Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

AN NINH QUỐC TẾ GIẢI THÍCH XUNG đột TRÊN LÝ THUYẾT QHQT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.99 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NGƠN NGỮ QUỐC TẾ

BÀI LUẬN CUỐI KỲ
Mơn: An ninh Quốc tế
GVHD: Ths. Lê Ngọc Thảo Nguyên

MSSV – Họ & Tên: 191410005 –
Nguyễn Thiên Phương Nguyên

Tp. Hồ Chí Minh, 07/06/2021


MỤC LỤC

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2

GIẢI THÍCH XUNG ĐỘT DỰA TRÊN CÁC LÝ THUYẾT TRONG QUAN HỆ
QUỐC TẾ

2

I.

Chủ nghĩa Hiện thực:

2

II.



Chủ nghĩa Tự do:

3

III. Chủ nghĩa Tân Hiện thực:

4

IV. Chủ nghĩa Tân Tự do:

4

KẾT LUẬN

5

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

5

1


Giới thiệu đề tài
Nhìn vào hiện trạng tình hình chung ở thế kỷ XXI ta có thể thấy, so với thời kỳ hiện đại, các
vấn đề đương đại nan giải hơn và phức tạp hơn. Thế kỷ XXI là sự hội tụ của tất cả các lý thuyết
trong Quan hệ Quốc tế, các lý thuyết này giữ vai trò như một cán cân để thế giới ln ở một tình
trạng cân bằng.
Để làm rõ lập luận này tôi sẽ phân tích một case study. Một xung đột vừa xảy ra cách đây

không lâu và đang là một vấn đề nan giải trong cộng đồng quốc tế nữa đầu năm 2021 – Cuộc đảo
chính tại Myanmar vào ngày 1 tháng 2 năm 20211.

Giải thích xung đột dựa trên các lý thuyết trong Quan
hệ Quốc tế
I.

Xung đột dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực2:

Chúng ta thấy rõ thuyết này từ nguyên căn châm ngịi của cuộc đảo chính: tham vọng quyền
lực. Nếu phe quân đội không bất mãn với kết quả bầu cử, không sục sôi ước vọng phục dựng nền
quân sự độc tài, thì Myanmar của hiện tại khơng phải đối mặt với nhiều vấn nạn, những cuộc bạo
loạn tràn lan trên đường phố…
Cịn về phía người dân, ngun nhân vì sao họ phải dốc sức vì cuộc chiến này thay vì chấp
nhận hợp tác với chính quyền và xây dựng một chế độ quân sự lành mạnh? Để làm rõ điều này
chúng ta phải kể đến bà Aung San Suu Kyi3. Nếu nói sự kiện Liên minh Quốc gia vì Dân chủ đắc
1

Vào ngày 1/2/2021, quân đội Myanmar tiến hành giam giữ lực lượng nồng cốt của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ,
trong đó có cả bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống U Win Myint trên danh nghĩa cáo buộc cả hai vi phạm các điều
luật liên quan đến xử lý thảm hoạ tự nhiên (đến nay chi tiết cáo buộc vẫn chưa được tiết lộ). Quân đội Myanmar sẽ
thay thế chính phủ lâm thời cầm quyền trong ít nhất một năm cho tới khi phiên toà của bà Aung San Suu Kyi và Tổng
thống kết thúc. Sau khi kiểm sốt chính quyền, qn đội cho cắt đường truyền mạng, sóng điện thoại, chương trình
truyền hình và các chuyến bay từ nước ngoài. Nhân dân Myanmar đứng lên chống đối bằng biểu tình ơn hồ, bất tuân
dân sự nhưng cho tới ngày 20/2 quân đội gây thương vong cho người dân và con số người tử vong tăng lên từng ngày,
cuộc biểu tình ngày càng tàn khốc (tính tới nay đã có hơn 600 người chết và hàng ngàn người bị thương) và dần
chuyển sang chiều hướng bán quân sự, người dân bắt đầu tập luyện kỹ thuật chiến tranh trong rừng, tìm cách chế tạo
bom khói,… Cuộc đảo chính khơng những gây thiệt hại về dân số, nó cịn có tiềm năng gây ra các làn sóng di cư ồ
ạt, suy thối nền kinh tế,…cộng với tình trạng dịch bệnh COVID-19 trên thế giới tình trạng Myanmar đã căng thẳng
lại càng căng thẳng hơn(Nguyễn Thanh Hải, 2021; Bùi Thư, 2021)

2
Chủ nghĩa Hiện thực cho rằng quan hệ quốc tế là một thể chế vơ chính phủ, và các chủ thể phải nâng cao quyền lực
tối đa để đảm bảo an ninh và sự tồn tại của mình. Do đó các quốc gia dễ lâm vào “thế lưỡng nan an ninh” và quan hệ
quốc tế luôn trong tình trạng đối nghịch nhau và Chủ nghĩa Hiện thực cho rằng các quốc gia sẽ khó có thể hợp tác
với nhau vì sự tham làm là yếu tố chính cấu thành nên bản tính con người và các đích đến của các chủ thể đều là
quyền lực tối đa và quan hệ quốc tế sẽ luôn trong trạng thái đối đầu căng thẳng. (Đào Minh Hồng & Lê Hồng HIệp,
2018)
3
Bà Aung San Suu Kyi là con gái của Tướng Aung San (người giành độc lập cho Myanmar), bà dành cả cuộc đời để
đấu tranh cho nền dân chủ của người Myanmar (trong đó có 15 năm chịu quản thúc và lãnh án tù 18 tháng) nhưng
do một số quy định pháp luật của quốc gia bà không thể tham gia ứng cử Tổng thống, nhưng bà vẫn hoạt động dưới
trướng nền dân chủ Myanmar trên danh nghĩa của một cố vấn. Bà Aung San Suu Kyi rất được lòng quần chúng nhân

2


cử là một khởi sắc có lợi cho nhân dân thì việc bà Aung San Suu Kyi bị bắt giam là ngòi nổ cho
tham vọng chiếm hữu quyền lực của nhân dân. Người dân Myanmar khơng chỉ đấu tranh cho
chính mình, họ đấu tranh vì lý tưởng quyền lực bà Aung San Suu Kyi vẽ ra.
II.

Xung đột dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Tự do4:

Chủ nghĩa Tự Do xuất hiện trong sự đồng lòng của người dân Myanmar dành cho thể chế
Dân chủ mà họ hi vọng rằng ở đó họ có được quyền tự do dân sự, sự cơng nhận và tơn trọng của
chính quyền,…Chính nhờ tư tưởng này các nhóm cộng đồng dù khác nhau về văn hố sắc tộc
nhưng họ vẫn hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau5. Khơng những thế họ cịn vận động được sự giúp đỡ
của cộng đồng quốc tế, có thể kể đến như những đấu tranh của hoa hậu hoàn vũ Myanmar tại đấu
trường sắc đẹp lớn nhất hành tinh đã giúp phe dân chủ ở Myanmar xây dựng một sự bảo hộ vững
mạnh trên diễn đàn quốc tế (có thể kể đến như Liên Minh Trà Sữa6) 7. Nhờ đó vấn đề nhanh chóng

đến tay các cường quốc, các tổ chức quốc tế,…8

dân (Người Myanmar gọi bà là “Daw” nghĩa là cô, dì - một người thân trong gia đình), ngồi ra bà cịn nhận giải
Nobel Hồ bình và được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 100 người phụ nữ quyền lực nhất. (Forbes, 2018;
Nguyễn Thanh Hải, 2021; Pletcher, n.d)
4
Trái với Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do cho rằng khả năng con người là vô biên và các chủ thể trong quan
hệ quốc tế nên hợp tác với nhau để xây dựng lợi ích chung thơng qua các thể chế quốc tế. Lý thuyết này còn nhấn
mạnh xu hướng hợp tác và hồ bình là một mơi trường hợp lý để các chủ thể có cơ hội phát triển quyền lực của mình.
(Đào Minh Hồng & Lê Hồng Hiệp, 2018)
5
Giới trẻ Myanmar để ảnh đại diện trên mạng xã hội thành màu đen, mà theo họ đó là cách họ “để tang cho nền dân
chủ như cách giới trẻ Thái Lan hay Hong Kong thực hiện khi nền dân chủ bị đe doạ” (Bùi Thư, 2021); bên cạnh đó
cịn có các làn sóng để ảnh màu đỏ, ảnh bà Aung San Suu Kyi; đăng bài với hashtag #JusticeforMyanmar (Công lý
cho Myanmar), #SaveMyanmar (Hãy cứu Myanmar) trên các nền tảng mạng xã hội; tẩy chay các sản phẩm của quân
đội; đập nồi niêu xoong chảo vào nhau tại thành những âm thanh hỗn tạp để xua đuổi vận xui (chế độ quân đội độc
tài) theo như văn hoá truyền thống của người dân nước này; bẻ sim điện thoại Mytel (sản phẩm của quân đội), ngưng
sử dụng mạng internet do quân đội cung cấp và dừng dùng dịch vụ thanh toán Mytel Pay;… (Bùi Thư, 2021)
6
Xuất hiện lần đầu vào năm 2020 trên twitter của diễn viên người Thái Vachirawit với thông điệp ủng hộ sự độc lập
của Hong Kong và đã khiến anh nhận nhiều chỉ trích từ những theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. Sau khi dòng
tweet này được chia sẻ trong cộng đồng người Hong Kong, Thái Lan và Đài Loan, hashtag #MilkTeaAlliance (Liên
Minh Trà Sữa) được hình thành. Trà sữa là một món thức uống xuất phát từ thói quen uống trà nóng pha với sữa của
người châu Âu ở Hong Kong, cùng với trân châu ở Đài Loan, đá bào và đường đen ở Thái Lan tạo thành món trà sữa
trân châu. Món nước uống này là kết quả của tập quán văn hoá của thực dân Anh tại Hong Kong, Myanmar và kết
nối thương mại ở Đài Loan, Thái Lan. Liên minh Trà Sữa biểu thị họ chống lại Trung Quốc như chống lại cách uống
trà truyền thống tại nước này (Trung Quốc là nơi đầu tiên sản xuất trà) bằng cách uống trà sữa. Đây là một liên minh
trực tuyến, họ kết nối với nhau qua các nền tảng mạng xã hội, họ từng giúp đỡ cho cuộc biểu tình ở Hong Kong và
hiện tại họ đang ủng hộ cuộc biểu tình ở Myanmar, liên minh giúp người dân kết nối được với internet mà không bị
cơ quan chức năng tra ra được, nhờ đó người biểu tình có thể kết nối được với nhau. (Trần Hùng; 2021)

7
Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar 2021 Thuza Wint Lwin trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới lần thứ 69 trong phần
thi Trang phục truyền thống đã bước lên sàn diễn với biểu ngữ “Pray for Myanmar” (Hãy cầu nguyện cho Myanmar).
Sau sự kiện đó, mặc dù cơ nhận được giải Trang phục dân tộc đẹp nhất tuy nhiên đại công chúng quan ngại rằng cô
sẽ bị phát lệnh truy nã trên truyền hình trong nước như các nghệ sĩ Myanmar khác. Song cô chia sẻ cô không nhận
được bất kỳ lệnh truy nã nào tuy nhiên cô vẫn đang tạm trú tại nước ngồi và chưa trở về q hương (Minh Khơi,
2021)
8
Tổng thống Mỹ công khai đe đoạ sẽ tiếp tục thực hiện lệnh trừng phạt đối với Myanmar nếu quân đội cịn cầm
quyền. Ngồi ra, Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Úc, Thủ tướng Anh và hàng loạt các nhà lãnh đạo ở Liên
minh châu Âu đã đưa ra những lời lên án đối với hành động của giới quân đội Myanmar. Liên Hợp Quốc yêu cầu trả
tự do tối thiểu 45 chính khách mà quân đội đang bắt giữ. (Bùi Thư, 2021; Nguyễn Thanh Hải, 2021).

3


III.

Xung đột dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Tân Hiện thực9:

Đối với thuyết này, ta cần đặt ra một giả thuyết: ngun nhân vì sao chính quyền qn đội
Myanmar vẫn hợp tác với Trung Quốc trong khi chính sách của quốc gia là bài trừ toàn bộ các
yếu tố hội nhập10? Và có hay khơng việc Trung Quốc là nhân tố đứng đằng sau giật dây cho cánh
quân đội thực hiện cuộc đảo chính này11? Cuộc nội chiến đã kéo dài bốn tháng, vẫn chưa có một
đơn vị nào xác nhận có thể tham gia giúp đỡ người dân Myanmar12. Từ đó ta thấy việc phe quân
đội nắm quyền kiểm sốt ít hay nhiều lại thành ra có lợi cho Trung Quốc13. Và có lẽ sự kiện này
sẽ thu về cho Trung Quốc một khoản lợi nhuận, củng cố thêm quyền lực nước này trên trường
quốc tế.
IV.


Xung đột dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Tân Tự do14:

Hiện tại Liên Hợp Quốc hay ASEAN vẫn chưa có động tĩnh thơng qua một quyết định về
việc sẽ can thiệp vào tình hình nội bộ của Myanmar. Nguyên nhân chính nhất là do những quy
định của Luật Quốc tế, quy tắc xử sự chung của cả hai tổ chức này15. Mặc dù sẽ cản trở nền hồ
bình của Myanmar nhưng việc tn thủ theo những quy tắc trên là một cam kết ràng buộc và các
quốc gia khó lịng mà đánh đổi lợi ích của mình.
Tuy nhiên xung đột ở Myanmar là một trường hợp đặc biệt, và trường hợp đặc biệt sẽ có cách
xử lý đặc biệt. Nhưng vẫn chưa có bất cứ quyết định nào đối với trường hợp của Myanmar, trong
khi đây là một trường hợp cấp bách nguy hại đến tính mạng con người. Chúng ta có thể có niềm
tin rằng thế giới đang tồn tại một thể chế quốc tế bí mật giữa các chủ thể có lợi từ cuộc chiến này
9

Đối với chủ nghĩa Tân Hiện thực, điều quan trọng trong tình trạng vơ chính phủ là sự phân bổ quyền lực giữa các
quốc gia. Các quốc gia vẫn cần phải nâng cao quyền lực nhưng có thể lựa chọn gia tăng quyền lực tới một ngưỡng
cho phép để đảm bảo an ninh (phái Hiện thực Phòng thủ) hoặc đạt càng nhiều quyền lực càng tốt và chiếm vị thế áp
đảo so với các chủ thể khác (phái Hiện thực Tấn công). (Đào Minh Hồng & Lê Hồng Hiệp; 2018)
10
Chính quyền qn đội Myanmar có truyền thống khơng phụ thuộc vào đầu tư nước ngồi và chủ trương cô lập đất
nước. Tuy nhiên Trung Quốc hiện đã có cam kết tăng cường hợp tác kinh tế với người đứng đầu lực lượng vũ trang
nước này. Điều này cho thấy Trung Quốc hiện là đối tượng liên kết kinh tế duy nhất ở Myanmar. (Lâm Bảo, 2021)
11
Vào tháng 1 năm 2021, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có một chuyến thăm Myanmar, dư luận phán đoán
rằng sự kiện này có thể là động cơ chính khiến cuộc đảo chính nổ ra. (Lâm Bảo, 2021)
12
Trung Quốc là có thể là nhân tố chặn lại các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với lá phiếu của mình,
và chính quyền qn sự Myanmar tin rằng nền kinh tế của Trung Quốc có thể giúp họ vượt qua các lệnh trừng phạt.
Thêm vào đó báo chí Trung Quốc cho rằng sự kiện này nhằm “cải tổ nội các” của Myanmar. (Lâm Bảo, 2021)
13
Trung Quốc đang thực hiện xây dựng một đường ống dẫn khí và đường ống dẫn dầu từ Vân Nam đến một cảng

nước sâu ở Vịnh Bengal, điều này nhằm đưa dầu khí đến Trung Quốc mà không phải chung đụng với Mỹ và các nước
phương Tây ở eo biển Malacca. (Lâm Bảo, 2021)
14
Theo Chủ nghĩa Tân Tự do, trong trật tự “vơ chính phủ”, khơng có một nhân tố nào đủ mạnh để trở thành một quốc
gia bá quyền lãnh đạo thế giới. Quan hệ quốc tế sẽ được quản lý bằng các thể chế quốc tế và được hưởng những lợi
ích, quyền lực chung từ những thể chế này. Song các quốc gia cần tuân thủ Luật Quốc tế và các quy tắc xử sự của
mỗi thể chế, nếu làm trái các chủ thể có thể bị truất quyền tham gia và mất hết các đặc quyền (Đào Minh Hồng & Lê
Hồng Hiệp, 2018)
15
Trong quy tắc xử sự chung của Liên Hợp Quốc có quy định: “không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
khác” vì lý do đó Trung Quốc khơng bỏ phiếu tán thành quyết định liên quan đến Myanmar. Tương tự như trường
hợp của ASEAN nhưng có lẽ do tổ chức này không muốn “đắc tội” với ông lớn Trung Quốc, hiện tại có thơng tin
ASEAN đã lên kế hoạch gửi một đặc phái viên và đương kim chủ tịch ASEAN sẽ đích thân đến gặp lãnh đạo
Myanmar(Lâm Bảo, 2021; Nhật Đăng, 2021)

4


và cũng giống như ASEAN hay UN, họ không thể can thiệp vào tình hình Myanmar hiện tại, để
bảo tồn cho lợi ích và quyền lực của chính mình.

Kết luận
Cả 4 lý thuyết được nêu trên vơ tình hay cố tình đều phần nào bổ trợ cho nhau, trong những
hành động theo lý thuyết này vẫn có bóng dáng của một lý thuyết khác, tất cả các thuyết bổ sung
song song vẫn mâu thuẫn lẫn nhau. Những sự tương phản và đấu tranh đó tạo nên tính đa nghiệm
cho các xung đột hiện nay. Với mỗi lý thuyết ta lại có nhiều hướng giải quyết cho một xung đột,
và mỗi hướng giải quyết lại dẫn đến một kết quả khác nhau. Chính vì thế các lý thuyết là một
nguồn tài liệu đa dạng cung cấp cho các chủ thể nhiều đường lối, chiến lược nhằm đạt được đích
đến cuối cùng trong Quan hệ Quốc tế.


DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lâm, B. (2021, June). Vai trò của Trung Quốc trong đải chính ở Myanmar và tác động
đến Việt Nam. From RFA: />2. Myanmar: Mỹ 'kinh khiếp' trong ngày chết chóc nhất kể từ cuộc đảo chính. (2021,
March 28). From BBC NEWS TIẾNG VIỆT: />3. Simon, S. W. (2007, April 03). Realism and neoliberalism: International relations
theory and Southeast Asian security. From Taylor & Francis Group:
/>Fru5wX0oedAtp7kYDzwlaYWgy4KiaJNfuLS0oVWTezctJbQfLE4F8
4. Hải, N. T. (2021, April 12). Chính câu hỏi lớn về đảo chính và bạo lực ở Myanmả. From
NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ: />
5


myanmar/?fbclid=IwAR13kFS5wWWJCbuGUfsfqqVzUGkLsisXasdVAXr5k3ABPjrEpT5iCAamBY
5. Thư, B. (2021, February 3). Đảo chính ở Myanmar: Giới trẻ âm thầm tẩy chay quân đội.
From BBC NEWS TIẾNG VIỆT: />QQDU4GuXMo
6. Hùng, T. (2021, March 24). Liên Minh Trà Sữa là gì? From NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ:
/>W54_5WYw
7. McGrath, M. (2021, December 08). POWER WOMEN: THE WORLD'S 100 MOST
POWERFUL WOMEN. From Forbes: />8. Pletcher, K. (n.d). Aung San Suu Kyi. From Britannica:
/>9. Khôi, M. (2021, May 20). TUỔI TRẺ ONLINE. From Hoa hậu Myanmar dự thi Miss
Universe bac tin bị truy nã, nói chưa dám trở về: />10. Đăng, N. (2021, June 03). ASEAN sốt ruột trước bất ổn ở Myanmar. From TUỔI TRẺ
ONLINE: />11. Hồng, Đ. M. (2018). Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế. Hà Nội: NXB CHÍNH TRỊ QUỐC
GIA SỰ THẬT.

6



×