Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu tình hình khấu hao tài sản cố định ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.97 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở VIỆT NAM
Trần Thị Kim Anh, Lê Thị Quỳnh Nhƣ, Lê Quỳnh Trúc
Khoa Kế tốn - Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh, HUTECH

TĨM TẮT
Trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, kế tốn là một cơng việc quan trọng phục vụ
cho việc hạch toán và quản lý kinh tế, nó cịn có vai trị tích cực đối với việc quản lý các tài sản và điều
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì
TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp.Trong đó khơng thể
khơng kể đến vai trị hạch tốn khấu hao TSCĐ. Hạch tốn khấu hao TSCĐ một cách đúng đắn sẽ giúp
cho việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thêm chính xác hiệu quả hơn. Nghiên cứu này
được thực hiện để đánh giá tình hình khấu hao TSCĐ ở Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành bằng việc
điều tra thông qua bảng câu hỏi kết hợp phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp để rút ra được những bất
cập trong chế độ kế toán cũng như những tồn tại trong thực tế.
Từ khóa: Doanh nghiệp; hao mịn; hạch tốn; khấu hao; tài sản cố định.

1. KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1.1 Khái niệm
TSCĐ là những tài sản xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh
doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Theo
quá trình sử dụng , tài sản cũng sẽ bị hư hỏng hao mòn dần, hao mòn này được thể hiện dưới hai dạng là
hao mịn vơ hình và hao mịn hữu hình. Hao mịn hữu hình là sự giảm giá trị của TSCĐ do bị cọ xát, bị ăn
mịn trong qúa trình sử dụng. Hao mịn vơ hình là sự giảm giá trị do trong một khoảng thời gian nhất định
nhờ tiến bộ của KHKT đã xuất hiện những TSCĐ có cùng chức năng nhưng năng suất cao hơn và giá cả
rẻ hơn, có nghĩa là chúng trở nên lạc hậu so với những mẫu mã mới , những phát minh mới và những
thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, TSCĐ cịn có vai trị quan trọng trong việc thể
hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy cần xem xét TSCĐ một cách đúng đắn và sử lý chúng
một cách hiệu quả là vấn đề quan trọng. Bởi TSCĐ có thời hạn sử dụng giới hạn và tạo ra những lợi ích
cho những hoạt động của cơng ty trong thời hạn đó. Do đó giá trị của TSCĐ cần phải được trải đều trong
thời hạn mà tài sản này tạo ra lợi ích cho doanh nhgiệp. Lợi ích kinh tế do tài sản đem lại được doanh
nghiệp khai thác dần bằng cách sử dụng các tài sản đó nên giá trị kế toán của tài sản phải được ghi giảm


để thể hiện việc sử dụng này, quá trình này được gọi là khấu hao.

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá các phương pháp khấu hao kế tốn doanh nghiệp trong
việc tổ chức cơng tác kế toán tại các doanh nghiệp trên Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao
gồm:
– Các phương pháp khấu hao TSCĐ
– Các phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ
– Những tồn tại trong việc hạch toán khấu hao TSCĐ – Các giải pháp
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tiến hành phân tích các nhân tố chủ yếu chi phối đến việc tổ chức vận
dụng chế độ kế tốn trong tổ chức cơng tác kế tốn tại các doanh nghiệp, tìm hiểu mơ hình tổ chức bộ
366


máy kế tốn của các doanh nghiệp và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức bộ máy kế tốn
của doanh nghiệp và tìm hiểu các ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp về chế độ kế toán hiện hành.

2. CÁC PHƢƠNG PHÁP KHẤU HAO TSCĐ
2.1 Phƣơng pháp khấu hao theo đƣờng thẳng
Là phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
Mức khấu hao hằng năm =

Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm

Để xác định số năm sử dụng dự kiến cho từng TSCĐ cụ thể, doanh nghiệp phải dựa vào những căn cứ
chủ yếu sau :
– Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế
– Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ, tình trạng thực tế của tài sản)
– Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ: được quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc yếu tố hao mịn vơ

hình do sự tiến bộ kỹ thuật
– Ưu điểm : đơn giản, dễ tính tốn, phân bổ đều giá trị của TSCĐ của các kỳ sử dụng
– Nhược điểm : Không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí vì chi phí được phân bổ
đều cho các kỳ nên đã ngầm định rằng sản xuất là khơng có sự biến động giữa các kỳ ( mức độ sử
dụng TSCĐ), chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ, mức độ sản xuất,…khơng thay đổi, giả thiết này hồn
tồn khơng hợp lý
Hiện nay, phương pháp này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

2.2 Phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh:
Mức khấu hao hằng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh
Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh
Phương pháp này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có cơng nghệ địi hỏi phải thay đổi,
phát triển nhanh và TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
– Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng)
– Là các loại máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

2.3 Phƣơng pháp khấu hao theo sản lƣợng
Mức trích khấu hao = Số lượng sản phẩm

x Mức trính khấu hao bình qn

Ưu điểm: Có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số lượng sản phẩm, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa các
kỳ sản xuất nhiều sản phẩm thì giá trị của TSCĐ chuyền vào sản phẩm nhiều và ngược lại những sản
phẩm ít thì phân bổ giá trị TSCĐ vào ít hơn.
Nhược điểm: Sự giả định mang tính chủ quan về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, vì vậy khơng tính
đến các yếu tó có thể xảy ra trong q trình sản xuất: hỏng máy không đạt được chỉ tiêu sản xuất do sản
phẩm không tiêu thụ được,… dẫn đến sự phân bổ thiếu chính xác gây sai lệch đến các chỉ tiêu trên báo
cáo tào chinh đặc biệt là lợi nhuận và thuế phải nộp.
Lƣu ý: Ở trên ta đã thấy rằng các phương pháp khấu hao khác nhau có nhằm mục đích là phân bổ giá
của một tài sản cố định trong thời gian sử dụng nó theo phương pháp hệ thống và hợp lí. Tuy nhiên, mỗi

một trong số các phương pháp đã nêu dựa trên các giả định khác nhau và cho ra các số liệu khác nhau
về khấu hao. Do đó việc lựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp với từng doanh nghiệp là điều
quan trọng. Đó là phương pháp mà cho các thơng tin thích đáng nhất cho cơng tác quản lí và nó phụ
367


thuộc vào mục tiêu mà ta cần đạt được, có nghĩa là nó được xem xét trên các khía cạnh là xác định lợi
nhuận rịng định kì và các điều kiện về tài chính và yêu cầu về mặt quản lý. DN tự quyết định phương
pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định và thơng báo với cơ quan thuế trực tiếp
quản lý trược khi bắt đầu thực hiện.
Phương pháp khấu hao phải thể hiện được lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Nó phải
được xem xét một cách định kì và nếu có sự thay đổi đáng kể thì cần có phương thức tính khấu hao mới
để thể hiện sự thay đổi đó. Khi có những thay đổi như vậy trong phương thức tính khấu hao thì sự thay
đổi đó càng được coi là sự thay đổi trong các ước lượng kế tốn và mức khấu hao ước tính cho các kỳ
hiện hành và tương lai cần phải được thay đổi.

3. PHƢƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ
3.1 Tài khoản sử dụng: TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Kết cấu và nội dung TK 214 “ Hao mòn TSCĐ”, như sau:
– Bên Nợ : Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐS đầu tư thanh lý,nhượng bán, điều
động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh,…
– Bên Có : Giá trị hao mịnTSCĐ,BĐS đầu tư tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư
– Số dư bên Nợ : Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở đơn vị.
Tài khoản 214 – Hao mịn tài sản cố định, có 4 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mịn của TSCĐ hữu hình trong q
trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.
Tài khoản 2142 - Hao mịn TSCĐ th tài chính: Phản ánh giá trị hao mịn của TSCĐ th tài chính
trong q trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mịn khác
của TSCĐ th tài chính.
Tài khoản 2143 - Hao mịn TSCĐ vơ hình: Phản ánh giá trị hao mịn của TSCĐ vơ hình trong q trình

sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vơ hình và những khoản làm tăng, giảm hao mịn khác của TSCĐ vơ
hình.
Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐSĐT: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn BĐSĐT dùng để cho thuê
hoạt động của doanh nghiệp.
Mọi TSCĐ có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh
lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ
thanh lý hạch tốn vào chi phí khác. Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn
còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì khơng được tiếp tục trích khấu hao.

3.2 Phƣơng pháp hạch tốn
– Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 811
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).
– TSCĐ đã sử dụng, nhận được do điều chuyển trong nội bộ doanh nghiệp giữa các đơn vị khơng có tư
cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (ngun giá)
Có các TK 336, 411 (giá trị cịn lại)
Có TK 214 - Hao mịn TSCĐ (2141) (giá trị hao mịn).
– Định kỳ tính, trích khấu hao BĐSĐT đang cho thuê hoạt động, ghi:
368


Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2147).
– Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hố, phúc lợi, khi tính hao mịn vào thời điểm cuối năm tài
chính, ghi:
Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Có TK 214 - Hao mịn TSCĐ.
– Trường hợp vào cuối năm tài chính doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp
khấu hao TSCĐ, nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều chỉnh số khấu hao ghi trên sổ kế

toán như sau:
+ Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao
TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (số chênh lệch khấu hao tăng)
Có TK 214 - Hao mịn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).
+ Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao
TSCĐ giảm so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao giảm, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mịn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp)
Có các TK 623, 627, 641, 642 (số chênh lệch khấu hao giảm).
– Kế tốn giá trị TSCĐ hữu hình được đánh giá lại khi xác định giá trị doanh nghiệp: Căn cứ vào hồ sơ
xác định lại giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp điều chỉnh lại giá trị TSCĐ hữu hình theo nguyên tắc
sau: Chênh lệch tăng giá trị còn lại của TSCĐ được ghi nhận vào bên Có TK 412 - Chênh lệch đánh
giá lại tài sản; Chênh lệch giảm giá trị còn lại của TSCĐ được ghi nhận vào bên Nợ của TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản và phải chi tiết khoản chênh lệch này theo từng TSCĐ. Cụ thể cho
từng trường hợp ghi sổ như sau:
+ Trường hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị cao hơn giá trị ghi sổ kế toán và nguyên giá TSCĐ, hao
mòn luỹ kế đánh giá tăng so với giá trị ghi sổ, kế toán ghi:
Nợ TK 211 - Nguyên giá TSCĐ (phần đánh giá tăng)
Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (giá trị tài sản tăng thêm)
Có TK 214 - Hao mịn TSCĐ (phần đánh giá tăng).
+ Trường hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán và nguyên giá TSCĐ, hao
mòn luỹ kế đánh giá lại giảm so với giá trị ghi sổ, kế toán ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần đánh giá giảm)
Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (phần giá trị tài sản giảm)
Có TK 211 - Nguyên giá TSCĐ (phần đánh giá giảm).

4. NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
Thứ nhất, khấu hao là công cụ bảo hộ thuế dựa trên cơ sở các phương pháp khấu hao nhanh.Luật thuế
cho phép sử dụng các phương pháp để lập Bảng kê khai thuế thu nhập.Vì vậy nhiều DN đã sử dụng
chúng để nhằm mục đích tính thuế trong sổ sách kế tốn của họ.Điều này một mặt làm cho qúa trình ghi
sổ sách được dể dàng hơn,đem kại các nguồn lợi về thuế, tạo các nguồn thuế bổ sung cho công ty , tuy

nhiên mặt khác nó lại gây nên tình trạng gian lận trong việc khai báo thuế, trốn thuế thu nhập.Điều này
gây nên mâu thuẫn giữa kế toán thuế và kế tốn DN và tạo nên tình trạng tham nhũng, gian lận tại nội bộ
DN, ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh, uy tín, thanh danh của DN.
369


Để tìm ra sự thống nhất và hợp lý đồng thời khắc phục những khó khăn yếu kém trong kinh doanh do tình
trạng trên có thể xem xét các khía cạnh sau: Trước hết , cần qủan lý TSCĐ và trích KHTSCĐ một cách
sát sao, nghiêm túc để nếu như xảy ra gian lận thì phát hiện và xử lý kịp thời. Thứ hai là có thể đề ra quy
định về mức trích khấu hao tối đa đối với từng doanh nghiệp cụ thể, tránh được tình trạng khai khống
tăng khấu hao. Néu như doanh nghiệp thực sự phát sinh Chi phí khấu hao lớn hơn mức giới hạn cho
phép thì cần trình bày với cơ quan chức năng và đưa ra những cơ sở xác đáng, phù hợp giải thích cho
các vấn đề đó.
Thứ hai, là cịn xảy ra tình trạng các doanh nghiệp mới thành lập, họ hạch toán giảm mức kháu hao đi để
tăng lợi nhuận nhằm tạo ra một BCKQKD đẹp mắt, che đậy sự yếu kém non nớt trong kinh doanh để thu
hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các đối tượng khác hoặc để chiếm lĩnh thị trường. Cũng như vậy,
một số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ , họ cũng khai giảm mức khấu hao nhằm giảm đáng kể số lỗ hiện
tại nhằm che mắt khách hàng và nhà cung cáp. Họ đơn thuần chỉ là để giữ số sách kế tốn bớt xấu hơn.
Nhưng khi đó doanh nghiệp láy đâu ra lợi nhuận để chịu thuế. Và hiển nhiên các doanh nghiệp này hiểu
rõ sự tách bạch giữa hạch tốn tài chính doanh nghiệp và hạch tốn thuế. Khơng ai là không biết tới ảnh
hưởng của các số liệu kế tốn tới phân tích hoạt động tài chính tới bản thân doanh nghiệp cũng như là
các bên có quan hệ với doanh nghiệp.
Vậy để quản lý, khắc phục tình trạng không trung thục nêu trên cần đưa ra giới hạn tối thiểu về mức khấu
hao thích hợp ở từng doanh nghiệp cụ thể. Tất nhiên không phải chỉ cứng nhắc cố định ở một mức mà
doanh nghiệp cũng có thể thay đổi nếu có lý do hợp lý và phải được trình bày cụ thể
Thứ ba, Vấn đề tiếp theo đang tồn tại trong các doanh nghiệp hiện nay là việc quản lý các tài sản đã khấu
hao hết nguyên giá. Kế toán Việt Nam cũng như các nước khác đã quy định khơng trích khấu hao đối vơi
những tài sản đã khấu hao hết nguyên giá. Song thực tế ta thấy số lượng cũng như tỷ trọng TSCĐ đã
khấu hao hết nguyên giá mà vẫn sử dụng được trong các doanh nghiệp càng cao, điều đó chứng tỏ rằng
phương pháp khấu hao được áp dụng và việc tổ chức cơng tác kế tốn để xác định mức khấu hao là

chưa phù hợp. Và chính trong những doanh nghiệp có tỷ trọng TSCĐ đã hết khấu hao vẫn tham gia vào
sản xuất lớn mà khơng phải trích KH thì đương nhiên chỉ tiêu mức khấu hao hàng năm sẽ nhỏ, điêù
không hợp lý này dẫn tới cơ cấu chi phí và giá thành sẽ thay đổi, lợi nhuận thay đổi.. gây khó khăn lớn
cho việc phân tích hoạt động kinh tế bởi vì khi tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất có liên quan
đến TSCĐ như: số vịng quay của TSCĐ, tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng số tài sản..sẽ khơng được chính
xác, số liệu phân tích kém ý nghĩa.
Vậy để quản lý và khai thác có hiệu quả đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn còn
đang sử dụng, các doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau:
– Tổ chức kiểm kê, đánh giá lại thực trạng của những TSCĐ đã hết khấu hao, nếu tài sản nào cịn sử
dụng tốt thì tăng cướng chế độ quản lý hiện vật , tăng công suất sử dụng và sớm có kế hoạch thay
thế.
– Mạnh dạn nhượng bán những tài sản đã lạc hậu, hiệu quả sử dụng kém. Vì nếu cứ cố kéo dài việc sử
dụng những tài sản này sẽ tốn kém nhiều chi phí sửa chữa, có nguy cơ mất an toàn lao động , sản
phẩm do chúng tạo ra khơng đảm bảo chất lượng, và có thể doanh nghiệp bị tụt hậu, kém khả năng
cạnh tranh do mất cơ hội để đầu tư trang thiết bị những loại TSCĐ mới có cơng nghệ hiện đại ,kỹ thuật
tiên tiến.
– Đưa nội dung phản ánh thực trạng về mặt kỹ thuật, cơng nghệ , tính năng, tác dụng của những tài sản
đã khấu hao hếtt nguyên giá hiện có tại doanh nghiệp vào trong báo cáo thuyết minh tài chính hàng
năm.Tổ chức các họi nghị phân tích đánh giá hiệu quả của việc tiếp tục sử dụng hay khơng sử dụng
những tài sản này để có quyết định kịp thời.

5. KẾT LUẬN
Cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt nam đang ngày càng và sẽ phát triển mạnh
mẽ. Chế độ kế toán của Việt Nam cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Trong đó có thể thấy rõ ở chế độ Ké
370


toán khấu hao tài sản cố định. Kể từ khi mới xuất hiện cho đến nay, đã nhiều lần chỉnh đổi bổ sung cho
đến nay có thể nói là đã hợp lý. Điều đó thể hiện ở những kết quả tích cực trong doanh nghiệp , những
nguồn lợi mà doanh nghiệp có được nhờ sự hạch tốn đúng đắn khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên những hạn

hẹp gặp phải khi thực hiện khơng phải là khơng có và chúng em đã câp nhật một số vấn đề đã nêu ở trên.
Hy vọng nó sẽ góp phần nào đó trong việc giải quyết và mong rằng chế độ ké tốn nói chung và chế độ
kế tốn khấu hao TSCĐ ngày càng hồn thiện hơn nữa, có sự thống nhất cao độ với chuẩn mực kế toán
quố tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Các giáo trình,bài giảng của các Thầy, Cơ Khoa Kế Tốn – Tài chính – Ngân hàng trường Đại Học
Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Các trang Web:

[2]



[3]



[4]

/>
371



×