Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Dấu hiệu pháp lý của tội giết người phân biệt tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.45 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
B. NỘI DUNG..............................................................................................................2
I. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết người.................................................................2
1. Khách thể của tội phạm.....................................................................................2
2. Mặt khách quan của tội phạm............................................................................3
3. Mặt chủ quan của tội phạm...............................................................................5
4. Chủ thể của tội phạm.........................................................................................6
II. Phân biệt Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt với Tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS)...........................7
C. KẾT LUẬN...................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................11


1

A. MỞ ĐẦU
Điều 19 Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã
quy định: “Mọi người đều có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo
hộ. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Con người là vốn quý, là giá trị cao
nhất của xã hội, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Quyền sống của con
người là quyền thiêng liêng và quan trọng nhất trong các quyền cơ bản của con
người. Những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng con người, tước đi
quyền sống của họ luôn là một tội ác và cần phải bị trừng trị nghiêm khắc. Trong bối
cảnh hiện nay, quyền con người, đặc biệt là quyền sống ở nước ta ngày càng được tôn
trọng và đảm bảo. Các tội xâm phạm tính mạng con người là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm
hình sự, có lỗi thực hiện xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của
ngươi khác. Trong các tội xâm phạm tính mạng của con người do Bộ luật hình sự
hiện hành quy định thì Tội giết người (Điều 123 BLHS) có lẽ là tội được xếp vào
nhóm những tội nguy hiểm cho xã hội nhất. Do đó, bài tiểu luận sau đây của em xin


được nêu lên các dấu hiệu pháp lý của Tội giết người và từ đó phân biệt Tội giết
người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS).

Đề tài 1: “Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội giết người? Phân biệt tội giết người
ở giai đoạn phạm tội chưa đạt với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác?”.


2

B. NỘI DUNG
I. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết người
* Lý luận chung về dấu hiệu pháp lý của tội phạm:
Khách thể của tội phạm: là các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại.
Chủ thể của tội phạm: là con người cụ thể đạt đến độ tuổi nhất định do Luật hình sự
quy định và có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc là pháp nhân thương mại có những
điều kiện do Luật hình sự quy định.
Mặt khách quan của tội phạm: là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài thế
giới khách quan bao gồm: hành vi, hậu quả, phương pháp thủ đoạn, công cụ, phương
tiện, thời gian, địa điểm…
Mặt chủ quan của tội phạm: là trạng thái tâm lý bên trong của người phạm tội khi
thực hiện tội phạm, biểu hiện bằng lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.
* Tội giết người là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái
pháp luật.
1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quyền sống của con người.
Đối tượng tác động của tội giết người là con người đang sống. Việc xác định đối
tượng tác động của tội giết người có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, bởi vì, nếu hành vi

nào đó tác động vào đối tượng không phải hay chưa phải là con người hoặc là con
người những đã chết thì những hành vi đó khơng xâm phạm đến quyền sống của con
người nên không phải là tội giết người. Thời điểm bắt đầu sự sống của con người là
thời điểm đứa trẻ đuộc sinh ra khỏi cơ thể người mẹ và tồn tại độc lập trong thế giới
khách quan với tư cách là một thức thể tự nhiên và xã hội, thời điểm kết thúc sự sống
của con người là thời điểm chết sinh vật. Do đó, thai nhi khơng được xem là một con


3
người đang sống cho đến khi được sinh ra và còn sống nên phá thai dù ở tháng thứ
mấy cũng không coi là giết người.
2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội giết người được thể hiện ở hành vi tước đoạt tính mạng của
người khác một cách trái pháp luật.
Ví dụ về hành vi tước đoạt tính mạng tính mạng mạng của người khác một cách
trái pháp luật như sau: Bản án hình sự sơ thẩm tỉnh Trà Vinh xử phạt bị cáo Lê Văn
N phạm tội “Giết người” - phạm tội giết người (điều 123 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của BLHS năm 2015) với nội dụng vụ án: “Lê Văn N và Lê Hoàng K là anh
em ruột với nhau, hai người điều nghiện rượu và khơng có nghề nghiệp ổn định. Lê
Hồng K chưa lập gia đình và là con út nên sống cùng mẹ ruột là bà Phạm Thị Htại
ấp K, xã T, huyện C, tỉnh Trà Vinh, Lê Văn Nđã có gia đình và cất nhà sống gần đó
khoảng 150m. Vào khoảng 06 giờ ngày 28/3/2018 bà H có tổ chức uống rượu tại nhà
bà Lê Thị D gần nhà của bà H gồm có bà H, Lê Văn N, Lê Hoàng Kvà Quách Văn K,
cả 04 người cùng ngồi uống rượu tại bàntrước hành lang nhà của bà D. Sau khi uống
được vài ly rượu bà H nghĩ uống và đi ra sau nhà nấu cơm, một lúc sau thì K cũng
nghĩ uống và đi vào trong nhà nằm ngủ, cịn lại Lê Văn N và Lê Hồng K còn tiếp tục
ngồi uống rượu. Đến khoảng 08 giờ cùng ngày thì hai người xảy ra cự cãi, Lê Hoàng
K dùng tay đánh vào đầu Lê Văn N, Lê Văn Nbỏ đi ra ngoài đường đal cách nơi ngồi
uống rượu khoảng 10 mét, Lê Hoàng Klấy cây ná bắn Lê Văn N, Lê Văn N nhặt cục
đất ném ngược lại Lê Hồng K. Sau đó Lê Hồng K chạy lại đánh Lê Văn N, trúng

vào vùng mắt phải, hai người tiếp tục giằng co, lôi kéo với nhau trên đường đal.
Trong lúc giằng co, lôi kéo nhau, Lê Văn N dùng chân đá vào chân của Lê Hoàng K
làm cho cả hai cùng té xuống đám dừa nước cặp mé kênh Thống Nhất. Lê Hoàng K
ngồi dạy bỏ chạy thì bị vấp té trong tư thế úp mặt xuống nước, phần cổ nằm giữa hai
bặp dừa nước. Thấy vậy, Lê Văn N xơng tới dùng tay phải bóp cổ, dùng tay trái nắm
tóc dìm đầu của Lê Hồng K xuống nước cho đến khi Lê Hồng Kkhơng cịn cử động
mới buông ra và lên bờ đi về nhà. Tại thời điểm này có Nguyễn Quốc T và bà Phạm


4
Thị H chứng kiến nên la lên, cùng người dân đưa Lê Hồng K lên bờ thì phát hiện Lê
Hồng K đã tử vong.1
Ở đây, mặt khách quan của của tội giết người được thể hiện ở các dấu hiệu, bị cáo
Lê Văn N đã có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng con người và gây hậu quả
là Lê Hoàng K tử vong.
Hành vi khách quan của tội phạm, là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng
của người khác. Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được hiểu là hành vi có
khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ.
Hành vi phạm tội có thể được thực hiện dưới hình thức hành động, thể hiện qua
việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép
như: dùng dao đâm, dùng súng bắn, dùng cây đánh, cho uống thuốc độc … nhằm giết
người khác. Hành vi phạm tội cũng có thể được thực hiện bằng không hành động, thể
hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm (phải hành động)
để đảm bảo sự an tồn tính mạng của người khác như không cho ăn uống đối với
người mình có trách nhiệm ni dưỡng … nhằm giết người khác.
Hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình khơng thuộc hành vi khách quan
của tội giết người. Những hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho
phép cũng không phải là hành vi khách quan của tội giết người (Ví dụ: trường hợp thi
hành án tử hình…). Trong thực tiễn xét xử cịn gặp những trường hợp tước đoạt tính
mạng người khác do được sự đồng ý của nạn nhân. Động cơ của những hành vi này

có thể khác nhau, trong đó có những động cơ mang tính nhân đạo, ví dụ: Hành vi
tước đoạt tính mạng của người bị bệnh hiểm nghèo nhằm tránh đau khổ kéo dài cho
họ. Tuy nhiên, theo Luật hình sự Việt Nam, những trường hợp này vẫn bị coi là trái
pháp luật.

1 Trang Thông tin Điện tử Cơng bố Bản án, Quyết định của Tịa Án, Tịa Án Nhân dân Tối cáo. Link:

/>

5
Hậu quả của tội phạm: là hậu quả chết người, đây là dấu hiệu bắt buộc được quy
định trong cấu thành tội phạm của tội giết người. Trong trường hợp người phạm tội
mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng hành vi chưa gây ra hậu quả chết người
vì những lý do khách quan thì hành vi phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt hoặc
chuẩn bị phạm tội.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người: Người
phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu hành vi tước đoạt
trái phép tính mạng người khác mà họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết
người, hay nói cách khác là giữa hành vi khách quan của tội giết người với hậu quả
chết người có quan hệ nhân quả với nhau.
Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật được coi là nguyên
nhân gây ra hậu quả chết người nếu thỏa mãn 3 điều kiện:
- Thứ nhất, hành vi khách quan phải xảy ra trước hậu quả chết người về mặt thời
gian.
- Thứ hai, hành vi khách quan phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả
chết người.
- Thứ ba, hậu quả chết người đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế
làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan của tội Giết người.
3. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi cố ý trực

tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:
- Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra hoặc tất nhiên
xảy ra nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
- Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không


6
mong muốn nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc
cho hậu quả chết người xảy ra, hay nói cách khác, họ có ý thức chấp nhận hậu quả
chết người đó
Trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra thì việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi
cố ý gián tiếp khơng có ý nghĩa trong việc định tội. Tuy nhiên, nếu người phạm tội đã
thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra thì việc xác định
hình thức lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp lại có ý nghĩa rất quan trọng cụ thể:
- Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp
thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt.
- Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp
thì người phạm tội khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người mà chỉ phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích nếu tỷ lệ thương tích thỏa mãn
đòi hỏi của cấu thành tội phạm này.
Động cơ, mục đích phạm tội khơng phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội
phạm. Trong tội giết người, chủ thể có thể có những động cơ, mục đích khác nhau.
4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm nói chung và Tội giết người nói riêng là con người có đủ
điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người có đủ điều
kiện để có lỗi, để trở thành chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách
nhiệm hình sự - năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều
khiển hành vi theo địi hỏi tất yếu của xã hội. Để có được năng lực này con người

phải đạt độ tuổi nhất định. Do vậy, độ tuổi cũng là điều kiện của chủ thể của Tội giết
người.
Chủ thể của tội phạm giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi do pháp luật quy định – từ đủ 14 tuổi trở lên (Điều 12 Bộ Luật hình sự).


7
II. Phân biệt Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt với Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS)
*Một vài điểm giống nhau của Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt với
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134
BLHS):
- Chủ thể: Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS) đều có chủ thể của tội
phạm là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự
- Đối tượng tác động: đều là con người đang sống.
* Phân biệt Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt với Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS) (Khác
nhau):
Thứ nhất, Cơ sở pháp lý, Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt có Cơ sở
pháp lý là Điều 123, Điều 15, Điều 57 BLHS; Cơ sở pháp lý của Tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS) là Điều 134 BLHS.
Thứ hai, Khái niệm, Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt là hành vi cố
ý tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật nhưng vì lý do khách quan
mà nạn nhân khơng chết; cịn Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của
người khác (Điều 134 BLHS) là hành vi cố ý gây tổn thương cho sức khoẻ của người
khác dưới dạng thương tích cụ thể.
Thứ ba, Khách thể, Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt xâm phạm quyền
sống của con người; cịn Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của
người khác (Điều 134 BLHS) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe

của con người.
Thứ tư, Mặt chủ quan, Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt được thực hiện
với lỗi cố ý trực tiếp, còn Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của


8
người khác (Điều 134 BLHS) được thực hiện với lỗi cố ý nhưng có thể là lỗi cố ý
trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
Thứ năm, Mặt khách quan, Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt thể hiện ở
hành vi tước bỏ quyền sống của người khác một cách trái pháp luật tuy nhiên vì lý
do khách quan mà nạn nhân khơng chết; cịn Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS) là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe người khác một cách trái pháp luật mà tỷ lệ thương tật được quy
định tại Điều 134 BLHS.
Thứ sáu, Hậu quả, Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt nạn nhân có thể có
thương tích hoặc khơng có thương tích, người phạm tội mong muốn gây hậu quả
chết người nhưng hành vi chưa gây ra hậu quả chết người vì những lý do khách
quan; cịn Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều
134 BLHS) thì hậu quả là làm cho nạn nhân bị thương tích.
Thứ bảy, Hình phạt, Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt Điều 123 quy
định khung hình phạt đối với tội giết người là: tại khoản 1 là phạt tù từ 12 năm đến 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình; khung hình phạt ở khoản 2 là 07 năm đến 15 năm, ở
khoản 3 là 01 năm đến 05 năm; khoản 4 là Người phạm tội cịn có thể bị cấm hành
nghề hoặc làm cơng việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm
cư trú từ 01 năm đến 05 năm. Từ đó có thể suy ra hình phạt đối với tội giết người
chưa đạt theo quy định tại khoản 3 Điều 57 BLHS: “Đối với trường hợp phạm tội
chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung
thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng q 20 năm; nếu là tù có thời hạn
thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”. Cịn đối
với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134

BLHS) Điều 134 BLHS quy định khung hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác là: khoản 1 là phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; khoản 2 là từ 02 năm đến 06 năm;


9
khoản 3 là từ 05 năm đến 10 năm; khoản 4 là từ 07 năm đến 14 năm; khoản 5 là từ
12 năm đến 20 năm; khoản 6 là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù
từ 03 tháng đến 02 năm.


10

C. KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang đẩy mạnh q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân do dân vì dân. Quyền con người mà nhất là quyền bất khả xâm phạm về tính
mạng ln được Hiến pháp và pháp luật tơn trọng và bảo vệ. Tội phạm giết người có
ảnh hưởng và tác động rất lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã, tác
động rất lớn đến tâm lý của nhân dân và tâm trạng của xã hội.Với tính chất là loại tội
có tính nguy hiểm cao cho xã hội, tội giết người được quy định trong Bộ luật Hình sự
hiện hành của nước ta với chế tài rất nghiêm khắc. Việc nghiên cứu các dấu hiệu pháp
lý đặc trưng của tội giết người để nhận diện và phân biệt với các tội danh khác là rất
cần thiết trong quá trình định tội, định khung, quyết định hình phạt đối với người
phạm tội.


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các
tội phạm – Tập 1), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016.
2. Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
3. Hiến pháp năm 2013 Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
4. Trịnh Văn Toản: Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện khoa học xã hội.
5. Đỗ Đức Hồng Hà - Ngô Duy Thi: Bình luận tội giết người theo BLHS năm
2015, Tạp chí Kiểm sát số 13/2018.
6. Trang Thơng tin Điện tử Cơng bố Bản án, Quyết định của Tịa Án, Tịa Án
Nhân dân Tối cáo.
Link: />


×