Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Bài tập lớn tiểu luận Lễ hội truyềnthống (điển hình) trong việc thu hút khách du lịch của Thái Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 54 trang )

MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài
Khi xã hội ngày càng hiện đại, những giá trị văn hóa truyền thống lại càng trở
nên quý báu. Thái Lan, một đất nước vẫn đang lưu giữ rất nhiều những giá trị văn
hóa như vậy đang trở thành điểm đến thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách
khắp nơi trên thế giới. Sở hữu một nền văn hóa truyền thống đặc sắc, đậm chất Á
Đơng, đặc biệt là việc gìn giữ và bảo tồn những lễ hội truyền thống như lễ hội
Songkran và Loy Krathong, Thái Lan đang tận dụng rất tốt những ưu thế của mình
trong việc thu hút du khách quốc tế. Bản thân tác giả là một sinh viên ngành Thái
Lan học cũng rất quan tâm đến văn hóa Thái Lan, muốn khám phá những giá trị văn
hóa Thái Lan qua những lễ hội truyền thống hấp dẫn độc đáo. Tác giả cũng giống
như nhiều du khách khác, cũng khao khát một lần được đến và trải nghiệm khơng
khí của hai lễ hội lớn nhất Thái Lan là Songkran và Loy Krathong. Hai lễ hội đó có
điều gì hấp dẫn du khách đến vậy? Nó đẹp và vui như thế nào? Yếu tố gì khiến cho
khách du lịch khắp nơi trên thế giới đều bị mê hoặc và tự hứa hẹn rằng: “Phải đến
một lần cho biết!” Đó chính là lý do mà tác giả chọn thực hiện đề tài:” Lễ hội truyền
thống (điển hình) trong việc thu hút khách du lịch của Thái Lan”.
II. Lịch sử nghiên cứu

Về lễ hội Songkran và Loykrathong: Trong các cơng trình nghiên cứu của các
tác giả trước đây, hầu như chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết về
Songkran và Loy Krathong. Tuy nhiên, có những cơng trình nghiên cứu về lễ Tết
truyền thống của các nước Đông Nam Á, nghiên cứu tục lệ truyền thống, phong tục
cổ truyền của những đất nước có nét văn hóa tương đồng với Thái Lan như : Tập
quán và lễ hội cổ truyền các dân tộc Lào (Nxb TP Hồ Chí Minh, 2000) của Nguyễn
Văn Vinh. Cuốn Phong tục lễ tết của các nước trên thế giới, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 2009 giới thiệu về nghi lễ, phong tục truyền thống của các nước trên
thế giới, có đề cập và giới thiệu những nét văn hóa tiêu biểu của tết Songkran của
Thái lan. Ngồi ra, những cơng trình nghiên cứu về Thái Lan của các tác giả khác đa


1


phần giới thiệu chung về đất nước và con người Thái Lan. Cụ thể: “Văn hóa Thái
Lan” (Nxb Văn hóa Hà Nội, 1997) của Phó Trang Đài; “Thái Lan - truyền thống và
hiện đại” (Nxb Thanh Niên, Hà Nội) do và Nguyễn Tương Lai (chủ biên) đã khái
quát những nét tiêu biểu trong văn hóa Thái Lan. “Văn hóa Đơng Nam Á” (Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 1999) của Mai Ngọc Chừ, “Văn hóa Đơng Nam Á” (Nxb
Giáo dục, 2001) của Phạm Đức Dương - Trần thị Thu Lương, “Văn hố Đơng Nam
Á” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010) của GS. Nguyễn Tấn Đắc, . đã bao qt
tồn bộ khu vực Đơng Nam Á (trong đó có Thái Lan) , cả theo cấu trúc lẫn tiến trình
lịch sử.
Về du lịch Thái Lan trong mùa lễ hội: Thái Lan là một đất nước nổi tiếng về du
lịch, tốc độ phát triển của du lịch Thái Lan là điều khiến nhiều quốc gia kinh ngạc
và khâm phục. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều những cơng trình nghiên cứu về du
lịch Thái Lan, đặc biệt là nghiên cứu chuyên sâu về du lịch Thái Lan trong mùa lễ
hội lại càng hiếm hoi nên người thực hiện đề tài này cũng gặp một số khó khăn
trong việc tìm kiếm tài liệu. Nguồn tài liệu sau đây chủ yếu đề cập đến những vấn
đề chung của du lịch, khái niệm và kiến thức tổng quát về du lịch. Cụ thể: “Du lịch
và kinh doanh – NXB Văn hóa Thơng tin, 1995 (Trần Nhạn), tác giả đã trình bày
một cách đầy đủ về hiện tượng, bản chất, khái niệm du lịch. Nguồn lực phát triển du
lịch, các thể loại, kinh doanh du lịch. Chân dung các chủ doanh nghiệp du lịch, quản
lý Nhà nước. Vị trí của văn hóa du lịch với hoạt động du lịch. “Thái Lan (Đối thoại
với các nền văn hóa)” – NXB Trẻ, 2002 (Trịnh Huy Hóa) sẽ giúp chúng ta tìm hiểu
về nền văn hóa cũng như lối sống của Thái Lan theo một cấu trúc chung từ điều kiện
tự nhiên, nguồn gốc dân tộc, lịch sử và nền kinh tế cho đến ngôn ngữ, tôn giáo, lễ
hội, phong tục, lối sống... “ Văn hóa du lịch Châu Á – Thái Lan (Đất nước của nụ
cười)” – NXB Thế Giới, 2007 (Vũ Thị Hạnh Quỳnh) đã mang lại cho người đọc một
cái nhìn tổng quan về Thái Lan, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và du lịch.
Cuốn sách thực sự là cẩm nang hữu ích cho khách du lịch tại Thái Lan. Tuy nhiên

sách chỉ dừng lại ở việc mô tả mà chưa tập trung nhiều vào phân tích trực trạng du
2


lịch ở Thái Lan, những điểm mạnh và yếu của Thái Lan. “Vòng quanh các nước:
Thái Lan” – NXB Văn hóa Thể Thao, 2005 (Trần Vĩnh Bảo) phân tích tổng quan về
Thái Lan ở nhiều khía cạnh trong đó tập trung phân tích sâu về du lịch Thái Lan và
các điều kiện tự nhiên phát triển du lịch. “Thị trường du lịch” – Đại học Quốc Gia
Hà Nội, 2009 (Nguyễn Văn Hưu) đã đưa ra lý luận tổng quan về thị trường du lịch
bao gồm: khái niệm, bản chất, đặc điểm, chức năng và phân loại thị trường du lịch:
thị trường du lịch thế giới, thị trường du lịch Asean và thị trường du lịch Việt Nam.
III.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hai lễ hội truyền thống điển hình của Thái

Lan là Songkran và Loy Krathong và tình hình du lịch của Thái Lan trong hai mùa lễ
hội này. Qua đó, giúp cho người đọc có một cái nhìn khái qt để hiểu hơn rằng
những lễ hội này có vai trị và ý nghĩa như thế nào đối với đời sống văn hóa tinh
thần của nười Thái.
Về khơng gian: đề tài nghiên cứu về hai lễ hội Songkran và Loy Krathong cũng
như tình hình du lịch của Thái Lan trong hai mùa lễ hội này trên phạm vi khắp đất
nước Thái Lan, chủ yếu tập trung nghiên cứu ở những tỉnh, thành phố tổ chức lễ
hội lớn nhất Thái Lan như Bangkok, Pattaya, Chiang Mai, Phuket, Ayuthaya…
Về thời gian: đề tài nghiên cứu về lễ hội trong truyền thống và hiện đại.
Về khía cạnh du lịch, tập trung nghiên cứu vào 2 tháng diễn ra lễ hội: tháng 4
( Songkran ), tháng 11 ( Loy Kranthong ) trong gian đoạn 2011-2014.
IV.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tịi, sàng lọc những kiến thức

từ những tài liệu đáng tin cậy kết hợp với những kiến thức của bản thân người
viết. Để xây dựng thành bài nghiên cứu hoàn chỉnh, người viết đã vận dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp giải thích các sự kiện, hiện tượng có
liên quan đến các lễ hội và đồng thời kết hợp với các phương pháp liên ngành như:
phương pháp lịch sử - xã hội, phương pháp nghệ thuật học, phương pháp phân

3


tích số liệu, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp
và khái quát hóa.
V.

Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đề tài giúp người viết trao dồi được nhiều kiến thức bổ ích
về lễ hội truyền thống, tăng thêm vốn hiểu biết về con người và văn hóa Thái Lan,
đặc biệt là hai lễ hội truyền thống lớn nhất Thái Lan là Songkran và Loy Krathong.
Những khái niệm cơ bản về du lịch trong bài nghiên cứu là cơ sở cần thiết để
người viết cũng như người đọc có cái nhìn khái qt nhất về du lịch. Nghiên cứu
sâu hơn về du lịch Thái Lan trong mùa lễ hội để nhìn thấy được những yếu tố
góp phần vào sự thành công của du lịch Thái Lan trong việc thu hút du khách
trong mùa lễ hội. Qua đó, thấy được tầm quan trọng của việc gìn giữ và bảo tồn
những giá trị văn hóa của đất nước cũng như làm tốt hơn nhiệm vụ của ngành
du lịch Việt Nam, chúng ta nên học hỏi ở họ điều gì?
Ngồi ra, người viết cũng hy vọng bài nghiên cứu sẽ trở thành một nguồn tài
liệu tham khảo cho người đọc, cung cấp những kiến thức tương đối đầy đủ cho
những người quan tâm đến hai lễ hội truyền thống Songkran và Loykrathong
cũng như du lịch Thái Lan trong dịp này.

VI.

Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được chia làm:
Trong chương 1: Về cơ sở lý luận và thực tiễn, làm rõ những khái niệm cơ

bản về lễ hội truyền thống và du lịch làm nền tảng cho việc nghiên cứu những
vấn đề ở chương 2, 3 và chương 4.
Chương 2: Khái quát về đất nước Thái Lan
Chương 3: Lễ hội truyền thống điển hình của Thái
Chương 4: Vấn đề thu hút khách du lịch thông qua lễ hội truyền thống của
Thái.

4


Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Lê Trần Mạc Khải – Khoa Đơng Phương
Học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành niên luận này.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Lễ hội truyền thống là gì?
1.Khái niệm
Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính cộng đồng cao, diễn ra trong
những chu kỳ không - thời gian nhất định để làm những nghi thức về vật được sùng
bái, để tỏ rõ những ước vọng, để vui chơi trong tinh thần cộng mệnh và cộng cảm Lễ
hội truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có từ lâu đời và có vai trị

khơng nhỏ trong đời sống xã hội, diễn ra đều đặn theo chu kì đã quy định sẳn và được
kế tục, lưu truyền và trở thành một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
một cộng đồng, tập thể. Là một trong những “hoạt động văn hoá nổi trội” hướng tới
“xử lý” các mối quan hệ của chính cộng đồng đó. Hoạt động này diễn ra với những
hình thức và cấp độ khác nhau, nhằm thoả mãn và phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt
và lâu dài của các tầng lớp người; thoả mãn những nhu cầu của các cá nhân và tập thể
trong môi trường mà họ sinh sống…
2.Cấu trúc của lễ hội truyền thống
Cấu trúc của lễ hội bao gồm hai thành phần chính: phần lễ (và yếu tố chính) và
phần hội (yếu tố phát sinh). Khơng có Lễ thì khơng gọi là lễ hội nữa. Lễ được hình
thành bởi: nhân vật được thờ, hệ thống di tích nghi lễ, nghi thức, thờ cúng (tế, lễ,
rước, xác, hèm...) huyền tích, cảnh quan... mang tính thiêng, kể cả những hành vi
trùng như tục. Hội được cấu thành bởi những hình thức sinh hoạt vui chơi, những trị
bách hí, khơng - thời gian, cảnh quan môi trường, tâm lý hội và hành động Hội (người
tổ

chức



người

dự),

di

tích

3. Bản chất
6


lịch

sử,

văn

hóa,

danh

thắng…


Tất cả các lễ hội (kể cả lễ hội sơ khai, cổ truyền và hiện đại) đều mang những nét
bản chất chung: đó là tính chất thiêng của tồn bộ lễ hội, là sự sùng bái nhân vật (lịch
sử - văn hóa), suy tơn những biểu tượng được phụng thờ; là nhu cầu trở về cội nguồn
tự nhiên xa xưa để khẳng định nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hóa; là sự giải
thiêng trong tâm thức, tâm lý và sinh hoạt cộng đồng (hoạt động vui chơi, ăn uống
cộng cảm). Bản chất của lễ hội là sự tổng hợp và khái quát cao đời sống vật chất, tinh
thần của người dân trong xã hội ở từng giai đoạn của lịch sử. Lễ hội cổ truyền, bản
thân nó, đã là một giá trị văn hoa lớn trong đời sống truyền thống và hiện đại.
4.Giá trị của lễ hội truyền thống
Người ta đã tìm ra những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội. (Trong đó có năm giá
trị cơ bản, đáp ứng được những nhu cầu của con người trong xã hội hiện nay, một xã
hội đang phát triển theo xu hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hoá)
- Giá trị cố kết cộng đồng Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng
người nhất định, đó có thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề
nghiệp (hội nghề), cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng
đồng dân tộc (hội Đền Hùng - quốc tế) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia

tộc, dịng họ... chính lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là
chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng. Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại
trên cơ sở của những nền tảng gắn kết, như gắn kết do cùng cư trú trên một
lãnh thổ, (cộng cư), gắn kết về sở hữu tài ngun và lợi ích kinh tế (cơng hữu),
gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó
(cộng mệnh), gắn kết bởi nhu cầu sự đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và
hưởng thụ văn hoá (cộng cảm)... Lễ hội là mơi trường góp phần quan trọng tạo
-

nên niềm cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng.
Giá trị hướng về nguồn (nguồn gốc tự nhiên và xã hội) Tất cả mọi lễ hội
truyền thống đều hướng về nguồn. Đó là nguồn cội tự nhiên mà con người vốn
từ đó sinh ra, với lịch sử lâu đời, với truyền thống văn hoá độc đáo; nguồn cội
cộng đồng, như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hoá…
7


-

Giá trị cân bằng đời sống tâm linh Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh
thần, tư tưởng còn hiện hữu đời sống tâm linh. Đó là đời sống của con người
hướng về cái cao cả thiêng liêng - chân thiện mỹ - cái mà con người ngưỡng
mộ, ước vọng, tơn thờ, trong đó có niềm tin tơn giáo tín ngưỡng. Niềm tin
mãnh liệt vào sự linh thiêng của tơn giáo vốn góp phần làm thoả mãn nhu cầu
về đời sống tâm linh của con người, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó là trạng thái
“thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu.

-

Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hố Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín

ngưỡng - văn hố cộng đồng của nhân dân ở nông thôn cũng như ở đô thị.
Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện
các sinh hoạt văn hố cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh,
do vậy, lễ hội bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc.
Đặc biệt trong “thời điểm mạnh” của lễ hội, khi mà tất cả mọi người chan hồ
trong khơng khí thiêng liêng, hứng khởi thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân
ngày thường dường như được xố nhồ, con người cùng sáng tạo và hưởng thụ
những giá trị văn hoá của mình.

-

Giá trị bảo tồn, làm giầu và phát huy bản sắc văn hố dân tộc. Lễ hội khơng
chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hố dân tộc, mà cịn là môi trường bảo
tồn, làm giàu và phát huy nền văn hố dân tộc ấy. Ngày nay, trong thời đại
cơng nghiệp hóa, tồn cầu hóa, con người càng bừng tỉnh về tình trạng tách rời
giữa bản thân mình với “cội nguồn tự nhiên”; với lịch sử xa xưa, với truyền
thống văn hoá độc đáo đang bị mai một. Đặc biệt khi q trình giao lưu văn
hóa quốc tế và vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng
quan trọng, thì việc trở lại với cội nguồn tự nhiên, nguồn gốc cộng đồng và gốc
gác văn hóa chính là biểu hiện giá trị văn hóa cũng như tính nhân bản của hoạt
động lễ hội... Những giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền giống về tính chất,
nhưng lại khác về yêu cầu và mức độ biểu hiện ở từng lễ hội, từng môi trường
8


xã hội, từng thời đoạn lịch sử, từng biểu hiện cụ thể bên trong lễ hội... Lễ hội
cổ truyền đang phục hưng và đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của con người.
Do thế, việc tìm hiểu lễ hội cổ truyền, chọn lọc, phát huy, nâng cao các giá trị
văn hóa tiêu biểu của nó nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của
con người thời đại mới, là một việc làm cần thiết.


II. Khái niệm cơ bản về du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến nên ngày
càng thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu lĩnh vực này.
Tuy nhiên, việc nhận thức đầy đủ về nội dung của phạm trù du lịch còn nhiều quan
điểm khác nhau do bản thân các nhà nghiên cứu về du lịch thường đứng trên những
góc độ khác nhau với những mục đích khác nhau.
Khái niệm về du lịch – nhìn từ góc độ không gian của Liên hiệp Quốc tế các tổ
chức lữ hành chính thức IUOTO (International Union of Official Travel Oganization):
“Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú
thường xuyên của mình nhằm mục đích khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để làm
một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...”
Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch và lữ hành quốc tế được tổ chức tại
Roma (Italy) từ ngày 21/8 – 5/9/1963 thống nhất rằng: “ Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu
trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước
họvới mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Các học giả Trung Quốc trên cở sở phân tích bản chất và thuộc tính của việc du
lịch đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong
điều kiện kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hòa tất cả các mối quan hệ và hiện tượng
do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn
hóa nhưng lưu động chứ khơng định cư mà tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới”
9


Trong một số tài liệu công bố gần đây nhất, có người quan niệm du lịch bao hàm
ba nội dung:
-Cách thức sử dụng thời gian nhàn rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
-Dạng chuyển cư đặc biệt
-Ngành kinh tế, một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục

vụ các nhu cầu văn hóa xã hội của nhân dân.
Du lịch không chỉ bao gồm các dạng hoạt động của dân cư trong thời gian tới,
mà còn bao trùm lên không gian nơi diễn ra các hoạt động khác nhau, đồng thời cũng
là nơi tập trung các dịch vụ chun mơn hóa như khái niệm: “Du lịch là một dạng
hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời
bên ngoài nơi cư trù thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và
tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” theo I.I Pirogionic, 1985.
Quan niệm về du lịch được thể hiện rõ nhất trong tuyên ngôn Manila về du lịch
năm 1980 của Tổ chức Du lịch Quốc tế là: “Du lịch được hiểu như một hoạt động
chủyếu trong đời sống của các quốc gia do hiệu quả trực tiếp của nó trên các lĩnh vực
xã hội, văn hóa, giáo dục, kinh tế của các quốc gia và trong quan hệ quốc tế trên thế
giới.
Sự phát triển của du lịch gắn với sư phát triển xã hội – kinh tế của các quốc gia
và phụ thuộc vào việc con người tham gia vào việc nghỉ ngơi (có sáng tạo) trong các
kỳ nghỉ và tự do đi du lịch; trong khuôn khổ thời gian tự do và thời gian nhàn rỗi mà
du lịch nhấn mạnh tính nhân văn sâu săc. Chính sự tồn tại và phát triển của du lịch
gắn chặt hồn tồn với trạng thái hịa bình vững bền, địi hỏi về phần mình du lịch
cũng phải góp phần vào”.
Luật Du lịch Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006), chương I, điều 4 quy
định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
10


cư trù thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉdưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy rằng các tác giả đều xuất phát từ đặc điểm
trong di chuyển của con người đi du lịch để đưa ra định nghĩa. Vì thế, nhìn chung khái
niệm du lịch có thể được phát biểu như sau: Du lịch là một dạng hoạt động đặc biệt

của con người bắt nguồn từ việc đi lại, lưu trù ngoài nơi ở thường xuyên của họ nhằm
thỏa mãn tối đa nhu cầ nghỉ ngơi, mua sắm, vui chơi giải trí, cải thiện thể chất – tinh
thần, đồng thời hưởng thụ những giá trị vật chất – tinh thần do việc đi du lịch mang
lại.

11


CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC THÁI LAN
Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan, tiếng Thái: รรรรรรรรร
รรรรร
Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào
và Myanma, phía Đơng giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp Vịnh Thái Lan và
Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía Đơng
Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải
Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Đất nước Thái Lan được coi như là một thiên đường du lịch ở Đông Nam Á.
Nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi trong khu vực, lại có đường biên giới với nhiều quốc
gia như Campuchia, Lào, Myanmar... Nền văn hóa Thái Lan đã phát triển từ rất sớm
và có sự ảnh hưởng nhiều nét độc đáo của các dân tộc láng giềng tạo nên một Thái
Lan với những bản sắc văn hóa rất gần với các nơớc Campuchia, Lào, Myanmar. Đạo
Phật là biểu tượng của đất nước Thái Lan nên ở Thái Lan có rất nhiều chùa chền.
Ngồi ra thiên nhiên cũng ưu đãi cho đất nước Thái lan có những phong cảnh
tuyệt đẹp làm say lòng du khách, Thái Lan cũng đầu tư rất nhiều cơng trình để phục
vụ cho nghành du lịch. Do đó nghành du lịch Thái Lan đã đóng góp một phần khơng
nhỏ cho nền kinh tế của đất nước chùa chiền này.
I.. Điều kiện tự nhiên:
1.. Địa lý:
Với diện tích 514,000 km2, Thái Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng
thứ ba tại Đơng Nam Á, sau Indonesia và Myanma. Vương quốc Thái Lan ở vị trí

trung tâm Đơng Nam Á, là cửa ngõ tự nhiên đi vào Đông Dương, Miến Điện và miền
Nam Trung Hoa.
.2. Khí hậu:

12


Thái Lan có khí hậu nhiệt đới chia làm ba mùa rõ rệt, mùa nóng và khơ ráo từ
tháng 2 đến tháng 5 (nhiệt độ trung bình 34°C và ẩm độ 75%), mùa mưa từ tháng 6
đến tháng 10 đầy ánh nắng (nhiệt độ trung bình ban ngày 34°C và ẩm độ 87%), và
mùa khí hậu mát mẻ từ tháng 11 đến tháng 1 (nhiệt độ trong khoảng 32°C đến dưới
20°C và ẩm độ thấp).
.3. Dân số:
Thái Lan có dân số 62 triệu với 80% là người Thái, 10% người Hoa, 4% người
Mã Lai cùng với các dân tộc ít người Lào, Môn, Khmer, và Ấn Độ. Sự đa dạng sắc
tộc cho thấy đất nước này từ rất lâu đã là giao lộ quan trọng trong vùng Đông Nam Á.
Người Thái thân thiện và khoan dung với hết lịng tơn sùng đức tin Phật giáo.
II. Văn hóa – xã hội:
1.

Văn

hóa:

Văn hoá Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng đạo Phật (tơn giáo chính
thức ở đất nước này) và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ
hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hoá ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng
đạo, tơn kính hồng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.
Lễ hội Thái Lan
Đất nước Thái Lan tươi đẹp cũng như những quốc gia khác tại khu vực, có

những ngày lễ, tết riêng trong năm, với những phong tục tập quán vô cùng đa dạng và
phong phú. Là đất nước có nền văn hóa riêng biệt đậm chất phương Đông, Thái Lan
hấp dẫn du khách bằng sự tồn tại và duy trì của các lễ hội truyền thống đặc sắc như:
Lễ hội Songkran hay còn gọi là lễ hội té nước.
Lễ hội Loy Krathong
Lễ hội Khao Phansa…vv…

13


Chùa Thái Lan và văn hóa đạo Phật
Được du nhập vào Thái Lan khoảng năm 241 TCN, tồn tại cùng lịch sử lập quốc
của Thái Lan, đến nay phật giáo có thể coi là quốc giáo của Thái Lan với 93,4% nhân
dân theo đạo.
Vai trò phật giáo trong nền văn hóa, tín ngưỡng của người dân Thái Lan là vơ
cùng quan trọng, ngay cả trong hiến pháp vai trò của phật giáo cũng được biểu dương.
Chính phủ và người dân Thái Lan vô cùng tôn trọng và tạo điều kiện cho phật giáo
phát triển với những viện phật học, tăng đồn phật giáo hay là các trường đại học phật
giáo....Khơng những thế Thái Lan còn là một trong những quốc gia phật giáo cịn lưu
giữ được rất nhiều các cơng trình phật giáo nổi tiếng, các chùa chiền, tượng, kinh
kệ.....
Múa Thái Lan
Ai đã từng đến Thái Lan mà chưa thưởng thức qua những điệu múa cổ truyền
của dân tộc này thì thật là một thiếu sót lớn. Những vũ cơng xinh đẹp , những điệu
múa dịu dàng, đằm thắm và hết sức hấp dẫn..., có rất nhiều thứ để nói về vẻ đẹp của
nghệ thuật múa Thái Lan. Múa cổ điển Thái Lan có đến 3 loại và thường được trình
diễn, biểu diễn trong những dịp lễ hội khác nhau. Trang phục và cách trang sức là một
yếu tố không thể thiếu để làm nên vẻ đẹp của những điệu múa. Những bước chân điêu
luyện, hòa cùng điệu nhạc, những vũ công như tiên nữ trong các trang phục lấp lánh,
độc đáo, tất cả làm nên một điệu múa Thái hồn mĩ. Khơng chỉ có giá trị nghệ thuật

cao, múa Thái cịn tượng trưng cho tấm lịng thật thà, đơn hậu, mến khách của người
dân nơi đây.
2. Chính trị:
Thể chế nhà nước: quân chủ lập hiến.
Cơ cấu các cơ quan quyền lực: Bộ Quốc Phòng Thái Lan nằm đối diện Hoàng
Cung- lực lượng chủ chốt trong tất cả các cuộc đảo chính
14


Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua : Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là
người bảo trợ Phật giáo.
Quốc hội : Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là
Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm
150 ghế.
Chính phủ : bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11
Thứ trưởng. Ngồi ra cịn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp
thực hiện các chính sách chung.
3. Tôn giáo:
Đa số dân Thái là người mộ đạo Phật. Tín đồ Hồi giáo chiếm đa số trong nhóm
dân tộc ít người theo đạo và chủ yếu sinh sống ở bốn tỉnh miền nam. Các nhóm tín đồ
ít người khác gồm có Hin-đu giáo, Sikh và Thiên chúa giáo.
4. Ngơn ngữ:
Du khách bình thường phần lớn khơng hiểu tiếng Thái. Tuy nhiên, tiếng Anh có
thể được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở Băng-cốc nơi tiếng này hầu như là ngơn ngữ
thương mại chính. Hầu hết khách sạn, cửa hàng và nhà hàng ở những điểm chính thu
hút khách du lịch đều sử dụng tiếng Anh hay một vài thứ tiếng Châu Âu và các bản
chỉ đường bằng hai thứ tiếng Thái và Anh đều có ở khắp nơi trên toàn quốc.

15



CHƯƠNG 3. LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐIỂN HÌNH CỦA THÁI

I.

Lễ hội Songkran
1. Giới thiệu về lễ hội Songkran
Lễ hội Songkran(chữ Thái Lan: สสสสสสสส
) chính là là Tết nguyên đán của người

dân Thái lan. Ngày Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4 để đón năm mới. Đây là thời
điểm người Thái tỏ lịng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người
cao tuổi nhằm tỏ lịng tơn kính. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành,
thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta cịn nấu các món ăn truyền thống và mặc
các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên
nhau bằng xô, súng phun nước, bóng...những người càng được té nhiều nước càng
may mắn.
2. Nguồn gốc Songkran

Songkran là một hoạt động tín ngưỡng mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa
nước, gắn với chu kỳ phát triển nông nghiệp của các quốc gia lục địa Đông Nam Á xưa.
Trong nguyên ngữ tiếng Phạn (Sanskrit), “Songkran” hàm nghĩa thời khắc chuyển dịch
trong vũ trụ, lúc mặt trời di chuyển từ cung Hoàng Đạo sang cung Kim Ngưu, mọi
người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa
hết buồn phiền đón mừng năm mới. Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và mang trái
cây cùng những món ăn chay cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên trời phóng sinh,
sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm cho vào phun lên người nhau để
chúc phúc.
Do là một quốc gia chọn Phật giáo làm quốc giáo, Tết Thailand được tính theo

Phật lịch với ngày Đản sinh của Đức Phật (15-4) làm ngày đầu năm mới, và lễ hội
Songkran diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Tư hàng năm nhằm tỏ lòng tơn kính Đức
Phật, lịng hiếu kính đối với ơng bà tổ tiên và cầu phúc, cầu may mắn cho tất cả mọi

16


người. Thực tế chỉ đến năm 1941, Hoàng gia Thailand mới quy định ngày Tết Songkran
bắt đầu vào ngày 13 tháng Tư hàng năm như hiện nay.
Theo diễn biến của thời tiết, tháng Tư là giai đoạn cuối mùa khô, đầu mùa mưa, là
tháng nóng nhất trong năm. Đây là thời điểm người nông dân chuẩn bị vào vụ mùa, vì
vậy họ tiến hành các nghi lễ tạ ơn Trời Đất về vụ mùa đã qua và cầu xin may mắn cho
vụ mùa sắp tới. Lễ hội té nước là biểu hiện của hành động cầu mưa, liên hệ với hình
ảnh rắn Nagar, vị thần mưa đang phun nước xuống trần gian.

Tục té nước cổ truyền của người Thái – Ảnh: nguồn yeudulich.vn
Tuy Phật giáo Nam tơng có ảnh hưởng nhất định chi phối đến nhận thức của cư
dân lục địa Đông Nam Á ngày nay nhưng các nghi lễ nước trong lễ hội Songkran là
bằng chứng về tục sùng bái nước trong xã hội nông nghiệp cổ thời, và việc mừng ngày
Đản sinh của Đức Phật rõ ràng đã nhuốm màu sắc của lễ hội cầu mưa, với các nghi thức
liên quan đến nước, như lễ tắm Phật, hội té nước…

17


3. Các hoạt động trong lễ hội Songkran
Songkran là ngày hội Tết cổ truyền và mừng năm mới của đất nước Thailand, là
thời điểm để người Thái tỏ lịng tơn kính Đức Phật và trọng thị đối với người cao tuổi.
Để chuẩn bị đón lễ hội Songkran, người Thái thường dọn dẹp nhà cửa, treo đèn trang
trí… từ nhiều ngày trước, thậm chí cả tháng trước như tại Chiang Mai.

Tựu chung, người Thái thường dành ít nhất 2 ngày để chuẩn bị cho Tết Songkran.
Đầu tiên là ngày Wan Sungkharn Long, dành để dọn dẹp nhà cửa và rủ bỏ những gì cũ
kỹ và chờ đón những điều tốt đẹp trong năm mới.. Sang ngày hôm sau là Wan Nao, tức
ngày tất niên, người Thái chuẩn bị thức ăn cho những ngày lễ sắp tới. Wan Nao tương
tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam.
Ngày tân niên gọi là Wan Payawan, được mở đầu bằng một số nghi lễ ở chùa vào
lúc sáng sớm. Người Thái sẽ mang hoa và các đồ cúng thực đến chùa, nghe giảng kinh
và xếp hàng chờ vị sư vảy nước phép như lời chúc phúc, may mắn đầu năm mới. Họ
cũng sẽ tưới nước hay vảy nước thơm lên tượng Phật trong một nghi thức được gọi là
tắm Phật, với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hịa, quốc thái dân an, gia đình hạnh
phúc… Tiếp đến họ cịn tham gia đắp núi cát trong sân chùa, một tập tục biểu trưng
mang đậm màu sắc triết lý Phật giáo với ý nghĩa mỗi hạt cát là một lời cầu nguyện, cứu
rỗi một sinh linh.

18


Đắp núi cát trong sân chùa – Ảnh: Phan Anh Tú (vanhoahoc.vn – 25.3.2008)
Tại mỗi nhà, người Thái sẽ lau các bức ảnh của Đức Phật và vảy nước thơm lên
các bức ảnh này.
Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước. Sau khi tham dự các nghi lễ
ở chùa, người Thái đổ ra đường tham gia lễ hội té nước. Theo quan niệm của người
Thái, càng được té nước nhiều càng gặp nhiều may mắn nên ai cũng chuẩn bị các
phương tiện để té nước vào người nhau. Cũng trong dịp tết té nước, người dân Chiang
Mai còn làm lễ buộc chỉ cổ tay như một hình thức chúc may mắn trong năm mới.

19


Lễ hội té nước – Ảnh: Lai Tuệ - Zhongguo Luyou (nguồn 24h.com.vn)

Ngày cuối cùng của lễ hội được gọi là Wan Parg-bpee, tức ngày dành cho việc cầu
nguyện, tưởng nhớ người già và tổ tiên. Trong ngày này người Thái sẽ đến nhà những
họ hàng lớn tuổi thực hiện nghi thức Rot Nam Dam Hua – những người trẻ sẽ dìm bàn
tay của người cao tuổi vào nước thơm hay rưới nước thơm lên tay bày tỏ tình yêu
thương và lịng kính trọng, đồng thời cũng cầu xin các đấng bậc tha thứ những sai sót
lỗi lầm trong quá khứ. Những bậc tiền bối cũng sẽ đáp lại bằng những lời khuyên bảo,
động viên và chúc phúc cho con cháu, tiếp đến mọi người cùng chia nhau kẹo ngon.
Đây là một nghi lễ truyền thống của người Thái rất đáng được gìn giữ và trân trọng.

20


Nghi thức Rot Nam Dam Hua – Ảnh: nguồn vietnamtourism-info.com
3.1 Nghi lễ tắm Phật

Nghi thức tắm Phật trong ngày tết Songkran ở Thái Lan
21


Ai cũng biết đến ngày lễ Songkran với phong tục té nước vui nhộn và đặc sắc,
nhưng trước khi ngày té nước diễn ra tưng bừng trên khắp cả nước, người Thái tỏ lịng
kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lịng tơn
kính.
Nghi thức tắm Phật bắt nguồn từ một truyền thuyết kể chuyện Phật Thích Ca giáng
trần. Tương truyền khi Phật đản sinh, có chín con rồng tới phun nước tắm cho Đức
Phật. Cùng với rồng cịn có các vị thần tiên rưới các loại hương hoa xuống cúng đường
Đức Phật. Nghi thức đó được các Phật tử cung kính thực hành và ngày lễ tắm Phật đầu
năm cũng là dịp để các Phật tử xét lại thân tâm mình, cầu mong một năm mới nhiều
may mắn và an lành sẽ đến.
Vào những ngày này, các ngôi chùa đều được trang trí với hoa và cờ từ sớm. Các

bức tượng Phật được đặt ngoài hiên trong bồn nước hương với những đóa hoa muồng
hay hoa phong lan trang trí trên mình tượng và dưới chân. Các cội bồ đề và vị hộ pháp
cũng được trang trí bằng hoa. Từ sáng sớm, theo truyền thống, người Thái mang hoa
tươi và đồ lễ (thực phẩm, quần áo) lên chùa hành lễ, nghe giảng kinh, xếp hàng theo thứ
tự cho nhà sư cầm cành cây vẩy nước làm phép với ý nghĩa chúc phúc, may mắn cho
mọi người và thực hiện nghi thức tắm Phật. Sau đó họ sẽ đắp nhiều bảo tháp bằng cát
trong chùa hoặc ven sông với niềm tin rằng: mỗi hạt cát khi được dòng nước mang đi sẽ
cuốn theo bao phiền muộn và những điều không may mắn của năm cũ đi theo.
Sau nghi lễ dâng hương trong chùa, ai cũng thành tâm tưới nước thơm hay nước
tinh khiết lau chùi tượng Phật, tỏ lịng thành kính và cầu may mắn cho năm mới. Bạn có
thể mang theo những lọ nước hương hay mua trên chùa.

22


Người dân tắm Phật vào ngày tết
Nghi thức tắm Phật giản đơn nhưng rất thành kính. Phật tử xếp hàng lần lượt đến
trước tượng, cúi lạy để tỏ lòng thành kính rồi cầm chiếc gáo nhỏ múc nước hương thơm
rưới lên tượng Phật. Ba gáo nước tắm Phật là lúc gột rửa cho ba ác nghiệp của bản thân
trong hành động, lời nói và ý nghĩ. Khi tắm Phật cũng là lúc thành tâm nhất. Theo thứ
tự trong gia đình, người lớn tuổi làm trước, rồi đến con cái và các cháu. Có nhiều em
nhỏ tuổi mới ẵm ngửa cũng theo gia đình lên chùa, được mẹ giúp múc nước tắm Phật
và cầu an.

23


Người dân tắm Phật vào ngày tết
3.2 Lễ hội té nước
Sau các nghi thức tắm Phật, tất cả người dân đổ ra các đường phố chính, dùng tất

cả các vật dụng: máy bơm, xô, chậu, đặc biệt là súng nước để múc, té, phun nước vào
người nhau, biểu hiện cho việc cầu phúc và rửa tội, nhưng đối với ai có tâm hồn trẻ
trung thì đây lại lả dịp vui đùa thật thú vị. Lễ hội té nước là quãng thời gian sôi động
nhất của ngày Tết khi người dân tạm quên đi những lo toan hàng ngày. Người Thái
quan niệm rằng, tạt nước nhằm xóa đi những xui xẻo, mệt mỏi của năm cũ để đón một
năm mới tươi đẹp hơn. Ai càng bị tạt nhiều nước sẽ càng gặp nhiều may mắn.
Trong lễ hội còn diễn ra hoạt động té nước người đẹp. Các cô gái tham gia lễ hội
khốc lên mình những trang phục như chim cơng, chim phượng và trình diễn các điệu
múa dân gian độc đáo.

24


Té nước là biểu hiện của hành động cầu mưa – Ảnh: Lai Tuệ - Zhongguo Luyou
(nguồn 24h.com.vn)

4. Những địa điểm hấp dẫn tổ chức Songkran
Lễ hội té nước Songkran được tổ chức ở khắp nơi trên đất Thái Lan. Với du khách
đi du lịch, họ cũng không cần phải đi đâu xa, tại các điểm trung tâm lớn, các khu du
lịch lớn của Thái Lan đều có hoạt động này. Tuy nhiên mỗi vùng miền lại có cách tổ
chức, hoạt động khác nhau. Sôi nổi nhất và vui nhất là ở Bangkok, ở Chiang Mai thì lại
được tổ chức theo màu sắc truyền thống bởi đây là mảnh đất của lịch sử cịn giữ nhiều
nét truyền thống cổ kính. Dưới đây là 5 điểm đến gợi ý cho 1 hành trình thăm quan đất
Thái dịp lễ Songkran.
-

Lễ hội té nước ở Bangkok

Bangkok là thủ đô và cũng là điểm trung tâm với nhiều hoạt động nhất. Lễ hội
được tổ chức ở nhiều nơi xung quanh khu Banglamphu, đặc biệt là đường Khao San,

Quảng trường Hoàng gia Rattanakosin, đường Phra Athit, Santhichaiprakan và Wisut
Krasat. Hịa mình vào dịng người đơng nghẹt đang bắn nước tung tóe vào nhau trên các
25


×