Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

TIỂU LUẬN xã hội học PHÁP LUẬT đề tài xã hội học vi phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.27 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
=====  =====

HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

Đề tài : Xã hội học vi phạm pháp luật
Giảng viên:TS. Phạm Thị Duyên Thảo
TS. Phan Thị Lan Phương

Nhóm 3

Hà Nội, tháng 10/2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM
STT

HỌ VÀ TÊN

MSV

1

Vũ Bích Phượng

18061142

2

Nguyễn Diệu Linh



18061288

3

Diệp Thị Linh

17060190

4

Vũ Thị Thúy Hậu

18061095

5

Nguyễn Thị Mỹ Anh

18061294

6

Trần Lê Linh Chi

18061034

7

Trịnh Ngọc Linh


18061163

8

Nguyễn Thanh Tùng

17032347

9

Trần Phương Thảo

19061347

10

Nguyễn Thị Như Ý

18061099

11

Nguyễn Cơng Hân

17032307

12

Hồng Khánh Ly


18061214

13

Nguyễn Quốc Hưng

17032307

14

Lê Đức Hải

18061330

15

Nguyễn Ngọc Vân Anh

18061197

16

Nguyễn Lan Hương

18061059

17

Nguyễn Duy Sơn


17030883

18

Hoàng Phương Nhung

17030878

19

Nguyễn Quang Trung

18061179

20

Phạm Bình Nguyên

19061257


21

Nguyễn Thị Ngọc Bích

17031839

22


Nguyễn Thị Trang Nhung

19061272

23

Nguyễn Thành An

19061003

24

Bùi Hương Giang

20061068

25

Vàng Thị Yến Duyên

18061321

26

Nguyễn Phương Thuý

19061364


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
NỘI DUNG .............................................................................................................. 2
I. Tổng quan chung về xã hội học vi phạm pháp luật .....................................2
1. Khái niệm xã hội học vi phạm pháp luật...................................................2
2. Các hợp phần cơ bản của xã hội học vi phạm pháp luật...........................3
2.1. Yếu tố nhân thân của người vi phạm.....................................................3
2.2. Chủ thể vi phạm pháp luật.....................................................................4
2.3. Khách thể của vi phạm pháp luật...........................................................4
2.4. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.....................................................4
2.5. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật..................................................5
2.6. Các cơ chế xã hội của hành vi vi phạm pháp luật..................................5
2.7. Các yếu tố xã hội tác động đến vi phạm pháp luật.................................7
II. Phương pháp nghiên cứu xã hội học vi phạm pháp luật ...........................7
1. Khái niệm phương pháp xã hội học pháp luật...........................................8
2. Các phương pháp nghiên cứu chung của xã hội học pháp luật.................8
3. Các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của xã hội học pháp luật.....9
3.1. Phương pháp phân tích tài liệu...............................................................9
3.2. Phương pháp quan sát..........................................................................10
3.3. Phương pháp phỏng vấn......................................................................12
3.4. Phương pháp Anket (sử dụng bảng hỏi)..............................................14
3.5. Phương pháp thực nghiệm...................................................................17
III. Nguyên nhân, điều kiện xã hội và các yếu tố tác động đến vi phạm pháp
luật ....................................................................................................................19
1. Nguyên nhân vi phạm pháp luật.............................................................19
1.1. Các nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội....................................19
1.2. Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật và thực tiễn công tác đấu tranh
phòng, chống vi phạm pháp luật hiện nay.........................................................20
1.3. Nguyên nhân do công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. 21
2. Các điều kiện xã hội của vi phạm pháp luật............................................23

2.1. Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người..................23
2.2. Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật..................................23
2.3. Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm


pháp lý..............................................................................................................23
2.4. Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể...........................24
2.5. Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ.........................................................................................................24
3. Các yếu tố tác động đến vi phạm pháp luật.............................................24
IV. Hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật ...........................................28
1. Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật.................................28
1.1. Biện pháp tiếp cận thông tin................................................................28
1.2. Biện pháp phịng ngừa xã hội..............................................................29
1.3. Biện pháp áp dụng hình phạt...............................................................29
1.4. Biện pháp tiếp cận y - sinh học.........................................................30
1.5. Biện pháp tiếp cận tổng hợp................................................................30
2. Hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật trong một số lĩnh vực.........31
2.1. Phòng chống các hành vi gây rối trật tự cơng cộng.............................31
2.2. Phịng chống vi phạm pháp luật về tham nhũng..................................33
2.3. Phòng chống vi phạm pháp luật ở lứa tuổi thanh thiếu niên................34
KẾT LUẬN ...........................................................................................................36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Xã hội học vi phạm pháp luật là một chuyên đề trong môn xã hội
học pháp luật. Hiện nay, các hành vi vi phạm pháp luật ngày càng diễn
ra phổ biến với những thủ đoạn tinh vi và mức độ nguy hiểm rất cao.
Vì vậy, việc nghiên cứu vi phạm pháp luật dưới góc độ xã hội học

ngày càng được quan tâm vì tính cấp bách cần thiết nghiên cứu khái
niệm, hợp thành của xã hội học vi phạm pháp luật, các nguyên nhân,
yếu tố tác động đến các hành vi vi phạm luật dưới lăng kính của xã hội
học. Mục đích là từ đó tìm ra các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp
luật hiệu quả giúp đời sống kinh tế xã hội ổn định và ngày càng phát
triển.


NỘI DUNG
I. Tổng quan chung về xã hội học vi phạm pháp luật
1. Khái niệm xã hội học vi phạm pháp luật
Đầu tiên chúng ta cùng làm rõ khái niệm vi phạm pháp luật là gì?
“Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật (hành động hoặc
không hành động), có lỗi của chủ thể có năng lực hành vi (năng lực
trách nhiệm pháp lý) thực hiện, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.” (Theo giáo trình “Lý luận Nhà nước và Pháp luật”
của Đại học Quốc Gia Hà Nội)
Đó là những hành vi như:
(i) Vi phạm pháp luật hình sự: bn bán ma túy, giết người,…
(ii) Vi phạm pháp luật hành chính: khơng đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông, trốn thuế,…
(iii) Vi phạm pháp luật dân sự: vi phạm về hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng

Tiếp cận với một khái niệm khác gần tương đồng với vi phạm
pháp luật là sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Trước hết chúng ta cùng đi tìm hiểu chuẩn mực pháp luật là gì.
Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước
ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội,
định hướng cho hành vi xử sự của các cá nhân và các nhóm xã hội.

Việc một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó thực hiện một hành vi xâm
hại tới các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật được xã hội
học pháp luật gọi là sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Vậy, sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay
một nhóm xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực
pháp luật (hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật). (Theo giáo trình “Xã
hội học pháp luật” của Đại học Luật Hà Nội)
Dưới góc độ luật học, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể
hiểu được là hành vi vi phạm pháp luật.
Dưới góc độ xã hội học pháp luật, hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật khơng hồn tồn đồng nhất với hành vi vi phạm pháp luật. Có
thể thấy được, dưới góc nhìn của luật pháp thì mọi hành vi sai lệch


chuẩn mực pháp luật đều là tiêu cực, là hành vi gây nguy hiểm cho xã
hội.
Tuy nhiên dưới góc nhìn của xã hội học pháp luật thì khơng phải
hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật nào cũng chỉ có mặt tiêu cực, mà
có những hành vi dù sai lệch chuẩn mực pháp luật nhưng lại có mặt tích
cực, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Ví dụ: Về hành vi sai lệch chuẩn mực là tích cực: Vào những năm
60 thế kỷ 20, bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc đã phá bỏ nguyên tắc sản xuất
tập trung để khoán sản xuất cho người nông dân, mặc dù vi phạm pháp
luật nhưng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn.
Vậy với những gì phân tích nêu trên, dưới cái nhìn của luật pháp
và xã hội học về khái niệm vi phạm pháp luật là có một điểm khơng
tương đồng đó là trong một vài trường hợp theo xã hội học thì hành vi
vi phạm pháp luật có tác động tích cực đến xã hội và thúc đẩy hoạt
động lập pháp phát triển cho phù hợp với thực tiễn hơn. Dưới lăng kính
của Xã hội học, nhóm xin phép đưa ra khái niệm về Xã hội học vi phạm

pháp luật:
Xã hội học vi phạm pháp luật là việc nghiên cứu, tiếp cận hành vi
vi phạm pháp luật dưới góc độ xã hội, xem xét các yếu tố xã hội tác
động đến vi phạm pháp luật, nguồn gốc phát sinh và lý giải về nguyên
nhân và cơ chế, điều kiện xã hội của vi phạm pháp luật để đưa ra
những biện pháp phòng ngừa tội phạm.
2. Các hợp phần cơ bản của xã hội học vi phạm pháp luật
2.1. Yếu tố nhân thân của người vi phạm
Nhân thân người phạm tội là toàn bộ các yếu tố về tự nhiên và xã hội có liên
quan đến người phạm tội, bao gồm: tuổi đời, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, trình
độ văn hóa, trình độ chun mơn, q trình cơng tác, thành tích, kỷ luật, lịch sử bản
thân, hồn cảnh gia đình … 
Yếu tố nhân thân được xem là quan trọng trong việc xét lý lịch tư pháp, và đặc
biệt là cơ sở để quyết định hình phạt, cho hưởng án treo, xóa án tích trong các vụ án
hình sự.
Có thể nói các yếu tố nhân thân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành
vi của con người, ảnh hưởng đến nhận thức của chủ thể. Việc các yếu tố
đánh giá nhân thân như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa,
trình độ giáo dục, hệ thống giá trị, thái độ, cách cư xử, … có ảnh hưởng


đến hành vi. Chính vì vậy, nói ngược lại khi đánh giá hành vi của một
chủ thể ta cũng cần xem xét đến các yếu tố nhân thân gây ra ảnh hưởng.
Ví dụ: Khi xem xét nhân thân người phạm tội của X cho thấy X
tuy chưa bị kết án, đã từng bị xử lý vi phạm hành chính vì có hành vi
gây rối trật tự cơng cộng, khơng có công ăn việc làm, ăn chơi, lêu
lổng...
Khi xem xét nhân thân người phạm tội của Y cho thấy Y cũng
chưa bị kết án, khơng có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào, có cơng
ăn, việc làm ổn định...

Cân nhắc nhân thân người phạm tội của X và của Y cho thấy nhân
thân của X xấu hơn nhân thân của Y; do đó, việc quyết định hình phạt
đối với X phải nặng hơn đối với Y, nếu các tình tiết khác của vụ án như
nhau.
2.2. Chủ thể vi phạm pháp luật
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực
trách nhiệm pháp lý trong việc thực hiện hành vi trái pháp luật.
2.3. Khách thể của vi phạm pháp luật
Là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ tránh khỏi mọi sự
xâm hại, nhưng đã bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến. Tính chất
của khách thể vi phạm pháp luật cũng là một trong những yếu tố cơ bản
để đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp luật.
Ví dụ: Hành vi trộm chiếc xe máy của anh A, đây là hành vi vi
phạm pháp luật, hành vi đó đã xâm hại tới khách thể (quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ) là quyền sở hữu tài sản của anh A. Trong ví dụ
này thì đối tượng của hành vi vi phạm pháp luật là chiếc xe gắn máy
của anh A.
2.4. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ở bên
trong của vi phạm pháp luật. Bao gồm:
(i) Lỗi của chủ thể vi phạm: là thái độ tâm lý của chủ thể vi phạm,
được phân loại thành 2 loại lỗi sau đây:
- Lỗi cố ý: bao gồm cố ý trực tiếp - là chủ thể vi phạm nhận thức
được tính chất nguy hiểm của hành vi của mình và nhận thấy trước
được khả năng hoặc tất yếu sẽ xảy ra hậu quả xấu do hành vi trái pháp


luật của mình và mong muốn cho hậu quả xấu đó xảy ra; Và cố ý gián
tiếp - là chủ thể nhìn thấy trước được tính chất nguy hiểm của hành vi
của mình, nhận thức trước được khả năng xảy ra hậu quả xấu do hành

vi trái pháp luật của mình, tuy khơng mong cho hậu quả xấu đó xảy ra
nhưng đã có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
- Lỗi vơ ý: bao gồm vơ ý do quá tự tin – thể hiện ở việc chủ thể
nhận thấy, nhìn thấy trước được khả năng sẽ xảy ra hậu quả xấu do
hành vi của mình, nhưng tin tưởng rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra, và
nếu xảy ra thì có thể ngăn chặn được; hoặc vơ ý do cẩu thả - thể hiện ở
việc chủ thể khơng nhìn thấy trước khả năng có hậu quả xấu xảy ra do
hành vi vi phạm của mình mà lẽ ra phải nhìn thấy trước trong điều kiện
cụ thể có thể nhìn thấy trước.
(ii) Động cơ của chủ thể vi phạm: Là động lực bên trong thúc đẩy
chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật .
(iii) Mục đích của chủ thể vi phạm: là kết quả trong ý thức mà chủ
thể vi phạm pháp luật đặt ra và mong muốn đạt được khi thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật. Chỉ những vi phạm pháp luật với lỗi cố ý trực tiếp
mới có yếu tố mục đích.
2.5. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là mặt biểu hiện ra bên
ngoài của hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khách quan của vi phạm pháp
luật bao gồm:
(i) Hành vi trái pháp luật: Bao gồm hành động – chủ thể có hành
vi thực hiện những hành động pháp luật cấm và không hành động – chủ
thể khơng làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
(ii) Sự thiệt hại cho xã hội: Dẫn đến các quan hệ được pháp luật
bảo vệ bị xâm phạm, gây ra thiệt hại về tài sản, sức khỏe, ...
(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu
quả của hành vi vi phạm pháp luật.
2.6. Các cơ chế xã hội của hành vi vi phạm pháp luật
Thứ nhất, sự không hiểu biết, hiểu biết khơng đúng, khơng chính
xác các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực pháp luật: Trong trường hợp
này, đa số các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật là do cá nhân,

nhóm xã hội thiếu thơng tin, kiến thức, hiểu biết về chuẩn mực pháp
luật, hoặc hiểu khơng đúng, khơng chính xác các quy tắc u cầu của


chuẩn mực pháp luật dẫn đến thực hiện những hành vi sai lệch chuẩn
mực pháp luật.
Ví dụ: Hành vi tháo bu lông, đường ray của tàu hỏa để bán là hành
vi phá hoại cơng trình quốc gia thì hầu hết là do thiếu hiểu biết pháp
luật. Giải pháp khắc phục: Các cơ quan chức năng cần phối hợp với các
phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật một cách sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân.
Thứ hai, tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực
pháp luật thiếu căn cứ logic và sử dụng các phán đoán phi logic: Khi
tham gia vào lĩnh vực cụ thể, do thói quen suy diễn sai, sử dụng các
phán đoán phi logic nên một số cá nhân nhầm lẫn; Hoặc cố ý áp dụng
chuẩn mực lĩnh vực pháp luật này vào chuẩn mực pháp luật lĩnh vực
khác, do đó đã vi phạm các chuẩn mực pháp luật đó.
Ví dụ: Pháp lệnh dân số 2003 quy định “vợ chồng có quyền quyết
định thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù
hợp …”, và vì lý do nào đó mãi đến 9 tháng sau Chính phủ mới ban
hành Nghị định hướng dẫn thi hành, vì Nghị định ra muộn nên trong 9
tháng đó quy định của Pháp lệnh bị hiểu nhầm, suy diễn thành Nhà
nước không hạn chế số con, và hệ quả là số người sinh con thứ 3 thứ 4
tăng vọt, vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
Giải pháp khắc phục: Khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật
cần cân nhắc sử dụng ngôn từ, thuật ngữ pháp lý, các quy phạm pháp
luật phải có bố cục chặt chẽ, rõ ràng và chính xác để tránh bị suy diễn
sai và áp dụng sai.
Thứ ba, việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của những
chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, khơng cịn phù hợp với PL

hiện hành: Là việc cá nhân, nhóm xã hội do khơng biết, hoặc biết
những vẫn cố tình thực hiện, áp dụng các chuẩn mực pháp luật đã lạc
hậu, lỗi thời, dẫn đến vi phạm chuẩn mực pháp luật hiện hành.
Ví dụ: những chuẩn mực từ thời phong kiến như trọng nam khinh
nữ vẫn được một bộ phận xã hội cố tình áp dụng, dẫn tới việc cố gắng
sinh bằng được con trai nên sinh vượt quá 2 con dẫn đến vi phạm pháp
luật dân số.
Giải pháp khắc phục: với những quy phạm pháp luật tỏ ra lỗi thời
lạc hậu, hoặc đã hết hiệu lực thì Nhà nước cần sớm thay đổi, bổ sung,
hoặc tuyên bố chấm dứt hiệu lực của chúng một cách kịp thời, nhằm


ngăn chặn, không tạo ra khe hở để kẻ xấu lợi dụng.
Thứ tư, cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi
sai lệch chuẩn mực pháp luật: Là việc những quan niệm từ thời phong
kiến, thực dân vẫn được một số cá nhân, nhóm xã hội áp dụng dẫn tới
vi phạm chuẩn mực pháp luật hiện hành.
Ví dụ: Như quan niệm “phép vua thua lệ làng” trong thời phong
kiến, nếu áp dụng vào thời nay rất có thể sẽ dẫn tới hành vi vi phạm
chuẩn mực pháp luật, như việc lệ làng quy định “phụ nữ không chồng
mà chửa” bị trừng phạt rất nghiêm khắc, bị sỉ nhục, nhưng trong thời
hiện nay nếu áp dụng như vậy sẽ bị coi là xúc phạm nhân phẩm người
khác, thậm chí bị khép tội Làm nhục người khác.
Giải pháp khắc phục: Nhà nước cần có biện pháp định hướng, giải thích, điều
chỉnh những quan niệm sai lệch để kịp thời ngăn chặn những hành vi phạm pháp.
Thứ năm, các khuyết tật về tâm sinh lý dẫn tới hành vi sai lệch
chuẩn mực PL. Có những cá nhân do dị tật bẩm sinh hoặc tai nạn mắc
phải khiến họ mang trên mình những khuyết tật nhất định về tâm sinh
lý (có thể khuyết tật về thể chất như mù, câm, điếc; hoặc khuyết tật về
trí lực như tâm thần, rối loạn, hoang tưởng, …) làm cá nhân đó bị mất

đi một phần hoặc toàn bộ khả năng nhận biết về các yêu cầu của chuẩn
mực pháp luật, dẫn đến vi phạm chuẩn mực pháp luật mà không biết
hoặc không thể kiềm chế, kiểm sát bản thân.
Ví dụ: người mắc bệnh mù màu khi tham gia giao thông sẽ không
phân biệt được đèn xanh, đèn đỏ rất dễ vi phạm luật giao thông. Hay
người mắc bệnh hoang tưởng lên máy bay, hét lên rằng “máy bay có
bom” gây ảnh hưởng đến an toàn bay.
Thứ sáu, cơ chế về mối liên hệ nhân quả giữa các hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật: Là trường hợp cá nhân đi từ việc thực hiện một
hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật này tới việc thực hiện một hành vi
sai lệch chuẩn mực pháp luật khác theo mối liên hệ nhân - quả mà
khơng biết, hoặc biết mà vẫn cố tình thực hiện. Trong đó hành vi sai
lệch thứ nhất được coi là nguyên nhân dẫn tới hành vi sai lệch thứ hai,
và từ hành vi sai lệch thứ hai lại có thể là nguyên nhân dẫn đến hành vi
sai lệch thứ ba, …
Ví dụ: Một thanh niên vượt đèn đỏ (hành vi sai lệch thứ nhất) bị
cảnh sát giao thông giữ lại, vì khơng muốn nộp phạt nên đã đưa tiền hối
lộ chiến sỹ cảnh sát giao thông (hành vi sai lệch thứ hai), bị chiến sỹ


cảnh sát giao thông từ chối nên đã quay sang xúc phạm, lăng mạ, hành
hung chiến sỹ cảnh sát giao thông (hành vi sai lệch thứ ba)
2.7. Các yếu tố xã hội tác động đến vi phạm pháp luật
(Phần này sẽ được làm rõ chi tiết trong phần II của bài Thuyết trình này)
Thứ nhất, hệ thống các giá trị. Giá trị ở đây phải kể đến hệ thống
các giá trị đạo đức. Giá trị đạo đức có tác động tích cực đến vi phạm
pháp luật - có thể ngăn chặn, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật của chủ
thể có ý định thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cũng như có thể tạo
ra cơ sở để hoàn lương đối với những người đã vi phạm pháp luật.
Thứ hai, sự rối loạn các thiết chế xã hội. Thiết chế xã hội là một

tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực, vai trị và nhóm vận động
xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội. Thiết chế xã hội là những
thành tố đặc thù đảm bảo tính kế thừa, tính ổn định tương đối của
những mối liên hệ trong khuôn khổ của một tổ chức xã hội nhất định.
Thiết chế xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh, điều hòa hành vi của
con người phù hợp với các chuẩn mực xã hội, ngăn chặn và kiểm soát
các hành vi sai lệch.
Thứ ba, sự biến đổi của các chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội
là những quy ước chung của cộng đồng hay trong một nhóm cụ thể, có
thể được cơng khai hoặc hiểu ngầm với nhau. Các chuẩn mực xã hội
này luôn biến động, vận động và thay đổi.
Thứ tư, sự thay đổi của các quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là quan
hệ giữa người với người trong quá trình cùng nhau hoạt động vật chất
và tinh thần. Pháp luật vừa phản ánh các quan hệ xã hội, vừa điều chỉnh
các quan hệ xã hội.
II. Phương pháp nghiên cứu xã hội học vi phạm pháp luật
Nhìn chung phương pháp nghiên cứu xã hội học vi phạm pháp
luật đều giống với phương pháp nghiên cứu xã hội học pháp luật mà lớp
đã được nghiên cứu ở những buổi học đầu tiên. Tuy nhiên tại sao cần
nghiên cứu vi phạm pháp luật dưới góc nhìn của xã hội học.
Bởi lẽ, xã hội luôn luôn vận hành và phát triển trước tiến trình xây
dựng, sửa đổi và bổ sung luật, nhận thức của nhà làm luật luôn tiến
triển chậm hơn sự phát triển của xã hội. Vì vậy, trong hoạt động lập
pháp, các nhà làm luật ln phải tiến hành phân tích, nghiên cứu sự tiến
triển của các hoạt động vi phạm pháp luật, mà một trong các cách thức


quan trọng để nghiên cứu vấn đề trên là dùng các phương pháp nghiên
cứu xã hội học vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Về quy định luật an tồn giao thơng, Nghị định

100/2019/NĐ-CP thay thế hoàn toàn Nghị định 46/2016/NĐ-CP và có
hiệu lực từ 1-1-2020: Vi phạm quy định về vượt đèn đỏ, đèn vàng phạt
3 - 5 triệu đồng (tước bằng 1 - 3 tháng), trong khi Nghị định
46/2016/NĐ-CP chỉ phạt 1,2 - 2 triệu đồng.
Đây là kết quả việc nghiên cứu các vi phạm pháp luật về an toàn
giao thông trong một thời gian dài, xét về mức độ nguy hiểm của hành
vi, tính răn đe về mức hình phạt khơng cịn phù hợp với hồn cảnh hiện
tại. Nhà làm luật sẽ dùng nhiều phương pháp để kết luận và đương
nhiên sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học vi phạm pháp
luật. Đây là ý nghĩa và mục đích trọng nhất của việc nghiên cứu các
phương pháp này.
1. Khái niệm phương pháp xã hội học pháp luật
Là cách thức tiếp cận có hệ thống, có tổ chức đến đối tượng
nghiên cứu nhằm đạt đến mục đích nghiên cứu.
2. Các phương pháp nghiên cứu chung của xã hội học pháp luật
2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
(i) Phân tích: là chia cái tồn bộ ra thành những bộ phận để đi sâu
nhận thức, nghiên cứu các bộ phận;
(ii) Tổng hợp: là liên kết, thống nhất các bộ phận đã được phân
tích lại nhằm nghiên cứu cái tồn bộ.
 Phân tích và tổng hợp là 2 phương pháp thống nhất với nhau,
không tách rời nhau.
2.2. Phương pháp quy nạp và diễn dịch
(i) Quy nạp: đi từ cái riêng đến cái chung.
(ii) Diễn dịch: đi từ cái chung đến cái riêng.
 Hai phương pháp này có mối liên hệ hữu cơ với nhau, làm tiền
đề cho nhau, cái này đòi hỏi cái kia và bổ sung cho cái kia.
2.3. Phương pháp lịch sử và logic
(i) Phương pháp lịch sử: phải nghiên cứu trong quá trình lịch sử
của sự vật hiện tượng, nắm được tồn bộ tính phong phú của nó.

(ii) Phương pháp logic: vạch ra bản chất, tính tất nhiên, tính quy
luật của sự vật hiện tượng.


 Hai phương pháp này thống nhất hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với
nhau.
Ngồi ra cịn có các phương pháp khác như phương pháp tiếp cận
hệ thống-cấu trúc, phương pháp mơ hình hóa, phương pháp so sánh, …
3. Các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của xã hội học pháp luật
3.1. Phương pháp phân tích tài liệu
3.1.1. Khái niệm phương pháp phân tích tài liệu
Theo Giáo trình Xã hội học pháp luật thì “Phương pháp phân tích
tài liệu là dựa vào các số liệu, tài liệu pháp luật, thông tin pháp lý hay
các kết quả nghiên cứu pháp luật có sẵn, nhà xã hội học pháp luật tiến
hành xem xét, nghiên cứu và phân tích chúng nhằm rút ra những thông
tin, kết luận mới phục vụ cho đề tài pháp luật cần nghiên cứu”. Để đạt
được hiệu quả, chất lượng cho kết quả nghiên cứu chúng ta cần chuẩn
bị nguồn tài liệu có giá trị, đảm bảo tính xác thực, độ tin cậy.
Ví dụ: Chúng ta muốn sử dụng phương pháp này để đánh giá thái
độ xã hội về vấn đề xử phạt hành vi vi phạm pháp luật “Làm lây lan
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” tại Điều 240 Bộ luật
Hình sự. Thì người nghiên cứu có thể dựa trên những bài báo được
đăng trên các nguồn chính thống từ đầu năm 2021 đến giữa năm 2021
có đề cập đến vấn đề này. Từ đó nghiên cứu và đưa ra kết luận.
3.1.2. Phân loại
Có hai phương pháp phân tích tài liệu chính:
(i) Phương pháp phân tích định tính: Là phương pháp mà chúng ta
sử dụng nhằm tìm hiểu các đặc điểm, tính chất xã hội của vấn đề pháp
luật đang nghiên cứu. Bằng cách đọc, rút ra những ý nghĩa, nội dung,
thơng tin có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu trong tài liệu pháp

luật chúng ta đang sử dụng.
(ii) Phương pháp phân tích định lượng: Là phương pháp mà chúng
ta sẽ phân tích các số liệu, chỉ báo, các nhóm dấu hiệu thu thập được từ
các cuộc khảo sát, điều tra xã hội học pháp luật nhằm tìm ra những mối
liên quan giữa các thơng số, các chỉ báo về pháp luật.
Ví dụ: Chúng ta sử dụng phương pháp phân tích định lượng để
nghiên cứu về vấn đề gia tăng tình hình tội phạm trong bối cảnh dịch
bệnh Covid-19 tại thành phố Hà Nội. Thì chúng ta sẽ căn cứ vào số liệu
vụ án đã được phát hiện, số tội phạm bị khởi tố trên địa bàn theo giai


đoạn từ năm 2020-2021 trên địa bàn thành phố. Từ đó phân tích và đưa
ra kết luận. Việc sử dụng những nguồn tài liệu này có độ chính xác cao,
thơng tin thu được nhiều, có thể so sánh được.
3.1.3. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp phân tích tài liệu
Ưu điểm: Có thể thấy được việc sử dụng tài liệu có sẵn ít tốn kém
về cơng sức, thời gian, kinh phí, khơng cần sử dụng nhiều người, nhanh
chóng, tiện lợi thông tin thu được nhiều, đa dạng, phong phú nên có thể
so sánh theo thời gian, sử dụng số liệu này có độ chính xác cao vì nó là
kết quả của các cuộc điều tra trước đã được công bố.
Nhược điểm: Tài liệu nhiều, phong phú nhưng ít được phân chia
theo dấu hiệu mà nhà nghiên cứu quan tâm vì thế khó tìm được ngun
nhân, mối quan hệ của các dấu hiệu. Số liệu thống kê chưa được phân
bổ theo các cấp, theo các loại mà nhà nghiên cứu quan tâm. Hơn nữa,
những tài liệu chuyên ngành đòi hỏi phải là những người có chun
mơn cao hoặc các chun gia và rất dễ bị chủ quan hóa.
3.2. Phương pháp quan sát
3.2.1. Khái niệm
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội
học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn, … để thu nhận

các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của
đề tài.
Theo giáo trình Đại học Luật Hà Nội: Phương pháp quan sát là
phương pháp sử dụng sự tri giác trực tiếp của nhà nghiên cứu đối với
những đặc điểm, dấu hiệu, biểu hiện bên ngoài hành vi, hoạt động ở
một trạng thái nhất định của đối tượng xã hội cần quan sát nhằm tìm
kiếm, thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho chủ đề nghiên cứu.
3.2.2. Đặc điểm
(i) Phụ thuộc mục đích nghiên cứu tương ứng với các nhiệm vụ đã
được xác định.
(ii) Phải được thực hiện theo một kế hoạch, cách thức đã được dự
kiến trước.
(iii) Tất cả các thông tin, tài liệu quan sát được ghi chép lại thành
biên bản hay nhật ký quan sát theo một hệ thống và trình tự nhất định.
(iv)Thông tin, kết quả thu được phải được kiểm tra, đánh giá về
tính trung thực và mức độ tin cậy của thông tin.


3.2.3. Phân loại
a. Chia theo cấp độ hình thức
(i) Quan sát có cơ cấu hóa: Là q trình quan sát mà nhà nghiên
cứu xác định được các yếu tố quan trọng nhất trong cuộc quan sát và
xây dựng một kế hoạch chi tiết để hướng sự quan sát vào đó.
(ii) Quan sát khơng cơ cấu hóa: Nhà nghiên cứu chỉ có một kế
hoạch chung trên nguyên tắc và tiến hành quan sát một cách tự do.
b. Chia theo vị trí của người quan sát
(i) Quan sát tham dự: Là hình thức quan sát, trong đó người quan
sát tham dự, thâm nhập vào môi trường xã hội, môi trường công tác,
trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động của khách thể ở một mức độ
nào đó, quan sát bên trong đối với đối tượng cần quan sát.

(ii) Quan sát không tham dự có nghĩa là nhà quan sát bên ngồi,
khơng trực tiếp tham gia mà chỉ đứng bên ngồi nhóm xã hội cần quan
sát.
c. Chia theo địa điểm và những điều kiện để tiến hành quan sát
(i) Quan sát hiện trường: Là cuộc quan sát được tiến hành trong
điều kiện tự nhiên, trong các sự kiện, tình huống thực tiễn xã hội.
(ii) Quan sát trong hội trường/ phịng thí nghiệm: Là kiểu quan sát
mà trong đó những điều kiện của mơi trường xung quanh và tình huống
cần quan sát do nhà nghiên cứu quy định.
Ví dụ 1: Để nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm, có thể sử dụng
phương pháp quan sát tham dự, trực tiếp thâm nhập, tham gia trực tiếp
vào trong các nhà tù, tiếp xúc trực tiếp với các phạm nhân để quan sát
một cách chính xác, chi tiết nhất đối với các phạm nhân này.
Ví dụ 2: Về tình hình vi phạm giao thơng, nên chọn một đội ngũ
có chun mơn trực tại những địa điểm chốt yếu thường xuyên xảy ra
các trường hợp vi phạm luật giao thơng để quan sát được chính xác tình
hình vi phạm luật giao thông của người dân.
3.2.4. Ưu điểm và nhược điểm
a. Ưu điểm
(i) Khi nghiên cứu đối tượng trong điều kiện hoạt động tự nhiên,
bình thường của nó, phương pháp quan sát cho phép ghi lại những biến
đổi khác nhau của đối tượng được nghiên cứu lúc nó xuất hiện, cho
phép nắm bắt đối tượng một cách trực tiếp, đầy đủ với những đặc điểm
và mối liên hệ có thực.


(ii) Giúp các nhà nghiên cứu trình bày tốt hơn các giả thuyết
nghiên cứu
(iii) Nắm được các thông tin quan trọng, hiểu rõ được đối tượng
một cách chi tiết, cụ thể hơn.

b. Nhược điểm
(i) Thông tin thu được cũng như phương hướng khai thác thơng
tin phụ thuộc vào lăng kính của người quan sát, khó tránh khỏi sự áp
đặt ý chí chủ quan của nhà quan sát lên đối tượng được quan sát.
(ii) Khó đánh giá được bản chất bên trong của vấn đề bởi phương
pháp quan sát chỉ thấy được những biểu hiện bên ngoài.
(iii) Tốn thời gian và chi phí.
3.3. Phương pháp phỏng vấn
3.3.1. Khái niệm
Phỏng vấn là cuộc nói chuyện được tiến hành theo một kế hoạch
nhất định thông qua cách thức hỏi - đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn
và người cung cấp thông tin (người được phỏng vấn) dựa theo một bảng
câu hỏi (phiếu điều tra được chuẩn bị trước), trong đó, người phỏng vấn
nêu lên các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng nghe ý kiến trả lời
và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra.
Bằng hình thức hỏi - đáp trực tiếp, nhà nghiên cứu có thể nắm bắt
được trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp xã hội, đánh
giá về ý thức pháp luật của họ, thu thập được những thông tin về quan
điểm, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của các cá nhân trước một vấn đề, sự
kiện pháp luật nhất định.
3.3.2. Phân loại
a. Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa và phỏng vấn khơng tiêu chuẩn hóa
(i) Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa là cuộc phỏng vấn diễn ra một cách
tự do theo một trình tự nhất định với cùng một nội dung được vạch sẵn
như nhau cho mọi người.
(ii) Phỏng vấn khơng tiêu chuẩn hóa là cuộc phỏng vấn diễn ra
một cách tự do theo một chủ đề được vạch sẵn.
b. Phỏng vấn thường và phỏng vấn sâu
(i) Phỏng vấn thường là cuộc phỏng vấn được thực hiện trên quy
mô rộng với nhiều loại đối tượng tham gia trả lời về những vấn đề

thông thường của đời sống pháp luật - xã hội.


(ii) Phỏng vấn sâu là cuộc phỏng vấn dùng để thu thập quan điểm,
ý kiến, đánh giá của các nhà khoa học, chuyên gia pháp luật về các sự
kiện, hiện tượng pháp luật...
c. Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm xã hội
(i) Phỏng vấn cá nhân là cuộc phỏng vấn diễn ra giữa hai người,
gồm người phỏng vấn và người được phỏng vấn nhằm thu thập ý kiến,
quan điểm của cá nhân người được phỏng vấn.
(ii) Phỏng vấn nhóm xã hội là cuộc phỏng vấn diễn ra giữa một
người hỏi và nhiều người cùng tham gia trả lời.
d. Phỏng vấn qua điện thoại: Là hình thức phỏng vấn được sử dụng trong các
trường hợp cần thu thập nhanh ý kiến của nhiều người về một vấn đề, sự kiện pháp
luật nào đó đang được dư luận xã hội quan tâm.
3.3.3. Trình tự dẫn dắt một cuộc phỏng vấn
Thứ nhất, thiết lập sự tiếp xúc bước đầu mà mục đích là tạo khơng
khí thân thiện, cởi mở cho cuộc phỏng vấn.
Thứ hai, tiếp tục củng cố cuộc tiếp xúc bằng những câu hỏi đầu
tiên theo kế hoạch phỏng vấn.
Thứ ba, chuyển qua các câu hỏi chính cần phỏng vấn.
Thứ tư, nhanh chóng thiết lập lại cuộc nói chuyện trong trường
hợp nó bị ngắt qng giữa chừng vì một lý do nào đó.
Thứ năm, kết thúc cuộc phỏng vấn.
3.3.4. Đánh giá về phương pháp phỏng vấn
a. Ưu điểm
(i) Phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản. Do
người phỏng vấn và đối tượng khảo sát tiếp xúc trực tiếp với nhau nên
phương pháp phỏng vấn cho phép thu thập được những thông tin về
thực tại cũng như các quan điểm cá nhân về một vấn đề, sự kiện pháp

luật, thơng tin về suy nghĩ, tình cảm pháp luật của đối tượng.
(ii) Các thông tin thu được bằng phương pháp phỏng vấn có chất
lượng cao vì tính chân thực và độ tin cậy của thơng tin có thể kiểm
nghiệm được trong quá trình thực hiện phỏng vấn.
b. Nhược điểm
(i) Phương pháp phỏng vấn đòi hỏi người phỏng vấn phải là
chuyên gia có kinh nghiệm và có trình độ cao về phương pháp, có kĩ
năng xử lý các tình huống thực tiễn, am hiểu lĩnh vực pháp luật cần
nghiên cứu, biết cách tiếp cận đối tượng được phỏng vấn. Vì vậy


phương pháp phỏng vấn khó được triển khai trên quy mô rộng.
(ii) Việc tiếp cận đối tượng để phỏng vấn là tương đối khó, bởi lẽ
người trả lời vì nhiều lý do, như không muốn bày tỏ quan điểm cá nhân,
ngại tiếp xúc với người khác nên thường từ chối trả lời phỏng vấn.
3.3.5. Ví dụ
Hiện nay, có nhiều trường hợp khi thực hiện hợp đồng mua bán
bất động sản qua phịng cơng chứng, nhân viên phịng cơng chứng soạn
hợp đồng với mức giá chuyển nhượng thấp hơn giá trị thực tế. Không
chỉ người dân làm hợp đồng mua bán bất động sản dưới giá thành để
lách thuế, các chủ đầu tư dự án lớn cũng dùng cách ghi giá bán dưới giá
trị thật của bất động sản để không phải chịu mức thuế tương ứng.
Câu hỏi 1: Thưa Luật sư, liệu trong trường hợp này, ngành thuế
có đang bị qua mặt?
Câu hỏi 2: Thưa ông, các hành vi trên sẽ bị xử lý như thế nào theo
quy định của pháp luật hiện hành?
Câu hỏi 3: Luật sư có thể cho biết một số giải pháp để chống vi
phạm, chống thất thu thuế lĩnh vực bất động sản?
Phỏng vấn về tình trạng thực hiện chỉ thị 16 của người dân tại thủ
đô Hà Nội:

- Chào anh/chị khi thành phố đang trong giai đoạn thực hiện chỉ
thị 16 của Chính phủ tại sao anh/chị lại khơng đeo khẩu trang khi ra
ngồi, khi ra ngồi có giấy tờ theo đúng quy định khơng?
- Khi mình khơng thực hiện đúng chỉ thị như thế này thì bản thân
có suy nghĩ gì?
Trong đại dịch Covid 19 diễn ra nghiêm trọng như vậy thì anh/chị
có mong muốn Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ có những biện pháp gì
để giúp anh/chị giải quyết khó khăn hiện tại của mình?
3.4. Phương pháp Anket (sử dụng bảng hỏi)
3.4.1. Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm: Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách thiết lập
hệ thống bảng hỏi, tiến hành trưng cầu ý kiến rộng rãi của các đối
tượng, nhóm đối tượng xác định trong đề tài một cách gián tiếp (phiếu
trưng cầu ý kiến).
Đặc điểm: Là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản. Chủ yếu
đi vào thu thập các hành động, sự việc, xác định quy mơ, kích thước…


qua bảng hỏi đã được quy chuẩn. Các câu hỏi thường đưa ra các
phương án trả lời để người được hỏi dựa vào đó chọn ra phương án cho
mình.
Trong Xã hội học vi phạm pháp luật, phương pháp này được sử
dụng khi trong xã hội xuất hiện một vấn đề pháp luật, một sự kiện, hiện
tượng pháp luật nào đó mà nhà nước, các cơ quan chức năng hay các
nhà khoa học có nhu cầu khảo sát, nghiên cứu thực tế, phục vụ mục
đích lý luận hoặc thực tiễn về: quan hệ xã hội đang cần có pháp luật
được điều chỉnh, nghiên cứu nguyên nhân-điều kiện thực hiện hành vi
phạm tội; tâm lý và thái độ của nạn nhân khi bị tấn cơng bởi tội phạm,
trình độ hiểu biết và thái độ với PL của các tầng lớp nhân dân trong xã
hội.

3.4.2. Phân loại
a. Theo nội dung, cấu tạo
(i) Phiếu Anket đóng: Tất cả các phương án trả lời đã được xác
định trước.
Lưu ý khi xây dựng câu hỏi thì mỗi câu hỏi sẽ hướng đến một
nhóm đối tượng  tìm kiếm tội phạm ẩn Giúp xây dựng luật chặt
chẽ và cơ quan có chức năng xây dựng các biện pháp phịng chống tội
phạm.
Ví dụ: Phiếu khảo sát về quấy rối tình dục tại cơng sở trên địa bàn
TP. Hà Nội:
Câu 1: Tần suất hành vi quấy rối tình dục trong mơi trường làm
việc  Quấy rối tình dục tại môi trường làm việc
 Chưa bao giờ
Rất hiếm
Hiếm
Thỉnh thoảng
 Thường xuyên
 Rất thường xuyên
Câu 2: Hiểu biết của người tham gia khảo sát về chính sách chống
quấy rối tình dục ở đơn vị của họ  Hiểu biết về chính sách của tổ
chức
 Chưa bao giờ nghe đến
 Chưa bao giờ đọc
 Không áp dụng


 Đọc nhưng không hiểu
 Đã đọc và hiểu
Câu 3: Lý do khơng tố cáo quấy rối tình dục  Báo cáo vi phạm
về quấy rối

 Không muốn kẻ quấy rối gặp rắc rối
 Người quấy rối tơi có chức quyền
 Khơng muốn nhớ lại trải nghiệm đó
 Khơng biết làm thế nào để báo cáo
 Bộ phận nhân sự/quản lý sẽ khơng giải quyết nó
 Mọi người bảo với tơi điều này bình thường
 Sợ mang lại hậu quả đối với sự nghiệp
 Sợ bị đổ lỗi
 Sợ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của tổ chức
Câu 4: Gợi ý của những người tham gia để thiết lập một mơi
trường làm việc an tồn, khơng quấy rối  Phịng, chống quấy rối tình
dục
 Đào tạo về phịng ngừa quấy rối tình dục cho tất cả nhân viên
 Có chính sách phịng chống quấy rối của tổ chức
 Mơi trường làm việc khơng quấy rối tình dục từ tất cả nhân viên
 Sự hỗ trợ từ bên trong tổ chức
(ii) Phiếu Anket mở: Người trả lời tự do bày tỏ ý kiến. Trong
nghiên cứu xã hội pháp luật, phiếu này giúp thu thập được nhiều ý kiến,
quan điểm cá nhân về các vấn đề, sự kiện pháp luật cần nghiên cứu.
Ví dụ: Khảo sát về quấy rối tình dục nơi công sở ở Việt Nam
- Bạn đã từng bị xâm hại và có thể bị những hành vi gần như là
quấy rối tình dục chưa?
- Bạn mong muốn thái độ gì ở xã hội (người xung quanh, nhà làm
luật) đối với hiện tượng trên?
- Bạn thường có thái độ gì khi gặp việc mình hoặc đồng nghiệp bị
quấy rối tình dục tại cơng sở?
- Đề xuất gì trang bị kỹ năng phịng chống quấy rối tình dục ở
cơng sở và ngồi cơng sở?
b. Theo hình thức phát - thu phiếu
(i) Gửi phiếu qua tổ chức dịch vụ bưu chính, email, chuyền tay,

đăng báo.
(ii) Phát phiếu tại chỗ qua đội ngũ cộng tác viên.


3.4.3. Xây dựng bảng hỏi của phiếu Anket
- Yêu cầu:
+ Phải đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra
+ Phải phù hợp với trình độ và tâm lý của người được hỏi
+ Xác định các giả thuyết nghiên cứu trước khi tiến hành
+ Tổng quan những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Các loại câu hỏi: Câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi hỗn hợp,
câu hỏi chức năng, câu hỏi ma trận...
3.4.4. Kết cấu
- Phần mở đầu: Nêu mục tiêu khoa học, ý nghĩa thực tiễn cuộc
điều tra, tên cơ quan tiến hành, hướng dẫn cách trả lời, kêu gọi sự hợp
tác giúp đỡ của người trả lời.
- Phần nội dung:
+ Các câu hỏi cần tập trung thu thập: Nạn nhân của loại tội phạm
nào? Mức độ thiệt hại mà tội phạm đó gây ra? Thái độ của nạn nhân đối
với tội phạm? Địa điểm -thời gian thực hiện hành vi phạm tội?
+ Cần khai thác kỹ các lý do nạn nhân không khai báo vụ việc với
cơ quan chức năng: tâm lý sợ trả thù, quan hệ gia đình, bạn bè giữa nạn
nhân và tội phạm, ...
- Phần kết thúc: Trình bày câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu của
người trả lời (giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp...) nhưng phải đảm bảo
khuyết danh tránh gây tâm lý hoang mang, lo lắng. Loại thông tin về
nhân khẩu - xã hội sẽ phục vụ cho công tác thống kê xử lý thơng tin
bằng máy tính.
3.4.5. Ưu điểm
(i) Đánh giá hàng loạt những dữ liệu xã hội không quan sát được

như: đặc điểm, niềm tin, hành vi hoặc một thơng tin thực tế... trong thời
gian ngắn (Ví dụ: Thái độ đối với các hành vi bán hàng đa cấp, lừa
đảo).
(ii) Các cuộc phỏng vấn có thể là cách duy nhất để tiếp cận một số
nhóm khách thể nghiên cứu như những người vô gia cư hoặc những
người nhập cư bất hợp pháp mà khơng có hướng chọn mẫu sẵn có.
(iii) Yêu cầu chọn mẫu đại diện hết sức nghiêm ngặt nên dữ liệu
thu về mang tính khẳng định cao, mang tính đại diện cho một tầng lớp
xã hội rộng lớn
3.4.6. Nhược điểm


(i) Chi phí cao, q trình chuẩn bị cơng phu để soạn thảo bảng câu
hỏi phù hợp với nội dung vấn đề pháp luật được khảo sát và đối tượng
trả lời phiếu.
(ii) Yêu cầu về chọn mẫu đại diện nghiêm ngặt.
(iii) Địi hỏi người tổ chức nghiên cứu trình độ học vấn cao, có
kinh nghiệm cả lý luận lẫn thực tiễn.
3.5. Phương pháp thực nghiệm
3.5.1. Khái niệm
Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu khoa học có sự tác động
tích cực tới tiến trình của một q trình nào đó với mục đích nhận thức
khoa học, tích cực tham gia việc kiểm nghiệm giả thuyết này hay giả
thuyết khác để có được những tri thức mới có giá trị lí luận và thực tiễn.
Trong xã hội học pháp luật, có thể hiểu thực nghiệm là phương
pháp thu thập, phân tích các thông tin, tài liệu kinh nghiệm nhằm kiểm
tra giả thuyết về mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện, hiện tượng pháp
luật xảy ra trong xã hội
Từ đó có thể rút ra khái niệm: Phương pháp thực nghiệm là nhà xã
hội học pháp luật tạo ra một sự kiện, tình huống pháp lý gần giống với

sự kiện, tình huống thực tế đã xảy ra trong thực tiễn đời sống pháp luật;
qua đó, quan sát các hoạt động, cách ứng xử của những người tham gia
vào sự kiện, tình huống đó nhằm thu thập những thơng tin cần thiết cho
vấn đề, sự kiện pháp luật cần nghiên cứu, kiểm tra những giả thuyết
nghiên cứu nào đó.
Ví dụ: Trong nghiên cứu xã hội học vi phạm pháp luật về các vụ
án hình sự, phương pháp thực nghiệm được sử dụng để dựng lại hiện
trường vụ án đã xảy ra nhằm kiểm tra tính xác thực của đối tượng phạm
tội, các tình tiết có liên quan tới những thiệt hại mà vụ án gây ra. Các
nhà nghiên cứu cũng có thể tạo ra tình huống trộm cắp trên xe buýt để
“đo” phản ứng của hành khách trên xe, dàn dựng một vụ cướp giật trên
đường phố để đánh giá ý thức đấu tranh chống tội phạm của người dân.
3.5.2. Phân loại
a. Theo nơi thực nghiệm
(i) Thực nghiệm tại hiện trường: Người nghiên cứu tiếp nhận
những điều kiện hoàn toàn thực, nhưng bị hạn chế về khả năng khống
chế tham số và các điều kiện nghiên cứu.


(ii) Thực nghiệm trong quần thể xã hội: Dạng thực nghiệm được
tiến hành trên cộng đồng người, trong điều kiện cuộc sống của họ.
Trong thực nghiệm này người nghiên cứu thay đổi điều kiện sinh hoạt
của họ, tác động vào những yếu tố cần được kiểm chứng trong nghiên
cứu.
(iii) Thực nghiệm trong phịng thí nghiệm: Người nghiên cứu
hồn tồn chủ động tạo dựng mơ hình thực nghiệm và khống chế các
tham số, hạn chế là kết quả thu được trong phịng thí nghiệm hiếm khi
áp dụng được vào thực tế.
b. Theo mục đích quan sát
(i) Thực nghiệm thăm dị: Loại thực nghiệm này được sử dụng để

nhận dạng vấn đề và xây dựng giả thiết.
(ii) Thực nghiệm kiểm tra: Được tiến hành để kiểm chứng các giả
thuyết.
(iii) Thực nghiệm song hành: Là thực nghiệm tiến hành trên
những đối tượng khác nhau trong những điều kiện được khống chế
giống nhau, nhằm rút ra kết luận về ảnh hưởng của thực nghiệm trên
các đối tượng khác.
(iv) Thực nghiệm đối nghịch: Là thực nghiệm tiến hành trên hai
đối tượng giống nhau với các điều kiện trái ngược nhau, nhằm quan sát
kết quả của các phương thức tác động của các điều kiện thí nghiệm trên
các thông số của đối tượng nghiên cứu.
(v) Thực nghiệm đối chứng: Là thực nghiệm tiến hành trên hai đối
tượng khác nhau, trong đó một trong hai được chọn làm đối chứng
nhằm tìm chỗ khác biệt giữa các phương pháp, giữa các hậu quả so với
đối chứng.
3.5.3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thực nghiệm
a. Ưu điểm
(i) Sử dụng phương pháp này ít tốn kém về thời gian, kinh phí,
khơng cần sử dụng nhiều người mà vẫn có thể thu được thơng tin có
chất lượng, độ tin cậy cao.
(ii) Dùng phương pháp thực nghiệm cho phép nhà xã hội học pháp
luật nhanh chóng kiểm tra, đánh giá được tính chất đúng hay sai, phù
hợp hay khơng phù hợp của các giả thuyết nghiên cứu.
b. Nhược điểm
(i) Thực tiễn đời sống pháp luật luôn diễn ra với rất nhiều vấn đề,


×