Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nâng cao chất lượng chương trình thời sự địa phương của đài truyền thanh cấp huyện tỉnh cà mau (khảo sát 3 huyện ngọc hiển, năm căn, u minh năm 2018 2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.72 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỌI
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
KHOA HỌC
XÃ HỘI
VÀ NHÂN VẢN





LÊ CHÍ HIỂU

NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH

THỜi Sự ĐỊA PHƯƠNG CỦA ĐÀI TRUYỀN
THANH CẤP HUYỆN TỈNH CÀ MAU
(KHẢO SÁT 3 HUYỆN: NGỌC HIÉN, NĂM

CĂN, u MINH NĂM 2018- 2019)

Luận văn Thạc sỳ Chuyên ngành: Báo chí học định huớng ứng dụng
Mã sổ: 8320101.01

Người hướng dẫn khoa học

TS Mai Đức Lộc

Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền



Cà Mau - 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là luận văn nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của

TS Mai Đức Lộc. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới
trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào

trước đây. Phần tài liệu tham khảo luận văn được trích dần nguồn đầy đũ,
chính xác. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu của tác già nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Chí Hiêu


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, em đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Sở Thông tin - Truyền thông, lãnh đạo

phịng Phát thanh (Đài Phát thanh- Truyền hình Tỉnh Cà Mau), Huyện ủy,
Uỷ Ban Nhân dân, Ban tuyên giáo Huyện ủy u Minh, Năm Căn và Ngọc

Hiển các Đài truyền thanh huyện u Minh, Năm Căn, Ngọc Hiển.


Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS Mai Đức Lộc đã tận tình
truyền dạy kinh nghiệm, nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn

thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành các thầy, cô giáo là giảng viên Khoa

Báo chí truyền thơng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội, đặc biệt là những thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho

em vốn kiến thức quý báu và phương pháp để thực hiện luận văn.
Trong quá trình làm luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn
chế nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy, cô giáo và bạn bè

đồng nghiệp để luận văn đạt kết quả tốt hơn.

Cà Mau, ngày 25 tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn

Lê Chí Hiểu


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 6

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................ 7

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 10


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 10
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài........................................................ 12
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................. 12
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN cơ BẢN VỀ CHƯƠNG

TRÌNH THỜI Sự TRÊN ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN................ 13

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN....................................................... 13
1.1.1.Phát thanh..............................................................................................

1.1.2. Truyền thanh, Đài truyền thanh cấp huyện.......................................... 15
1.2. VỊ trí, vai trị, đặc điểm chương trình thời sự địa phưong Đài truyền thanh

cấp huyện......................................................................................................... 23

1.2.1. Vị trí chương trình thời sự địa phương của Đài truyên thanh câp huyện
____

/■

1.2.2. Vai trị của chương trình thời sự địa phương Đài truyên thanh câp
huyện Tỉnh Cà Mau
2

1.2.3 Đặc diêm chương trình thời sự địa phương
r

r


r

\

1.3. Những u tơ góp phân nâng cao chât lượng chương trình thời sự địa

phương............................................................................................................. 28
1.3.1. Truyền tải chương trình thời sự địa phương......................................... 29
1.3.2. Cơ sở vật chât, trang thiêt bị phục vụ chương trình thời sự địa phương

1.3.3. Công chúng phát thanh......................................................................... 31
1.4. Những đóng góp chương trình thời sự địa phương các Đài truyền thanh

cấp huyện Tĩnh Cà Mau.................................................................................. 34
1


1.4.1. Chương trình thời sự địa phương là kênh thơng tin quan trọng.......... 34
1.4.2. Chương trình thời sự địa phương làm chuyển biến tích cực đến nhận
thức cùa cán bộ, đảng viên và nhân dân......................................................... 34

1.4.3. Chương trình thời sự địa phương là người bạn tin cậy......................... 35
1.4.4. Chương trình thời sự địa phương làm lan tỏa các điển hình cá nhân, tập
thể tiêu biểu................................................................................................... 36
Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 36

CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI sự
ĐÀI TRUYỀN THANH CÁP HUYỆN CỦA TỈNH CÀ MAU.................... 37
2.1. Khái quát các Đài truyền thanh cấp huyện liên quan đến đề tài khảo sát 37


2.1.1. Nhân sự................................................................................................. 39
2.1.2. Trang thiết bị kỳ thuật........................................................................... 40

2.1.3. Hoạt động chuyên môncủa Đài truyền thanh cấp huyện..................... 41
2.1.4. Kinh phí................................................................................................. 43
2.1.5. Chương trinh thời sự địa phương phục vụ đadạng công chúng ở huyện
......................................................................................................................... 44

2.2. Khảo sát chương trình thời sự địa phương............................................ 45
2.2.1. Thời gian phát sóng............................................................................. 45

2.2.2. Nội dung, hình thức thể hiện chương trình thời sự địa phương các Đài
truyền thanh huyện thực hiện.......................................................................... 48

2.3. Thành cơng và hạn chế chương trình thời sự địa phương của các Đài
truyền thanh huyện khảo sát.......................................................................... 59
2.3.1. Chương trình thời sự địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở

địa phương.................................................................................................... 59

2.3.2. Chương trình thời sự địa phương góp phần giáo dục, nâng cao kiến
thức cho người dân....................................................................................... 61

2.3.3. Cổ vũ, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến................................ 62
2.3.4. Chương trình thời sự địa phương là kênh thông tin quan trọng nông
dân vùng nông thôn........................................................................................ 63
2


CHƯƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO


CHẤT LƯỢNG chương trình thời sự ĐỊA PHƯƠNG CỦA ĐÀI
TRUYỀN THANH CÁP HUYỆN TỈNH CÀ MAU...................................... 72

3.1. Những vấn đề đặt ra về nâng cao chất lượng chương trình thời sự địa
phương:.......................................................................................................... 72

3.2. Một số giải pháp cơ bản.......................................................................... 77
3.2.1 Đổi mới nội dung, hình thức chương trình thời sự địa phương Đài truyền

thanh cấp huyện Tỉnh Cà Mau........................................................................ 77

3.2.2. Chương trình thời sự hướng đến cơng chúng....................................... 80
3.2.3. Định hướng phát thanh trực tiếp........................................................... 83
3.2.4 Đa dạng phương thức truyền tải............................................................. 85

3.3. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực............................ 87
3.4. Một số kiến nghị....................................................................................... 89
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 95

KẾT LUẬN..................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 100
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103

3


DANH MỤC BANG, BIEƯ

Bảng 2.1. Công suất máy phát và diện phủ sóng phát thanh FM của các Đài

truyên thanh huyện.......................................................................................... 40
A



Bảng 2.2. Nguôn thu ngân sách 03 huyện: u Minh, Năm Căn, Ngọc Hiên năm
2018, 2019 kinh phí được UBND huyện cấp không tăng lên......................... 43

Bảng 2.3. Số liệu thống kê về thời gian phát sóng 03 Đài truyền thanh huyện

Ngọc Hiển, Năm Căn, u Minh....................................................................... 47
Bảng 2.4. Bảng nhận xét của công chúng 03 huyện u Minh, Năm Căn,
Ngọc Hiển...................................................................................................... 48

Bảng 2.5. Lượng tin bài phát sóng và thời gian phát sóng 03 Đài truyền thanh
huyện u Minh, Năm Căn, Ngọc Hiển............................................................ 51

Bảng 2.6. Kinh phí hoạt động và nguồn chi thường xuyên của các Đài truyền
thanh huyện..................................................................................................... 52

Bảng 2.8. Khảo sát về hình thức thể hiện chương trình thời sự địa phương
được đánh giá cao của huyện u Minh, Năm Căn, Ngọc Hiển. Tồng 300 phiếu,
mỗi huyện 100 phiếu....................................................................................... 56

Bảng 2.9. Bảng khảo sát ý kiến công chúng nghe chương trình thời sự địa

phương trên địa bàn 3 huyện u Minh, Năm Căn, Ngọc Hiển..................... 60
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát trong cơng chúng nghe chương trình thời sự địa
phương phát trên sóng Đài truyền thanh huyện.............................................. 63


Bảng 2.11. Ket quả khảo sát công chúng về sự càn thiết chương trình thời sự
địa phương ở 03 huyện Năm Căn, u Minh, Ngọc Hiển................................. 64

Bảng 2.12. Nội dung thu thập về đánh giá chương trình thời sự địa phương
của 03 Đài truyền thanh huyện u Minh, Năm Căn, Ngọc Hiển, [phụ lục 1.3,
trang 108]........................................................................................................ 66

Băng 2.13. Kết quả khảo sát cơng chúng về hình thức thề hiện chương trình
thời sự địa phương [phụ lục 1.2, trang 108]................................................. 68

4


Bảng 2.14. Bảng khảo sát công chúng trên địa bàn 03 huyện u Minh, Năm
Căn, Ngọc Hiển về việc kết hợp tuyên truyền chương trình thời sự địa
phương phát song song trên loa, trên in-ter-net có phù hợp khơng?.......... 70
Bảng 2.15. Mức chi trả nhuận bút của các Đài truyền thanh huyện ở tỉnh Cà

Mau.................................................................................................................. 75

BIẺU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu tin chương trình thời sự của 03 Đài truyền thanh huyện
khảo sát............................................................................................................ 49
9

y

y


7

_

_

_

_

_

_

y

Biêu đơ: 3.2. Vê hình thức thê hiện chương trình nội dung 03 Đài truyên

thanh khảo sát về giọng đọc phát thanh viên, âm nhạc, âm thanh cơ cấu trong
chương trình thời sự địa phương..................................................................... 57

5


MỞĐẰU
1. Lý do chọn đê tài

Từ năm 1975 đến nay, trải qua 46 năm phát triển, Đài truyền thanh các
huyện trên địa bàn Tỉnh Cà Mau, đã đóng góp tích cực trong việc thông tin,


tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội, đặc biệt hữu ích cho người nghe ở
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về điều kiện đi lại nên chương trình thời sự

địa phương là kênh thông tin không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của
cơng chúng. Càng thể hiện rõ hơn khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến

phức tạp, những thông tin về dịch bệnh và các chủ trương, đường lối của
Đảng, Nhà nước được truyền tải đến người dân một cách kịp thời. Chương
trình thời sự địa phương là kênh thơng tin quan trọng của công chúng cấp

huyện.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân các Đài truyền thanh huyện trên địa
bàn Tỉnh Cà Mau vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nghe thông tin của công chúng.

Bởi chương trinh thời sự địa phương vẫn cứng nhắc, rập khuôn, chậm đổi
mới, chưa tạo được sự sinh động, tương tác, chưa áp dụng hiệu quả của yêu

cầu phát thanh mới, hiện đại trước phát triển của mạng xã hội, internet.
Thêm vào đó các tin tức, bài viết trong chương trình thời sự địa phương

của Đài truyền thanh huyện thiếu tính hiện trường, chưa tạo tính tương tác với
cơng chúng; Trong khi người nghe chương trình thời sự địa phương rất cần

những âm thanh từ nơi sự kiện diễn ra. Cơng chúng nghe phát thanh muốn

hịa mình vào các hoạt động đó, để có cảm giác gần gũi, tạo ấn tượng, thái độ,
tâm trạng từ chương trình thời sự mang lại.

Ngồi các yếu tố trên, chương trình thời sự địa phương các Đài truyền

thanh huyện, nhiều lúc biên tập còn sử dụng các tin tức, bài viết cộng tác trên
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cà Mau, ít biên tập lại theo yêu cầu đặc thù

của chương trình phát thanh, dẫn đến chất lượng thơng tin trong chương trình

thời sự địa phương thiếu chiều sâu, thiếu sinh động, không hấp dẫn, đôi lúc bị
hẫng hụt thông tin gây ức chế cho người nghe.
6


Đê đánh giá đúng thực trạng vê những tôn tại, hạn chê vê nội dung,
hình thức thể hiện trong chương trình thời sự địa phương của các Đài truyền
thanh huyện trên địa bàn Tỉnh Cà Mau, tìm ra giải pháp hiệu quả, phù hợp với

thực tế, đáp ứng yêu cầu nghe chương trình thời sự của cơng chúng cấp huyện

trên địa bàn Tỉnh Cà Mau; giúp lãnh đạo Đài truyền thanh các huyện, lực

lượng phóng viên, biên tập viên có được những cứ liệu, mở ra hướng mới cho
lối phát thanh hiện đại của các Đài truyền thanh huyện, góp phần nâng cao
chất lượng chương trình thời sự địa phương, phát huy tối đa thế mạnh vốn có

của phát thanh, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị trong cơng tác tun
truyền của cấp ủy, chính quyền địa phương và công chúng trên địa bàn huyện.
Từ các vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng chương
trình thịi sự địa phương của Đài truyền thanh cấp huyện Tỉnh Cà Mau”

(Khảo sát 3 huyện: Ngọc Hiên, Năm Căn và u Minh năm 2018- 2019) để làm
luận văn tơt nghiệp Cao học ngành khoa học báo chí.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


Trong thời gian qua, các Đài truyền thanh huyện đóng góp hết sức quan
trọng trong việc cung cấp thông tin, nhất là những chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, đưa tin tức, bài viết về các sự kiện thời

sự, những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm một cách kịp thời. Đây là chủ
đề lớn, được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Kết q của những cơng trình về chủ đề này được xuất bản khá phong
phú và đa dạng. Tuy nhiên, dưới góc độ chun mơn về phát thanh và báo chí

ở cấp cơ sở, nhất là phát thanh cấp Huyện chưa được tập trung nghiên cứu
cũng như thực hiện nhiều luận văn. Với các Đài truyền thanh huyện trên địa
bàn Tỉnh Cà Mau vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, nhất trên lĩnh vực chất

lượng nội dung chương trình thời sự địa phương.

Liên quan đến đề tài nghiên cứu, thời gian qua có nhiều cơng trình, tài
liệu có tính lý luận chuấn mực, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề liên quan
đến luận văn, đáng chú ý cuốn “Nghề báo nói” [22], đã khẳng định phát thanh
7


F

là kênh thông tin quan trọng trong đời sông người dân, với đặc trưng thân

Cuốn “Bảo chí và mạng xã hội” [29], tác giả khái quát sự tiện ích của
mạng xã hội trong đời sông con người, việc sừ dụng các sản phâm báo chí kêt
hợp với mạng xã hội sẽ giúp công chúng tiếp nhận thông tin một cách nhanh


nhạy.

Chuyên luận “Lý luận báo Phát thanh” [3], đề cập về hiệu quả của loại
hình báo phát thanh mang lại nhũng tiện ích, hiệu quả trong cung cấp thơng
tin đến cơng chúng.

Chun luận “Các thê loại báo chí Phát thanh” [33], chuyên luận làm

nổi bật nội dung thông tin trong chương trình phát thanh mang lại từ thực tiễn

qua thời gian phát triển cùa loại hình báo phát thanh.

Tài liệu “Phát thanh-Truyền thanh nông thôn” [13], tài liệu này đã
khẳng định được vai trị hữu ích, cần thiết của phát thanh đối với những vùng

sâu, vùng xa đi lại khó khăn.

Giáo trình “Lý luận bảo chí truyền thơng” [26], giáo trình đã khái qt
báo phát thanh (báo nói) trong sữ dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói,
tiếng động, âm nhạc) trong phát thanh.

Giáo trình “Phát thanh trực tiếp” [5], cuốn giáo trình đã xác định các
đặc trưng cơ bàn của loại hình phát thanh trực tiếp.

Sách chuyên khảo “Các thê loại bảo phát thanh” [17], đã khái quát các

loại tin phát thanh, phóng sự phát thanh, phỏng vấn phát thanh, bình luận phát
thanh, tường thuật, ghi nhanh, tọa đàm phát thanh đã tạo ra những nét đặc


trưng của loại hình phát thanh.
Cuốn “Cơ sở lý luận báo chỉ” [7], đã nêu một số thế mạnh và hạn chế

của phát thanh, khẳng định phát thanh vốn có sự gần gũi, mật thiết của nhiều

người dân từ thành thị, cho đến nơng thơn.
Sách “Ngơn ngữ báo chí” [15], tác giả lược khảo và nhận xét về ngôn
ngữ của văn bản phát thanh ở các khía cạnh: Độ dài câu, cấu trúc câu, vấn đề
8


âm hưởng trong văn bản phát thanh, vấn đề dùng chữ tắt, danh pháp, số liệu, ký
hiệu trong văn bản phát thanh...

Cuốn sách “77w tức kiến tạo'. Vực dậy nền truyền thơng và dân chủ với
tư duy hảo chí của tương lai”, [34], cuốn sách đề ra những giải pháp xây dựng

một nền báo chí đa chiều, có khả năng truyền cảm hứng tích cực và mang lại

nhiều lợi ích cho công chúng nhân loại.
Cuốn sách “Hơn cả tin tức- tương lai của Bảo chỉ” [27], đã khái quát
báo chí mang phong cách, chuyên môn, chuyên nghiệp không phải là kể lại

tin tức, tường thuật lại những gì xảy ra mà báo chí phải mang lại những lợi

ích thiết thực nhất cho nhân loại.
về Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành có liên quan, có thể kể đến: “Nâng
cao chất lượng chương trình phát thanh cấp Tính khu vực Bắc sơng Hậu,

đồng bằng sông Cửu Long” [10], luận văn này chủ yếu tập trung cho chương

trình tổng hợp phát thanh cấp Tỉnh, còn cấp huyện chưa được quan tâm nhiều.

Ớ tàm nghiên cứu sâu hơn có Luận văn Thạc sỹ “Hệ thống phát thanh,
truyền hình các tỉnh miền Đơng Nam bộ (khảo sát từ tháng 1/2007 đến tháng

6/2008)” [23], luận văn này tập trung phản ánh về thực trạng phát triển của
các Phát thanh- Truyền hình địa phương trong khu vực Đơng Nam Bộ.

Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học: “Mạng lưới phát thanh, truyền

thanh cơ sở ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ - thực trạng và giải pháp phát triển

(dựa trên tư liệu khảo sát ở Vĩnh Long và An Giang)”. [25], luận văn đưa ra
các khái niệm và phác thảo mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở của phát

thanh, truyền thanh cơ sở ở địa phương.
Riêng khảo sát ở Cà Mau có luận văn: “Đơi mới phương thức tô chức

hoạt động Đài truyền thanh cấp huyện ở Tỉnh Cà Mau” [30], luận văn này đề
cập vấn đề nhân lực, kinh phí hoạt động của Đài truyền thanh cấp huyện.

Luận văn ‘7fé thống Đài truyền thanh cấp huyện tinh Cà Mau hiện
nay: Thực trạng và giải pháp phát triển” [24], luận văn này khái quát tống thế

về hệ thống các Đài truyền thanh huyện trên địa bàn Tỉnh Cà Mau.
9


Như vậy cho đên nay, luận văn nghiên cứu vê nâng cao chât lượng
chương trình thời sự Đài truyền thanh cấp huyện Tỉnh Cà Mau chưa có cơng

trình nào nghiên cứu chuyên sâu, trực tiếp nội dung này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích

Mục đích nghiên cứu của luận văn nâng cao chất lượng chương trình
thời sự địa phương về nội dung, hình thức thế hiện của các Đài truyền thanh
huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nhằm thu hút đơng đảo cơng chúng nghe

chương trình thời sự.
3.2. Nhiệm vụ

Hệ thống hóa các vấn đề có tính lý luận liên quan đến báo chí phát

thanh, chương trình phát thanh, chương trình thời sự địa phương; Khảo sát
thực trạng chất lượng và đưa các giải pháp để nâng cao hiệu quả phát sóng
chương trình thời sự địa phương đối với các Đài truyền thanh cấp huyện trên

địa bàn Tỉnh Cà Mau.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung,

hình thức thể hiện chương trình thời sự địa phương các Đài truyền thanh
huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát Đài truyền thanh 03 huyện: Đài truyền thanh huyện Ngọc
Hiển, Năm Căn, u Minh.

Thời gian nghiên cứu: 02 năm, năm 2018, 2019.

Với 03 Đài truyền thanh huyện khảo sát là những địa bàn kinh tế quan
trọng của Tỉnh Cà Mau, tập trung vùng sản xuất: Ngư, lâm, nông nghiệp, dịch

vụ, hậu cần nghề cá; Kinh tế du lịch, khai thác biển, nuôi trồng thủy sàn...
Đây cũng là ba huyện tiếp giáp với biển nên nhu cầu nắm bắt thông tin của
công chúng rất quan trọng. Người dân cũng quan tâm đến những định hướng
trong phát triển kinh tế, phịng chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng...
10


5. Phuong pháp nghiên cứu

Đe thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu-. Nghiên cứu một số tài liệu, sách,

báo, về báo chí, ngơn ngữ báo chí, báo phát thanh để chọn lọc kiến thức, lý
thuyết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài về phát thanh, truyền

thanh, Đài truyền thanh, chương trình thời sự địa phương, nâng cao chất

lượng về nội dung, hình thức thể hiện chương trình thời sự địa phương Đài
truyền thanh cấp huyện để tập trung những lý luận cho đề tài.
Phương pháp phân tích nội dung-. Khảo sát báo cáo, cùng các chương

trình thời sự địa phương tại Đài truyền thanh các huyện Năm Căn, Ngọc Hiền
và u Minh để hiểu rõ hơn nội dung và hình thức thể hiện chương trình thời sự

địa phương, cách biên tập, cách viết tin, bài của phóng viên, cách thề hiện của


phát thanh viên trong chương trình thời sự địa phương đế phân tích những ưu,
khuyết điểm.
Phương pháp điều tra xã hội học-. Lập bảng hỏi công chúng trên địa

bàn các huyện u Minh, Năm Căn, Ngọc Hiển khoảng 300 phiếu, về việc tiếp

nhận thông tin của cơng chúng đối với chương trình thời sự địa phương để so
sánh, đánh giá về nội dung, hình thức thể hiện, sự đồng thuận, nhận xét, đánh

giá về điểm mạnh, hạn chế đối với công chúng cấp huyện về chương trình

thời sự của các Đài truyền thanh huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau, từ đó đề ra
giải pháp nâng cao chất lượng chương trình thời sự phục vụ công chúng ngày

càng chất lượng hơn.
Phương pháp phỏng vấn sâu-. Đề tài sẽ tập trung thực hiện một số cuộc
phỏng vấn sâu: Sở Thông tin- Truyền thông tĩnh Cà Mau, Phịng Phát thanh

của Đài Phát thanh- Truyền hình Cà Mau; Huyện ủy, Uỷ Ban Nhân dân

huyện, Ban tuyên giáo Huyện ủy về quan điểm chung về tầm quan trọng của
Đài truyền thanh huyện, chương trình thời sự địa phương đối với công chúng

phát thanh trên địa bàn huyện. Phỏng vấn lãnh đạo Đài truyền thanh huyện về
11


thành công hạn chê, cách thức thực hiện các chương trình thời sự địa phương,
những định hướng về nâng cao chất lượng chương trình thời sự địa phương
của Đài truyền thanh cấp huyện.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn là cơng trình nghiên cứu lý luận và

bước đầu tồng kết thực tiễn hoạt động của Đài truyền thanh cấp Huyện; giúp
đội ngũ làm công tác phát thanh của Đài truyền thanh huyện, trên địa bàn
Tỉnh Cà Mau, hướng đến việc nâng cao chất lượng chương trình thời sự địa
phương, ngày càng thu hút đông đảo lượng công chúng nghe đài; Khẳng định

vai trị phát thanh là kênh thơng tin thời sự hữu ích, khơng thể thiếu đối với
người dân hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo cần

thiết cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên và lãnh đạo Đài
truyền thanh cấp huyện tham khảo. Riêng đối với lãnh đạo cấp ủy, chính

quyền địa phương tham khảo để có những định hướng lâu dài cho sự nghiệp

phát thanh cũng như việc tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, tiếp tục nâng cao
chất lượng chương trình thời sự địa phương Đài truyền thanh cấp Huyện.
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, biểu bán,
luận văn có ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chương trình phát thanh và
chương trình thời sự trên đài truyền thanh cấp Huyện

Chương 2: Thực trạng chất lượng chương trình thời sự địa phương Đài
>


r

___

truyên thanh câp huyện của Tỉnh Cà Mau
_____

F

Chương 3: Những vân đê đặt ra và giải pháp nâng cao chât lượng
\

r

____

chương trình thời sự địa phương của Đài truyên thanh câp huyện Tỉnh Cà

Mau

12


CHƯƠNG 1

MỘT
• SĨ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN
• cơ BẢN VÈ CHƯƠNG TRÌNH THỜI sự


TRÊN ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Phát thanh

Phát thanh là một hoạt động phồ biến, nó ra đời và phát triển cùng
với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt công nghệ truyền thơng, do đó
hiện nay, tùy theo quan điểm nên có nhiều góc độ và cách tiếp cận khác

nhau về hoạt động truyền thông quan trọng này.

Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, trong tác phẩm “Truyền thơng đại

chúng” thì: “Phát thanh (radio) là loại hình truyền thơng đại chủng, trong
đỏ nội dung thông tin được chuyển tải qua ám thanh. Ẵm thanh trong phát

thanh bao gồm lời nỏi, âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặc minh

hoạ cho lời nói như tiếng mưa, gió, nước chảy, sóng vỗ, chim hót, tiếng vỗ
tay, tiếng ồn đường phố, V.V.. ” [28, tr.104];

Trong cuốn “Thuật ngữ báo chí truyền thơng” TS Phạm Thành Hưng

định nghĩa phát thanh như saư: “Phát thanh là một phương tiện truyền
thông đại chúng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật truyền âm thanh đê chuyển
tải các chương trình tin tức, tri thức, nghệ thuật tới đông đảo công chúng

thỉnh giả cũng như cho các nhóm thỉnh giả đặc thù ” [21, tr. 132]

Cịn theo Đài Tiếng nói Việt Nam “Báo chí phát thanh” nhà xuất bản


Văn hóa- Thơng tin Hà Nội. “Báo phát thanh được hiểu như một kênh
truyền thơng, một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản
của nó là dùng thế giới âm thanh phong phủ và sinh động...” [12, tr.51 ]

Tiếp cận Phát thanh là một loại hình báo chí, PGS.TS Nguyễn Văn

Dững đưa ra khái niệm: “Phát thanh là kênh truyền thơng đại chúng sử
dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác
động trực tiếp vào thỉnh giác người tiếp nhận. Chất liệu chỉnh của phát

13


thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiêng động và âm nhạc trong việc tái

hiện cuộc sổng hiện thực” [8, tr.l 11].

Theo cuốn “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản”, PGS. TS

Nguyễn Văn Dũng, PGS. TS Đồ Thị Thu Hằng nêu khái quát về phát
thanh: “Phát thanh là kênh thơng tin đại chúng, chất liệu chính của phát

thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc phản

ảnh cuộc sống... ” [ 9, tr 186]
Với sự phát triển của khoa học công nghệ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ

XX, tạo tiền đề phát triển nhảy vọt cho phát thanh. Lịch SŨ tồn tại hơn một
thế kỷ, phát thanh đã xác lập vị trí là một loại hình báo chí độc lập với


những thế mạnh riêng - nhanh, rẻ, gần gũi và dễ tiếp nhận đối với mọi đối

tượng, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền. Sự sinh động của lời nói, âm nhạc,

tiếng động truyền qua làn sóng điện đã từng được thính giả đón nhận một

cách nồng nhiệt, giúp phát thanh trải qua một thời hồng kim khá dài ờ vị
trí loại hình truyền thơng đại chúng hiệu quả nhất.
Ngày nay, phát thanh tiếp tục đóng vai trị quan trọng sự phát triển

của đất nước, trong đời sống hằng ngày của con người. Phát thanh vừa
cung cấp thông tin vừa là người bạn tâm tình cho thính giả thơng qua các
chương trình phát thanh trực tiếp. Sóng phát thanh hiện nay “chịu khó” len
lỏi vào các nhóm cơng chúng, can dự vào đời sống thường ngày, từ tham

gia tổ chức trật tự giao thông đô thị, thông tin tư vấn giáo dục giới tính, đến
các những cảnh báo về thiên tai, hoạt động sản xuất và nhiều thông tin liên

quan đến đời sống xã hội. Do vậy, người làm phát thanh chuyên nghiệp cần

tạo ra được các chương trình phát thanh gần gũi với công chúng, ngày càng
thu hút công chúng nghe đài nhiều hơn.
Phát thanh cịn là loại hình truyền sóng tức thì, vì vậy trở thành một
loại hình báo chí thơng tin nhanh nhất. Cũng do cách thức truyền sóng đơn
giản nên phát thanh có khả năng phủ sóng rộng, vì vậy thơng tin của phát

thanh đến với cơng chúng rộng rãi. Do chi phí thấp từ khâu sản xuất, phát
14



sóng đên thiêt bị nghe... nên phát thanh là loại hình báo chí rẻ tiên nhât nhưng

lại tiện lợi nhất bởi người nghe có thể nghe đài ở bất cứ đâu và ở bất cứ thời
gian nào.

Phát thanh là một loại hình báo chí thơng qua ngơn ngữ nói, gợi cảm
xúc cho người nghe và đặc biệt phát thanh có khả năng tương tác giữa người

nghe và người làm chương trình phát thanh thơng qua các chương trình phát
thanh trực tiếp.
Từ các cách tiếp cận về phát thanh trên đây cho thấy Phát thanh là

loại hình báo chí có sử dụng thiết bị kỳ thuật, phát sóng FM, truyền tãi
thơng tin, thông điệp đến công chúng, người nghe đài bằng chất liệu âm
thanh tổng hợp bao gồm lời nói, tiếng động và âm nhạc để phản ánh hiện

thực trong cuộc sống con người.
1.1.2. Truyền thanh, Đài truyền thanh cấp huyện
1.1.2.1. Truyền thanh

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng xuất bản năm 2003 của Nguyễn
Minh Hoàng: “Truyền thanh là truyền âm thanh hay phát ra âm thanh do

một cái máy nhờ các luồng sóng điện truyền đi: Máy truyền thanh". [18,
tr.35O]

Theo tài liệu “Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thông tin và truyền

thông cơ sở”: “Truyền thanh là phương thức truyền tải thông tin tiếng

động, âm thanh qua dây dẫn tín hiệu từ máy phát tơng đài đến các loa. Hệ

thong truyền thanh được vận hành bởi tập hợp các thiết bị đầu cuối từ thu

âm, thu tín hiệu đầu vào sóng radio, thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh,
hệ thống dây dẫn và các loa. [13, tr.5]

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Dừng thì “truyền thanh” là “kênh truyền

thơng đại chủng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền
đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận. Thơng điệp
được mã hóa truyền qua kênh truyền thanh và người nhận phải cỏ mảy thu

thanh mới tiếp nhận được thông điệp ” [8, tr. 111]
15


Điêm khác nhau giữa phát thanh và truyên thanh: Phát thanh là phát

thơng tin bằng sóng điện từ hoặc qua internet, sóng vệ tinh, cịn truyền

thanh phải truyền thơng tin qua dây dẫn trong phạm vi nhất định. Điểm
giống nhau đều cung cấp thông tin bằng âm thanh tổng hợp, tác động đến

tai người nghe.
1.1.2.2. Đài truyền thanh cấp huyện

Đến nay, việc gọi tên các Đài phát thanh hay Đài truyền thanh chưa
có sự thống nhất, tuy có sự khác nhau giữa truyền thanh và phát thanh,
nhưng giữa hai có chức năng giống nhau là kênh thông tin quan trọng của

cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc thơng tin, tuyên truyền

cho công chúng trên địa bàn huyện. Đài truyền thanh hay Đài phát thanh
cấp huyện còn thực hiện nhiệm vụ tiếp âm chương trình thời sự của Đài

Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh.

Ớ Tỉnh Cà Mau có 08 Đài truyền thanh huyện với tên gọi chung là:
Đài truyền thanh huyện (Năm Căn, Ngọc Hiên, Phú Tân, Cái Nước, Đầm

Dơi, Trần Văn Thời, u Mình, Thới Bình).
Đài truyền thanh cấp huyện là một trong hệ thống Phát thanhTruyền thanh 04 cấp từ Trung ương đến cấp xã ở Việt Nam. Đài Truyền
thanh cấp huyện là đơn vị trực thuộc UBND huyện, là cơ quan tuyên truyền

của Đảng bộ, chính quyền địa phương. Đài truyền thanh huyện dưới sự chì
đạo, hướng dẫn chun mơn từ Đài Phát thanh- Truyền hình Tỉnh Cà Mau.
Khẳng định vai trị, vị trí của Đài truyền thanh cấp huyện trong hệ

thống phát thanh, truyền thanh từ Trung ương đến cơ sở, ngay từ năm

1979, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thơng tư số 475/TTG ngày

28/9/1979, Quy định về tổ chức ngành phát thanh và truyền thanh ở cấp
tỉnh và huyện. Thông tư này tạo nền táng cơ bản để một loạt các Đài truyền
thanh cấp huyện được thành lập và đi vào hoạt động ổn định. Từ đó, hệ

thống Đài truyền thanh cấp huyện ngày càng được phát huy, thực hiện tốt
nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của
16



Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phân nâng cao dân trí, bảo tơn và phát

huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng

cường dân chủ hóa trong đời sống cơ sở, thực hiện chức năng làm cầu nối

giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thế xã hội với Nhân dân, cùng cố và tăng
cường niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Trong điều kiện hệ thống thông tin đại chúng ngày càng phát triển
mạnh mẽ, để làm tốt công tác quy hoạch, quản lý và nâng cao chất lượng

hoạt động của hệ thống Đài truyền thanh cấp huyện, ngày 27/7/2010, liên
Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch
số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV, hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cùa Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc
UBND cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc UBND cấp huyện.
Theo thông tư này, Đài Truyền thanh cấp huyện là đơn vị trực thuộc

UBND cấp huyện, thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng
bộ, chính quyền huyện; chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, quản lý

Nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông; hướng dẫn về chuyên môn,

nghiệp vụ, kỹ thuật cùa Đài Phát thanh- Truyền hình cấp tỉnh.
Theo Đức Dũng tác giả cuốn ”Lý luận báo phát thanh” thì Đài truyền
thanh cấp huyện dùng để chỉ một cap trong hệ thong phát thanh — truyền


thanh bổn cấp: cấp trung ương; cấp tỉnh, thành phổ trực thuộc trung ương;
cấp huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh và cấp xã, phường, thị trấn và

nhiệm vụ chỉnh của các đài huyện trong giai đoạn này là tiếp sóng đài
Trung ương, đài tỉnh và tự xây dựng các bản tin, các chương trình phát

thanh đê phản ánh về công việc của hợp tác xã; cô vũ những phong trào thi

đua lao động và phê phán thói lãng phí, quan liêu trong quản lý tài sản tập
thể... [3, tr.265]

Tác giả Kiều Thanh Nhàn của luận văn ’7/ẹ thống Đài truyền thanh
cấp huyện ở Cà Mau hiện nay: Thực trạng và giải pháp phát triển” đưa ra

khái niệm Đài truyền thanh cấp Huyện là một cấp trong hệ thống Phát
17


thanh - Truyên thanh của nước ta, nên hoạt động của Đài truyên thanh câp

huyện hoàn toàn chịu sự chi phổi, quy định và thể hiện những đặc trưng cơ
bản của loại hình “báo nói” - Báo phát thanh. Đài truyền thanh cấp huyện

là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống báo chí chính trị của cả nước, thực

hiện nhiệm vụ chuyển tải thơng tin đến thính giả tận địa bàn cơ sở.

Như vậy, Đài truyền thanh cấp huyện là một cấp trong hệ thống phát
thanh - truyền thanh của nước ta, thực hiện nhiệm vụ chuyến tải và sản


xuất thông tin phục vụ công chúng địa phương.
1.1.2.3. Chương trình thời sự địa phương

“Chương trình thời sự” là một phân đoạn nội dung dùng để phát

sóng trên radio hay phát ra loa phóng thanh. Nó có thể là sản xuất trước và

phát sóng định kỳ theo khung và giờ phát cố định trên sóng phát thanh

hằng ngày.
Theo cuốn “Phát thanh-Truyền thanh nơng thơn”, “Chương trình thời
sự, với khả năng cung cấp thơng tin nhanh, tồn diện trên các lĩnh vực kinh

tế, chính trị, văn hóa an ninh- quốc phịng, chương trình thời sự đem đến
thỉnh giả một lượng thơng tin tơng họp, bao qt giúp thỉnh giá có cái nhìn

khái qt về bức tranh tồn cảnh của đời sống xã hội với những điểm nóng
hoặc biến cổ nổi trội” [13, tr.216]

Chương trình thời sự địa phương là sản phẩm do các Đài truyền
thanh huyện thực hiện để phục vụ cơng chúng địa phương nắm bắt thơng
tin. Với chương trình thời sự địa phương phải đảm bảo tính thời sự, phản
ánh các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội hằng ngày được cập nhật và

phát trên sóng phát thanh phục vụ cơng chúng trên dịa bàn huyện.

Chương trình thời sự địa phương được bắt đầu bằng nhạc hiệu, lời
xướng phát thanh viên và lời chào (kết thúc) tạm biệt của người dẫn

chương trình. Chương trình thời sự địa phương có khung giờ phát sóng cố


định, ổn định về thời lượng, đảm bảo chất lượng thông tin là những tin tức,

bài viết được biên tập, phát thanh viên đọc, kỳ thuật thu.... và chuyển tải
18


cho cho công chúng nghe đài nhờ hệ thông máy phát sóng FM, người nghe

chương trình thời sự địa phương qua loa phát thanh hay thiết bị radio trên

sóng phát thanh địa phương hằng ngày.
1.1.2.4. Nâng cao chất lượng chưong trình thịi sự địa phưong

Nâng cao:
Theo Từ điển tiếng Việt: Là làm tăng thêm và hiệu quả hơn trước; Là
khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình

để đáp ứng các yêu của khách hàng đối với sản phẩm tiêu dùng, hàng hóa hay
các sản phẩm của thơng tin. [31, tr.549]

Chất lượng:
Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, chất lượng là "cải tạo nên

phẩm chat, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc" [32, tr.35OJ.
Chất lượng chương trình:
Chất lượng chương trình là dánh giá tính hiệu quả cả nội dung,
hình thức thể hiện bao gồm tin tức, bài viết, lời chào phát thanh viên, lời

nói của nhân vật trong chương trình và cả âm nhạc, quá trình truyền tải

âm thanh... Góp phần đáp ứng nhu cầu nghe thơng tin của cơng chúng

trên địa bàn huyện.
Chất lượng chương trình thời sự: Là hệ thống thơng tin phải đảm bảo

tính thời sự, mới mẽ, các chất liệu lời nói, âm nhạc trong chương trình phải
thu hút cơng chúng. Chương trình thời sự được phát sóng cố định theo khung
giờ hằng ngày.
Theo PGS. TS Đinh Thị Thu Hằng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền:

“Phát thanh là một chinh thể, trong đó các thành phần tin bài, âm nhạc, lời

dẫn được bố tri, sắp xếp một cách hợp lý trong một khoảng thời gian xác định
nhằm đáp ứng nhiệm vụ của cơ quan truyền thông và mang lại hiệu quả cao

nhất với người nghé" [16, tr.153].

Theo Hà Đăng: “Thông tin trong tác phẩm báo chỉ là mức độ đáp ứng
nhu cầu về thông tin của công chúng bao gồm một loạt yếu tố như tính thịi sự,

19


hấp dẫn, phù họp lọi ích, sức gây ấn tượng, tâm lỷ mạnh mẽ được thế hiện cả
nội dung, hình thức trong phát thanh" [11, tr. 25].

Theo tác giả Đức Dũng “Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp
xếp họp lỷ tin bài, bảng tư liệu âm nhạc trong một thời lượng nhất định được

mở đầu bằng nhạc hiệu, kết thúc với lời chào tạm biệt nhằm đáp ứng yêu cầu


tuyên truyền của cơ quan bảo phát thanh đồng thời mang lại hiệu quả cao

nhất đổi với người nghe" [4, tr. 103]

Nâng cao chất lượng chương trình thời sự là nói đến cả nội dung và
hình thức thể hiện của chương trình nhằm đáp ứng các thỏa mãn nhu cầu nghe
thông tin của công chúng.
Chất lượng về nội dưng: Là hệ thống các tin tức, bài viết do các Đài

truyền thanh huyện thực hiện. Với tin tức phải ngắn gọn, xúc tích, nội dung

cần hướng đến đổi tượng cơng chủng quan tâm như: Sản xuất, phát triển kinh
tế, chỉ dẫn khoa học, kỹ thuật, phòng chống thiên tai, biến đơi khí hậu... Tất

cả dễ hiểu, dề nấm phù hợp với mọi công chủng nghe phát thanh.
Với những bài viết cần đa dạng các loại hình như: Phỏng vấn, tọa đàm,

phóng sự, các bài phản ành, gương người tốt, việc tốt. Tập trung khai thác tối

đa lợi thế của các loại hình báo phát thanh gần gũi, hữu ích cho bạn nghe đài.
Chất lượng về hình thức: Là cách thê hiện bổ cục chương trình thời sự
của Biên tập; Lời dẫn, lời bình của phát thanh viên, cả những tác phẩm của

phóng viên tự thê hiện lời bình vừa gần gũi, dề nghe. Họ là những người dẫn

chương trình và kết nối cơng với chương trình thời sự, tạo ra được mắc xích
quan trọng giữa người truyền đạt và người tiếp nhận thơng tin. Hình thức thể
hiện cịn là những chất liệu ăm thanh trong chương trình thời sự phải giàu


cảm xúc, kích thích và thu hút cơng chúng nghe đài.

Chất lượng âm thanh: Là lời chào, lời dẫn của phát thanh viên, nhạc
hiệu, nhạc cat, nhạc nền... cần tạo được hài hịa, phù họp với nội dung thơng

tin trong chương trình thời sự địa phương. Ẵm nhạc vừa kích thích sự hưng
phấn, gợi mở, thu hút cơng chúng nghe phát thanh.
20


Hình thức thê hiện vừa là trao đơi, phỏng vân tương tác với nhân vật
hay các đoạn ghi âm.... Nó cũng rất quan trọng để giúp cơng chủng đón
nghe, vừa bĩnh luận, nhận xét phản hồi đổi với chương trình địa phương.

Cơng chủng đã góp phần hịa mình vào phát thanh với vai trò là người nghe,

vừa là chuyên gia đóng góp đế phát thanh địa phương hồn thiện hơn, thu hút
được nhiều công chúng nghe đài hơn.
Từ các phân tích nói trên, có thể khắng định “Nâng cao chất lượng

chương trình thời sự địa phương’’ là cách thực hiện tin, bài viết cùng các
chất liệu âm thanh, lời đọc của phát thanh viên kết họp với trang thiết bị kỹ

thuật, in-ter-net đê tạo ra sản phâm chương trình thời sự ngày càng sinh

động, hiệu quả, thu hút công chúng nghe đài nhiều hơn. Trong đó, chương

trình thịi sự địa phương phái thật sự có nội dung thơng tin hay, hấp dẫn, phù
hợp với nhu cầu nắm bẳt thông tin của cơng chúng địa phương’’
về chất lượng chương trình thời sự địa phương khơng chỉ dựa trên nội

dung, hình thức nó cịn địi hỏi một nền tảng của cơng nghệ, kỹ thuật mới;

Cần tư duy, sáng tạo của đội ngũ cơng tác trong lình vực phát thanh, để tạo ra

được chất lượng nội dung và hình thức của chương trình thời sự mới mẽ, thu
hút thêm lượng công chúng mới. Nội dung và hình thức thể hiện trong

chương trình thời sự địa phương phải đáp ứng tiêu chí, ngắn, gọn, dễ hiểu, dễ
nắm bất, thu hút nhiều người nghe.
1.1.2.5 Tiêu chí đánh giá về chất lượng chương trình thịi sự địa

phương

về nội dung:

Đối với các Đài truyền thanh huyện, chương trình thời sự địa phương

được cơ cấu gồm: Các tin tức, bài viết để phục vụ công chúng phát thanh cấp
huyện. Với tin tức là nhũng nội dung về các lĩnh vực chính trị- kinh tế- văn
hóa- xã hội; an ninh- quốc phịng. Bài viết về các mơ hình sán xuất, phản ánh
toàn vẹn về bức tranh kinh tế của địa phương, xây dựng nông thôn mới, văn

minh đô thị, xóa đói giảm nghèo, học tập Bác, những định hướng trong phát
21


triển kinh tế, chì dẫn khoa học, kỳ thuật; Chọn cây trồng, vật ni, con giống;

Khuyến cáo phịng chống thiên tai, chống biển đổi khí hậu, nước biển dâng...
Thơng tin chính xác, khách quan:


Đối với Đài truyền thanh huyện thơng tin càng bắt buộc phải chính xác,
khách quan. Bởi nó vừa là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền,

vừa là nơi cung cấp thơng tin chính thống cho cơng chúng cấp huyện. Thơng
tin chính xác, khách quan mới tạo nên độ tin cậy cho công chúng.
Thông tin phong phú, đa dạng:

Đài truyền thanh huyện phải đa dạng về các tin tức, bài viết hướng đến
nhiều đối tượng công chúng khác nhau, để phục vụ công chúng ngày càng
hiệu quả hon...
Thơng tin nhanh chóng, kịp thời:

Đối với thơng tin trên Đài truyền thanh huyện thì thơng tin nhanh
chóng, kịp thời rất quan trọng. Chỉ có nhanh chóng, kịp thời mới đem lại sự

kiện nóng hổi của thơng tin cung cấp đến cơng chúng. Đây là tiêu chí ưu

tiên hàng đầu các Đài truyền thanh huyện thực hiện, để nâng cao chất
lượng chương trình phục vụ cơng chúng trên địa bàn huyện.

Tiêu chí về hình thức:
Ngơn ngữ đơn giản, dễ hiểu

Với đặc trưng sử dụng ngôn ngữ tổng hợp, (lời nói, âm thanh, âm
nhạc...) mồi chương trình thời sự địa phương đều phải chủ trọng cả lời bình,
giọng đọc, âm nhạc và tiếng động hiện trường. Khi viết lời bình thì cần viết

câu ngắn gọn, ngắt nghỉ hợp lý, dùng từ rõ nghĩa, dùng câu ngắn, khơng diễn


đạt dài dịng, dùng từ phù hợp với từng đối tượng của người nghe phát thanh.
Kết cấu chương trình thời sự khoa học

Chương trình nào cũng cần kết cấu chặt chẽ, hợp lý, chương trinh thời

sự địa phương lại càng cần thiết hơn. Bởi thính giả phải tập trung cao độ nắm
bắt thơng tin từ hệ thống loa phát sóng qua thính giác rất nhanh. Do đó kết
cấu chương trình thời sự phải khoa học chặt chẽ, hấp dẫn giúp thu hút và tiếp
22


×