài bình luận
cũng như chuyên mục được chú trọng nhiều bài bình luận cũng khác nhau.
Nếu ở Tuổi trẻ Online có sự phân bố khá lệch thì ở báo Lao Động điện tử có
sự phân bố đều đặn ở các chuyên mục hơn.
-Tuy nhiên, vẫn có điểm chung đó là số lượng bài thể hiện quan điểm
nhà báo ở chuyên mục Văn hóa – Giải trí đều chiếm phần trăm lớn
-Ở cả hai báo, số lượng bài bình luận đều ít, trong thời gian khảo sát
thì báo Lao Động điện tử có số bài bình luận ít hơn so với báo Tuổi trẻ
Online
2.2.2 Về cách lựa chọn sự kiện, con người để phản ánh


Có thể thấy, số lượng bài bình luận xuất hiện khơng nhiều trên các tờ
báo mạng điện tử. Có thể lí giải là vì các bài thể hiện quan điểm chuyên sâu
thường xuất hiện muộn. Cuối mỗi dòng sự kiện, sau khi đưa hàng loạt bài tin
thì mới xuất hiện các bài thể hiện quan điểm.
Trong dòng sự kiện hàng loạt cá ở dọc vùng biển miền trung chết bất
thường, báo Tuổi trẻ Online liên tục đăng tải các tin liên quan từ ngày
13/4/2016, đến ngày 25/4/21016 vẫn đang tiếp tục đăng tải. Tổng cộng có

hơn 20 bài liên quan, như: Cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh do ô nhiễm nước
(13/4/2016 – Văn Định); Tìm nguyên nhân cá chết dọc tỉnh miền Trung
(21/4/2016 – Văn Định, Hồ Văn, Quốc Nam, Lam Giang, Nhật Linh); Cá
chết hàng loạt, dân nghi ngờ chất thải công nghiệp (22/4/2016 - ); Bộ
Công thương cử đồn cơng tác kiểm tra Formosa (23/4/2016 – Nhóm
PV);... Tính đến ngày 25/4/2016, xuất hiện 1 bài mang tính chất bình luận,
phân tích đó là: Dân cần nhưng quan chưa vội (23/4/2016 – Huy Thọ).
Tương tự với báo Lao Động điện tử, có 25 bài liên quan đến dịng sự kiện
này tính đến ngày 25/4/2016; các bài khai thác nhiều khía cạnh hơn như: Bộ
NNPTNT làm việc với 4 tỉnh có cá chết ở miền trung (23/4/2016 - Trần
Tuấn, Xuân Hùng); Sau thảm họa cá chết ở miền Trung: 4 ngư dân ra
khơi một đêm, chia nhau được 20 ngàn đồng (24/4/2016 – Trần Tuấn);
Hà Tĩnh: cá biển tiếp tục chết, thu gom, tiêu hủy kiểu “đối phó”
(24/4/2016 – Trần Tuấn);... Cũng là thời điểm phía sau của sự kiện, các bài
bình luận bắt đầu được đăng tải: Cá chết trắng bờ biển miền Trung –
những câu hỏi lớn không lời đáp (24/4/2016 – Quang Đại).
Một số đề tài khác mà nhà báo thường thể hiện quan điểm cá nhân là
những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc, chưa có hồi đáp, hoặc có nhiều phản
hồi, phản biện xã hội… Một số vụ việc nhận được nhiều bài bình luận của
nhà báo gần đây là: vụ chủ quán cà phê Xin Chào bị UBND huyện Bình


Chánh tố oan trong hoạt động kinh doanh (báo Tuổi trẻ Online liên tiếp đến
5 bài bình luận); Văn hóa lễ hội trong ngày lễ Giỗ Tổ ở Đền Hùng; ảnh
hưởng của bộ phim “Hậu duệ mặt trời” với giáo dục; vấn nạn thực phẩm
bẩn;… Thông qua việc lựa chọn những đề tài có giá trị, thiết thực và sát với
thực tế, nhà báo thể hiện được sự quan tâm của mình đối với các vấn đề xã
hội. Đó chính là cơ sở quan trọng để nhà báo đưa ra các quan điểm của mình
sao cho có giá trị với cơng chúng nhất.
2.2.3. Về cách lựa chọn góc độ phản ánh

Như đã nói ở phần cơ sở lý luận, quan điểm nhà báo là quan niệm
mang tính chất cá nhân cao và một trong những yếu tố phân định rõ ràng
nhất sự khác biệt của các nhà báo đó là cách họ tiếp cận vấn đề. Cùng một
sự kiện, nhưng có nhà báo lựa chọn góc độ từ phía người dân, một số lại
trích dẫn các câu nói từ phía cơ quan nhà nước, một số khác thì là từ chính ý
kiến của mình. Dù là từ góc độ nào đi chăng nữa thì mục đích của nhà báo
vẫn phải là tìm ra được góc nhìn mang lại lợi ích cho cộng đồng, mang lại
chân lí, sự thật đúng đắn.
Trong bài Cần hủy quyết định khởi tố chủ quán cà phê Xin Chào
(21/4/2016, Trương Trọng Nghĩa, Tuổi trẻ Online) tiếp cận vụ việc chủ quán
cà phê Xin Chào bị tố oan trong kinh doanh dưới góc nhận xét của luật sư
Trương Trọng Nghĩa (ý kiến chuyên gia) với các lý luận sắc bén như sau:
“Người dân cả nước có thể liệt kê một danh sách rất dài những vụ phạm
pháp nhãn tiền, gây thiệt hại không nhỏ cho dân, cho xã hội, cho Nhà nước,
nhưng không ai bị khởi tố, dù có đơn tố cáo.Hỏi những cơ quan có trách
nhiệm thì sẽ được nghe nhiều lý do, ví dụ: chưa đủ yếu tố cấu thành tội
phạm, chưa đủ chứng cứ, đề phịng oan sai...Trong khi đó, cơng dân Nguyễn
Văn Tấn mở quán bán cà phê, đồ ăn sáng nhưng không đăng ký kinh doanh,
chỉ sau 5 ngày, chưa gây ngộ độc cho ai, cũng khơng vi phạm gì khác, bị


cơng an phạt hành chính 17 triệu đồng”. Một vấn đề có liên quan đến kinh
tế, pháp luật nếu như để một luật sư trong nghề đưa ra quan điểm sẽ tăng
thêm tính tin cậy khi thể hiện các quan điểm cá nhân.
Cũng trong dòng sự kiện quán cà phê Xin Chào, bài viết Cứ thế này
làm sao khởi nghiệp (25/4/2016, Trần Hoàng Ngân, Tuổi trẻ Online) tiếp
cận vấn đề từ góc nhìn của Giám đốc Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh, Đại
biểu Quốc hội Trần Hồng Ngân. Trong bài viết đưa ra các quan điểm: “Là
đại biểu Quốc hội đã bấm nút thông qua Luật doanh nghiệp, tơi tự hỏi vì
sao những ý tưởng lớn, đầy tính thuyết phục với mong muốn tạo ra tinh thần

khởi nghiệp, thôi thúc mọi người làm ăn để làm giàu cho mình, giúp người
xung quanh thốt nghèo, tạo thế và lực mới cho đất nước lại khó đi vào
cuộc sống đến như thế?Tại sao trở ngại cuối cùng của quyền tự do kinh
doanh cũng đã được xóa bỏ, từ ngày 1-7-2016 Luật hình sự khơng cịn tội
kinh doanh trái phép, vậy mà có nơi vẫn chưa bắt kịp tinh thần mới của
luật?” Có thể thấy, thái độ của nhà báo được thể hiện rất thoải mái bởi chính
bản thân nhà báo có đủ kinh nghiệm và tầm nhìn để đánh giá được vấn đề.
Trên tờ Lao Động điện tử, có bài Lại thêm một “móng tay nhỏ xíu”
kêu cứu (23/1/2016, Bạn đọc) thể hiện quan điểm từ một người theo dõi sự
việc. Trong đó có nhiều đoạn thể hiện góc nhìn cá nhân như: “Quả thực, khi
đọc những lời luận tội này, dù đã cố “ép” suy nghĩ của mình (nói theo cách
của đại biểu quốc hội Lê Văn Lai) theo ý của cơ quan tố tụng nhưng vẫn
không tài nào “ép” nổi. Một người mở quán bán phở chậm đăng kí kinh
doanh 5 ngày bị khởi tố hình sự vì tội "kinh doanh trái phép". Một người
dựng lều vịt cũng bị truy tố vì tội "xây dựng nhà ở khơng phép". Dư luận đặt
câu hỏi: Phải chăng ở Bình Chánh đang tồn tại một thứ luật pháp riêng? Ở
đó người dân bị chèn ép, dồn nén bằng những việc làm không đúng với
những quy định của luật pháp?” Khác hẳn với hai ví dụ phía trên, khi góc


nhìn của nhà báo từ phía cá nhân (khơng phải là giới chuyên môn), người
đọc cảm nhận được sự gần gũi, chân thực như nói thay lời của mình; đồng
thời người viết cũng biểu đạt nhiều cảm xúc hơn, thái độ, quan điểm tốt lên
rõ ràng hơn.
Góc nhìn của vấn đề không chỉ thể hiện ở ai phản ánh mà cịn thể hiện
ở sự lật ngược vấn đề. Có rất nhiều vấn đề có chủ đề khơng mới, thậm chí đã
q cũ và trở thành một định kiến vơ hình trong tâm trí cơng chúng. Như
ngày trước, báo chí hiểu sai về giới tính thứ ba, về cộng đồng LBGT. Nhiều
nhà báo đã viết về những người đồng tính với những tên gọi đầy sự kì thị:
bóng, bê đê, xăng pha nhớt, hai phai… cho rằng họ là những người bị bệnh,

biến thái, vấn đề về thần kinh… Thế nhưng, nhờ những bài báo dám lật
ngược lại vấn đề, đi ngược lại định kiến đã thay đổi nhận thức của công
chúng.
Trong bài Vẻ đẹp của chuyện “xử phạt”… (5/4/2016, Lê Đức Dục,
Tuổi trẻ Online) có cái nhìn khác trong chuyện khi người dân bị cảnh sát
giao thông phạt. Nhà báo đưa ra quan điểm riêng của mình: “Và rất nhiều
người khác cũng đã kể về những lần vi phạm giao thông do lần đầu đến
thành phố này, chưa hiểu hết các quy định, và thay vì bị phạt, họ đã được
đối xử thân tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.Tơi vẫn tin rằng chính vẻ đẹp của sự
ứng xử ấy sẽ khiến người vi phạm sau đó ý thức trong việc chấp hành Luật
giao thông hơn là việc rút ra tờ biên lai ghi số tiền phạt.” Thay vì đưa ra
những quan điểm cũ, nhiều thù hằn với các chiến sĩ cảnh sát giao thơng thì
Lê Đức Dục lại tìm thấy những điều tốt đẹp. Qua đó, người đọc, chính là
những người tham gia giao thông sẽ bớt đi ác cảm với cảnh sát giao thông;
cũng như tác động đến người xử phạt sẽ có thái độ và cách xử lí thân thiện
hơn.
Như vậy, góc nhìn của nhà báo rất quan trọng trong việc thể hiện quan
điểm cá nhân. Có tìm được góc nhìn hay, mới, khác với người khác thì quan


điểm mới được thể hiện độc đáo, thu hút và đáng tin cậy. Cách nhà báo khai
thác các góc độ hay lật ngược lại vấn đề sẽ tác động lớn đến cơng chúng,
phát giác những vấn đề tích cực, phát huy những hiện tượng tích cực trong
cuộc sống.
2.2.4. Về cách lựa chọn chi tiết
Chi tiết là yếu tố cơ bản của một tác phẩm báo chí. Một sự việc có
được làm nổi bật lên hay không là nhờ cách nhà báo lựa chọn chi tiết tiêu
biểu. Chi tiết trong tác phẩm báo chí có nhiều vai trị liên quan đến nhau,
trong đó có vai trị bộc lộ quan điểm (biểu dương, phê phán, đồng tình ủng
hộ hay đấu tranh quyết liệt, chia sẻ buồn vui với người trong cuộc hay căm

ghét kẻ xấu…) của nhà báo trước sự việc và con người cụ thể. Dù là chi tiết
kể, tả, bình – bàn hay chi tiết cái tôi cảm xúc đều góp phần thể hiện quan
điểm nhà báo rõ ràng hơn.
Trong bài Buổi chào cờ trĩu nặng tuổi học trò (20/4/2016, Trần Mai,
Tuổi trẻ Online), nhà báo tái hiện lại khung cảnh buổi chào cờ đặc biệt của
trường THCS Nghĩa Hà, nơi có 9 học sinh lớp 6B chết đuối tại Quảng Ngãi,
với sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc. Rất nhiều chi tiết kể, tả xuất hiện trong bài:
“Sau ba ngày nghỉ lễ, lớp 6B từ sĩ số 36 chỉ cịn lại 27 em, chín thành viên
đã ra đi vĩnh viễn vào buổi chiều 15-4 tại đoạn sông Trà Khúc oan nghiệt
chảy qua xã. Nỗi đau ấy vẫn còn nguyên vẹn trên từng khn mặt non nớt
của học sinh tồn trường […] Những ánh mắt trĩu nặng của các cô cậu học
trò hướng về lá cờ rủ được hai học sinh kéo lên - như một lời buồn của
trường sau những ngày lễ khủng khiếp vừa qua. Cả buổi chào cờ, trường
chỉ dành một phần nhỏ nói về cơng việc trong tuần tới, còn lại là chia sẻ
những mất mát và động viên nhau vượt qua những ngày ám ảnh.” Qua
những chi tiết này, người viết lồng vào rất nhiều cảm xúc và dĩ nhiên, những
cảm xúc qua mặt chữ cũng truyền đến với người đọc. Khi đọc những chi tiết
như vậy, người đọc dễ dàng nhận ra tình cảm, cảm xúc của người viết; đồng


thời, họ cũng cảm thấy chính mình xúc động hơn. Hơn thế, nhà báo còn tăng
thêm các chi tiết kể qua các lời phỏng vấn của nhân vật: “Đau đớn lắm, chỉ
cần nghĩ đến các em là lại bật khóc. Sáng nay đến lớp đếm sĩ số chỉ muốn
khóc, thật sự ngồi sức chịu đựng của tơi” - cơ Ngân nói”. Chỉ cần qua
những chi tiết như vậy, khơng cần nhà báo phải trực tiếp viết ra rằng tôi rất
đau buồn, tôi rất xúc động nhưng vẫn làm cho bài báo tốt lên quan điểm,
thái độ của mình.
Trong bài Cá, thép và hư danh tiến sĩ (26/4/2016, Lê Thanh Phong,
Lao Động điện tử), một bài bình luận trong dịng sự kiện cá chết hàng loạt
bất thường ở miền Trung, nhà báo đã sử dụng nhiều chi tiết bình bàn và “cái

tơi cảm xúc” để bày tỏ quan điểm bất bình. “Trong phiên họp ngày 24.4,
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu rằng, nếu năng lực trong nước
khơng đủ thì đề xuất hợp tác quốc tế để tìm ra nguyên nhân cá chết. Nghe ra
thì hơi buồn lịng, nhưng đó mới là khoa học, không thể kết luận cẩu thả.
Chỉ có điều, đất nước có nhiều giáo sư, tiến sĩ mà chuyện gì cũng đi th
người nước ngồi, coi sao được. Chuyện cá chết càng cho thấy hư danh
giáo sư, tiến sĩ nước Nam!Trong khi chờ đợi kết luận về nguyên nhân cá
chết, ít nhất các cơ quan quản lý cũng đưa ra được hướng dẫn cho người
dân có nên ăn hải sản hay khơng, loại gì và có những cam kết với dân. Nếu
cứ để tình hình “mơng lung” như hiện nay, ngư dân quả là khốn đốn!”.
Trong đoạn bình luận trên, Lê Thanh Phong đưa ra chi tiết bình bàn rất logic,
từ việc dẫn lại lời Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, anh đưa ra lời bình rằng
tiến sĩ nhiều, giáo sư nhiều mà đến lúc cần lại phải mời chuyên gia nước
ngoài sao? Đồng thời, nhà báo cũng thể hiện thái độ thất vọng của mình qua
các chi tiết “nghe ra hơi buồn lòng”. Qua các chi tiết đó, quan điểm của nhà
báo được thể hiện rất rõ ràng: nghi vấn, cảm thấy vô lý, cần lời giải đáp
thích đáng từ phía chính quyền.


Đặc biệt, nếu trong bài viết, nhà báo đưa vào các chi tiết số liệu cụ thể
hoặc các hình ảnh ẩn dụ, quan điểm của họ sẽ hiện lên chân thực hơn. Trong
bài Có dân nào “quen” với vịi vĩnh, hối lộ (14/4/2016, Đào Tuấn, Lao
Động điện tử) đưa ra một chi tiết ẩn dụ rất đắt: “5.000 đồng - Một ổ bánh
mì. Một bữa sáng đạm bạc.5.000 đồng người ta cũng vòi. Và còn 5.000
đồng cũng bị vòi vĩnh.” Chi tiết ẩn dụ này vừa đơn giản, vừa mang ý nghĩa
trừu tượng mà khi cho vào tác phẩm báo chí, quan điểm của nhà báo trở nên
sắc bén hơn, thâm thúy hơn. Đối với người đọc, họ thường để mắt đến
những con số hơn là chữ, chính nhờ vậy, những chi tiết này khiến họ có ấn
tượng hơn với bài báo, hiểu rõ hơn thái độ của người viết bài.
Tuy nhiên, để quan điểm nhà báo khách quan hơn, nên hạn chế các chi

tiết tả, kể quá hoa mĩ hoặc các chi tiết “cái tôi cá nhân”. Nên nhớ rằng, quan
điểm của nhà báo bị chi phối bởi sự thật khách quan của sự kiện. Mặc dù,
người viết có thể cảm thấy rất buồn hoặc rất bức xúc, nhưng khơng thể vì
vậy mà tơ đen hoặc tơ hồng sự thật bằng quan điểm cá nhân mình. Lấy ví dụ
khơng phải từ báo Tuổi trẻ Online hay Lao Động điện tử, đó là bài Hồn ma
bạn gái Nguyễn Đức Nghĩa thường xuyên hiện về kêu oan? (10/11/2014,
www.phapluatso.com) thay vì khai thác các chi tiết trong vụ án kẻ sát nhân
Nguyễn Đức Nghĩa sát hại bạn gái dã man do ghen tng thì lại khai thác chi
tiết tâm linh bí ẩn, hoang đường, khơng có căn cứ: “Lúc đó cũng q 12 giờ
rồi, trời lại sáng trăng. Khi đi đến gần cửa mở ra tầng thượng thì cứ nghe
thấy tiếng khóc than văng vẳng. Anh này cũng cứng bóng vía cho rằng đó có
thể ai đó thất tình hay gặp chuyện buồn lên đây ngồi khóc, Càng tiến lại gần
thì tiếng khóc càng lớn, khi mà cự ly cách nhau chỉ vài mét thì anh này bỗng
nhiên bật ho, chỉ trong chớp mắt, tiếng khóc đó cũng chẳng cịn, bóng người
ngồi cũng biến mất nhanh chóng..” Chưa tính đến tính xác thực của thông
tin, nhưng việc khai thác các chi tiết như trên gây hoang mang cho người


đọc, cũng như khoét sâu thêm nỗi đau của gia đình nạn nhân. Qua những bài
viết như vậy, khơng biết là quan điểm của nhà báo là gì, thương cảm, bất
bình hay chỉ là kẻ ngồi lê đơi mách khơng có một chính kiến cá nhân nào?
Như vậy, sử dụng chi tiết để thể hiện quan điểm là vô cùng cần thiết
và cũng rất cần lưu ý.
2.2.5 Về cách lựa chọn ngôn ngữ
Ngôn ngữ là yếu tố vừa thể hiện tác phẩm báo chí ở mặt nội dung, vừa
ở mặt hình thức. Thơng thường, quan điểm, thái độ của nhà báo như thế nào
thì ngơn ngữ, giọng điệu thể hiện trong bài báo mang tính chất như thế đó.
Nếu thái độ là tán dương, ủng hộ thì giọng điệu chắc chắn sẽ tích cực, từ ngữ
tươi sáng hơn. Nếu thái độ là bức xúc, khơng hài lịng, đặt nghi vấn thì tần
suất sử dụng các câu hỏi, các từ cảm thán nhiều hơn. Cứ như vậy, tùy vào

tầng cảm xúc của người viết mà ngôn từ sẽ được trau chuốt theo những cách
khác nhau.
Xét một số ví dụ khi nhà báo thể hiện quan điểm khơng hài lịng như
sau. Trong bài Bánh to thế, Tổ nào dám chứng! (20/4/2016, Cát Khuê,
Tuổi trẻ Online) nhà báo đặt vấn đề về việc có nên làm các loại bánh khổng
lồ: “Nhiều ý kiến đồng nhất cho rằng thay vì làm một chiếc bánh chưng thật
to như kể trên, làm thành hàng ngàn chiếc bánh chưng nhỏ, rồi xếp vào
thành chiếc bánh chưng lớn để cúng Tổ, sau đó chia cho mọi người có phải
“tốt đời, đẹp đạo” hơn khơng? […] Đấy, có mỗi chiếc bánh cúng Tổ, lòng
thành đến đâu chưa biết, nhưng lòng thành đâu phải cứ to, to mãi, to nhất
mới là lịng thành cúng giỗ? Nhớ tích xưa, Lang Liêu được vua cha chọn kế
vị đâu phải nhờ món ăn to, sang cả mà chính là nhờ thứ bánh chưng bánh
giầy giản dị, đơn sơ, nhỏ nhắn nhưng đầy ắp ý nghĩa”. Câu hỏi được người
viết đặt ra liên tục và chủ yếu là những câu hỏi mang tính chất gợi mở, gợi ý
chứ không chỉ là câu nghi vấn thơng thường. Một số từ mang tính chất văn


nói như “đấy”, “đâu phải … mới là”, “tốt trời, đẹp đạo” khiến cho bài báo
thực hơn, thái độ không hài lòng của nhà báo hiện lên chân thật hơn.
Trong bài Vụ cá chết biển chết hàng loạt: “Chất độc đó đến Bộ
cũng khó tìm ra?” (26/4/2016, Nguyễn Duy Xn, Lao Động điện tử), rất
nhiều đoạn người viết thể hiện thẳng thắn sự bức xúc của mình: “Có lẽ vị
lãnh đạo sở khơng phải tự nhiên buột miệng mà nói như thế, cũng không
phải bị "khớp miệng" như các vị lãnh đạo bộ nọ khi báo cáo với cấp trên
khiến cho líu lưỡi mà nói chữ "tác" ra chữ "tộ" […] Đó khác chi là một lời
tự thú của lãnh đạo Formosa. Họ đã đánh bài ngửa. Vậy có cần chi việc
truy tìm chất độc gây cá chết hàng loạt nữa? Dường như mọi sự đã được
sắp đặt, an bài. Chỉ có dân miền Trung phải khóc rịng vì… biển chết”. Một
đoạn bình luận ngắn nhưng nhà báo đã sử dụng rất nhiều tính từ, động từ
mạnh như “buột miệng”, “khớp miệng”, “líu lưỡi”…và các hình ảnh so sánh

“đánh bài ngửa, “mọi sự đã được sắp đặt, an bài”... Giọng điệu qua đó nghe
vừa châm biếm, vừa bức xúc.
Cịn ở trong bài Chết nỗi, trách nhiệm lại thuộc về nhân dân
(7/4/2016, Đào Tuấn, Lao Động điện tử), nhà báo bày tỏ cảm xúc ngã ngửa,
bàng hồng khi những cơng trình nghìn tỉ cứ xây rồi bỏ, chỉ có nhân dân là
chịu tiền, chịu thuế thay: “Chao ơi, tồn những trăm tỉ, ngàn tỉ! Chao ơi,
tồn mồ hơi nước mắt của dân! […] Chỉ chết nỗi, cái cần thiết cấp bách
trong “ý nghĩa, mục đích” ấy lại rất đúng quy trình để không thể quy trách
nhiệm cho bất cứ chữ ký nào. Chỉ chết nỗi những lãng phí sờ sờ ra đó mà
rút cục, trách nhiệm là tại “khách quan”, tại “bất khả kháng”. Và chết nỗi,
chưa biết đến bao giờ với những tiền lệ về lãng phí, thiếu hiệu quả và trách
nhiệm thuộc về...nhân dân” này, căn bệnh lãng phí trong đầu tư cơng mới
có thể chấm dứt”. Ngay từ tiêu đề, nhà báo đã cho người đọc cảm nhận được
quan điểm của mình trong vấn đề này đó là nỗi thất vọng. Thất vọng đến nỗi


phải thốt lên 2 lần “chao ôi”. Từ “chao ôi” không phải là từ thường xuất hiện
trong các văn bản báo chí, thay vào đó là những văn bản nghệ thuật. Thế
nhưng, trong trường hợp nhà báo muốn thực sự bức xúc, thực sự muốn lên
tiếng, họ sử dụng những từ cảm thán cho bài viết để tăng tính truyền cảm
cho tác phẩm của mình. Ngồi ra, Đào Tuấn cịn sử dụng phép điệp từ, điệp
cấu trúc câu để tăng tiến mức độ thất vọng của mình đối với việc tiền bị ném
ra ngồi cửa sổ như vậy. Khơng hề khó để nhận ra quan điểm của nhà báo
được thể hiện trong tác phẩm này.
Đối với những tác phẩm mang chiều hướng tích cực, ngơn từ, giọng
điệu lại mang một sắc thái hồn tồn khác. Trong bài Cơng an xin lỗi, dân
nói tha thứ (13/4/2016, Lê Thanh Phong, Lao Động điện tử), nhà báo viết ở
sapo: “Trung úy Nguyễn Văn Bắc - công an phường Trung Liệt, Đống Đa,
Hà Nội - đã có một bài học quý giá về thái độ ứng xử của mình trước người
dân sau vụ nhổ nước bọt gây sóng gió trong dư luận. Con người cần phải

đối xử với nhau có văn hóa, là sĩ quan cảnh sát khu vực, ngồi sự lịch sự
thơng thường, còn đòi hỏi sự chuẩn mực của một người thực thi cơng vụ
[…]”. Ngay từ những dịng đầu tiên, người viết đã cho người đọc cảm nhận
thái độ nhã nhặn, hịa bình qua việc sử dụng nhiều từ ngữ nhẹ nhàng và lịch
sự như “bài học quý giá”, “đối xử với nhau có văn hóa”, “sự chuẩn mực của
một người thực thi công vụ”. Tác giả tiếp tục triển khai bằng nhiều lý lẽ mà
chủ yếu là những lý luận đời thường, không sách vở nào quy định: “Việc tổ
chức xin lỗi dân của Công an quận Đống Đa đáng được ghi nhận, trân
trọng. Rất mong công an nhiều nơi khác cũng lấy sự kiện này làm
gương. Người nhận mình sai và sẵn sàng nói lời xin lỗi đã là sự ứng xử đẹp,
thái độ của người nhận lời xin lỗi có đẹp hay khơng lại là chuyện khác.
[…]Bỏ qua cho nhau, tha thứ cho nhau rất cần trong lúc này, khi mà con
người đang ngày càng trở nên ích kỷ và ác tâm. Mỗi người đều có quá nhiều


×