Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

skkn phương pháp dạy một tiết trải nghiệm sáng tạo môn sinh học ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.15 KB, 26 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của chương trình giáo
dục phổ thông sau năm 2015 . Bên cạnh các môn học khác, hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới làm cho nội dung giáo dục
không bị bó hẹp trong sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội; là con
đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành
động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống,
niềm tin đúng đắn ở học sinh, hình thành những năng lực cần có của con người trong
xã hội hiện đại; là con đường để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng
mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa
trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau
để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ
cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những
phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt
động này: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến
động của nghề nghiệp và cuộc sống.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12.
Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm 5 lĩnh
vực: Phát triển cá nhân; Cuộc sống gia đình; Đời sống nhà trường; Quê hương, đất
nước và cộng đồng xã hội; Nghề nghiệp và phẩm chất người lao động. Nội dung hoạt
động trải nghiệm sáng tạo được thiết kế theo nguyên tắc tích hợp, kết hợp đồng tâm
và tuyến tính; các chủ đề được xây dựng mang tính chất mở với những nội dung hoạt
động bắt buộc cho tất cả học sinh trong cả nước và nội dung mang tính phân hoá tuỳ
theo nhu cầu, năng lực, sở trường của học sinh cũng như điều kiện đáp ứng của cơ sở
giáo dục.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng, nội dung Hoạt động trải nghiệm sáng
tạo được phân chia theo hai giai đoạn.
- Giai đoạn giáo dục cơ bản
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thực hiện mục tiêu hình thành các phẩm chất,


thói quen, kỹ năng sống,... thơng qua sinh hoạt tập thể, các dự án học tập, các hoạt
động xã hội, thiện nguyện, hoạt động lao động, các loại hình câu lạc bộ khác nhau,...


Bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham
gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó biết
cách tích cực hố bản thân, khám phá, điều chỉnh bản thân, cách tổ chức hoạt động,
tổ chức cuộc sống và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Ở giai đoạn này, mỗi học
sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ
bản của người lao động tương lai và người cơng dân có trách nhiệm.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo tiếp tục phát triển những năng lực
và phẩm chất đã hình thành từ giai đoạn giáo dục cơ bản và tập trung vào việc hình
thành năng lực định hướng nghề nghiệp. Ở giai đoạn này, chương trình có tính phân
hố và tự chọn cao. Học sinh được đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên
quan đến nghề nghiệp; được rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề
nghiệp mai sau.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và
ngoài trường học; được thực hiện theo quy mơ nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mơ
trường; với các hình thức tổ chức chủ yếu: thực hành nhiệm vụ ở nhà, sinh hoạt tập thể,
trò chơi, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, cắm trại, tham quan, thực địa, thực hành lao
động, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.
II. Ý nghĩa của giải pháp mới.
Tôi là một giáo viên giảng dạy môn sinh học đã khá lâu, trong hiện tại đã từng
tham dự nhiều chuyên đề về đổi mới chương trình dạy học do các cấp tổ chức, tôi
muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong phương pháp tổ chức một tiết
dạy trải nghiệm sáng tạo ở bậc Trung học cơ sở nhằm nâng cao kiến thức bộ mơn,
đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới chương trình, giải quyết tình trạng lúng
túng trong phương pháp tổ chức tiết dạy trải nghiệm sáng tạo của giáo viên Trung học
cơ sở hiện nay.

B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
1. Cơ sở lý luận.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
a. Mục đích chính:


Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ
năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
b. Nội dung:
`
- Kiến thức thực tiễn gắn bó với cơ thể, đời sống, mang tính tổng hợp
nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế.
- Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, khơng u cầu mối liên hệ
chặt chẽ giữa các chủ điểm.
c. Hình thức tổ chức:
- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy
mô, đối tượng và số lượng...
- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với
các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền,
doanh nghiệp,...).
d.Tương tác, phương pháp:
- Đa chiều
- Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
đ. Kiểm tra, đánh giá:
- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.
- Theo những u cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa
- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét.
2. Cơ sở thực tiễn.

- Môn sinh học là 1 môn “phụ” theo quan niệm của nhiều người trong đó
có cả giáo viên và học sinh. Nhưng thực tế cho thấy đây là 1 mơn học mang tính thực
tiễn, trang bị những vấn đề hết sức thiết thực trong đời sống. Có ý nghĩa như vậy
nhưng mơn học này chưa thực sự được coi trọng trong trường THCS.
- sinh hoc là 1 mơn học có sự tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, kĩ năng
sống, giáo dục vệ sinh, sinh lý và trải nghiệm sáng tạo
- Về phía giáo viên:
+ Việc tổ chức giờ dạy trải nghiệm của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, phần
lớn các thầy cơ còn lúng túng trong việc xác định tiến trình, nội dung bài dạy.
+ GV chưa từng được dự giờ hay có 1 bài giảng mẫu để dựa vào
- Về phía HS:
+ HS vùng nơng thơn cũng gặp nhiều khó khăn khi tìm kiến thơng tin: HS
khơng có tài liệu tham khảo, khơng có máy tính nối mạng...
+ Nhiều HS còn chưa nhiệt tình khi tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo


Nhìn chung các tiết dạy trải nghiệm sáng tạo của cả thầy và trò đều đang trong
quá trình “trải nghiệm” tìm tòi để có được những tiết học đúng nghĩa.
Từ cơ sở lí luận và thực tế trên, được sự đồng ý, góp ý của Ban giám hiệu nhà
trường cũng như các đồng chí giáo viên trong tổ, tơi mạnh dạn thực hiện chuyên
đề: Phương pháp dạy một tiết trải nghiệm sáng tạo môn sinh học ở THCS
II. Biện pháp tiến hành
1. Các bước tiến hành
Tiến hành theo 8 bước.
* Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Công
việc này bao gồm một số việc:
Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cần tiến
hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành.
Xác định rõ đối tượng thực hiện. Việc hiểu rõ đặc điểm học sinh tham gia vừa

giúp nhà giáo dục thiết kế hoạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện
pháp phòng ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho học sinh.
* Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã
nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động.
Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái
tâm lý đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để
đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.
Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động.
- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh
Tên hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch HĐTNST, nhưng có thể tùy
thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt
động.
Giáo viên cũng có thể lựa chọn các hoạt động khác ngoài hoạt động đã được
gợi ý trong kế hoạch của nhà trường, nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động và
phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa rời
mục tiêu.
* Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động
Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng
nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó.


Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Các mục tiêu
hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức
độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị.
Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng là:
- Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt
động

- Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động
- Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò
Khi xác định được mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ
nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)
- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó
đạt được sau khi tham gia hoạt động?
- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau
hoạt động?
* Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của
hoạt động
Mục tiêu có thể đạt được hay khơng phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp
lý những nội dung và hình thức của hoạt động.
Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện
hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các
nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đẩy đủ các nội dung hoạt động phải
thực hiện.
Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương
tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng.
Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan
xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ.
* Bước 5: Lập kế hoạch
Nếu chỉ tuyên bố về các mục tiêu đã lựa chọn thì nó vẫn chỉ là những ước
muốn và hy vọng, mặc dù có tính tốn, nghiên cứu kỹ lưỡng. Muốn biến các mục tiêu
thành hiện thực thì phải lập kế hoạch.
Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân
lực – vật lực – tài liệu) và thời gian, không gian… cần cho việc hồn thành các mục
tiêu.
Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra phương án
chi phí ít nhất cho việc thực hiên mỗi một mục tiêu. Vì đạt được mục tiêu với chi phí



ít nhất là để đạt được hiệu quả cai nhất trong cơng việc. Đó là điều mà bất kỳ người
quản lý nào cũng mong muốn và cố gắng đạt được.
Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và
điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. Nó cũng khơng cho phép tập trung các nguồn
lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn.
Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện
chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hỏi người giáo viên
phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục
tiêu và tính tốn tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu.
* Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Trong bước này, cần phải xác định:
Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?
Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?
Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào?
Các cơng việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân.
Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc.
* Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hồn thiện chương trình hoạt động
Rõ sốt, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho
từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.
Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung
nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.
Cuối cùng, hồn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa
chương trình đó bằng căn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động.
* Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.
2. Hình thức tổ chức
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ
chức rất đa dạng, phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt
động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau,

tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng
trường, từng địa phương.
Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được
thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, khơng gò bó và khơ
cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
*(1): Tổ chức thảo luận


Đây có lẽ là cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm đơn giản và dễ thực hiện
nhất với điều kiện nước ta cũng như mặt bằng chung của các trường phổ thơng hiện
nay.
Thảo luận có thể diễn ra trong phạm vi hẹp trong lớp học dưới sự hướng dẫn
điều khiển của giáo viên học sinh cùng nhau trao đổi tìm ra nguyên nhân và giải pháp
thực hiện chủ đề cùng trao đổi.
Giáo viên chỉ là người tổ chức còn học sinh là người chủ trì, dẫn dắt, thực hiện.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là bước đầu của học tập trải nghiệm hình thức tổ chức này sẽ
khó phát huy hết năng lực người học và đặc biệt là những em học sinh còn chưa chú
ý tới học tập. Bởi vậy giáo viên cần có những hình thức tổ chức hấp dẫn với tất cả đối
tượng học sinh nhằm phát triển năng lực ở người học.
*(2): Tổ chức các cuộc thi
Tổ chức các cuộc thi có thể trong nhà trường, lớp học hay ngồi khơng gian
trường học. Nội dung cuộc thi rất phong phú và dễ lồng ghép bất cứ nội dung giáo
dục nào. Và đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cuộc thi đều phải mang ý nghĩa
giáo dục nhất định.
Việc lựa chọn cách thức thực hiện hay làm cho cuộc thi trở nên hấp dẫn mang
tính giáo dục hiệu quả đòi hỏi chất xám từ các nhà tổ chức mà khơng ai khác đó
chính là những thầy cô giáo người trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục. Nếu như tổ chức
cuộc thi chỉ là hình thức thì thật khó đem tới hiệu quả và bộc lộ hết năng lực của
người học.
Cuộc thi có nhiều cách tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi giải ô

chữ, đố vui về các địa danh trên đất nước ta, hội thi kể chuyện theo tranh về môi
trường, …
Mỗi hình thức có thể tổ chức với một chủ đề trong đó mang một hay nhiều nội
dung giáo dục mà ở đó có sự gắn kết với nội dung chương trình cũng như giáo dục kĩ
năng sống.
*(3): Tổ chức các câu lạc bộ
Đây là hình thức hoạt động ngoại khóa của một nhóm học sinh cùng sở thích,
nhu cầu, năng khiếu…dưới định hướng của nhà giáo dục nhằm tạo mơi trường giao
lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với các thầy cô
giáo và những người trưởng thành khác.


Hoạt động câu lạc bộ đòi hỏi lịch sinh hoạt định kì và với các chủ đề thảo luận
nghiên cứu khác nhau như: câu lạc bộ về biến đổi khí hậu, câu lạc bộ xanh…Việc
thực hiện duy trì câu lạc bộ đòi hỏi có những nguyên tác nhất định về: tinh thần, thời
gian, địa điểm, sự công bằng, sự công hiến sáng tạo, tơn trọng, bình đẳng…
*(4): Sinh hoạt tập thể
Hình thức sinh hoạt tập thể là hình thức tổ chức quen thuộc diễn ra thường
xuyên tại các trường học phổ thơng. Đây là hình thức tổ chức có sự gắn kết cao, đồng
thời cũng là yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và đồn thể thanh
thiếu niên.
*(5) Hình thức thí nghiệm.
Đây là hình thức tổ chức rất quan trọng, giúp các em kiểm chứng lý thuyết, có
niềm tin vào khoa học, tìm tòi nhiều kiến thức thực tế…
3. Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ
thông
HĐ TNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về cơ
bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo
dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là
những HĐGD được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm

và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức HĐ TNST phải đa
dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
Ở đây có 4 phương pháp chính, đó là:
3.1. Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ)
GQVĐ là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo,
GQVĐ của HS. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thơng qua việc GQVĐ giúp
HS lĩnh hội tri thức, KN và phương pháp.
Trong tổ chức HĐ TNST, phương pháp GQVĐ thường được vận dụng khi HS
phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh
trong q trình hoạt động.
Phương pháp GQVĐ có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của
HS, giúp các em có cách nhìn tồn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh
trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. Để phương pháp này thành cơng thì vấn đề
đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết.


Đối với tập thể lớp, khi GQVĐ GV phải coi trọng ngun tắc tơn trọng, bình đẳng,
tránh gây ra căng thẳng khơng có lợi khi giáo dục HS.
Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Nhận biết vấn đề
Trong bước này GV cần phân tích tình huống đặt ra giúp HS nhận biết được
vấn đề để đạt yêu cầu, mục đích đặt ra. Do đó, vấn đề ở đây cần được trình bày rõ
ràng, dễ hiểu đối với HS.
Bước 2: Tìm phương án giải quyết
Để tìm ra các phương án GQVĐ, HS cần so sánh, liên hệ với cách GQVĐ
tương tự hay kinh nghiệm đã có cũng như tìm phương án giải quyết mới. Các phương
án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở giai đoạn tiếp theo.
Khi có khó khăn hoặc khơng tìm được phương án giải quyết thì cần quay trở lại việc
nhận biết vấn đề để kiểm tra lại và hiểu vấn đề.
Bước 3: Quyết định phương án giải quyết

GV cần quyết định phương án GQVĐ, khi tìm được phải phân tích, so sánh,
đánh giá xem có thực hiện được việc GQVĐ hay khơng. Nếu có nhiều phương án giải
quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các phương án đã đề xuất
mà không giải quyết được vấn đề thì tìm kiếm phương án giải quyết khác. Khi quyết
định được phương án thích hợp là đã kết thúc việc GQVĐ.
3.2. Phương pháp sắm vai
Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp HS thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ
trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của
các em.Sắm vai thường khơng có kịch bản cho trước mà HS tự xây dựng trong quá trình
hoạt động. Đây là phương pháp giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách
tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát được. Việc "diễn" không phải là
phần quan trọng nhất của phương pháp này mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo
luận sau phần diễn đó.
Mục đích của phương pháp trên khơng phải chỉ ra cái cần làm mà bắt đầu cho
một cuộc thảo luận. Để bắt đầu cho một cuộc thảo luận thú vị người sắm vai nên làm
một cái gì đó sai, hoặc phải thực hiện nhiệm vụ vơ cùng khó khăn. Nếu người sắm vai
làm đúng mọi chuyện thì chẳng có gì để thảo luận.
Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các KN giao tiếp
cho HS. Thông qua sắm vai, HS được rèn luyện, thực hành những KN ứng xử và bày
tỏ thái độ trong mơi trường an tồn trước khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện


phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích
cực trước một vấn đề hay đối tượng nào đó.
Về mặt tâm lý học, thông qua các hành vi, cá nhân nhận thức và giải quyết tốt
hơn vấn đề của bản thân, vai trò lĩnh hội được trong quá trình sắm vai cho phép HS
thích ứng với cuộc sống tốt hơn. Trong trò chơi cũng như trong cuộc sống, các em
mong muốn có được một vai u thích, khi sắm một vai HS bước ra từ chính bản thân
mình. Điều này trở thành phương tiện để thể hiện niềm vui, nỗi buồn, mối quan tâm,
băn khoăn, mong muốn được chia sẻ, sự do dự, ngập ngừng,... của chính các em.

Thơng qua các vai được sắm trong trò chơi, HS thể hiện các khía cạnh khác nhau
trong tính cách như: sự ưa thích, tình cảm, sự hiểu biết về nhân vật mà các em đang
sắm vai đó và những người bạn đang chơi cùng với hành động của chúng là điều đặc
biệt quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với HS.
3.3. Phương pháp làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó,
GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa
các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm
việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc:
- Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động,
tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định khả
năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
- Giúp HS hình thành các KN xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiết như:
KN tổ chức, quản lí, GQVĐ, hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan
tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi
lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết.
- Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: tạo cơ hội bình đẳng
cho mỗi cá nhân người học được khẳng định và phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến
khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tự tin
có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học,....
Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, GV cần lưu ý một
số vấn đề sau:
a) Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau


Có một số cách sau đây để tạo ra sự phụ thuộc giữa HS trong nhóm với
nhau như:
- Yêu cầu HS chia sẻ tài liệu; - Tạo ra mục tiêu nhóm; - Cho điểm chung cả
nhóm;

- Cấu trúc nhiệm vụ như thế nào để HS phụ thuộc vào thông tin của nhau;
- Phân công các vai trò bổ trợ và có liên quan lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ
chung của nhóm, từ đó tạo ra sự phụ thuộc tích cực.
b) Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với KN và khả năng làm việc nhóm của HS
Khi thiết kế nhiệm vụ cho nhóm GV cần lưu ý các vấn đề sau: - Đưa ra nhiệm
vụ phù hợp với khả năng và đảm bảo thời gian cho HS tham gia đầy đủ nhưng không
bắt chúng chờ đợi quá lâu để được khuyến khích hay nhiệm vụ quá nặng nhọc; - Điều
tiết sự đi lại của HS xung quanh lớp học.
c) Phân cơng nhiệm vụ cơng bằng giữa các nhóm và các thành viên
GV cố gắng xây dựng nhiệm vụ như thế nào để mỗi thành viên trong nhóm đều
có cơng việc và trách nhiệm cụ thể, từ đó tạo ra vị thế của họ trong nhóm, lớp. Muốn
vậy, các nhiệm vụ phải được thiết kế cụ thể, giao việc rõ ràng và mỗi thành viên phải
tiếp nhận nhiệm vụ đó, có trách nhiệm giải quyết vì tập thể, nhóm.
d) Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân
Để cá nhân có trách nhiệm với cơng việc của mình GV cần: - Giao nhiệm vụ rõ
ràng cho từng thành viên trong nhóm;
- Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng cũng như người đại diện nhóm báo cáo;
- Sử dụng quy mơ nhóm nhỏ, đặc biệt với nhiệm vụ chung có tính chất tìm
hiểu, thu thập tư liệu hoặc các nhiệm vụ thực hành, thí nghiệm;
- Phân cơng HS trong nhóm đảm nhận các vai trò khác nhau như phân tích ở
trên;
- Đánh giá mức độ tham gia của cá nhân đối với kết quả cơng việc của nhóm
hoặc u cầu mỗi HS hồn thành cơng việc trước khi làm việc nhóm.
e) Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau
Có nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc như: - Hình thành nhóm theo nhiệm vụ;
- Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên (đếm theo số thứ tự tương
đương với số nhóm muốn hình thành. Có thể thay đổi bằng cách đếm theo tên các
loài hoa, con vật,... cho thêm vui nhộn;
- Phân chia nhóm theo bàn hay một số bàn học gần nhau, hoặc dùng đơn vị
tổ của HS để làm một hay một số nhóm, theo giới, mức độ, thói quen làm việc, khả

năng của HS;


- Một vài người lại thích để HS tự chọn, tuy nhiên, điều này thích hợp nhất đối
với những lớp ít HS, những lớp mà các em đã biết rõ về nhau.
g) Hướng dẫn HS phương pháp, KN làm việc nhóm (KNLVN)
GV cần tiến hành theo các bước sau:
1. Chuẩn bị cho hoạt động: - GV hướng dẫn HS trao đổi, đề xuất vấn đề, xác
định mục tiêu, nhiệm vụ, cách thực hiện và lập kế hoạch; tự lựa chọn nhóm theo từng
nội dung; phân cơng nhóm trưởng và các vai trò khác cho từng thành viên;
- Hướng dẫn từng nhóm phân cơng CV hợp lí, có liên quan, phụ thuộc nhau;
- Chú trọng HS vào một số KNLVN cần thiết cho hoạt động (chọn 2 - 3 KN để
nhấn mạnh): giải thích sự cần thiết; làm rõ khái niệm và cách thể hiện; tạo ra tình
huống để luyện tập; tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá; yêu cầu HS thể hiện các
KN đó trong hoạt động.
2. Thực hiện:
- GV quan sát, nắm bắt thông tin ngược từ HS xem các nhóm có hiểu rõ nhiệm
vụ khơng?, có thể hiện KNLVN đúng khơng? ...
- Giúp đỡ những nhóm vận hành đúng hướng và duy trì mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau một cách tích cực; - Khuyến khích, động viên các nhóm hoặc cá nhân làm
việc tốt;
- Can thiệp, điều chỉnh hoạt động của nhóm khi thấy cần thiết,...
3. Đánh giá hoạt động: Ở bước này GV cần:
- Lôi cuốn HS nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm, mức độ tham
gia của từng thành viên;
- Gợi mở cho HS phân tích sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong
nhóm, thể hiện các KNLVN;
- Điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đánh giá đúng sự cố gắng của từng nhóm, chú
trọng phân tích những KNLVN mà HS đã thể hiện;
- Đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt động và mức độ thể hiện các KNLVN (cái

gì đã làm tốt, cần rèn luyện thêm và rèn luyện như thế nào).
Tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện,
khả năng của các em mà GV có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp.
Điều quan trọng là phương pháp được lựa chọn cần phát huy cao độ vai trò chủ động,
tích cực, sáng tạo của HS và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có.
– Hoạt động TNST hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã
được đưa ra trong Dự thảo Chương trình mới, ngồi ra hoạt động TNST còn có ưu thế
trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau:
– Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động;


– Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;
– Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;
– Năng lực định hướng nghề nghiệp;
– Năng lực khám phá và sáng tạo;
Chính vì vậy đầu ra của hoạt động TNST khá đa dạng và khó xác định mức độ
chung, nhất là khi nó lại ln gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao,
cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phân hóa.
C. NỘI DUNG.
I. MỤC TIÊU
1. Đối với giáo viên dạy mơn sinh
- (1) Vì chúng ta đang trong giai đoạn thực nghiệm cho Chương trình
mới, điều kiện dạy học chưa thuận lợi,... nên cần nghiên cứu kĩ hơn lý luận về tổ chức
hoạt động TNST, đúc rút kinh nghiệm sau mỗi hình thức hoạt động.
- (2) Về quy mơ tổ chức HĐ TNST, có các quy mơ khác nhau như: theo nhóm,
theo lớp, theo khối lớp, theo trường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia GD, tổ chức theo
quy mơ nhóm và quy mơ lớp có ưu thế hơn về nhiều mặt như: đơn giản, khơng tốn
kém, mất ít thời gian, học sinh tham gia được nhiều hơn và có nhiều khả năng hình
thành, phát triển các năng lực cho học sinh hơn. Như vậy, để giảm tốn kém và đảm
bảo chất lượng giáo dục, những hình thức TNST quy mơ nhỏ nên phát huy nhiều hơn,

ví dụ như: thuyết trình, xê-mi-na, diễn tiểu phẩm….
- (3) Cần lưu ý: phạm vi các chủ đề/ nội dung hoạt động và kết quả đầu ra của
TNST là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của
các em HS. Vì vậy, giáo viên khơng làm thay, không tổ chức, không phân công học
sinh một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân
học sinh tham gia trực tiếp; hoặc GV đứng ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh
chủ động, tích cực trong càng nhiều hoạt động càng tốt.
- (4) Khi đánh giá hoạt động, quan trọng nhất là cần quan sát, nhận xét, góp ý
và đánh giá ngay trong quá trình hoạt động thực tiễn của HS, dựa trên các biểu hiện
cụ thể về phương thức chứ không chỉ dựa vào kết quả hoạt động cuối cùng của học
sinh; coi trọng nhận xét quá trình tiến bộ về nhiều mặt khác nhau của học sinh; chú
trọng cá tính, sự sáng tạo riêng của các em. Bây giờ có thể hơi sớm nhưng khi TNST
đã được đưa vào chương trình như một hoạt động lớn thì cần xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá riêng đối với kết quả đầu ra của hoạt động này ở học sinh.


- (5) Cần coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động TNST phù hợp với
đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy học
- (6) Khi tổ chức HĐTNST cần lưu ý thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết
nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên bộ mơn, cán bộ Đồn, tổng phụ trách Đội, Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ
học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở
địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu
biểu ở địa phương,…
2. Đối với học sinh.
- HS cần phải chủ động, tích cực hoạt động để tự phát hiện và chiếm lĩnh
các tri thức, hình thành kĩ năng mới và thái độ tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo
viên
- HS cần tích cực tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình trải nghiệm sáng

tạo: Từ khâu xây dựng ý tưởng; Xây dựng kế hoạch; Công tác chuẩn bị thực hiện; Tổ
chức thực hiện; và Đánh giá kết quả thực hiện.
- Qua các tiết trải nghiệm sáng tạo góp phần hình thành những năng lực
phẩm chất chung và những năng lực đặc thù như:
+ Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động;
+ Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;
+ Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;
+ Năng lực định hướng nghề nghiệp;
+ Năng lực khám phá và sáng tạo;
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP.
Để làm rõ chuyên đề: Phương pháp dạy một tiết trải nghiệm sáng tạo
môn sinh học lớp 8 ở THCS tôi xin vận dụng vào 1 tiết dạy cụ thể:
Tiết 8: Bắt đầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: phòng chống còi
xương ở tuổi thiếu niên
Tiết 10: Báo cáo thực hiện chủ đề: Phòng chống còi xương ở tuổi thiếu niên.
TIẾT 8
BẮT ĐẦU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Chống còi xương ở tuổi thiếu niên
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được cấu tạo thành phần hóa học và tính chất của xương


- Tiến hành được các thí nghiệm về xương để phát hiện được thành
phần hóa học và tính chất của xương
- Biết nguyên nhân và biện pháp phòng chống bệnh còi xương ở lứa tuổi
thiếu niên.
- Xây dựng sản phẩm về tuyên truyền chống còi xương cho lứa tuổi
thiếu niên.
2. Kỹ năng

- Tiến hành được các thí nghiệm của xương để phát hiện được thành
phần hóa học và tính chất của xương
- Kỹ năng trình bày trước đám đơng
- Kỹ năng làm việc nhóm
3.Thái độ
Có thái độ nghiêm tức, tích cực, tham gia nhiệt tình, tinh thần trách
nhiệm cao, ý thức được việc chăm sóc xương và chế độ dinh dưỡng và luyện












tập thể dục thể thao là quan trọng.
4. Những phẩm chất, năng lực học sinh cần đạt được
- Năng lực:
Năng lực tự hoc:
Học tập tự giác,chủ động, tự đặt mục tiêu học tập và phấn
đấu
Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc
Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, han chế của bản thân
Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiên và nêu được tình huống trong học
Năng lực sáng tạo:đặt câu hỏi khác, chủ động nêu ý kiến khác…
Năng lực hợp tác :hoạt động nhóm

- Phẩm chất:
Trung thực tự trọng, chí cơng vơ tư
Tự lập, tự tin, chủ động và có tinh thần vượt khó
Có trách nhiệm với bản thân,với mọi người xung quanh và môi trường
tự nhiên
II. CHUẨN BỊ.
1. Thời gian
1 tuần, sau tiết 7 Bộ xương đến trước tiết 11 cấu tạo và tính chất của cơ
2. Thiết bị, vật tư
- Sách giáo khoa sinh 8
- Máy tính có kết nối Internet
- Giấy A0, bút viết, bút màu, điện thoại, máy chup hình…
- Các nguyên liệu xương đùi gà, đùi vịt. xương cánh gà, vịt.. mỗi nhóm 6

chiếc
- Giấm ăn, vật nặng, dụng cụ thí nghiệm, đèn cồn….


3. Hình thức hoạt động
Làm việc theo nhóm từ 5 đến 6 người.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
- GV yêu cầu HS đọc phần mục
tiêu

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- HS biết được cấu tạo thành

phần hóa học và tính chất của xương
? Dựa vào phần mục tiêu em hãy
- Tiến hành được các thí nghiệm


cho biết sau 2 tiết trải nghiệm sáng tạo về xương để phát hiện được thành
chúng ta cần đạt được điều gì?
- GV: Mục tiêu đó sẽ là “Kim chỉ
nam” giúp chúng ta trải nghiệm sáng tạo
thành công chủ đề
- GV: Để đạt được mục tiêu đã đề
ra của tiết trải nghiệm sáng tạo cô sẽ chia

phần hóa học và tính chất của xương
- Biết ngun nhân và biện pháp
phòng chống bệnh còi xương ở lứa tuổi
thiếu niên.
- Xây dựng sản phẩm về tuyên
truyền chống còi xương cho lứa tuổi
thiếu niên.

lớp thành 6 nhóm (3 bàn thành 1 nhóm)
- GV yêu cầu HS ngồi nguyên tại
chỗ nghe GV đưa yêu cầu, tất cả các
thành viên đều ghi u cầu, sau đó HS sẽ
hồnh thành các hoạt động theo nhóm đã
phân cơng.
* GV u cầu từng nhóm đặt tên
cho nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí và

1. Hoạt động 1: Tìm kiếm

phần cơng việc cho từng thành viên


thơng tin
trong nhóm
1.
* GV trình chiếu nhiệm vụ 1: Tìm
• Từng cá nhân trong nhóm đọc
kiếm thơng tin.
? Để thực hiện được nhiệm vụ
chúng ta sẽ làm như thế nào?
- HS đọc sách TNST trang 81, 82
- GV hướng dẫn: Để thực hiện
được nhiệm vụ tìm hiểu thơng tin nhóm
trưởng của nhóm sẽ thống nhất trong
nhóm tìm hiểu về dân tộc nào, sau đó

bài 8 cấu tạo và tính chất của
xương sgk lớp 8 để thu nhận
các thông tin và kiến thức về
nội dung sau:
+ Hệ thống kiến thức về xương
thành sơ đồ( cấu tạo, thành phần, tích
chất và vai trò)


chia các thành viên trong nhóm mình

+ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng

thành các nhóm nhỏ hơn để tìm hiểu đến xương và sự phát triển của xương
• Tra cứu tìm hiểu thêm thơng
thơng tin

- GV: Ngồi tìm kiếm thông tin
tin ở các nguồn khác như sách
theo sách trải nghiệm đã hướng dẫn các

y khoa, mạng internet, phim

em có thể tìm hiểu thêm thơng tin ở các

ảnh, kiến thức trong đời sống..
Tra cứu với các từ khóa: xương

nguồn khác như sách y khoa, mạng
internet, phim ảnh.kiến thức trong đời

(bone), cấu tạo xương (structer of
bone), tính chất của xương ( character

sống..

Tra cứu với các từ khóa: xương of bone)
( thực hiện về nhà)
(bone), cấu tạo xương (structer of bone),
tính chất của xương ( character of bone)
- yêu cầu hs nghiên cứu nội dung
2. Làm thí nghiệm
Tiến hành làm các thí nghiệm để

hướng dẫn và tiến hành làm thí nghiệm



Khi các em tiến hành làm các

tìm hiều thành phần và tính chất của

thí nghiệm ở nhà hoặc trên

xương đùi gà hoặc cánh gà, vịt

phịng thí nghiệm giáo viên
ln lắng nghe hướng dẫn,
giúp đỡ khó khăn thắc mắc các




em gặp phải khi trải nghiệm
Khi tiến hành thí nghiệm ở nhà

Các nhóm hs làm việc độc lập
tại phòng thí nghiệm hoặc tại
nhà theo sự phân chia nhiệm

cần có sự giám sát của phụ

vụ. Ghi lại hoạt động và kết

huynh tránh hiện tượng không

quả


mong muốn xảy ra.
Thí ngiệm 1:
B1: uốn thử xương
B2: ngâm xương vào giấm trong

Tên

vòng 72 giờ. Dùng phanh gắp lên và uốn
cong. Ghi kết quả vào bảng
Tên thí nghiệm

thí

Trước
khi ngâm

nghiệm
axit
Trước khi ngâm axit

Sau
khi ngâm
axit


Độ cứng

Độ

Cứng


cứng

Khả năng bị uốn cong

Mề
m

Khả

Giải thích

năng bị

Khơn
g thể


thể

uốn cong
Thí nghiệm 2:
B1: đốt đoạn xương cho đến

Giả

xương không cháy nữa, để nguội phần

i thích






xương có đủ dấm đã
2 thành phần làm phần

xương cháy
B2: Dùng búa đâp nhẹ. Quan sát.

vô cơ bị
phân hủy

Ghi kết quả vào bảng

chỉ còn
Tên thí nghiệm

Trước khi đơt

phần hữu

Màu sắc

cơ nên

Độ giòn

xương


Giải thích

mềm

Thí nghiệm 3:
B1: Dùng một đoạn xương đùi để

Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
Ghi kết quả và hình ảnh

ngang giữa 2 khe bàn rồi treo vật nặng
tăng dần để theo dõi khả năng chịu lực

Tên thí nghiệm

Trước khi đơt

của xương cho đến khi xương gãy
B2: so sánh khả năng chịu lực của

Màu sắc

Trắng

Độ giòn

Cứng, rắn

Giải thích


Chưa có tác dụng

xương trong các thí nghiệm
Tên thí nghiệm
Số lượng vật nặng
Biểu hiện của xương
Kết luận

của nhiệt




Từ các thí nghiệm liên hệ với các
đặc điểm của xương từ đó giải thích các

Các nhóm hoạt động độc lập
theo sự phân chia nhiệm vụ và
ghi kết quả

hiện tượng gặp trong cuộc sống như:
- Tại sao người già khi ngã dễ bị
gãy xương hơn người trưởng thành và

Tên thí nghiệm

trẻ nhỏ. Khi người già bị gãy xương

Số lượng vật nặng


chậm liền hơn.
- Trẻ em dễ bị vòng kiềng
- Tai sao có thóp trên đầu em bé sơ

Biểu hiện của xương
Kết luận

sinh.
- Tại sao khi bơi bị chuột rút
- Tại sao nói cịi xương, cịi xương
có ở người cịi cọc hay cả người bụ bẫm
- Ai dễ bị thiếu Ca, thiếu Ca gây
ảnh hưởng gì?
- HS đọc yêu cầu của HĐ2
* Nhiệm vụ 2: Xử lí thơng tin
- GV: Nhóm thảo luận thống nhất
trình bày nội dung dưới dạng sơ đồ hóa.

2. Hoạt động : Xử lí thơng tin
Cả nhóm thảo luận
Thư ký ghi chép thống nhất
thành sơ đồ tư duy


Hoạt động này có thể tranh thủ thời gian các giờ ra chơi để thống nhất nội
dung. Tránh hiện tượng các em lợi dụng trải nghiệm sáng tạo để tụ tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT


* Nhiệm vụ 3: Hoàn thiện các chủ

3. Hoạt động 3: Xây dựng sản

đề nhỏ
phẩm để tuyên truyền và đưa ra các
- bước 1: Thống nhất lựa chọn
phương pháp phòng chống còi
loại hình sản phẩm
xương ở tuổi thiếu niên.
- GV: Cả nhóm thống nhất lựa chọn
Mỗi cá nhân đưa ra ý tưởng,
một loại hình sản phẩm như: poster, báo
nhóm trưởng tổ chức thống nhất ý
tường, tờ rơi, báo ảnh, tập san, video,
tưởng cả nhóm
powerpoint
- nhóm 1, 2 trình bày
powerpoint
- nhóm 3 báo tường trên khổ A0
- nhóm 4: video clip
- nhóm 5, 6: tập san
- Bước 2: phân công xây dựng
sản phẩm theo ý tưởng đã thiết kế
- với các nhóm 1,2 trình bày
Thời gian 2 ngày
powerpoint phân cơng mỗi người làm
- Cấu trúc một sản phẩm gồm 2
một số slide rồi ghép lại sau
phẩn

- Với nhóm 3 làm báo tường


+ kiến thức: phân loại, cấu tạo, viết trên giấy A0. 2 người in tranh ảnh
thành phần, vài trò, yeus tố ảnh hưởng.... dán, 2 người viết phần trên, 2 người
+ các biện pháp phòng chống còi
viết phần dưới
xương, phải nêu được ưu nhược điểm,
- với nhóm 4 video. 2 người
ứng dụng, có hình ảnh, hình vẽ, biểu thiết kế hình ảnh, 2 người làm phần
tượng để người nghe dễ nắm bắt
Sau khi các nhóm đã thống nhất
được loại hình sản phẩm cho nhóm. Các
thành viên tiến hành thiết kế sản phẩm

chữ, cuối cùng thiết kế hồn chỉnh sản
phẩm
- nhóm 5,6 tập san. Phân công
mỗi người làm 1 số trang , thiết kế
bìa...

theo từng phần, từng cá nhân, sau đó ghép
nối sản phẩm.
Các nội dung đã được thống nhất và
phân cơng, từng thành viên tiến hành
riêng lẻ tại nhà

Hồn thiện sản phẩm

- Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá,

nghiệm thu, và điều chỉnh sản phẩm
u cầu: Mỗi nhóm hồn 1 sản



Làm việc nhóm tại nhà
Các thành viên trong nhóm nộp

phẩm theo hình thức đã chọn
kết quả của mình sau đó tiến hành thử
Thời gian 1 ngày
nghiệm, đánh giá, nghiệm thu, và điều
Giáo viên thơng báo cho phụ huynh
chỉnh sản phẩm ,hồn thiện sản phẩm
thời gian, địa điểm các em làm việc, nhờ
• Cả nhóm cùng xem lại sản
gia đình phụ huynh giám sát hoạt động
phẩm, nhận xét, đánh giá, rút
của các em
ra những kinh nghiệm và hạn


chế thiếu sót cần bổ xung.
Tự đánh giá sự tham gia của
các thành viên và tự đánh giá
sản phẩm của mình theo mẫu

Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm
Trong tiết báo cáo thực hiện chủ đề


đánh giá hoạt động


các em sẽ thực hiện 2 ND:
- Cử đại diện nhóm trình bày sản

Hoạt động 4: Báo cáo sản
phẩm

phẩm cuả nhóm mình
- Nêu nhận xét đánh giá nhận xét
của nhóm mình về sản phẩm của mình và

- Bước 1: Lần lượt các nhóm
báo cáo sản phẩm của mình ( 5 phút)
- Bước 2: thu thập ý kiên đánh

sản phẩm của các nhóm khác.

Để chuẩn bị cho hoạt động : báo giá bố cục, tính khả thi, tính hiệu quả
cáo cần lên kế hoạch phân công nhiệm vụ về tuyên truyền phòng chống còi
cho các thành viên trong lớp, nhóm:
xương.
*Lớp:
Các nhóm khác đăt câu hỏi,
- Chuẩn bi các phương tiện cần
đánh giá, nhận xét 2 phút
thiết như: máy tính, máy chiếu. Kê bàn
- Giáo viên đánh giá, nhận xét,
ghế


cho ý kiến
- Phân cơng người dẫn chương trình
*Nhóm:
- Phân cơng người trình diễn, người

( các sản phẩm của học sinh

viết lời giới thiệu
được đính kèm )
- Để thực hiện thành cơng hoạt
động trải nghiệm sáng tạo này các em cần
đạt được các tiêu chí đánh giá
- HS đọc tiêu chí đánh giá (Sách
TNST trang 85)
- Trong quá trình hoạt động các em
cần tự đánh giá và đánh giá theo phiếu
đánh giá hoạt động (Sách TNST)

D. KẾT LUẬN
1. Nhận định chung.
Nhìn chung chuyên đề đã được tiến hành, thử nghiệm đúng quy trình, có
sự quan tâm góp ý của đồng nghiệp và qua đó, tơi nhận thấy rằng cách làm này thực
sự có hiệu quả. Cụ thể:
- HS tích cực chủ động sáng tạo, tự học, tự tìm hiểu.


- Giúp cho GV tự mình phải nỗ lực cố gắng hơn nữa trong việc tìm tòi,
học hỏi đồng nghiệp, tự làm mới mình trong các bài đặc biệt là các tiết trải nghiệm
sáng tạo.

- Các tiết dạy học không còn tẻ nhạt, khô khan mà trở thành những tiết
học bổ ích, lý thú.
2. Điều kiện áp dụng.
- Các phương pháp được sử dụng trong chuyên đề như dạy học hợp
đồng, trò chơi, đóng vai…, kết hợp với các hình ảnh, clip sinh động có thể áp dụng
tốt cho mơn GDCD nói chung và tiết dạy trải nghiệm nói riêng.
- Khó khăn: GV cần phải đầu tư thời gian nghiên cứu, chuẩn bị công
phu cho mỗi tiết dạy
3. Đề xuất, kiến nghị.
Để việc tổ chức HĐTNST cho học sinh có hiệu quả, cần tập trung thực
hiện tốt một số biện pháp sau:
Thứ nhất: Tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBGV
Trước đây, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đa số giáo viên làm
thay học sinh ở hầu hết các khâu: lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị.
Học sinh chỉ tham gia thực hiện với số ít học sinh trong lớp. Với yêu cầu tất cả học
sinh đều được tham gia đầy dủ các bước khi tổ chức HĐ TNST là nhiệm vụ mới mẻ,
khó khăn nên giáo viên còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
hiện. Do vậy tổ chức tập huấn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý nghĩa, u cầu
và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết. Bên cạnh đó mỗi nhà
trường cần có kế hoạch chỉ đạo điểm sau đó nhân rộng ra tồn trường.
Thứ hai: Xây dựng các kĩ năng nền cho học sinh.
Khi tham gia HĐ TNST đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kĩ năng, các
phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiến. Có nhiệm vụ của cá
nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự hợp sức của cả nhóm. Các em phải bàn bạc, trao
đổi, thống nhất, ra quyết định.Do vậy điều quan trọng với mỗi giáo viên là phải
hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và
phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thâp xử lí thơng tin, kĩ năng ra quyết định.
Đồng thời xây dựng niềm tin đối với học sinh. Giáo viên chỉ có thể tin tưởng các em
thì mới có thể giao việc cho các em. Và ngược lại, học sinh chỉ có tin yêu giáo viên,



tin u bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ với chính giáo viên và bạn bè trong lớp
nhưng suy nghĩ của mình..
Thứ ba: Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về HĐTNST
Ngay từ đầu năm học, ngồi việc hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy của
lớp, của trường, các kỹ năng cơ bản: tổ chức, làm việc nhóm, ghi chép vv… Giáo
viên cần giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ
chức HĐTNST. Thơng qua đó, học sinh cả lớp biết lựa chọn hình thức tổ chức phù
hợp với nội dung; nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá
nhân khi tham gia HĐTN.
Giáo viên nên hướng cho học sinh lựa chọn nội dung thực hiện trong cả năm
học dựa trên chủ điểm từng tháng, điều kiện, khả năng của bản thân, của lớp, của nhà
trường, của địa phương có thể tổ chức được. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng thực
hiện cho học sinh.
Thứ tư: Tổ chức và duy trì tốt hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp
Giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho đội ngũ cán bộ lớp thực hiện các nhiệm
vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; khuyến khích các
em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí tham gia
các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người
tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, rèn
luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. Từ đó có thêm các kĩ năng cần thiết để tổ
chức HĐTNST hiệu quả.
Thứ năm: Tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp dạy học trên
lớp.
HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tổng hợp kiến thức, kĩ năng
của nhiều mơn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Vì thế khi dạy học trên lớp,
giáo viên cần tổ chức bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau: cá
nhân, nhóm, trò chơi, đố vui, ứng dụng cơng nghệ thơng tin, các kĩ thuật dạy học tích
cực. Đặc biệt là phương pháp Bàn tay nặn bột. Dạy học theo phương pháp Bàn tay
nặn bột chính là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngay trong từng môn học.

Thứ sáu: Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả q trình của
HĐTNST.
HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ
nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.


Thơng qua HĐTNST hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp
của học sinh. Chính vì thế, để tổ chức HĐTNST. Mỗi giáo viên phải giúp đỡ, hỗ trợ
các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau:
Bước 1. Xây dựng ý tưởng;
Bước 2. Xây dựng kế hoạch;
Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện;
Bước 4. Tổ chức thực hiện;
Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện.
Việc các em được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn
luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, tự giải
quyết vấn đề vv… Do đó giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào.
Thứ bảy: Làm tốt cơng tác tham mưu, đề xuất, phối hợp
Các hình thức HĐTNST rất phong phú: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi,
diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu,
hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể,
lao động cơng ích, sân khấu hóa, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Để giúp
các em tổ chức tốt HĐ TNST thì sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là cha mẹ học
sinh là vô cùng quan trọng. Nhà trường cũng như mỗi giáo viên cần chủ động đề
xuất, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đồn thể địa phương; các các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ
nhân, những người lao động... cùng tham gia. Các cơ sở như khu di tích lịch sử, khu
văn hóa, cơ quan, cơng trường, nhà vườn, khu chăn nuôi, đồng ruộng… hoặc ở mỗi
gia đình đều có thể là địa điểm lý tưởng để học sinh được thực hành, trải nghiệm sáng
tạo.

Thứ tám: Làm tốt vai trò trung tâm của nhà trường.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường diễn ra trong không gian mở, có nhiều
lực lượng giáo dục tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, cơng sức, kinh phí nên
mỗi nhà trường cần xây dựng thời khóa biểu hợp lí, linh hoạt. Có thể bố trí tiết HĐ
TNST liền với tiết SHTT để giáo viên có nhiều thời gian hơn bởi ở tiểu học, GVCN
hàng ngày đều có mặt ở lớp, những nội dung nhận xét đánh giá tình hình của lớp có
thể thực hiện ngay sau mỗi buổi học. Nhà trường cần giao quyền tự chủ và khuyến
khích giao viên linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng chương trình thời khóa biểu.
Mặt khác hoạt động TNST khơng chỉ là trách nhiệm của riêng GVCN nên nhà
trường cần đóng vai trò trung tâm, định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phân công


×