Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận cao học, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN của báo MẠNG điện tử HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.02 KB, 15 trang )

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
Từ khóa: xu hướng phát triển; báo mạng điện tử; hiện nay, ngày nay
Đặt vấn đề:
Báo mạng điện tử là phương tiện truyền thông đại chúng ra đời muộn
hơn truyền hình, báo in, phát thanh. Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì
“phát thanh đưa tin, truyền hình minh hoạ, báo in minh hoạ và giải thích”.
Nhưng giờ đây báo mạng điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát
thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng. Báo mạng điện tử trở thành
kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, đặt các phương tiện truyền thông đại
chúng truyền thống vào một cuộc đua quyết liệt. Bản thân nó mang trong
mình sức mạnh của phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống, nhưng
do kết hợp với mạng máy tính mà nó có nhiều điểm ưu việt riêng. Báo mạng
điện tử có nhiều ưu thế vượt trội so với các phương tiện truyền thông đại
chúng khác ở khả năng tương tác, tương tác qua lại giữa báo chí - công chúng
và giữa công chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận, tạo điều kiện thuận lợi
nhất tạo lên diễn đàn báo chí; khả năng đa phương tiện; tính thời sự với khả
năng cập nhật thông tin nhanh mới, nóng và nằm ở tâm điểm – tính thời sự
của báo mạng điện tử đạt đến tính phi định kỳ; ngồi ra báo mạng điện tử cịn
có khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thơng tin nhanh nhất.
Chính vì vậy, báo mạng điện tử sẽ phát triển như thế nào và tương lai
của nó sẽ ra sao? Đó chính là điều đặc biệt thơi thúc em thực hiện và hoàn
thành tiểu luận này.
Giải quyết vấn đề:
1. Xu hướng tất yếu của báo mạng điện tử nói chung
1.1. Web 2.0: Xu hướng tất yếu của báo mạng điện tử


Ngày nay, tốc độ phát triển của báo mạng điện tử được ví như “vũ bão”
khi được tiếp sức bởi những thành tự to lớn về công nghệ thông tin. Và một
trong những thành tựu của công nghệ thông tin làm nên xu hướng phát triển
tất yếu của báo mạng trong tương lai đó là Web 2.0


Cơng nghệ Web 2.0 đang xuất hiện khắp nơi trong thế giới Internet và
tác động lớn đến thói quen duyệt web của người sử dụng. Tuy nhiên, chưa
một khái niệm nào về xu hướng này đủ bao quát và thỏa mãn tất cả mọi
người. Thuật ngữ web 2.0 là một khái niệm khá trừu tượng, mặc dù Web 2.0
được xem là tương lai của báo điện tử tồn cầu nhưng ứng dụng của nó ra sao
thì ngay cả tổng biên tập của nhiều tờ báo vẫn cịn nhận định rất mơ hồ về nó.
Web 2.0 khơng phải là cái gì hồn tồn mới mà nó là sự phát triển của web
hiện tại. Nó vẫn là web như chúng ta dùng từ trước tới nay chỉ có điều chúng
ta sẽ làm việc với nó theo một cách hoàn toàn khác
Web 1.0: chủ yếu là phương tiện phát tin gồm các website “đóng” của
các hãng thơng tấn hay các cơng ty nhằm mục đích tiếp cận độc giả hay khách
hàng hiệu quả hơn
Web 2.0 là phương tiện chia sẻ thơng tin. Ở đó, người tiêu dùng đang
dần trở thành người sản xuất ra những nội dung thơng tin cho chính mình.
Web 2.0 cịn được gọi là mạng xã hội hay tờ báo công dân.
Khái niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty – Phó chủ tịch của
OReilly Media – đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất do OReilly Media
và MediaLive International tổ chức vào tháng 10/2004.
Web 2.0 còn được gọi là mạng xã hội, thế hệ thứ hai của cộng đồng cư
dân mạng. Ở đó, thơng tin do chính độc giả tạo ra. Web 2.0 cho phép mọi người
có thể đưa lên mạng bất cứ thơng tin gì. Với số lượng người tham gia rất lớn,
đến mức độ nào đó, qua q trình sàng lọc, thông tin sẽ trở nên vô cùng giá trị.


Một đặc điểm quan trọng của giao diện web 2.0 đó là sự tương tác giữa
độc giả vả tịa soạn. Trong mơ hình này, độc giả chính là tác giả của bài báo.
Trong cuộc sống hằng ngày, khi muốn nêu ra quan điểm, ý kiến hay phản ánh
về một sự việc nào đó, độc giả gửi tin bài tới cho tòa soạn. Những tin bài của
độc giả sẽ tạo ra một cái nhìn đa chiều hơn. Danny Dagan – trưởng bản đại
diện báo điện tử của News Group Digital (Vương quốc Anh) – nhấn mạnh

trong bài báo cáo của mình: “Hãy để độc giả tạo ra cuộc đối thoại” – hay có
thể hiểu độc giả chính là tác giả của bài báo. Theo ông, những bài viết của độc
giả thường có chất lượng cao vì họ khơng phải chịu những sức ép của tòa
soạn và được viết trong tâm trạng nhiều cảm hứng. “Nếu bạn coi thường ý
kiến của độc giả, bạn đã hoàn toàn sai lầm” – Danny khẳng định.
Những tập đồn báo chí trên thế giới đang áp dụng web 2.0 như tờ The
Sun (Anh), News24.com (Nam Phi), The Asashi Shimbun (Nhật Bản),
Sinchew-i.com (Malaysia), Sanoma (Phần Lan), Los Angeles Times (Mỹ),
Gatehouse Media (Mỹ)
Như vậy với việc sử dụng Web 2.0 càng thấy được xu hướng phát triển
ngày càng chiếm vị trí quan trọng so với các loại hình báo chí khác của báo
điện tử. Như các chuyên gia nhận định: “chỉ trong vòng 5 năm tới, báo điện tử
sẽ trở thành một phương tiện thông tin đại chúng được nhiều người đọc nhất
trên thế giới. Đó là khi mạng Internet tồn cầu đã có mặt ở khắp mọi nơi và
máy tính đã được phổ cập tới tất cả mọi gia đình. Đặc biệt là khi nó đã được
kết hợp với hàng loạt các chức năng giải trí khác như xem phim, mua bán, kết
bạn… qua Internet”.
1.2.

Robot làm báo

Tại các tịa soạn hiện đại, giờ đây người ta có thể dùng nhiều công cụ,
đặc biệt là các não bộ (trí tuệ) nhân tạo và những tiến bộ tin học để giúp các


nhà báo có được những bản tin chất lượng hơn. Một số tòa soạn đã phát triển
những hệ thống được coi là các “nhà báo robot”.
Robot có thể làm một cách dễ dàng nhiều công việc mà các nhà báo
phải khó khăn mới hồn thành được. Nó giúp thu thập hàng loạt thơng tin, sắp
xếp, sàng lọc và phân tích số liệu theo mục đích một cách nhanh chóng và

cung cấp kết quả cuối cùng cho các nhà báo.
Sẽ có nhiều “nhà báo robot” trong tương lai không xa
Dựa trên thành quả lao động của các “phóng viên robot”, nhà báo có
thể viết được những bản tin, câu chuyện sâu sắc và thuyết phục hơn.
1.3. Tăng tính tương thích đối với người dùng
Các tòa soạn đang tập trung vào nghiên cứu thói quen người đọc để đưa
ra những gợi ý nội dung phù hợp nhất cho người dùng. Điểm quan trọng nhất
trong chiến lược này là việc nghiên cứu hành vi độc giả phải đi kèm với
những phân tích về thị hiếu tin tức và địa điểm của người đọc theo thời gian
thực để đưa ra những gợi ý thông tin phù hợp nhất với họ.
Đây sẽ là một xu hướng tất yếu đối với các tòa soạn báo trong thời đại
thiết bị di động đang lên ngôi. Khác với trước kia, khi người đọc thường ở
trạng thái “tĩnh” khi tiếp nhận thơng tin, giờ đây độc giả có thể cập nhật tin tức
từ khắp nơi và ngay cả khi đang di chuyển chỉ với một chiếc điện thoại trên tay.
1.4. Báo điện tử và sự gắn kết với mạng xã hội
Mạng xã hội vẫn tiếp tục là cuộc chơi mà tất cả các tờ báo đều phải gia
nhập nếu muốn tồn tại và phát triển trong giai đoạn này. Xu hướng này thể
hiện rõ ràng nhất qua sự “mất giá” của trang chủ của các tờ báo mạng.
Ngày càng có nhiều người bắt đầu “lướt tin” từ mạng xã hội
Người ta không vào đọc tin của các báo từ cửa chính nữa. Họ khơng
cịn dạo quanh từ tờ này đến tờ khác nữa. Họ vào đọc tin, bài từ giới thiệu
(referal) của nơi khác, đa phần là Facebook và các mạng xã hội khác, từ các


“siêu thị tin tức” như Google News hay Yahoo News, từ gợi ý của bạn bè qua
email, tin nhắn và từ kết quả tìm kiếm.
Chính vì vậy số lượng người đọc New York Times trực tiếp từ trang
chủ trong hai năm qua đã giảm đến 80 triệu lượt người. Đến giờ trong 10
người vào đọc New York Times, chỉ chưa đầy 3 người vào đọc theo lối cửa
chính, tức là vào từ homepage.

Ở những tờ báo ít danh tiếng hơn, đến 80-90% lượng người vào đọc là
từ các nguồn giới thiệu đa dạng trong khi chỉ có 10% vào trực tiếp từ địa chỉ
của trang chủ.
Điều đó có nghĩa là, ngày càng có ít người biết đến tờ báo qua “cửa
chính” mà thường là qua những “lối tắt, cửa phụ”, đó chính là mạng xã hội và
những trang, ứng dụng dẫn tin, trong đó mạng xã hội đang giữ một vai trị
quan trọng.
1.5. Cuộc đua về cơng cụ tìm kiếm
Có hai cuộc đua diễn ra song song giữa các tòa soạn về xu hướng này:
cuộc đua phát triển công cụ tìm kiếm nội trang và cuộc đua thứ hạng tìm kiếm
bằng công cụ của Google (SEO). Ở cuộc đua thứ nhất, các tịa soạn cần phải
phát triển cơng cụ tìm kiếm trong chính trang báo của mình, bằng cách hệ
thống phân loại tin tức, gắn thẻ nội dung, đồng thời tăng tính “nhạy” và thơng
minh của cơng cụ tìm kiếm nội dung trang. Đây là một phần quan trọng trong
chiến lược cải tiến kỹ thuật của các tờ báo điện tử.
Về cuộc đua cải tiến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm trực tuyến (SEO),
đây sẽ là cuộc đua của tất cả các trang báo mạng trong “thời đại của Google”,
khi mà mọi thứ đều có thể tìm kiếm được nhờ Google, không loại trừ tin tức.
Sự phát triển của các cơng cụ tìm kiếm địi hỏi các trang báo mạng phải biết
giả định, vào vai người dùng và có những báo cáo về hành vi người dùng để


viết ra các bản tin, xây dựng các từ khóa, các nội dung sao cho tương thích
nhất với yêu cầu tìm kiếm của độc giả.
1.6. E-magazine - Xu hướng phát triển của báo điện tử
Các bài báo điện tử được thiết kế theo phong cách tạp chí (bài emagazine) trở nên phổ biến trong những năm gần đây như một xu thế. Đây
được xem là bước cải tiến của báo chí, đồng thời là yếu tố cạnh tranh giữa
nhiều tờ báo điện tử hiện nay và cũng là thách thức lớn giữa kỉ nguyên công
nghệ thông tin biến động không ngừng.
Khi tiếp cận một bài E-magazines, ta có cảm giác đang đọc báo phiên

bản mobile trên máy tính, hoặc đang thưởng thức một trang tạp chí được thiết
kế cầu kì.
2. Sự phát triển báo mạng điện tử ở Việt Nam - Báo mạng sẽ trở
thành loại hình truyền thơng chủ lực
Sự phát triển của báo mạng là sự phát triển của ngành công nghệ thông
tin trong xã hội hiện đại. Thay vì việc phải ra khỏi nhà để mua một tờ báo,
hay bật tivi, radio để đón xem từng chương trình mà mình u thích nhưng lại
khơng chủ động về thời gian để đón xem các thơng tin đó, thì giờ đây họ chỉ
cần vào mạng truy cập là đã nhanh chóng làm chủ được các tin tức mà mình
muốn.
Khơng thể phủ nhận rằng “kỷ nguyên số” đã và đang giúp cho nền báo
chí tồn thế giới phát triển nhanh hơn về mọi mặt. Riêng với báo điện tử ngày
nay, thông tin thời sự được cập nhật theo từng giây chứ khơng cịn tính theo
giờ. Cơng nghệ liên tục phát triển ngày càng tạo thêm thế mạnh cho báo
mạng, còn báo in ln chịu thiệt về tính cạnh tranh trong thơng tin.
Song song đó, mạng xã hội bùng nổ là một lợi thế cho "báo chí cơng
dân" phát triển. Một sự kiện xảy ra, khi nhà báo chưa có mặt thì chính độc giả
đã trở thành nguồn tin, là những phóng viên truyền tải thơng tin rất nhanh đến


bạn đọc khác, thơng qua Tịa soạn báo. Thế nhưng, cũng vì tính chất nhanh
nhạy, tức thời vượt trội, lan truyền rộng mà sự chắt lọc thông tin để lại nhiều
lỗ hổng, dễ vướng phải những sai sót, thiếu chính xác vì chưa được thẩm
định.
Tại Việt Nam, mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng báo mạng điện tử đã
nhanh chóng khẳng định được vai trị và vị trí của mình trong lịng độc giả, nó
khơng ngừng tăng tốc để bắt kịp báo in, phát thanh và truyền hình với tốc độ
tăng tới chóng mặt. Bởi vì cơng chúng ngày càng có xu hướng tiếp cận với
nguồn thơng tin hiện đại như báo mạng điện tử nhiều hơn. Các nhà chuyên
môn có thể dễ dự đốn được báo mạng điện tử trong tương lại khơng xa sẽ là

món ăn tinh thần khơng thể thiếu của độc giả.
Chính bởi tính mới, nhanh và hiện đại của mình, báo mạng điện tử đang
và sẽ đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thơng tin ngày càng cao của cơng chúng,
chính nhờ khả năng cạnh tranh thơng tin một cách chóng mặt của báo mạng sẽ
là ưu thế để nó phát triển xa hơn và khơng thể thiếu trong tương lai. Món ăn
“ngon, bổ, rẻ” sẽ không bao giờ bị thực khách từ chối và thực tế tới bây giờ
Việt Nam với hàng trăm tờ báo mạng điện tử và trang thông tin điện tử của
các cơ quan báo chí khác nhau đang tạo ra bức tranh hài hòa nhiều màu sắc
cho báo mạng điện tử Việt Nam.
Trước đó, khi nói về quy hoạch báo chí, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết "sẽ tập trung vào nâng cao chất
lượng, báo điện tử sẽ trở thành loại hình truyền thơng chủ lực, hiện đại với
nhiều ưu điểm".
Trao đổi tại hội thảo “Báo điện tử trong cuộc cạnh tranh thông tin” mới
đây, ơng Phạm Huy Hồn, Tổng Biên tập Báo Dân trí cho biết, báo điện tử
đang có những bước phát triển không ngừng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu


thơng tin của độc giả, trong đó yếu tố “mới” trong thơng tin đóng vai trị
quyết định trong việc thu hút độc giả trên mạng Internet.
Ngoài ra, với các tờ báo điện tử, việc sử dụng những trình duyệt, giao
diện thân thiện và thể hiện tính tương tác cao đóng vai trị cực kỳ quan trọng.
Theo đó, xu hướng độc giả trở thành người viết báo đã và đang mang lại hiệu
quả thiết thực trong việc phát huy thế mạnh của báo điện tử trong thời đại
cạnh tranh thông tin giữa các loại hình báo chí, giữa các báo điện tử với nhau
ngày càng mạnh mẽ.
Thông tin về quy hoạch báo chí đến năm 2020 được lãnh đạo Bộ Thơng
tin và Truyền thơng chia sẻ tại hội nghị báo chí tồn quốc thì đến năm 2020,
báo điện tử trở thành loại hình báo chí chủ lực của cơ quan truyền thơng.
Riêng các Đài phát thanh, truyền hình sẽ bảo đảm chương trình tự sản xuất

đạt 60%, tỉ lệ chương trình khai thác trên một kênh truyền hình khơng vượt
q 30%.
Có thể nói, nhu cầu tiếp cận thơng tin của độc giả trong thời đại cơng
nghệ số là rất lớn, vì thế, các trang báo điện tử, các trang mạng thông tin tổng
hợp xuất hiện như “nấm sau mưa”. Không thể phủ nhận lợi thế của báo điện
tử và các trang mạng bởi nó giúp người đọc nhanh chóng tìm được nhiều
kênh thơng tin mình cần, nhưng chính sự cạnh tranh q khắc nghiệt của mơi
trường số đang khiến khơng ít tờ báo điện tử đi chệch hướng, ảnh hưởng tiêu
cực đến người đọc.
Hiện nay báo điện tử đang phát triển rầm rộ với lượng thông tin áp đảo
hằng ngày. Thế nhưng trong thực tế thời gian qua, báo điện tử cũng đã bộc lộ
những vấn đề: vi phạm bản quyền, xâm phạm đời tư, phỉ báng gây tổn hại
danh dự cá nhân, ngụy tạo hình ảnh và siêu liên kết với các mạng ngoài... Xã
hội sẽ bị phơi nhiễm bởi ngày nào trên mạng cũng đầy rẫy tin tức khiêu dâm,


bạo lực theo dạng “bỏng mắt", “đắng lòng”. Đây là những nhóm vấn đề
nghiêm trọng nhất của báo mạng hiện nay.
Việc phát triển báo mạng điện tử là vấn đề tất yếu, tuy nhiên cũng cần
phải “lập lại trật tự” của báo điện tử, trang tin điện tử, mạng xã hội trong thời
đại hiện nay. Hơn ai hết, cơ quan báo chí, nhà báo cần phải nâng cao ý thức
pháp luật và thực hiện pháp luật nghiêm túc.
3. Dự báo những xu hướng mới về báo mạng điện tử Việt Nam
trong tương lai
3.1. Nhanh hơn:
Tính tức thời và phi định kỳ tiếp tục được các tờ báo mạng điện tử khai
thác tối đa nhằm thoả mãn nhu cầu cập nhật thông tin của công chúng. Điều
này không chỉ những tờ báo mạng điện tử độc lập như VnExpress,
VietNamNet, VnMedia… mà các tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in,
đài phát thanh, truyền hình cũng ngày càng quan tâm đến tốc độ cập nhật

thông tin.
3.3.2. Đa dạng hơn:
Theo khảo sát, hầu hết các tờ báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay đều
chưa tận dụng và phát huy hết các ưu thế của loại hình. Vì vậy, việc đầu tư để
có sự phát triển đầy đủ và đồng bộ các ưu thế trên trong tương lai có thể là sự
quan tâm hàng đầu của nhiều toà soạn báo mạng điện tử.
Các tờ báo mạng điện tử của Việt Nam sẽ chú ý nhiều hơn tới khả năng
đa phương tiện. Đó khơng phải là sự xuất hiện rời rạc mà phải là sự kết hợp
hài hoà giữa các yếu tố văn bản, hình ảnh (động, tĩnh), âm thanh, đồ hoạ…
trong một sản phẩm báo chí. Gần như ngay lập tức cùng với những mẩu tin
ngắn bằng văn bản là những đoạn hình ảnh, âm thanh được truyền trực tiếp
trên trang chủ của báo mạng điện tử sẽ tạo ra sự hấp dẫn, sống động đặc biệt
cho công chúng. Bên cạnh việc biên tập, sưu tầm, phát lại các chương trình


của nhiều kênh truyền hình, các trang web chia sẻ video thì các tờ báo mạng
điện tử sẽ đầu tư để tự sản xuất ra các sản phẩm đa phương tiện của riêng
mình. Và khá nhiều trong số đó là những chương trình tin tức, phóng sự mang
tính chính trị, xã hội chứ không chỉ đơn thuần là những thông tin giải trí (âm
nhạc, phim truyện, hài hước…)
3.3. Tương tác nhiều hơn:
Tờ báo lúc này không đơn thuần làm nhiệm vụ cung cấp thơng tin mà
cịn tạo điều kiện giúp độc giả chủ động trong việc tận hưởng thông tin, chú ý
nhiều hơn đến việc kéo độc giả vào những hành vi mang tính cộng tác, tham
gia phản hồi và tái phản hồi thơng tin một cách tích cực.
3.4. Chun sâu hơn:
Hiện nay hầu hết các tờ báo mạng điện tử của Việt Nam đều là những
tờ báo đưa thông tin tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Trong tương lai sự ra đời của các tờ báo chuyên ngành, khai thác chuyên
sâu một lĩnh vực, phục vụ cho một đối tượng bạn đọc ở một ngành nghề nhất

định sẽ có thể là hướng đi mới
.3.5. Uy tín hơn:
Trong thế giới thơng tin của Internet, đôi khi bạn đọc bị lạc lối, sai
đường. Vì vậy, sự định hướng và tính chính xác của thơng tin sẽ là những yếu
tố níu giữ bạn đọc. Với lợi thế có một đội ngũ phóng viên, biên tập viên
chuyên nghiệp, được tích luỹ vốn sống và kinh nghiệm làm báo nhiều năm,
vững vàng về chính trị, linh hoạt trong xử lý các tình huống nhạy cảm, lại
cộng thêm thương hiệu và uy tín lâu năm trong lịng độc giả, những tờ báo
mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, đài phát thanh, đài truyền hình lớn đang
dần khẳng định vị thế của mình, có triển vọng trở thành những tờ báo mạng
điển tử hàng đầu Việt Nam.
3.6. Rộng hơn:


Nếu muốn vươn ra thế giới và trở thành những tờ báo khơng chỉ của
người Việt thì những tờ báo mạng điện tử Việt Nam phải nhanh chóng tính
đến phương án cho ra đời phiên bản bằng tiếng nước ngoài như tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Đức… Và chiều hướng này cũng đã và đang được các tờ
báo tính đến. Đi đầu là Nhân Dân điện tử, rồi đến Thanh niên…
3.7. Gắn kết với mạng xã hội:
Mạng xã hội vẫn tiếp tục là cuộc chơi mà tất cả các tờ báo đều phải gia
nhập nếu muốn tồn tại và phát triển trong giai đoạn này.
Sự thay đổi của công nghệ sẽ dẫn đến sự thay đổi thói quen trong tiếp
nhận thơng tin của độc giả. Hiện tại, ngồi màn hình máy vi tính, độc giả cịn
có thể tiếp nhận thơng tin báo mạng điện tử bằng các thiết bị điện tử khác, ví
dụ như điện thoại di động. Theo số liệu của các mạng di động thì tổng thuê
bao di động ở Việt Nam hiện nay khoảng 120 triệu. Như vậy, xu hướng phục
vụ nhu cầu thông tin của độc giả báo mạng điện tử thông qua điện thoại di
động là rất sáng sủa. Và trên thực tế đã có nhiều tờ báo mạng điện tử đã cung
cấp thông tin cho độc giả theo hướng này.

3.8. Cuộc đua về công cụ tìm kiếm:
Sự phát triển của các cơng cụ tìm kiếm địi hỏi các trang báo mạng phải
phát triển cơng cụ tìm kiếm trong chính trang báo của mình, xây dựng các từ
khóa, các nội dung sao cho tương thích nhất với yêu cầu tìm kiếm của độc giả.
Các đặc điểm tương tác trên báo mạng điện tử sẽ được tập trung khai
thác vừa nhằm giữ chân các độc giả trung thành vừa kéo theo sự quan tâm của
các độc giả mới. Các yếu tố như siêu liên kết, công cụ tìm kiếm… trong các
trang báo, tờ báo sẽ được tăng thêm để tạo sự liên kết, di chuyển bên trong
giữa các khối tin tức và tăng khả năng tương tác của tờ báo. Các nhà báo sẽ
coi việc trả lời thơng điệp của độc giả như là thói quen hàng ngày, độc giả
cũng cảm thấy hào hứng hơn trong việc phản hồi và cung cấp thông tin. Tờ


báo lúc này không đơn thuần làm nhiệm vụ cung cấp thơng tin mà cịn tạo
điều kiện giúp độc giả chủ động trong việc tận hưởng thông tin, chú ý nhiều
hơn đến việc kéo độc giả vào những hành vi mang tính cộng tác, tham gia
phản hồi và tái phản hồi thơng tin một cách tích cực.


Kết luận:
Báo mạng điện tử – kết quả của sự tích hợp giữa cơng nghệ, Internet và
ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt, làm thay
đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin.
Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ báo chí nước nhà hiện nay
khơng ngừng lớn mạnh, trường thành. Bằng những hoạt động quan trọng và
thiết thực, báo chí đã khẳng định vai trị của mình trong cơng cuộc đổi mới
của Đảng và Nhà nước, xung kích trên mặt trận tư tưởng, mang sức mạnh cổ
động và tuyên truyền trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hoạt động
báo chí, đã tạo ra cuộc đua như vũ bão giữa các phương tiện truyền thông đại
chúng. Trong cuộc đua ấy, báo mạng điện tử đã dần khẳng định được vị thế

quan trọng và ngày càng không thể thiếu được với nhân dân. Trong sự phát
triển thông tin như vũ bão ấy, báo điện tử càng ngày càng bộc lộ những tác
dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thơng
tin lớn vô cùng, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về
không gian và thời gian, biên giới quốc gia, thoả mãn nhu cầu thông tin và
hưởng thụ văn hố của nhân dân. Ngồi ra, chính các nhà báo phải có tinh
thần trách nhiệm với chính các thơng tin mà mình đưa ra, các thơng tin vừa
đảm bảo tính chính xác, vừa mang lại lợi ích cho nhân dân và đất nước. Bên
cạnh đó, chính cơng chúng cần học cách chủ động với nguồn in minh tiếp
nhận, phải luôn nghi ngờ và kiểm tra thông tin trên báo bằng nhiều cách khác
như: so sánh giữa các báo, tìm về thông tin gốc…



Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thế Kỷ, Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2013
2. Nguyễn Thị Trường Giang, Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản,
NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội - 2010
3. Nguyễn Trí Nhiệm, Báo mạng điện tử: đặc trưng và phương pháp
sáng tạo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2014
4. Hà Minh Đức, Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại
Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội – 2004.
5. Đỗ Chí Nghĩa, Đinh Thị Thu Hằng, Báo chí và mạng xã hội, NXB
Lý luận chính trị, Hà Nội - 2014
6. Tập bài giảng Báo chí trực tuyến ( Nguyễn Minh Sơn, Bùi Tiến
Dũng, Ðỗ Anh Ðức)
7. Nguyễn Thị Trường Giang, Nguyễn Hoàng Lan Chi, Đề tài khoa
học Xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt
Nam hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2014
8. Tạ Ngọc Tấn, Bùi Văn Doanh, Đề tài khoa học cấp cơ sở Xu hướng

phát triển của tiểu phẩm báo chí hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
2004
9. Các thủ thuật làm báo điện tử, Nhiều tác giả, NXB Thông Tấn, Hà
Nội - 2003
10. Hướng dẫn tìm kiếm trên Internet và viết báo của hang thông tấn
AP ( NXB Thông Tấn)
8. Website http:// Nhabaovietnam.com
12. Website báo trực tuyến Dân Trí: Dantri.com.vn
13. Website báo trực tuyến Lao Động : Laodong.com.vn


15. Website báo trực tuyến Vietnamnet: Tuần Việt Nam ( Chun trang
về Báo chí Truyền thơng của báo điện tử Việt Nam Net)
16. Website báo trực tuyến Vnexpress
17. Các link bài viết:
(Phó trưởng ban Tuyên
giáo Trung ương)
/> /> /> /> /> /> />%C6%B0%E1%BB%9Bng-phat-tri%E1%BB%83n-c%E1%BB%A7a-bao-m
%E1%BA%A1ng-di%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-vi%E1%BB%87tnam/



×