ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
ĐỀ TÀI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HỘI
NGHỊ GIƠ – NE – VƠ 1954
Giảng viên hướng dẫn: TS.NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
Sinh viên thực hiện: Thái Vũ Hoà
Mã số sinh viên: 1956040057
Thành phố Hồ Chí Minh, 2021
Mục lục
I.ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................ 4
II. NỘI DUNG............................................................................................................................. 4
1.Diễn biến và nội dung Hiệp Định Geneve...........................................................................4
1.1Diễn biến hội nghị.............................................................................................................4
2. Nội dung của hiệp định Geneve..........................................................................................5
2. Bài học kinh nghiệm............................................................................................................5
2.1 Thành công và hạn chế của Hội nghị Giơnevơ.................................................................5
2.2 Những bài học rút ra từ Hội nghị Genève năm 1954 về xử lý mối quan hệ với đồng minh
, nước lớn............................................................................................................................... 7
III. KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 10
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hội nghị Genève về Đông Dương năm 1954 , là một diễn đàn quốc tế đa phương , Việt Nam
tham gia diễn đàn đa phương do các nước lớn chi phối nên gặp khó khăn trong việc phát huy
được thể thắng trên chiến trường , rất khó giành thế chủ động trong đàm phán nhưng với việc
đánh giá đúng tình hình , Việt Nam đã xử lý linh hoạt mối quan hệ với các nưÓc lớn tham gia
Hội nghị , đem lại những thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao , qua đó cho Việt Nam bài học
về xử lý mối quan hệ với các nước lớn . Dương Trung Quốc đã nói “Nếu nhận thức rằng lịch sử
là cái tất yếu được định vị bằng thời gian của cái đã qua và ngoại giao là cái tất yếu phản ánh
tương quan và lợi ích của những bên tham gia, thì khơng thể đánh giá sự kiện Geneva 1954 cách
đây nửa thế kỷ bằng tâm thức của ngày hơm nay. Khơng thể địi hỏi một nền ngoại giao của một
quốc gia từ trong rừng sâu của chiến khu lần đầu tiên đến một nghị quốc tế với sự tham dự của
những cường quốc lớn nhất của hai khối chính trị đối địch nhau giữa thời chiến tranh lạnh, lại có
ngay được một tư thế hồn tồn độc lập, tự chủ trong mọi quyết định trên bàn đàm phán”. Hội
nghị Geneva là một điểm sáng trong suốt tiến trình cách mạng của nhân dân ta, tạo tiền đề và cơ
sở pháp lý quan trọng để chúng ta tiếp tục cuộc đấu tranh đi tới thống nhất đất nước năm 1975
sau này. Hội nghị là sự kiện quốc tế quan trọng có ảnh hưởng to lớn đối với quan hệ quốc tế,
được các nước và thế giới quan tâm. Mặc dù với những ý nghĩa, những thắng lợi to lớn vĩ đại
khơng thể phủ nhận nhưng vẫn cịn những quan điểm cho rằng thắng lợi đạt được ở Geneva
chưa trọn vẹn, ta có thể đạt được nhiều hơn”. Các bên đến hội nghị Geneva với những quan
điểm và mục tiêu khác nhau nhưng cuối cùng đạt tới hiệp định là do các bên tìm được mẫu số
lợi ích chung, cùng nhau thỏa hiệp, mỗi bên có được cái tối thiểu cần đạt được. Như vậy, hiệp
định Geneva có thật thỏa đáng khơng? Có phản ánh đúng thắng lợi của ta trên chiến trường và
so sánh lực lượng lúc đó không? Bài tiểu luận “bài học kinh nghiệm rút ra từ Hội nghị Geneva
1954” sẽ đưa ra bức tranh khái quát về vấn đề này và những bài học được rút ra từ hội nghị
Geneva 1954.
II. NỘI DUNG
1.Diễn biến và nội dung Hiệp Định Geneve.
1.1Diễn biến hội nghị.
Lập trường của ta từ những ngày đầu kháng chiến là sẵn sàng thương lượng để giải quyết vấn
đề Việt Nam.Từ 1953, vì thất bại trên chiến trường nên Pháp thay đổi thái độ, chịu đàm phán
với ta. Tháng 1-1954, hội nghị ngoại trưởng của các nước; Liên Xô,Anh, Pháp,Mỹ họp ở Đức
thoả thuận triệu tập hội nghị Geneve về Đông Dương bắt đầu họp ngày 26/04/1954, khi các trận
đánh ở Điện Biên Phủ bước vào thời kỳ cuối cùng, đang hết sức quyết liệt.04/05/1954, phái
đồn chính phủ ta do thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến dự hội nghị với tư thế là một dân
tộc đang chiến thắng. 07/05/1954, ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì ngày
08/05/1954 Hội nghị Geneve bắt đầu thảo luận vấn đề lập lại hồ bình ở Đơng Dương.Trong q
trình đấu tranh trên bàn hộ nghị, ta cương quyết giữ vững lập trường: độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ.Do Pháp ngày càng lún sâu vào chiến trường Đông Dương và phong trào phản
chiến của nhân dân Pháp lên cao nên Hiệp định Geneve về Đông Dương đã được ký kết vào
ngày 21/07/1954.Hiệp định ký kết là sự phối hợp của hai mặt trận : đấu tranh vũ trang và đấu
tranh ngoại giao. Với Hiệp định Geneve, lần đầu tiên trong lịch sử, các nước đé quốc buộc phải
công nhận về pháp lý quyền độc lập của một nước thuộc địa đã trải qua con đường dùng bạo lực
giành cuộc sống tự do độc lập. Đó là thắng lợi của các lực lượng hồ bình, dân chủ và phong
trào giải phóng dân tộc thế giới.
2. Nội dung của hiệp định Geneve
Hiệp định Genève 1954 (tiếng Việt: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hiệp định đình chiến
được ký kết tại thành phố Genève, Thụy Sĩ để khơi phục hịa bình ở Đơng Dương. Hiệp định
dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đơng Dương, chính thức chấm
dứt chế độ thực dân Pháp tại Đơng Dương. Hiệp định hình thành sau 75 ngày đàm phán với 8
phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau
các hoạt động công khai. Hiệp định được ký ngày 20/7/1954 có nội dung:
Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3
nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước. Các bên tham
chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hịa bình trên tồn Đơng Dương. Các bên tham chiến thực
hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh. Dân chúng mỗi bên có quyền
di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát trong thời gian quân đội hai bên đang tập kết. Cấm đưa
qn đội, nhân viên qn sự,vũ khí nước ngồi vào Đơng Dương. Nước ngồi khơng được đặt
căn cứ qn sự tại Đông Dương. Thành lập Ủy hội Quốc tế Kiểm sốt Đình chiến Đơng Dương
gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada, với Ấn Độ làm chủ tịch.Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng
làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Quân đội
Nhân dân Việt Nam tập trung về phía Bắc; Quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm cả Quân đội
Quốc gia Việt Nam) tập trung về phía Nam, tập kết chính trị tại chỗ, tập kết dân sự theo nguyên
tắc tự nguyện. Khoản a, điều 14 ghi rõ: "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên
nào có qn đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ
trách quản lý hành chính ở vùng ấy." Điều 6 Bản Tuyên bố chung ghi rõ: "Đường ranh giới quân
sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về
chính trị hay lãnh thổ." Hiệp định Genève khơng có điều khoản nào quy định chi tiết về thời
điểm cũng như cách thức tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam.
Nhưng Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève ghi rõ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức
vào tháng 7/1956.
3. Bài học kinh nghiệm
3.1 Thành công và hạn chế của Hội nghị Giơnevơ.
Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương là một hội nghị quốc tế, với sự tham gia của 9 bên. Các
nước lớn đến Hội nghị để giải quyết hòa bình cuộc chiến tranh Đông Dương với những động cơ
không giống nhau, bao gồm những mục đích riêng và cả những toan tính cho một ván cờ mới.
Hội nghị đã diễn ra rất phức tạp trong sự đấu tranh quyết liệt của đoàn đại biểu Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà và sự dàn xếp của các nước lớn. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ
về Đông Dương được ký kết. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc
chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương, đáp ứng nguyện vọng hoà bình của nhân dân Việt
Nam và nhân dân thế giới.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một hội nghị quốc tế với sự tham dự của nhiều cường quốc đã
công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia là độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Nhìn chung, các nước châu Á, kể cả Trung Quốc, khi tới hội
nghị này không được coi là có vai trò bình đẳng với các nước phương Tây. Họ tham dự Hội nghị
không mang ý nghĩa là được sự thừa nhận của các nước khác. Nhưng cuối cùng những nguyên
tắc về chủ quyền quốc gia dân tộc đã được thừa nhận. Cùng với những giá trị được khẳng định,
Hội nghị Giơnevơ cũng còn một số điểm hạn chế:
- Lẽ ra việc đàm phán để kết thúc chiến tranh phải là công việc chủ yếu giữa các lực lượng
kháng chiến ở Đông Dương với Pháp. Nhưng trật tự thế giới hai cực và cục diện chiến tranh
lạnh đã chi phối kết quả việc giải quyết cuộc chiến tranh bằng một hội nghị quốc tế, với sự tham
gia của nhiều cường quốc với những lợi ích khác nhau.
- Hội nghị đã quyết định những vấn đề có liên quan đến các lực lượng kháng chiến ở Lào và
Campuchia mà không có sự tham gia của các chính phủ kháng chiến ở hai nước này.
- Việc xác định ranh giới quân sự tạm thời và phân chia khu vực tập kết chuyển quân ở Việt
Nam không phải vĩ tuyến 13 hay 16 theo phương án đấu tranh của Việt Nam, mà là vĩ tuyến 17.
Việt Nam phải bỏ lại toàn bộ vùng giải phóng khu V và nhiều vùng tự do phía Nam vĩ tuyến 17
làm vùng tập kết, chuyển quân cho Pháp. Ở Lào, lực lượng kháng chiến chỉ được một vùng tập
kết gồm hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ. Lực lượng kháng chiến Campuchia phải phục viên tại
chỗ. - Thời hạn tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam không phải là 6 tháng như phương
án của Việt Nam, mà là 2 năm.
- Về việc thi hành, trên thực tế Hiệp định Giơnevơ chỉ được thực hiện một phần: chấm dứt chiến
tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.
Việc tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam đã không thể thực hiện do chính sách can thiệp
và xâm lược của Mỹ, và do vậy, một cuộc chiến tranh mới cũng bắt đầu.
Rõ ràng là Hiệp định Giơnevơ chưa phản đầy đủ thắng lợi của nhân dân Việt Nam nói riêng,
nhân dân ba nước Đông Dương nói chung trên chiến trường và xu thế của cuộc chiến tranh. Cả
Việt Nam, Lào và Campuchia đều có phần thiệt thòi do sự chi phối của xu thế hoà hoãn và sự
thoả hiệp của các nước lớn.
Tóm lại, kết quả của cuộc đàm phán chưa ngang tầm với thắng lợi của nhân dân Việt Nam trên
chiến trường, mà đã có những nhân nhượng. Bối cảnh Đông Dương và quốc tế lúc đó cũng
không cho phép ba dân tộc ở Đông Dương tiếp tục kháng chiến để giành thắng lợi quân sự cao
hơn nữa. Nhưng đấu tranh ngoại giao là thế. Việt Nam từ rừng núi đi thẳng tới Giơnevơ, rất
thiếu kinh nghiệm, chưa nắm được quyền chủ động hoàn toàn. Các Chính phủ kháng chiến Lào
và Campuchia không được dự hội nghị.
Đối với dân tộc Việt Nam, Hiệp định Giơnevơ mới chỉ là một mốc đánh dấu sự kết thúc một
chặng đường trong quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ để đi tới độc lập tự do. Trong phiên
họp cuối cùng tại Hội nghị, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã hướng về
đồng bào của mình nói những lời đầy tâm huyết và mang tính dự báo: "Nhân dân Việt Nam!
Đồng bào miền Nam! Thắng lợi thuộc về chúng ta! Độc lập và thống nhất Tổ quốc chúng ta là ở
trong tay chúng ta. Những người yêu chuộng hoà bình và công lý trên toàn thế giới đều đồng
tình với chúng ta.Thực tiễn lịch sử đó để lại nhiều bài học để giải quyết các vấn đề trong quan hệ
giữa Việt Nam và thế giới, giữa đất nước và thời đại trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập
ngày nay.
3.2 Những bài học rút ra từ Hội nghị Genève năm 1954
Một là , đánh giá chính xác tình hình quốc tế nhất là thái độ của các nước lớn trong hoạt động
đổi ngoại , chọn đúng mục tiêu , nhân nhưng có nguyên tắc Qua Hội nghị Genève cho thấy Việt
Nam đã không đánh giá sai tình hình quốc tế , khơng đánh giá sai các đối tác và đã hiểu đúng
chính sách của họ . Phải khẳng định rằng , việc ký Hiệp định Genève là một giải pháp chiến
lược của Việt Nam , bởi trong tình thế cấp bách , đấu tranh cho một nền hịa bình và chấp nhận
một giải pháp như vậy là một sự lựa chọn rất khôn khéo , đúng đắn , sáng suốt . Chính sự lựa
chọn đó , trước mắt giúp cho dân tộc Việt Nam tạm đẩy lùi hiểm họa của một cuộc chiến tranh
đang lên cơn nóng từ phía Mỹ . Mặt khác Việt Nam vẫn giữ được quan hệ tốt đẹp với Liên Xô ,
Trung Quốc , thắt chặt quan hệ với Lào và Campuchia . Kết quả cuối cùng được thể hiện trong
Hiệp định Genève so với giải pháp 8 điểm mà Việt Nam đưa ra ban đầu có khoảng cách đáng kể
, thậm chí chứa đựng nhiều hạn chế . Nhưng đây là những khoảng cách và hạn chế không thể
tránh khỏi trong thời điểm lịch sử cụ thể . Mỗi lần nhân nhượng , thoa hiệp Đảng đều cân nhắc
kỹ , luôn thực hiện “ Dĩ bất biến , ứng vạn biến ” , kiên định về nguyên tắc , mềm dẻo về sách
lược , luôn giữ mục tiêu . Những mục tiêu Việt Nam chọn về cơ bản đã được Pháp và các nước
lớn khác phải công nhận các quyền dân tộc có bản của nhân dân Việt Nam là : độc lập dân tộc ,
chủ quyền quốc gia , toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất nước nhà , điều mà 9 năm trước tại Hiệp
định sơ bộ 06/3/1946 , Pháp không chịu công nhận , mới chỉ công nhận Việt Nam là nước tự do,
nên không tạo được cơ sở pháp lý lâu bền , Việt Nam phải chấp nhận để Pháp đưa quân ra miền
Bắc. Với Hiệp định Genève Pháp và các nước đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản , đây
chính là cơ sở về pháp lý và cả về đạo lý để nhân dân ta để nhân dân ta đấu tranh chống Mỹ suốt
hơn hai thập kỳ sau đỏ ; là cơ sở để lên án , tổ cảo Mỹ ; là cơ sở để đồn kết nhân dân Đơng
Dương trong sự nghiệp chung , là cơ sở để tập hợp lực lượng và tranh thủ sự ủng hộ của quốc
tế . Bài học quý này sẽ tiếp tục phát huy giá trị trên con đường hội nhập quốc tế đầy thời Cơ và
thách thức đan xen như hiện nay , Việt Nam phải luôn kiên định mục tiêu , nguyên tắc chiến
lược , nhưng hết sức mềm dẻo trong từng sách lược cụ thể ; coi giáo dục , thuyết phục , chủ
động phòng ngừa và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm thường xuyên nắm chắc tình hình
xử lý kịp thời các tình huống xâm phạm đến độc lập , chủ quyền , an ninh quốc gia .
Hai là , không được mơ hồ về mục tiêu , lợi ích và ý đồ chiến lược của các nước lớn , ngay cả
khi có nước lớn cùng chung chế độ xã hội chủ nghĩa Năm nước tham dự Hội nghị Genève thuộc
hai phe , hai hệ thống đối lập nhau . Một bên là các nước xã hội chủ nghĩa gồm Liên Xô , Trung
Quốc , bên kia là các nước tư bản , đế quốc gồm Mỹ , Pháp Anh. Theo logic hình thức thì sự ủng
hộ của Liên Xô và Trung Quốc đối với Việt Nam dân chủ cộng hịa là tất yếu và vơ điều kiện,
song ngay từ đầu những quan điểm , lập trường và giải pháp về vấn đề chấm dứt chiến tranh lập
lại hịa bình ở Đơng Dương giữa các nước lớn theo chế độ xã hội chủ nghĩa đã không trùng quan
điểm , lợi ích của Liên Xơ và đặc biệt là của Trung Quốc khơng hồn tồn đồng nhất với lợi ích
của Việt Nam , sự dàn xếp thỏa hiệp giữa các nước lớn làm phương hại đến lợi ích của dân tộc
Việt Nam cũng như của nhân dân hai nước Lào và Campuchia . Những điều mà Việt Nam tưởng
như không thể xảy ra lại đã xảy ra cách đây 60 năm , nhưng hiện nay vẫn cịn có khả năng tải
diễn , Cách đây 60 năm , Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã rất tỉnh táo , sắc bén ,
nắm bắt thấu đáo tình hình và xác định mục tiêu , lợi ích quốc gia có sức chi phối rất lớn đối với
lập trường quan điểm của lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề Đơng Dương . Từ đó , Việt Nam đã
bình tĩnh trước những chủ trương do lãnh đạo Trung Quốc tự ý dàn xếp với các nước tư bản, đế
quốc tham dự Hội nghị mặt khác Việt Nam vừa tích cực, linh hoạt, kiên trì đấu tranh , giữ vững
quan điểm lập trường , tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc .
Ba là , xử lý đúng mối quan hệ giữa thế và lực chú trọng tăng cường thực lực của đất nước , tạo
cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại , bảo vệ độc lập , chi quyền đất nước : là sức mạnh
tổng hợp về kinh tế , quân sự , tinh thần , vị thế ... ; Thể hiện là uy tín , vai trị của mình . Trong
đó , lực quyết định thể , thể tạo điều kiện để lực phát triển . Hồ Chí Minh từng nói : “ Thực lực
mạnh ngoại giao thắng lợi . Thực lực là cái chiêng . Ngoại giao là cái tiếng . Chiêng có to thì
tiếng mới lớn Sẽ khơng thể giành thắng lợi trên bàn đàm phản nếu khơng có thực lực về kinh tế ,
chính trị quân sự và thắng lợi trên chiến trường . Chính vì vậy , muốn nâng cao hiệu quả hoạt
động đối ngoại thì phải phát huy tối đa nội lực của đất nước . Sự hỗ trợ từ bên ngoài bao giờ
cũng đáng quý và cần được khai thác triệt để , nhưng khơng bao giờ có thể thay thể được thực
lực về kinh tế , quân sự , pháp lý chính trị , khoa học ... của đất nước . Vì thế , xây dựng lực
lượng và bồi đắp thực lực là việc tối cần thiết quyết định chính đến sự thành bại của cơng cuộc
bảo vệ độc lập , chủ quyền của quốc gia . Trên thực tế , cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập , chủ
quyền không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự , mà còn diễn ra đồng bộ và rộng khắp trong
các mặt trận chính trị , ngoại giao , pháp lý , kinh tế , văn hóa , học thuật ... Vì thế , phát triển
thực lực cần phải phải lưu ý phát triển đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực này . Thực lực cũng
không nên chỉ được xét đơn thuần ở khía cạnh vật chất , mà cần bao gồm cả những yếu tố tinh
thần như truyền thống lịch sử , tinh thần ái quốc , nghệ thuật quốc phịng tồn dân , những bài
học dựng nước và giữ nước mà cha ông để lại . Chính những yếu tố tinh thần này đã giúp Việt
Nam bao phen vượt qua những kẻ thù mạnh gấp bội trong lịch sử . Cho nên , sức mạnh tinh thần
là một thành phần quan trọng của thực lực và cần được nuôi dưỡng , bồi đắp không ngừng.
Trong xu thế tồn cầu hóa , vừa có những mặt thuận lợi vừa có nhiều vấn đề , thì quan hệ đổi
ngoại không chỉ là ra sức tranh thủ thuận lợi cho sự phát triển của đất nước mà còn phải tích cực
và chủ động góp phần giữ gìn hịa bình và an ninh quốc tế , góp phần xây dựng trật tự chính trị
kinh tế quốc tế dân chủ , cơng bằng . Cho dù các cường quốc có nhiều khả năng chi phối , nhưng
biện chứng của quan hệ quốc tế là ở chỗ : các nước nhỏ bằng những nỗ lực của chính mình có
thể tác động trở lại . Sự phối hợp của Việt Nam với các nước trong khu vực xây dựng một cộng
đồng Đông Nam Á hùng mạnh là cơ sở để phát huy thể chủ động , cùng tranh thủ những điều
kiện thuận lợi , đồng thời hợp tác để vượt qua những thử thách do tình hình quốc tế mang lại ,
nhằm giữ vững chủ quyền , hịa bình , ổn định và phát triển.
Bốn là , tích cực , chủ động vừa hợp tác , vừa đấu tranh trong quan hệ với các nước lớn , chú
trọng tăng cường đối thoại và hợp tác , vững định và cùng phát triển trong quan hệ với các nước
lớn không quan niệm cứng nhắc cho rằng nước Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo khơng thể
có quan hệ hợp tác với các nước Tư bản chủ nghĩa và cũng luật là ấu trĩ nếu xác định trong quan
hệ với các nước xã hội chủ nghĩa khác chỉ có hợp tác mà khơng có đấu tranh vì quyền lợi dân
tộc. Trong thực tiễn, hai thái cực sai lầm này đều được khắc phục ngay từ hội nghị Genève ,
chính trong Hội nghị Genève Việt Nam đã vượt lên trên mọi khuôn mẫu mang tính giáo diều
của tư duy và hoạt động đối ngoại phân phe , phân tuyển rất đặc trưng của thời kỳ chiến tranh
lạnh , phương châm kết hợp hợp tác và đấu tranh đã được Việt Nam vận dụng có hiệu quả trong
và sau Hội nghị Genève , tạo ra phong cách linh hoạt đặc sắc của ngoại giao Việt Nam. Tình
hình thế giới những năm gần đây có nhiều biến đổi sâu sắc , sự phát triển kinh tế , chính trị ,
quốc phịng , an ninh của một quốc gia , dân tộc hay một khu vực đều đan xen những ảnh hưởng
và lợi ích của nhiều quốc gia , dân tộc khác , 60 năm đã trôi qua , bài học quý này giúp Việt
Nam nhìn nhận rõ hơn những vấn đề đặt ra đối với nhận thức về quan hệ giữa hợp tác và đấu
tranh , bạn , thù hay đổi tác đối tượng là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng và cấp
thiết . Trong đó , Đảng ta luôn khẳng định những ai chủ trương tôn trọng độc lập , chủ quyền ,
thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng , cùng có lợi với Việt Nam đều là
đổi tác của Việt Nam mà Việt Nam cần phải hợp tác và bất kể thể lực nào có âm mưu và hành
động chống phá mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội , xâm phạm đến chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của nước ta đều là đối tượng đấu tranh , Việt Nam , xác định rõ ba dạng đối tượng :
đối tượng đối lập về ý thức hệ có âm mưu tập trung xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam ; đổi tượng vì lợi ích dân tộc hẹp hịi đang có tham vọng về chủ quyền lãnh thổ nước ta ;
đối tượng có thể bị chuyển hóa bởi sự thao túng của nước lớn có âm mưu chống phá Việt Nam
Kế thừa bài học trong lịch sử , kết hợp với tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc , khắc phục
được hạn chế của tư duy cũ , không cứng nhắc , làm cản trở hội nhập , hợp tác , không mơ hồ ,
mất cảnh giác , vừa giữ nguyên tắc , vừa đủ linh hoạt , được xem như cẩm nang “ dĩ bất biển ”
để ứng với “ vạn biến ” trong quan hệ , xử lý các tình huống chiến lược , tạo được sự đan xen lợi
ích chiến lược , giữ vững và củng cố mơi trường hịa bình , ổn định , tạo thuận lợi cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
III. KẾT LUẬN.
Hội nghị Genève về Đông Dương năm 1954 là một diễn đàn quốc tế đa phương theo đúng luật
chơi quốc tế , các nước lớn vừa là đạo diễn , vừa là diễn viên chính , Việt Nam tham gia với tư
cách là một bên tham chiến , giành thắng lợi trên chiến trường Song do sự chi phối của các nước
lớn nên gặp khơng ít khó khăn trong việc phát huy thể thắng trên chiến trường , khó giành thể
chủ động trong đàm phán . Nhưng với sự nhạy bén , sáng suốt trong xử lý , Việt Nam đã giành
thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao , xử lý thỏa đáng mối quan hệ với các nước lớn tham
gia Hội nghị , qua đó cho Việt Nam những bài học mang dấu ấn của sự nhạy bén chính trị , linh
hoạt trong xử lý cách đây 10 năm là cơ sở quý báu cho nền ngoại giao Việt Nam hiện này . Từ
năm 1986 đến nay , Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập , tự chủ , hòa bình , hợp tác
và phát triển , đa phương hóa , đa dạng hóa quan hệ , chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là
bạn , là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế ; vì lợi ích quốc gia
, dân tộc , vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh Đạt được những thành tựu đối
ngoại to lớn ngày nay là nhờ nhiều yếu tố , trong đó có sự vận dụng thành cơng bài học xử lý
linh hoạt mối quan hệ với các nước lớn ở Hội nghị Genève 60 năm về trước .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 19, số X1 – 2016
Hiệp Định Giơ-ne-vơ Lịch Sử Và Ký Ức Về Những Ngày Tập Kết Chuyển Qn, Nxb văn hóa
– thơng tin.
Hiệp định Geneva – 50 năm nhìn lại, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.
Nghiên cứu quốc tế: Giơ – ne – vơ để lại bài học gì?