Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH TRONG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.18 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG
QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH
TRONG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG
Họ và tên sinh viên: (Sinh viên để trống thông tin)
Lớp: ......
Mã sinh viên: (Sinh viên để trống thông tin)

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................2
1. Khái quát chung về phương pháp giáo dục.......................................................2
1.1. Về khái niệm......................................................................................................2
1.2. Hệ thống các phương pháp giáo dục...................................................................2
2. Phương pháp kích thích trong quản lý nhà trường..........................................3
2.1. Khái niệm...........................................................................................................3
2.2. Phương pháp thi đua...........................................................................................4
2.3. Phương pháp khen thưởng..................................................................................4
2.4. Phương pháp trách phạt......................................................................................5
3. Ví dụ minh hoạ về phương pháp kích thích trong quản lý nhà trường...........7
KẾT LUẬN............................................................................................................... 9


1


PHẦN MỞ ĐẦU
Phương pháp quản lí có vai trị rất quan trọng đối với hiệu quả của công tác
quản lý. Phương pháp quản lí là vĩnh vực đặc biệt, vừa liên quan tơia con người,
vửa vận động chạm tới công việc, địi hỏi người quản lí phải có một số phẩm chất
quan trọng về trí tuệ và tâm lí. Những người làm cơng tác quản lí giáo dục cần hiểu
rõ nội dung và bản chất của các các phương pháp quản lí giáo dục để có thể tác
động một cách đúng đắn tới công việc, tới con người và môi trường xưng quanh,
nhằm mang lại kết quả tốt nhất.
Việc thực hiện các con đường giáo dục phải tiến hành theo các phương pháp
giáo dục để đạt tới mục đích giáo dục đã xác định. Phương pháp giáo dục là cách
thức tác động của nhà sư phạm đến đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những
phẩm chất nhân cách cần thiết. Phương pháp giáo dục rất đa dạng, phong phú, nhà
giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt hệ thống phương pháp này cho phù hợp với
mục đích, đối tượng và từng tình huống giáo dục cụ thể. Phương pháp giáo dục
cũng chính là nghệ thuật giáo dục.
Cũng vì những lí do trên, em xin chọn đề tài “Phương pháp kích thích
trong quản lý nhà trường” làm đề tài cho bài tập lớn của mình.


2
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về phương pháp giáo dục
1.1. Về khái niệm
Phương pháp giáo dục là cách thức hoạt động của nhà giáo dục và người
được giáo dục, được thực hiện trong sự thống nhất biện chứng, gắn bó với nhau,
nhằm hoàn thành những nhiệm vụ giáo dục phù hợp với mục đích giáo dục đã định.
Phương pháp giáo dục là thành tố hữu cơ của quá trình giáo dục, nó có mối quan hệ
biện chứng với các nhân tố khác của quá trình giáo dục như phương tiện giáo dục,
hìnhthức tổ chức giáo dục.
Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của nhà giáo dục và tập thể học

sinh đến người được giáo dục thông qua việc tổ chức một cách hợp lý về mặt sư
phạm những hoạt động và giao lưu của học sinh nhằm hình thành ý thức, bồi dưỡng
tình cảm, rèn luyện kỹ xảo và thói quen hành vi nhân cách của họ.
Phương pháp giáo dục có quan hệ với phương tiện giáo dục và hình thức tổ
chức giáo dục. Phương tiện giáo dục bao gồm các loại hình hoạt động khác nhau
của học sinh cũng như các vật thể và sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần được
sử dụng trong quá trình giáo dục.
1.2. Hệ thống các phương pháp giáo dục
Căn cứ vào đâu để thiết lập hệ thống phương pháp giáo dục? Hệ thống các
phương pháp giáo dục rất phong phú và rất khó để có thể xac địnhđược một cơ sở
lôgic thống nhất để phân loại các phương pháp giáo dục.
Giáo dục làm biến đổi nhân cách khi mà nó có khả năng làm nảy sinh ở cá
nhân những ý nghĩ, tình cảm, nhu cầu mới dẫn đến một hành vi nhất điịnh của cá
nhân đó. Vì vậy, trong quá trình giáo dục phải sử dụng những phương pháp tác động
tới ý thức, tình cảm và hành vi của người được giáo dục. Vì vậy có ba nhóm
phương pháp giáo dục:
Nhóm thứ nhất: Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình
thành kinh nghiệm ứng xử xã hội của học sinh. Quá trình hình thành nhân cách cho
người được giáo dục chủ yếu và trước hết phải dựa vào những kinh nghiệm tích cực
mà họ có. Do đó nhà giáo dục cần phải tổ chức cho học tham gia vào các hoạt động,
các quan hệ giao lưu đa dạng, để thơng qua đó họ tích lũy được những kinh nghiệm
ứng xử xã hội.


3
Nhóm này gồm:
-

Phương pháp sư phạm
Phương pháp tạo dư luận xã hội

Phương pháp tập thói quen
Phương pháp rèn luyện
Phương pháp giao cơng việc
Phương pháp tạo tình huống giáo dục

Nhóm thứ hai: Nhóm các phương pháp hình thành ý thức (khái niệm, phán
đốn, niềm tin) cá nhân học sinh.
Nhóm phương pháp này bao gồm:
-

Phương pháp đàm thoại
Phương pháp diễn giảng
Phương pháp tranh luận
Phương pháp nêu gương

Mục đích: giúp cho người được ý thức đúng đắn về các chuẩn mực của xã
hội, hình thành ở họ khái niệm, đánh giá, phán đốn,…làm cơ sở cho những quan
điểm, niềm tin của nhân cách.
Chức năng: Đưa lý luận vào ý thức người được giáo dục và khái quát những
kinhnghiệm, những hành vi, những sự ứng xử của bản thân người được giáo dục.
Đồng thời, cịn có chức năng cụ thể hóa những chuẩn mực, khái niệm đạo đức, thẩm
mỹ,…để người được giáo dục tiếp thu được.
Nhóm thứ ba: Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh
ứng xử của học sinh. Chức năng chung của nhóm phương pháp này: kích thích, thúc
đẩy, điều chỉnh, ức chế các hành vi ứng xử của người được giáo dục, củng cố kết
quả của 2 nhóm phương pháp trên.
 Đây cũng chính là phương pháp mà em sẽ tìm hiểu trong bài tập lớn của
mình.
2. Phương pháp kích thích trong quản lý nhà trường
2.1. Khái niệm

Phương pháp kích thích hành vi là nhóm các phương pháp tác động vào mặt
tình cảm nhằm để thúc đẩy tính tích cực hoạt động hoặc nhận ra và khắc phục
những sai lầm đã vi phạm.
Nhóm này có 3 phương pháp sau dây :


4
-

Phương pháp khen thưởng

-

Phương pháp trách phạt

-

Phương pháp thi đua.

2.2. Phương pháp thi đua
Khái niệm: là phương pháp đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu để kích thích người
được giáo dục thực hiện.
Chức năng:
- Thúc đẩy người được giáo dục đua tài, gắng sức, hăng hái, phát huy sáng
tạo, đề cao trách nhiệm để giành những thành tích cá nhân và tập thể. Phương pháp
này được sử dụng trong việc giữ gìn kỷ luật, giành thành tích trong học tập, lao
động và các hoạt động khác, lôi cuốn người khác cùng tiến lên giành cho được
những thành tích cá nhân và tập thể cao nhất.
- Thi đua là biện pháp để mỗi người rèn luyện, tu dưỡng, tạo nên những
hành vi đúng đắn vì lợi ích chung, hoạt động với một nhịp độ khẩn trương hơn bình

thường.
- Thi đua hoạt động làm cho mỗi cá nhân trong tập thể gần gũi, quý mến
nhau, tạo nên tình cảm tập thể lành mạnh, chính nó trở thành động lực, sức mạnh
tổng hợp, đồn kết cùng hành động để đạt thành tích cao nhất.
Yêu cầu: để phương pháp này đạt hiểu quả cần
- Đưa ra các mục tiêu rõ ràng , thiết thực động viên được tất cả mọi người
tham gia.
- Các hình thức thi đua phải mới mẻ, hấp dẫn.
- So sánh công khai những kết quả đã đạt được.
- Tiến hành sơ kết , tổng kết thi đua đều đặn.
- Khen thưởng cơng bằng, thích đáng các cá nhân, tập thể đã đạt được
thành tích cao và đã có nhiều nỗ lực trong thi đua.
2.3. Phương pháp khen thưởng
Khái niệm: Đó là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực của xã hội đối
với hành vi ứng xử và hoạt động của từng học sinh hoặc của tập thể học sinh được
khen. Khen thưởng là phương pháp biểu thị sự hài lịng và đánh giá tích cực của nhà
giáo dục đối với hành vi tốt của cá nhân hay tập thể. Khen thưởng không những
nhằm vào những thành công, kết quả cơng việc mà cịn nhằm vào động cơ của hoạt
động.


5
Khen thưởng trong nhà trường có các hình thức sau :
-

Lời khen của nhà giáo.
Người lãnh đạo biểu dương cá nhân trước tập thể.
Nhà trường cấp giấp khen, đề nghị cấp cao hơn tặng bằng
Tặng thưởng vật chất, cấp học bổng, miễn thi vào các cấp học cao hơn.


Chức năng:
- Giúp khẳng định hành vi của mỗi người là đúng đắn , phù hợp với chuẩn
mực đã được quy định.
- Giúp cho người được giáo dục tự khẳng định hành vi tốt của mình , củng
cố ở họniềm tin về chuẩn mực.
- Kích thích họ tiếp tục duy trì và phát triển hành vi tích cực , tránh hành
vi tiêu cực.
Yêu cầu: để phát huy hiệu quả của phương pháp này, người giáo dục cần lưu
ý:
- Khen thưởng dựa trên hành vi thực tế của người được giáo dục.
- Đảm bảo khen thưởng công bằng,
- Khen thưởng phải thường xuyên, kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ.
- Khen thưởng bằng nhiều hình thức, gây được dư luận tập thể đồng tình
việc khen thưởng.
- Không nên cho rằng việc biểu dương, khen thưởng bất kỳ ở đâu và bất
kỳ lúc nào cũng có ích.
- Cần tạo cho học sinh biết q trọng bản thân sự việc được khen chứ
không chỉ coi trọng giá trị của lời khen và vật được thưởng.
- Cần chú ý khen những học sinh nhút nhát và thiếu tự tin.
- Cần đặc biệt chú ý đảm bảo tính khách quan, sự công minh khi khen
thưởng, luôn nhớ rằng khen thưởng là để người được khen thưởng cố gắng hơn nữa.
2.4. Phương pháp trách phạt
Khái niệm: Trách phạt là phương pháp biểu thị sự khơng đồng tình, sự lên án
của người lãnh đạo, nhà giáo dục hay tập thể đối với những hành vi sai lầm của đối
tượng để gây cho họ sự hối hận, từ đó thành khẩn nhận lỗi và quyết tâm sửa chữa
sai lầm. Trách phạt là biện pháp khơng thể áp dụng thường xun, vì nếu thường
xuyên trách phạt sẽ tạo nên sự chai lỳ tâm lý. Lạm dụng trách phạt hay trách phạt
quá nặng, thiếu khách quan sẽ là nguyên nhân trực tiếp đưa con người vào những
sai lầm khác.
Các hình thức trách phạt trong nhà trường



6
-

Nhắc nhở, phê bình trước tập thể.
Mời phụ huynh tới trường.
Chuyển sang lớp khác.
Cảnh cáo ghi học bạ.
Đuổi học, khai trừ khỏi tổ chức đoàn thể.

Đối với học sinh phổ thơng, đuổi học hay khai trừ khỏi tổ chức Đồn thể là
hình thức khơng nên dùng vì đó chính là sự thừa nhận sự bất lực, thất bại của giáo
dục. Đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm khi học sinh do mình quản
lý, chủ nhiệm phải chuyển sang lớp khác cũng chính là thừa nhận sự yếu kém về
năng lực sư phạm của bản thân.
Chức năng:
Giúp cho người có hành vi sai trái ngừng những hành vi đó một cách tự
giác, kích thích họ nâng cao ý thức tự kiềm chế để tương lai không tái phạm nữa.
- Tạo cơ hội nhắc nhở những người khác không vi phạm các chuẩn mực xã
hội, không rơi vào hành vi sai trái như người bị trách phạt.
Yêu cầu: để tiến hành phương pháp này, người giáo dục cần
- Đảm bảo trách phạt khách quan, trách phạt công khai.
- Đảm bảo người bị trách phạt thấy rõ sai lầm của mình và chấp nhận mức
độ trách phạt.
- Tơn trọng nhân phẩm người bị trách phạt.
- Đảm bảo tính cá biệt trong trách phạt, tạo được dư luận tập thể khi tiến
hành trách phạt.
! Những yêu cầu chung về mặt sư phạm đối với phương pháp khen
thưởng và trách phạt:

- Khen thưởng và trách phạt là những phương pháp trực tiếp đụng chạm
mạnh mẽ đến nhân cách người được giáo dục. Bởi vậy nhà giáo dục cần nhớ rằng
không phải khen hay chê, thưởng hay phạt một nhân cách mà là khen hay chê,
thưởng hay phạt những hành động đúng hay sai, tốt hay xấu mà thôi.
- Khen thưởng hay trách phạt phải cơ động hay cá biệt, chú ý đến hoàn
cảnh nảy sinh hành vi, đặc điểm lứa tuổi và cá nhân của học sinh.
- Sức mạnh giáo dục của khen thưởng và trách phạt phụ thuộc vào chỗ ai
khen, ai phạt, giáo viên có uy tín nhiều hay ít, hiệu trưởng, đoàn thể xã hội, hội
đồng sư phạm… Sức mạnh của dư luận xã hội ở trong khen chê là rất lớn.
- Khen thưởng và trách phạt, cũng như mọi kích thích, phải được sử dụng
có chừng mực về tần số cũng như về cường độ, không thể áp dụng mãi cho một số
người cùng một hình thức, vì như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng “thích nghi” hoặc
“chai sạn”.


7
- Khen thưởng và trách phạt có thể sử dụng cho từng cá nhân cũng như
cho cả tập thể.Nếu việc khen thưởng cả tập thể thường có nhiều tác dụng tích cực,
thì việc trách phạt cả tập thể đơi khi cũng dẫn đến những hậu quả không hay ( bao
che, dung túng cho nhau, đồng tình với những điều sai trái…).
- Khen thưởng và trách phạt trong nhà trường chúng ta là biểu thị của
những đòi hỏi đối với con người và sự tơn trọng con người. Do đó cần khen thưởng
những cố gắng nỗ lực của người đó, và trong trách phạt, phải loại bỏ mọi phương
pháp, phương tiện, thái độ hạ thấp nhân phẩm con người.
3. Ví dụ minh hoạ về phương pháp kích thích trong quản lý nhà trường
Các hình thức trách phạt phải tùy vào trường hợp cụ thể:
-

Xem xét mức độ nghiêm trọng:
 Đối với những hành vi nghiêm trọng như hút thuốc, đánh nhau, nói


tục chửithề, khơng tơn,... Người giáo viên cần ngay lập tức can thiệp đồng thời
nhắcnhở, phê bình các em. Nếu quá nghiêm trọng có thể xem xét đề xuất lên
bangiám hiệu tạm đình chỉ học tập, buộc thơi học,..
 Đối với những lỗi như đi học trễ, quên làm bài tập, trốn tiết,… Người
giáo viên cần xem xét và phê bình, mời phụ huynh,… tùy vào mức độ.
- Xem xét tính chất của hành vi

Khi học sinh quên làm bài tập, đi học trễ,… Giáo viên cần tìm hiểu
xem nguyênnhân của hành vi đó là do đâu, vơ tình hay cố tình, do các em ham chơi
hay cịnngun nhân sâu xa nào khác.
 Từ đó có thể đưa ra cách xử trí kịp thời đối với những em vì hồn cảnh
nên phải vi phạm như: nhà nghèo phải đi làm thêm, bạo hành gia đình,…
Khi trách phạt cần đảm bảo các yêu cầu
- Trách phạt phải làm cho các em cảm thấy có lỗi và thực hiện chấp nhận
hìnhthức và mức độ trách phạt.
Chẳng hạn: phát hiện các em nhặt được của rơi nhưng không trả lại người đã mất,
đầu tiên người giáo viên sẽ thể hiện sự không đồng tình, nói rằng hành vi đó là
khơng đúng, làm cho các em hiểu là tự động trả lại cho người đã mất, có rất nhiều
cách để tìm được chủ nhân của rơi.Và sau đó đến nhận lỗi với giáo viên, người đã
mất. Hay các em đánh nhau với bạn, gây ra những thương tích trên mặt, ngồi trách
phạt bằng cách ghi bảng kiểm điểm, thì với những thương tích, hành vi như vậy của
các em không chỉảnh hưởng đến các em, mà cịn nhà trường, gia đình của các em
nữa. Từc đó, giúp các em nhận ra trách phạt như vậy hồn tồn là thích đáng


8
- Khi trách phạt học sinh người thầy phải đảm bảo tính cơng bằng, khách
quan và đúng mức, khơng vì chỗ thân tình mà giảm nhẹ sai phạm của các em, tiến
hành trách phạt cho qua loa hay tăng hình phạt lên cho những học sinh mang định

kiến trước đó.
Ví dụ: Khơng vì con cháu của hiệu trưởng thì có thể bỏ qua lỗi cho các em, khi các
em ấy có hành vi cùng cách ứng xử khơng đúng, hoặc khơngphải thì chèn ép các em
buộc các em phải nhận lỗi vì thực chất các em là người vơ tội.
- Tôn trọng người được trách phạt, phải đảm bảo sự tôn trọng nhân cách
của họcsinh, không được xúc phạm, làm tổn hại đến thể xác, tinh thần, tâm hồn của
cácem. Tôn trọng nhân cách của học sinh tức là phải tin tưởng vào khả năng tựhoàn
thiện nhân cách, tin vào sự cố gắng tiến bộ của các em; đánh giá đúng năng lực của
học sinh; khuyến khích học sinh phát huy những ưu điểm; tôn trọng các mối quan
hệ xã hội như bạn bè, người thân và hơn hết là phải tôn trọng phẩm giá của học
sinh, không xúc phạm đến nhân cách, phẩm giá của họcsinh.
- Khi trách phạt thấy các em có hành vi ăn năn hối lỗi thì giáo viên có thể
hỗnlại hoặc bãi bỏ trách phạt các em. Ví dụ: trong lớp có một em ln đi trễ, giáo
viên đến tiết đầu tiết đều thấy em đi muộn thì trách phạt em ấy. Sau một thời gian,
nhận thấy em học sinh ấy đã có tiến bộ, ln cố gắng đi học đúng giờ thìcó thể
tun dương em để em cảm thấy bản thân đã tốt hơn.

KẾT LUẬN
Tóm lại, giáo dục gồm nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có
thế mạnh riêng để tác động vào một mặt của nhân cách, mỗi phương pháp có thể áp
dụng vào từng tình huống, hồn cảnh và đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, trong quá
trình giáo dục cần phải phối hợp các phương pháp với nhau, bởi khơng có phương
pháp nào là vạn năng. Sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp đó chính
là nghệ thuật sư phạm.


9
Tuy vậy, trong quá trình giáo dục, cần chú ý đến các điểm như khơng được
tuyệt đối hóa bất kì một nhóm phương pháp nào mà cần lựa chọn, phối hợp các
nhóm và các phương pháp giáo dục một cách hợp lí; khi sử dụng các phương pháp

cần chú ý đến: nội dung, mục tiêu của giáo dục cụ thể, đối tượng giáo dục, điều kiện
thực tế. Cuối cùng, cần đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của nhà giáo
dục và vai trị tự giác, tích cực, độc lập của người giáo dục, không tuyệt đối hay phủ
định bất kỳ vai trò nào của 2 yếu tố nói trên.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong bài chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cơ để bài tiểu luận được hồn thiện
hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc Cơ nhiều sức khỏe, thành công và hạnh
phúc.



×