Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Chế độ ăn trong bệnh đái tháo đường docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.45 KB, 2 trang )

Chế độ ǎn trong bệnh đái tháo đường
1. Tình hình đái tháo đường hiện nay:
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hoá rất thường gặp. Hiện nay
nó không còn là một bệnh phổ biến tại các nước công nghiệp phát triển mà ngay
cả những nước đời sống còn thấp cũng đang gia tǎng. Có thể đây cũng là một
bệnh xã hội không lây truyền của thế kỷ 21.
2. Chẩn đoán và phân loại:
Đái tháo đường được liệt vào nhóm rối loạn chuyển hoá. Do rối loạn chuyển hoá đường
nên bệnh nhân sẽ bị tǎng đường huyết, cụ thể là tǎng glucose trong máu và đến một mức
nào đó thì sẽ xuất hiện đường niệu tức là có glucose trong nước tiểu. ở giai đoạn đã muộn
này thì các triệu chứng kinh điển là:
• Uống nhiều - đái nhiều - gầy nhanh.
• Đường huyết tǎng - có đường trong nước tiểu.
• Bệnh gây nhiều chứng quan trọng dẫn đến tàn phế và tử vong.
Cần phát hiện ra sớm đái đường để có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là ở người trẻ, tiền
sử gia đình đã có người bị đái đường hoặc ở những người lớn tuổi bị béo quá mức.
Đái đường có thể là:
• Đái tháo đường nguyên phát: có 2 loại.
Loại 1. Phụ thuộc insulin, chiếm khoảng 10%.
Loại 2. Không phụ thuộc insulin, chiếm khoảng 90%. Đa số là ở người béo nên còn gọi là
đái tháo đường thể béo.
• Đái tháo đường thứ phát:
• Bệnh ở tuỵ: sỏi tuỵ, viêm tuỵ, phẫu thuật cắt tuỵ.
• Do nội tiết: Bệnh Cushing hội chứng cushing, u thượng thận.
• Do dùng thuốc: corticoid, thuốc chẹn beta, lợi tiểu thải kali.
• Do rối loại bộ phận nhậy cẩm insulin hoặc do rối loạn cấu trúc insulin.
• Đái tháo đường thai nghén: Do rối loạn dung dịch nạp glucose trong thời kỳ mang
thai.
• Do rối loại dung nạp glucose.
3. Chế độ ǎn trong bệnh đái tháo đường:
Đái đường loại 2 thì chế độ ǎn là biện pháp điều trị và phòng bệnh . Nguyên tắc trong chế


độ ǎn là:
• ǎn các loại thực phẩm giàu glucit phức hợp, giảm hẳn các dạng đường ngọt như
fructose (trong mật ong, quả ngọt), glucose, đường kính, mật.
• Tǎng cường chất xơ.
• Hạn chế chất béo nhất là mỡ và cholesterol, hạn chế rượu, bia.
• Đủ vitamin, các chất khoáng và vi lượng.
Cụ thể là:
a. Tổng nǎng lượng cho một ngày tính theo qui ước:
• Nằm điều trị tại giường: 25kcal/kg cân nặng/ngày.
• Hoạt động nhẹ tại nhà: 30kcal/kg cân nặng/ngày.
• Hoạt động vừa: 35kcal/kh cân nặng/ngày.
• Hoạt động nặng: 40kcal/kg cân nặng/ngày.
Ví dụ: Một bệnh nhân nặng 60 kg, hoạt động nhẹ tại nhà thì mỗi ngày cần: tổng nǎng
lượng = 30 x 60 kg = 1800 kcal.
b. Tỷ lệ thành phẩn của các thức ǎn trong ngày nên:
• Chất bột đường: 55 - 60% tổng nǎng lượng. Trong đó đường ǎn càng ít càng tốt.
Nếu bệnh nhân quen ǎn đường thì có thể thay bằng đường không sinh nǎng lượng
(Aspartam).
• Chất đạm (protein): 12-20% tổng nǎng lượng. Trung bình là 15%. ǎn nhiều chất
đạm (protein) quá dễ làm đẩy nhanh quá trình xơ hoá cầu thận, gây suy thận, một
biến chứng quan trọng của đái đường.
Chất béo (lipid): Không vượt quá 30% tổng nǎng lượng. Trung bình 20%.
• Giảm các chất béo từ nguồn động vật như mỡ, bơ, không nên ǎn các loại thực
phẩm có nhiều cholesterol như óc, lòng, tim gan, thận.
• Chất xơ: 40 g/ngày.
• Vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng: có nhiều trong rau, quả, đậu đỗ.
c. Phân bố bữa ǎn trong ngày để hạn chế tǎng đường huyết quá mức sau ǎn và chia
thành 3 bữa chính và 1-3 bữa phụ:
• ǎn sáng (6h30- 7h30): 20% tổng nǎng lượng.
• ǎn trưa (11h30 - 12h00): 30% tổng nǎng lượng.

• ǎn tối (18h30 -19h00): 30% tổng nǎng lượng.
• ǎn nhẹ đêm (21h00): 20% tổng nǎng lượng.

×