Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

BÀI TIỂU LUẬN MÔN GIAO TIẾP ĐA VĂN HÓA Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.52 KB, 39 trang )

2ƯE

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA XÃ HỘI &TRUYỀN THÔNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-------------------------

--------------
--------------

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: GIAO TIẾP ĐA VĂN HĨA
Đề tài: “...Văn hóa ẩm thực Việt Nam………………………”


GVHD :

ThS. Lê Thị Ngọc Thúy

Lớp HP:

211SOS20505

Nhóm:

ST4- Nhóm 4B

SVTH :

đính kèm file bên trong



TP.HCM, tháng 12 năm 2021

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS. Lê
Thị Ngọc Thúy. Trong quá trình học tập và tìm hiểu mơn Giao tiếp đa văn
hóa, nhóm em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm
huyết của cơ. Cơ đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái
nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Từ những kiến thức mà cô
truyền tải, chúng em đã dần trả lời được những câu hỏi trong cuộc sống thông
qua những bài học. Có lẽ kiến thức là vơ hạn mà sự tiếp thu kiến thức của bản
thân mỗi người còn hạn chế. Do đó, trong q trình hồn thành bài tiểu luận,
chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân chúng em rất mong
nhận được những góp ý đến từ cơ để bài tiểu luận của nhóm được hồn thiện
hơn.
Kính chúc cơ sức khỏe, hạnh phúc, thành cơng trên con đường sự
nghiệp giảng dạy.

1


2


NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...

3


BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM SỐ 4B

TT

Họ và tên

MSSV

Phương

201A150095

Lan

Thị Yến

Hồng

201A170143

Thanh

201A080307


Khánh

201A170105

7

Nguyễn
Thị Lâm
Mai Thị
Thúy Kiều

gia
Sưu

thành

(30%)

TL,
soạn

100%

8,5

nội

100%

8,5


nội

100%

8,5

nội

100%

8,5

100%

8,5

100%

8,5

100%

8,5

dung
Soạn
201A080206

Lâm

6

hồn

dung
Soạn

Lan
Võ Đặng
5

tham

trình

dung
Soạn

Vĩnh Linh
Lê Ngọc
4

độ

dung
Soạn

Linh
Nguyễn
3


việc

Thuyết

nội

Nguyễn
2

Mức

tầm

Bùi Thị
1

Cơng

nội
dung
Soạn

201A070162

201A170156

nội
dung
Làm

word

LỜI MỞ ĐẦU

4

Tiểu

Tổng

luận

điểm

(30

(60

%)

%)


Văn hoá ẩm thực là một nội dung hiện đang được chú ý khai thác và
nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như trong ngành thương mại du lịch, dịch vụ
ăn uống, hay trong các ngành văn hoá, xã hội. Văn hóa ẩm thực là văn hóa phi
vật thể, việc nhấn mạnh những nét tinh tế về phong cách và thẩm mỹ là điều
không thể không quan tâm, nhưng khi đề cập đến món ăn mà khơng giới thiệu
đặc điểm của ngun liệu, và nói qua ít nhiều cách chế biến.
Ẩm thực là một đề tài rất rộng, mỗi địa phương, từng địa danh với từng

món ăn đặc trưng đều có sắc thái riêng của nó mà trong khn khổ của một
giáo trình chưa thể đề cập đến một cách tường tận. Tuy nhiên, vấn đề ẩm thực
không chỉ đơn giản là duy trì sự sống, mà nó cịn là nơi con người thể hiện
văn hố của mình qua những món ăn. Những món ăn, thói quen ăn, hay cách
chế biến đều được con người chúng ta dần hình thành trong suốt một thời gian
dài phát triển. Do đó, thơng qua văn hố ẩm thực, ta có thể hiểu được nhiều
điều về đời sống sinh hoạt văn hoá của con người cũng như những tài nguyên
mà khu vực đó có. Chung nhất là vậy, song khi nói đến văn hóa ẩm thực ở
một đất nước hay một vùng miền nào đó thì phải nói đến đặc điểm tình hình
sau đó mới có thể nêu được bản sắc văn hóa của từng dân tộc hay từng vùng
miền cụ thể.
Nước Việt Nam hình chữ “S”, trải dài trên nhiều vĩ độ, chia làm ba
miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền có những đặc trưng riêng về đặc điểm tự
nhiên, sinh hoạt, sản xuất và phong tục tập qn. Từ đó hình thành nền văn
hố ẩm thực riêng cho từng miền. Với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống
chung trên một lãnh thổ nhưng mỗi dân tộc lại có một nét văn hóa riêng, đặc
biệt là mỗi dân tộc lại có một món ăn được coi là đặc sản riêng của họ
*Mục đích
- Phân tích sự tác động của văn hố ẩm thực Việt Nam, món ăn Việt
Nam đối với văn hố ăn uống, lối sống của một bộ phận người dân.
- Sẽ tìm hiểu sự thay đổi quan niệm ăn uống từ xưa đến nay, của Việt
Nam và thế giới.

5


- Nghiên cứu văn hoá ẩm thực của từng vùng miền trên mảnh đất Việt
Nam. Khắc hoạ hình ảnh và diện mạo của một vùng đất có truyền thống văn
hố lâu đời.
- Cung cấp cho người đọc một số kiến thức cơ bản nhất, phổ biến nhất

về văn hóa ẩm thực Việt Nam trong đó nổi bật nhất phải kể đến văn hố ẩm
thực cả ba miền Bắc-Trung-Nam.
- Góp phần củng cố thêm vốn hiểu biết trong đời sống hàng ngày cũng
như nhu cầu du lịch hay di chuyển đến các vùng miền khác nhau trên đất
nước Việt Nam , nắm bắt được văn hoá truyền thống địa phương bao hàm cả
văn hố ẩm thực để có cách nhìn và ứng xử phù hợp khi đến từng vùng miền.
*Đối tượng nghiên cứu:
- Văn hoá ẩm thực Việt Nam thu hút khơng chỉ các chun gia văn hố,
chun gia ẩm thực mà cịn có một bộ phận đơng đảo giới trẻ, sinh viên đại
học, những người có niềm đam mê ẩm thực, văn hoá, con người Việt hay
khách du lịch. Bạn bè quốc tế cũng rất hiếu kỳ, mong muốn khám phá thêm
những nét đặc sắc trong ẩm thực ở mỗi vùng khác nhau khi tìm đến Việt
Nam.
*Phương pháp nghiên cứu:
Với niềm tự hào khi sinh ra là người Việt Nam, được tiếp xúc, trao đổi,
học hỏi và giao lưu với các bạn đến từ mọi miền tổ quốc trong quá trình học
tập đã giúp chúng em có thêm những kiến thức đóng góp cho bài tiểu luận.
Ngồi ra tìm hiểu thêm từ ông bà , cha mẹ, mọi người xung quanh, cập nhật
thông tin từ các phương tiện khác mong rằng sẽ gíup bài tiểu luận này hồn
thiện hơn và trở nên bổ ích với mọi người
*Bố cục:
Đề tài được chia làm 3 chương lớn:
Chương I: Khái quát về ẩm thực Việt Nam.
Chương II: Văn hoá ẩm thực 3 miền.
Chương III: Sự giao thoa với các nền ẩm thực khác.

6


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ẨM THỰC VIỆT NAM

1.1 Khái quát chung về văn hoá ẩm thực Việt Nam
Ẩm Thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn,
nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của cộng
đồng người Việt và các dân tộc thuộc Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có ít
nhiều sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để
chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng
đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt.
*Cơ sở hình thành văn hố ẩm thực Việt Nam
Viê ̣t Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới
gió mùa. hơn nữa, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc,
Trung, Nam, cùng với đấy là 54 dân tộc anh em. Chính các đặc điểm về địa
lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực
từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều  đó góp một
phần làm ẩm thực nước ta phong phú, đa dạng.
Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất đa dạng rau (luộc, xào, làm
dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong lúc đó số
lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. các kiểu thịt
được sử dụng phổ biến nhất là thịt lợn, bị, gà, ngan, vịt, những loại tơm, cá,
cua, ốc, hến, trai, sò,…
Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu
hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những
món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không
thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về
phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những
nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù khơng thực sự bổ béo (ví dụ
như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật...).
Văn hóa ẩm thực của người Việt có những nét đặc trưng như: tính hịa
đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia vị làm
7



tăng sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn thành mâm, sử dụng đũa và đặc
biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của tất cả các dân tộc
sinh sống trên đất Việt.
Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét
đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn,
làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm. Việc ăn uống đều có những
phép tắc, lề lối riêng của từng người, của từng gia đình,  của từng cộng đồng
dân cư và của cả xã hội.
*Tính hồ đồng đa dạng
Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng
miền khác để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm
thực của nước ta từ Bắc chí Nam.

 Ít dầu mỡ:
Các món ăn uống cả nước hầu hết có tác dụng tự rau xanh, trái, củ đề nghị
ít mỡ, không sử dụng nhiều thịt nlỗi các nước phương thơm Tây, cũng không
cần sử dụng những dầu mỡ thừa như món của người Hoa

 Tính đậm đà hương vị
Khi chế biến thức ăn thường sử dụng nước mắm để nêm, kết hợp với
khơng ít các gia vị khác …phải món nạp năng lượng vơ cùng mặn mà. Mỗi
món khác nhau đều phải có nước chnóng tương ứng phù hợp cùng với hương
vị.

 Sử dụng đũa:
Người Việt bao gồm thói quen cần sử dụng đũa trong khi ăn uống Gắp là
một thẩm mỹ, gắp làm thế nào cho khéo, đến chặt chớ để rơi thức ăn…Đôi
đũa Việt xuất hiện vào hầu hết bữa ăn mái ấm gia đình
Trong gia đình: Ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi, trẻ

nhỏ “kính trên nhường dưới”, thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương.
Bữa cơm hàng ngày được xem là cơ hội xum họp gia đình, mọi người quây
quần bên nhau vui vầy sau một ngày làm việc.

8


Ngoài xã hội: Việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người
với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm
những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp
thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách, và có lời mời ăn thêm
khi khách dừng bữa. Bữa cơm không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể
hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của người Việt.
1.2 Bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam
- Ẩm thực đất nước ta thời nay – bản sắc văn hóa ẩm thực Viê ̣t Nam
Ngày nay, cùng với sự du nhập của các nền văn hóa đến từ phương Tây và
các đất nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… nền ẩm thực đất nước ta
vẫn giữ được những tinh hoa vốn có nhưng thêm vào đó là sự sáng tạo, biến
tấu thành những hương vị mới lạ, hấp dẫn và chú trọng vào cách giải thích
món ăn bắt mắt.
- Khi đề cập đến ẩm thực đất nước ta thời nay, người ta thường chú ý
đến sự phân chia thành ẩm thực 3 miền như sau:
1.2.1. Ẩm thực miền Bắc
Miền Bắc Việt Nam mang theo một nền văn hóa ẩm thực tinh tế. Người
miền Bắc chọn riêng cho vùng miền của họ một hương vị nhẹ nhàng, đơi khi
các món ăn có vị chát nhẹ. Tuy nhiên, màu sắc món ăn lại vơ cùng bắt mắt.
Các món ăn miền Bắc thường có sự hài hịa về hương vị, thanh đạm nhẹ
nhàng không quá cay mặn nồng như miền Trung hay ngọt như miền Nam. Sự
hài hòa tròn cách chế biến này chính là nền tảng của sự tinh tế trong ẩm thực
miền Bắc. Người miền Bắc cũng coi trọng phong tục tập quán và lưu truyền

công thức, kinh nghiệm nấu ăn tích lũy qua nhiều thế hệ.
Tuy rằng ẩm thực của miền Bắc luôn giữ riêng công thức lưu truyền,
nhưng khơng vì thế mà khơng có sự đổi mới sáng tạo trong món ăn. Thành
phố Hà Nội được công nhận là nơi mang tinh hoa ẩm thực miền Bắc một cách
tồn diện nhất, từ những món ngon như phở, bún thang, bún chả, cốm làng
Vòng, bánh cuốn,…phản ánh đầy đủ từng nét đặc trưng của khẩu vị miền Bắc
Việt Nam.
9


Hai món ăn có bề dày lịch sử và được lọt vào top những món ăn cụ thể
phải thưởng thức khi đến Việt Nam chính là phở và bún chả.
1.2.2. Ẩm thực miền Trung
Tiếp theo bản đồ du lịch Việt Nam, chính là miền Trung nơi mang
trong mình ẩm thực cung đình xưa. Người miền Trung có sở thích ăn cay và
mặn. Món ăn thường được trình bày rất bắt mắt, nhìn thấy là đã muốn nếm
thử ngay. Điều đặc biệt của văn hóa ẩm thực miền Trung chính là sự dung hịa
trong phong cách: ẩm thực cung đình và ẩm thực đường phố.
Trong dải đất miền Trung, khi bạn đi tour du lịch di sản miền Trung
đến 3 địa điểm là du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An, hãy nên thưởng thức các
món ăn nơi đây. Điển hình thành phố Huế - cố đơ của triều Nguyễn, triều đại
cuối cùng của Việt Nam. Nơi mà các món ăn miền Trung được chế biến cẩn
thận, nấu nướng với những kỹ thuật điêu luyện để cho ra món ăn vừa ngon
vừa có tính thẩm mỹ cao.
Sự trường tồn tại và phát triển các món ăn cung đình đã tạo cho ẩm
thực miền Trung sự đa dạng. Bún bò Huế, mì Quảng, cao lầu, và hàng trăm
loại bánh đa dạng như bánh cuốn, bánh bèo,….
1.2.3. Ẩm thực miền Nam
Các món ăn miền Nam có xu hướng đơn giản trong cách chế biến,
không quá cầu kỳ phức tạp trong cách nấu ăn của người miền Bắc và miền

Trung Việt Nam.
Ẩm thực miền Nam “mùa nào thức nấy” cũng không kém phần đa
dạng, phong phú. Do miền Nam Việt Nam, nơi có nhiều sơng ngịi được phù
sa bồi đắp liên tục nên mang theo nhiều tôm cá. Đặc sắc nhất là mùa nước nổi
mùa của cá linh, vì thế du lịch mùa nước nổi tháng 10 hằng năm là dịp tuyệt
vời để thưởng thức món lẩu cá linh bơng điên điển đậm đà siêu ngon.
Các món ăn miền Nam thiên về vị ngọt, béo ngon nhiều vì được sử
dụng đường, nước dừa, cốt dừa và sử dụng nhiều gia vị giúp món ăn đậm đà,
hấp dẫn. Các món ăn vùng miền khi du nhập vào miền Nam cũng được sáng

10


tạo hơn so với phiên bản gốc. Tuy nhiên vẫn lưu giữ được bản sắc dân tộc
trên bàn ăn của người Việt.
Ví dụ như món phở miền Bắc, sợi phở mỏng nước dùng trong thanh vị.
Phở miền Nam có sự biến đổi từ sợi phở dày hơn, nước dùng đục vị đậm đà
hơn, ăn kèm nhiều loại rau thơm, giá đỗ.
* Ẩm thực các dân tộc – bản sắc văn hóa ẩm thực Viêṭ Nam
Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng địa lý phong phú khắp toàn quốc,
ẩm thực của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc đất nước ta đều có bản
sắc riêng biệt. Rất nhiều món trong đó ít được biết tới tại các dân tộc khác,
như các món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên.
Thế nhưng, nhiều món ăn đã trở thành đặc sản trên quốc gia Việt Nam
và được nhiều người biết đến, như mắm bị hóc miền Nam, bánh cuốn trứng
(Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coóng phù (bánh trôi dân tộc Tày, xuất xứ từ
bánh trôi tàu của người Hoa), lợn sữa và vịt quay mắc mật (quả mặt), khâu
nhục Lạng Sơn (ảnh hưởng từ Quảng Đông, Trung Quốc), phở chua, cháo
nhộng ong, phở cốn sủi, thắng cố, các món xơi nếp nương của người Mường,
thịt chua Thanh Sơn (Phú Thọ)…


CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ẨM THỰC BA MIỀN
2.1 Ẩm thực miền Bắc
2.1.1. Đặc điểm chung
- Bắc bộ là nơi tổ tiên định cư từ xa xưa cho đến nay Nếu như ẩm thực
miền Trung mang đậm nét bản sắc của một vùng đất đầy nắng gió, miền Nam
là sự hòa trộn của những nền ẩm thực khác nhau thì ẩm thực miền Bắc lại in
đậm lên mình cốt cách của một nền văn hóa lâu đời nên từ món ăn đến cái
mặc đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực, khơng dễ gì thay đổi.   Đặc
trưng của ẩm thực miền Bắc là món ăn có vị vừa phải, thanh đạm, nhẹ nhàng

11


nhưng lại có màu sắc sặc sỡ, khơng đậm các vị cay, ngọt, béo mà chủ yếu sử
dụng nước mắm lỗng và mắm tơm để làm gia vị đi kèm.
-Ẩm thực miền Bắc (Hà Nội) xưa và nay vẫn được xem là biểu tượng
của sự tao nhã, tinh tế, thanh cao giống như những người dân miền Bắc (Hà
Nôi) dân dã, giản dị nhưng vẫn đủ tinh tế để tạo nên ấn tượng sắc nét của một
nền ẩm thực trên nước Việt Nam. Hài hòa từ màu sắc đến mùi vị, từ sự kết
hợp các loại nguyên liệu, các phụ gia và các loại rau ăn kèm... Ăn không chỉ
là ăn cho no mà “ ăn hương ăn hoa”.
- Mặc khác con người miền Bắc cịn có tính bảo thủ, hoài cỗ, lễ nghi
nghiêm ngoặc. Họ qui định về gia vị cho từng loại nguyên liệu, dùng nhiều
thịt gia súc (trâu, bò, lợn) hay thịt gia cầm (gà, ngang, ngỗng), cá, cua, rau,
(rau muỗng, bầu, bí, rau ngót, bắp cải), gia vị sử dụng nhiều là dấm, chanh,
ớt, sấu, tiêu, gừng, hành, tỏi. Các món ăn ít cay, ít ngọt nổi mùi thơm trong
khi chế biến, ít khi có đường, ít trực tiếp cho vào các món ăn tạo nên nhiều
món ăn đặc sản truyền thống lâu đời mang tính độc đáo.
- Cách chế biến tinh tế gia vị thanh nhẹ khiến cho người ăn chiêm

ngưỡng, không thể vội vã và ồn ào. Ẩm thực miền Bắc còn đặc trưng với cách
pha trộn gia vị không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Sự tài tình trong việc
phối hợp gia vị khi chế biến món ăn của người dân miền Bắc không những
giúp lằm mất đu mùi tanh của thức ăn mà cịn làm tăng thêm hương vị của các
món ăn. Các loại gia vị trong ẩm thực miền Bắc rất phong phú và riêng biệt
trong từng món ăn, bao gồm nhiều loại rau thơm như: tía tơ, húng quế, ngò
gai,... tạo nên những hương thơm đặc trưng trong từng loại thức ăn.
2.1.2. Phong cách ăn uống của người Hà Nội
Lựa chọn món ăn, đồ uống:
- Người Hà Nội thường chọn món ăn theo mùa.
- Bữa cơm thường ngày thường có món mặn, bát canh, đĩa rau,...
- Chọn món trong bữa cơm khách: tùy vào điều kiện kinh tế và đối
tượng được mời.
- Chọn món trong ngày lễ, Tết: theo tập tục, đảm bảo dinh dưỡng,...
12


- Đồ uống ngoài bữa ăn cũng rất phong phú
- Chọn đồ uống cũng theo hoàn cảnh cụ thể
Chế biến món ăn, đồ uống:
- Rất chú trọng dùng đúng nguyên liệu, coi trọng gia vị.
- Các khâu trong quy trình chế biến món ăn rất được coi trọng.
- Sử hoa quả làm nước uống
- Chế biến trà ướp sen, nhài...
Trình bày món ăn, đồ uống:
- Món ăn được để vào bát, đĩa phù hợp.
- Bày món ăn chỉ để vừa phải, tạo cảm giác ngon mắt, ngon miệng.
- Món ăn thường được trang trí cùng các phụ liệu.
- Tùy từng loại đồ uống mà sử dụng cốc, tách phù hợp,...
Thưởng thức món ăn, đồ uống:

- Cảm nhận sự hấp dẫn của món ăn bằng thị giác, khứu giác rồi đến vị
giác và cả thính giác.
- Ăn uống đi liền với cảm nhận rồi cả ngẫm nghĩ,...
- Việc kết hợp thưởng thức các món ăn cũng là đặc trưng riêng,...
- Nói lời mời trước khi ăn và sau khi kết thúc buổi ăn, khi ăn nhẹ
nhàng, tế nhị.
- Khi ăn nên tránh làm phiền người xung quanh.
2.1.3. Những món ăn đặc trưng
Phở Hà Nội: Phở khơng cịn là món ăn nổi tiếng riêng của Việt Nam
nữa mà hương vị của nó đã chinh phục được những người yêu ẩm thực trên
toàn thế giới. Phở Hà Nội – một thương hiệu khi người ta nhắc đến miền Bắc.
Cốm làng Vòng: Nhắc đến cốm Vòng là thứ cốm dẹt, màu xanh non
làm từ nếp cái hoa vàng vừa qua kỳ đổ sữa. Cốm được gói vào lá sen già ấp ủ
hương sen tinh khiết hoặc lá khoai rát xanh non và buộc bằng sợi rơm vàng.
Bún thang: Bún thang là món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật ẩm thực Hà
Nội. Người ta nói rằng các món ăn Hà Nội rất cầy kỳ, tinh tế, điều đó cũng

13


đúng với món bún thang. Ai đã ăn món này một lần thì dù đi đâu, làm gì cũng
nhớ về quê hương với món bún đậm đà dân tộc.
Bánh cuốn Thanh Trì: Nhắc đến các món ăn làm từ lúa gạo ngon dã tồn
tại từ bao đời nay của người dân đất Hà Thành sẽ là một thiếu sót lớn nếu
khơng nhắc đến bánh cuốn Thanh Trì.
Bún chả: Nếu nói đến đặc sản Hà Nội thì chắc chắn khơng thể bỏ qua
bún chả. Phải nói chân thực một điều rằng, món ăn này được biết tới và nổi
tiếng khắp thế giới từ sau khi tổng thống Obama sang thăm Việt Nam và
thưởng thức món bún chả.
2.2 Ẩm thực miền Trung

Trên suốt dọc mảnh đất hình chữ S Việt Nam chúng ta, sự phân hóa ba
miền Bắc – Trung – Nam với những sự giao thoa văn hóa có nét tương đồng
nhưng cũng có sự khác biệt trong các nghi thức văn hóa cũng chính là điểm
thú vị thu hút các du khách nước người. Và nền tảng ẩm thực luôn là điều mà
mọi người dành khá nhiều sự quan tâm khi tới với đất nước Việt Nam tươi
đẹp này. Nếu miền Bắc với thủ phủ Hà Nội đậm chất truyền thống cùng nền
văn hóa lâu đời thể hiện qua những món ăn đơn giản, tinh tế và có phần đậm
đà, miền Nam với đất Sài Gòn hay còn gọi là Thành phố Hồ Chí Minh-ngày
nay, lại lưu giữ những chất sầm uất, nhộn nhịp với đa dạng các nền văn hóa
và các món ăn đa phong cách có vị ngọt, chua và hơi cay một chút, thì chúng
ta khơng thể bỏ qua mảnh đất nặng chữ “tình”, với lịch sử lâu đời cùng các
nét cổ kính nhưng khơng kém phần “cung đình” , đó là xứ sở miền Trung
cùng nền ẩm thực vô cùng thú vị.
2.2.1 Đặc điểm chung
Trải dài từ Bắc vào Nam thì vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, khí
hậu, địa hình dần dần có sự chuyển biến khác biệt, cũng vì vậy cách chế biến,
cách thưởng thức và các nguyên liệu, cũng như đặc sản mỗi vùng lại khác
nhau. Khơng có vùng nào trùng với vùng nào, cũng chỉ có thể tìm thấy những
hương vị này ở những vị trí địa lý khác, điều đó cũng vơ tình tạo nên sự đa
dạng của ẩm thực miền Trung. Với địa hình trải dài và hẹp, khí hậu đặc trưng
14


là cận nhiệt đới, thời tiết khắc nghiệt quanh năm, phải hứng chịu nhiều thiên
tai, lũ lụt, cũng vì thế, người dân ở đây cũng cần cù lam lũ hơn, món ăn cũng
chú trọng đi vào chiều sâu vào hương vị hơn, không quá cầu kỳ hay phô
trương, đây cũng là điểm khiến cho nền ẩm thực của người dân miền Trung
cũng mang hương vị rất độc đáo, rất riêng biệt.
Chính vì các yếu tố vị trí, cũng như dân cư mà ẩm thực miền Trung
được chia thành hai đặc trưng chính: là ẩm thực vùng Bắc Trung Bộ và ẩm

thực vùng Nam Trung Bộ.
Đối với vùng Bắc Trung bộ, đây là vùng có địa hình trải dài từ Nam
Ninh Bình đến phía Bắc đèo Hải Vân, là nơi cư trú của hơn 25 dân tộc khác
nhau và có khí hậu khác biệt hoàn toàn với vùng Nam Trung bộ. Ẩm thực của
vùng Bắc Trung bộ có nhiều món ăn chua hơn miền Bắc, món ăn cũng cay và
đậm vị hơn, màu sắc món ăn cũng rất phong phú, rực rỡ, sắc đỏ và đỏ sẫm là
màu sắc thường gặp nhất trong các món ăn. Nổi bật nhất trong vùng duyên
hải Bắc Trung bộ là thức ăn xứ Nghệ, xứ Thanh và xứ Huế.
Nhắc đến ẩm thực xứ Nghệ, món ăn khơng thể khơng thể nhắc đến
chính là miến lươn/ cháo lươn/ súp lươn, vừa là đặc sản mà cũng là niềm tự
hào của người dân ở đây; lươn được nấu phải là lươn đồng, thịt săn, người ta
rọc thịt lươn bằng cật tre chứ không dùng dao để mổ, thịt lươn nấu ra vừa
mềm, vừa ngọt, không quá dai mà cũng khơng q nhão. Bên cạnh đó, Tương
Nam Đàn cũng được xem là đặc sản nơi đây. Hầu như các gia đình xứ Nghệ
đều dùng tương để chấm thay vì nước mắm, bát nước tương trở thành hương
vị gia đình ấm cúng của người dân.
Là vùng địa đầu của miền Trung, ẩm thực xứ Thanh là sự pha trộn giữa
sự tinh tế của miền Bắc và hương vị đậm đà của ẩm thực miền Trung. Đặc
biệt, là món nem chua Thanh Hóa khơng ai là khơng biết đến. Và mắm cáy
cũng là một trải nghiệm độc đáo khi thưởng thức ẩm thực ở vùng đất “Tam
vương, nhị chúa”, với mùi vị bình dị, dân dã nhưng món ăn này lại có thể
khiến những người từng nếm thử nhung nhớ khó quên.

15


Nói đến ẩm thực miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung, có thể
nói văn hóa ẩm thực xứ Huế là một màu sắc lâu đời về ẩm thực của Việt Nam
bởi vị ngon khó quên của nó. Món ăn Huế có hương vị đậm đà và rất rõ ràng,
đầy đủ hương vị, từ chua, cay, mặn, ngọt đến đắng, cay, béo, bùi, tuy mang

đầy đủ hương vị nhưng khi nấu, vị nào đều ra vị nấu, khi ăn có thể cảm nhận
rõ ràng. Đặc biệt, người Huế nấu ăn khá đậm vị và rất chuộng ăn cay.
Tiếp đến, là ẩm thực miền Trung – vùng Nam Trung Bộ. Mang đậm
bản sắc của vùng biển, vùng đất Nam Trung bộ là vùng đất của các món ăn
được chế biến từ hải sản. Những món ăn ở đồng bằng Nam Trung bộ chinh
phục thực khách bởi hương vị ngọt mát từ biển với cách chế biến đa dạng. Từ
nam đèo Hải Vân xi về dọc phía Nam, qua mỗi tỉnh văn hóa ẩm thực lại có
phân hóa rõ rệt.
Bên cạnh đó thì ẩm thực miền Trung cịn được biết đến với vùng đất
Tây Nguyên. Nổi tiếng là vùng đất đỏ bazan, ngồi thiên nhiên hùng vĩ, món
ăn của Tây Ngun còn gây ấn tượng với những người đến thăm bằng hương
vị núi rừng khơng đâu có được. Được biết đến như rượu cần, gỏi lá, cơm
lam, ...
Về hương vị, người miền Trung hầu hết đều thích vị cay và mặn. Họ
cũng thích vị ngọt nhưng ngọt vừa phải. Nói một cách khác là, dù món ăn có
đơn giản thì cũng phải đậm đà, bởi người miền Trung quan niệm rằng món ăn
phải đậm đà thì mới ngon. Chính vì vậy, mà ớt được người dân nơi đây xem
như là linh hồn của các món ăn, dù là món ăn cao lương mỹ vị hay món ăn
dân dã đời thường, một khi đã thưởng thức thì đều khơng thể thiếu cái vị cay
rất đặc biệt của ớt. Ớt được coi là vị nhạc trưởng trong chế biến món ăn, đặc
biệt là món cay từ bát Bún Bị, Cơm Hến cho đến các món điểm tâm sáng
cũng như các loại nước chấm… tất cả đều phải cay.
Có thể nói ẩm thực miền Trung tuy thô mộc nhưng tinh tế. Tuy vị đậm
đà nhưng cách chế biến, tẩm ướp lại rất đơn giản, khơng hề cầu kỳ với những
gia vị bình thường trong bếp nhà nào cũng có như muối, tiêu, đường, ớt…
2.2.2 Ẩm thực xứ Huế - cái nôi của ẩm thực miền Trung
16


Nếu như bạn đã biết đến các hàng ăn ở các con phố cổ nằm giữa lòng

Hà Nội hay các khu vực sầm uất với đa dạng các món ăn đến từ nhiều quốc
gia ở trong lòng Sài Gòn hoạt náo và tấp nấp thì chắc chắn bạn khơng thể
khơng biết đến cái tên “xứ Huế” là nơi sinh ra cái nền ẩm thực của miền
Trung. Lưu giữ trong mình những bản sắc, văn hóa đặc trưng nơi đây với lịch
sử hình thành và nghìn năm văn hóa. "Ẩm thực xứ Huế” vừa là đại diện vừa
là niềm tự hào cho khơng chỉ người dân miền Trung nói riêng mà cịn là cả
đất nước Việt Nam nói chung.
Có thể nói , lịch sử là cốt lõi, là nền tảng, là yếu tố để hình thành nên
mọi nét đẹp trong con người, văn hóa, lễ hội hay món ăn. Với các món ăn
Huế, thì điều làm cho cái nét đẹp này ngày càng được gìn giữ và tơn vinh
cũng như làm cho nó được lan truyền đời đời và góp phần tăng thêm bề nổi
cho nó chính là cái cốt lịch sử hình thành nên nền văn hóa của tỉnh Thừa
Thiên Huế. Bởi lịch sử ăn sâu vào văn hóa, văn hóa nằm tronng giá trị ẩm
thực và ẩm thực là mục tiêu mà con người tìm hiểu và nghiên cứu về nó.
Văn hóa Huế là hội tụ và chịu liên quan của nhiều luồng văn hóa đến từ
những cộng đồng dân cư khác nhau:
+ Những cuộc di dân vào Huế của khối cộng đồng Việt Mường để mở
cõi phương Nam.
+ Nền văn hóa phương Nam tuy đến chậm hơn tuy nhiên cũng đã có
gây ảnh hưởng đến văn hóa Huế.
+ Ngồi ra, chính nơi này cũng đã từng có cộng đồng cư dân Chămpa
sinh sống, và đã lưu lại sau ngày Chế Mân dâng đất.
Và những đặc thù của lịch sử Huế, đặc biệt kể từ khi Huế là kinh đô, là
nơi sống của tầng lớp đế vương, nơi hội tụ của những tao nhân mặc khách,
công hầu khanh tướng…nên miếng ăn, thức uống theo lệ “ phú quý sinh lễ
nghĩa” đã liên quan lớn đến ẩm thực Huế. Và ảnh hưởng từ tư tưởng Nho
giáo, quan niệm “tam tòng tứ đức” là một chuẩn mực của người phụ nữ Huế
xưa. Huế có truyền thống từ bao đời nay là “mẹ dạy con, bà dạy cháu, chị dạy
em”. Các thiếu nữ quyền quý trước khi xuất giá phải được mẹ rèn dạy” Công
17



Dung Ngôn Hạnh”. Chữ “Công” hàng đầu, mặc dù nhà giàu có, nhiều người
giúp việc thì các cơ gái vẫn phải tập đi chợ, nấu ăn hàng ngày.
Người dân Huế vốn nổi tiếng thanh lịch, có lẽ vì thế mà họ tỏ ra rất
sành điệu trong việc ăn uống, không chỉ trong khâu chọn nguyên liệu mà còn
cầu kỳ từ việc chế biến cho đến cách bày biện trang trí và thưởng thức. Mỗi
món ăn đều được người dân nơi đây nâng lên thành một tác phẩm nghệ thuật
nổi tiếng và quyến rũ kể cả về hình thức lẫn hương vị. Những món ăn Huế dù
là cao lương mỹ vị hay dân dã đơn sơ, đều làm cho bất cứ ai nếu đã một lần
nếm qua đều phải xuýt xoa khen ngợi, để rồi lưu luyến mãi cái hương vị khó
quên ấy. Có thể kể đến những món ăn làm nên tên tuổi của ẩm thực Huế như:
bún bò Huế, nem lụi Huế, cơm hến, bún thịt nướng, bánh Huế,..
Ẩm thực Huế kết hợp hai yếu tố tinh tế cao q của món ăn cung đình
và dân gian đậm vị.
Ẩm thực Huế là một nét khác biệt trong nền ẩm thực đồ sộ Việt Nam,
nó có thể chia ra làm hai khía cạnh khác nhau là cung đình và dân gian. Đối
với ẩm thực cung đình Huế được nhiều người biết đến không chỉ ở cách chế
biến, nấu ăn mà ở cách trình bày, trang trí món ăn thật sự ấn tượng.
Vốn là nơi sinh sống của hoàng tộc và rất nhiều công hầu, khanh tước,
… nên miếng ăn, thức uống theo lệ “phú quý sinh lễ nghĩa” có liên quan rất
lớn đến nền ẩm thực xứ Huế. Văn hóa ẩm thực này khơng chỉ ảnh hưởng đến
tầng lớp hồng gia và quý tộc, mà đã ảnh hưởng đến cả tầng lớp thường dân ở
đây. Ẩm thực cung đình chính là ẩm thực dân gian được nâng cao, sau đó lại
quay về ảnh hưởng đến ẩm thực dân gian. Ẩm thực cung đình chính là những
món ăn ngự thiện được dâng cho vua chúa và có khá nhiều các luật lệ, nghi
thức từ việc cung ứng thực phẩm, chế biến, phục vụ, các kiểu mâm bàn, chén
bát, đũa, chế độ ăn uống của vua: Điểm tâm sáng 12 món ; Ăn trưa 50 món
mặn và 16 món ngọt trong đó phải có một vài món thuộc bát trân. Từng món
được múc ra tô, đĩa rồi đặt trong các hộp gỗ sơn son thiếp vàng. .. Những món

ăn này đều là cao lương mỹ vị, được chế biến công phu, đáp ứng đủ điều kiện
được trình bày đẹp mắt, hương vị thơm tho, tinh khiết lại rất bổ dưỡng, đây
18


chính là ăn bằng mắt, bằng mũi và bằng tai trước khi ăn bằng miệng trong ẩm
thực cung đình Huế.
Ẩm thực ngự thiện tiêu biểu nhất chính là bát trân - 8 món ăn quý hiếm
cho giới vua quan, bao gồm nem công, chả phượng, da tây ngưu, bàn tay gấu,
gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi và yến sào. Đây là 8 món ăn q nhất,
nhưng khơng phải lúc nào cũng có trong thực đơn. Các món chè ngọt thanh
bổ dưỡng, có thể kể đến như chè yến, chè long nhãn,… cũng là ngự món ăn
cung đình nổi tiếng. Đứng đầu trong nhóm bát trân là món “nem cơng”- là
món ăn q hiếm chỉ dành cho người quyền cao chức trọng là vua, quan trong
cung. Nem công từ thịt đùi công được giã mịn phối hợp với các gia vị nóng
tỏi, tiêu, riềng,… Sau đó, món ăn được để lên men vi sinh và tự chin chứ
không qua nấu trên bếp lửa.Gắn với nem cơng, thì khơng thể không nhắc chả
phượng, đã quá quen thuộc khi nhắc tới món ăn sang trọng bậc nhất. Thịt
phượng được giã mịn, nêm lại gia vị, gói vào lá chuối rồi đem hấp chin. Cũng
giống như món chim cơng, thịt chim phụng vừa chứa nhiều dinh dương và
bảo vệ sức khỏe cho vua và tầng lớp q tộc.
Ẩm thực cung đình Huế có khá nhiều luật lệ, nghi thức, từ việc cung
ứng thực phẩm, chế biến, cách phục vụ, các kiểu mâm bàn , chén bát, đũa
theo từng vị trí, từng buổi tiệc. Có thể nói ẩm thực ngự thiện là đỉnh cao của
nghệ thuật ẩm thực Việt bởi sự tinh túy, cầu kỳ, trang nhã và thanh cao, đầy
sức cuốn hút của nó.
Nếu “cung đình Huế”, chính là cái vẻ cao sang, thanh nhã,cốt cách của
ẩm thực Huế khi chỉ được dùng cho các bậc vua chúa, quan thần trong triều
với chức tước cao sang, gấm vóc lụa là thưởng thức thì với người dân nơi đây
“ẩm thực dân gian Huế” lại chính là sự bình dị và quen thuộc ngày nào với

các món ăn đến từ hến, các loại bánh: bánh bèo, cuốn, bánh bột lọc, bánh ram
ít,… hay các món chè rất dễ ăn nhưng lại thật khó quên như chè hạt sen bọc
nhãn lồng, xanh đánh, đậu ván,... cũng khiến bao người mê mệt. Những món
ăn đó hết sức “dân dã”, đều từ các nguyên liệu dễ tìm và không phải đắt đỏ,

19


tuy nhiên dưới những bàn tay khéo léo của người Huế, những món ăn dân dã
đều rất có hồn và làm nên món ăn khác biệt với các địa danh khác.
Và vốn là vùng đất của Phật Giáo, ẩm thực chay ở Huế cũng rất đa
dạng với hương vị đậm đà. Từ truyền thống ăn chay vào mỗi ngày đầu và
ngày giữa tháng, ẩm thực chay ở Huế đã phát triển rất mạnh với nhiều món ăn
độc đáo. Ẩm thực chay ở Huế chính là món ăn song hành, vừa thanh đạm, dễ
tiêu nhưng hương vị vẫn rất lôi cuốn.
Kết hợp hoàn hảo của dân dã và nét tinh tế của cung đình, ngày nay đối
với bất cứ món Huế nào, người Huế cũng bỏ ra rất nhiều công sức, cầu kì
trong cách chế biến và thể hiện. Với người Huế, chế biến món ăn cũng giống
như một bộ mơn nghệ thuật. Chính vì thế mà từ khâu chọn ngun liệu, đến
sơ chế, chế biến và trang trí món ăn, tất cả đều là một q trình cơng phu của
người nấu. Sự hoà hợp giữa các yếu tố như mùi vị, màu sắc,… của món ăn
ln được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Đó là lí do vì sao ẩm thực Huế mang
một nét đặc trưng rất riêng, không lẫn vào đâu được.
*Ẩm thực thưởng thức bằng khứu giác, thính giác và… cả thị giác
- Đừng bất ngờ khi đến Huế, được mọi người khuyên rằng, hãy thưởng
thức món ăn bằng “ngũ quan”. Đó là khơng chỉ “ăn” bằng miệng đơn thuần,
mà còn phải thưởng thức bằng mắt, tận hưởng những âm thanh hấp dẫn vang
lên bên tai, và sau cùng là cảm giác thèm, muốn ăn ngay lập tức. Cũng chính
cách thưởng thức độc đáo này mà ẩm thực Huế đã vượt xa một nhu cầu cuộc
sống bình thường, mà trở thành một nét văn hố, một bộ mơn nghệ thuật đích

thực.
- Người Huế tỏ ra sành điệu trong ăn uống, mỗi món ăn được nâng lên
như tầm một tác phẩm nghệ thuật. Những món ăn Huế dù theo cách nấu cung
đình hay dân dã, đều làm cho ai đã từng nếm qua đều xuýt xoa khen ngon và
lưu luyến cái vị khó qn ấy. Món ngon Huế khơng chỉ ăn bằng miệng, mà
trước hết phải thích nhìn bằng mắt, mũi ngửi thấy thơm, cảm giác thấy thèm,
tai nghe những âm thanh gây cuốn hút, tò mò, tức là ăn bằng ngũ quan. Sự hài

20


hòa về màu sắc, hương vị, hài hòa về âm - dương, nóng - lạnh, hài hịa trong
bố cục chén, đũa, bát, dĩa... hài hòa như tự nhiên, thiên nhiên, chính là văn
hóa ẩm thực Huế.
2.2.3 Các món ăn đặc trưng
Bánh căn
Những chiếc bánh căn Việt Nam được làm bằng bột gạo. Chúng được
chế biến trên các vỉ nướng ngoài trời được trang bị khuôn bánh căn bằng đất
nung chuyên dụng. Hỗn hợp được đổ vào khn, sau đó đổ bánh tơm và hành
lá, có thể thay bằng nhân thịt lợn hoặc trứng cút tùy ý.
Bánh căn là món ăn miền Trung thường được ăn kèm với nước mắm và
các loại rau thơm. Không rõ loại bánh này xuất hiện lần đầu tiên từ khi nào,
nhưng nguồn gốc của chúng được cho là từ tỉnh Ninh Thuận, mặc dù nó được
phổ biến và có thể tìm ăn khắp Nam Trung Bộ.

Cao lầu
Cao lầu  là một món ăn đặc trưng của Hội An bao gồm mì được làm
từ gạo tươi kết hợp cùng với sủi cảo. Một bát cao lầu còn có  thịt heo
quay  thái mỏng (xá xíu),  rau xanh , giá đỗ , và một ít nước kho đậm đà.  
Bún cá Nha Trang

Bún cá Nha Trang là một trong những món ăn đặc sản miền Trung rất
hấp dẫn. Bún cá được lựa chọn từ những con cá tươi ngon nhất, có thể là cá
bị, cá ngừ hoặc cá bè chứ khơng cố định loại cá nào. Sau đó, chúng sẽ được
lọc sạch xương, làm nhuyễn để nấu nước lèo. Tô bún cá Nha Trang có vị ngọt
thanh và chút mặn mòi từ cá biển. Sợi bún nhỏ, mềm, thấm đẫm nước lèo.
Khi ăn, chủ quán sẽ cho thêm chả cá hoặc chút sứa.
Nem nướng

21


Một món ăn đặc trưng của miền Trung. Nem nướng ở đây được làm từ
thịt heo sạch, thêm gia vị đậm đà và nướng trên những bếp than đỏ hồng để
nem có mùi thơm khi chín. Một phần nem sẽ có đầy đủ nem nướng, bánh
tráng cuốn, chả ram giịn cùng rau sống ăn kèm, thêm một bát nước chấm làm
từ mắm nêm và đậu phộng giã nhuyễn. 
Mì Quảng
Mì Quảng là món ăn khơng cịn xa lạ với nhiều người, nhưng để
thưởng thức đúng hương vị, bạn cần đến với vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng.
Du khách sẽ dễ dàng bắt gặp mì Quảng ở bất cứ nơi nào, từ các khu chợ dân
đã đến những nhà hàng cao cấp.
Tơ mì Quảng đầy ắp tơm, thịt heo, thịt gà xé nhỏ, thêm chút bùi béo
của đậu phộng, nước lèo đậm vị, ăn cùng rau sống như xà lách, húng, diếp cá
và bánh đa vừng, càng làm tôn lên nét đặc trưng ẩm thực miền Trung của tơ
mì Quảng trứ danh.

Bánh ướt Huế
Đặc sản miền Trung được làm từ bột gạo trắng mịn kết hợp với bột sắn
tạo độ dai mềm cho vỏ bánh. Bánh ướt thường được ăn nóng. Khi khách đến
quán, đầu bếp mới bắt đầu tráng bánh, thêm chút mỡ hành, hành phi là đủ.

Bánh ướt Huế ăn kèm với thịt heo nướng chín hồng hoặc được quay giịn
rụm. Quan trọng nhất của món bánh ướt là nước mắm. Mắm được pha tỏi, ớt,
thêm đường và chanh để tạo độ sánh.
Bún bò Huế
Nước dùng của bún bò được làm từ xương hầm với vị đậm đà, mặn mà
của mắm ruốc và cay nồng từ sả. Bún bò Huế ăn nóng là ngon nhất, kèm thêm
rau sống như bắp chuối, giá, rau muống. Mỗi tô bún được thêm một khoanh
giò heo mềm dai, béo ngậy cùng miếng chả Huế sần sật.

22


Cơm hến
Món ngon miền Trung này rất phù hợp với những ai thích ăn cay. Hến
sau khi đánh bắt sẽ được rửa sạch bằng nước sâm trước khi luộc. Hến được
xào với các gia vị có độ cay nồng, tê đầu lưỡi. Khi ăn, cơm hến được bỏ thêm
các topping như xồi, khế chua, tóp mỡ, đậu phộng…
Súp lươn
Tuy là món ăn dân dã nhưng lại được nhiều thực khách yêu thích. Dù
ra đời sau cháo lươn và miến lươn nhưng súp lươn lại có sự cuốn hút đến từ
những miếng thịt lươn dai, ngọt, được tẩm ướp đậm đà, ăn cùng nước dùng
béo ngậy, dậy mùi thơm của ớt, tiêu.
Bánh xèo
Có thể nói, bánh xèo là đặc sản 3 miền Bắc Trung Nam nhưng ở Quảng
Bình, bánh xèo lại mang hương vị độc đáo hơn cả. Món bánh này được làm từ
bột gạo lứt, sau đó trộn cùng với hành hẹ để tạo sự khác biệt. Nếu như các
bánh xèo khác đều có nhân tơm thịt ở bên trong thì   bánh xèo Quảng
Bình ngược lại, khơng có bất cứ một loại nhân gì. Thay vào đó, bánh xèo
được ăn cùng rau sống, chấm mắm pha tỏi, ớt, chanh, đường. Ở một vài nơi,
người ta ăn chung với rau nộm và cá chuối.

Kẹo cu đơ
Đây còn là đặc sản miền Trung nổi tiếng, là món ăn tuổi thơ của rất
nhiều đứa trẻ. Kẹo cu đơ Hà Tĩnh gồm nhiều lớp gồm bánh đa, mạch nha,
lạc, mật mía. Khi ăn, kẹo có vị thơm nồng của gừng, vị giòn của bánh đa, vị
dai của lớp mật mía, rất thú vị. Thức quà này thường được nhấm nháp cùng
tách trà xanh nóng hổi. 
2.3.Ẩm thực miền nam
2.3.1.Đặc điểm chung
Phong cách ẩm thực “mùa nào thức nấy”
Ở Nam Bộ nơi đâu cũng là những con sông đầy ắp phù sa, những kênh,
rạch chằng chịt, không mùa nào khơng thiếu tơm, cá, cua và nhiều lồi thủy

23


×