Tải bản đầy đủ (.docx) (284 trang)

(Đề tài NCKH) đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học nghiệp vụ sư phạm theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.75 MB, 284 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP CÁC MÔN HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

MÃ SỐ : B201

SKC006528

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật tp Hồ Chí Minh
-----------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CÁC MÔN HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRONG CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Mã số đề tài: B2016. SPK.01



Chủ nhiệm đề tài:PGS. TS. Dương Thị Kim Oanh

Tp HCM, tháng 04 năm 2018


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TT
1

2

3

4

5

6

7
8


1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................15

1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................... 15
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................16
3. Nội dung nghiên cứu............................................................................16
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..................................................... 17
5. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................17
6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.......................................... 17
7. Cấu trúc của đề tài................................................................................20
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC...........................20
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM...................................................20
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ......................................................... 28
1.3. NĂNG LỰC VÀ CẤU TRÚC NĂNG LỰC.....................................29
1.3.1. Năng lực......................................................................................... 29
1.3.2. Cấu trúc năng lực............................................................................31
1.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC................................................................. 33
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC...........................37
1.6.1. Nhóm phương pháp đánh giá năng lực nhận thức..........................38
1.6.2. Nhóm phương pháp đánh giá năng lực chung/cốt lõi.....................47
1.6.3. Nhóm phương pháp tự đánh giá và phản hồi................................. 48
1.6.2. Nhóm phương pháp đánh giá thực (Authentic Assessment)..........49
1.6. CƠNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC.............................................. 51
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CÁC MÔN HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM KĨ THUẬT.....................................................................................54

2


2.1. KHÁI QT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC MƠN HỌC

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG

ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT ......................................................................
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................................................................
2.2.1. Giai đoạn thiết kế bảng hỏi và khảo sát thăm dị ............................
2.2.2. Giai đoạn khảo sát chính thức ........................................................
2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ...............
2.3.1. Nhận thức của giảng viên về mục đích đánh giá kết quả học tập các
mơn học NVSP trong đánh giá q trình và đánh giá kết thúc ................
2.3.2. Số lần giảng viên thực hiện đánh giá q trình các mơn học NVSP
trong các trường ĐH SPKT ......................................................................
2.3.3. Tiêu chí thiết kế câu hỏi đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP

trong các trường ĐH SPKT ......................................................................
2.3.4. Nội dung câu hỏi đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP trong

các trường ĐH SPKT ................................................................................
2.3.5. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP trong

các trường ĐH SPKT ................................................................................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .........................................................................
Chương 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRONG CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT .................................................
3.1. KHÁI QUÁT YÊU CẦU VỀ VIỆC HÌNH THÀNH NĂNG LỰC
CHO SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐH SPKT .........................
3.2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁT ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN HỌC NVSP THEO HƯỚNG PHÁT
3


TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐH
SPKT........................................................................................................97
3.3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..........................................................117
3.3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm...................................................117
3.3.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm.............................117
3.3.3. Nội dung và phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm............117
3.3.4. Kết quả thực nghiệm.................................................................... 119
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................146
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................149
PHỤ LỤC....................................................................................................... 153
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI VÀ HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..............154
SẢN PHẨM ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC..........................155

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng ..............
Bảng 1.2. So sánh thang đo nhận thức của Bloom. B và cộng sự (1956) và thang

đo nhận thức của Anderson. L và Krathwohl. D (2001) .................................
Bảng 1.3. Mẫu phiếu đánh giá đồng đẳng ........................................................
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................
Bảng 2.2. Nhận thức của giảng viên về mục đích đánh giá kết quả học tập các
môn học NVSP trong đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc ........................

Bảng 2.3. Số lần thực hiện đánh giá q trình các mơn học NVSP /01 học kỳ
trong các trường ĐH SPKT ..............................................................................
Bảng 2.4. Tiêu chí thiết kế câu hỏi đánh giá kết quả học tập môn học NVSP
trong các trường ĐH SPKT ..............................................................................
Bảng 2.5. Nội dung câu hỏi đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP trong
các trường ĐH SPKT ........................................................................................
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp nội dung kiến thức/kỹ năng và mức độ đánh giá kết
quả học tập môn Kỹ năng dạy học tại trường ĐH SPKT Nam Định ...............
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp nội dung kiến thức/kỹ năng và mức độ đánh giá kết
quả học tập môn Kỹ năng dạy học tại trường ĐH SPKT Nam Định ...............
Bảng 2.8. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP trong
các trường ĐH SPKT ........................................................................................
Bảng 3.1. Các mức độ năng lực giải quyết vấn đề theo đánh giá của sinh viên
ngành SPKT Công nghệ thực phẩm ...............................................................
Bảng 3.2. Các mức độ năng lực làm việc nhóm và năng lực thuyết trình theo
đánh giá của sinh viên ngành SPKT Công nghệ thực phẩm ..........................
Bảng 3.3. Kết quả tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của giảng viên về năng

lực giải quyết vấn đề của sinh viên ngành SPKT Công nghệ thực phẩm ......
Bảng 3.4. Kết quả tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của giảng viên về năng

lực làm việc nhóm của sinh viên ngành SPKT Công nghệ thực phẩm ..........
5


Bảng 3.5. Kết quả tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của giảng viên về năng

lực thuyết trình của sinh viên ngành SPKT Công nghệ thực phẩm................132
Bảng 3.6. Các mức độ năng lực giải quyết vấn đề theo đánh giá của sinh viên
ngành SPKT Công nghệ May.........................................................................134

Bảng 3.7. Các mức độ năng lực làm việc nhóm và năng lực thuyết trình theo
đánh giá của sinh viên ngành SPKT Công nghệ May.................................... 135
Bảng 3.8. Kết quả tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của giảng viên về năng

lực giải quyết vấn đề của sinh viên ngành SPKT Công nghệ May................142
Bảng 3.9. Kết quả tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của giảng viên về năng

lực làm việc nhóm của sinh viên ngành SPKT Cơng nghệ May....................143
Bảng 3.10. Kết quả tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của giảng viên về năng

lực thuyết trình của sinh viên ngành SPKT Công nghệ May.........................144

6


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

Biểu đồ 2.1. Các mức độ nhận thức của câu hỏi/tình huống đánh giá kết quả học
tập các môn học NVSP trong đánh giá cuối kỳ tại trường ĐH SPKT tp HCM 82

Hình 2.1. Câu hỏi đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP trong đánh giá
cuối kỳ năm học 2012 - 2013 tại trường ĐH SPKT tp Hồ Chí Minh...............84
Hình 2.2. Câu hỏi đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP trong đánh giá
cuối kỳ, học kỳ 1, năm học 2016 - 2017 tại trường ĐH SPKT tp Hồ Chí
Minh................................................................................................................. 85
Biểu đồ 2.2. Phương pháp đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP trong
đánh giá cuối kỳ tại trường ĐH SPKT tp HCM............................................... 90
Sơ đồ 3.1. Quy trình phát triển bộ cơng cụ đánh giá kết quả học tập các môn học

NVSP theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên..................................... 105

Hình 3.1. Kết quả giải quyết tình huống học tập của nhóm 1, nhóm 3 và nhóm
5 trong bài học “Quy luật ngưỡng cảm giác”.................................................125
Hình 3.2. Kết quả giải quyết tình huống học tập của nhóm 2, nhóm 4 và nhóm
6 trong bài học “Quy luật ngưỡng cảm giác”.................................................126
Hình 3.3. Hoạt động thảo luận của nhóm 1, nhóm 3 và nhóm 5 trong bài học
“Quy luật ngưỡng cảm giác”..........................................................................127
Hình 3.4. Hoạt động thảo luận của nhóm 2, nhóm 4 và nhóm 6 trong bài học
“Quy luật ngưỡng cảm giác”..........................................................................127
Hình 3.5. Thuyết trình kết quả học tập của nhóm 1, nhóm 3 và nhóm 5 trong bài

học “Quy luật ngưỡng cảm giác”................................................................... 128
Hình 3.6. Thuyết trình kết quả học tập của nhóm 2, nhóm 4 và nhóm 6 trong bài

học “Quy luật ngưỡng cảm giác”................................................................... 128
Hình 3.7. Kết quả thực hiện dự án học tập của nhóm 2 và 4 trong bài học “Các
phương pháp giáo dục”...................................................................................138

7


Hình 3.8. Kết quả thực hiện dự án học tập trong bài học “Các phương pháp giáo

dục” của nhóm 1, 3 và 5.................................................................................139
Hình 3.9. Thuyết trình kết quả học tập của nhóm 1, 2, 3 và 5 trong bài học “Các

phương pháp giáo dục”...................................................................................140
Hình 3.10. Thuyết trình kết quả học tập của nhóm 2 trong bài học “Các phương

pháp giáo dục”................................................................................................140


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

8


TT
1
2
3
4

9


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật tp Hồ Chí Minh

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU
1.

Thông tin chung
Tên đề tài: Đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP
theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong các trường ĐH SPKT

Mã số: B2016.SPK.01
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh
Các thành viên tham gia đề tài:

-


-

PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn - Trường ĐH SPKT tp HCM

-

NCS. Đặng Thị Diệu Hiền - Trường ĐH SPKT tp HCM

-

NCS. Đỗ Thị Mỹ Trang - Trường ĐH SPKT tp HCM

-

Ths. Nguyễn Thị Phương Hoa - Trường ĐH SPKT tp HCM

-

KS. Nguyễn Đăng Nam - Trường ĐH SPKT tp HCM

-

NCS. Trần Mai Duyên - Trường ĐH SPKT Hưng Yên

-

TS. Đỗ Thế Hưng - Trường ĐH SPKT Hưng Yên

TS. Nguyễn Trường Giang - Trường ĐH SPKT Nam Định


Cơ quan chủ trì: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật tp Hồ Chí
Minh Thời gian thực hiện: 2016 - 2018
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP và

tìm ra các biện pháp đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học
NVSP theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong các trường ĐH SPKT.

3.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn,

quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục, phân tích tài liệu khoa học) và
phương pháp nghiên cứu định lượng (khảo sát bằng bảng hỏi) để xác định thực trạng
hoạt động đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP trong các trường ĐH SPKT.
Đồng thời, các phương pháp nghiên cứu cịn giúp đề tài tìm ra ảnh hưởng của việc
sử dụng các biện pháp đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập các

10


môn học NVSP theo hướng phát triển năng lực đến sự phát triển năng lực của
sinh viên.
4.

Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài gồm:

- Báo cáo khoa học về cơ sở lý luận của đánh giá năng lực.
- Báo cáo khoa học về thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập các
môn học NVSP trong các trường ĐH SPKT.
- Báo cáo khoa học về các biện pháp đổi mới phương thức đánh giá kết quả
học tập các môn học NVSP theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên
trong các trường ĐH SPKT.

5.

Sản phẩm nghiên cứu của đề tài
1. Bài giảng chuyên đề: “Phương pháp dạy học và đánh giá theo hướng phát
triển năng lực người học trong giáo dục đại học”
2. Bộ công cụ đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP theo hướng phát
triển năng lực cho sinh viên:
Bộ công cụ đánh giá kết quả học tập các môn học: Tâm lý học, Giáo
dục học đại cương và Lý luận dạy học.
Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) các năng lực: Năng lực giải
quyết vấn đề; Năng lực làm việc nhóm; Năng lực thuyết trình.
3. 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế chuyên ngành về lĩnh vực Sư
phạm kỹ thuật. Các bài báo gồm:
-

Oanh Duong Thi Kim. (2016). Developing core competencies of

students through Competence Based Assessment at Ho Chi Minh City
University of Technology and Education. The Online Journal for Technical
and Vocational Education and Training in Asia. Issue 7.
Online: a/issue7/duong_tvet7.pdf
-


Thi Kim Oanh Duong. (2018). A new approach for Assessment of

Pedagogical Competence of students at higher education institutions of
technology and education in Vietnam. The Online Journal for Technical
and Vocational Education and Training in Asia. Issue 10.
Online: a/issue10/duong_tvet10.pdf
4. 01 Nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học đã bảo vệ thành công 02 chuyên
đề nghiên cứu khoa học: Chuyên đề Nghiên cứu tổng quan và Chuyên đề
nghiên

11


cứu khoa học 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực hợp tác giải quyết vấn
đề của sinh viên.
6.

Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng ứng

dụng Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đánh giá năng lực và thực trạng hoạt động
đánh

giá kết quả học tập các môn học NVSP trong các trường ĐH SPKT, đề tài đề xuất 03
biện pháp đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP theo
hướng phát triển năng lực cho sinh viên. Các biện pháp đề xuất gồm:
- Phát triển chuyên đề bồi dưỡng về phương pháp dạy học và đánh giá theo
hướng phát triển năng lực người học trong giáo dục đại học cho giảng viên
của các trường ĐH SPKT.
- Phát triển bộ công cụ đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP theo
hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong các trường ĐH SPKT.

- Tích hợp phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học với
phương pháp đánh giá năng lực trong dạy học các môn học NVSP tại các trường

ĐH SPKT.
Kết quả thực nghiệm sư phạm đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập
môn học Tâm lý học và Giáo dục học đại cương theo hướng phát triển năng lực cho
sinh viên tại trường ĐH SPKT tp HCM cho thấy, các biện pháp đề xuất đã tác động
tới sự thay đổi các mức độ của năng lực giải quyết vấn đề, năng lực làm việc nhóm
và năng lực thuyết trình của sinh viên.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng trong cơng tác đổi mới
phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP theo hướng
phát triển năng lực cho sinh viên của các Khoa/Viện/ Trường SPKT trong hệ thống
các cơ sở đào tạo giáo viên SPKT trình độ Đại học tại Việt Nam.
Ngày 30 tháng 10 năm 2018
Chủ nhiệm đề tài
Tổ chức chủ trì
(ký, họ và tên)
(ký, họ và tên, đóng dấu)

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General Information

12


Title: Reform learning outcomes assessment ways of pedagogical subjects
based on Competence-Based Assessment at Universities of Technology and
Education in Vietnam
Code: B2016.SPK.01

Research Leader: Assoc. Prof. Duong Thi Kim Oanh
Co-reseachers:
PhD Student. Do Thi My Trang - HCM City University of Technology and
Education

-

PhD Student. Dang Thi Dieu Hien - HCM City University of

Technology and Education
Assoc. Prof. Nguyen Van Tuan - HCM City University of Technology and
Education

-

Nguyen Thi Phuong Hoa - HCM City University of Technology and

Education
Nguyen Dang Nam - HCM City University of Technology and
Education
Tran Mai Duyen - Hưng Yen University of Technology and
Education
Dr. Do The Hung - Hưng Yen University of Technology and
Education
Dr. Nguyen Truong Giang - Nam Dinh University Technical
Education
Implementing Institution: HCM City University of Technology and Education
Time: 2016 - 2018
2.


Objective(s)

- Identify the status of assessing learning outcomes of Pedagogical Subjects at
Universities of Technology and Education in Vietnam.
- Finds ways of reforming learning outcomes assessment of pedagogical subjects
based on Competence-Based Assessment at Universities of Technology and
Education in Vietnam
3.

Results

- Report on the theoretical base of Competence-Based Assessment (CBA)
(characteristics, CBA techniques and so on)
- Report on Status of assessing learning outcomes of Pedagogical Subjects at
Universities of Technology and Education in Vietnam.


13


- Report on measures to reform learning outcomes assessment ways of
Pedagogical Subjects based on Competence-Based Assessment at University
of Technology and Education in Vietnam.
4.

Products
1. Lecture of Competence-Based Teaching and Assessment in Higher
Education
2. Competence-Based Assessment Tools:
-


Tools of Psychology, General Pedagogy and Didactic.

-

Rubrics of Problem-Solving Competence, Team-work Competence

and Presentation Competence.
3. 02 international scientific papers on The Journal of Technical and
Vocational Education and Training (TVET), including:
-

Oanh Duong Thi Kim. (2016). Developing core competencies of

students through Competence Based Assessment at Ho Chi Minh City
University of Technology and Education. The Online Journal for Technical
and Vocational Education and Training in Asia. Issue 7.
Online: a/issue7/duong_tvet7.pdf
-

Thi Kim Oanh Duong. (2018). A new approach for Assessment of

Pedagogical Competence of students at higher education institutions of
technology and education in Vietnam. The Online Journal for Technical
and Vocational Education and Training in Asia. Issue 10.
Online: a/issue10/duong_tvet10.pdf
4. 01 PhD students in Education conducted successfully the 2 seminas: The
Liturature Review and the theoretical of Collaborative-Problem Solving
Competence of students.
5.


Applicability
Results can be applied in Competence - Based Teaching and Assessment

Pedagogical Subjects at Universities of Technology and Education in Viet Nam.

14


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quan điểm của Lý luận dạy học hiện đại, mặc dù đánh giá là khâu cuối
song chúng là một mắt xích quan trọng của quá trình dạy học. Đánh giá kết quả học tập
được hiểu là hoạt động đo lường mức độ và theo dõi thành tích học tập mà người học đã
đạt được về kiến thức chuyên môn; kỹ năng cá nhân và giao tiếp; kỹ năng kiến tạo sản
phẩm; quy trình và hệ thống (các chuẩn đầu ra cụ thể của mơn học hay chương trình
học). Đánh giá gắn liền và quan hệ trực tiếp với việc đổi mới phương pháp dạy của
giảng viên và phương pháp học của sinh viên. Kết quả đánh giá không chỉ phản ánh
năng lực học tập của sinh viên mà còn phản ánh một phần phương pháp dạy học của
giảng viên. Vì vậy, hoạt động đánh giá khơng chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả q
trình học tập của sinh viên mà cịn là nguồn thông tin phản hồi giúp giảng viên xác định
được chất lượng và mức độ phù hợp của các phương pháp dạy học đã được sử dụng để
từ đó có những điều chỉnh kịp thời nhằm tạo nên sự nhất quán với các chuẩn đầu ra dự
định. Với ý nghĩa như trên, đánh giá là thành phần bắt buộc trong kế hoạch dạy học. Vì
sự tiến bộ của người học, hoạt động đánh giá nên được tiến hành thường xuyên, liên tục,
định kỳ trong suốt quá trình dạy học. Điều này cũng hồn tồn phù hợp với xu hướng
chính hiện nay trong đánh giá kết quả học tập ở bậc học đại học của thế giới là đánh giá
năng lực đầu ra của người học theo quan điểm đánh giá xác thực, kết hợp đánh giá quá
trình với đánh giá thực tiễn và đánh giá sáng tạo.
Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học ở bậc học đại học tại Việt Nam, đánh giá

thường được xem là khâu đi sau khi kết thúc một bài học, một chương hay một môn
học. Với quan niệm như trên, đánh giá sẽ không định hướng cho việc dạy học, không
bám sát vào mục tiêu dạy học, không cung cấp kịp thời thông tin về sự tiến bộ của sinh
viên, thiếu sự đa dạng về các hình thức đánh giá và tạo nên “sức ỳ” cản trở quá trình đổi
mới phương pháp dạy học. Với cách đánh giá truyền thống, nội dung đánh giá thường
chỉ đòi hỏi mức độ nhớ khi sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm đáp ứng yêu
cầu của mơn học hoặc chương trình học. Vì vậy, việc đổi mới công tác đánh giá kết quả
học tập theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên sẽ phát huy tính tích cực, chủ động
và sáng tạo của sinh viên, giúp làm tăng khả năng lĩnh hội kiến thức

15


và vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học vào trong các tình huống thực tiễn của
hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.
Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đội ngũ giáo viên
dạy nghề của xã hội, hệ thống các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (ĐH SPKT) tại
Việt Nam (trường ĐH SPKT tp HCM, trường ĐH SPKT Hưng Yên, trường ĐH
SPKT Nam Định, trường ĐH SPKT Vĩnh Long, trường ĐH SPKT Vinh và trường
ĐH SPKT Đà Nẵng) có nhiệm đào tạo giáo viên dạy nghề khơng chỉ có trình độ
chun sâu về các ngành kỹ thuật mà cịn có khả năng sư phạm tốt. Vì thế, bên cạnh
các mơn học chun ngành kỹ thuật, trong chương trình đào tạo của các trường ĐH
SPKT không thể thiếu được các môn học Nghiệp vụ sư phạm (Tâm lý học, Giáo dục
học đại cương, Lý luận dạy học ...). Đây là các môn học khó với các khái niệm, quy
luật, nguyên tắc vừa trừu tượng vừa khái quát; việc hiểu bản chất, nội dung tri thức
lý thuyết cũng như vận dụng chúng vào trong thực tiễn là rất khó khăn. Mặc dù một
số trường ĐH SPKT đã có nhiều đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp
dạy học theo hướng tích cực hóa người học song kết quả dạy học các mơn học NVSP
còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Sinh viên ngành SPKT sau khi ra trường
còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức và kỹ năng về khoa học

sư phạm vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các hình thức đánh giá
kết quả học tập các mơn học NVSP cịn chú trọng nhiều tới việc kiểm tra khả năng
nhớ kiến thức của sinh viên. Điều này khiến sinh viên hình thành tâm lý học cho qua,
chưa thấy hết được ý nghĩa và tầm quan trọng của các môn học NVSP đối với việc
rèn luyện và hình thành năng lực sư phạm của người giáo sinh tương lai.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Đổi mới phương
thức đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP theo hướng phát triển năng
lực cho sinh viên trong các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật” là cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP
và tìm ra các biện pháp đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học
NVSP theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong các trường ĐH SPKT.
3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:

16


-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá năng lực.

-

Nghiên cứu thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập các môn

học NVSP trong các trường ĐH SPKT.
-

Đề xuất biện pháp đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập các môn


học NVSP theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong các trường ĐH
SPKT.

4.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học các môn học NVSP trong các trường ĐH SPKT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá năng lực.
5. Phạm vi nghiên cứu
Thứ 1: Nghiên cứu thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập các môn học
NVSP tại:
-

Trường ĐH SPKT tp Hồ Chí Minh

-

Trường ĐH SPKT Hưng Yên

-

Trường ĐH SPKT Vĩnh Long

-

Viện Sư phạm Kỹ thuật - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội


Thứ 2: Thực nghiệm sư phạm biện pháp đổi mới phương thức đánh giá kết quả học
tập môn học Tâm lý học và Giáo dục học đại cương theo hướng phát triển năng lực
cho sinh viên tại trường ĐH SPKT tp Hồ Chí Minh.
6.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

6.1. Cách tiếp cận
Đề tài nghiên cứu sử dụng các cách tiếp cận nghiên cứu sau:
-

Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu vấn đề đánh giá kết quả học tập theo năng

lực được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các thành tố của quá trình
dạy học (mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học ...).
-

Tiếp cận thực tiễn: Nghiên cứu vấn đề đổi mới phương thức đánh giá kết quả

học tập các môn học NVSP theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong các
trường ĐH SPKT được xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá
kết quả học tập các môn học NVSP; dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt
động đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP và kết quả triển khai phương

17


thức đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP theo hướng phát triển năng lực
cho sinh viên trong các trường ĐH SPKT.

-

Tiếp cận phân tích và tổng hợp: Sử dụng tiếp cận phân tích và tổng hợp để

phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá năng lực; các kết quả nghiên cứu
thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP trong các trường
ĐH SPKT; kết quả triển khai phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học
NVSP theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong các trường ĐH SPKT.

-

Tiếp cận định tính và định lượng: Dựa trên các nguồn sách, báo, tài liệu

tham khảo có liên quan tới cơ sở lý luận về đánh giá kết quả học tập theo năng
lực; Thu thập và xử lý số liệu thống kê về thực trạng công tác đánh giá kết quả
học tập các môn học NVSP trong các trường ĐH SPKT.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan tới đo lường và đánh giá
kết quả học tập, mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập
theo năng lực ... đã xuất bản trên các ấn phẩm trong và ngoài nước để xây dựng cơ
sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập thông tin về hoạt động
đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP trong các trường ĐH SPKT.
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận về đánh giá kết quả trong dạy học
nói chung và đánh giá năng lực nói riêng. Nội dung bảng hỏi tập trung vào các vấn
đề sau:

-

Mục đích đánh giá kết quả học tập các mơn học NVSP.

Tiêu chí thiết kế cơng cụ đánh giá kết quả học tập các môn học
NVSP.
-

Nội dung công cụ đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP.

-

Phương pháp đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP.

6.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

18


-

Phỏng vấn giảng viên về thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập các

môn học NVSP trong các trường ĐH SPKT.
-

Phỏng vấn sinh viên về sự thay đổi các mức độ phát triển năng lực khi

giảng viên thực hiện đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học
NVSP theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong các trường ĐH SPKT.

5.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
-

Nghiên cứu câu hỏi/tình huống đánh giá trong bài kiểm tra cuối kỳ của các

mơn học NVSP để phân tích thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập các
môn học này trong các trường ĐH SPKT.
-

Phân tích kết quả sản phẩm thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên

khi áp dụng phương thức đánh giá đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP
theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong các trường ĐH SPKT.
-

Phân tích các đoạn Clip ghi lại hoạt động học tập của sinh viên khi giải

quyết các tình huống học tập ở trên lớp để thu thập thông tin về các mức độ năng
lực sinh viên đã đạt được.
6.2.2.4. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập các minh chứng làm rõ hơn kết
quả khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn về thực trạng hoạt động đánh giá kết quả
học tập các môn học NVSP trong các trường ĐH SPKT; các biểu hiện phát triển
năng lực của sinh viên khi giảng viên thực hiện đổi mới phương thức đánh giá kết
quả học tập các môn học NVSP theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong
các trường ĐH SPKT.
6.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sự phạm biện pháp đổi mới phương thức đánh giá kết
quả học tập các môn học NVSP theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong
các trường ĐH SPKT. Kết quả thực nghiệm sư phạm là cơ sở khoa học để khẳng

định kết quả nghiên cứu của đề tài.
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
-

Khảo sát thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập các môn học NVSP

trong các trường ĐH SPKT.

19


-

Tự đánh giá của sinh viên về các mức độ của năng lực giải quyết vấn đề,

năng lực làm việc nhóm và năng lực thuyết trình.
-

Đánh giá của giảng viên về các mức độ của năng lực của sinh viên khi áp

dụng biện pháp đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học
NVSP theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong các trường ĐH SPKT.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài có cấu trúc như sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lí luận về đánh giá năng lực
- Chương 2: Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập các môn học
NVSP trong các trường ĐH SPKT
- Chương 3: Đề xuất biện pháp đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập các môn
học NVSP theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên trong các trường ĐH SPKT


- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
Dạy học theo hướng phát triển năng lực đã và đang trở thành xu thế tất yếu và
phổ quát trong nền giáo dục trên thế giới, đặc biệt là giáo dục đại học. Xu hướng
chung của dạy học theo hướng phát triển năng lực là chuyển từ “tập trung vào kiến
thức” sang “tập trung vào năng lực học” [1]. Trong xu hướng này, đánh giá theo
hướng phát triển năng lực (đánh giá năng lực) được xem là mắt xích quan trọng tạo
nên sự thành cơng của q trình dạy học.
Với ý nghĩa như trên, đánh giá năng lực đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Các nghiên cứu về đánh giá năng lực tập
trung vào một số hướng nghiên cứu chính sau:

20


Thứ 1: Xác định nội hàm khái niệm đánh giá năng lực
Trên thế giới, nhiều nhà nghiên cứu đã có quan điểm thống nhất khi xem đánh
giá năng lực là quá trình thu thập các minh chứng về chuẩn năng lực kiến thức và kỹ
năng đã được dự kiến. Theo Wolf. A, đánh giá năng lực là một hình thức đánh giá
dựa vào các mục tiêu dạy học đã được xác định, trên cơ sở đó giảng viên, sinh viên
và các bên liên quan đều có thể đưa ra các kết quả đánh giá khách quan đối với các
thành tích đã đạt hoặc chưa đạt được so với mục tiêu và chứng nhận sự tiến bộ của
sinh viên dựa trên các minh chứng về kết quả đã đạt được. Đánh giá năng lực khơng

bị giới hạn trong chương trình mơn học [35]. Quan điểm về đánh giá năng lực của
Wolf. A tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập các mục tiêu dạy học
rõ ràng, cụ thể, đo lường được và thực hiện được để các bên tham gia đánh giá sẽ
đánh giá một cách chính xác và khách quan các kết quả mà người học đã đạt được.
Đề cập tới đánh giá năng lực, tài liệu hướng dẫn đánh giá năng lực trong giáo
dục và đào tạo nghề ở Tây Úc đã chỉ rõ, đánh giá năng lực là quá trình thu thập các
chứng cứ và đưa ra đánh giá về các kết quả của người học. Các đánh giá này khẳng
định mức độ đạt được mục tiêu dạy học phù hợp với các tiêu chuẩn năng lực của
nghề (hoặc các mục tiêu dự định của mơn học nếu khơng có chuẩn năng lực của
nghề) của người học [17].
Tại Việt Nam, đánh giá năng lực được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu
(Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Lan Phương ...).
Nhìn chung, các học giả cũng có sự thống nhất khi cho rằng, đánh giá năng lực cần
dựa trên các kết quả người học đã thu nhận được từ quá trình học tập, từ trải nghiệm
cuộc sống và mức độ vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị ... vào
giải quyết các tình huống thực tiễn. Nói cách khác, đánh giá năng lực cần tập trung
vào mục tiêu đánh giá sự tiến bộ của người học so với chính họ hơn là so sánh, xếp
hạng giữa những người học với nhau (Nguyễn Lộc, Nguyễn Công Khanh) [1, 2. 5].
Dựa trên quan điểm cho rằng, để đánh giá khả năng nhận thức, kỹ năng thực hiện
và những giá trị, tình cảm của người học cần tiến hành thơng qua việc hoàn thành một
nhiệm vụ trong bối cách thực, Nguyễn Công Khanh đã đưa ra quan niệm về đánh giá
năng lực như sau: “Đánh giá năng lực là đánh giá các khả năng học sinh áp dụng

21


×