Tải bản đầy đủ (.docx) (175 trang)

(Đề tài NCKH) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra đánh giá thể chất sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỂ
CHẤT SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

MÃ SỐ: T2018

SKC006516

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỂ CHẤT
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT TP.HCM
Mã số: T2018-92TĐ


Chủ nhiệm đề tài: TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH

TP. HCM, 3-2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TRUNG TÂM GDTC & QP

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỂ CHẤT
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT TP.HCM
Mã số: T2018-92TĐ

Chủ nhiệm đề tài: TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH

TP. HCM, 03-2019


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

I.

Danh sách tành viên tham gia nghiên cứu
1.


Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Thành

II. Đơn vị phối hợp chính
Trung tâm Giáo dục thể chất & Quốc phịng, Phịng Tuyển sinh Cơng
tác sinh viên, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.


MỤC LỤC
Nội dung
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng và biểu đồ
Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh
MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu (nhiệm vụ) nghiên cứu
- Giả thuyết khoa học
- Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cấu trúc đề tài
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THỂ
CHẤT SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Kiểm tra
1.1.2. Đánh giá
1.1.3. Thể chất và kiểm tra, đánh giá thể chất
1.1.4. Mục đích, ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá thể chất
1.1.5. Đối tượng, nội dung đánh giá thể chất
1.1.6. Các loại hình kiểm tra đánh giá giáo dục thể chất
1.1.7. Quy trình biên soạn đề (nội dung) kiểm tra đánh giá thể chất
cho sinh viên

1.1.8. Bộ công cụ đánh giá thể chất
1.1.9. Kết quả học tập giáo dục thể chất
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá thể chất sinh
viên
1.2.1. Trên thế giới
1.2.2. Ở Việt Nam
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
2.2.3. Phương pháp quan sát


2.2.4. Phương pháp toán thống kê
2.3. Tổ chức nghiên cứu
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá thể chất sinh viên Trường
Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
3.1.1. Khái quát về Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
3.1.2. Thiết kế công cụ đo lường cho công tác kiểm tra, đánh giá
GDTC cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
3.1.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá thể chất sinh viên ở
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
3.2. Sự hài lịng và ngun nhân ảnh hưởng đến cơng tác kiểm tra, đánh
giá GDTC
3.2.1. Sự hài lòng của SV và GV đối với công tác kiểm tra, đánh giá

GDTC
3.2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, đánh giá GDTC
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu của công tác kiểm tra, đánh giá thể
chất sinh viên ở Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
3.3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu công tác kiểm tra, đánh giá
GDTC ở Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
3.3.3. Bàn luận thực hiện các giải pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên

3.1

Mẫu nghiên cứu (GV) phân bố theo học vị, chúc vụ và chức danh

3.2

Mẫu nghiên cứu (SV) phân bố theo khoa, năm học và giới tính

3.3

Cấu trúc bảng hỏi và thang đo


3.4

Đánh giá các giá trị trung bình theo khoảng

3.5

Thống kê kết quả tổng hợp độ tin cậy Cronbach's Alpha của các nhân tố liên quan
đến thực trạng việc kiểm tra, đánh giá GDTC

3.6
3.7

Am hiểu của giảng viên (n = 19) và sinh viên (n = 300) về ý nghĩa, vai trị của
cơng tác kiểm tra, đánh giá GDTC
So sánh am hiểu của giảng viên và sinh viên về ý nghĩa, vai trị của cơng tác

3.8
3.9

kiểm tra, đánh giá thể chất
Đánh giá việc đảm bảo các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá GDTC của giảng
viên (n= 19) và sinh viên (n = 300)

3.10

So sánh đánh giá việc đảm bảo yêu cầu công tác kiểm tra, đánh giá GDTC

3.11

của giảng viên và sinh viên


3.12

Thực trạng đảm bảo các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá GDTC

3.13

So sánh đánh giá việc đảm bảo các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá GDTC

3.14

Thực trạng các phương pháp kiểm tra, đánh giá GDTC

3.15

So sánh đánh giá việc áp dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá GDTC

3.16

Thực trạng các hình thức kiểm tra, đánh giá GDTC

3.17

So sánh đánh giá việc áp dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá GDTC

3.18

Thực trạng các nội dung được sử dụng kiểm tra, đánh giá GDTC

3.19

3.20
3.21
3.22

So sánh đánh giá việc áp dụng các nội dung kiểm tra, đánh giá GDTC
Thực trạng các công cụ được sử dụng kiểm tra, đánh giá quá trình học tập
GDTC của sinh viên
So sánh đánh giá việc áp dụng các công cụ kiểm tra, đánh giá GDTC
Thực trạng công tác biên soạn ra đề/kiểm tra của giảng viên

3.23

So sánh đánh giá việc áp dụng các công cụ kiểm tra, đánh giá GDTC


Thực trạng việc phân tích, xử lý kết quả kiểm tra đánh giá và phản hồi
So sánh đánh giá việc phân tích, xử lý kết quả kiểm tra đánh giá GDTC và
phản hồi cho SV


3.24

Thực trạng sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá thể chất SV để điều chỉnh
hoạt động dạy - học

50

3.25

So sánh việc sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá thể chất SV để điều chỉnh

hoạt động dạy - học

S 51

3.26

Thực trạng công tác lưu trữ dữ liệu kiểm tra, đánh giá GDTC

3.27

So sánh đánh giá công tác lưu trữ dữ liệu kiểm tra, đánh giá thể chất sinh
viên

S 53

3.28

Thực trạng áp dụng các test kiểm tra, đánh giá thể lực sinh viên theo QĐ
53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ GD&ĐT

54

3.29

So sánh áp dụng các test kiểm tra, đánh giá thể lực sinh viên theo QĐ
53/2008/QĐ-BGDĐT

3.30

Mức độ hài lịng của GV và SV về cơng tác kiểm tra, đánh giá GDTC


3.31

So sánh mức độ hài lòng về công tác kiểm tra, đánh giá thể chất sinh viên

S 57

3.32

Thực trạng nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, đánh giá GDTC

58

3.33

So sánh nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, đánh giá thể chất
sinh viên

S 59

3.34

Thực trạng lựa chọn giải pháp để nâng cao công tác kiểm tra đánh giá GDTC

3.35

So sánh lựa chọn giải pháp để nâng cao công tác kiểm tra đánh giá GDTC
cho SV

52


S 55
56

64
S 65


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Bảng
3.1

Tên
So sánh giá trị trung bình am hiểu của giảng viên (n = 19) và sinh viên (n =
300) về ý nghĩa, vai trị của cơng tác kiểm tra, đánh giá GDTC

Trang
31

3.2

So sánh giá trị trung bình đảm bảo các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá GDTC
của giảng viên (n= 19) và sinh viên (n = 300)

34

3.3

So sánh giá trị trung bình đảm bảo các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá GDTC
của giảng viên (n= 19) và sinh viên (n = 300)


36

3.4

So sánh giá trị trung bình sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá
GDTC của giảng viên (n= 19) và sinh viên (n = 300)

38

3.5

So sánh giá trị trung bình sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh
giá GDTC của giảng viên (n= 19) và sinh viên (n = 300)

40

3.6

So sánh giá trị trung bình thực trạng sử dụng các nội dung kiểm tra,
đánh giá thể chất sinh viên

42

3.7

So sánh giá trị trung bình thực trạng sử dụng các công cụ để kiểm tra,
đánh giá thể chất sinh viên

44


3.8

So sánh giá trị trung bình thực trạng công tác biên soạn, ra đề thi
kiểm tra, đánh giá thể chất sinh viên

47

3.9

So sánh giá trị trung bình thực trạng việc phân tích, xử lý kết quả kiểm tra
đánh giá và phản hồi cho người học

49

3.10

So sánh giá trị trung bình thực trạng sử dụng kết quả kiểm tra,
đánh giá thể chất SV để điều chỉnh hoạt động dạy - học

51

3.11

So sánh giá trị trung bình thực trạng công tác lưu trữ dữ liệu
kiểm tra, đánh giá GDTC

53

3.12


So sánh giá trị trung bình thực trạng áp dụng các test kiểm tra đánh giá thể
lực sinh viên theo QĐ 53/2008/QĐ-BGDĐT

55

3.13

So sánh giá trị trung bình đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến công
tác kiểm tra, đánh giá GDTC

57

STT
1.
2.
3.


4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.



TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRUNG TÂM GDTC & QP

Tp. HCM, Ngày 28 tháng 02 năm 2019
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra

đánh giá thể chất sinh viên trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM”
- Mã số: T2018-92TĐ
- Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Đức Thành
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Giáo dục thể chất & quốc phòng Trường ĐH Sư

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 02 năm 2018 đến tháng 02 năm 2019.
2. Mục tiêu

Nghiên cứu thực trạng việc kiểm tra, đánh giá thể chất sinh viên Trường Đại
học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, từ đó đề xuất một số giải pháp khả thi để cải tiến
cho hoạt động này.
3. Tính mới và sáng tạo
Đưa ra một số giải pháp khả thi để cải thiện các hoạt động kiểm tra và đánh

giá thể chất của sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
4. Kết quả nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá trong giáo

dục.
- Khảo sát thực trạng việc kiểm tra, đánh giá thể chất sinh viên Trường Đại

học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi, góp phần cải tiến hoạt động kiểm tra, đánh

giá thể chất sinh viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
5. Sản phẩm
- 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước (hoặc quốc


tế) có trong danh mục của Hội đồng chức danh PGS, GS có điểm từ 0-1 điểm.
- 01 Bản báo cáo phân tích về hoạt động kiểm tra đánh giá thể chất sinh viên
Trường Đại học SPKT TP.HCM và bản kiến nghị ứng dụng các giải pháp để nâng
cao hiệu quả cho hoạt động này.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để có cái nhìn tổng thể về hoạt
động kiểm tra đánh giá thể chất sinh viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
TP.HCM
- Là cơ sở để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá thể chất sinh viên

của giảng viên Khoa GDTC-ANQP, từ đó có những đổi mới cải tiến cho hoạt động
này.
- Góp phần thực hiện yêu cầu đảm bảo chất lượng của nhà trường nói chung


và cụ thể là Trung tâm GDTC-ANQP, hướng đến kiểm tra đánh giá đạt các chuẩn:
chính xác - cơng bằng khách quan - theo năng lực và vì sự tiến bộ của người học.
Trưởng đơn vị

Chủ nhiệm đề tài

TS. Nguyễn Đức Thành


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
- Project title: “Research on solutions to improve the effectiveness of student

physical examination and assessment at Ho Chi Minh City University of
Technology and Education”.
- Code number: T2018-92TĐ
- Chairman: TS. Nguyen Duc Thanh
- Leading agency: Center for Physical Education & Defense, Ho Chi Minh

City University of Technical Education.Duration: From November 2016 to October
2017.
- Implementation time: From February 2018 to February 2019.
2. Objective(s)

Research on the status of physical examination and assessment of students at
Ho Chi Minh City University of Technology and Education, and propose some
feasible solutions to improve the activity.
3. Creativeness and innovativeness
Provide a number of possible solutions to improve students' physical
examination and assessment activities at Ho Chi Minh City University of

Technology and Education.
4. Research results
- Systematizing a number of theoretical issues about testing and evaluation in

education.
- Surveying the status of physical examination and assessment of students at

the University of Technical Education in Ho Chi Minh City.
- Proposing a number of feasible solutions, contributing to improving the

physical examination and assessment of students at the University of Technical
Education in Ho Chi Minh City.
5. Products
- A report of the research result.
- An article published in national or international specialized journals


6. Effects, transfer alternatives of research results and applicability
A report of the research result will be transferred to the Department of
Political Theory and the Library to provide the document for physical education in
other to enhance the effectiveness of physical education teaching and management
at The University of Technical Education HCMC.


1

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của đất nước đòi hỏi giáo dục, đào tạo phải đổi mới căn bản, tồn
diện, trong đó có đổi mới kiểm tra, đánh giá. Đây là khâu rất quan trọng trong quá

trình dạy học và giáo dục. Bộ GD&ĐT đã có nhiều giải pháp nhằm cải tiến kiểm tra,
đánh giá và bước đầu đã có chuyển biến tích cực, song kết quả đạt được vẫn còn
hạn chế.
Nghị quyết 29 đã được Hội nghị trung ương 8 Khóa XI thơng qua ngày
04/11/2013, chỉ rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”. Ngoài ra,
“Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” cũng nhận định, một trong những bất
cập, yếu kém của giáo dục Việt Nam giai đoạn vừa qua là “Nội dung chương trình,
phương pháp (PP) dạy và học, cơng tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới”.
[1]
Giáo dục thể chất là một trong những môn học quan trọng trong chương trình
đào tạo chung với vai trị tạo ra một lớp người khơng những có tri thức mới, có năng
lực, có phẩm chất chính trị mà cịn có sức khỏe dồi dào để đáp ứng yêu cầu chuyên
môn nghề nghiệp. Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại
học, cùng với việc đổi mới, hồn thiện chương trình, nội dung, PP đào tạo thì cần
phải đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá thể chất của sinh viên (SV).
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh là trường đại học đa
ngành, đa lĩnh vực theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng, trong đó một số lĩnh vực
đào tạo theo hướng nghiên cứu - phát triển. Nhà trường được quản lý điều hành theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Với quy mô hơn 15.000 người học ở các hệ, thế nhưng
công tác kiểm tra, đánh giá thể chất của SV Trường vẫn chưa quy củ; chưa có Quy
chuẩn để đánh giá cụ thể năng lực thể chất của SV định kỳ hàng năm; cũng chưa có
các khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc về cơng tác tổ chức kiểm tra, đánh giá thể chất
người học môn này. Từ những lý do trên, chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra đánh giá thể chất SV
trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM”. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đánh
giá công tác thể chất SV thường niên và là tiền đề để điều chỉnh, cải tiến PP kiểm
tra, đánh giá vì lợi ích của người học, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
thể chất học đường.



2

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá tổng thể thực trạng giảng dạy môn học GDTC tại Trường
Đại học SPKT TP.HCM, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng một số giải pháp khả
thi để cải thiện các hoạt động kiểm tra và đánh giá thể chất của đối tượng này, qua
đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của
xã hội.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung thực hiện với ba mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá trong giáo

dục.
- Khảo sát thực trạng việc kiểm tra, đánh giá thể chất SV Trường Đại học Sư

phạm kỹ thuật TP.HCM.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi, góp phần cải tiến hoạt động kiểm tra, đánh

giá thể chất SV Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động kiểm tra đánh giá thể chất
SV.
Khách thể nghiên cứu: Tập thể cán bộ, giảng viên Trung tâm GDTC - ANQP
(cơ hữu và thỉnh giảng - 19 người) và 300 SV nam, nữ có sức khỏe bình thường,
tham gia học GDTC thuộc các ngành không chuyên của Trường Đại học Sư phạm
kỹ thuật TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu: Công tác kiểm tra, đánh giá GDTC cho SV Trường


Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
- Thời gian nghiên cứu: 2016 - 2018.
- Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

Giả thuyết khoa học
Hoạt động kiểm tra đánh giá thể chất SV của giảng viên Trung tâm
GDTC&QP Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM còn bất cập. Nếu khảo sát
tổng thể thực trạng, tìm ra các nguyên nhân sẽ đề ra được các giải pháp hữu ích
hướng đến việc kiểm tra đánh giá đạt các chuẩn: chính xác - công bằng khách quan
- theo năng lực và vì sự tiến bộ của người học.


3

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
- Quan điểm tiếp cận lịch sử: Trong quá trình thực hiện đề tài, có phân tích,

tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan, cũng như kế thừa thành tựu của những cơng
trình nghiên cứu của những nhà khoa học đi trước.
- Quan điểm tiếp cận quan sát thực tiễn: Đánh giá thực trạng công tác kiểm

tra, đánh giá thể chất SV qua thu thập số liệu thực tế và theo dõi, quan sát, điều tra
trực tiếp hoạt động này.
- Quan điểm tiếp cận hệ thống và cấu trúc: Căn cứ theo đặc trưng chương

trình đào tạo, mơn học GDTC, điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi, đội ngũ giảng viên,
…. để đề xuất các giải pháp cải tiến.
- Quan điểm tiếp cận định tính và định lượng: Thu thập dữ liệu, thơng tin,


khảo sát đối tượng cả hai khía cạnh định tính và định lượng về tổng thể các mặt của
công tác kiểm tra, đánh giá thể chất SV.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các PP nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp quan sát; .
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp toán thống kê

Cấu trúc của đề tài
Đề tài được trình bày trong 79 trang bao gồm: Phần mở đầu; Chương 1. Tổng
quan; Chương 2. Phương pháp nghiên cứu; Chương 3. Kết quả ngiên cứu và phần
kết luận, kiến nghị.


4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THỂ CHẤT
SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Kiểm tra
Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để
đánh giá, nhận xét (Hồng Phê- Từ điển Tiếng Việt. NXB khoa học xã hội, H.1998).
Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ
sở cho việc đánh giá người học. [17]
Trong giáo dục đại học, kiểm tra là q trình tập hợp những dữ liệu cần thiết
thơng qua các hình thức, cơng cụ và kỹ thuật thu thập thông tin khác nhau nhằm
miêu tả, tập hợp bằng chứng về kết quả học tập của SV, làm rõ các đặc trưng về số
lượng và chất lượng của kết quả dạy học đại học theo mục tiêu dạy học đã được xác

định.
1.1.2. Đánh giá
Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), đánh giá được hiểu là nhận định giá trị. Các
kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của SV được thể hiện trong việc đánh
giá những thành tích học tập, rèn luyện đó. [20]
Đánh giá là q trình hình thành những nhận định, phân đốn về kết quả của
cơng việc, dựa vào sự phân tích những thơng tin thu được, đối chiếu với những mục
tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực
trạng, điều chỉnh năng cao chất lượng và hiệu quả cơng việc.
Đánh giá là q trình tập hợp và xem xét những thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau để có được nhận thức sâu sắc hơn về những điều SV biết, hiểu và hành động
dựa trên tri thức được tích lũy trong q trình giáo dục; q trình này trở nên tối ưu
khi mà kết quả của đánh giá được dùng để cải tiến việc học tập tiếp sau đó của SV.
[26]
Đánh giá kết quả học tập là “Xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo của SV so với yêu cầu của chương trình đề ra”. [13].
Đánh giá bao gồm:
- Đánh giá chẩn đoán (được tiến hành trước khi dạy xong một chương hay một

vấn đề quan trọng nào đó nhằm giúp cho giáo viên nắm được tình hình kiến thức
liên quan đã có của SV, những điểm mà SV đã nắm vững, những thiếu sót cần bổ
khuyết…để quyết định cách dạy thích hợp).


5
- Đánh giá từng phần (được tiến hành nhiều lần trong dạy học nhằm cung cấp

những thông tin ngược, qua đó, giảng viên (GV) và SV kịp thời điều chỉnh cách dạy
và cách học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách
vững chắc.

- Đánh giá tổng kết (được tiến hành khi kết thúc mơn học, năm học, khóa học

bằng những kỳ thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với những
mục tiêu đã đề ra).
1.1.3. Thể chất và kiểm tra, đánh giá giáo dục thể chất
Thể chất chỉ chất lượng cơ thể con người, được phát triển do bẩm sinh di
truyền và điều kiện sống. Phát triển thể chất là quá trình hình thành, thay đổi về
hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người dưới ảnh hưởng của điều kiện
sống và môi trường giáo dục. Phát triển thể chất đồng thời vừa là một quá trình tự
nhiên vừa là một quá trình xã hội.
Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy
học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con
người. Tổng hợp q trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của con người.
Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt riêng biệt, dạy học động tác và giáo dục
các tố chất vận động.
Kiểm tra, đánh giá thể chất là cân đo, đong đếm các chỉ số hình thái (bao gồm
chiều cao cân nặng, các chỉ số vòng ngực vòng eo, vòng đùi, vòng cổ, vòng bụng,
chiều dài bàn tay bàn chân ...) và chức năng (các chỉ số về sinh lý sinh hóa, sinh cơ
trong cơ thể như: mạch đập lưu lượng phút, lưu lượng tâm thu, thơng khí phổi, hệ
cơ xương, thần kinh…).
1.1.4. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của kiểm tra, đánh giá giáo dục thể
chất Mục đích của việc đánh giá thể chất SV nhằm:
- Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình

trạng kiến thức, kỹ năng, kỹ xão, thái độ của SV so với yêu cầu của chương trình;
phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp SV điều
chỉnh hoạt động học tập của mình.
- Cơng khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của từng cá nhân

và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho SV có kỹ năng tự đánh giá, nhận ra sự tiến bộ của

mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn.
- Giúp GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình,

tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động giảng dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học.


6
- Đánh giá kết quả rèn luyện thể lực toàn diện của người học trong nhà trường.

Đẩy mạnh việc thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe để học tập, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc cho SV trong quá trình hội nhập quốc tế.
Kiểm tra đánh giá thể chất phải đảm bảo những yêu cầu sau: Đánh giá được
các năng lực khác nhau của SV; Tính khách quan; Tính cơng bằng; Tính tồn diện;
Tính hệ thống; Tính cơng khai; Tính phát triển.
Việc đánh giá kết quả GDTC phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt
trong chương trình giáo dục thể chất: Bảo đảm tồn diện, khách quan, có phân hóa;
Phải kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, kết hợp giữa đánh giá của GV
và tự đánh giá của SV để điểu chỉnh kịp thời hoạt động dạy - học.
Đánh giá kết quả GDTC cần thúc đẩy và hỗ trợ người học phát triển các phẩm
chất và năng lực chung, năng lực chuyên môn, chú trọng khả năng vận dụng kiến
thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ hoạt động vận động của SV, tạo được hứng
thú và khích lệ tinh thần tập luyện của SV, qua đó khuyến khích các em tham gia
các hoạt động thể thao ở trong và ngoài nhà trường.
1.1.5. Đối tượng, nội dung đánh giá giáo dục thể chất
Đối tượng, nội dung của đánh giá thể chất là các mặt thể lực (các tố chất vận
động như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo, phối hợp vận
động…), kĩ năng vận động, kỹ thuật thực hiện động tác, các tiêu chí về chức năng
tâm - sinh lý… của SV. Thói quen tập luyện TDTT và rèn luyện những phẩm chất,
năng lực để trở thành người cơng dân phát triển hài hịa về thể chất và tinh thần.

1.1.6. Các hình thức kiểm tra đánh giá giáo dục thể chất
Trong dạy học, thường sử dụng các hình thức kiểm tra sau:
- Kiểm tra thường xun: Cịn được gọi là kiểm tra hàng ngày nhằm kịp thời

điều chỉnh hoạt động dạy học của người dạy và người học, thúc đẩy người học cố
gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống; đồng thời tạo điều kiện vững
chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới.
- Kiểm tra định kỳ: Thường được tiến hàng sau khi SV học xong một số

chương, một phần chương trình hay một học kỳ. Do kiểm tra sau một số bài,
chương, học kỳ của một môn học nên khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nằm
trong phạm vi kiểm tra là tương đối lớn.
- Kiểm tra tổng kết: Được thực hiện vào cuối giáo trình, cuối môn học, cuối

năm. Kiểm tra tổng kết nhằm: Đánh giá kết quả chung; Củng cố, mở rộng toàn bộ
tri thức đã học từ đầu năm, đầu môn học, đầu giáo trình; Tạo điều kiện để SV
chuyển sang học mơn học mới, năm học mới.


7

Các hình thức kiểm tra nêu trên được thực hiện bằng các PP kiểm tra: Kiểm tra
miệng; Kiểm tra viết; Kiểm tra thực hành.
Đối với môn học giáo dục thể chất (GDTC) thường có hai lần kiểm tra là q
trình và cuối kỳ với hình thức chủ yếu là thực hành kỹ thuật động tác và kiểm tra
thể lực.
1.1.7. Quy trình kiểm tra đánh giá mơn học giáo dục thể chất cho sinh viên
Đánh giá trong giáo dục và đối với mơn học giáo dục thể chất nói riêng là một
vấn đề phức tạp và tinh tế vì nó mang tính tổng hợp nhiều yếu tố. Vì vậy để đánh
giá chính xác một SV, một lớp, hay một khóa học, điều đầu tiên phải làm là xây

dựng quy trình, lựa chọn một PP cũng như thu thập các thông tin cần thiết cho việc
đánh giá.
Theo Guber và Stuffebeam, quy trình đánh giá kết quả học tập nói chung gồm
các bước sau đây:
- Xác định mục tiêu đánh giá để xây dựng bộ câu hỏi;
- Thu thập số liệu;
- Tổ chức, sắp xếp và phân loại số liệu;
- Phân tích số liệu;
- Báo cáo kết quả để rút ra các kết luận cần thiết.

Đối với đánh giá kết quả học tập GDTC cần tuân thủ các bước:
- Căn cứ vào mục tiêu dạy học và mục đích học tập các học phần GDTC để

xác định mục tiêu đánh giá kết quả học tập của SV;
- Lượng hóa các mục tiêu dạy học để đặt ra các mức độ cần đạt về kiến thức,

kỹ năng, thái độ... nhằm xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá GDTC;
- Lựa chọn PP đánh giá phù hợp với mục tiêu, nội dung đã đề ra trên cơ sở các

đặc điểm của đối tượng được đo lường (năm học, giới tính, tình trạng sức khỏe…).
- Chuẩn bị công cụ đánh giá: Biên soạn bộ câu hỏi thảo luận và các test kiểm

tra thể lực đối với học phần GDTC1; Trắc nghiệm lý thuyết đối với các học phần
giảng dạy trên giảng đường như cờ vua; Các nội dung thực hành kỹ thuật đối với
các học phần tự chọn (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông….). Cần lưu ý sắp
xếp câu hỏi, nội dung kiểm tra theo hệ thống từ dễ đến khó, tính tương đương của
các đề (nếu có nhiều đề) và duyệt lại đáp án.
- Tiến hành kiểm tra, đo lường và ghi nhận kết quả (thành tích của SV).
- Phân tích kết quả, đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của bài kiểm tra/bài thi;
- Điều chỉnh, bổ sung để hồn thiện cơng cụ đánh giá.



8

1.1.8. Bộ công cụ đánh giá môn học giáo dục thể chất
Bộ công cụ đánh giá môn học giáo dục thể chất bao gồm hệ thống các câu hỏi
lý thuyết và các test chuyên dụng về thể lực, kỹ thuật và chức năng tâm - sinh lý.
Về thể lực hiện nay Bộ GD&ĐT khuyến khích thực hiện Quyết định số
53/2008/QĐ-BGDĐT để tiến hành trong nhà trường các cấp. (Lực bóp tay thuận,
Nằm ngửa gập bụng, Bật xa tại chỗ, Chạy 30m xuất phát cao (XPC), Chạy con thoi
4 x 10m, Chạy tùy sức 5 phút). Ngồi ra cịn khá nhiều test thể lực chuyên môn

khác tùy theo môn đặc thù.
Về kỹ thuật bao gồm các test gắn liền với nội dung mơn học (Dẫn bóng, tâng
bóng, đá bóng các kiểu trong bóng đá; Phát bóng, đệm bóng, chuyền bóng, đập
bóng trong bóng chuyền; Dẫn bóng, ném rổ, hai bước lên rổ trong bóng rổ…).
Về chức năng tâm - sinh lý đối với lĩnh vực GDTC có các test thơng dụng
như: cơng năng tim, dung tích sống, Cooper, vịng trịn hở Landolt, Tapping…).
1.1.9. Kết quả học tập giáo dục thể chất
Các tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc đã đưa ra cách hiểu về kết quả
học tập:
- Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong

mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định (mức thực hiện
tiêu chí - criterion).
- Đó cịn là mức độ thành tích đã đạt của một SV so với các bạn học khác

(mức thực hiện chuẩn - norm).
Theo Nguyễn Đức Chính thì: “Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức,
kỹ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực (mơn học) nào đó.

Theo Trần Kiều, “kết quả học tập thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu của
dạy học, trong đó bao gồm 3 mục tiêu lớn là: nhận thức, hành động, xúc cảm”.
Với môn học GDTC, kết quả học tập là tổng điểm của hai kỳ kiểm tra quá
trình và cuối kỳ cùng với điểm chuyên cần và thái độ tích cực khi tham gia mơn
học.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá giáo dục và thể chất

sinh viên
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Một số nghiên cứu chung về kiểm tra, đánh giá giáo dục
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đo lường, kiểm tra, đánh
giá trong giáo dục đặc biệt phát triển mạnh ở Anh và Mỹ.
Tại Châu Âu và Bắc Mỹ và một số nước châu Á - Thái Bình Dương có quy


9

trình đánh giá giáo dục đại học ở các quốc gia hoặc nội bộ các cơ sở giáo dục do
một hoặc vài cơ quan đánh giá thiết lập.
Năm 1936, Richardson đã đưa ra lý thuyết khảo thí hiện đại. Ơng cũng đã chỉ
ra mối liên hệ giữa lý thuyết khảo thí cổ điển (Classical Test Theory) và lý thuyết
khảo thí hiện đại (Modern Test Theory).
Năm 1949, Tylor đã giới thiệu một cuốn sách rất nổi tiếng, trình bày chi tiết về
thiết kế chương trình học và lý luận kiểm tra đánh giá.
Năm 1956, B.S.Bloom và đồng sự đã tiến hành phân loại mục tiêu giáo dục
trong lĩnh vực nhận thức, có tác dụng quan trọng trong lý luận đánh giá giáo dục và
hồn thiện học tập.
Năm 1969, E.F. Linquist có cơng trình nghiên cứu nổi tiếng mang tên “The
Impact of machines on Educational Measurement” do Đại học Chicago phát hành.
Thời gian này cũng đã có những thay đổi về quan niệm trong kiểm tra đánh giá:

Đánh giá theo tiêu chí (Criterion - referenced test/assessment) được sử dụng phổ
biến và giữ vai trò chủ đạo hơn đánh giá theo tiêu chuẩn (Norm - referenced
test/assessment) giữa người học này với người học khác.
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xuất phát từ nhiệm vụ nâng cao chất
lượng dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, độc lập của người học, vấn đề kiểm
tra đánh giá được nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ tri thức nhằm hồn thiện quá
trình giáo dục. Tiêu biểu là các nhà giáo dục người Nga như Palonxki với cơng trình
“Những vấn đề dạy học của việc đánh giá tri thức”, X.V Uxova với “Con đường
hoàn thiện việc kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng”, F.I Peroxi với cơng trình “Cơ
sở và thực tiễn của kiểm tra tri thức”,… tiếp tục nghiên cứu và khẳng định vai trò
của kiểm tra đánh giá đối với việc củng cố, hoàn thiện tri thức của người học đã nêu
rõ: “Kiểm tra là một phương tiện quan trọng khơng chỉ để ngăn ngừa việc lãng qn
mà cịn để nắm bắt được tri thức một cách vững chắc hơn”.
Một số các nhà khoa học giáo dục khác lại đi sâu nghiên cứu những khía cạnh
cụ thể của việc kiểm tra đánh giá, chẳng hạn như: Năm 1971, B.S Bloom cùng
George F. Madaus và J. Thomas Hastings cho ra đời cuốn sách “Evaluation to
improve Learning” (Đánh giá để thúc đẩy học tập). Cuốn sách này dành cho GV về
kỹ thuật đánh giá kết quả học tập, hỗ trợ người học cải thiện khả năng học tập và hỗ
trợ các GV sử dụng đánh giá như một công cụ để cải tiến cả quy trình dạy và học.
[37]
Robert L.Linn và Norman E.Gronlund (1995) đưa ra những khái niệm cơ bản
về kiểm tra, đánh giá và đo lường trong dạy học; các hình thức, phương pháp và


10

công cụ đánh giá theo mục tiêu; kỹ thuật đưa thơng tin phản hồi và phân tích, xử lý
kết quả kiểm tra đánh giá người học để cải tiến việc dạy và học. [48]
Shirley Fletcher (1995) với “Kỹ thuật đánh giá theo năng lực” đã xác định một
số nguyên tắc cơ bản, gợi ý về các PP cũng như lợi ích của kỹ thuật đánh giá theo

năng lực; đưa ra một số hướng dẫn cho những người làm công tác đào tạo hướng tới
việc đánh giá dựa trên công việc [30].
Phil Race, Sally Brown và Brenda Smith (2006) đưa ra những chỉ dẫn, và chủ
yếu, giới thiệu những hình thức đánh giá, cách đưa thông tin phản hồi và giám sát
chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học và cao đẳng. [44]
Martin Johnson (2008) giới thiệu và phân tích quan điểm của một số chuyên
gia về xếp hạng trong đánh giá theo năng lực. [43]
Về kinh nghiệm thực tiễn, các nước phát triển như Anh, Úc, Niu Zi Lân, Mỹ,...
đều đã triển khai thành công đào tạo theo năng lực (competency based training CBT) và đánh giá theo năng lực (competency based assessment - CBA) trong hệ
thống đào tạo nghề và phát triển kỹ năng. [35]
Có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu gần đây về đánh giá trong giáo dục đại
học và giáo dục nghề nghiệp đề cập nhiều đến xu hướng phát triển của đánh giá
hiện đại, đi sâu vào phân tích tường minh những vấn đề lý luận của đánh giá theo
tiếp cận năng lực như: đánh giá không truyền thống (alternative assessment) tập
trung vào những lý luận và PP đánh giá mới so với đánh giá bài iểm tra viết truyền
thống được thực hiện bởi người học; đánh giá định tính (qualitative assessment) bao
gồm các lý luận và PP đánh giá bằng nhận xét mang tính cá nhân cao kết hợp với
nhận định của người đánh giá; đánh giá thực hành (performance - based assessment)
đánh giá bằng việc yêu cầu người học phải suy nghĩ và “làm” một nhiệm vụ học tập
thực sự chứ không chỉ liệt kê và ghi nhớ kiến thức.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu của thế ký tri thức như hiện nay, các trường đại
học trên thế giới đã ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quá trình kiểm tra
đánh giá học tập đặc biệt là thể chất nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học
qua sử dụng lý thuyết khảo thí cổ điển, hiện đại, thuyết mơ hình đáp ứng, các phần
mềm chuyên dụng đắc lực (SPSS, Quest, Conquest, ….) để phân tích và xử lý kết
quả.
1.2.1.2. Một số nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá giáo dục thể chất
Năm 2007, Hội đồng phát triển chương trình giảng dạy và Cơ quan đánh giá
và kiểm tra Hồng Kông (Curriculum Development Council and The Hong Kong
Examinations and Assessment Authority) đã ban hành tài lệu Hướng dẫn đánh giá



×